Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.59 KB, 27 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong
những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.Đây là Chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các
Chương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan
trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa
phương, vì lợi ích của đa số nông dân, góp phần bảo đảm công bằng và ổn định
chính trị, xã hội.
Là một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, Việt Nam đã và đang
thực hiện một cách khá khẩn trương và toàn diện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại và phát triển. Cùng với sự tiếp
thu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Hàn Quốc, Trung
Quốc…nước ta đã dần đạt đươc những thành công bước đầu trong công cuộc
này.
Nhận thấy được vai trò và trách nhiệm trong công cuộc xây dựng nông
mới huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng yên cũng đã bắt tay vào thực hiện xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện. Với kết cấu gồm 12 xã và một thị trấn Mỹ Hào đã
thực hiện một cách nghiêm túc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới và đạt được nhiều kết quả rất lớn.Tuy nhiên, quá trình thực hiện các
chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm chúng
em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chính sách xây dựng nông thôn mới –
Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng
Yên
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nông thôn đề xuất các giải
pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới
+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng của các chính sách về xây dựng nông thôn
mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tương thu thập tài liệu: Các báo cáo tổng kết thực hiện phong trào
nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, các văn bản triển khai thực hiện
phog trào…
- Đối tượng để NC đề tài: Mô hình nông thôn mới của các xã và thị trấn
thuộc huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng yên
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên đia bàn các xã và thị trấn thuộc huyện Mỹ
Hào tỉnh Hưng yên
- Thời gian: Đề tài được tiến hành điều tra nghiên cứu từ năm 2009 đến 2013

2


II. Cơ sơ lý luận về phong trào nông thôn mới
2.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Nông thôn


Khái niệm: Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc

trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ,trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã
hội và các thiết chế xã hội. Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong
đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Đặc trưng cơ bản của nông thôn
- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trưng chủ yếu ở
đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa
chủ,phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, vv…
- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông
nghiệp; ngoài ra, cò có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn
bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực SX nông nghiệp.
- Về lối sống, văn hóa: Nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa
của cộng đồng làng xã. Đặc trưng này bao gồm rất nhiều khía cạnh như từ hệ thống
dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực
cho hành vi,…đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,…ngay cả
đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở,...
2.1.2 Nông thôn mới



Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Trung ương, nông thôn mới là khu vực
nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh nông
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo
3


vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao; tho định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản:

+ Thứ nhất, là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
+ Thứ hai, là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.
+ Thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao
+ Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển
+ Thứ năm, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ
3.3 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Căn cứ vào Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủvề Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
A. XÃ NÔNG THÔN MỚI
A1. Quy hoạch
TT

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu
chung

1.1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ

Quy
hoạch và
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi
1 thực hiện
trường theo chuẩn mới
quy

hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo
tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

4

Đạt


A2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
TT

2

Tên tiêu
chí

5

Chỉ tiêu
chung

2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT

100%

2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
Giao chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

thông
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa.

100%
65%

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh

Đạt

3.2. Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố
hóa

65%

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu KT của ngành điện

Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn

98%

Trường Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
học THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

80%


Điện

6.2. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ
Cơ sở VH-TT-DL
6 vật chất
văn hóa 6.3. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt
quy định của Bộ VH-TT-DL
7 Chợ NT Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
8 Bưu điện
9

70%

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

3 Thủy lợi

4

Nội dung tiêu chí

Đạt
100%
Đạt

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Đạt


8.2. Có Internet đến thôn

Đạt

Nhà ở 9.1. Nhà tạm, dột nát
dân cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng
5

Không
80%


A3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
TT

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu
chung

10

Thu
nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình

quân chung của tỉnh

1,4 lần

11

Hộ Tỷ lệ hộ nghèo
nghèo

12

< 6%

Cơ cấu Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực
lao động nông, lâm, ngư nghiệp

Hình Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
13 thức tổ
chức SX

< 30%


A4. Văn hóa – Xã hội – Môi trường
TT

Tên tiêu
Nội dung tiêu chí
chí


14 Giáo dục

Chỉ tiêu
chung

14.1. Phổ cập giáo dục trung học

Đạt

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học
trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

85%

14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
15

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BH y tế

30%

15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Đạt

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng
văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

Đạt


Môi 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo
trường quy chuẩn Quốc gia

85%

Y tế

16 Văn hóa
17

> 35%

17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

6

Đạt


17.3. Không có các hoạt động suy giảm môi trường và
có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

Đạt

17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

Đạt

17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo
quy định


Đạt

A5. Hệ thống chính trị
TT

Tên tiêu

Nội dung tiêu chí

chí

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn

Chỉ tiêu
chung
Đạt

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống theo quy định.

