Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thuong phân lập, tuyển chọn vi khuẩn vùng rễ lạc ở thừa thiên huế đối kháng với nấm sclerotium rolfsii và kích thích sinh trưởng lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Nông học

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu hoạt lực của một
số chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose.

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Lâm Tếu

Lớp

: Nông học 45

Thời gian thực tập

: Từ tháng 9/2014 đến 05/2015

Địa điểm thực tập

: Khoa Nông học

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lê Thị Hương Xuân


Bộ môn

: Sinh lý – Sinh hóa Thực vật

NĂM 2015


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nổ lực của bản
thân, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị, bạn bè và
người thân.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Lê Như Cương đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Huế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do vốn kiến thức chuyên môn và năng lực
còn hạn chế nên trong khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thương


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LẠC TRÊN THẾ GIỚI TỪ 2010-2013.......................................12
BẢNG 2.2. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LẠC Ở VIỆT NAM TỪ 2010 ĐẾN 2013...................................13
BẢNG 4.1. HIỆU QUẢ ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG SỢI NẤM SCLEROTIUM ROLFSII CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO (%)................................................................................................................... 28

BẢNG 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN ĐẾN TỶ LỆ MỌC.............................................................30
BẢNG 4.3. CHIỀU CAO THÂN CHÍNH Ở CÁC CÔNG THỨC XỬ LÝ VI KHUẨN......................................................32
BẢNG 4.4. CHIỀU DÀI CÀNH CẤP 1 Ở CÁC CÔNG THỨC XỬ LÝ VI KHUẨN........................................................34
BẢNG 4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN ĐẾN SỐ LÁ TRÊN THÂN CHÍNH.......................................35
BẢNG 4.6. KHỐI LƯỢNG TƯƠI VÀ KHỐI LƯỢNG KHÔ CỦA LẠC LÂY NHIỄM CÁC DÒNG VI KHUẨN KHÁC NHAU
SAU 42 NGÀY GIEO (G/5CÂY)........................................................................................................................ 37
BẢNG 4.7. KHẢ NĂNG HẠN CHẾ NẤM SCLEROTIUM ROLFSII TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI CỦA CÁC DÒNG VI
KHUẨN PHÂN LẬP TỪ RỄ LẠC (%)................................................................................................................. 38


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 4.1. CHỈ SỐ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG TRÊN MỘT SỐ CÔNG THỨC LÂY NHIỄM CÁC DÒNG VI
KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI CÓ LÂY NHIỄM BỆNH........................................................39
HÌNH 4.2. TỶ LỆ CÂY CHẾ DO BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG TRÊN MỘT SỐ CÔNG THỨC LÂY NHIỄM CÁC
DÒNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI CÓ LÂY NHIỄM BỆNH.........................................39


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................................... 4
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... 5
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................................................................2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................................................3
1.4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẠC
4
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố...............................................................................................................................4
2.1.2. Giá trị của cây lạc...................................................................................................................................5
2.1.3. Ảnh hưởng của bệnh hại đến sản xuất lạc.............................................................................................7
2.1.4. Giới thiệu chung về bệnh héo rũ gốc mốc trắng....................................................................................9
2.1.5. Giới thiệu chung về nấm Sclerotium rolfsii..........................................................................................10
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC
11
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới......................................................................................................11
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.......................................................................................................13
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
14
2.3.1. Những nghiên cứu trong nước.............................................................................................................14
2.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới...........................................................................................................16
2.3.3. Phòng trừ.............................................................................................................................................17
2.3.4 . Tổng quan về vi khuẩn đối kháng........................................................................................................19
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
20
2.4.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................................................20
2.4.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................................................21
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................23
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
23
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

23
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
23
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
3.4.1. Phân lập vi khuẩn đối kháng................................................................................................................23
3.4.2. Tuyển chọn các dòng vi khuẩn đối kháng trong điều kiện in vitro.......................................................24
3.4.3. Đánh giá khả năng kháng nấm trong điều kiện in vitro......................................................................24
3.4.4. Đánh giá hiệu lực đối kháng trong điều kiện nhà lưới.........................................................................25
3.4.5. Đánh giá ảnh hưởng của các vi khuẩn lây nhiêm lên một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc
........................................................................................................................................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................................................... 27
4.1. KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI KHUẨN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

