Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Bước đầu điều tra thực trạng tiêu thụ RAT và đề ra một số giải pháp phát triển tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.88 KB, 59 trang )

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Trần Thanh Quỳnh
Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
này.
Xin cám ơn các bạn sinh viên cùng nhóm đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình khỏa sát.
Xin dành lòng biết ơn to lớn tới ba mẹ, người thân và bạn bè đã động viên,
làm điểm tựa về vặt chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại Học Nông Lâm Huế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng!
Huế, ngày 25 tháng 2 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoàng Oanh

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
2. RAT: Rau an toàn
3. BVTV: Bảo vệ thực vật
4. VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm


5. HTX: Hợp tác xã
6. WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
7. FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Organization)

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta, cùng với nguồn thức ăn được cung cấp từ động vật, rau cung cấp
những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Từ thời
xa xưa, ông cha ta đã có câu “đói ăn rau, đau uống thuốc”, rau cung cấp cho cơ
thể những chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là vitamin, acid hữu cơ và muối
khoáng cũng như protein và chất xơ…
Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và các thức
ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉ đơn
thuần là đủ về số lượng mà cần cả chất lượng.
Nước ta là nước nông nghiệp nên sản xuất rau là một trong những ngành
sản xuất nông nghiệp truyền thống. Qua kinh nghiệm đúc kết nhiều năm, người
nông dân đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, ươm trồng rau xanh.
Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng vế số lượng và chủng loại để đáp ứng đủ nhu
cầu của người dân ngành sản xuất rau ở nước ta còn có một số mặt hạn chế như:
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, đất đai thỗ nhưỡng cũng như nguồn nước bị
ô nhiễm làm gia tăng mức độ nguy hiểm của rau xanh.
Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau màu, hoa quả của người dân
ngày càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường mà
không có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học. Các cơ sở
sản xuất và tiêu thụ RAT đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ và chưa phổ

biến một cách rộng rãi. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng
nông sản, nhất là rau, đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Đứng trước tình hình rau xanh ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người dân, một số địa phương, tỉnh, thành đã quan tâm
đến việc sản xuất RAT, đã có nhiều vùng sản xuất RAT theo quy chuẩn
VietGap. Cũng như nhiều tỉnh thành khác, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện
nhiều vùng trong rau chuyên canh mới, không ngừng đổi mới về kỹ thuật và
giống để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân. Phần lớn lượng RAT
sản xuất ra vẫn phải tiêu thụ ngang giá với rau thường chính điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý của người sản xuất vì vậy trên thực tế đã có những hợp
tác xã trồng RAT trên địa bàn tỉnh không tìm được đầu ra. Một trong những trở
ngại lớn nhất là sự tin tưởng về chất lượng và giá của RAT chưa phù hợp với
đại bộ phận người tiêu dùng.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “ Bước đầu điều tra thực trạng tiêu thụ RAT và đề ra một số giải
3


pháp phát triển tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Huế”. Nghiên cứu này
được tiến hành ở 6 phường trên địa bàn thành phố Huế.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn tình Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ RAT ở Thành phố Huế
- Đưa ra một số giải pháp phát triển việc tiêu thụ RAT trên địa bàn thành
phố Huế

4


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về cây rau
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường mọng nước, ngon và bổ
được sử dụng như là món ăn chính hoặc kèm thêm đồ phụ gia để nấu hoặc ăn
sống, đa số người Việt Nam chúng ta có thói quen là ăn rau sống trong mỗi bữa
ăn hàng ngày không thể thiếu rau được cho thấy rau đóng một vài trò quan trọng
trong bữa ăn hàng ngày của người Việt[1].
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, với bờ biển dài 3260km và chiều
dài khoảng 15 vĩ độ; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: miền Bắc có đầy đủ
bốn mùa xuân hạ thu đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô,
các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau
muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt...
Tuy nhiên, cũng có nhiều bất lợi về khí hậu như mưa, lũ, hạn hán xảy ra thất
thường. Đặc biệt là biến đổi khí hậu một phần ảnh hưởng đến ngành trồng rau
của nước ta.
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khái niệm về “rau” phải dựa trên
công dụng của nó. Theo thống kê, ước tính có 10000 loài thực vật được dùng
làm rau trên toàn thế giới, tuy nhiên chỉ có 50 loài rau có giá trị thương mại và
khoảng 70 – 80 loại rau được đưa vào sản xuất.[2]
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thẻ chia rau
tươi thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau
cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà
chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...
Ngày nay qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời nước ta đã có nhiều giống cây
trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt, nông dân đã tích
lũy được nhiều kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực thuần hoá, chọn và để
giống các loại rau. Ở xung quanh thành phố và các thị trấn, thị xã hình thành
những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,... [8].
Ở Thừa Thiên Huế thường thì rau được trồng truyền thống ở một số

phường, xã thuộc thành phố Huế như Hương Long, Hương Vinh và vùng trồng
rau lân cận thành phố Huế như vùng trồng rau Hương Chữ, vùng trồng rau má
Quảng Thọ, Quảng Điền hay vùng trồng rau ở xã Quảng Thành, Quảng An và
đặc biệt lần đầu tiên có vùng trong rau theo quy chuẩn VietGap ở vùng trồng
RAT Hóa Châu, Kim Thành, Quảng Thành. [2].

