BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN Tìm hiểu đa dạng sinh học của kẹp kìm (Lucanidae) ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo, vai trò của kẹp kìm (và ấu trùng) đối với môi trường Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và kiểm soát nhóm động vật này
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 30 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN
Tìm hiểu đa dạng sinh học của kẹp kìm (Lucanidae) ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo,
vai trò của kẹp kìm (và ấu trùng) đối với môi trường Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
Đề xuất các biện pháp bảo tồn và kiểm soát nhóm động vật này
Sinh viên: Đặng Nguyệt Anh
Nguyễn Quỳnh Anh
Chử Hoàng Lan
Phạm Mỹ Linh
Lê Việt Anh
Nguyễn Tuấn Anh
Lớp:
ĐH2QM6
Nhóm:
06
Hà Nội, 06/2014
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập
Họ Lucanidae, tên Việt Nam là kẹp kìm, bọ ngà, bọ sừng hươu, là một họ thuộc bộ
Cánh cứng. Có khoảng 1400 loài đã được ghi nhận trên toàn thế giới (Fujita,2010). Ở Việt
Nam họ Lucanidae có khoảng 170 loài đã được ghi nhận thường sinh sống vùng rừng núi
có độ cao trên 300m so với mực nước biển, trong các hệ sinh thái ít bị tác động, ít khi bắt
gặp chúng ở khu vực rừng trồng, rừng tái sinh.
Côn trùng ở vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo trước đây đã có một số công bố về
côn trùng họ Lucanidae ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo của các tác giả nước ngoài dựa vào
nguồn mẫu vật mua được từ người dân, chủ yếu là các công bố về phát hiện các loài mới
mà chưa có một nghiên cứu cuyên sâu nào về đặc điểm đa dạng, tình trạng phân bố của
họ Lucanidae cũng như xây dựng khóa định loại cho các loài thuộc họ Lucanidae ở đây.
Trong hệ sinh thái tự nhiên các loài Lucanidae không phải là những loài gây hại
cho nông, lâm nghiệp vì vậy ở một mức độ nào đó nhóm côn trùng này đến nay vẫn chưa
được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó do nhiều loài có
hình thái ngoài kỳ dị nên trong thu bắt côn trùng cánh cứng trái phép chúng là đối tượng
được chú ý săn lùng cho việc buôn bán với du khách nước ngoài, đặc biệt là vào thời
điểm của những năm 90 của thế kỷ trước. Từ những lý do đó, trong chuyến thực tập thiên
nhiên, chúng tôi quyết định chọn chuyên đề thực tập: “Tìm hiểu đa dạng sinh học của
kẹp kìm (Lucanidae) ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo,vai trò của kẹp kìm (và ấu trùng) đối
với môi trường Vườn Quốc Gia Tam Đảo.Đề xuất các biện pháp bảo tồn và kiểm soát
nhóm động vật này”, tạo bước đầu nền tảng cho công việc Quản lý Tài nguyên và Môi
trường, nghiên cứu sâu hơn để phục vụ cho quá trình quản lý đó
2. Mục tiêu của chuyên đề thực tập
- Xác định thành phần loài hiện nay của Lucanidae, đặc trưng phân bố của chúng
- Xây dựng khóa định loại cho côn trùng họ Lucanidae thu được ở Tam Đảo để
thúc đẩy việc nghiên cứu nhóm cánh cứng này trong tương lai
- Tìm hiểu vai trò của kẹp kìm đối với môi trường VQG Tam Đảo
- Đề xuất giải pháp bảo tồn loài côn trùng Lucanidae ở VQG Tam Đảo
2
PHẦN 1: Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập
1.1. Bản đồ thể hiện các tuyến hành trình và các điểm khảo sát
7h00 sáng xuất phát từ trường Đại học
Tài Nguyên & Môi Trường HN
- Đi theo tuyến đường Phạm Văn Đồng
(hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài)
- Tiếp tục đi theo hướng TX.Phúc Yên
(qua huyện Mê Linh rồi qua Tiền Châu)
- Sau đó đi hướng TP.Vĩnh Yên,vào
thành phố khoảng hơn 10km rồi rẽ phải
- Vào thị trấn Tam Đảo, rồi lên Vườn
Quốc Gia lúc 9h00 sáng
- Sau 3 buổi thực địa và thăm quan các địa điểm ở KDL Tam Đảo, sáng 10-6 đoàn đã lên
đường về Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến đi.