Đạt

tổ chức
18

chính trị
xã hội

18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch,

vững mạnh”

Đạt

vững
mạnh

18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh
hiệu tiên tiến trở lên

Đạt

An ninh,
19 trật tự xã An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
hội

7

Đạt


B. HUYỆN NÔNG THÔN MỚI:
- Có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới
C. TỈNH NÔNG THÔN MỚI:
- Có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới.
2.2 Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
Ngày 28/10/2008 Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ xây dựng
“Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.

Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐTTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 với mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã, đến năm 2020 có 50% số
xã đạt chuẩn 19 tiêu chí.
Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới được thực hiện tại
11 xã, gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc giang), Hải Đường (Nam
Định), Thụy Huương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình Phước),
Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP.Hồ Chí Minh), Mỹ
Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hòa (Kiên Giang). Mục tiêu của chương trình nhằm
thử nghiệm các nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế,chính sách, xác định
trách nhiệm và mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xây dựng nông thôn
mới; hình thành các mô hình trong thực tiễn về nông thôn mới đẻ rút kinh nghiệm
triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên diện rộng.
2.2.2 Đánh giá chung
8


Sau 02 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,
hầu hết các tỉnh đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả tốt, thể hiện ở
những mặt sau:
- Đã làm chuyển biến, nâng cao một bước nhận thức trong các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể chính trị và người dân về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới.
- Hình thành bộ máy tổ chức chỉ đạo, thực hiện chương trình ở các cấp từ
Trung ương đến các xã, thôn.
- Đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và lập đề án xây dựng
nông thôn mới ở cấp xã.
- Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng cơ chế, chính sách làm cơ sở thực
hiện từng tiêu chí ở địa phương. Nhiều cơ chế, chính sách là những cách làm sáng tạo,

có hiệu quả.
- Đã xây dựng được một số các xã cơ bản đạt nông thôn mới theo 19 tiêu chí.
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, ngoài 11 xã điểm do Ban Bí thư chỉ đạo
đã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, còn có thêm 32 xã đạt từ 16-18 tiêu chí, cụ thể: Hà Nội
(8 xã), Bắc Giang (2 xã), Quảng Ninh (10 xã), Lào Cai (1 xã), Yên Bái (1 xã); Bắc
Ninh (5 xã), Hưng Yên (1 xã), Hải Phòng (3 xã). Trong đó có 9 xã đạt 18 tiêu chí
(chưa đạt tiêu chí cơ cấu lao động); Đã có 950 xã (đa số thuộc các tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ) đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
- Công tác tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua ‘‘Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới’’ được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc,
kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng được
nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã có được những
kết quả bước đầu, theo đúng lộ trình vạch ra và thực sự đi vào đời sống, được các
cấp, các ngành hưởng ứng và người dân nhiệt tình ủng hộ, tích cực tham gia.
Thông qua việc triển khai thực hiện phong trào thi đua‘‘Cả nước chung sức xây
9


dựng nông thôn mới’’ đã có tác dụng tích cực trong thúc đẩy các phong trào thi
đua yêu nước trên địa bàn cả nước và ở mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai chương trình cho thấy đang nổi lên một số
vấn đề gồm:
- Một số cơ chế, chính sách còn vướng mắc như: sửa tiêu chí nông thôn mới;
cơ chế huy động và lồng ghép các nguồn lực; Cơ chế quản lý đầu tư, giải ngân và
thanh quyết toán...
- Các địa phương chưa chú trọng đến các hoạt động về xây dựng thiết chế
văn hoá, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ở nông thôn; việc xử lý rác thải,
nước thải còn chưa được quan tâm, an ninh trật tự ở nông thôn ở nhiều nơi còn
chưa tốt;
- Một số địa phương còn chạy đua theo phong trào nên thiếu bền vững, hiệu

quả thực hiện chưa cao.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ chế chính sách, cách thức thực thi, cơ chế giám sát việc
thực hiện chính sách. Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh phong trào
xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