27


4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG GIAI ĐOẠN CÂY CON VÀ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HÉO RŨ GỐC
MÔC
́ TRẮNG LẠC
28
4.2.1. Ảnh hưởng của vi khuẩn đối kháng đến sinh trưởng giai đoạn cây con.............................................29
4.2.2. Khả năng hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng....................................................................................38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................... 40
5.1. KẾT LUẬN
5.2. ĐỀ NGHỊ

40
40


PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 41
PHẦN 7. PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 44


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thân thảo, thuộc họ đậu (Fabaceae)
có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Lạc là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta và
nhiều quốc gia trên thế giới với hơn 100 quốc gia khác nhau (Ngô Thế Dân,
2002). Bộ phận sử dụng quan trọng nhất của lạc là hạt. Trong hạt lạc có hàm
lượng dinh dưỡng cao bao gồm nhiều chất béo, nhiều dạng đạm dễ tiêu và một
số chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho con người. Trong đó chất béo chiếm tỉ
lệ trung bình là 50%, nhiều chất đạm với tỉ lệ trung bình là 20% (có các đạm dễ
tiêu như axit amin), hạt lạc chứa tinh bột khoảng 15%.
Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng cho con người và là nguyên liệu cho
các ngành khác, cây lạc còn là cây quan trọng nhất trong hệ thống luân canh cây
trồng đạt hiệu quả cao vì nó còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Lạc có khối
lượng sinh khối cao, thân lá lạc là nguồn phân xanh quan trọng, có thể cày vùi
ngay tại ruộng hoặc ủ làm phân. Điều đặc biệt quan trọng là ở rễ lạc có nốt sần
do vi khuẩn cố định đạm cộng sinh hình thành. Vi khuẩn trong nốt sần có tác
dụng cố định niơ trong không khí thành dạng đạm cây trồng sử dụng được cung
cấp cho cây trồng và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất. Chính vì
vậy, cây lạc được dùng làm cây xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác,
nhất là các cây cần nhiều đạm.
Hiện nay phát triển cây lạc đang được nhà nước ta quan tâm và có nhiều dự
án nhằm nâng cao giá trị và diện tích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tiêu
dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Song song với việc thâm canh tăng năng
suất thì sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất của lạc, gây thiệt hại về kinh tế. Trên cây lạc
xuất hiện nhiều đối tượng dịch hại nhưng trong đó gây ảnh hưởng đáng kể đến

năng suất và phẩm chất là yếu tố bệnh hại, trong đó có nhiều bệnh rất khó phòng
trừ như các bệnh thuộc nhóm bệnh héo rũ (héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc
trắng, héo rũ tái xanh). Các bệnh này ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, gây chết
cây trên đồng ruộng tỷ lệ cao.
Trong các nguyên nhân gây bệnh héo chết cây lạc, nấm Sclerotium rolfsii
là loại gây hại phổ biến và có thể gây thiệt hại 10 – 25% năng suất, cá biệt có thể
lên đến 80% năng suất (Mehan et al. 1994). Ở Mỹ, nấm S. rolfsii là tác nhân gây
thiệt hại lớn nhất trên cây lạc ở Bắc Carolina, Georgia (Kemerait, 2008). Ở Thừa
Thiên Huế, bệnh gây chết khoảng 3-5% cây trên đồng ruộng (Lê Như Cương,
2004). Một số vùng ở Miền trung Việt nam, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến
1