5


2.1.2 Giá trị của cây rau
2.1.2.1. Giá trị về dinh dưỡng
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho mọi người trong đời sống hằng
ngày, rau là loại thực phẩm không thể thay thế được vì cây rau cung cấp rất
nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người như:
protein, muối khoáng, nước và các dưỡng chất quan trọng khác. Trong rau
chứa hàm lượng vitamin và muối khoáng hơn hẳn những cây trồng khác.
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Giá trị
dinh dưỡng của cây rau được thể hiện ở nhiều mặt: cung cấp cho cơ thể con
người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit
hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ,... Trong rau xanh
hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất
khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 7578%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng
đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả
năng hòa tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính
hoạt hóa trong quá trình oxy hóa năng lượng của các mô tế bào [2].
Vitamin có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển của cơ thể con người.
Thiếu vitamin chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh ví dụ như thiếu vitamin A sẽ làm cơ
thể trẻ em chậm lớn, giảm thị lực, mắt mờ và khả năng miễn dịch giảm. Vitamin
A thường có trong các loại rau có màu đỏ và vàng da cam như: cà rốt, cà chua,
ớt, bí ngô…bổ sung hàm lượng vitamin A thông qua những loại rau củ này là

rất tốt đối với cơ thể con người.
Chất khoáng trong rau chủ yếu là canxi, photpho, sắt… Chúng có tác dụng
điều hòa cân bằng kiềm tan trong máu, là những chất cần thiết cho cấu tạo của
máu và của xương. Chất xơ trong rau chiếm một phần rất lớn chúng không có
giá trị về mặt dinh dưỡng song bản thân chúng rất xốp nên có tác dụng nhuận
tràng và làm tăng khả năng tiêu hóa.
Rau thuộc nhóm cây trồng hằng năm như: cà, ớt, cà chua, các cây trong họ
bầu bí, đậu cô ve… loại cây 2 năm như: hành, tỏi, cải bắp, su hào…và loại cây
thân thảo lâu như: măng được dùng để làm thực phầm.
Với những giá trị về mặt dinh dưỡng cây rau mang lại đã nêu trên thì câu
nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc” của cha ông ta một lần nữa được khẳng định
lại [1].

6


2.1.2.2. Giá trị về kinh tế
Rau xanh là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng
ngắn, có khả năng trồng nhiều vụ trong năm và có khả năng thích ứng với nhiều
vùng sinh thái khác nhau. Do đó, rau được coi là loại cây trồng chủ lực trong
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam.
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm,
ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng
giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo
việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây
ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu
hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ… cho nên
một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ [9]. Cây rau còn là cây dễ
trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ
số sử dụng đất.

Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao
động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha
trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là
nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ [3].
Ở Đài Loan thu nhập tính bằng tiền trên 1 ha rau hơn hẳn so với các loại
cây trồng khác. Theo thống kê năm 1997 của Mỹ cho thấy tổng giá trị thu được
trên 1 ha trồng rau cao hơn so với lúa nước và lúa mì, trong đó trồng cà chua
cho thu hoạch cao hơn gấp 4 lần so với lúa nước và cao hơn gấp 20 lần so với
lúa mì[6].
Các loại rau xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua,
cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm…trong đó dưa chuột và cà chua có
nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường
xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc,
Singapore, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu.
Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 năm 2014 đạt 139
triệu USD, tăng 28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này trong năm 2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418
triệu USD).
Hàng rau quả của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu
USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước[13].
Rau quả các loại của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài liên tục
tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm 2015 kim ngạch đã đạt 880,93 triệu USD,
7


tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó riêng tháng 6/2015 đạt 188,37
triệu USD, tăng 72,2% so với tháng 5/2015.
Thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng rau quả Viêt Nam gồm: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Malaysia,...Trong đó,

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam; 6
tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường này đạt 252,58 triệu USD, tăng 7,5%
so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm
hàng này. Tiếp đến thị trường Nhật Bản đạt 36,88 triệu USD, chiếm 4,2% tổng
kim ngạch, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc đạt 35,43 triệu
USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 4,0% tổng kim ngạch. Xét về
mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả trong 6 tháng đầu năm nay thì thấy hầu hết
các thị trường đều đạt mức tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; đáng chú
ý là xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, tuy kim ngạch chỉ đạt 11,72 triệu
USD nhưng có kim ngạch tăng mạnh nhất, tăng tới 120,5%. Bên cạnh đó, xuất
khẩu cũng tăng mạnh ở một số thị trường như: Đức (tăng 50,1%); Cô Oét (tăng
45,8%); Anh (tăng 31,3%).
Bảng 1. Số liệu sơ bộ xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2015
(ĐVT: USD)[13]
Thị trường

Tháng 6/2015

6 tháng năm 2015

Tổng kim ngạch

188.378.188

880.932.238

Trung Quốc
Nhật
Hàn Quốc
Hoa Kỳ

Malaysia
Hà Lan
Thái Lan
Đài Loan
Nga
Singapore
Hong Kong
Canada
Australia
Đức
UAE
Indonesia

