Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

skkn một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở tổ sinh công nghệ trường THCSTHPT hà trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.66 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THCS & THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC Ở TỔ SINH- CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG THCS - THPT HÀ TRUNG

Lĩnh vực/Môn: Quản lý
Tên tác giả: Trương Đức Khiêm
Chức vụ: Tổ trưởng

1


Vinh Hà, tháng 3 năm 2015
MỤC LỤC:

Trang

I/ Đặt vấn đề…………………………………………………………………… ……...2
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… ………2
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………... ……...3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………... ……...3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… ………3
II. Nội dung…………………………………………………………………………….
1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………… ……...5
2. Cơ sở pháp lý……………………………………………………………………….. 6
3. Thực trạng chung của vấn đề………………………………………………………...7
3.1. Tình hình và đặc điểm của trường………………………………………………..7
3.2. Những thuận lợi- khó khăn trong hoạt động tổ………………………… ……….9


4. Những giải pháp……………………………………………………………………..9
4.1. Xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy ôn tập………………………..9
4.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học…………………………………………11
4.3. Quản lý việc dự giờ thăm lớp của giáo viên……………………………………13
4.4. Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra để đánh giá học sinh……………………14
4.5. Quản lý nề nếp dạy học qua sổ theo dõi nề nếp………………………. . ……16
5. Kết quả nghiên cứu………………………………………………………. . . ……..17
III. Kết luận………………………………………………………………… ………..20

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới
mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Qua 12 năm việc đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường Trung học phổ thông nói chung vẫn
còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông chưa
mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ
đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối
hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về
truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa
được thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng
các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường
trung học phổ thông.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,

công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua
điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “ đọcchép” thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.
Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm
tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong
quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách
khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng Quốc gia,
đánh giá Quốc tế được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu quả.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực
trong thi cử, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả
năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực
tiễn trong cuộc sống còn hạn chế.

3


Năm học 2014-2015, năm học đầu tiên triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 của hội nghi lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong

quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh
giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
Thực hiện công văn số 1806/SGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2014 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Thừa Thiên Huế hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015.
Trường THCS&THPT Hà Trung đã xác định nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có nhiệm
vụ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý của Ban Giám
hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong nhà trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá cán bộ giáo viên.
Xuất phát từ những vấn đề trên và thực trạng của ngành đã và đang được xã hội
quan tâm, được ban giám hiệu nhà trường giao cho quản lý tổ Sinh - Công nghệ trường
THCS&THPT Hà Trung, tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài: “Một số biện pháp
quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở tổ Sinh-Công nghệ Trường THCS&THPT
Hà Trung”
2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng trường học và tổ
Sinh- Công nghệ, từ đó đề xuất một số biện pháp hợp lý góp phần nâng cao chất lượng
dạy học ở tổ Sinh- Công nghệ trường THCS& THPT Hà Trung.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên tổ Sinh- Công nghệ, học sinh khối 6 và khối 10.
- Tổ Sinh- Công nghệ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp quan sát, điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.


5


II. PHẦN NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1.Khái niệm quá trình dạy học:
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học
sinh, dưới tác dụng chủ đạo (Tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác,
tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học đã được đề ra.
Sơ đồ hoạt động như sau :

THIẾT KẾ BÀI
HỌC
Quá

trình
GIÁO VIÊN

Chủ đạo
+ Tổ chức
+ Điều khiển

dạy học có

Cộng tác
Giúp đỡ
Phản ảnh kết quả
Từng bước


các

HỌC SINH

Chủ động
+ Tích cưc
+ Tự giác
+ Tự điều khiển

nhiệm

vụ



bản là:
- Hình thành tri thức.

KẾT QUẢ HỌC TẬP

- Rèn luyện các kỹ năng hoạt

động nhận thức.

- Hình thành thái độ, tính tích

cực.

1.2. Khái niệm quản lý quá trình dạy học:
Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình

đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát thường xuyên nhằm từng bước hướng tới thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đề
ra.
1.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học gồm
các công việc sau:
a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học.