10


III. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NC
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ địa chính huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Huyện Mỹ Hào là một huyện đồng bằng Bắc Bộ, phía bắc giáp huyện Văn
Lâm, phía tây giáp huyện Yên Mỹ, phía nam giáp huyện Ân Thi, đều của tỉnh
Hưng Yên. Phía đông giáp các huyện của tỉnh Hải Dương là: Cẩm Giàng (ở phía
đông bắc) và huyện Bình Giang (ở phía đông nam). Sông Kẻ Sặt nằm trên ranh
giới của huyện với huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Ngoài ra trên địa bàn huyện
còn có các sông Bần, sông Bắc Hưng Hải, sông Cẩm Xá chảy qua.
Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Hào là 79,1km2

11


Huyện Mỹ Hào có 1 thị trấn: Bần Yên Nhân và 12 xã: Bạch Sam , Cẩm Xá,
Dị Sử, Dương Quang, Hòa Phong, Hưng Long, Minh Đức, Ngọc Lâm, Nhân Hòa,
Phan Đình Phùng, Phùng Chí Kiên, Xuân Dục.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm địa hình:

Nằm hơi chếch về phía Bắc tỉnh Hưng Yên, địa hình tương đối bằng phẳng,
đất đai xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, rất thuận lợi trong việc cơ
giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu:
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Mỹ Hào chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Thời tiết được chia thành hai mua rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa
nhiều và mùa đông hanh. Nhiệt độ trung bình là 23,2 0C, lượng mưa tập trung và
phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, mùa đông thì có lượng mưa ít, trung
bình lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 1.600mm. Độ ẩm không khí trung bình là
85%, tuy nhiên mùa Đông thường hanh khô, thiếu nước, mùa mưa thường có
bão và ngập úng.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu là tương đối thuận lợi cho sự phát triển các loại
cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm
- Địa điểm: Huyện Mỹ Hào, Hưng yên
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp:
+ Điều tra thu thập số liệu, tài liệu tại phòng thống kê xã, phòng địa chính xã,...

12


+ Điều tra thu thập thông tin, số liệu thông qua tra cứu tại thư viện Quốc gia,
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và các thông tin từ sách báo, truy cập trang
web liên quan,...
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
- Phương pháp Thống kê mô tả: Dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết
hợp với so sánh nhằm phản ánh mức độ thực hiện chính sách nông thôn mới
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm nêu lên:Mức độ của hiện tượng:

sử dụng số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện Chỉ tiêu phát
triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường
- Phương pháp so sánh:
+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô
hình nông thôn. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để
đánh giá.
Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và
định lượng để phân tích vấn đề
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu


Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế
- Mức độ tăng trưởng kinh tế
- Mức độ thực hiện kế hoạch đóng nguồn kinh phí
- Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động



Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội
13


- Tỷ trọng lao động nông nghiệp so với tổng số lao động
- Chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo
- Mức độ tăng, giảm tỷ lệ hộ giàu và hộ nghèo
- Mức cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt
- Lương thực bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người…



Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
- Tuổi thọ bình quân
- Số điện thoại trên 100 hộ dân



Chỉ tiêu tri thức hoá và vốn nhân lực
- Số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, THCN.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
- Số bác sỹ trên địa bàn xã



Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Số km đường liên thôn, liên xã được bê tông hoá
- Điện: Số trạm biến áp, số km đường dây hạ thế
- Trạm y tế: Số trạm y tế, số phòng khám, số giường bệnh
- Số trạm phát thanh, bưu điện
- Số nhà trẻ, số trường mần non, tiểu học, THCS
- Hệ thống nước sạch
14




Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm vệ sinh môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước an toàn
- Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi xây hợp vệ sinh…


IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn
4.1.1 Phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, ngay từ khi
bước vào thực hiện, mặc dù còn nhiều khó khăn, song các cấp uỷ đảng, chính
quyền và nhân dân đã nỗ lực, chung sức huy động mọi nguồn lực, tạo nên một khí
thế mới thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tỉnh và Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới các cấp đã có những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, cách làm phù
hợp với đặc điểm của từng địa phương. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân
đồng thuận tích cực tham gia phong trào được tổ chức thường xuyên theo cả chiều
rộng và chiều sâu, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều địa
phương đã hưởng ứng phát động phong trào và tổ chức các hoạt động vận động
nhân dân hiến đất, chỉnh trang nông thôn, xây dựng văn hóa nông thôn mới,… Các
hội, đoàn thể của Hưng Yên cũng đẩy mạnh các biện pháp để giúp cán bộ, nhân
dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò chủ thể của
người dân trong xây dựng nông thôn mới. Trong 2 năm (2011-2012), các hội, đoàn
thể đã tổ chức được 815 lớp tuyên truyền cho hơn 64.659 lượt hội viên tham dự,
vận động hiến hơn 53.522 m2 đất và đóng góp hơn 8.731 ngày công để làm đường
giao thông và các công trình công cộng. Đồng thời, các cấp hội, đoàn thể cũng tăng
cường tổ chức các đợt tuyên truyền thông qua các hội nghị cấp xã, các buổi họp
thôn, tổ chức các đợt hội diễn, các đợt tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng
15