47.616.053
7.535.601
7.114.024
4.515.025
3.160.683
4.547.773
1.972.945
3.801.873
2.512.115
1.933.794
2.000.093
1.454.778
1.792.249
1.572.507
2.040.423
1.513.356


252.581.947
36.889.889
35.430.452
27.249.594
18.918.633
18.874.826
17.289.193
16.521.423
13.322.394
12.599.056
11.725.675
8.759.845
8.493.384
7.274.553
6.212.446
5.102.275
8


Pháp

805.612

4.781.137

9


2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và trong nước
2.2.1. Trên thế giới

Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống con người, cung cấp
phần lớn khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện
tích lớn, tại các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở
các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2.
Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 –
2010
Diện tích (nghìn
Năng suất
Sản lượng (nghìn
TT
Năm
ha)
(tạ/ha)
tấn)
1
1980
8.066,84
106,11
85.597,24
2
1990
10.405,27
134,89
140.356,69
3
2000
14.572,54
146,84

213.983,18
4
2006
17.192,59
141,71
243.631,02
5
2007
17.276,08
142,24
245.731,56
6
2008
17.624,38
141,68
249.702,20
7
2009
17.881,68
138,70
248.026,11
8
2010
18.075,29
132,88
240.177,29
(FAO, 2011)
Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010
Diện tích
Năng suất

Sản lượng
TT
Vùng, châu lục
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
1
Châu Á
14.110,82
145,54
205.368,87
2
Châu Phi
2.747,52
61,39
16.867,03
3
Châu Âu
642,37
168,03
10.793,74
4

Châu Mỹ

5
6

Châu Đại dương
Vùng Đông Nam Á


541,62

121,57

32,97
1.812,37

167,16
130,30

6.584,47

551,13
23.615,18
(FAO, 2011)
Tình hình sản xuất rau ở các châu lục khá là biến động. Châu Á là châu lục
có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn bộ châu lục trồng được
14.110.820 ha, chiếm 78,07% diện tích rau trồng của thế giới. Châu Phi có diện
tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu
Á. Châu Đại Dương có diện tích trồng rau thấp nhất, chỉ có 32.970 ha bằng
0,23% diện tích rau của châu Á.
Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau
đứng hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt
10


145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu
có năng suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình
của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha.

Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2%
năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á.
Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu Á cao nhất là
205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản
lượng rau đứng thứ 2 là 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế
giới, bằng 8,21% sản lượng rau của châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng
suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp
nhất là 551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới, bằng 0,27% sản
lượng rau của châu Á.
Vùng Đông Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 toàn vùng
trồng được 1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á, bằng 10,03%
diện tích rau của thế giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình
quân của thế giới, đạt 130,3 tạ/ha, sản lượng đạt 23.615.180 tấn (chiếm 11,5%
sản lượng rau của châu Á, chiếm 9,83% sản lượng rau của thế giới).
2.2.2. Trong nước
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT( Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn) năm 2014 thì Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 873 ngàn ha, năng
suất bình quân đạt xấp xỉ 175 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn; so với
năm trước diện tích tăng 25,8 ngàn ha (tương đương 3%); năng suất tăng 2,3
tạ/ha (1,3%), sản lượng tăng gần 650 ngàn tấn (4,4%).
Bảng 4. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam
giai đoạn 1980 – 2010
TT
Năm
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1
1980
220.000
98,40

2.164.800,0
2
1990
261.100
112,35
2.933.458,5
3
2000
452.900
124,36
5.632.264,4
4
2006
536.914
118,83
6.380.149,1
5
2007
531.257
123,47
6.559.430,2
6
2008
529.851
117,06
6.202.435,8
7
2009
524.937
120,27

6.313.417,3
8
2010
553.500
121,64
6.732.774,0
(FAO, 2011)
Vào năm 1980 nước ta trồng được 220.000 ha, năm 1990 là 261.100 ha,
tăng 41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau của nước ta tăng đột biến, đạt
452.900 ha, tăng 191.800 ha so với năm 1990, tăng 232.900 ha so với năm 1980.
Tuy nhiên 5 năm trở lại đây diện tích trồng rau của nước ta thay đổi thất thường,
11


năm 2006 cả nước trồng được 536.914 ha, tăng 84.014 ha so với năm 2000, tuy
nhiên 2 năm sau diện tích rau bị giảm nhẹ đến năm 2010 diện tích trồng rau mới
tăng trở lại đạt 553.500 ha.
Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất
rau của thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha, năm 1990 đạt
112,35 tạ/ha và năm 2000 năng suất rau đạt cao nhất là 124,36 tạ/ha. Giai đoạn
2006 – 2010 năng suất rau biến động thất thường, năm 2008 có năng suất rau
thấp nhất là 117,06 tạ/ha, năm 2010 năng suất ra tăng lên được 212,64 tạ/ha nhưng
vẫn thấp hơn 1,83 tạ/ha so với năm 2007, thấp hơn 2,72 tạ/ha so với năm 2000.
Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980
cả nước thu được 2.164.800,0 tấn, năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 768.658,5
tấn so với năm 1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng
rau đạt 5.632.264,4, tăng 2.698.805,9 so với năm 1990 (trung bình tăng
269.880,59 tấn/năm), tăng 3467464.4 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản
lượng rau của nước ta cao nhất, đạt 6.732.774,0 tấn, tăng 1.100.509,6 tấn so
với năm 2000 (trung bình tăng 110.050,96 tấn/năm, thấp hơn giai đoạn 1990 2000).

