Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phước sơn giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 59 trang )

Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực hiện Khóa luận này tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn nhiệt tình, chu đáo từ các thầy cô giáo, sự ủng hộ giúp đỡ
của ngời thân, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, trớc hết tôi xin
chân thành cảm ơn PGS -TS. Hồ Kiệt, giảng viên Khoa Tài
nguyên đất và Môi trờng Nông nghiệp Trờng Đại học Nông
Lâm Huế đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các
thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trờng Nông nghiệp
Trờng Đại học Nông Lâm Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn, sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ
quan, ban ngành của huyện Phớc Sơn mà trực tiếp là Phòng Tài
nguyên Môi trờng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và
Trung tâm phát triển quỹ đất đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin cảm ơn những ngời thân trong gia đình, bạn bè đã
khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận.

Một lần nữa xin cảm ơn!
Tỏc gi khúa lun

Thỏi Tn Trung


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................5
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................1


2. Yêu cầu, nhiệm vụ........................................................................................................................2

PHẦN 2.................................................................................................................4
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................................................4
2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất...........................................................................................................................4
2.1.2. Ý nghĩa và vai trò của rà soát quy hoạch sử dụng đất ...........................................................................4

2.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................5
Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài:..............................................................................................5
* Quy hoạch sử dụng đất ở Liên Xô và các nước Đông Âu:......................................................................5
Quy hoạch sử dụng đất trong nước:.............................................................................................................6

PHẦN 3.................................................................................................................9
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG.............................................................9
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................9
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................9
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................9
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu...................................................................................................9
3.4.2. Phương pháp thống kê............................................................................................................................9
3.4.3. Phương pháp so sánh............................................................................................................................10
3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu ................................................................................10

PHẦN 4...............................................................................................................11
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................11
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội..........................................................................................11
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................................................11
4.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................................11

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo............................................................................................................12
4.1.1.3. Khí hậu..........................................................................................................................................12


4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................................................................12
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên....................................................................................................................13
4.1.1.6. Thực trạng môi trường..................................................................................................................17
4.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội...................................................................................................................18
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................................................18
4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế.................................................................................19
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập........................................................................................24
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn............................................................25
4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng...............................................................................................26

4.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu huyện Phước Sơn ( 2011 – 2015 ) 30
4.2.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất 2014.................................................................................................30
4.2.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Phước Sơn sau 4 năm thực hiện kế hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.....................................................................................................................32
4.2.3. Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 theo chỉ tiêu sử
dụng đất..........................................................................................................................................................33

4.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất và định hướng sử
dụng đất đáp ứng nhu cầu nhà ở đến năm 2020...........................................................................47
4.3.1. Giải pháp về chính sách........................................................................................................................47
4.3.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư..................................................................................................48
4.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ......................................................................................................48
4.3.4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường........................................................................48
4.3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện..................................................................................................................49

PHẦN 5...............................................................................................................50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................50
5.1. Kết luận....................................................................................................................................50
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................................51

PHẦN 6...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................52


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích các nhóm đất trên địa bàn...............................................13
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm (Theo giá cố định 94)..........18
............................................................................................................................19
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ..........20
Bảng 4.4: Tổng hợp cơ cấu, giá trị ngành công nghiệp..................................22
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phước Sơn năm 2014....................30
Bảng 4.6. So sánh diện tích đất nông nghiệp năm 2014 với hiện trạng 2010
và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2014, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015
.............................................................................................................................36
Bảng 4.7. So sánh diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 với hiện trạng
2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2014, kế hoạch sử dụng đất đến năm
2015.....................................................................................................................40
Bảng 4.8. So sánh diện tích đất chưa sử dụng năm 2014 với hiện trạng 2010
và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2014, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015
.............................................................................................................................43

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Giá trị tăng ngành nông, lâm nghiệp qua các năm 2005-2010.19
Biểu đồ 4.2: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng qua các năm 20062010.....................................................................................................................23
Biểu đồ 4.3: Giá trị tăng thêm ngành thương mại – dịch vụ từ năm 2005 2012.....................................................................................................................24
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu đất đai 2014 của huyện Phước Sơn...............................32



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Các chữ viết tắt

1

FAO

Food Aricultural Organization (Tổ chức nông lương quốc tế)