25% (Le et al., 2012).
Thừa Thiên Huế có khí hậu giao thoa giữa hai miền Bắc và Nam của Việt
nam nên tương đối phức tạp. Với đặc điểm ở đây là nóng, ẩm nên thuận lợi cho
bệnh hại phát sinh, phát triển. Bên cạnh đó công tác phòng trừ các loại bệnh này
của người dân ở đây cũng chưa được hợp lí, còn nhiều hạn chế, quá lạm dụng
thuốc hóa học nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, con
người và sự bùng phát dịch hại.
Nấm gây bệnh S. rolfsii có phạm vi ký chủ rất rộng với số lượng trên 500
loại khác nhau (APSnet, 2005), thêm vào đó nấm có thể tồn tại trong đất dưới
dạng hạch nấm với thời gian dài có thể lên đến 3 năm. Trên cây lạc nấm có thể
gây hại các bộ phận trên và dưới mặt đất, do đó công tác quản lý bệnh hại càng
gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy việc áp dụng một biện pháp riêng lẻ trong
quản lý bệnh sẽ không mang lại hiệu quả cao và ổn định. Một số nghiên cứu cho
thấy, để hạn chế bệnh hại có hiệu quả, phải áp dụng một hệ thổng quản lý tổng
hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp canh tác, vật lý, hoá học, và
sinh học. Trong các biện pháp này biện pháp sinh học là một trong những hướng
mới và mang lại hiệu quả lâu dài.

Một trong những hướng của biện pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật
đối kháng bao gồm nấm và vi khuẩn. Những tác nhân này có thể trực tiếp tiêu
diệt sợi nấm, hạch nấm S. rolfsii hoặc hạn chế sự pháp triển, gây bệnh của nấm
S. rolfsii thông qua các chất trao đổi, hoặc tác động kích thích sinh trưởng và
hình thành tính kháng bệnh cho cây. Trong những năm qua Le và cs đã có
những nghiên cứu bước đầu về vi khuẩn đối kháng với nấm S. rolfsii và đã có
một số kết quả bước đầu có ý nghĩa. Nhằm bổ sung nguồn vi khuẩn cho nghiên
cứu về cơ chế đối kháng, kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh hại lạc do nấm
S. rolfsii bởi các chế phẩm vi khuẩn đối kháng, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn vùng rễ lạc ở Thừa Thiên Huế đối kháng với
nấm Sclerotium rolfsii và kích thích sinh trưởng lạc”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tìm kiếm được chủng vi khuẩn bản địa có khả năng đối kháng nấm S.
rolfsii, hạn chế bệnh thối trắng và kích thích sinh trưởng lạc để cung cấp cho các
nghiên cứu về bản chất tính đối kháng, kích thích sinh trưởng cây lạc và phát
triển chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất lạc mang lại hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết về thực tập vi sinh vật trong
2


điều kiện phòng thí nghiệm và trong vườn lưới.
- Lấy được các mẫu cây lạc cần thiết đễ phân lập vi khuẩn đối kháng,
- Phân lập và giữ được nguồn nấm S. rolfsii và nguồn vi sinh vật đối kháng
từ các vùng trồng lạc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để phục vụ quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học giúp cho nghiên cứu và ứng dụng vi

khuẩn đối kháng hạn chế bệnh thối trắng thân lạc.
- Cung cấp nguồn vi khuẩn đối kháng bản địa vùng rễ lạc cho các nghiên
cứu về cơ chế đối kháng với nấm S. rolfsii và nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn đối
kháng trong hạn chế bệnh thối trắng hại lạc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài sẽ cung cấp nguồn vi khuẩn có ích để phát triển các chế
phẩm sinh học trong sản xuất lạc nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.4. Điểm mới của đề tài
Phân lập được các dòng vi khuẩn bản địa ở vùng rễ lạc để ứng dụng trong
hạn chế bệnh hại lạc.

3


Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây lạc
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Loài lạc trồng (Arachis hypogaea) thuộc họ đậu: Fabacaea, chi: Arachis là
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao [12], [14]. Lạc được mô tả như
một loài thực vật là do Linnaeus công bố năm 1753 và trong một thời gian dài
người ta chỉ biết 1 loài trong chi Arachis, tức là loại lạc trồng (Arachis
hypogaea). Năm 1841 (gần 90 năm sau), BenTham mô tả 5 loài dại phát hiện ở
Bzaxin và đã xếp chúng thành 3 chi là: chi Arachis, chi Stylosanthes và chi
Chapmannia hợp thành tộc Hedysareae thuộc họ đậu Leuguminosaea (nay là họ
Fabacae) [14].
Qua nhiều thập kỷ, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như khảo cổ học,
thực vật học, văn học dân gian đã ghi nhận cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mĩ
[11]. Theo Krapovikat (1986) qua chuyến đi thu thập giống lạc khắp Nam Mỹ
đã viết rằng: "Có thể chắc chắn là Arachis hypogaea có nguồn gốc từ Bolivia tại
các vùng đồi thấp và chân núi của dãy Anđơ". Tại đây ông còn thấy sự đa dạng,

