Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.28 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

VÀ ĐÀO TẠO

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

NGUYỄN LÂM THÀNH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số:

62 34 82 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2014


Công trình được hoàn thành tại Học viện Hành chính

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Vũ Đức Đán
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Vũ Trọng Hách


Phản biện 1: ………………………………………………………
…………………………………………………………………….
Phản biện 2 ………………………………………………………
……………………………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………………
……………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sỹ, Học viện Hành chính
Số 77, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Học viện Hành chính


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Bài báo 1. Những quan điểm, chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước
trong phát triển MNPB giai đoạn CNH-HĐH.
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Dân tộc và Thời đại
+ Số 152 (12/2012); xuất bản năm 2012; Số trang: 5 (tr24-tr28).
Bài báo 2. Chính sách hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS MNPB
Việt Nam
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Tạp chí Dân tộc
+ Số 149 (5/2013); xuất bản năm 2013; Số trang: 4 (tr13-tr16)
Bài báo 3. Tăng cường năng lực thực thi chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở
vùng DTTS.

+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Tổ chức nhà nước
+ Số 6/2013; xuất bản năm 2013; Số trang: 4 (tr24-tr27)
Bài báo 4. Tiến trình chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS nước ta.
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Nghiên cứu Lập pháp
+ Số 244 (6/2013); xuất bản năm 2013; Số trang: 6 (tr44-tr49)
Bài báo 5. Một số vấn đề liên quan đến phát triển KT-XH và XĐGN vùng
DTTS trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Tạp chí Cộng sản
+ Số 848 (6/2013); xuất bản năm 2013; Số trang: 5 (tr95-tr99)
Bài báo 6. Công tác định canh, định cư và ổn định dân cư cho đồng bào DTTS.
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Dân tộc và Thời đại
+ Số 157,158 (6/2013); xuất bản năm 2013; Số trang: 8 (tr48-tr55)
Bài báo 7. Hệ thống chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phía Bắc Việt Nam.
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Nghiên cứu Lập pháp
+ Số 247 (8/2013); xuất bản năm: 2013; Số trang: 8 (tr36-tr42)
Bài báo 8. Tiếp cận văn hóa trong xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
+ Tên tác giả: Nguyễn Lâm Thành
+ Tên Tạp chí: Nghiên cứu Lập pháp
+ Số 254(11/2013; xuất bản năm 2013, số trang 06 (tr38- tr43)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển KT-XH vùng ĐBKK, vùng dân tộc là vấn đề luôn được

quan tâm. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương
chính sách cho vùng DTTS, nhờ đó, sự nghiệp phát triển của vùng đã thu
được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đến nay các vùng có đông
đồng bào DTTS vẫn là nơi chậm phát triển nhất của cả nước, mà điển hình
là vùng DTTS phía Bắc.
Có nhiều cách lý giải cho thực tế này như: điều kiện tự nhiên khó
khăn; trình độ phát triển của các dân tộc thấp; sự tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường…trong đó có nguyên nhân xuất phát cơ chế chính sách vùng
DTTS phía Bắc. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách khoa
học, có bằng chứng cả trên góc độ lý luận và thực tiễn.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào một cách toàn diện về chính sách
phát triển vùng DTTS phía Bắc để giải đáp: nền tảng hệ thống lý luận nào
làm cơ sở cho nghiên cứu về chính sách phát triển vùng DTTS? Thực trạng
các chính sách phát triển khu vực này hiện nay ra sao? Trong thời gian tới,
quan điểm, giải pháp đổi mới hoàn thiện chính sách phát triển vùng DTTS
phía Bắc Việt Nam như thế nào? Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn đề tài
“Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” để
nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Hệ thống hóa lý luận về chính sách phát triển vùng DTTS. Phân tích,
đánh giá các chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phía Bắc gắn với
thực trạng KT-XH và những vấn đề quản lý nhà nước liên quan. Chỉ ra
những khó khăn, hạn chế, bất cập hiện nay của chính sách và xác định
những vấn đề cần giải quyết. Đề xuất quan điểm đổi mới và những giải
pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với vùng DTTS phía Bắc.
2.2. Nhiệm vụ
- Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
- Luận giải và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản liên quan
đến chính sách phát triển vùng DTTS trong sự nghiệp cách mạng và tiến

trình đổi mới của đất nước.
- Nhận diện thực trạng chính sách, tình hình phát triển KT-XH vùng
DTTS phía Bắc, đánh giá, phân tích hệ thống chính sách phát triển vùng
DTTS phía Bắc và phát hiện những vấn đề đặt ra cần giải quyết.


- Tổng hợp quan điểm của Đảng, đề xuất giải pháp đổi mới hoàn thiện
chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS
phía Bắc từ 2001-2012 với những vấn đề liên quan từ quan điểm, phương
pháp, nội dung, kết quả và vấn đề đặt ra của chính sách...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung trong phạm vi hệ thống chính sách liên quan đến phát triển
KT-XH vùng DTTS phía Bắc, gồm 14 tỉnh khu vực (ngoại trừ tỉnh Quảng
Ninh), với giới hạn thời gian từ năm 2001 đến năm 2012.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp luận
Tiếp cận và dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước về dân tộc, CSDT... Kết hợp lý thuyết hành chính và phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: kế thừa, điều tra xã hội học, chuyên gia
- Xử lý thông tin, số liệu bằng phần mềm SPSS và EXCEL
- Các phương pháp phân tích, đánh giá: phân tích thống kê; đánh giá hệ
thống chính sách; phân tích tình huống và phương pháp khác…
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và hệ thống
một cách cơ bản, có cơ sở khoa học, bổ sung các khái niệm, nội hàm vùng
DTTS, chính sách phát triển vùng DTTS và mối quan hệ giữa chính sách

phát triển vùng DTTS với chính sách phát triển quốc gia….
- Luận án đã hệ thống và hoàn chỉnh thêm một bước về phương pháp;
bổ sung các tiêu chí đánh giá trong trường hợp nghiên cứu về chính sách
phát triển vùng DTTS (tiêu chí phù hợp và công bằng).
- Luận án cung cấp thông tin về tình hình KT-XH của vùng, trên cơ sở
đó tổng hợp và nhận diện 13 điểm đặc thù riêng có của vùng DTTS phía
Bắc cần quan tâm trong xây dựng và thực hiện chính sách.
- Đã đưa ra cách tiếp cận, phân loại hệ thống chính sách phát triển vùng
DTTS phía Bắc. Đánh giá chính sách trên các khía cạnh: tính toàn diện,
hiệu lực, đồng bộ, công bằng, phù hợp, hiệu quả và tác động; xác định các
bất hợp lý và “khoảng trống” chính sách. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng,
trên cơ sở đó xác định vấn đề đặt ra cần giải quyết.