2
3
4

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TTLT

Thông tư liên tịch

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường

5

UBND


Ủy ban nhân dân

6

BNV

Bộ nội vụ

7

BTC

Bộ Tài Chính

8

CV

Công văn

9

TCĐC

10



Nghị định


11

CP

Chính phủ

12



Quyết định

13

QCVN

14

NQ

15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

BTXM


Bê tông xi măng

17

THCS

Trung học cơ sở

18

PTDT

Phổ thông dân tộc

19

KH

Kế hoạch

20

STT

Số thứ tự

Tổng Cục Địa Chính

Quy chuẩn Việt Nam

Nghị quyết


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì
thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”
( Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất ra đất đai mà chỉ có thể
chuyển quốc phòng.mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Sử
dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao nhất. Đất
đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất của xã hội như Adam Smith
đã nói: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do đó, đất đai vừa là yếu
tố của lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ sản xuất.
Mặt khác, đất đai là cơ sở để phân bổ các khu dân cư, các công trình phục
vụ sản xuất, văn hóa phúc lợi, xây dựng các ngành kinh tế quốc dân khác trên
toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và củng cố an ninh
Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu
đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó đòi hỏi nhà
nước phải có sự phân bổ đất đai một cách hợp lý cho sự chuyển đổi hình thức
sản xuất nhằm chuyển đổi nền kinh tế phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất nông
nghiệp sang cơ cấu sản xuất phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Để đảm
bảo quỹ đất được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất nhà nước đã tiến
hành thành lập các tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện, có chức

năng tổ chức việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu
giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và ổn định thị trường
bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái
định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất;
đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã bị thu hồi, đã nhận chuyển
nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường,
giải phóng mặt bằng (thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC).
1


Phước sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ
130 km về hướng Tây, cách thành phố Đà Nẵng 145 km về hướng Tây Nam. Có
diện tích theo ranh giới hành chính 1.144 km 2, trong đó 65% là đất đồi núi và
rửng tự nhiên. Là huyện có tiềm năng lớn về sông suối cũng như trữ lượng tài
nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn như vàng, đá, … Phước Sơn đang được
đầu tư cơ sở hạ tầng khá tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều thủy
điện lớn nhỏ được hình thành, các công ty khai thác khoáng sản, du lịch lịch
sinh thái cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học đang gây sức ép lớn đến
việc phân bổ quỹ đất làm sao cho hợp lý, hiệu quả và thân thiện với môi trường
nhất đang trở nên cấp bách hơn lúc nào hết.
Xuất phát từ những vấn đề và thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Tài
nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn của
PGS.TS Hồ Kiệt, tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá việc thực hiện quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn huyện Phước Sơn giai đoạn 2011 – 2015”.
Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.
- Tìm hiểu những mặt đã làm được và chưa làm được của phương án quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phương
án quy hoạch sử dụng đất.

2. Yêu cầu, nhiệm vụ
- Nắm được Luật Đất Đai 2003 và các văn bản (nghị định, thông tư) dưới
luật liên quan đến công tác tổ chức việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá
quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã bị thu hồi,
đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh
vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân và
tổ chức trong những năm tới trên địa bàn huyện
- Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho
người sản xuất.

2


- Số liệu, tài liệu điều tra phải chính xác và đầy đủ, đảm bảo cơ sở pháp lý
và tính khách quan.
- Những biện pháp và kiến nghị đưa ra phải phù hợp với điều kiện của
huyện Phước Sơn.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất
* Khái niệm

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sủ dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng
thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó cần hiểu:
- Tính kinh tế: Thể hiện ở hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu . . .
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng đất đai đúng pháp luật.
* Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa
dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cảu điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế xã hội.
- Kết hợp bảo vệ đất và môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù, riêng biệt
về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo
từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là :
- Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản
xuất chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợp với
bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành.
2.1.2. Ý nghĩa và vai trò của rà soát quy hoạch sử dụng đất
Rà soát quy hoạch là thu thập các số liệu đã được phân tích có thể so sánh
được những gì đã đạt được và những gì còn là dự kiến thực hiện.
4