3
1.2. Tuyến hành trình và các vị trí các điểm khảo sát
- Chiều ngày 8/6, bắt đầu tuyến khảo sát thực tế lên Tháp Truyền Hình. Trải qua 1567 bậc
thang. Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên
tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các
loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ... Ở nơi đây
nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón
khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió,
mây...
- Sáng ngày 9/6, dự định đi lên Đỉnh Mỏ Quạ nhưng do không rõ đường nên chuyển sang
Thác Bạc. Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu,
thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời
phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào
gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa... Con
đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng.
- Chiều 9/6, 13h30 xuất phát đi vào Vườn Quốc gia Tam Đảo
4
- Sau khi trở về từ Vườn Quốc gia được đi thăm quan tự do tới Nhà thờ cổ Tam Đảo
- Tối 9/6, liên hoan lửa trại kết thục chuyến thực tập
- Sáng ngày 10/6, tập trung tổng kết chuyến Thực tập thiên nhiên và khởi hành trở về Hà
Nội
5
PHẦN 2: Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.2 Phương pháp kế thừa, thu thập thông tin và tài liệu đã công bố
Thu thập tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực nghiên cứu
- Các loại bản đồ của khu vực nghiên cứu
- Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
- Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến khu vực và vấn đề nghiên
cứu
Ở Việt Nam, theo Vitalis de Salvaza, 1919 đã có 59 loài thuộc họ Lucanidae được
phát hiện, 85 loài và dạng loài khác nhau đã đề cập tới. Còn theo Tetsuo Mizunuma và
Shinji Nagai, ở Việt Nam đã tìm thấy 79 loài và phân loài của họ này
2.2. Phương pháp quan sát, chụp ảnh
Theo lộ trình đã được định sẵn, trong quá trình nghiên cứu thực địa quan sát tổng
quan các loài động thực vật gặp trên đường đi. Dựa vào các tài liệu kế thừa từ việc thu
thập các tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài để từ đặc điểm hình
thái bên ngoài của loài nhận biết được những loài trong các giống của họ Lucanidae
Từ sự quan sát nhận biết ra các loài của họ Lucanidae, tiến hành chụp lại để lấy cơ
sở nghiên cứu và phân tích cụ thể đặc điểm hình thái
Quan sát các mẫu để nhận biết thêm về hình thái, tập tính… của chúng
2.3. Phương pháp ghi chép, mô tả
Mỗi lần quan sát nhận thấy mẫu, loài, tiến hành ghi lại vị trí, độ cao (ước chừng)
để xác định vị trí sinh sống của phân loài
So sánh, phân loại trên cơ sở tranh, hình ảnh, sự mô tả các loài, phân loài đã được
in ấn công bố từ trước tới nay
2.4 Thu thập mẫu vật
Thu thập, sưu tầm tất cả các mẫu thuộc họ Lucanidae
6
PHẦN 3: Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, kinh tế - xã hội các khu vực nghiên cứu
Tam Đảo là tên của 3 đỉnh Thiên Thị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa nổi lên trên biển
mây trắng trong dãy núi Tam Đảo. Dãy Tam Đảo rộng từ 10-15 km, chạy dài trên 80km
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên địa bàn 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên
Quang, cách thủ đô Hà Nội 75km về phía Bắc
Rừng tự nhiên Tam Đảo giữ vai trò điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ
môi trường sống cho một phần đồng bằng Bắc Bộ trong đó bao gồm cả thủ đô Hà Nội
Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chọn Tam Đảo xây dựng thành khu nghỉ mát ở độ
cao 950m so với mực nước biển với nhiều biệt thự kiểu dáng Châu Âu. Khí hậu mát mẻ,
trong lành mang sắc thái như vùng ôn đới
Tài nguyên rừng Tam Đảo rất phong phú và đa dạng với trên 2000 loài thực vật và
hàng trăm loài động vật, côn trùng tạo tên tính đa dạng sinh học cao; trong số đó có nhiều
loài quý hiếm và đặc hữu không chỉ riêng cho Tam Đảo còn cho Việt Nam. Rừng núi
Tam Đảo đẹp, hùng vĩ, từ lâu đã được nhiều người trong và ngoài nước biết đến với khu
nghỉ mát Tam Đảo nổi tiếng và thơ mông; Khu danh thắng Tây Thiên kỳ thú với ba đỉnh
“Tam Đảo” tạo thành thế vững chãi như “đỡ lấy trời”; ở đây có Thác Bạc trắng xóa giữa
thảm rừng xanh biếc, có hệ thống đền, chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XX để thờ cũng
những người có công dựng nước và giữ nước