6


b. Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học.
c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
d. Tổ chức phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
1.4. Người dạy và người học là hai yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, trong
đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất chất
lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của
đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật
chất, thiết bị, nhất là việc ứng dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy
học.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục nói
chung và giáo dục trung học nói riêng được thẻ hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt
trong các văn bản sau đây:
2.1. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

2.2. Báo cáo chính tri Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới

chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thông lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
2.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm
theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học”; “Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách
quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục
với kết hợp thi”.
7


Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người
học.
3. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VẤN ĐỀ :
3.1. Tình hình, đặc điểm của trường:
3.1.1.Thực trạng đội ngũ giáo viên:
- Tổng số cán bộ giáo viên: 89.
- Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là: 100% trong đó có 6 thạc sĩ; 7 cán bộ, giáo
viên đang theo học cao học
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh khối THCS: 01 giải nhì môn Hóa; 01 giáo viên đạt
giải khuyến khích môn Toán trong năm học 2013-2014
3.1.2. Thực trạng tình hình học sinh:
a/. Chất lượng chung:
- Hạnh kiểm:

Bậc

Tổng số Tốt
SL
HS

THCS 648
THPT 571
TC
1219
-Học lưc:

Khá
TL% SL

438 67.6
480 84.1
918 75.3

165
85
250

Tổng số Giỏi
SL TL%
HS
THCS 648
66 10.2
THPT 571
27 4.7

TC
1291
93 7.6
b/. Chất lượng mũi nhọn:

Khá

Bậc

171
265
436

TB
TL% SL
25.5
14.9
20.5

42
4
46

Yếu
TL% SL
6.5
0.7
3.8

TB

26.4
46.4
35.8

260
233
493

40.1
40.8
40.4

3
2
5

TL
%
0.4
0.4
0.4

Yếu

Kém

148 22.8
45 7.9
193 15.8


3
1
4

0.4
0.2
0.3

- Xét tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 96.7%, cao hơn năm trước là 1.2%.
- Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh khối 12 đạt tỷ lệ 100%, xếp loại Khá và Giỏi là
19.9% tăng 11.9% so với năm trước.
- Tỷ lệ đỗ Đại học và Cao đẳng đạt nguyện vọng 1 là 46.2%.
- Học sinh khối 11 thi nghề phổ thông đạt tỷ lệ 100%.
- Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh của khối 12 đạt 08 giải (01 giải nhì, 04 giải ba, 03
giải khuyến khích) trên tổng số 12 học sinh tham gia.

8


- Trong giải điền kinh cấp Tỉnh đat được 01 huy chương vàng ở cự ly 1500.
Thông qua số liệu thống kê về chất lượng hạnh kiểm và học tập của học sinh,
chất lượng đội ngủ giáo viên có thể nhận thấy rằng trường THCS&THPT Hà Trung
trong nhiều năm qua đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực về số lượng và chất
lượng. Nhưng so với yêu cầu chung thì kết quả trên chưa đáp ứng được mục tiêu
ngành Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
3.1.3. Nguyên nhân:
a/. Về phía nhà trường:
- Công tác quản lý đôi lúc làm việc còn nể nang, chưa quyết liệt. Một số ít giáo viên ý
thức trong công tác giảng dạy chưa cao còn vi phạm quy chế chuyên môn. Hồ sơ giáo
án sơ sài mang tính đối phó.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dạy học tuy đầy đủ nhưng chưa có phòng bộ
môn. Phòng thiết bị tuy đã được sắp xếp nhưng còn quá chật so với thiết bị hiện có nên
giáo viên còn ngại trong việc sử dụng
- Đa số giáo viên tuổi đời còn non trẻ có trình độ, có năng lực nhưng còn thiếu kinh
nghiệm nên việc vận dụng các phương pháp dạy học còn hạn chế.
b/. Về phía địa phương:
- Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, thuộc diện “Xã bãi ngang”. Nhiều gia đình
bố mẹ phải đi làm ăn xa để mưu sinh, việc học của con em chỉ phó thác cho nhà
trường “Được chữ nào hay chữ đó”.
- Vẫn còn một số bộ phận phụ huynh học sinh nhận thức chưa đúng đắn về giáo dục.
Họ cho rằng việc dạy chữ, dạy người là của nhà trường, họ chưa quan tâm đến việc
chăm lo cho con họ, hơn nữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nhiều
gia đình không kiểm soát được con em mình nên nhiều học sinh ham chơi bỏ tiết, bỏ
học.
3.2. Những thuận lợi – khó khăn trong hoạt động tổ:
3.2.1. Thuận lợi:
- Có sự giao thoa giữa giáo viên trẻ trung năng động sáng tạo và giáo viên giảng
dạy lâu năm dạn dày kinh nghiệm.
- Luôn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và
học cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Phó hiệu trưởng chuyên môn.
- Tổ phó đảm nhiệm nhóm trưởng thực hiện việc sinh hoạt nhóm đồng bộ và sâu