Công tác rà soát cho phép người làm quy hoạch sử dụng đất biết được công

tác thực hiện đã làm được những gì, chỉ tiêu nào đã hoàn thành, chỉ tiêu nào
chưa hoàn thành, chỉ tiêu nào đi sai hướng,…
Rà soát quy hoạch cho người làm quy hoạch được quỹ đất nào vẫn chưa
được khai thác hết, hạn chế được việc lãng phí quỹ đất.
Kết quả của công tác rà soát cho phép người làm quy hoạch nhận thức được
mức độ hiệu quả của phương án quy hoạch, khi nhận thấy phương án quy hoạch
không hợp lý thì cần phải chỉnh sửa cho phù hợp.
Do đó công tác rà soát trong quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng, nhất
là khi phương án quy hoạch cấp huyện được triển khai đến từng năm. Khi đó
người làm quy hoạch sẽ chủ động hơn giải quyết triệt để các chỉ tiêu chưa hoàn
thành bằng quỹ đất đã rà soát tồn đọng hoặc chưa thực hiện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài:
* Quy hoạch sử dụng đất ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
Sau cuôc cách mạng vô sản thành công, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ đầu tiên là xóa
bỏ cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Sau một thời gian xây dựng và phát
triển theo quy hoạch, đời sống vật chất văn hóa nông thôn không xa thành thị là
bao nhiêu, đây là thực tiễn chứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn đề quy hoạch
sử dụng đất ở nước này là thành công hơn.
Theo A.Condukhop và A.Mikholop, trong quá trình thực hiện quy hoạch
phải giải quyết một loạt các vấn đề sau :
- Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài.
- Quan hệ giữa khu dân cư với vùng sản xuất, khu canh tác
- Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vưng địa lý khác nhau đảm bảo sự
thống nhất trong tổng thê kiến trúc.
- Quy hoạch khu dân cư mang nét đô thị hóa đảm bảo thỏa mãn các nhu
cầu của người dân.


5


Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của A. Condukhop và A.Mikholop thể
hiện mỗi vùng dân cư (làng, xã) có một trung tâm gồm các công trình công cộng
và nhà ở có dạng giống nhau cho nông trang viên. Đến giai đoạn sau, các công
trình quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của G.Deleur và I.Khokhon đã đưa ra
sơ đồ quy hoạch huyện bao gồm 3 trung tâm :
- Trung tâm của huyện.
- Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
- Trung tâm của làng xã.
* Quy hoạch sử dụng đất nông thôn ở Thái Lan :
Trong những năm gần đây, Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong xây
dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời
sống xã hội. Vấn đề quy hoạch nhằm thể hiện các vấn đề kinh tế của Hoàng gia
Thái Lan, các dự án phát triển đã xác định vùng nông thôn chiếm vị trí quan
trọng về kinh tế, chính trị nước này. Quá trình quy hoạch sử dụng đất ở nông
thôn tại các làng, xã đó được xây dựng theo mô hình mới với nguyên lý hiện đại,
khu dân cư được bố trí tập trung, khu trung tâm làng, xã là nơi xây dựng các
công trình phục vụ công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm ở
vùng ngoài.
Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt được tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng, hệ
thống giao thông phát triển, phục vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân
dân được cải thiện không ngừng.
Qua vấn đề về lý luận và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất nông thôn ở Thái
Lan cho thấy : Muốn phát triển vùng nông thôn ổn định phải có quy hoạch hợp
lý, khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể. Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ
tầng và hệ thống giao thông hoàn thiện, xây dựng trung tâm làng, xã trở thành
hạt nhân phát triển kinh tế, văn hóa và tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu

văn minh đô thị để phát triển nông thông mới văn minh hiện đại, song vẫn giữ
được nét truyền thống văn hóa.
Quy hoạch sử dụng đất trong nước:
* Giai đoạn 1970 – 1986
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ
chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của
6


công tác quy hoạch thời kỳ này là lập dự án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện
được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như : Đông Hưng ( Thái
Bình ), Thọ Xuân ( Thanh Hóa ), Nam Ninh ( Nam Định ),… Nội dung quy
hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp.
Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp : Huyện, tiểu
vùng – cụm kinh tế, xã – hợp tác xã.
Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống
nhân dân.
Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụ
sản xuất của huyện, tiểu vùng và xã như : hệ thống giao thông, điện, cấp thoát
nước,…
* Giai đoạn 1986 đến nay
Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên trên con
đường đổi mới từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất.
Giai đoạn 1987 – 1992 : Năm 1987, Luật đất đai đầu tiên của nước ta được
ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy
nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được đưa ra.

Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy
đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết
quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh
phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa thực hiện được.
Giai đoạn từ 1993 đến nay : Tháng 7/1993 Luật đất đai sửa đổi và ban
hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai.
Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng
đất đai trên toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010 , đồng thời xây dựng kế hoạch sử
dụng đất đai trên toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho
các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về
việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công
tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
7


Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc
triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngày 01/11/2001, Tổng cục Địa chính đã ban hành thông tư số
1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2011 nhằm hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.
Ngày 01/072004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy
định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tai mục 2, chương II quy định
cụ thể về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về
hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


8


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ đất đai của huyện Phước Sơn.
- Phương án quy hoạch của huyện Phước Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Phước Sơn.
.- Phạm vi thời gian : nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phước Sơn.
- Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Phước Sơn.
- Phương hướng mục tiêu phát triển.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá hiệu quả và các giải pháp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp.
- Tài liệu, số liệu do các cơ quan chuyên môn ban hành.
- Các kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài.
- Thu thập số liệu sơ cấp.
- Dự kiến điều tra các cán bộ chuyên môn để tìm hiểu thuận lợi và khó
khăn trong công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các cá nhân và tổ
chức trên địa bàn.
3.4.2. Phương pháp thống kê
- Lập bảng số liệu đã thu thập được qua các năm 2011 – 2014.

- Thống kê mô tả các số liệu bằng phương pháp đồ thị để so sánh các số
liệu qua các năm.
9


3.4.3. Phương pháp so sánh
- So sánh số liệu qua các năm để rút ra kết luận và kiến nghị, tìm ra nguyên
nhân của các biến động đó cho phía sử dụng đất.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu
- Dựa trên các số liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích để
đưa ra những nhận định, đánh giá các vấn đề liên quan.

10


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố
Tam Kỳ 110 km về phía Tây và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 130 km về
phía Tây Nam. Diện tích tự nhiên của huyện là: 1.144,79 km 2, chiếm 11% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh.
* Về tọa độ địa lý:
- Từ 1070 06’23’’- 1070 35’25’’ độ kinh đông.
- Từ 150 06’33’’- 150 21’23’’ độ vĩ bắc.
* Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc


: Giáp huyện Nam Giang và Nông Sơn;

- Phía Tây : Giáp huyện Nam Giang và tỉnh Kon Tum;
- Phía Đông : Giáp huyện Hiệp Đức, Nam Trà My và Bắc Trà My;
- Phía Nam

: Giáp huyện Nam Trà My và tỉnh Kon Tum.

Toàn huyện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Khâm Đức và 11 xã.
Với vị trí địa lý trong khu vực giao lưu giữa vùng đồng bằng và khu vực
phía Tây Bắc của tỉnh, có tuyến đường Quốc lộ14 E nối đường Hồ Chí Minh và
kéo dài đến khu vực Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và thông thương với các khu vực lân cận.
Bản đồ vị trí huyện Phước Sơn trong bản đồ tỉnh Quảng Nam

11


4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Địa hình mang nét đặc trưng của địa hình vùng đồi núi phức tạp, độ chia
cắt lớn, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông. Hơn 80% là diện tích đồi núi, tập
trung chủ yếu ở các khu vực phía Bắc và Tây Nam của huyện. Còn lại dạng
đồng bằng thung lũng phân bố ở khu vực ven chân đồi núi và tập trung nhiều ở
khu vực phía Đông.
Địa hình có thể chia làm 3 dạng như sau:
- Vùng đồi núi cao: Phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của huyện, độ cao
trung bình trên 1.000 m; có nhiều đỉnh núi cao như Ngok Lum Heo cao 2.045m,
Ngok Tion cao 2.032m. Bao gồm các xã Phước Chánh, Phước Công, Phước
Kim, Phước Thành, Phước Lộc.
- Vùng trung :
- Là dạng địa hình phổ biến trên địa bàn huyện, hướng thấp dần từ Tây

sang Đông, độ cao trung bình từ 400 m đến 800 m phân bố ở các xã Phước
Năng, Phước Đức và Phước Mỹ.
- Vùng thấp:
- Gồm đất đồi núi thấp xen kẽ những thung lũng đất bằng ven chân núi và
ven sông suối, có độ cao dưới 400 m. Bao gồm các xã Phước Xuân, Phước Hiệp,
Phước Hòa và thị trấn Khâm Đức.
4.1.1.3. Khí hậu
Phước Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Duyên hải
Nam Trung bộ, nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Thời tiết của huyện trong năm có
2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên, do chịu chi phối của đặc điểm địa hình có dãy
núi cao án ngự phía Bắc, Tây và Tây Nam nên mùa mưa ở đây thường đến sớm
hơn và lượng mưa cũng rất lớn, biên độ nhiệt ngày và đêm khá cao. Nhìn chung
khí hậu ôn hòa hơn khu vực đồng bằng.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có các sông chảy qua như:
- Sông Đăk My: Khởi nguồn từ các đỉnh núi cao của tỉnh Kon Tum đổ về
sông Vu Gia, đoạn qua địa bàn huyện dài khoảng 60 km.
- Sông Trường: Từ đỉnh núi Xuân Mãi đổ về sông Thu Bồn chảy dọc qua
các xã vùng thấp đoạn qua địa bàn huyện dài gần 50 km.
12


