Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cứu sống một bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.03 KB, 5 trang )

Cứu sống một bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp
Khoa Nội Tim Mạch
Vừa qua Đơn vị Can thiệp Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã can thiệp thành
công cho một bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân Phạm Thị P. 77 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, vào viện rạng sáng ngày 18/12 trong tình
trạng đau ngực trái dữ dội, mạch nhanh 130-140 lần/phút, huyết áp thấp 65/40mmHg nhưng
không thể nâng lên dù đã dùng 3 loại thuốc vận mạch liều cao (Dopamin, Dobutamin,
Noradrenalin). Điện tâm đồ có biểu hiện rối loạn nhịp. Các Bác sỹ khoa Nội Tim mạch đã hội
chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chệnh lên thành trước, KILLIP IV, tiên
lượng rất xấu.
Sau khi người nhà đồng ý can thiệp, êkip can thiệp của bệnh viện đã tiến hành can thiệp cấp cứu
cho bệnh nhân. Sau gần 1 giờ đồng hồ, ca can thiệp đã thành công tốt đẹp về mặt kỹ thuật. Kết
quả chụp mạch cho thấy bệnh nhân bị tắc gần hoàn toàn (99%) D1 động mạch liên thất trước
(LAD). Bác sỹ can thiệp đã đặt 01 giá đỡ (Stent) vào tổn thương. Sau can thiệp bệnh nhân được
chuyển về theo dõi tại phòng CCU khoa Nội Tim Mạch trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, hết
đau ngực, mạch huyết áp ổn định: mạch 70 lần/phút, huyết áp duy trì mức 110/70mmHg mà
không cần dùng bất kỳ thuốc vận mạch nào. Điện tâm đồ cho thấy ST hết chênh lên. Sau vài giờ
đồng hồ, bệnh nhân có thể ngồi dậy nói chuyện và ăn uống rất bình thường. Một điều đáng chú ý
là êkip can thiệp của Bệnh viện đã thực hiện được những ca cấp cứu như vậy mở ra cơ hội cứu
sống cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng đến sớm.




Bệnh nhân Phạm Thi P. sáng ngày 20-12-2013
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, từ tháng 2 đến nay đã triển khai can thiệp tim mạch với
3 kỹ thuật: can thiệp động mạch vành, đặt máy tạo nhịp 1 buồng, 2 buồng và can thiệp động
mạch ngoại biên một cách thường quy. Sau một thời gian nhận chuyển giao kỹ thuật của tuyến
trên, hiện nay êkip can thiệp tại Bệnh viện đã phần lớn làm chủ được hầu hết các kỹ thuật và hiện
tại đang hướng tới phát triển các kỹ thuật cao hơn trong tương lai.
Đặt vấn đề


1. Tại sao huyết áp thấp 65/40mmHg nhưng không thể nâng lên dù đã dùng 3 loại thuốc vận
mạch liều cao (Dopamin, Dobutamin, Noradrenalin?
{BS Trịnh Văn Thuấn }
2. Biện luận chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chệnh lên thành trước?


3. Tại sao chẩn đoán mức độ KILLIP IV?
4. Tại sao tiên lượng rất xấu?
{BS Trịnh Văn Thuấn }

Giải thích:
1. Trường hợp đó dùng vận mạch ko lên vì BN đã có biểu hiện sốc tim rồi nguy cơ đầu tiên nghĩ
đến là do thủng vách liên thất dẫn đến tình trạng giảm chức năng thất trái>>giảm thể tích nhát
bóp của tim>>giảm cung lượng tim nên làm huyết áp tụt
{Bs Lê Thuận}
2. ST chênh lên ở V2_V3 nghĩ ngay đến NMCT vùng vách trước
3. Chẩn đoán là NMCT kilip 4 vì BN này biểu hiện sốc tim cụ thể là đẫ dùng 3 loại thuốc vận
mạch mà HA vẫn ko lên 65/40 thì khẳng định ngay đây là NMCT Kilip 4( sốc tim)
4. BN này tiên lượng nặng vì có những lý do sau 1 là tuổi cao 2 huyết áp tâm thu quá thấp 3 nhịp
tim nhanh 4 vị trí NMCT vách liên thất nguy cơ thủng vách liên thất cao mà BN này đã xảy ra
rồi thì phải nên có biểu hiện sốc tim ko đáp ứng thuốc vận mạch
Tóm lại BN này bị NMCT trước vách tức là 1 phần thành trước thất trái + 1 phần của vách liên
thất cho hình ảnh trực tiếp ST chênh ở V2_V4. BN được chẩn đoán NMCT Kilip 4 nói đến tình
trạng sốc tim nguy cơ đầu tiên dẫn đến tình trạng này là thủng vách liên thất.
{Bs Lê Thuận}



×