nông thôn mới ở những nơi khác để người dân có thêm điều kiện tìm hiểu rõ hơn
về chương trình.
Để các địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình xây dựng nông
thôn mới, công tác đào tạo, tập huấn được Hưng Yên triển khai rộng khắp. Toàn
tỉnh đã tổ chức được 43 lớp đào tạo, tập huấn cho hơn 3.700 cán bộ làm công tác

xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến xã, thôn với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Nội dung
tập huấn tập trung vào các chuyên đề như: chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về xây dựng nông thôn mới; bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; công tác
lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; cơ chế huy động nguồn lực và
quản lý tài chính, thực hiện chương trình cấp xã, thôn,… Năm 2013, với nguồn
kinh phí 950 triệu đồng, Ban chỉ đạo đang tích cực triển khai công tác tập huấn
trong xây dựng nông thôn mới, quản lý và huy động nguồn lực, phát triển sản xuất
và nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài chương trình tập huấn của tỉnh, nhiều
huyện, thành phố và xã đã trích ngân sách cấp mình để tập huấn về công tác lập
quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cho gần 3.000 lượt cán bộ xã, thôn. Hầu
hết các huyện đã tổ chức cho Ban chỉ đạo huyện và xã đi tham quan học tập kinh
nghiệm ở các tỉnh điển hình về xây dựng nông thôn mới.
Kết quả bước đầu
Nhìn chung, trong công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới,
đến hết năm 2012, các xã đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch. Theo đó, UBND
tỉnh Hưng Yên đã phân bổ hơn 24,5 tỷ đồng; năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục phân
bổ cho các xã hơn 10 tỷ đồng để các xã thực hiện công tác lập quy hoạch và xây
dựng đề án xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 6/2013, 100% các địa phương
trong toàn tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành công tác này. Nhờ thực hiện tốt công tác
lập quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới, nên tổng nguồn vốn
16


huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong 2 năm 20112012 đã đạt hơn 17.726 tỷ đồng. Tỉnh cũng tập trung triển khai thực hiện các quy
hoạch, chương trình, đề án, dự án với mức kinh phí hơn 77 tỷ đồng nhằm đẩy
mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân như dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất, hỗ trợ tiêm phòng và mua thuốc khử độc tiêu trùng, hỗ trợ giống lúa
lai,… Ngoài ra, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cũng thực hiện cho vay trả chậm và cho
vay không lãi với nguồn vốn hơn 39 tỷ đồng, giúp hơn 8.764 hộ dân phát triển kinh
tế. Nhiều hội, đoàn thể khác trong tỉnh cũng nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính

sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hơn 1.765 tỷ đồng
cho 77.309 hội viên vay ưu đãi phát triển sản xuất, 600 tỷ đồng cho vay ưu đãi tạo
việc làm; tổ chức dạy nghề cho hơn 14.273 lao động với 54 ngành nghề được đào
tạo; tạo việc làm thường xuyên cho hơn 116,15 nghìn người, đã góp phần đưa tỷ lệ
hộ nghèo của tỉnh còn 8,42% (theo chuẩn mới)…
Kết cấu hạ tầng nông thôn ở Hưng Yên cũng được đầu tư, cải tạo và làm
mới, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn. Bằng nhiều nguồn lực khác
nhau, sau hơn 2 năm (2011-2012), tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 168,5 tỷ đồng,
đã hoàn thành được hơn 146,628 km đường giao thông xã, thôn và xây dựng mới 5
cầu. Đến nay, 100% các tuyến đường cấp huyện đã được cứng hoá, tuyến xã đạt tỷ
lệ 88%, và tuyến thôn đạt 87,1%. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, cơ
bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện mới. Đã có
thêm 7 trạm bơm được xây dựng mới, đưa tổng số trạm bơm lên 420, bảo đảm tưới
chủ động được 88% diện tích đất canh tác; tiêu chủ động được trên 80% diện tích
đất tự nhiên. Nhiều công trình điện, cơ sở y tế, văn hóa và an sinh xã hội cũng
được nâng cấp và xây dựng mới, góp phần quan trọng phục vụ dân sinh, nâng cao
chất lượng đời sống của nông dân.