- Sông Đăk Se (Nước Chè): Bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum đổ về sông Đăk
My dài 20 km.
Ngoài ra, còn có các khe suối như: Suối Nước Non, suối Ta Dê, suối Đăk
Ta Lang…nằm rải rác trên địa bàn toàn huyện.
Nhìn chung hệ thống thủy văn tương đối đều khắp và có độ dốc lớn, lòng
sông hẹp, lưu lượng nước không đều và biến động theo mùa. Mùa khô dòng
sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất,
sinh hoạt của nhân dân. Mùa mưa lượng nước lớn, dòng chảy xiết gây hiện

tượng sạt lở, xói mòn ven sông và ngập lụt ở một số khu vực.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ Nông nghiệp
năm 1978. Trên địa bàn huyện Phước Sơn có các nhóm đất chính sau.
Bảng 4.1: Diện tích các nhóm đất trên địa bàn
STT

Nhóm đất

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích

114.479,31

100,00

1

Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa)

43.810,61

38,27

2


Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)

40.537,02

35,41

3

Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fk)

2.230,34

1,95

4

Đất nâu vàng trên phù sa cổ và lũ tích (Fp)

435,05

0,38

5

Đất nâu tím trên đá Panagơnai (Fe)

310,03

0,27


6

Đất mùn đỏ vàng đỏ trên đá macmaaxit (Ha)

3.350,23

2,92

7

Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (Hs):

21.700,71

18,96

8

Đất phù sa ngòi suối (Py)

1.570,20

1,37

9

Đất dốc tụ (D):

535,12


0,47

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):
Diện tích 43.810,61 ha chiếm 38,27% diện tích tự nhiên.
Hiện trạng phần lớn là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng. Phân bố trên địa
hình cao, có độ dốc lớn nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh; cần có biện
pháp bảo vệ, nâng cao độ che phủ rừng. Đá mẹ là granit, liparit, hình thành ở địa
hình dốc, tầng đất mỏng dưới 1m. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cấp hạt sét thấp
13


<20% kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước kém, đất nghèo và ít chất dinh dưỡng, độ
pH từ 4-4,5.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs):
Diện tích 40.537,02 ha, chiếm 35,41% diện tích tự nhiên.
Hiện trạng thuộc đất rừng tự nhiên và một phần thuộc đất đồi núi chưa sử
dụng. Đất được hình thành từ sự phong hóa của các loại đá mẹ phổ biến: Sa
phiến Thạch, phiến sét, phiến mica…Đất có màu vàng đỏ, phẫu diện phân tầng
rõ. Thành phần cơ giới thịt trung bình, đất có phản ứng chua, độ pH từ 4-4,5,
phân bố ở độ dốc cao>25 độ.
- Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fk):
Diện tích 2.230,34 ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên.
Hiện trạng đang sử dụng cho các mục đích nông, lâm nghiệp và cây công
nghiệp lâu năm. Là loại đất Feralit được hình thành trên đá Bazan, Gabro…là sản
phẩm do núi lửa phun ra giàu Ca 2+, Mg2+. Đất có màu đỏ thẫm hay nâu đỏ, thành
phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Đất có kết cấu viên 3-5mm, tơi xốp, thoáng khí,
tỷ lệ mùn cao. Đây là loại đất có tính lý hóa tốt, phù hợp cho thực vật sinh trưởng.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ và lũ tích (Fp):
Diện tích 435,05 ha chiếm 0,38% diện tích tự nhiên. Hiện trạng đang sử
dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp và trồng cây lâu năm. Là loại đất hình

thành trên phù sa cổ, nhưng đặc tính lý hóa đã có biến đổi do các điều kiện địa
hình, khí hậu. Đất có màu vàng nâu, mức độ kết von và đá ong khá mạnh.
- Đất nâu tím trên đá Panagơnai (Fe):
Diện tích 310,03 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên. Hình thành trên đá
Panagơnai. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ nước kém, phân bố
ở địa hình cao.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha):
Diện tích 3.350,23 ha, chiếm 2,92% diện tích tự nhiên. Phân bổ chủ yếu ở các
xã vùng cao; loại đất này hình thành trên vùng núi cao, độ dốc >250, thành phần cơ
giới thịt nhẹ, tầng đất dày từ 120-150 cm, hàm lượng mùn cao. Đất có màu đỏ
vàng, tích tụ mùn trong điều kiện khí hậu ẩm, độ che phủ cao.