9


sát trong mọi hoạt động chuyên môn của nhóm.
- 100% giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn (7 đại học, 1 cao đẳng) đa số là nữ
chiếm tỉ lệ 70% với tinh thần ý thức trách nhiệm cao và luôn tự giác trong các hoạt
động chuyên môn của tổ.
- Giáo viên trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn và cập nhật thông tin

hằng ngày qua bảng tin của tổ bộ môn.
3.2.2. Khó khăn
- Tổ gồm nhiều môn học nên còn khó khăn trong kiểm tra và dự giờ thăm lớp.
- Giáo viên đa phần còn trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm còn ít.
- Phần lớn giáo viên đều ở xa trường.
- Giáo viên giảng dạy trên ba cơ sở, nên triển khai kế hoạch và nắm bắt thông tin
chưa kịp thời.
- Chưa có phòng chức năng nên vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học còn nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn đội
ngũ thầy cô giáo cũng “đa dạng” theo các em. Do vậy việc quản lý của Tổ chuyên môn
là một việc làm đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người Tổ trưởng.
4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
4.1. Xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy ôn tập ở tổ chuyên môn:
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tạo ra một phương pháp mới khác
với phương pháp cũ, để loại trừ phương pháp cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách
mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố
tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới
tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hoà để làm
“Hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi
hỏi của sự tiến bộ.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua hàng loạt
các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Nhờ phát huy
được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động. Học sinh trở thành các cá nhân
trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn
nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh
tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn

10



những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào
quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để
đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành
động thế này hay thế khác là kết quả của sự mong muốn của chúng ta.
Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hóa. Có thầy, cô
thay việc “Đọc, chép” bằng việc “Hỏi, đáp” quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy
lại không tạo được “Tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp
dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp, hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi
mới.
Qua nhiều tiết kiểm tra đột xuất và dự giờ tiết ôn tập, bản thân thấy tiết ôn tập
chưa thực sự hiệu quả theo hình thức ôn tập thông thường. Đó là giáo viên hệ thống
hóa kiến thức chương trình, sau đó học sinh trả lời các câu hỏi. Phương pháp này trở
nên nhàm chán, học sinh thụ động, không hào hứng trong học tập.
Nên tôi cho xây dựng chuyên đề đổi mới dạy học tiết ôn tập ở tổ Sinh- Công
nghệ bằng hoạt đông trò chơi “Rung chuông vàng”. Trình tự của tiết dạy được tiến
hành như sau:
a/. Phần chuẩn bị:
- Chọn đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ học sinh khối 10
- Chọn địa điểm thực hiện: Tại phòng học
- Thời gian thực hiện: Tiết ôn tập
- Nội dung: Chọn 30 câu hỏi trong các đề kiểm tra học kỳ I của những năm trước đó.
Trong đó phần nhận biết 19 câu (63%), phần thông hiểu có 6 câu (20%), phần vận
dụng có 5 câu (17%)
- Biên soạn trên hiệu ứng Powerpoint gồm: 3 phần khởi động là câu hỏi nhận biết,
phần tăng tốc là câu hỏi thông hiểu, phần về đích là câu hỏi vận dụng. Mỗi câu hỏi học
sinh được suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây.
b/. Phần hoạt động trong tiết ôn tập:
- Giáo viên trình chiếu và dẫn dắt học sinh hoạt động.
- Học sinh trả lời bằng cách ghi vào bảng nhỏ học sinh bằng phấn. Do phòng học nhỏ,

nên để kiểm tra học sinh trả lời sai, giáo viên lập danh sách đánh số thứ tự và đánh dấu
sau mỗi câu trả lời

11


- Nếu học sinh không còn trên sàn thi đấu nữa thì giáo viên dùng trò chơi bổ trợ tiếp
sức để học sinh được tiếp tục tham gia.
- Học sinh nào rung được chuông vàng thì nhận được phần thưởng là một điểm 10.
Cụ thể nội dung ôn tập (Kèm theo Phụ lục 1)
Sau khi học xong, tôi sử dụng 3 câu hỏi khảo sát ở trên 5 lớp với 50 học sinh
kết quả thu được như sau:
- Phương pháp ôn tập: Phù hợp có 50 học sinh (100%), không phù hợp 0
- Nội dung ôn tập: Cao có 5 học sinh (10%), vừa sức có 45 học sinh (90%), thấp 0
- Hứng thú trong học tập: Hứng thú 50 học sinh (100%), không hứng thú 0
Sử dụng phương pháp này cho thấy học sinh nắm được kiến thức ở mức độ nào và
kịp thời để điều chỉnh việc học tập của mình. Tạo cho các em một sân chơi ngay trong
tiết học, tăng thêm sự hứng thú trong học tập. (Đính kèm tệp ôn tập)
4.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học bằng sổ kế hoạch sử dụng thiết bị.
Thiết bị dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học
- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu hơn và nhớ bài lâu hơn.
- Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao
lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả
năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ
tin cây,…).
- Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu quả cao.
Thiết bị dạy học là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương
pháp dạy học giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và