phong phú của các loại sản phẩm phụ của hypogaea cùng với các cách sử dụng
lạc khác nhau (làm bơ, nước giải khát). Giả thiết của Krapovikat cho tới nay vẫn
là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả [5].
Hiện nay, lạc được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, nhất là ở châu Á
chiếm 63,17% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc của thế giới [12]. Ở Việt
Nam nhiều tỉnh đồng bằng và trung du đều có trồng lạc nhưng sản lượng chưa
nhiều (hàng năm khoảng vài chục đến 100.000 tấn) chủ yếu làm thực phẩm, một
số ít làm thuốc, dùng trong công nghiệp và xuất khẩu [11].
Ở Việt Nam cây lạc được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau: Vùng
trung du Bắc bộ, cây lạc được trồng chủ yếu trên đất bạc màu như ở Bắc Giang,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc; vùng đồng bằng Bắc bộ thì trồng trên chân bãi ven sông,
chân đất màu hay chân đất màu - lúa; vùng Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh lạc được trồng trên đất cát ven biển là chính; vùng Nam bộ và vùng Tây
Nguyên lạc được trồng trên đất cát, đất đỏ và đất đen; vùng Đông Nam bộ lạc
được trồng chủ yếu trên các chân đất cát, đất đỏ và đất đen [17].

4


2.1.2. Giá trị của cây lạc
- Giá trị sử dụng trong đời sống con người
Sản phẩm chính của lạc là hạt được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và
nguyên liệu cho công nghiệp. Hạt lạc cung cấp tỉ lệ đáng kể thành phần chất béo
và protein của khẩu phần ăn hằng ngày cho con người. Protein của hạt lạc có tới
13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con người [2625].
Đặc biệt trong hạt còn có đủ 8 axit amin không thể thay thế.
Lạc chứa proten, chất béo và các amono axit cần thiết cho cơ thể như
lecinthin, purin, alkaloid. Hàm lượng abumin trong hạt lạc chiếm gần 30% giá
trị dinh dưỡng của lạc tương đương với sữa bò, trứng và thịt lợn nạc. Ngoài ra
các yếu tố vi lượng như canxi, sắt, lưu huỳnh, các vitamin A, B, E, K và các chất

như xenlulose, tinh bột cũng đều có trong hạt lạc. Chính vì vậy hạt lạc cung cấp
chất béo và bổ sung protein cho con người [9]. Các nhà dinh dưỡng cho rằng lạc
là một trong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có lợi
ích cho tuổi thọ và phòng chống lão hóa.
Ngoài ra, các bộ phận của lạc có vai trò hết sức quan trọng trong y học,
dùng để làm thuốc đông và tây y.
Theo Đông y, các bộ phận của cây lạc như thân, cành, lá, quả, nhân, màng
bọc ngoài của nhân, và dầu lạc đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời
trong đông y và trong dân gian. Hạt lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ,
dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng, tiêu đờm, điều hòa khí huyết, tiêu sưng, cầm
máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa. Người
Trung Quốc còn đặt cho loại hạt này như hạt trường sinh, đường nhân đậu. Hạt
lạc được dùng để chữa bệnh suy nhược, lao lực, làm dịu các cơn đau bụng và
phối hợp với quế, gừng làm giảm các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng để
chữa bệnh trương khí ruột kết.
Trong tây y, các nhà nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy nhân lạc có tác
dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và cầm máu. Vỏ lụa có
tác dụng cầm máu, chữa xuất huyết và kích thích tủy sống tạo ra tiểu cầu. cành
lá cây lạc ngoài tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu còn có tác dụng an thần,
chống mất ngủ.
- Giá trị kinh tế
Giá trị xuất khẩu
Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu
5


đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu
nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu.
Thị trường chính của Việt Nam hiện nay là Singapo, Pháp, Cộng hoà liên
bang Đức, Nhật, Indonexia, Malayxia, Philippin, Hồng Kông. Đến năm 1999 do

chất lượng lạc nhân của chúng ta không cao nên một số nước như Phillipin,
Hồng Kông đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Sản xuất lạc đạt hiệu quả
kinh tế rất cao, đạt tỷ suất lợi nhuận tới 31,86%, cao hơn một số nông sản khác.
Xuất khẩu lạc đóng góp 15,11% cho nguồn hàng nông sản xuất khẩu.
Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn
nhất thế giới. Nếu như chất lượng lạc tốt hơn thì kim ngạch sẽ thu về lớn hơn và
thị trường không bị thu hẹp. Nguyên nhân dẫn tới chất lượng xấu là do kích
thước hạt lạc nhỏ, phần lớn sản lượng xuất khẩu chỉ đạt chất lượng thấp nhất
trong tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới (220 hạt/100gr), tương đương khối lượng
100 hạt = 45,5g. Đồng thời việc áp dụng công nghệ bóc vỏ quả đã thay dần bóc
lạc bằng tay làm cho hạt lạc bị dập dầu và phát sinh nấm mốc mang độc tố
aflatoxin gây độc.
Giá trị trong công nghiệp
Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Dầu lạc là một nguyên liệu
cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền,
sữa hộp đặc và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy
rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học và một số nghề tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị trong nông nghiệp
Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp nên đã nâng
cao giá trị nhiều mặt khi sản xuất lạc. Sau khi ép 100 kg lạc sẽ thu được từ 3035kg dầu các loại và 65 - 70kg khô dầu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
khô dầu còn khá cao nên dùng làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên
cứu bổ sung khô dầu trong khẩu phần của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng
nhanh đối với lợn và tăng sản lượng trứng gà, vịt.
Hàm lượng các chất trong khô dầu như sau: Lipit từ 7-11%, chất có bột từ
12-15%, xenlulose từ 5-8%, chất hữu cơ có đạm từ 41,3-50,4%, muối khoáng từ
3-4%, nước từ 10,2-13%.
Khô dầu khó bảo quản vì sự xâm nhập của nấm Aspergillus sẽ tạo ra độc tố
aflatoxin gây độc cho gia súc gia cầm. Nếu khô dầu mất phẩm chất nên ngâm cho
hoai mục pha loãng để tưới bón cho cây trồng rất tốt (ngâm ít nhất là 30 ngày).
6



Vỏ hạt có một số dinh dưỡng đáng kể như N: 1,781%, lân: 0,194%, Kali:
0,514%,chất đường bột: 47%, lipit : 1,8%. Trong thân lá lạc cũng có một lượng
các chất khoáng N,P,K không thua kém gì phân chuồng. Tuy nhiên khi sử dụng
cần chú ý chế biến để ít hao hụt các chất dinh dưỡng [5].
- Giá trị trồng trọt
Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm,
trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố
định đạm của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt
sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn
Bradyrhizobium, Rhizobium. Rhizobium có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ
đậu nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đạt 70-110kgN/ha/vụ.
Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các bộ phận khác
của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau
khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm
trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí trong đất được tăng cường có lợi đối
với cây trồng sau.
2.1.3. Ảnh hưởng của bệnh hại đến sản xuất lạc
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhiều loại cây trồng có năng suất cao
được trồng ngày càng nhiều, diện tích càng được mở rộng. Cùng với xu thế phát
triển đó Việt Nam cũng là nước có diện tích trồng lạc khá lớn. Ở nước ta những
năm gần đây, cây lạc được đầu tư thâm canh nên năng suất và sản lượng lạc
ngày càng tăng. Tuy nhiên so với một số nước trồng lạc trong khu vực và các
nước trên thế giới thì năng suất lạc ở nước ta còn thấp. Năng suất lạc bình quân
của thế giới là 1,87 tấn/ha, trong đó năng suất lạc của Trung Quốc là 3,61 tấn/ha,
năng suất bình quân tại Mỹ là 4,50 tạ/ha .Trong lúc đó năng suất bình quân của
nước ta chỉ đạt 2,13 tạ/ha [16].
Bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề nan giải đối với sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất lạc nói riêng. Mỗi loại cây trồng có rất nhều loại bệnh hại
khác nhau, tác nhân gây bệnh vô cùng đa dạng và phong phú (bệnh do nấm, vi
khuẩn, virut). Mỗi nhóm gây bệnh có rất nhiều loài, chỉ riêng nấm có khoảng
100.000 loài, trong đó có khoảng 20.000 loài gây bệnh cho cây trồng và động
vật, mỗi loài có những đặc điểm sinh học, sinh thái học khác nhau. Mức độ gây
hại của các loài gây bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường, đặc
điểm của ký chủ và khả năng gây bệnh của chính loài sinh vật đó.
7