7
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập rừng cấm Tam Đảo thuộc
địa giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, giao trách nhiệm cho Bộ Lâm
nghiệp và UBND các tỉnh và thành phố có rừng cần phải sớm điều tra quy hoạch rừng,
nâng cấp khu rừng câm Tam Đảo thành Vườn Quốc gia Tam Đảo
Hiện nay, VQG Tam Đảo có tổng diện tích đất là 34995ha với những chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu sau:
+
+
+
+
+
+
+
Bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo
Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài
động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên
Thực hiện công tác nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và dịch vụ khoa
học tạo môi trường tốt phục vụ công tác nghiên cứu khoa học du lịch
Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu
thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường
Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần
cải thiện môi trường sống cho đồng bằng trung du Bắc Bộ và Hà Nội
Tham gia tổ chức việc tham qua du lịch và nghỉ mát
Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Tam Đảo nằm trải dài từ 21021 – 21042 độ vĩ Bắc và từ 105023-105044 độ
kinh Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh : Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây là
dãy núi lớn dài 80km, chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Phía Bắc giáp xã Quân Chu;
Phía Nam giáp xã Hướng Đạo;
Phía Đông giáp xã Minh Quang;
Phía Tây giáp xã Tam Quan;
Phía Đông Bắc khu Tam Đảo
giới hạn bởi quốc lộ 13A, từ ranh
giới huyện Phố Yên – Đại Từ(Thái
Nguyên) đến Đèo Khế(Tuyên
Quang). Phía Tây Nam là đường ô
8
tô mới mở kéo dài từ quốc lộ 13A chỗ gần chân Đèo Khế dọc chân núi Tam Đảo đến xã
Mỹ Khê, ranh giới huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh(Vĩnh Phúc).
Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách
Thành phố Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc.
3.1.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng
Địa hình
Địa hình Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi
nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc các suối chính đều
chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Phía Tây Nam, các lưu vực sông đều đổ
về sông Phó Đáy.
Núi Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh núi
được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn gió mùa
Đông Bắc cho vùng đồng bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000 m. Đỉnh cao nhất là
Tam Đảo Bắc( ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1592 m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam Đảo là
Thiên Thị(1375 m), Thạch Bàn(1388 m) và Phù Nghĩa(1300 m). Chiều ngang của khối
núi rộng 10-15 km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân từ 16 0-350, nhiều nơi
độ dốc trên 350. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống lòng chảo Đại từ tạo
nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận
Hà Nội.
9
Địa chất thổ nhưỡng
Trong quá trình điều tra lập địa 4 loại đất chính ở Tam Đảo đã được phát hiện là:
Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700 m.
Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố ở các sườn núi độ cao từ 400-700 m
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như : Shale, Mica, Phillite và
đá cát. Phân bố ở độ cao 100-400 m
Đất phù sa dốc tụ phân bố dưới chân núi và các thung lũng hẹp ven sông suối lớn. Loại
đất này có thành phần cơ giới trung bình, tầng dày, độ ẩm cao, màu mỡ được sử dụng để
trồng lúa và các loại hoa màu.
3.1.3. Khí hậu-thời tiết
Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa. Điều kiện khí tượng
thủy văn ở mỗi khu vực là có sự khác biệt. Có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và
Vĩnh Yên đặc trưng cho sườn phía Đông, trạm thị trấn Tam Đảo ở độ cao 900 m đặc
trưng cho khí hậu vùng cao. Các số liệu đo được tại các trạm được thể hiện trong bảng 1:
Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
Nhìn chung, khí hậu ở Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt
vùng Tam Đảo núi có chế độ khí hậu lý tưởng cho việc phát triển các khu nghỉ mát và
phát triển du lịch sinh thái.