học, thiết bị dạy học cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính cực chủ
động, phát huy năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học, nhưng thực trạng việc quản lý,
sử dụng thiết bị ở nhà trường còn nhiều hạn chế: chưa được sử dụng đầy đủ, số lần sử
dụng chưa nhiều thậm chí có bài chưa được sử dụng, chỉ sử dụng khi thao giảng, khi
thanh tra.

12


Sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân: không có phòng bộ môn, có
phòng thiết bị nhưng quá nhiều đồ dùng mà không gian lại nhỏ. Mặc dù đã được sắp
xếp khoa học theo bộ môn, nhưng phải mất nhiều thời gian để lấy, để chuẩn bị. Mặt
khác nhận thức của nhiều giáo viên chưa được coi trọng đến phương tiện này, còn ngại
sử dụng các thiết bị dạy học (Do phải mất công mượn, trả, lắp ráp, lau rửa). Với lý do
đó, ngay cả việc đăng ký mua sắm thiết bị phục vụ cho dạy học giáo viên còn e ngại.
Việc sử dụng thiết bị phản ánh tình hình thực hiện chương trình môn học, đáp ứng được
yêu cầu sử dụng thiết bị và yêu cầu tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực trong giờ lên
lớp. Kiểm tra bài soạn có thể thấy được dự kiến sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
Song điều đó chưa phản ánh thực tế sử dụng thiết bị của giáo viên và lại mất quá nhiều
thời gian.
Với tình hình trên tôi đưa ra biện pháp như sau :
Bước 1: Giáo viên lên kế hoạch nhu cầu về thiết bị dạy học. Quy trình này giáo viên
lập từ đầu năm và được xây dựng trên phân phối chương trình. Từ đó tổ trưởng tổng
hợp và đối chiếu với thiết bị hiện có, đề xuất với nhà trường để mua sắm. Đây là điều
kiện cần. (Kèm theo Phụ lục 2.1)
Bước 2: Lập kế hoạch đăng ký sử dụng thiết bị dạy học. Thiết bị ở đây là thiết bị
hiện có tại phòng thiết bị. Khi lập kế hoạch giáo viên phải rà soát lại thiết bị hiện có,
tránh rập khuôn máy móc, không có thiết bị hoặc thiết bị hỏng vẫn đưa vào kế hoạch.

Kế hoạch được lập theo trình tự phân phối chương trình và theo tuần cho cả học kỳ.
(Kèm theo phụ lục 2.2)
Bước 3: Tổ trưởng tổng hợp kế hoạch sử dụng cho tổ chuyên môn của mình. Tổ
trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch này để theo dõi việc sử dụng thiết bị và đối chiếu
sổ ghi chép mượn thiết bị, qua cán bộ thiết bị và qua việc sử dụng thiết bị trong các giờ
được dự. Kiểm tra hiện trạng thiết bị cũng cho thấy được tình trạng sử dụng của giáo viên
đồng thời có thể phát hiện hỏng hóc, thiếu hụt thiết bị để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung
kịp thời. (Kèm theo Phụ lục 2.3)
Căn cứ vào kế hoạch của giáo viên, tổ trưởng tổng hợp
Thông qua bảng tổng hợp Tổ trưởng theo dõi được việc sử dụng thiết bị dạy học
để phục vụ trong công tác dạy học.
4.3. Quản lý việc dự giờ thăm lớp của giáo viên bằng sổ kế hoạch dự giờ.

13


Dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên.
Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn,
đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay. Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo
viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có
người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kỹ hơn, đôi khi còn có sự
trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi
giáo viên. Khi có người đến dự, lớp học củng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của
học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học
sinh, đặc biệt các em rất thích thể hiện mình trước đám đông. Viêc dự giờ không chỉ
giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà
còn giúp cho họ những sáng tạo trong trong việc xử lý các tình huống trong dạy học,
trong cùng một câu hỏi đặt ra, tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp
các em trả lời câu hỏi theo mỗi hướng khác nhau, thông qua việc xử lý tình huống của
đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong trong quá trình giảng