14


- Đất mùn vàng đỏ trên sét và biến chất (Hs):
Diện tích 21.700,71 ha, chiếm 18,96% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các
vùng cao. Là đất phong hóa của đá phiến thạch, phiến sét, thành phần cơ giới thịt
nhẹ, tầng đất mỏng, kết cấu vừa, giữ nước tốt. Loại đất này hiện đang sử dụng cho
mục đích lâm nghiệp và một ít thuộc đất đồi chưa sử dụng.
- Đất phù sa ngòi suối (Py):
Diện tích 1.570,20 ha, chiếm 1,37% diện tích tự nhiên. Phân bố dọc sông
suối với diện tích nhỏ, rải rác. Đất hình thành từ sự bồi đắp tích tụ của các sông
suối, sản phẩm phù sa nghèo dinh dưỡng, chất đất chua, thành phần cơ giới thịt
nhẹ, tầng đất trung bình, tỷ lệ lẫn đá, sỏi cao; loại đất này phù hợp cho các mục
đích trồng lúa nước và hoa màu.
- Đất dốc tụ (D):
Diện tích 535,12 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các thung
lũng ven chân đồi. Thành phần đất hỗn tạp, phẫu diện không rõ ràng, có màu
xám đen, thích hợp cho mục đích trồng cây ngắn ngày.

Nhìn chung đất đai khu vực huyện Phước Sơn cũng như các huyện miền núi
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phần lớn diện tích đất ở đây là nhóm đất đỏ
vàng, phân bố trên địa hình cao nên quá trình bào mòn rửa trôi diễn ra mạnh. Loại
đất này nghèo dinh dưỡng, nên ít thích hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay đa số diện tích được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nhưng vẫn còn
diện tích bỏ hoang chưa sử dụng, cần có biện pháp, kế hoạch sử dụng diện tích
này hợp lý nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt được cung cấp bởi hệ thống sông suối trên địa bàn huyện,
nguồn nước mặt trên các sông như: Đăk My, sông Trường, sông Đăk Se và một số
hồ nước, lòng hồ thủy điện như: Đăk My 2, Đăk My 3, Đăk My 4, Đăk My 4C, các
hồ Mùa Thu, hồ C7... tạo ra nguồn nước mặt phong phú cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp và các ngành nghề kinh tế khác cũng như dân sinh. Lưu lượng
nước không ổn định phụ thuộc theo mùa nên trong quá trình khai thác cần đảm bảo
yêu cầu phát triển bền vững đảm bảo nguồn nước phục vụ cho phát triển nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt...

15


- Nguồn nước ngầm
Hiện nay, chưa có báo cáo thăm dò trữ lượng nước trong lòng đất, theo khảo
sát ở các giếng đào thực tế tại các địa phương, mực nước ngầm ở độ sâu trung bình
khoảng 14-18 m và thay đổi theo địa hình.
Tài nguyên nước có tác động lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân,
cũng như sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Do đó, cần bảo vệ tốt
nguồn nước mặt và nước ngầm, có biện pháp tích cực để nâng cao độ che phủ thực
vật, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, đồng thời quy hoạch khai thác nguồn
nước ngầm một cách hợp lý.

* Tài nguyên rừng
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thống thảm thực vật khá
phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, trên địa bàn
huyện có 5.966,40 ha đất lâm nghiệp, chiếm 83,83% diện tích tự nhiên. Trong
đó: đất rừng phòng hộ có diện tích 5.966,40ha, đất rừng đặc dụng 20158,45 ha,
đất rừng sản 30192,27 ha.
Phước Sơn có diện tích rừng chiếm tỉ lệ cao, có thảm thực vật phong phú
và đa dạng, có các loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, dỗi, chò nâu…), các loại lâm sản
phụ (mây, tre…), cây dược liệu (sâm sa nhân, đỗ trọn…). Hệ động vật phong
phú đa dạng với nhiều loài quý hiếm như: hổ, báo, gấu, mang, nai…tạo nên sự
đa dạng sinh thái rừng nơi đây.
Khu vực phía Tây nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh với diện
tích 17.669 ha, gồm một phần diện tích đất ở các xã Phước Năng, Phước Mỹ,
Phước Công và Phước Xuân.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo Quyết định số 144/2011/QĐ-UBND, huyện Phước Sơn có nhiều loại
tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Trên địa bàn huyện có các
loại khoáng sản như: Vàng, sắt, chì, thiết…Có 17 điểm quy hoạch khai thác
vàng với diện tích 208,74 ha, tập trung ở các xã Phước Hòa, Phước Hiệp, Phước
Đức, Phước Thành, Phước Lộc, Phước Kim.
* Tài nguyên nhân văn
Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng là vùng đất giàu truyền
thống yêu nước, yêu quê hương, đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ lâu đời. Truyền
thống đó đã được nhân dân phát huy tối đa trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa
16