Diện tích rau năm 2015 dự kiến đạt 860 nghìn ha (giảm 2,4% so với năm
2014), năng suất dự kiến 176 tạ/ha (tăng 1% với năm 2014), sản lượng dự kiến
đạt 15,1 triệu tấn (giảm 2% so với năm 2014); trong đó miền Bắc diện tích dự
kiến đạt 390 nghìn ha, năng suất dự kiến 161,0 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 6,27
triệu tấn; miền Nam diện tích dự kiến đạt 470 nghìn ha, năng suất dự kiến 188
tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,83 triệu tấn.

12


Bảng 5. Diện tích gieo trồng rau năm 2014 và dự kiến năm 2015(Đv:
nghìn ha)
Đến tháng
Đến tháng
Dự kiến
Các tỉnh
năm 2014
7/2014
7/2015
năm 2015
Cả nước
610
881
595
860
Miền Bắc
260
400
250
390

ĐBSH
120
184
115
180
TDMNPB
80
127
77
123
Bắc Trung Bộ
60
89
58
87
Miền Nam
350
481
345
470
DH NTB
45
65
43
63
Tây Nguyên
70
100
70
97

Đông Nam Bộ
40
60
40
59
ĐB SCL
195
256
192
251
(Bộ NN&PTNT – Cục trồng trọt)
Theo số liệu ở bảng trên ta có thể thấy được diện tích trồng rau 7 tháng đầu
năm 2015 giảm so với 7 tháng đầu năm 2014 cụ thể là giảm 15 nghìn ha và được
trồng chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bảng 6. Diện tích, năng suất, sản lượng rau vụ Đông năm các tỉnh phía
Bắc
Trung du miền
Toàn
Chỉ tiêu
Năm
ĐBSH
BTB
núi phía Bắc
miền
2014
47,9
94,1
34,4
176,4
Diện tích

Kế hoạch 2015
46,8
91
34,3
172,1
(1.000 ha)
Năng suất

2014
KH 2015
2014
KH 2015

116,5
122,9
557,1
421,5

191,0
155,0
163,7
209
122,9
159,4
Sản lượng
1.797,3
533,2
2.887,6
1.901,9
421,5

2.744.9
(Bộ NN&PTNT – Cục trồng trọt)
2.3. RAT và hoạt động sản xuất RAT ở Việt Nam nói chung và tình Thừa
Thiên Huế nói riêng
2.3.1. Khái niệm về “RAT”
RAT được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả
rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng,
hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức
tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là
rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là RAT” (Quyết định số 671998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của bộ NN & PTNT).
Theo tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức nông lương và lương thực của liên
13


hợp quốc FAO thì RAT(RAT) phải đảm bảo các yếu tố sau:
•Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và
không ủ bằng hóa chất độc hại.
•Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng dưới
mức cho phép.
•Rau không bị bệnh không, có vi sinh vật gây hại cho con người và gia súc.
Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản
phẩm rau như hàm lượng nitơ rát, kim loại nặng, hóa chất BVTV(Bảo vệ thực
vật), vi sinh vật.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy
thuộc vào mức độ ô nhiễm. Do đó, sản phẩm rau đươc xem là an toàn khi đáp
ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi
quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Theo tổ chức Y tế thế giới, dư
lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô nhiễm như sau:
Bảng 7. Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau
(mg/kg sản phẩm)
Loại rau

Dư Lượng
Loại rau
Dư lượng
Dư hấu
60
Xà lách
1500
Dưa bở
90
Cà chua
150
Ớt ngọt
200
Dưa chuột
150
Măng tây
200
Khoai tây
250
Đậu quả
200
Cà rốt
250
Ngô rau
300
Hành lá
400
Cải bắp
500
Bầu bí

400
Xu hào
500
Cà tím
400
Súp lơ
500
(FAO, 1993)

14


Bảng 8. Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg sản phẩm)( Theo quy định của
WHO)
Loại kim loại
Dư lượng
Loại kim loại
Dư lượng
Chì ( pb)
0,5
Camidi ( Cd)
0,03
Asen ( As)
0,2
Thủy ngân ( Hg)
0,02
Đồng ( Cu)
5,0
Kẽm ( Zn)
10,0

Thiếc ( Sn)
200,0
Aplatoxin BI
0,005
Paiutin
0,05
(FAO, 1993)
Theo tổ chức y tế thế giới RAT là rau cần phải đạt được các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và vi sinh vật
trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nếu vi phạm một trong bốn
tiêu chuẩn trên thì không được gọi là RAT.
RAT của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác
bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ VSATTP( vệ sinh an
toàn thực phẩm). Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản xuất rau
chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề RAT về cơ
bản đã được giải quyết.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm VSATTP của sản phẩm rau đặt ra
như sau
Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng
loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm), không dập nát, hư thối,
không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép
+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủy
ngân, asen, cadimin, đồng
+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( ecoli, sanmollela, trứng
giun, sán…)
Sản phẩm RAT chỉ được coi là đảm bảo VSATTP, khi hàm lượng tồn dư
các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy định.