dạy.trong dạy học khác nhau. Do đó, Hội nghị Cán bộ Công chức năm học 2014- 2015
đã thông nhất quy định mỗi giáo viên phải dự giờ đủ 8 tiết/ Học kỳ.
Tuy nhiên hoạt động dự giờ của các giáo viên hiện nay nói chung và giáo
viên tổ Sinh- Công nghệ nói riêng có thể nói chưa thực sự đạt được những hiệu quả
như mong muốn. Xuất phát từ thực tế hầu như các giáo còn chưa tự giác, tích cực dự
giờ của đồng nghiệp bởi tâm lý e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của
giáo viên do đó việc dự giờ phần lớn chỉ do các chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
Nói đến dự giờ tức là nói đén hoạt động của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng
chuyên môn trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi
giáo viên. Giáo viên hầu như chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất
“Thao giảng” chào mừng các ngày kỹ niệm trong năm học như 20/10, 20/11, 8/3, 26/3,
… Giáo viên thường đối phó bằng cách mượn giáo án đồng nghiệp ghi vào sổ dự giờ,
miễn sao đủ số tiết dự giờ theo quy định của chuyên môn, nhằm tránh sự kiểm tra sổ
dự giờ của Tổ trưởng, Ban giám hiệu.
Xuất phát những thực tế trên, trong những năm qua, tích cực hưởng ứng cuộc
vận động đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các
nhà trường của ngành Giáo dục phát động, chúng tôi đã chú ý khắc phục đưa ra nhiều

14


cách làm khác nhau nhằm giúp cho giáo viên được dự giờ thăm lớp thường xuyên thực
sự đã nâng cao được hiệu quả công tác này.
Bước 1: Giáo viên lên kế hoạch dự giờ cá nhân (Đính kèm phụ lục 3.1). Kế hoạch
này được lập từ đầu năm cho cả học kỳ theo tuần thực dạy.
Bước 2: Tổ trưởng tổng hợp kế hoạch dự giờ của tổ (Đính kèm phụ lục 3.2).
Hằng ngày Tổ trưởng dựa vào bảng tổng hợp để theo dõi hoặc tìm hiểu qua học
sinh biết xem giáo viên có dự giờ không.
Ngoài biện pháp trên, tôi cho xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp cho một
tiết dạy. Chuyên đề này được đưa vào kế hoạch năm học ở tổ chuyên môn 1 tiết/Học kỳ

và được phân cho một giáo viên phụ trách. Đây vừa là chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy học đồng thời là tăng cường việc dự giờ của giáo viên.
Những biện pháp trên đã giúp cho giáo viên tích cực, chủ động hơn trong việc dự giờ
thăm lớp.
4.4. Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra để đánh giá học sinh.
Tổ chức ra đề và duyệt đề kiểm tra hiện nay là một nội dung quản lý rất quan
trọng đáp ứng tình hình mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, tạo ra nếp học thực
chất, dạy thực chất, vì vậy cần tổ chức một cách khoa học, khách quan và quản lý
nghiêm ngặt cần xây dựng quy trình phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị trường.
Thực tế, trong những năm qua nhà trường giao việc ra đề kiểm tra cho tổ chuyên môn.
Mỗi khối lớp ra hai đề và sau đó nhà trường chọn ngẫu nhiên một đề để kiểm tra
chung theo hình thức tập trung. Nhưng mặc dù tổ đã cho xây dựng một đề cương
thống nhất chung cho từng khối lớp, thống nhất một ma trận đề chung. Khi ôn tập
không tránh phần giáo viên ôn tập quá sâu, quá sát với đề ra. Nên kết quả điểm kiểm
tra của giáo viên lớp này chênh lệch quá lớn so với kết quả kiểm tra của giáo viên
khác. Không đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Kết quả kiểm tra giữa kỳ của học kỳ I năm học 2014- 2015 của hai giáo viên dạy cùng
một khối 6 như sau:
Kết quả các lớp cô Võ Thị Minh Nguyệt
Lớp

SL

6/1
6/3

40
39


Giỏi
SL TL %
13
32.5
15
38.5

Khá
SL TL %
11
27.5
9
23.1

TB
SL TL %
14
35
11
28.2

Yếu
SL TL %
2
5
4
10.3

Kém
SL TL %


15


6/4
40 14
35
12
Cộng
119 42
35.3
32
Kết quả các lớp Thầy Nguyễn Tài
Lớp
6/2
6/5
Cộng

SL
36
37
73

Giỏi
SL
10
9
19

TL %

27.8
24.3
26

Khá
SL
9
9
18

30
26.9

11
36

TL %
25
27
24.7

TB
SL
11
12
23

27.5
30.3


3
9

TL %
30.6
29.7
31.5

Yếu
SL
6
7
13

7.5
7.6

TL %
16.7
18.9
17.8

Kém
SL TL %

Để kiểm tra đảm bảo tính công bằng và khách quan cho người dạy và người học.
Tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp:
Bước 1: Giáo viên xây dựng ngân hàng đề kiểm tra theo từng chương, từng bài với
ba mức độ khác nhau nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Trong đó có đáp án biểu điểm
cụ thể.