phương. Trên địa bàn huyện có trên 15 thành phần dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 71% và chủ yếu là dân tộc Bhnoong. Mỗi
dân tộc có một sắc thái riêng trong đời sống văn hóa tinh thần tạo thành nét đặc

trưng chung cho văn hóa của huyện. Những phong tục, nghĩ lễ truyền thống
mang những nét tinh túy đặc sắc về nghệ thuật dân gian như; Lễ hội đâm trâu, lễ
hội được mùa…Những ngành nghề truyền thống như, dệt vải, đan lát…và các
tập quán sản xuất phản ánh đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Trải qua 2 cuộc chiến đấu ác liệt, trên mảnh đất Phước Sơn đã để lại nhiều
chiến tích có giá trị lớn như; chứng tích của chiến trường Sân bay Khâm Đức, di
tích cứ điểm Ngok Tak Vak, di tích đồi E…Những nét lịch sử, sắc văn hóa của
cộng đồng dân tộc cùng chung sống trong huyện Phước Sơn là kho tư liệu nhân
văn phong phú có giá trị rất lớn về nghiên cứu, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc,
khai thác du lịch khảo cổ...
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
* Hiện trạng môi trường nước
Đối với nước mặt: Nhìn chung chất lượng nguồn nước mặt từ các hệ thống
sông như: sông Đăk My, sông Trường, sông Đăk Se và một số hồ nước, lòng hồ
thủy điện như: Đăk My 2, Đăk My 3, Đăk My 4, Đăk My 4C, các hồ Nước Zú,
hồ Mùa Thu và hồ C7 rất tốt, các thông số lý hóa ít biến động. Các nguồn nước
này đều có thể phục vụ cho việc tưới tiêu để sản xuất nông nghiệp.
Đối với nước ngầm: Chất lượng hệ thống nước ngầm cũng rất tốt. Độ pH,
độ cứng, hàm lượng chất rắn, các kim loại nặng đều ít biến động và nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN.
* Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí cơ bản rất tốt, chưa có biểu hiện ô nhiễm bởi các khí độc
như: CO, NO. Tuy nhiên trên các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14E, các
đường trục huyện, các tuyến đường trong khu phố, khu dân cư các phương tiện tham
gia giao thông ngày càng nhiều cũng đã thải khói, bụi…làm ô nhiễm một phần nào
đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân hai bên đường.
* Chất thải rắn
Chất thải rắn của huyện chủ yếu từ các hộ gia đình, các chợ, bệnh viện và các
cơ quan, đơn vị. Thực tế trong những năm qua, khối lượng chất thải rắn không nhiều
và tập trung chủ yếu ở thị trấn Khâm Đức. Hiện nay, một số khu vực cây xanh trong

khu dân cư, khu phố đã được đầu tư xây dựng, các chương trình thu gom rác thải
17


sinh hoạt tại các xã, thu gom rác thải trong nông nghiệp…cũng được chú trọng đã
góp phần đem lại môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Nhìn chung môi trường hiện nay tại huyện Phước Sơn tốt, tuy nhiên, thực
trạng môi trường của huyện vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm như việc xử lý
chất thải rắn chưa được quan tâm đúng mức, các bãi rác chưa được quy hoạch và
xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, ý thức và thói quen của đa phần nhân dân chưa
tự giác bảo vệ môi trường xung quanh.
4.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, giai đoạn từ 2005-2010, tình hình kinh tế - xã hội
của huyện có sự phát triển khá nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 13,1%/năm; tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 9,7%/năm; công
nghiệp xây dựng tăng 16,6%/năm; thương mại dịch vụ tăng 15%/năm.
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp trong (GDP)
từ 33,5% giảm còn 27,8%; ngành công nghiệp - xây dựng từ 21% tăng lên 26,4%;
ngành thương mại, dịch vụ từ 45,5% tăng lên 45,8%. Tổng sản lượng lương thực
có hạt 4.500 tấn/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 59,7%, năm 2010 có 3.736 hộ
nghèo, chiếm 68,46%.
Thu nhập bình quân từ 1,7 triệu đồng/người/năm năm 2005 tăng lên 4,8 triệu
đồng/người/năm 2010 và hiện nay đạt mức 5,8 triệu đồng/người/năm.
(Nguồn: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Phước Sơn lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010, niên giám thống kê năm
2010).
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm (Theo giá cố định 94)
Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – Lâm nghiệp