17


Với mục tiêu năm 2013 phấn đấu hoàn thành 20 xã điểm đạt chuẩn xây dựng
nông thôn mới, 6 tháng qua, Ban chỉ đạo tỉnh tiếp tục triển khai nhiều chương trình
hành động cụ thể, như đẩy mạnh công tác tập huấn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng. Nhiều huyện đã có những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn tiêu biểu, như huyện Văn Giang. 6 tháng đầu năm, huyện đã đầu tư hơn 15,5
tỷ đồng làm các công trình như vườn hoa, xây bãi xử lý rác thải, làm đường giao
thông, hệ thống thoát nước; huyện Tiên Lữ đầu tư 60 tỷ đồng tập trung làm đường
giao thông, đầu tư hỗ trợ trường học; huyện Ân Thi huy động được khoảng 56 tỷ
đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng… Hoạt động vận động nhân dân hiến đất và

ngày công cho các công trình công cộng của các địa phương đạt kết quả khá tích
cực, như huyện Tiên Lữ đã vận động người dân hiến 1.200 m2 đất thổ cư và ủng
hộ 1.300 ngày công lao động.
4.1.2 Kết quả bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh khóa XVII về chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 - 2020, định hướng 2030 và các chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, thời gian qua, với sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các phòng, ban, ngành, đoàn thể,
các xã trong huyện, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới ở huyện Mỹ Hào đã đạt được một số kết quả.
Công tác tuyên truyền, vận động về việc xây dựng nông thôn mới được quan
tâm. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến các văn bản, chính sách về công tác xây dựng nông thôn mới. Ủy ban
MTTQ huyện đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên cụ thể hóa 5 nội
18


dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” thành 40 tiêu chí chấm điểm, gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hội
Cựu chiến binh huyện đã tuyên truyền, vận động các gia đình hội viên cựu chiến
binh hiến 136 m2 đất, 238 ngày công, 162 triệu đồng và 82 bóng điện thắp sáng
đường làng, ngõ xóm. Toàn huyện đã vận động nhân dân hiến 5.000m 2 đất để làm
đường, tập trung ở các xã Cẩm Xá, Dương Quang, Xuân Dục, Nhân Hòa, Hưng
Long, Hòa Phong… Công tác đào tạo, tập huấn về triển khai chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới được coi trọng. Toàn huyện đã tổ chức được gần
30 lớp tập huấn cho trên 1000 lượt cán bộ xã và cán bộ hội viên các đoàn thể về
quy trình triển khai xây dựng nông thôn mới, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới

trong sản xuất. Bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, ngành, của
cả hệ thống chính trị, thu hút sự ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
Công tác huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới được chú
ý. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức rà soát xử lý đất dôi dư và thu thuế đất
phi nông nghiệp, lập hồ sơ đất xen kẹp và đất giãn dân. Tính đến tháng 8/2013,
toàn huyện đã huy động được 64,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước
48,72 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 8,03 tỷ đồng, vốn lồng ghép 4,34 tỷ đồng, vốn
nhân dân đóng góp 3,56 tỷ đồng, các loại vốn khác 0,55 tỷ đồng.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm. Các xã trong huyện
xây dựng được 7,34 km đường giao thông nông thôn cấp A, thực hiện cứng hóa
nhiều tuyến đường ngõ xóm, đường ra đồng. Cải tạo, nâng cấp, nạo vét hệ thống đê
bao, kênh mương thủy lợi, chủ động tưới tiêu cho trên 95% diện tích gieo trồng
toàn huyện. Đã có 02 trụ sở UBND và Hội trường UBND xã được chỉnh trang, xây
dựng mới; 12 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Huyện đã phối hợp với dự án LIFSAP
tổ chức thực hiện dự án phê duyệt cải tạo, nâng cấp 3 chợ lớn trên địa bàn huyện.
Trạm y tế các xã tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp và nâng cao chất lượng y tế
19