Bước 2: Giáo viên xây dựng ma trận đề kiểm tra, nếu nhiều giáo viên trong cùng
một khối phải thống nhất chung một ma trận đề.
Bước 3: Tổ trưởng trực tiếp ra đề căn cứ vào ma trận đề kiểm tra đã được thống
nhất. Đề được chọn ra từ ngân hàng đề.
4.5. Quản lý nề nếp dạy học bằng sổ theo dõi nề nếp tổ chuyên môn.
Nề nếp dạy học là một trạng thái hoạt động dạy và học được diễn ra theo một
quy trình vận động có tổ chức, có kế hoạch theo một trật tự, kỷ cương nhất định mang
tính hành chính trong nhà trường.

16


Quản lý xây dựng nề nếp dạy học là một quá trình tổ chức nhằm chuyển hóa những
yêu cầu khách quan mang tính hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác,
dân chủ, tự quản là tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể, hình thành thói quen làm
việc có tổ chức có kỷ luật theo nội quy nhà trường và còn bao hàm cả việc xây dựng
một tập thể nhà trường đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Có thể nói nề nếp dạy học là một khâu quan trọng đặt nền tảng vững chắc cho việc
quyết định chất lượng dạy học của nhà trường.
Thực trạng, nhiều năm qua hiện tương giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn
còn nhiều như hiện tượng vào dạy trễ, ra lớp sớm; lên lớp không có giáo án, không sử
dụng thiết bị trong dạy học.
Nguyên nhân: Người quản lý còn nể nang, không phê bình, nhắc nhở kịp thời.
Giáo viên chưa có ý thức cao, còn mang tính đối phó được ngày nào hay ngày đó.
Biện pháp: Xây dựng sổ theo dõi nề nếp tổ chuyên môn. (Kèm theo Phụ lục 3.1)
Sổ theo dõi được lập theo từng giáo viên, theo từng công việc được giao. Nội dung
theo dõi được chia theo hai hình thức theo dõi kiểm tra thường xuyên và theo dõi kiểm
tra định kỳ. Nội dung theo dõi đã được thống nhất trong Hội nghi Công chức đầu năm.
Kiểm tra thường xuyên bao gồm bỏ tiết, trể tiết, vắng chào cờ, hội họp, hội nghị, ngoài
giờ lên lớp, lịch báo giảng, dự giờ, sử dụng thiết bị dạy học…Kiểm tra định kỳ gồm hồ

sơ sổ sách (Sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng, sổ điểm cá nhân, sổ hội họp, sổ tích
lũy kinh nghiệm, giáo án). Một số điểm khác biệt dự giờ theo dõi thường xuyên căn cứ
vào kế hoạch dự giờ đầu học kỳ, sổ dự giờ trong kiểm tra định kỳ thể hiện tiến độ dự
giờ của giáo viên. Kiểm tra sổ báo giảng theo dõi thường xuyên thể hiện đã lên lịch
chưa, lịch báo giảng có đúng theo phân phối chương trình chưa. Kiểm tra sổ báo giảng
theo dõi định kỳ thể hiện tiến độ thực hiện chương trình.
Hình thức quản lý: Tổ trưởng theo dõi trực tiếp, thông qua phản ảnh từ Ban giám
hiệu, phản ảnh từ giáo viên bộ môn, giáo viên quản lý thiết bị hoặc thông tin từ học
sinh.
Cuối học kỳ Tổ trưởng tổng hợp (Kèm theo phụ lục 3.2). Đây là cơ sở để đánh giá
xếp loại thi đua của giáo viên.
5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
5.1. Đổi mới phương pháp dạy học ôn tâp: Được áp dụng cho học sinh khối 10 của
trường THCS&THPT Hà Trung kết quả thu được như sau:

17


Kết quả kiểm tra học kỳ I năm học 2014-2015: Ứng dụng phương pháp mới
Lớp

SL

Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
10B1 40 12
30

13
32.5
14
35
1
2.5
10B2 40 11
27.5
11
27.5
17
42.5
1
2.5
10B3 29
3
10.3
8
27.6
15
51.7
3
10.3
10B4 30
7
23.3
9
30
13
43.3