10
3.1.4. Thuỷ văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây và sông
Công ở phía Đông. Đường phân thủy của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam
Đảo chạy theo Đèo Khế( Sơn Dương) đến Mỹ Khê( Bình Xuyên).
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống chân núi, lưu lượng nước
lớn.Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp
trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng.
Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả năng làm
thủy điênh nhỏ.Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều nơi quanh chân núi để
phục vụ sản xuất
3.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.2.1. Hệ thực vật rừng Tam Đảo
Tam Đảo nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong 9 vùng địa lý sinh học
có sự đa dạng cao về thành phần hệ thực vật. Hơn nữa, đây còn là nơi giao lưu của các
vùng địa lý sinh học khác như Hoàng Liên Sơn, Bắc Trung Bộ. Đặc điểm về địa hình,
hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, tác động của con người kết hợp với đặc tính sinh
thái của từng loài cây làm cho hệ thực vật VQG Tam Đảo càng đa dạng và phong phú.
Nhìn chung, hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú, được phân bố trên nhiều sinh
cảnh khác nhau như tràng cây bụi, tràng cỏ, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá.Đến
nay, thống kê sơ bộ hệ thực vật rừng Tam Đảo (chỉ tính thực vật bậc cao có mạch) gồm
213 họ, 478 chi và 904 loài, trong đó 38 loài mang nguồn gen quý hiếm và nguy cấp
được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận, cần được ưu tiên trong bảo tồn.
Bảng 2.Phân chia hệ thực vật Tam Đảo dựa vào giá trị kinh tế
Nhóm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Giá trị
Số loài
Cây gỗ
379
Cây cho quả
109
Cây cho sợi
158
Cây thuốc
375
Cây cho tinh dầu
32
Cây làm rau ăn
86
Cây cảnh
152
Cây cho tinh bột
5
Tổng
1296
Nguồn:Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
11
Tỷ lệ(%)
29,40
8.41
12.19
28.94
2.47
6.63
11.73
0.39
100.00
3.2.2.Hệ động vật rừng Tam Đảo
Trong khu vực Tam Đảo đến nay đã phát hiện được 840 loài động vật bao gồm 64
loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái và 434 loài côn trùng, trong đó có
39 loài và phân loài đặc hữu
Bảng 3. Thành phần hệ động vật Tam Đảo
Lớp
Thú
Chim
Bò sát
Lưỡng cư
Côn trùng
Tổng số
Số bộ
Số họ
Số giống
8
25
48
15
50
140
2
14
46
3
7
11
3
48
271
36
144
516
Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
Số loài
64
239
75
28
434
840
3.3. Tình hình dân sinh – kinh tế xã hội
3.3.1. Đặc điểm chung của vùng đệm
Vùng đệm VQG Tam Đảo nằm trên địa phận 23 xã, thuộc 6 huyện thi của 3 tỉnh:
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với diện tích 53.469 ha và dân số là 183.996
người (số liệu điều tra năm 2004).
Dân bản đại tại khu vực này gồm 2 thành phần chính là người Kinh và nhóm cộng
đồng các dân tộc thiểu số gồm: Dân tộc Sán Dìu, Dao, Nùng, Hoa, Sán Chỉ và Tày.
3.3.2.Các lễ hội
Lễ hội Tây Thiên( Đại Đình- Tam Dương- Vĩnh Phúc) lễ hội chính vào ngày 15
tháng 2 năm âm lịch. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương thay mặt ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đứng ra chủ trì lễ hội. Trong những ngày lễ hội khác rất đông,
ngoài đại diện của các tỉnh lân cận còn có rất nhiều đoàn khách từ các tỉnh phía Nam và
miền Trung cùng các du khách trên mọi miền tổ quốc về dự( Theo thống kê chưa đầy đủ
của Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên năm 1999 có 120.000 lượt người thăm viếng)
Đền Tây thiên thờ nữ chúa Tam Đảo Năng Thị Siêu, sau khi giúp vua Văn Lang
đánh giặc ở thành Phong Châu, bà đã kết duyên cùng Lang Liêu( vua Hùng Thứ 6). Bởi
vậy sắc phong đời sau tôn bà là” Quốc mẫu Tây Thiên”.Huyền thoại kể rằng bà là một
trong bảy nàng tiên xuống núi chữa bệnh, trừ bạo nghich, cứu đọ chúng sinh. Đức độ của
Quốc mẫu Tây Thiên được tôn thờ tới ngày nay và được công nhận là di tích lịch sử văn
hóa.