phục vụ người dân để duy trì đạt chuẩn. 100% các xã có điểm bưu điện phục vụ
bưu chính viễn thông, có mạng intternet đến thôn…
Công tác tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế được các cấp ủy, chính quyền
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.Đã có nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị,
hiệu quả cao được đưa vào sản xuất. Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh
cấp huyện và cấp xã đã có nhiều hoạt đông giúp hội viên thoát nghèo như việc trao
tặng tiền, bê cho một số hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Toàn huyện có 145 nhóm
phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Huyện và các xã đã quan tâm tạo điều
kiện cho các chủ hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề mở rộng quy mô như
nghề mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế nhựa…
Sự nghiệp phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường được chú

trọng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học THPT, bổ túc, dạy nghề
đạt trên 90%.Toàn huyện có 70/72 làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa”. Toàn huyện
đã có 3 nhà máy cung cấp nước sạch tại thị trấn Bần Yên Nhân, Dị Sử và Bạch
Sam; gần 90% dân số trong huyện được dùng nước hợp vệ sinh…
Qua 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông
thôn của huyện Mỹ Hào đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế - xã hội có bước phát triển,
hệ thống chính trị được củng cố, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội
được giữ vững. 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch, đề án. Tính đến tháng
8/2013, toàn huyện đã đạt được 111 tiêu chí (tăng 26% tiêu chí so với năm 2012),
bình quân đạt 9,25 tiêu chí/xã. Các tiêu chí nhiều xã đạt được là tiêu chí 1: Quy
hoạch; tiêu chí 4: Điện; tiêu chí 8: Bưu điện; tiêu chí 15: Y tế; tiêu chí 18: hệ thống
tổ chức chính trị xã hội; tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội. Có 3 xã đạt 11-13 tiêu
chí là Nhân Hòa, Phùng Chí Kiên và Dị Sử.

20


4.1.3 Những vấn đề còn tồn tại
Kết quả bước đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Mỹ Hào cho thấy các cấp uỷ đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và
được đông đảo người dân đón nhận tích cực, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp và bước đầu đã tạo được phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào cũng còn những hạn chế,
cần sớm được khắc phục.
- Vẫn còn một số nơi cán bộ thiếu quyết liệt, chưa hiểu sâu sắc nội dung,
công việc cần làm. Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số xã còn chưa chủ động,
thiếu cương quyết, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
- Một số thành viên ban chỉ đạo huyện chưa bám sát cơ sở để tìm hiểu, đôn
đốc, hướng dẫn các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Một số cán bộ còn chủ quan, việc tổ chức thực hiện còn lúng túng, chế độ
báo cáo thực hiện chưa thực sự nghiêm túc.
- Công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới còn nặng
về nội dung xây dựng kết cấu hạ tầng, nhẹ về nội dung phát triển sản xuất, văn hóa,
xã hội, môi trường,…dẫn đến một bộ phận cán bộ, người dân hiểu lệch, coi xây
dựng nông thôn mới chỉ là đầu tư xây dựng các công trình, coi chương trình như
dự án đầu tư.
- Thời gian tổ chức tập huấn thường ngắn, đội ngũ giảng viên thiếu và chưa
có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, truyền đạt, nội dung giảng dạy còn nặng về lý
thuyết, thiếu cập nhật thực tế và yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở cơ sở nên hiệu
quả chưa cao.
21


- Việc huy động nguồn vốn, nguồn lực, nhất là của doanh nghiệp và nhân
dân còn hạn chế…vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguông vốn hỗ trợ từ ngân
sách trung ương
- Đánh giá thực trạng đối với 19 tiêu chí quốc gia ở hầu hết các xã đều
không đánh giá sát thực tế, thậm chí đánh giá hạ thấp hơn thực tế, nên ảnh hưởng
đến công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành và các địa phương ở một số mặt còn chưa
chặt chẽ; một số sở ngành còn thiếu chủ động trong công tác tham mưu các cơ chế,
chính sách, chưa ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn theo sự phân công của
UBND tỉnh và Ban chỉ đạo,…
4.2 Định hướng và giải pháp hoàn thiện
4.2.1 Định hướng phát triển
Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra là: 25% số xã đạt tiêu
chí xây dựng nông thôn mới, 100% số trường học kiên cố cao tầng, trên 80% số
trường đạt chuẩn quốc gia; các khu dân cư có điểm sinh hoạt văn hoá khang
trang… Phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện có 3 xã là Nhân Hòa, Dị Sử, Phùng