- Luận án tổng hợp, làm rõ quan điểm của Đảng về CSDT và phát triển
vùng DTTS phía Bắc thời kỳ đổi mới; đề xuất 06 định hướng xây dựng và
4 nhóm giải pháp đổi mới nội dung, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM

Tổng quan các nghiên cứu trong những năm vừa qua, như sau:
1. Nghiên cứu lý luận về chính sách, chính sách phát triển
Đã có nhiều công trình công bố về khái niệm chính sách, chính sách
công; lý thuyết phát triển;vấn đề dân tộc và CSDT…
2. Nghiên cứu thực tiễn về phát triển vùng DTTS ở Việt Nam
Có các nghiên cứu về: chính sách XĐGN và phát triển; thể chế và tổ
chức thực hiện chính sách vùng DTTS; nghiên cứu những vấn đề cụ thể về
KT-XH vùng DTTS; nghiên cứu về vùng MNPB…
3. Nghiên cứu về chính sách cho người DTTS ở nước ngoài

Đáng chú ý có các nghiên cứu về: tình trạng nghèo khổ trên thế giới;
quyền chính trị, kinh tế, văn hóa của dân bản địa trên thế giới; lịch sử phát
triển, chính sách đất đai chính phủ và quyền chính trị của người da đỏ; vấn
đề an toàn cuộc sống và sinh kế của người dân bản địa; tổng quan CSDT
của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa
Qua tổng quan cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: (i)
Chưa có nghiên cứu nào đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận một cách đầy đủ,
toàn diện về chính sách phát triển vùng DTTS... (ii) Hệ thống về chính sách
phát triển vùng DTTS chưa toàn diện, đầy đủ, cụ thể hóa, nhất là với vùng
DTTS phía Bắc. (iii) Đánh giá về hiệu quả, tính kết nối, đồng bộ giữa các
chính sách trong hệ thống gắn với lý luận phát triển, cơ sở khoa học và thực
tiễn chưa rõ nét. (iv) Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến chính sách phát
triển vùng vùng DTTS phía Bắc Việt Nam...
Chương 1
C

SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. Quan niệm về dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số
- Khái niệm “Dân tộc thiểu số”, được làm rõ tại Điều 5, Nghị định số
05/NĐ-CP về Công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011
qui định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc


đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và
“Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia”
- Vùng DTTS: theo Nghị định số 05/NĐ-CP “Vùng dân tộc thiểu số là
địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng

đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đối với vùng DTTS phía Bắc có 132/140 đơn vị cấp huyện, thị có
cộng đồng DTTS với số lượng 1.000 người trở lên (trừ 03 huyện của Bắc
Giang và 05 huyện của Phú Thọ), chiếm 94,16% đơn vị hành chính và 98%
diện tích toàn vùng. Trong đó 121/140 huyện, thị có số DTTS trên 10.000
người. DTTS là 6.039.096 người, chiếm 60,09% dân số vùng MNPB. Theo
tiêu chí vùng DTTS khu vực nông thôn, miền núi có 110/140 đơn vị huyện
có từ 10.000 người DTTS trở lên. DTTS có 5.704.903 người, trên tổng dân
số 8.439.405 người, chiếm 67,6%
1.2. Chính sách, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số
1.2.1. Quan niệm về chính sách và chính sách công
- Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ
thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó có sự ưu đãi một hoặc
một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng
hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược
phát triển của một hệ thống xã hội.
- Chính sách công là quyết sách của Nhà nước (hay Chính phủ) nhằm
định hướng sự phát triển hoặc giải quyết những vấn đề bức xúc, nảy sinh
trong đời sống KT-XH theo mục tiêu mong muốn, và được thực thi chủ yếu
thông qua hoạt động của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy nhà
nước.
1.2.2. Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số
- Phát triển là kết quả của những thay đổi về giá trị, gắn liền với các
thay đổi trong các hoạt động kinh tế và xã hội liên quan đến tăng cường sản
xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển dựa trên 4 trụ cột là:
nhân lực, kinh tế, thể chế chính trị và xã hội.
- Chính sách phát triển là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, cách thức
thực hiện và phương pháp quản lý hành chính và ngân sách nhà nước làm
cơ sở và tạo lập môi trường cho sự phát triển.
- Chính sách dân tộc là những quyết sách của Đảng, Nhà nước được

thực thi thông qua bộ máy hành pháp nhằm quản lý và phát triển kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội đối với các dân tộc và vùng dân tộc nhằm thiết lập


sự bình đẳng và hoà nhập phát triển, củng cố, tăng cường đoàn kết thống
nhất của cộng đồng các dân tộc.
- Chính sách phát triển vùng DTTS là chính sách công do Nhà nước
ban hành, bao gồm tổ hợp những chính sách hướng tới mục tiêu phát triển
toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho vùng có đông đồng
bào DTTS sinh sống, thường gắn với điều kiện tự nhiên, KT-XH khó khăn
và ĐBKK.
- Chính sách phát triển vùng DTTS hướng tới vai trò tạo dựng nền tảng
phát triển cho các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
cùng phát triển, phát huy năng lực nội sinh, hài hòa quan hệ các dân tộc. 4
cách thức nhà nước trợ giúp phát triển qua chính sách gồm: (i) Cung cấp
các nguồn lực, cơ sở vật chất cho các vùng, hộ gia đình... (ii) Cách thức tổ
chức để tăng cường hoạt động của các tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức nghề
nghiệp hoặc năng lực tự tổ chức của cá nhân trong quá trình phát triển. (iii)
Giáo dục giúp người dân nâng cao dân trí, có thêm kiến thức, thông tin,
kinh nghiệm cần thiết. (iv) Bảo đảm thực thi tốt các chính sách y tế và các
chính sách an sinh xã hội khác.
- Mục tiêu chính sách phát triển vùng DTTS là tạo ra sự bền vững về
phát triển kinh tế, phát triển xã hội, văn hóa và về môi trường.
- Phân loại chính sách phát triển vùng DTTS: trong đề tài này chúng
tôi phân loại theo tính chất phạm vi tác động của chính sách gồm: nhóm
chính sách có phạm vi điều chỉnh chung của quốc gia; nhóm chính có đối
tượng trực tiếp là dân đồng bào dân tộc thiểu số; nhóm chính sách riêng
cho khu vực, vùng dân tộc thiểu số phía Bắc.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển vùng DTTS: quan
điểm và nhận thức về chính sách; các điều kiện để xây dựng và tổ chức

thực hiện chính sách, các điều kiện tự nhiên, KT-XH....
- Các tiêu chí đánh giá chính sách và hệ thống chính sách: trong
nghiên cứu này, đề tài lựa chọn các tiêu chí gồm: tính toàn diện, tính hiệu
lực, tính đồng bộ, tính hiệu quả và tác động của chính sách. Ngoài ra,
chúng tôi bổ sung thêm tiêu chí tính công bằng và tính phù hợp, khả thi của
hệ thống chính sách đối với đối tượng nghiên cứu đặc thù là vùng DTTS
phía Bắc Việt Nam.
1.3. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát
triển vùng dân tộc thiểu số
Nghiên cứu về Cộng hòa Malaisia, Liên bang Myanmar, Vương quốc
Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bài học tham chiếu rút ra là:


(i) Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia khác không tiếp cận giải quyết
chính sách cho dân tộc cụ thể, thay vào đó là chính sách phát triển vùng.
(ii) Tiến hành các chương trình đầu tư mang tính tổng hợp, dài hạn để giải
quyết cơ bản về cơ sở hạ tầng cùng với thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế và
an sinh xã hội. (iii) Chính sách có sự phân biệt giữa các nhóm đối tượng,
vùng, miền để điều chỉnh phù hợp. (iv) Xác định ưu tiên trong chính sách
mà trọng điểm là ba lĩnh vực: giáo dục, văn hóa và đào tạo cán bộ là nội
dung liên quan trực tiếp đến thực hiện quyền bình đẳng của các DTTS
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
TỘC THIỂU SỐ MIỀN N I PHÍA BẮC