12
3.3.3. Du lịch ở Tam Đảo
Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát
triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như:
- Vùng Tam Đảo núi quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên
thơ, tuyệt diệu.
- Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi đẹp như thác Thác Bạc, Thậm
Thình, hồ Xạ Hương, Hồ Vĩnh Thành.
Thác Bạc
13
- Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở
độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lỉch.
Th
áp truyền hình nhìn từ nhà thờ cổ
Đường lên tháp truyền hình
Tháp truyền hình
14
PHẦN 4: Kết quả nghiên cứu
4.1. Thành phần loài của họ Bọ kẹp kìm (Lucanidae) ở Tam Đảo
Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam đã ghi nhận 134 loài và phân loài Bọ kẹp kìm
thuộc 21 giống. Trong đó có 128 loài và phân loài thu được ở khu vực Bắc Bộ, 8 loài ở
Trung Bộ và 11 loài ở Nam Bộ. Riêng ở khu vực Vườn Quốc Gia Tam Đảo phát hiện ra
được 11 giống
Bảng 4.1. Số lượng loài trong các giống của họ Lucanidae tại VQG Tam Đảo
Xét ở bậc phân loại giống, trong số 11 giống, Prosopocoilus chiếm số lượng loài
lớn nhất (9 loài, chiếm 30% tổng số loài); tiếp sau là giống Neolucanus có 6 loài chiếm
20%; giống Dorcus và giống Odontolabis cùng có 3 loài chiếm 10% tổng số loài; giống
Lucanus và giống Cyclommatus có 2 loài chiếm 7% tổng số loài. Có 5 giống:
Serrognathus; Nigidius; Katsuraius; Rhaetulus; Hexarthrius cùng chỉ có 1 loài, chiếm 3%
tổng số loài của cả khu hệ
Với 42 loài có mặt ở vườn Quốc gia Tam Đảo (39 loài đã được ghi nhận bởi
Fujita) cho thấy tiềm năng đa dạng cùa nhóm côn trùng này tại khu vực nghiên cứu. Có
thể thấy rõ hơn đa dạng loài của nhóm côn trùng này, nếu so với khu hệ Lucanidae của
Việt Nam (132 loài) quần xã Lucanidae chiếm khoảng 31,82%, bằng gần 1/4 số loài số
loài đã được phát hiện trong cả nước.
15
4.2. Đặc trưng phân bố của các loài thuộc họ Lucanidae ở Tam Đảo
4.2.1. Phân bố theo sinh cảnh
Kết quả thống kê số loài trong các sinh cảnh được trình bày trong bảng 4.2 cho
thấy, ở các sinh cảnh khác nhau thì số loài Lucanidae thu được cũng khác nhau.