30,10

28,90

23,70

28,70

37,50

27,80

Công nghiệp – Xây dựng


35,40

37,30

37,70

34,30

34,00

34,30

Thương mại – Dịch vụ

34,50

33,80

38,60

37,00

38,50

37,80

100%

100%


100%

100%

100%

100%

(Nguồn: Theo số liệu niên giám thống kê qua các năm)
18


4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp :
Trong giai đoạn 2005-2010, kinh tế nông nghiệp phát triển rõ nét, giá trị tăng
thêm của ngành năm 2005 là 17.234 triệu đồng, năm 2010 là 34.354 triệu đồng,
mức tăng so với năm 2005 là 24.341 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông - lâm
nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,7%.
Triệu đồng

(Nguồn:
Theo số liệu niên giám thống kê qua các năm)
40,000
35,000
30,000

29,025

2008


2009

24,475

25,000
20,000

27,909

34,354

17,234

18,846

15,000
10,000
5,000
0
2005

2006

2007

2010

Biểu đồ 4.1: Giá trị tăng ngành nông, lâm nghiệp qua các năm 2005-2010
* Trồng trọt:
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; diện tích

canh tác, năng suất cây trồng tăng dần, tập trung vào hai loại cây chính: cây lương
thực có hạt (bao gồm lúa nước và lúa rẩy, ngô), cây nông sản khác (sắn, khoai lang)
và cây công nghiệp (cây lạc). Mỗi năm khai hoang thêm từ 10-12 ha ruộng lúa, năng
suất cây lúa nước từ 37 tạ/ha năm 2006 nâng lên 40 tạ/ha năm 2010. Năm 2006 diện
tích canh tác cây lương thực đạt 1.594 ha, năm 2010 đạt 1.747 ha; sản lượng lương
thực có hạt từ 4.902 tấn. Nhiều mô hình sản xuất mới được đưa vào ứng dụng đạt
hiệu quả cao như trồng cây chuối tiêu hồng, cây ngô lai, cây sắn cao sản…

19


Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính
Thứ tự

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Năm
2006

Năm
2010

Năm
2006

Năm

2010

Năm
2006

Năm
2010

Lúa

1.224

1.297

27,9

29,81

3.416

3.867

Ngô

370

450

19,0


23,00

703

1.035

Sắn

590

700

170

170

10.030

11.900

Khoai lang

63

80

10

10


63

80,0

Lạc

59

50

17

17

100,3

1.088

(Nguồn: Theo số liệu niên giám thống kê qua các năm)
Sản lượng lương thực tăng hàng năm nhưng còn chậm. Vì vậy, trong những
năm tới cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng hệ thống thủy lợi, tăng diện tích tưới,
ổn định diện tích đất lúa hiện có, nâng diện tích đất lúa hai vụ, khai hoang, phục
hóa những khu vực có khả năng sản xuất lúa nước.
Diện tích trồng cây chất bột lấy củ (sắn, khoai lang) cũng tăng hàng năm, từ
653 ha năm 2006 lên 780 ha năm 2010. Sản lượng sắn năm 2006 đạt 10.030 tấn
đến năm 2010 tăng lên 11.900 tấn.
Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Cây công nghiệp lâu năm trong thời gian qua có bước phát triển, đến năm
2010 đã trồng được 150 ha cao su tập trung tại xã Phước Hiệp. Cây cao su được

xem là cây trồng chiến lược trong quá trình giảm nghèo của huyện thời gian đến.
* Chăn nuôi:
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế nông nghiệp, tổng
đàn gia súc phát triển từ 13.711 con lên 17.370 con, đàn gia cầm từ 36.400 con
lên 50.000 con; một số sản phẩm chăn nuôi truyền thống như: heo đen, gà đồi…
cũng tìm được thị trường tiêu thụ tốt.
Công tác quản lý kiểm soát dịch bệnh, giết mổ, xử lý tiêu độc khử trùng được
triển khai thực hiện tốt và đạt được kết quả khả quan.
Những năm qua huyện có nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phát
triển ngành chăn nuôi, như các chương trình dự án: nuôi bò bảo tồn vốn, hỗ trợ
bò giống cho hộ nghèo; hỗ trợ vay vốn cho các hộ chăn nuôi...
20


×