DÂN

2.1. Đặc điểm tự nhiên T- H v ng n tộc thiểu số phía B c
- Miền núi phía Bắc có diện tích 95.264 km2, chiếm 31% diện tích cả
nước, gồm 14 tỉnh. Là vùng có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc

phòng của quốc gia, có địa hình phức tạp
- Dân số 11.064.449 người, chiếm 13,1% cả nước. Mật độ thấp 60-90
người/km2. DTTS có 5.949.436 người, chiếm 61% dân số vùng và 53% DTTS
cả nước; có 30/54 dân tộc, nhiều tỉnh, tỷ lệ DTTS trên 80%...
- Kinh tế truyền thống chủ yếu là: ruộng nước, nương rẫy. Trồng trọt,
chăn nuôi là hoạt động sản xuất chủ yếu. Kinh tế tự nhiên vẫn có vai trò
quan trọng trong cuộc sống một vài vùng, nhóm dân tộc.
- Văn hóa truyền thống với 2 vùng: Việt Bắc với văn hóa dân tộc Tày,
Nùng và Mông, Dao, Giáy; Tây Bắc với văn hóa dân tộc Thái, Mường
- Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 trên 10%. Năm 2012, tính
theo xã có: 92% có đường ô tô đến trung tâm, 100% có trạm y tế, gần 90%
có điện, 80% có công trình thuỷ lợi nhỏ, 65% có công trình nước sinh hoạt.
Tốc độ giảm nghèo 3-4 %/năm, nhất là các huyện 30a...
Tính đặc thù, khác biệt và những khó khăn về KT-XH của vùng DTTS
phía Bắc: (i) Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đơn vị hành chính lớn; (ii)
Tốc độ tăng trưởng thấp; (iii) Hạ tầng kỹ thuật yếu kém; (iv) Thiếu nguồn
lực phát triển; (v) Đói nghèo chậm được cải thiện; (vi) Biến đổi của môi
trường sống. (vii) Tác động của quá trình phát triển quốc gia; (viii) Y tế còn
khó khăn; (ix) Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng thấp; (x) Sự tác
động và biến đổi văn hóa của các dân tộc; (xi) Một số dân tộc rất ít người
chậm phát triển; (xii) Nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết; (xiii) Tính
phức tạp của an ninh biên giới...


2.2. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
phía B c, giai đoạn từ 2001 đến nay
Từ sau đổi mới (1986) đến năm 2000, Bộ Chính trị có Nghị quyết 22NQ/TW là chủ trương quan trọng phát triển KT-XH miền núi, trong đó có
MNPB. Năm 1993, có Chỉ thị 525/TTg về một số chủ trương phát triển
KT-XH miền núi; Chỉ thị 393/TTg (năm1996) về qui hoạch dân cư, tăng
cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại sản xuất vùng dân tộc miền núi; đặc biệt là

Chương trình phát triển KT-XH miền núi - vùng cao… Ngoài ra, còn có:
Chính sách về định canh, định cư; Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg; Quyết
định 197/QĐ-TTg; Nghị định 20/1998/NĐ-CP; Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng; Một số chính sách xã hội như XĐGN, cử tuyển, trường dân
tộc nội trú, giảm học phí, miễn một phần viện… Giai đoạn này, số lượng
chính sách quốc gia nói chung cũng như cho khu vực dân tộc chưa nhiều
nội dung chưa sâu rộng..., Giai đoạn 2001-2012 chính sách đã đa dạng và
phong phú hơn, cụ thể:
2.2.1. Nhóm chính sách phát triển chung
2.2.1.1. Nhóm chính sách kinh tế
- Nhóm chính sách nguồn lực
Chính sách đất đai: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ban
hành chính sách. Chính phủ đã ban hành 11 Nghị định và 05 Thông tư
hướng dẫn, trong số này có tới 4 văn bản Nghị định và 02 Thông tư sửa đổi,
bổ sung trong thời gian ngắn từ 2004 đến 2009.
Chính sách về rừng: trên cơ sở Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm
2004, Chính phủ ban hành 04 nghị định, 07 quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và 11 quyết định, thông tư cấp Bộ hướng dẫn...
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: Ba lĩnh vực ưu tiên là đầu tư
phát triển giao thông, điện và thủy lợi. Ngoài ra, thông qua các chương
trình mục tiêu quốc gia, các quyết định phát triển vùng, các đề án, dự án
giao thông, năng lượng, thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường, giáo dục,
y tế, văn hóa thông tin và đặc biệt là Chương trình 135.
Chính sách thuế: Có Nghị quyết 05/2001/NQ-CP về miễn giảm thuế.
Tiếp đó, Quốc hội ban hành Nghị quyết 15/2003/NQ/QH11 miễn giảm thuế
sử dụng đất nông nghiệp từ 2003-2010 cho nhân dân. Quốc hội, Chính phủ
đã ban hành 02 nghị quyết, 01 nghị định, 02 quyết định và 03 thông tư cấp
Bộ về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn nộp nợ thuế nhà,
đất, đáng chú ý Nghị định số 129/2003/NĐ-CP...



Chính sách về vốn, tín dụng: Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác. Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối
với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, đối với thương
nhân là tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp.
Chính sách khoa học, chuyển giao công nghệ miền núi. Quyết định
122/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi
giai đoạn 2004-2010; Quyết định 1831/QĐ-TTg (năm 2011) phê duyệt
Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ
phát triển KT-XH nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.
- Nhóm chính sách về phát triển kinh tế và nông thôn
Chính sách về phát triển nông nghiệp và khuyến công. Chính phủ đã
ban hành 04 nghị quyết và nghị định, 03 quyết định của Thủ tướng và 05
thông tư hướng dẫn cấp bộ. Nổi bật là Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến
nông, khuyến ngư; Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định 69/2007/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đến 2010, định hướng đến 2020 và
Quyết định 124/2012/QĐ-TTg phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất nông
nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Chính sách thương mại miền núi. Gồm 02 nghị định, 03 quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Quan trọng là Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc và Nghị định 02/2002/NĐ-CP thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển
các loại vật tư nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, phục vụ sản
xuất đời sống của người dân vùng khó khăn, vùng dân tộc... Giai đoạn 2006
- 2010, thay trợ giá, trợ cước bằng hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định

102/2009/QĐ-TTg. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành Nghị định
114/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2003/NĐ-CP.
Chính sách về phát triển hợp tác xã và kinh tế trang trại. Trên cơ sở
Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các
chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại nhất là đối với
miền núi. Về hợp tác xã, triển khai Luật Hợp tác xã 2003 có 04 nghị định,
02 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


Chương trình xây dựng nông thôn mới: thực hiện Quyết định 800/QĐTTg (năm 2010), đã có 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 4 thông
tư cấp Bộ. Trong đó, Quyết định 497/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi xuất vốn vay
mua thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà
ở khu vực nông thôn.
2.2.1.2. Nhóm chính sách xã hội và phát triển nguồn nhân lực
Chính sách giáo dục và đào tạo. Có 02 nghị định của Chính phủ, 03
quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 6 thông tư cấp Bộ, chưa kể chính
sách đặc thù cho dân tộc. Đáng chú ý: Quyết định 159/2002/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án kiên cố hoá trường học; Quyết định 62/2005/QĐ-TTg về chính
sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Nghị định
61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK. Quyết
định 157/2007/QĐ-TTg hỗ trợ tín dụng đối với học sinh, sinh viên; Nghị
định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ
chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010-2011 đến 2014 - 2015.
Chính sách đào tạo cán bộ. Quyết định 34/2006/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấn người DTTS; Quyết
định 28/2007/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã phường, thị trấn
các tỉnh MNPB giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 106/QĐ-TTg (năm
2007) phê duyệt Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc,
giai đoạn 2007 - 2010”.
Chính sách y tế. Gồm 01 nghị định, 02 quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và 01 thông tư cấp Bộ. Đặc biệt là Quyết định 139/2002/QĐTTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo. Đối với cán bộ y tế, có Nghị
định 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác
ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK.
Chính sách việc làm và phát triển ngành nghề nông thôn. Chính phủ
ban hành 01 nghị định, 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 03
thông tư cấp Bộ. Quan trọng là: Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển
ngành nghề nông thôn; Quyết định 1956/QĐ-TTg (năm 2009), Phê duyệt
đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó ưu tiên
đối tượng là hộ nghèo, thanh niên DTTS.
Chính sách về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Thực hiện
theo Quyết định 277/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc


gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 và
Quyết định 2406/QĐ-TTg ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2012 - 2015.
Chính sách ổn định dân cư. Trước năm 2003 thực hiện theo Chương
trình di dân, phát triển kinh tế mới. Sau đó có Quyết định 190/2003/QĐTTg về chính sách di dân, qui hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010.
Quyết định 193/2006/QĐ-TTg về chính sách cho bố trí dân cư các vùng
thiên tai, ĐBKK, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu
của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng đến 2015.
Chính sách về XĐGN. Chính sách giảm nghèo chung của quốc gia
được thực hiện trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc
làm giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010. Một số văn bản cụ thể
như: Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà
ở; Nghị quyết 30a về Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61

huyện nghèo và gần đây là Nghị quyết 80 về định hướng giảm nghèo bền
vững thời kỳ 2011- 2020...
Chương trình phát triển KT-XH các xã, thôn bản ĐBKK.Giai đoạn I, thực
hiện theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg (Chương trình 135-I) trên 1.000
xã trong số hơn 1.700 xã được lựa chọn theo ưu tiên. Giai đoạn II (20062010), thực hiện theo Quyết định 07/2006/QĐ-TTg. Quyết định
112/2007/QĐ- TTg cụ thể hóa Quyết định 07/2006/QĐ-TTg về Chính sách
hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp
lý để nâng cao nhận thức pháp luật
2.2.2. Nhóm chính sách đối tượng trực tiếp là dân tộc thiểu số
Chính sách về định canh, định cư. Quyết định 138/QĐ-TTg (năm
2000), các dự án ĐCĐC đã được hợp nhất vào Chương trình 135. Quyết
định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho
đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010...
Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Thực hiện theo
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg. Triển khai Quyết định này có 03 quyết định
của Thủ tướng, 03 văn bản cấp Bộ. Đáng chú ý là Quyết định
146/2005/QĐ-TTg và Quyết định 57/2007/QĐ-TTg về thu hồi đất của các
nông, lâm trường để giao cho các hộ đồng bào DTTS nghèo.
Chính sách vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS: Quyết định
32/2007/QĐ-TTg về cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS.


Quyết định 126/2008/QĐ-TTg về sửa đổi một số điều của Quyết định
32/2007/QĐ-TTg. Ngoài ra hộ nghèo DTTS ngoài diện trên được vay vay
với lãi xuất thấp theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg.
Chính sách giáo dục, đào tạo học sinh DTTS: Chính phủ đã ban hành
02 nghị định, 11 quyết định của Thủ tướng và văn bản hướng dẫn cấp Bộ.
Đáng chú ý là Nghị định 134/2006/NĐ-CP qui định về chế độ cử tuyển vào
các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân; các Quyết định 267/2005/QĐ-TTg và Quyết định
82/2006/QĐ-TTg về chính sách và tổ chức dạy nghề đối với học sinh
DTTS nội trú và điều chỉnh học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh,
sinh viên là người DTTS học tại các trường đào tạo công lập. Đối tượng
học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện nghèo, chính sách cũng được vay vốn
tín dụng để học tập theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg.
Chính sách văn hóa - thông tin cho DTTS: thực hiện qua Quyết định
số 975/2006/QĐ-TTg, Quyết định 2472/QĐ-TTg (năm 2010) về cấp một số
báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi ĐBKK. Quyết định số
124/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS
Việt Nam. Quyết định 1270/QĐ-TTg (năm 2011) phê duyệt Đề án Bảo tồn,
phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020.
Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc ít người: Các Quyết
định về hỗ trợ phát triển của 6 dự án cho 5 dân tộc rất ít người, (phía Bắc
có dân tộc Pu Péo ở Hà Giang, Si La ở Lai Châu và Điện Biên, thực hiện từ
2006 - 2010. Quyết định 2123/QĐ-TTg (năm 2010) phê duyệt đề án phát
triển giáo dục dân tộc ít người giai đoạn 2010 -2015 (cho 9 dân tộc, có 5
dân tộc ở vùng MNPB là Pu Péo, Cống, Si La, Mảng, Cờ Lao); Quyết định
1672/QĐ-TTg (năm 2011) phê duyệt đề án Phát triển KT-XH vùng dân tộc
Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao.
2.2.3. Nhóm chính sách riêng cho phát triển KT-XH, bảo đảm an
ninh quốc phòng miền núi phía B c
Các chính sách vùng gồm: Quyết định 186/2001/QĐ-TTg về phát triển
KT-XH 6 tỉnh ĐBKK MNPB giai đoạn 2001-2005. Nghị quyết 37/NQ-TW
(năm 2004) của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo
đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và MNBB đến năm 2010. Năm
2008 có Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách hỗ
trợ phát triển KT-XH đối với các tỉnh vùng trung du và MNBB đến năm
2010. Vùng biên giới có: Quyết định 120/2003/QĐ-TTg về chính sách đặc
thù phát triển KT-XH các xã biên giới Việt-Trung. Quyết định



160/2007/QĐ-TTg về chính sách đặc thù phát triển KT-XH các xã biên giới
thuộc các tỉnh biên giới Việt-Lào-Camphuchia, trong đó Sơn La và Điện
Biên thuộc diện thụ hưởng chính sách.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ về Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Số huyện 30a
thuộc vùng DTTS phía Bắc là 34/62 huyện, tập trung ở các tỉnh Hà Giang,
Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng. Nếu tính cả 23 huyện mới được hưởng
một số cơ chế, chính sách 30a thì vùng có 46/92 huyện.
2.3. Đánh giá và các nhân tố tác động đến chính sách phát triển
KT-XH vùng DTTS phía B c
2.3.1. Đánh giá hệ thống các chính sách
- Tính toàn diện của của các chính sách: trong 10 năm qua, ngoài luật
có tới 211 văn bản chính sách, gồm 05 nghị quyết Quốc hội, 43 nghị định,
nghị quyết Chính phủ, 88 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 75 thông tư
cấp Bộ (bảng 2.2). Thể hiện trên 3 nhóm: (i) Về kinh tế, nhóm chính sách
về quản lý và phát triển nguồn lực có 64 văn bản, chiếm gần 50% số nghị
quyết của Quốc hội, Chính phủ. Các chính sách về kinh tế và phát triển
nông nghiệp, nông thôn có 36 văn bản, 1/3 là nghị quyết của Chính phủ.
Thương mại miền núi chỉ có 02 nghị định của Chính phủ và 03 quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. (ii) Nhóm chính sách về xã hội và phát triển
nhân lực có 41 văn bản, chủ yếu là các quyết định của Thủ tướng Chính
phủ. XĐGN và giáo dục, đào tạo có nhiều chính sách nhất. (iii) Chính sách
đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH cho đồng bào DTTS có 61 văn bản phần
lớn là quyết định Thủ tướng Chính phủ và thông tư cấp Bộ.
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng văn bản chính sách KT-XH chủ yếu đã ban
hành liên quan đến vùng dân tộc DTTS phía B c (giai đoạn 2006 - 2012)
Nghị
Nghị Quyết

quyết
quyết
định Thông Tổng
Tên nhóm chính sách
QH
CP
TTCP

cộng
Quản lý, phát triển nguồn lực
Kinh tế, phát triển nông thôn
Chính sách xã hội
Chính sách trực tiếp cho dân tộc
Chính sách phát triển vùng
Cộng