Theo quan điểm của các nhà khoa học cho rằng: RAT là rau được sản xuất
theo 1 quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau:
- RAT là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại, dập nát, héo úa
- Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO 3 và hàm lượng kim loại
nặng nằm trong ngưỡng cho phép
- Không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc
15


2.3.2. Hoạt động sản xuất RAT ở Việt Nam
Sản xuất RAT có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của đời sống,
cụ thể là:
- Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng RAT có tác dụng tốt đến sức
khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng chất trong
rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh hưởng
lâu dài đến sức khỏe. Mặt khác, sản xuất RAT còn góp phần bảo vệ sức khỏe
của người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho
cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản
phẩm, sản xuất RAT đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở
nên thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững.
- Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng RAT đã khẳng định trồng RAT
cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2 lần so với trồng rau
theo phương pháp cũ.
- Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi
thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay RAT nói
riêng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn. Mặt
khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng RAT làm tăng thu nhập cho người dân,
cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội.

Với một nước nông nghiệp như Việt Nam, lúa là một trong những loại cây
trồng mang lại hiệu quả xuất khẩu cho nước ta bên cạnh đó rau quả là mặt hàng
đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta, sản xuất rau đã góp
phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Với
đời sống càng ngày càng tiến bộ như hiện nay nhu cầu về thực phẩm của người
dân một tăng cao. Trong bữa ăn hằng ngày, việc đòi hỏi cao về rau sạch và rau
chất lượng cao là điều thiết yếu, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt
khe và nghiêm ngặt.
Người tiêu dùng đã ý thức về các sản phẩm RAT và tính quan trọng của
sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không đảm bảo nhất
là dân cư ở các khu vực thành thị.
Cả nước hiện có 880.000 ha rau cung ứng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,
diện tích RAT, rau VietGap chỉ chiếm dưới 10%. Con số này cho thấy người
tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe[23].
Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều thuận lợi trong việc trồng và phát
16


triển RAT; là một trong những thành phố lớn của cả nước nơi tập trung đông
dân cư vấn đề an toàn thực phẩm trong rau quả càng được chú trọng hơn. Chính
vì vậy trong những năm gần đây diện tích và năng suất sản xuất RAT càng ngày
càng tăng. Thành phố có 102 xã, phường có sản xuất rau với diện tích canh tác
3.637 ha, diện tích gieo trồng 14.456 ha, tập trung tại các huyện Củ Chi, huyện
Bình Chánh, huyện Hóc Môn và quận 12.
Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 329 tổ chức, cá nhânđược
chứng nhận VietGAP (gồm HTX Ngã 3 Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước
An, Liên tổ Tân Trung, ...), với tổng diện tích 145,7 ha (tương đương 650 ha
diện tích gieo trồng); sản lượng được chứng nhận VietGAP ước đạt 15.637
tấn/năm[15].

Tại Hà Nội: đầu năm 2015 đến nay Hà Nội đã mở rộng được thêm 200 ha
RAT, nâng tổng diện tích sản xuất RAT được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy
chứng nhận lên 5.200 ha, phân bố ở 118 xã trọng điểm trồng rau. Trước đó, các
địa phương đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung, với tổng diện tích
gần 2.200 ha. Trong đó, 10 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, 18
dự án đã được thành phố chấp thuận cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư và 3 dự
án đang ở bước 1 xin chủ trương đầu tư. Chi cục cũng tiến hành hướng dẫn, hỗ
trợ các địa phương xây dựng 4 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng RAT tập trung
có công suất lớn từ 2-5 tấn/ngày. Trong đó có 1 cơ sở tại xã Văn Đức (Gia
Lâm); 3 cơ sở sơ chế xây dựng theo dự án tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh
Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), 9 dự án đã được phê duyệt đều được hỗ trợ xây
dựng nhà sơ chế[16].
2.3.3. Hoạt động sản xuất RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đât tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố
Huế nói riêng đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất RAT. Từ năm 2005
-2007 tỉnh đã quy hoạch phát triển các vùng RAT để cung ứng cho người dân
thành phố Huế. Một số địa phương được quy hoạch trồng rau bao gồm HTX
Kim Thành và HTX Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; HTX Hương An và HTX
Hương Chữ huyện Hương Trà và HTX Hương Long thành phố Huế.