Cụ thể: Sinh cảnh rừng nguyên sinh có số lượng loài thu được nhiều nhất (25 loài,
chiếm 85,33% tổng số loài tìm thấy trong khu vực điều tra); tiếp đến là sinh cảnh rừng
đệm (thu được 18 loài chiếm 60%); rừng nhân tác có số loài Lucanidae ít nhất (14 loài
bằng 46,66 % tổng số loài có trong khu vực). Như vậy đặc trưng của thảm rừng hay mức
độ tác động của con người đã ảnh hưởng rõ rệt đến thành phần loài côn trùng thuộc họ
Lucanidae trong khu vực nghiên cứu, theo chiều hướng mức độ tác động con người lên
thảm rừng càng mạnh mẽ thì số loài của Lucanidae tồn tại trong đó càng ít
Bảng 4.2. Phân bố của các loài Lucanidae trong các sinh cảnh khác nhau tại khu vực
VQG Tam Đảo
STT
Loài thu được
1
2
3
4
Prosopocoilus suturalis
Prosopocoilus oweni
Prosopocoilus crenulidens
Prosopocoilus
denticulatus
Prosopocoilus gracilis
Prosopocoilus confucius
Prosopocoilus spineus
Prosopocoilus elegans
Prosopocoilus doris
Serrognathus platymelus
Dorcus mellianus
Dorcus curvidens
Dorcus negrei
Lucanus angusticornis
Lucanus planeti
Hexarthrius vitalisi
Rhaetulus speciusus
Odontolabis siva
Odontolabis cuvera
Odontolabis platynota
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Rừng nhân
tác
X
X
X
X
Rừng đệm
X
O
X
X
Rừng nguyên
sinh
X
X
X
X
X
O
X
X
O
X
X
O
O
O
O
O
O
O
X
X
X
X
X
O
X
O
X
O
O
X
X
O
X
X
X
X
X
X
X
O
X
O
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
16
21
22
23
24
25
26
27
28
Neolucanus fuscus
O
X
Neolucanus parryi
X
X
Neolucanus sinicus
X
X
Neolucanus nitidus
O
X
Neolucanus sp.1
O
X
Neolucanus sp.2
X
O
Cyclommatus strigiceps
O
O
Cyclommatus
O
O
tamdaoensis
29 Katsuraius ikedaorum
O
O
30 Nigidius laoticus
O
O
Tổng số loài xuất hiện
14
18
%
46,66
60,0
Sô loài chỉ gặp trong 1
3
2
sinh cảnh
Ghi chú: “X”: Có xuất hiện; “O”: Không xuất hiện
X
X
X
O
O
O
X
X
X
X
25
83,33
7
Từ số liệu trong Bảng 4.2, có 10 loài gặp ở cả 3 kiểu sinh cảnh chúng là những loài
phân bố rộng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Có 8 loài gặp ở 2 kiểu sinh cảnh, đặc
biệt là có tới 12 loài mới chỉ gặp ở trong một kiểu sinh cảnh, đây là những loài phân bố
hẹp theo sinh cảnh. Trong đó ở sinh cảnh nhân tác có 3 loài, sinh cảnh rừng đệm 2 loài,
Sinh cảnh rừng nguyên sinh 7 loài.
17
4.2.2. Phân bố của Lucanidae theo độ cao
Để thấy được đặc trưng phân bố của Lucanidae ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo theo
độ cao khác nhau, chúng tôi đã lựa chọn 3 dải độ cao để phân tích kết quả điều tra thu
thập vật mẫu. Các dải độ cao lựa chọn bao gồm: 300m – 700m; 701m – 900m và > 900m.
Kết qua thống kê sự phân bố của các loài ở các dải độ cao trình bày ở Bảng 4.3.
18
Bảng 4.3. Thành phần loài Lucanidae ở các độ cao khác nhau tại VQG Tam Đảo
19
20
Ghi chú: “X”: Có xuất hiện;“0”: Không xuất hiện
Từ bảng số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy sự chênh lệch về số lượng loài của
Lucanidae theo các đai độ cao rất rõ rệt. Ở dải độ cao > 900m , thu được 29loài trên tổng
số 30 loài được phát hiện ở VQG Tam Đảo, chiếm 96,7%. Độ cao từ 700m đến 900m thu
được 12 loài, chiếm 40% tổng số loài. Ở độ cao từ 300m đến 700m ,chỉ thu được 4 loài,
chiếm 13,3%. Như vậy ở Vườn Quốc gia Tam Đảo Lucanidae phân bố chủ yếu ở độ cao
trên 900m, chúng cũng phân bố ở các dải độ cao thấp hơn nhưng với số lượng loài ít hơn
nhiều. Chỉ có 3 loài gặp ở cả 3 dải độ cao (Odontolabis siva, Odontolabis cuvera,
Neolucaus parryi) chúng được xem là những loài phân bố rộng theo độ cao, trong khi có
tới 18 loài phân bốhẹp theo độ cao, chúng chỉ gặp ở đai độ cao trên 900m.
21
4.3. Một số giống được ghi nhận ở Tam Đảo
4.3.1. Giống Prosopocoilus
Prosopocoilus suturalis
Prosopocoilus oweni
Prosopocoilus crenulidens
Phân bố: Trung Quốc, Thái Lan và Lào.