04
01
0
0

19
12
06
03

20
14
19
30


0

03

06

-

09

05

43

88

75

211

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

22
09
16
28

65
36

34
61


Hầu hết các khía cạnh phát triển được hệ thống chính sách đề cập. Tuy
nhiên, xét về phát triển vùng DTTS (gắn với đặc thù dân tộc) nhiều vấn đề
miền núi, dân tộc ít hoặc thể hiện chưa đầy đủ, nhất là trong các văn bản
luật... Hiện Luật về DTTS chưa có để làm cơ sở xây dựng và điều chỉnh các
vấn đề liên quan đến dân tộc. Các luật cơ bản khác như Đất đai, Đầu tư,
Ngân sách... đề cập đến vấn đề DTTS chưa rõ ràng...
- Hiệu lực của các chính sách: đến thời điểm 2012 có tổng số 206 văn
bản, không kể 05 nghị quyết của Quốc hội. Trong đó, có 56 văn bản hết
hiệu lực (27,18%), 11 văn bản còn hiệu lực một phần (5,3%), 139 văn bản
còn hiệu lực (67,47%). Trong 43 văn bản nghị quyết, nghị định của Chính
phủ, 8 văn bản hết hiệu lực, 7 văn bản còn hiệu lực một phần và 28 văn bản
vẫn còn hiệu lực (chiếm 65%). Trong 88 quyết định của Thủ tướng Chính
phủ chỉ còn 59 văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản mới ban hành... Phần
lớn các văn bản hết hiệu lực là các Quyết định chính sách về xã hội và
chính sách DTTS. Thời hiệu của chính sách cũng quá ngắn, thường là 5
năm, không đủ thời gian vận hành.
- Tính đồng bộ của của các chính sách: Hệ thống chính sách chủ yếu
tập trung vào giảm nghèo và an sinh xã hội trong khi yêu cầu phát triển
vùng DTTS phía Bắc phải mang tính toàn diện, gồm nhiều lĩnh vực... Chưa
tách bạch về đối tượng chính sách. Cùng nội dung nhưng có nhiều chính
sách đề cập và do các Bộ, ngành quản lý. Việc tiếp cận CSDT chưa hoàn
toàn chính xác được “dán nhãn” là CSDT... Chính sách ban hành trước và
sau chưa có sự kết nối về nội dung, nhiệm vụ. Nhiều chính sách mang tính
dàn trải và thiếu nguồn lực thực hiện. Chưa có sự tương thích giữa mục tiêu
và nội dung chính sách...
Bảng 2.3: Nội dung của một số chương trình, chính sách phát triển

Hỗ
Tăng
Chương
Đường
Hỗ
Nước
trợ
Vay
cường
Dạy
trình,
giao
trợ
sinh
sản
vốn
năng
nghề
chính sách
thông
nhà ở
hoạt
xuất
lực
CT 135- II
x
x
x
x
x

x
CT GNQG
x
x
x
x
x
x
x
NQ 30a
x
x
x
x
x
x
x
QĐ 134
x
x
x
ĐCĐC
x
x
x
x
x
QĐ 120
x
x

x
x
Cộng
05/06
05/06 04/06 05/06 06/06
03/06
04/06
Nguồn Ủy ban Dân tộc năm 2010 và tính toán của tác giả


- Hiệu quả và tác động của chính sách: Hệ thống chính sách vùng
DTTS phía Bắc đã tạo ra hiệu quả rõ nét trên nhiều mặt của đời sống, từ hạ
tầng đến sản xuất... Tỷ lệ giảm nghèo trung bình 2%/năm, huyện nghèo
Chương trình 30a là 3 - 4%/năm. Tuy nhiên chưa thực sự bền vững, nguy
cơ tái nghèo cao. Hiệu quả của một số chính sách trong hệ thống chính sách
phát triển vùng DTTS phía Bắc còn chưa đạt yêu cầu; một số chính sách
làm nảy sinh tư tưởng trông chờ ỷ lại; phức tạp hóa quan hệ dân tộc; làm
một bộ phận đồng bào ngày càng nghèo khó hơn...
Hình 2.2: Biểu đồ mô tả mức độ thụ hưởng chính sách của người dân

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả luận án năm 2012

Nguồn: kết quả điểu tra của tác giả

- Tính“công bằng”: chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng chưa được chú
trọng như khu vực khác. Định mức, nhu cầu đầu tư lớn hơn, nhưng chính
sách qui định như nhau. đóng góp nhiều tài nguyên, khoáng sản, giữ chủ
quyền quốc gia nhưng các chính sách chưa bù đắp được...
- Còn có những bất hợp lý về nội dung chính sách: (i) Giữa quy định
chính sách và thực tiễn, nhiều định mức chưa phù hợp, cơ cấu đầu tư còn

bất cập. (ii) Độ trễ thời gian chính sách thể hiện ở sự lạc hậu do không điều
chỉnh kịp thời. Nhiều nội dung chưa phù hợp, triển khai kéo dài dẫn đến
quy định thiếu thực tế. Có những “khoảng trống” về nội dung: thiếu chính
sách thúc đẩy xây dựng cơ sở chế biến nông lâm, sản gắn với qui hoạch
vùng sản xuất; chưa đủ lực xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại;
thiếu chính sách về bảo hiểm sản xuất; một số nội dung chính sách về KTXH chưa phù hợp… Khoảng trống trong quản lý làm ảnh hưởng đến hiệu
quả chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc.
2.3.2. Đánh giá tác động của một số nhân tố đến các chính sách
phát triển vùng dân tộc thiểu số phía B c
- Quan điểm và nhận thức về chính sách: trong các giai đoạn chính
sách, quan điểm tiếp cận về đặc điểm và cách ứng xử chính sách phát triển
vùng DTTS chưa biện chứng và chính xác.


- Các điều kiện để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
+ Hoạt động xây dựng chính sách: vẫn còn những bất cập như: xác
định vấn đề, nội dung chính sách chưa tốt. Qui trình xây dựng hình thức,
chất lượng lấy ý kiến chưa cao, đặc biệt là sự tham gia của người dân...
+ Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách: (i) ở cấp Trung ương đã có
đổi mới. Tuy nhiên, hướng dẫn chậm; quá nhiều nội dung chính sách trùng
lắp; bố trí ngân sách hàng năm bất cập. (ii) ở địa phương chuẩn bị và triển
khai có cố gắng, hiệu quả hơn, tuy nhiên: thực hiện còn lúng túng, bị động;
chỉ đạo, điều hành, thiếu chủ động, chậm cụ thể hoá hướng dẫn của Trung
ương, thiếu đôn đốc kiểm tra, trông chờ ỷ lại…
+ Hoạt động đánh giá chính sách: chưa thể chế hóa quy trình; chưa
đánh giá tính khả thi trước khi ban hành; chưa có đánh giá độc lập…
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM


3.1. Quan điểm, định hướng xây dựng chính sách phát triển vùng
DTTS phía B c
- Quan điểm và định hướng phát triển vùng DTTS phía Bắc được
Đảng xác định tại: Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị; các
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X, XI của Đảng. Đặc biệt, Nghị quyết số
37/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 24-NQ-TW của Ban Chấp hành
trung ương (năm 2003)… Đây là một trong những căn cứ đề xuất giải pháp
đổi mới nội dung chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc.
Xây dựng chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc trong thời gian
tới đáp ứng 6 định hướng sau: (i) Phải đặt trong chiến lược, chính sách
chung quốc gia, bảo đảm hội nhập, phát triển; (ii) Tiếp cận trên quan điểm
phát triển bền vững; (iii) Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp và hiệu
quả, công bằng; (iv) Về lâu dài, phải lấy đầu tư phát triển làm chủ đạo; (v)
Bảo đảm đầy đủ các điều kiện cho phát triển cá nhân, nâng cao năng lực
nội sinh cho hộ gia đình, cộng đồng; (vi) Chính sách theo địa bàn và trình
độ phát triển gắn với nông thôn mới
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách
phát triển vùng DTTS phía B c
3.2.1. Giải pháp đổi mới cách tiếp cận về hệ thống chính sách phát
triển vùng DTTS phía B c
- Thay đổi quan điểm tiếp cận giảm nghèo đối với vùng DTTS phía
Bắc và các vùng khác trong cả nước. Phải tạo cơ hội cho người dân tiếp cận


các nguồn lực và phát triển dựa trên năng lực nội sinh. Giảm dần bao cấp
và hỗ trợ trực tiếp sang đầu tư cho cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế
hộ gia đình. Gắn giảm nghèo với giải quyết vấn đề dân số, giáo dục, y tế.
Khống chế phạm vi, đối tượng thuộc “lõi nghèo” để xử lý; giảm nghèo phải
“có điều kiện” từ phía đối tượng thụ hưởng.
- Tiếp cận đúng nội hàm CSDT chỉ giải quyết vấn đề đặc thù của

DTTS mà chính sách chung chưa can thiệp…
- Cơ cấu lại các Chương trình mục tiêu quốc gia... Các nội dung về
ĐCĐC, ổn định dân cư, tái định cư liên quan đến DTTS, hợp nhất thành
một chính sách. Chương trình 30a hợp nhất với Chương trình 135 để thống
nhất nội dung và địa bàn. Có phương án điều tra đánh giá xây dựng
“Chương trình phát triển Vùng DTTS phía Bắc.
- Xác định những nội dung ưu tiên trọng điểm trong chính sách cũng
như chương trình phát triển KT-XH cho vùng DTTS phía Bắc.
3.2.2.Nhóm giải pháp hoàn thiện, đổi mới nội dung một số chính sách
* Nhóm các chính sách nguồn lực và kinh tế
- Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng cho phát
triển KT-XH giảm sự cách biệt: Đối với công trình giao thông quốc gia,
liên tỉnh, liên huyện, hệ thống điện, thông tin liên lạc, do ngân sách trung
ương đảm nhận và thực hiện. Chú trọng công trình ở vùng đặc biệt nghèo,
biên giới theo Quyết định 120/QĐ-TTg và Quyết định 160/QĐ-TTg, trong
đó có đường tuần tra biên giới. Các công trình cấp độ thấp hơn do địa
phương quản lý, điều phối, sử dụng ngân sách trung ương...
Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng, nhu cầu hệ thống hạ tầng ở địa
phương, hình thành chương trình quản lý thống nhất, do một Bộ quản lý.
Xây dựng tiêu chí lựa chọn danh mục, hạng mục công trình và thứ tự ưu
tiên trong một vùng và giữa các vùng. Với địa phương, cần tính toán lựa
chọn phương án đầu tư giữa mở đường tới khu vực ít dân cư và bảo dưỡng,
sửa chữa đường hiện có.
- Chính sách đất đai nhằm giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc, miền núi, trong đó đồng bào tái định cư: sửa đổi các văn
bản pháp luật (gồm cả Luật đất đai sửa đổi), bảo vệ quyền sử dụng đất đai
truyền thống đồng bào dân tộc. Sửa đổi Nghị định 69/2009/NĐ-CP về cơ
chế bồi thường, qui định giá đất, thu hồi đất và đền bù tái định cư và hậu tái
định cư cùng với việc gắn trách nhiệm nhà nước và chủ đầu tư bảo đảm
sinh kế cho người dân. Tiếp tục chính sách miễn, giảm tiền thuế đất, tiền

thuê sử dụng đất. Thu hồi đất nông, lâm trường giao cho địa phương và


đồng bào dân tộc. Giải quyết đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 755/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách lâm nghiệp thúc đẩy phát triển nghề rừng, hệ thống canh
tác phù hợp, phục hồi hệ sinh thái rừng: hình thành nghề rừng để người
dân sống một phần nhờ trồng và bảo vệ rừng, nhất là ở vùng bảo tồn, đầu
nguồn hay vùng khó canh tác. Có phương án chuyển đất canh tác một số
vùng sang trồng rừng bảo vệ môi trường thông qua cân đối quĩ lương thực.
Tăng chi phí khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng đạt 30-40% lượng lương thực
cần thiết cho hộ/năm.
Điều chỉnh khoản 2, mục III về trợ cấp gạo của Thông tư số
52/2008/TTLT-BNN-BTC theo hướng tăng suất đầu tư và hỗ trợ cho mỗi
ha chuyển đổi xây dựng hệ thống canh tác sản xuất lúa nước tăng vụ và
theo mô hình canh tác trên đất dốc. Sửa đổi Nghị định số 75/2001/NĐ-CP
bổ sung đối tượng vay gồm cả hộ gia đình, doanh nghiệp trồng rừng qui mô
nhỏ; mở rộng lĩnh vực vay gồm cả dự án trồng rừng gỗ lớn, dự án chế biến
ván dăm, ván ghép thanh.Tiếp tục giao rừng cho cộng đồng nhất là ở các
khu vực núi cao, chưa đo đạc, lập hồ sơ chi tiết. Thực hiện nghiêm Nghị
định 99/2010/NĐ-CP…
- Cải thiện chính sách và hoạt động tín dụng nhằm tăng cường hỗ trợ
phát triển sản xuất cho nhân dân nhất là các hộ nghèo. Cải tiến thủ tục,
điều kiện cho vay đơn giản và thuận tiện. Tăng cường thông tin về tiện ích,
sự bảo đảm của tín dụng nhà nước. Với hộ nghèo, áp dụng tín dụng nhỏ,
ngắn hạn, không hoặc lãi suất thấp, giúp đỡ lập phương án sản xuất. Những
hộ có khả năng sản xuất, thiếu vốn thì cho vay dài hạn, khoản vay lớn. Đối
với đầu tư cơ sở chế biến cần kéo dài thời gian hoàn vốn và trả lãi theo khả
năng và ngành sản xuất, phù hợp từng vùng. Qui định cụ thể và hợp lý hơn
về thời hạn vay đối với sản xuất có chu kỳ dài 5, 10, 20 năm. Hạ trần lãi
suất vay với đối tượng cận nghèo.

Bảo đảm đủ nguồn đáp ứng nhu cầu vay. Ngoài bổ sung vốn từ ngân
sách, cần có chính sách hỗ trợ các ngân hàng. Tạo cơ chế để các ngân hàng
thương mại tham gia cung cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách thông
qua việc bù lãi suất…
- Đổi mới chính sách phát triển KH&CN gắn với nhu cầu thực tiễn
phát triển của vùng DTTS phía Bắc: Xây dựng chính sách về phát triển
KH&CN riêng cho khu vực miền núi, trong đó có vùng DTTS phía Bắc.
Tiếp tục thực hiện “Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao khoa học
công nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi” theo Quyết
định 1831/QĐ-TTg. Nghiên cứu sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, đào


tạo, dịch vụ tại các địa phương. Tập trung nghiên cứu hệ thống sản xuất
vùng cao, công nghệ chọn, phục tráng, lai tạo và nhân giống thích hợp, giải
quyết nước sinh hoạt và thuỷ lợi cho vùng khan hiếm nước, vật liệu xây
dựng thích hợp, bảo quản và chế biến nông sản. Có cơ chế để các nhà khoa
học tham gia vào các chương trình phát triển miền núi, nhất là trong chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới...
- hát triển nông, âm nghiệp th o hướng thúc đẩy sản xuất hàng hóa
có lợi thế so sánh gắn với thị trường: Cần phân vùng để hoạch định chính
sách nông nghiệp: (i) Vùng cao, khó khăn, sản xuất nông nghiệp hạn chế,
tập trung hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ đầu nguồn, biên giới qua
chính sách hỗ trợ lương thực và sản xuất phù hợp (ii) Vùng có khả năng
nông nghiệp, nên khai thác, phát triển hệ canh tác truyền thống thành hệ
thống nông lâm kết hợp. (iii) Vùng có khả năng sản xuất hàng hóa: qui
hoạch sản phẩm đặc trưng; xây dựng cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…
Chú ý thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Đồng thời, Nhà nước tăng
cường đầu tư hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp xây cơ sở sản
xuất và chế biến, thiết lập thị trường… Để thực hiện được, các chính sách
phải rõ ràng, đủ lực để tạo ra thay đổi.