17


Bảng 9. Diện tích và chủng loại RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010
STT

1

2


Đơn vị
HTX Kim Thành, xã
Quảng Thành, huyện
Quảng Điền
HTX Quảng Thọ 2, xã
Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền

Diện tích (ha)

Chủng loại RAT

5,6

Cải bẹ xanh, Cải cúc, Xà
lách, Rau thơm, Ngò rí, Ớt
xanh cao sản, Rau dền…

1,8

Rau má, Mướp đắng

3

HTX Hương An, xã Hương
An, huyện Hương Trà

0,98

Cải bẹ xanh, hành lá, xà

lách, kiệu, rau thơm

4

HTX Hương Chữ, xã
Hương Chữ, huyện Hương
Trà

1,1

Xà lách, hành hoa, kiệu,
dền đỏ, rau thơm

5

HTX Hương Long, TP Huế

1,43

Cải xanh, xà lách, đậu
cove, ớt

(Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010).
Việc trồng RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều bất trắc, trở ngại mà
điển hình nhất là việc tìm đầu ra cũng như hiểu biết của người tiêu dùng về RAT
còn rất hạn chế nên diện tích trồng RAT tại tỉnh đã bị thu hẹp đáng kể. HTX
Kim Thành và HXT Quảng Thọ là 2 địa điểm duy trì sản xuất RAT với diện tích
là 2,5 ha và 1,8 ha[4].
Vào đầu năm 2015 cừa hàng rau sạch tại số 44 Hai Bà Trưng thành phố
Huế do bà Katayama Emiko mở ra thu hút được nhiều sự quan tâm của người

dân thành phố về RAT. Cửa hàng có bán đầy đủ các loại nông sản từ gạo, đậu
xanh, mè, ớt, tiêu, rau, củ, quả an toàn cho đến thịt heo, trứng gà, trứng vịt… với
giá không chênh lệch bao nhiêu so với sản phẩm cùng loại ở các chợ. Điểm đặc
biệt là tất cả các sản phẩm đặt trên kệ đều có bảng ghi tên của chủ vườn, người
làm ra sản phẩm và một “lý lịch” ngắn gọn giới thiệu sơ lược quy trình nuôi,
trồng hoặc chế biến… Việc ghi xuất xứ sản phẩm trên từng mặt hàng này khiến
cho người mua có thể yên tâm, trong khi người sản xuất cũng thấy vui và tự hào
vì tên mình được tôn trọng. Đây là một địa điểm được rất nhiều người dân trong
thành phố biết đến[17].

18


2.3.4. Tình hình tiêu thụ RAT ở Việt Nam
Hầu hết người tiêu dùng muốn chọn mua RAT nhưng khó tìm địa điểm và
chưa đủ niềm tin liệu đó có phải là RAT hay không… Đó là những hạn chế
khiến RAT khó tiêu thụ.
Trong hai năm (2011-2012) vừa qua, Vinastas đã tiến hành điều tra trên
diện rộng tại hơn 10 thành phố, thị xã phía Bắc, kết quả, có đến 88% người tiêu
dùng tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang…
không phân biệt được RAT với các loại rau thường.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, so với các hệ thống tiêu thụ rau củ quả
thông thường, hệ thống tiêu thụ RAT tại các tỉnh chỉ chiếm số lượng nhỏ. Ngoài
ra, không ít điểm bán RAT hoạt động kém hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa do
sức mua thấp. Đặc biệt, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất
lượng rau còn thiếu; việc quản lý mới chỉ dừng ở mức chứng nhận vùng, cơ sở
đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh... Vì vậy, Bộ NN&PTNT yêu cầu, các
địa phương cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT tại
trung tâm thành phố, tuyên truyền, xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức
nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau củ quả an toàn[18].

Các hình thức tiêu thụ RAT nhìn chung như sau:
- Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ.
- Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu
thụ tại các chợ đầu mối. Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp
hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30% .
- Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu
gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:
- Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ
liên kết … ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng.
- Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn
nhà trẻ, trường học ...
+ Về công tác quản lý RAT tại chợ đầu mối
Hiện nay theo báo cáo có 10/32 tỉnh có chợ đầu mối tiêu thụ rau, RAT
(Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ
Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu).
Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành (Hồ Chí Minh, Hà Nội,…)
hàng năm phối hợp với Ban quản lý các chợ đầu mối tổ chức các đợt kiểm tra,
lấy mẫu rau để kiểm tra chất luợng. Nếu phát hiện mẫu có dư lượng thuốc
BVTV hoặc hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng theo quy định sẽ ra văn bản thông
19


báo để Ban quản lý chợ có biện pháp quản lý tốt hơn nguồn gốc rau.
Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng rau tại các chợ được triển khai
nhưng chưa phổ biến, chưa được chú trọng trên cả nước, chủ yếu là các tư
thương tự tìm nguồn hàng, thu mua ở các nơi khác về tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc
sản xuất RAT cũng mới bắt đầu bằng việc chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sản
lượng rau được sản xuất từ các vùng này chưa tạo thành khối lượng hàng hoá lớn.
+Về Giá cả