Ở Việt Nam loài này đã được ghi nhận
chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam: Lạng
Sơn, Hòa Bình, Chiêm Hóa, và Tam Đảo
(Vĩnh Phúc)
4.3.2. Giống Serrognathus
22
4.3.3. Giống Dorcus
Giống Dorcus curviden tamdonensis phân bố ở phía Bắc Việt Nam. Được ghi
nhận là có răng ( càng) lớn , răng hàm trên cứng, khỏe và tròn, nhưng chưa có ghi nhận
kích thước cỡ lớn hơn 7cm
Ấu trùng của chúng sống khoảng 3 năm, thường thấy chúng xuất hiện nhiều vào
tháng 5 đến tháng 6. Loài này cũng có tập tính hướng sáng. Đây là tập tính chung của các
loài bọ cánh cứng sống ở những vùng có độ cao lớn. Con đực nhỏ rất giống với bọ cánh
cứng lớn Dorcus grandis nhưng rất khó phân biệt nếu không có hiểu biết sâu về loài này.
Dorcus titanus laotianus
Dorcus titanus westermanni
23
4.3.4. Giống Nigidius
Nigidius laoticus De lisle,
1964 Loài này được De Lisle mô tả
lần đầu tiên vào năm 1964 ở Lào.
Từ đó đến nay đây là lần đầu tiên
loài này được ghi nhận ở VQG Tam
Đảo.
Loài Nigidius laoticus De
lisle, 1964 có đặc điểm: Kích thước
nhỏ 8-12 mm; cơ thể màu đen
tuyền; đôi cánh trước có các rãnh xẻ sâu; Canthus rộng phân cắt hoàn toàn mắt; hàm trên
ngắn và có đoạn vểnh ngược lên vuông góc với mặt phẳng chứa đầu; clypeus kéo dài, xẻ
đôi; Tấm ngực trước có một tấm da ở giữa kéo dài lên phía trước tạo thành một cái gai lớn
4.3.4.Giống Hexarthrius
Giống Hexarthrius viatalisi tsukamotoi được phát hiện tại núi Đại Dao tỉnh
Quảng Tây Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam. Loài này có cánh màu sắc hơi đỏ, rất
đẹp. Răng trong (càng) của con đực mọc khá rõ ràng, kích thước lớn nhất của chúng được
ghi nhận là 81mm. Con cái nhỏ hơn con đực, cánh ngoài con cái có màu đen bóng trong
khi đó con đực có màu nâu đỏ.
Đây là loài được ghi nhận là sống
nhờ hút chất dịch trong cây (thụ dịch) của
những cây cao có nhánh nhỏ. Chúng xuất
hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 8, những
con ở vùng núi cao có bề ngoài khỏe hơn.
24
4.3.4 Giống Katsuraius
Chiều dài thân tối đa được ghi nhận là: 44 m m
Càng con đực của loài kẹp kìm này
có hình cưa nên chúng được gọi tên là kẹp
kìm càng hình cưa. Thoạt nhìn loài này rất
giống
với
loài Prismognathus
katsurai nhưng nó lại có những đặc trưng
của 2 loài kẹp kìm bản hẹp đỏ và kẹp kìm
bóng.
Đặc điểm chính của con cái là càng
chĩa ra giống hình miệng ly và đây là loài
có khả năng thay đổi hình dạng mặt để
nguỵ trang tránh các loài thiên địch.
4.3.5.Giống Rhaetulus
Chiều dài thân tối đa được ghi nhận là: 64 mm
Con đực có đặc điểm cánh màu vàng rất đặc trưng, nên dễ nhận dạng, nhng con cái
thì khó bởi vì chúng khá giống với loàiVitalisi jutamat. Để có thể nhận dạng con cái của
loài này chủ yếu dựa vào càng hoặc quan sát phía trước ngực chúng có dạng tròn, hay tua
xúc giác hay những nét đặc trưng riêng khác với loài Vitalisi jutamat
Đây là loại ưa thích nhựa cây của các loại cây có tán lá rộng và thường bị thu hút
vào nơi có ánh sáng đèn
25