1
3.3
10B5 31 78
25.8
10
32.3
11
35.5
2
6.5
Cộng 170 41
24.1
51
30
70
41.2
8
4.7
Kết quả kiểm tra định kỳ học kỳ I năm học 2014-2015: Phương pháp cũ
Lớp

SL

10B1 40
10B2 40
10B3 29
10B4 30
10B5 31
Cộng 170


Giỏi
SL TL %
10
25
9
22.5
1
3.4
1
3.3
2
6.5
23
13.5

Khá
SL TL %
12
30
11
27.5
5
17.2
8
26.7
10
32.3
46
27.1


SL
14
15
13
11
15
56

TB
TL %
22.5
25
37.9
36.7
48.4
27.1

Yếu
SL TL %
4
10
5
12.5
10
34.5
10
33.3
4
12.9
32

19.4

Kém
SL TL %

Kém
SL TL %

5.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học bằng sổ kế hoạch sử dụng thiết bị.
Biện pháp này được thực hiện ở tổ Sinh- Công nghệ.
Kết quả thực hiện trong học kỳ I năm 2014- 2015 là 100% giáo viên thực hiện đúng
5.3. Quản lý việc dự giờ của giáo viên bằng sổ kế hoạch dự giờ.
Biện pháp này được thực hiện ở tổ Sinh- Công nghệ.
Kết quả thực hiện trong học kỳ I năm 2014- 2015 là 100% giáo viên thực hiện đúng

18


5.4. Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra:
Được áp dụng cho học sinh khối 6 của trường THCS&THPT Hà Trung kết quả thu
được như sau:
Kết quả kiểm tra của học kỳ I năm học 2014- 2015 của hai giáo viên dạy cùng một
khối 6 như sau:
Kết quả các lớp cô Võ Thị Minh Nguyệt
Lớp

SL

Giỏi
Khá

SL TL % SL TL %
6/1
40 17
42.5
14
35
6/3
39 14
35.9
11
28.2
6/4
40 15
37.5
13
32.5
Cộng
119 46
38.7
38
31.9
Kết quả các lớp Thầy Nguyễn Tài
Lớp

SL

6/2
6/5
Cộng


36
37
73

Giỏi
SL TL %
15
41.7
14
37.8
29
39.7

SL
13
11
24

Khá
TL %
36.1
29.7
32.9

SL
8
11
10
29


TB
TL %
20
28.2
25
24.4

SL
7
10
17

TB
TL %
16.7
8.1
23.3

SL
1
3
2
6

Yếu
TL %
2.5
7.7
5
5


Kém
SL TL %

SL
1
2
3

Yếu
TL %
2.8
5.4
4.1

Kém
SL TL %

5.5. Quản lý nề nếp dạy học bằng sổ theo dõi nề nếp tổ chuyên môn.
Kết quả học kỳ I năm 2014- 2015 100% giáo viên đạt loại tốt

19


III. PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng trong nhà trường. Vì vậy việc quản lý
nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính cấp bách
trong các trường học. Đối với mỗi trường cần có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt
cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm hạn chế và khắc phục những
tồn tại trong công tác quản lý dạy học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học

cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó vấn đề quản lý con người được
coi là quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển của nhà trường trong công tác dạy
học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng nhà trường bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm trong thực tiễn:
- Đổi mới phương pháp dạy học tiết ôn tập nhằm nâng cao phong trào thi đua “ Dạy
tốt, học tốt ” giúp học sinh nắm được kiến thức, tạo không khí học tập sinh động.
- Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp giáo viên tăng cường hiệu quả sử
dụng thiết bị đáp ứng mục tiêu dạy học.
- Quản lý việc dự giờ của giáo viên nhằm mục đích giúp giáo viên tăng cường tự
học hỏi qua đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đổi mới phương thức ra đề đảm bảo tính khách quan và công bằng trong kiểm tra
và đánh giá học sinh. Làm tốt phong trào “ Nói không với tiêu cực, bệnh thành tích
trong thi cử và kiểm tra”
- Quản lý nề nếp chuyên môn là để nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình làm
công tác Tổ trưởng ở tổ Sinh-Công nghệ. Tuy chưa phải là cái hay, cái hoàn thiện

20


nhưng đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học ở tổ Sinh –Công nghệ.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong được đón nhận sự quan tam giúp đỡ của đồng
nghiệp để góp phần quản lí nâng cao chất lượng dạy học trong sự nghiệp giáo dục cho
thế hệ tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Mục tiêu và kế hoạch năm học năm học 2014- 2015 của Trường THCS&THPT

Hà Trung

-

Luật giáo dục số 38/2005/QH.