Chí Kiên hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện được mục tiêu này, huyện đã xây dựng chương trình tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những giải pháp được huyện coi trọng đó là:
huy động các nguồn lực để đầu tư cho phát triển, phấn đấu đến năm 2015 mạng
lưới giao thông nông thôn, giao thông nội đồng của huyện cơ bản đạt được mục
tiêu: hợp lý, liên hoàn, thông suốt; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản đối với các
dự án kiến cố hoá trường lớp học, chợ, trạm y tế, điểm vui chơi giải trí công cộng...
tạo điểm nhấn và nền tảng vững chắc cho huyện trên con đường hội nhập.
22


4.2.2 Giải pháp
Nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, thời gian tới, Ban Chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới huyện Mỹ Hào đã tập trung tham mưu Huyện ủy, UBND
huyện chỉ đạo các cấp, ngành, các xã trong huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ xi măng xây dựng đường thôn, xóm,
đường ra đồng. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp theo
phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh và quy hoạch chung của đô thị Mỹ Hào.
Triển khai phương án dồn điển đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, gắn với chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tổ chức sản xuất…
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong thời gian còn lại của
năm 2013 và những năm tiếp theo, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung
chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2013, có biện pháp cụ thể để
khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, trong đó, cần lưu ý một số nhiệm vụ
trọng tâm sau đây:
a) Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương tiếp tục quán triệt tư tưởng
chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới, xác định xây dựng nông thôn mới là giải pháp
chủ yếu, quan trọng có tính chiến lược để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương. Xây dựng nông thôn mới phải thực

hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục, bền bỉ, không nóng vội; mục tiêu xây dựng
nông thôn mới là phục vụ cho nhân dân, là sự nghiệp của dân, do dân làm, vì vậy,
cần phát huy vai trò làm chủ của người dân trong thực hiện Chương trình; Nhà
nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ cho dân xây dựng quê
hương mình theo quy hoạch, kế hoạch nhằm đạt mục tiêu không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
b) Các Bộ, ngành cần sớm hoàn thành các thủ tục để ban hành các văn bản còn
thiếu, nhất là quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; quy
định về lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn xã; hướng dẫn cơ chế quản lý đầu tư
đặc thù; hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí, trong đó cần xem xét hướng dẫn mức độ
23


đạt chuẩn của một số tiêu chí nông thôn mới (nhà văn hóa, khu thể thao, giao
thông...) theo đặc thù của từng vùng miền để sớm hình thành hệ thống chính sách
đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện Chương trình.
c) Tiếp tục rà soát để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý
đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó đặc biệt ưu tiêu gắn quy hoạch cơ sở hạ
tầng với quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung theo từng vùng, từng địa phương,
từng xã, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướngChính phủ.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất mức kinh phí hỗ trợ quy
hoạch cấp xã phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế để bảo đảm chất lượng quy
hoạch và hoàn thành quy hoạch cấp xã theo kế hoạch.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, từ kế hoạch năm 2014 giành
nguồn lực bố trí hỗ trợ cho xã với mức cao hơn hiện nay (bình quân khoảng 500
triệu đồng/xã) báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các xã điểm do Trung ương
chỉ đạo phải ưu tiên bố trí đủ vốn đầu tư hỗ trợ để các xã đạt chuẩn xã nông thôn
mới trong năm 2014. Khi hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2014, các bộ, ngành

phải chủ động bố trí tăng tối đa nguồn lực cho thực hiện tiêu chí nông thôn mới
của ngành mình, trong đó ưu tiên hỗ trợ các xã sớm đạt chuẩn nông thôn mới (bao
gồm các xã điểm do Trung ương chỉ đạo)
đ) Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cần tăng cường công tác kiểm tra địa
phương theo địa bàn được phân công gắn với việc kiểm tra sơ kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) và có báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung
ương về tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và triển khai kế hoạch năm 2014-2015, dự kiến vào cuối
năm 2013.
g) Các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình để
hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 và những năm tiếp theo; cân đối nguồn lực,
lồng ghép chương trình mục tiêu trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đặt chỉ tiêu cụ thể để thực hiện
24


Chương trình; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện
Chương trình theo quy định tại văn bản số 10/BCĐTW ngày 27/5/2013 của Ban
Chỉ đạo Trung ương.

25


×