Một số nơi RAT có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10-20% nên đem
lại thu nhập cao cho người dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và một số
cây ngắn ngày khác (một số vùng sản xuất RAT tập trung, tổng thu trung bình từ
400-500 triệu đồng/ha/năm, cao đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm ...). Phần lớn giá
bán các sản phẩm RAT và rau thông thường chưa có sự khác biệt nhiều và
thường không ổn định, giá thường cao vào đầu và cuối vụ sản xuất (cao gấp 1,5
- 2 lần) so với giá bán giữa vụ[10].
Theo nhiều ý kiến, RAT được bán ngang với giá rau thường nên chưa kích
thích người trồng. Ngoài ra, giá bán các sản phẩm rau không ổn định, chưa có
nhãn mác thương hiệu, chưa có nhà sơ chế đúng quy định, quầy bán RAT bố trí
tại các chợ còn lẻ tẻ.[19].
Theo khảo sát thì mới chỉ có 15% - 20% lượng RAT được tiêu thụ qua các
bếp ăn, siêu thị, cửa hàng. Còn lại phần lớn được tiêu thụ tại các tỉnh lẻ, chợ lân
cận, giá bán chỉ tương đương với rau sản xuất đại trà. Vì vậy, người dân ở nhiều
vùng RAT hiện nay tỏ ra không hào hứng với RAT nữa. Nguyên nhân là do hiện
nay người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là RAT, đâu là rau thường,
“rau sạch”, “rau bẩn” khác nhau thế nào. Vẫn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, có
tới 90% người tiêu dùng trả lời không thể phân biệt được RAT và rau không an
toàn bằng mắt thường.
Trong khi đó, cho tới nay chúng ta vẫn chưa có một chứng nhận đủ mạnh
từ các cơ quan kiểm soát để giúp cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đưa ra
phân biệt về RAT, vùng RAT. Vì thế, lợi dụng nhu cầu RAT ngày càng tăng, giá
RAT cao hơn nên nhiều cơ sở kinh doanh, trồng trọt đã cố tình lập lờ gian lận,
đánh tráo để lừa người tiêu dùng. Những năm qua, cơ quan chức năng cũng đã
phát hiện nhiều vụ trà trộn, hoặc cố tình gắn nhãn mác RAT cho rau thường để
kiếm lời. Chính sự nhập nhèm giữa RAT và rau đại trà đã khiến người tiêu dùng
mất niềm tin vào độ “an toàn” của RAT[20].
Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất RAT đang được khuyến cáo nhằm phát
triển nhanh và mạnh trong thời gian tới bằng một số mô hình công nghệ khác
nhau như thuỷ canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ. Công nghệ nhà

20


kính kết hợp với canh tác hữu cơ cho phép cách ly một phần với sâu bệnh bên
ngoài, giảm lượng phân bón và sử dụngc các chế phẩm sinh học tạo ra sản phẩm
đạt chất lượng tốt. Thị trường tiêu thụ nói chung và thị trường RAT nói riêng
vẫn tập trung trong những hoạt động kinh tế mạnh ở những thành phố lớn và
khu công nghiệp. Tiềm năng của thị trường trong nước còn rất lớn nhưng mức
tiêu thụ hiện nay vẫn còn rất hạn chế, khả năng thu mua thấp, việc buôn bán
RAT trong cửa hàng và siêu thị phát triển [5].
Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói
quen người tiêu dùng. Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng
đang tăng nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ RAT phát triển cả về số lượng, chủng
loại và chất lượng sản phẩm.

21


PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Huế
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 107o31‘45‘‘-107o38' kinh Ðông và
16o30'‘45‘‘-16o24' vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước,
trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và
đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách
Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển
nhanh và có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.Thành phố

Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và
diện mạo. Riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không
gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An
Vọng
Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo
thành một không gian cảnh quan thiên nhiên, đô thị, văn hoá lý tưởng để tổ chức
các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền
thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có
được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm
của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong
Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực [14].
3.1.1.2. Thời tiết và khí hậu
Khí hậu thành phố Huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển
tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển
tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt
độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C,
tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng
đồng bằng là 20°C - 22°C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới
30% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm trung bình 85%-86%.
22



- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông
sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn
do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
- Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc
hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường
kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10. Gió bão làm cho cây
cối, rau màu bị hư hại nặng, các vùng trồng rau bị sập đổ. Chính vì điều này đã
gây khó khăn cho việc sản xuất rau trên địa bàn[14].
Với nền nhiệt độ cao, độ ẩm và số giờ nắng cao là điều kiện thích hợp cho
việc sản xuất nhiều loại rau và có thể bố trí mùa vụ quanh năm, cung ứng được
nhiều loại rau cho người tiêu dùng. Mặt khác, hạn hán và lũ lụt cũng gây không
ít khó khăn trong quá trình sản xuất vì vậy việc bố trí thời vụ thích hợp và trồng
cây trái vụ là việc cấp bách cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số và lao động là một trong những nhân tố không thể thiếu trong phát
triển nền kinh tế. Nước ta là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào,
thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại
cho phát triển kinh tế cũng như ổn định đời sống dân cư. Lao động chủ yếu của
nước ta nói chung và thành phố Huế nói riêng là lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp với trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là sức lao động.
Bảng 10. Lao động và cơ cấu chuyển dịch lao động ở Huế [7]
Năm 2005
Năm 2011
Ngành
Tổng số(người) Cơ cấu(%) Tổng số(người) Cơ cấu(%)