-

Báo cáo chính trị Đại Đảng toàn quốc lần thứ XI

-

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020

-

Tài liệu tập huấn : Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.

-

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Thừa Thiên Huế

21


PHỤ LỤC 1
Nội dung ôn tập như sau:
Khởi động
1.Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmit là:

A. Phân tử ADN thẳng nằm trong tế bào chất
B. Phân tử ADN nằm trong tế bào chất có dạng vòng
C. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân
D. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng thẳng
2. Đơn phân cấu tạo nên ADN là:
A. Axit amin
B. Nuclêotit
C. Đường
D. Hiđrô
PHỤ LỤC 1
3. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại?
A. Galactôzơ và tinh bột
B. Xenlulôzơ và galactôzơ.
C. Glucôzơ và fructôzơ.
D. Tinh bột và mantôzơ.
4. Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là:
A. Lipit, đường và Prôtêin
B. Đường, axit và Prôtêin
C. Đường, bazơ nitơ và axit

22


D. Axit, Prôtêin và lipit
5. Tổ chức sống nào sau đây có cấp cao nhất so với các tổ chức còn lại:
A. Hệ sinh thái
B. Cơ thể
C. Quần thể
D. Quần xã
6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Giới Nấm:

A. Là những sinh vật đơn bào
B. Cấu tạo tế bào không có nhân chuẩn
C. Sống tự dưỡng
D. Thành tế bào bằng kitin
7. Giới thực vật gồm các sinh vật có đặc điểm:
A. Nhân sơ, cơ thể đơn bào.
B. Nhân sơ, cơ thể đa bào.
C. Nhân thực, cơ thể đơn bào.
D. Nhân thực, cơ thể đa bào
8. Chức năng của enzim là:
A. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể
B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất
C. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
9. Điều nào là đúng khi nói về chức năng của bộ máy Gôngi trong tế bào:
A. Phân phối các sản phẩm tổng hợp được đến các nơi trong tế bào
B. Bài tiết các chất độc hại trong tế bào
C. Thực hiện quá trình trao đổi chất
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào
10. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:
A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan
C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân
D. Nhân tế bào, các bào quan, màng sinh chất
11. Bào quan thực hiện chức năng quang hợp của tế bào là:

23


A. Không bào

B. Nhân
C. Ti thể
D. Lục lạp
12. Chức năng của ATP là:
A. Vận chuyển các chất, sinh công cơ học
B. Truyền đạt thông tin di truyền
C. Tham gia cấu tạo prôtêin
D. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
13. Lipit là chất có đặc tính:
A. Có ái lực rất mạnh với nước
B. Kị nước
C. Tan rất ít trong nước
D. Tan nhiều trong nước
14. Thành tế bào của thực vật có cấu tạo từ:
A. Trigliêric
B. Kitin
C. Cacbonhidrat
D. Xenlulôzơ
15. Cấu trúc không gian của prôtêin bậc 1 là:
A. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
B. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng
D. Có cấu trúc 2 chuỗi pôlipeptit
16. tARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây:
A. Các loại ARN của virut
B. ARN vận chuyển
C. ARN ribôxôm
D. ARN thông tin
17. Bào quan thực hiện hoạt động hô hấp của tế bào là:
A. Không bào

B. Nhân con

24


C. Ti thể
D. Trung thể
18. Thành phần cấu tạo của mỡ là:
A. Axit amin và glyxerol
B. Nuclêôtit và axit béo
C. Axit béo và glyxerol
D. Nuclêôtit và glyxerol
19. Mạch khuôn của Gen Z có trình tự nuclêôtit là: 3’... TAT GGG XAT... 5’. Mạch
bổ sung của Gen Z có trình tự nuclêôtit là:
A. 5’… AAA XXX GTA …3’
B. 5’… ATA XXX GAA …3’
C. 5’… ATA XXX GTA …3’
D. 3’... TAT GGG XAT ...5
Tăng tốc
20. Prôtêin -kháng thể có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển các chất cho tế bào.
B. Bảo vệ cơ thể.
C. Cấu tạo nên các mô liên kết.
D. Xúc tác cho các phản ứng sinh hoá.
21. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là:
A. Nước
B. Chất vô cơ
C. Vitamin
D. Chất hữu cơ
22. Đặc điểm chung của prôtêtin và axit nuclêic là:

A. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axít amin
B. Đại phân tử có cấu trúc đa phân
C. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
D. Đều được cấu tạo từ các nuclêotit
23. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là:
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
B. Là thành phần của phân tử ADN

25


×