- Cải thiện việc cung cấp hỗ trợ dịch vụ khuyến khích phát triển sản
xuất, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vùng khó khăn: xây dựng
chính sách đặc thù cho vùng DTTS nhằm đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật; củng cố mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, và các dịch vụ sản
xuất nhất là giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và hệ thống tiêu thụ sản phẩm.
Sửa đổi Nghị định 02/2010/NĐ-CP cho phù hợp, thay đổi dự án thành
chương trình hoạt động theo giai đoạn 5 năm, 3 năm và hàng năm, kinh phí
cần tăng lên, nhất là với trung ương, bổ sung mục hỗ trợ địa phương khó
khăn, vùng DTTS...
Cụ thể hóa Quyết định số 315/QĐ -TTg (năm 2011) về thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 cho miền núi. Xây dựng “quĩ bình
ổn giá” sản phẩm hoặc xây dựng giá sàn cho sản phẩm cây dài ngày. Sửa
đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, việc Nhà nước hỗ trợ một phần cho
doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp
khu vực nông thôn, miền núi, dân tộc như hiện tại không đủ các điều kiện
bảo đảm và ưu đãi như về thuê đất, thuế, hỗ trợ đào tạo.
* Nhóm các chính sách xã hội
- Về chính sách GDĐT: tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện dạy và
học, nâng cao chất ượng giáo dục, giải quyết tình trạng mù chữ.


+ Đối với giáo dục, tiếp tục thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP,
miễn học phí cho học sinh tiểu học, mẫu giáo, các trường phổ PTDTNT,
giảm đóng góp, lệ phí cho con em dân tộc. Đối với tuyến xã, bảo đảm cơ sở
vật chất như lớp học, đồ dùng học tập, cung cấp hoặc trợ giá sách vở cho
học sinh. Bảo đảm đủ giáo viên, nhất là các xã ĐBKK. Đổi mới phương
pháp dạy và học phù hợp đặc điểm học sinh DTTS. Phát triển thêm trường
nội trú cấp huyện, trung tâm cụm xã, xem xét hợp lý hơn điểm chuẩn xét
tuyển với diện này, vì đây là lực lượng bổ sung nguồn lực và đội ngũ cán
bộ cơ sở. Tăng học bổng miễn giảm các khoản đóng góp cho sinh viên

DTTS, diện hộ nghèo theo Quyết định 82/2006/QĐ-TTg. Sửa đổi Nghị
định 134/2006/NĐ-CP theo hướng chỉ thực hiện với những dân tộc hiện có
số học sinh học đại học, cao đẳng thấp, không cử tuyển tràn lan, gắn chặt
việc đào tạo với sử dụng. Thiết lập lại hệ đào tạo dự bị 1, 2 năm. Những
học sinh dân tộc ở vùng II, III thi tuyển đỗ vào các trường đại học công lập
thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi cao hơn và ít nhất là bằng với đối tượng cử
tuyển. Qui định chặt chẽ việc thực hiện ưu tiên điểm đối với thí sinh thi vào
các trường đại học, cao đẳng …
+ Đối với giáo dục phục vụ xây dựng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh tổ
chức các lớp xoá mù trong độ tuổi, nhất là 8/14 tỉnh trọng điểm. Nâng cao
trình độ phổ cập và chuẩn xoá mù chữ; đổi mới phương pháp, kỹ năng dạy
học. Chú trọng biện pháp sau xoá mù để tránh tái mù. Củng cố vai trò của
tổ chức cộng đồng và vận động xã hội ảnh hưởng tới xoá mù và nâng cao
dân trí. Xã hội hoá giáo dục và tăng cường và khuyến khích sử dụng bộ đội,
bộ đội biên phòng tham gia công tác xoá mù chữ.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo, dạy nghề trên cơ sở đổi
mới nội dung, cơ chế quản lý và nội dung, phương pháp đào tạo cho phù
hợp với đặc thù vùng DTTS phía Bắc. Sử dụng phương pháp đào tạo tích
cực, giải phóng sức sáng tạo và phát triển kinh nghiệm của người dân, kích
thích phát triển tư duy và thúc đẩy nhu cầu nhận thức. Xây dựng nội dung
đào tạo đa dạng để đồng bào có cái nhìn và sự hiểu biết về những vấn đề
liên quan đến đời sống. Sửa đổi bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg (năm
2009) theo hướng tăng định mức hỗ trợ và thời gian đào tạo cho lao động,
nâng cao kỹ năng nghề, ban hành lại danh mục nghề phù hợp, những nghề
liên quan đến kỹ thuật khuyến nông, khuyên lâm thì chưa tính vào danh
mục nghề.
- Chính sách hỗ trợ phát triển văn hóa, thông tin nhằm nâng cao dân
trí, hiểu biết pháp luật và bảo tồn văn hóa. Tăng cường đầu tư xây dựng và
củng cố thiết chế văn hoá vùng dân tộc. Phát triển các hệ thống và phương



tiện thông tin phát thanh, truyền hình để phổ biến thông tin cần thiết đến
cho đồng bào. Đầu tư xây dựng các chương trình nội dung thông tin bằng
ngôn ngữ dân tộc.Thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg (năm 2011) phê
duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020
và Chương trình mục tiêu quốc gia đưa văn hóa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, xa, vùng biên giới và hải đảo.
- Chính sách đầu tư, hỗ trợ cải thiện các điều kiện dịch vụ y tế, dân số
và kế hoạch hóa gia đình phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục
cải thiện dịch vụ y tế cho vùng. Kiểm soát và hạn chế các dịch bệnh phổ
biến như sốt rét, bướu cổ, phong, lao. Tăng cường trang thiết bị và thuốc
thiết yếu cho cán bộ y tế, khai thác các phương pháp cổ truyền. Hình thành
quĩ thuốc quay vòng làng bản, các dịch vụ y tế bản. Đầu tư cơ sở vật chất
kết hợp tăng cường nhân lực tại chỗ cho đội ngũ y tế xã, thôn, bản. Có cơ
chế sử dụng nhân viên y tế nghỉ hưu, sinh viên mới ra trường và giáo viên
cắm bản… để mỗi thôn, bản có từ 1- 2 nhân viên y tế, xã có bác sĩ. Điều
chỉnh nâng chính sách tại Quyết định 75/2009/QĐ-TTg về qui định chế độ
phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
Sửa đổi Quyết định 139/2002/QĐ-TTg, để hạn chế tình trạng có bệnh
mới mua thẻ để hưởng chế độ. Việc kết dư lớn bảo hiểm y tế ở vùng là vấn
đề phải điều chỉnh. Đẩy mạnh vận động, tuyên truyền làm giảm tỷ lệ sinh.
Gắn chương trình dân số kế và chương trình dinh dưỡng. Chính sách giảm
nghèo gắn chặt với công tác dân số. Tiếp tục thực hiện chính sách sinh con
thứ 3 cho các dân tộc rất ít người có nguy cơ suy giảm dân số. Xây dựng
đồng bộ hệ thống chính sách an sinh xã hội hình thành quỹ chống rủi ro đáp
ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp cho các nhóm dễ tổn thương, những
người có hoàn cảnh khó khăn…
- Nhóm các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các
địa bàn, đối tượng có tính đặc thù, ưu tiên
+ Chương trình phát triển KT-XH các xã, thôn bản (nằm trong chương