Tổng số
112.413
100
125.714
100
Nông lâm thủy sản
19.464
17,31
15.635
12,43
Công nghiệp, xây dựng
31.070
27,64
19.188
15,34
Dịch vụ
61.879
55,05
90.891
72,23
Thành phố Huế có nguồn lao động khá dồi dào. Số lao động trong các
ngành kinh tế vào năm 2011 là khoảng 198.480 người, chiếm 57,9% dân số.
Thời gian qua, cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch nhanh theo hướng tăng về
du lịch, dịch vụ và giảm dần về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông
nghiệp. Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng từ 55,05% năm 2005 lên
72,23% năm 2011, trong khi nhân công ở khu vực nông nghiệp giảm nhanh từ
17,3% năm 2005 xuống còn 12,43% năm 2011. Bên cạnh đó lao động khu vực
23



công nghiệp, xây dựng cũng giảm từ 27,64% xuống còn 15,34%. Các con số này
cho thấy vai trò chủ đạo, quyết định của khu vực dịch vụ đối với quá trình phát
triển của thành phố trong thời gian tới. Huế là một trong những thành phố phát
triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch tuy nhiên tỷ trọng nông nghiệp là rất thấp.
Rau xanh là một loại nông sản thực phẩm chịu tác động rất lớn của thị trường,
biến động giá cả là quanh năm nhưng rất ít hộ nông dân căn cứ vào nhu cầu rau
của thị trường để điều chỉnh thời vụ trồng rau cho hợp lý.
Bảng 11. Dân số trung bình thành phố Huế 2005 – 2012
Năm
Tổng số
Nam
Nữ
2005
319303
154909
164394
2009
337554
163014
174540
2010
338094
163261
174832
2011
342550
167060
175490
2012
344581

168296
176285
(Niên giám thống kế, 2012)
Dân số của thành phố Huế những năm trên có xu hướng gia tăng nhưng
không đáng kể. Dân số càng đông càng phản ánh về nhu cầu sản lượng rau được
tiêu thụ trong địa bàn thành phố Huế cao. Mặt khác, Huế là một thành phố di
sản, hằng năm đón được một lượng khách tham quan đến Huế rất đông cộng
thêm hàng nghìn sinh viên ngoại tỉnh ra vào Huế để học nên lượng rau tiêu thụ
còn lớn hơn rất nhiều so với lượng rau tiêu thụ của người dân thành phố.
Tình hình lao động của thành phố Huế chủ yếu tập trung vào các ngành
công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh; một phần nhỏ
lao động tham gia vào các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng ven thành phố; ngành nghề trồng rau đòi
hỏi công chăm sóc nhiều nên thành phần lao động chủ yếu là phụ nữ trung niên
và người lớn tuổi, thanh niên là hầu như rất ít.
3.1.2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Huế
Thành phố Huế là một thành phố văn hóa, du lịch bảng dưới đây cho thấy
được một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà thành phố đã đạt được trong 3 năm
2008 – 2010

24


Bảng 12. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Huế từ năm 2008 đến
năm 2010.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng giá trị sản xuất
tỷ đồng

9.736
11.749
12.314
( giá thực tế)
Tổng sản phẩm của thành
tỷ đồng
5.216,0
6.358,0
7.028,0
phố (giá thực tế)
GDP bình quân đầu người
USD
954,8
1.098,4
1.350
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
13,7
12,8
13.5
Tổng lượng khách tham
Người
1.388.610 1.296.100 1.451.600
quan
- Khách trong nước
Người
684.714
734.530
842.670
- Khách nước ngoài

Người
703.896
561.570
608.930
Thương mại bán lẻ hàng
triệu đồng 6.384.600 7.680.000 10.383.000
hóa, dịch vụ
Số cơ sở y tế
Đơn vị
45
49
49
(Niên giám thống kê thành phố Huế, 2010)
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng tưởng kinh tế của thành phố Huế trong
những năm 2008 – 2010 là khá cao và năm sau cao hơn năm trước. GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt được là 1.350 USD cao hơn năm 2008 là 395.2
USD. Thương mại bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng điều đó cho thấy
Huế đang dần dần trở thành 1 trong những thành phố du lịch, công nghiệp lớn
của cả nước. Qua trên cũng cho thấy đời sống người dân thành phố Huế ngày
một cải thiện, mức tiêu dùng càng ngày càng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm
ngày một tăng và là một khắc khe cho ngành thực phẩm đặc biệt là rau tươi một
món ăn không thể thiếu trong mỗi măm cơm của người Việt càng ngày càng đòi
hỏi về chất lượng lẫn cả số lượng.
Qua các chỉ tiêu thu nhập cho thấy mức sống của người dân thành phố Huế
còn thấp so với các tỉnh thành khác trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhưng tổng sản phẩm sản xuất vẫn đang ở mức trung bình. Qua bảng cũng cho
thấy Huế là thành phố tiềm năng về du lịch, dịch vụ hơn so với ngành nông
nghiệp. Hằng năm vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch trong lẫn ngoài nước đặc
biệt từ năm 2000 trở lại đây Huế thường tổ chức Festival vào các năm chẵn và
Festival nghề truyền thống vào các năm lẻ. Đây là hoạt động thu hút rất nhiều

khách tham quan cả trong lẫn ngoài nước.
Việc quy hoạch phát triển ngành rau phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách
tham quan du lịch đến Huế. Hằng năm lượng khách du lịch đến Huế là rất đông
và hầu như năm sau đều cao hơn năm trước cụ thể như đến đầu tháng 11/2015,
Huế đã đón được 2,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,1 triệu lượt khách
25


×