trình chung của vùng dân tộc cả nước nhưng có tính đến những đặc điểm
riêng để có những qui định điều chỉnh phù hợp). Tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ
sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và dịch vụ công. Hướng tiếp cận chính sách mới
là dựa trên yếu tố văn hóa, xã hội. Phân cấp phù hợp, đổi mới cơ chế phân
bổ vốn theo điều kiện, tiêu chí cụ thể, lấy đầu tư theo bản, xã, cụm xã,
huyện, là đơn vị cơ bản cho chương trình... Lồng ghép các nội dung chính
sách, xây dựng các dự án thích hợp từng vùng, từng nhóm dân tộc ít người
và người nghèo...


+ Chương trình định canh định cư và ổn định dân di cư tự do. Với hơn
20.000 hộ DTTS ở MNPB, ổn định là một yêu cầu bức thiết đặt ra. Cần tập
trung nguồn lực giải quyết ổn định sắp xếp, bố trí lại dân cư cho đồng bào
du canh, du cư, di dịch cư, di cư tự do, di dân ra biên giới, dân cư ở các
vùng sạt lở, nguy hiểm, lũ ống, lũ quét. Tiếp cận giải quyết chính sách theo
các nhóm đối, cụ thể: (i) Nhóm đối tượng chính sách định canh định cư. (ii)
Nhóm đối tượng chính sách di cư tự do. Hợp nhất các chính sách để giải
quyết đồng bộ các nhóm đối tượng trên, bảo đảm thống nhất, không chồng
chéo. Các địa phương rà soát, phân loại rõ ràng để có cơ sở và điều kiện
thực hiện. Nâng định mức chính sách ĐCĐC về đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nhà
ở, sản xuất, đời sống cho hộ. Ưu tiên định canh, định cư xen ghép theo hộ
và nhóm hộ gia đình. Qui định đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, chính sách hỗ trợ
đối với các nhóm di cư tự do.
- Chương trình bảo tồn, phát triển KT-X cho các dân tộc ít người.
Trước mắt, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định 1672/QĐ-TTg (năm
2011) về Đề án Phát triển KT-XH vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống,
Cờ Lao. Tiếp tục xây dựng đề án phát triển KT-XH cho các dân tộc Bố Y,
Lô Lô, Pu Péo, Si La, La Ha, Lự, Pà Thẻn, Phù Lá. Các nhóm dân tộc
Mông, Khơ Mú, Kháng, cũng cần có trợ giúp cụ thể thêm...
- Các dự án tái định cư ở các công trình thủy điện, thủy ợi và chương

trình phát triển KT-XH ở các xã vùng biên giới. Tiếp tục hỗ trợ người dân
giải quyết đời sống, nhu cầu phát triển sau tái định cư. Thiết lập quĩ phát
triển để bảo đảm sinh kế. Đổi mới Nghị định 69, thay đổi qui định giá đền
bù thiệt hại hữu hình, vô hình, lợi ích thay thế, phương thức đền bù, đầu tư
hỗ trợ cho đồng bào. Ban hành chính sách thay thế Quyết định 120. Tăng
định mức chính sách đầu tư hạ tầng, nhà ở, đất đai cho người dân quay trở
lại biên giới, chế độ cho cán bộ vùng biên...
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực
hiện chính sách phát triển
- Đổi mới công tác xây dựng chính sách:
+ Đổi mới quy trình xây dựng chính sách: ban hành quy trình chính
sách công, xác định rõ các bước thực hiện, trách nhiệm của cơ quan liên
quan . Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi
trường hình thành vận động, tham vấn chính sách.
+ Quy định rõ về phân cấp, tạo chủ động cho địa phương, tăng cường
sự tham gia người dân. Sửa đổi quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư tại Điều 61


và điều chỉnh dự án đầu tư tại Điều 57 của Luật Đấu thầu; phân cấp quản lý
đầu tư xây dựng và đấu thầu trong Nghị định 85…
+ Quy định các định mức chính sách cho sát hợp hơn với thực tiễn
nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản vì chi phí thực tế xây dựng ở MNPB
thường cao gấp từ 1,5 đến 3 lần khu vực đồng bằng.
+ Xác định cơ cấu đóng góp tài chính phù hợp, khả thi. Các tỉnh nghèo
MNPB, chủ yếu trợ cấp từ trung ương. Do vậy, điều chỉnh cấp đủ kinh phí
từ trung ương cho phù hợp với số đối tượng chính sách hoặc qui định tỷ lệ
phù hợp, tuỳ thuộc mỗi chính sách.
- Đổi mới công tác tổ chức thực hiện chính sách, nhất à XĐGN:
+ Phân cấp quản lý ở địa phương, đẩy mạnh công tác kế hoạch cấp địa
phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch. Có quy

định cụ thể đối với từng cấp: cấp làng, bản, cấp xã,cấp huyện và đối với cấp
tỉnh. Thành lập cơ quan quản lý phát triển ở các cấp đủ mạnh, đặc biệt là
cấp huyện và tỉnh, trong tương lai là cấp trung ương.
+ Phân bổ nguồn lực dựa vào nhu cầu vùng, địa phương, thông qua
quy mô dân số và hệ số khó khăn, trình độ phát triển... Hoàn thiện cơ chế
quản lý, phân cấp cho địa phương, cơ sở, tạo chủ động bố trí, lồng ghép
nguồn lực theo nhu cầu, từ các chương trình, dự án…
+ Đổi mới công tác thông tin, tăng cường giám sát, đánh giá và quản
lý chính sách, chú ý thông tin, phổ biến, quán triệt đến cơ sở, người dân;
giám sát, đánh giá, quản lý theo mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp.
+ Có cơ chế tài chính và cấp phát, thanh quyết toán phù hợp. Có thể áp
dụng: (i) Cấp xã, bản, áp dụng chế độ quản lý cấp phát, thanh quyết toán 6
tháng, 1 năm. (ii) Cấp huyện, áp dụng chế độ quản lý cấp phát, thanh quyết
toán hàng năm, 2 năm tuỳ hạng mục. (iii) Cấp tỉnh, áp dụng chế độ quản lý
cấp phát, thanh quyết toán 3 năm và 5 năm...
+ Củng cố thể chế tổ chức KT-XH và tăng cường sự tham gia của
người dân, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp địa phương.
3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm cho việc đổi mới và
thực hiện hiệu quả chính sách vùng dân tộc
- Tăng cường nhận thức, trách nhiệm chung của các ngành, các cấp
uản và toàn xã hội: nâng cao nhận thức các ngành, các cấp của cán bộ,
đảng viên về công tác dân tộc và CSDT; nâng cao ý thức trách nhiệm chính
trị với Đảng, với nhân dân, với đồng bào DTTS.
- Xây dựng cơ sở để xác định đối tượng, phạm vi tác động phục vụ cho
công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách: để xây dựng được hệ


×