Ở nước ta hằng năm thiệt hại do bệnh cây gây ra đã một phần ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp, ở miền Bắc nước ta
thiệt hại do sâu bệnh gây ra hằng năm chiếm đến 15-20% tổng sản lượng lương
thực. Trong đó bệnh cây công nghiệp hằng năm cũng như lâu năm đã gây nhiều
thiệt hại đáng kể.
Thành phần sâu hại chính hại lạc: trên cây lạc có tới trên 100 loài sâu hại
khác nhau. Các đối tượng hại hạt giống gồm dế, kiến, mối, mọt. Đối tượng gây
hại nguy hiểm nhất thời kì cây con là sâu xám. Đối tượng hại lá có các loài như:
rầy xanh, rệp.
Về bệnh hại có nhiều đối tượng hại lạc, một số bệnh chính thường xuất
hiện và gây hại ở lạc là:
+ Bệnh hại phần gốc thân và rễ có bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia
solani, thường hại ở thời kỳ nảy mầm và cây con; bệnh héo rũ gốc mốc đen do
nấm Aspergillus niger, bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii gây hại
trong suốt các thời kỳ sinh trưởng của cây.
+ Bệnh hại lá có bệnh đốm nâu do nấm Cercospara arachidis, bệnh đốm
đen do nấm và Cercospara personatum, bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia arachidis.
+ Bệnh thối quả do nấm Pythium sp. thường hại nặng trên ruộng có độ ẩm
quá cao.
+ Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại ở

tất cả các thời kỳ sinh trưởng.
Bệnh hại lạc có nhiều đối tượng gây ra, tuỳ theo vùng sinh thái và giai đoạn
phát triển của cây trồng mà thiệt hại của từng bệnh khác nhau. Theo nhiều kết
quả nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới nhóm bệnh chết héo lạc thường gây ra
thiệt hại lớn. Việt Nam cũng là nước có diện tích trồng lạc khá lớn và vấn đề
bệnh héo rũ hại lạc cũng đang là một vấn đề nóng bỏng, trong đó có những thiệt
hại do nhóm bệnh này gây ra.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế bệnh héo rũ cũng là một trong những bệnh hại
gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Trong một vài năm trở lại đây nhóm bệnh héo
rũ đang là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lạc ở vùng này. Trong đó
có bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây thiệt hại đáng kể.
Chính vì vậy, việc điều tra, đánh giá và nghiên cứu về bệnh hại là rất cần thiết
để góp phần vào việc đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý nhằm tăng cao năng
suất và phẩm chất lạc.
8


2.1.4. Giới thiệu chung về bệnh héo rũ gốc mốc trắng
Bệnh hại lạc có nhiều đối tượng gây ra, tuỳ theo vùng sinh thái và giai đoạn
phát triển của cây trồng mà thiệt hại của từng bệnh khác nhau. Theo nhiều kết
quả nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới thì nhóm bệnh chết héo lạc thường
gây ra thiệt hại lớn. Việt Nam cũng là nước có diện tích trồng lạc khá lớn và vấn
đề bệnh héo rũ hại lạc cũng đang là một vấn đề nóng bỏng, trong đó có những
thiệt hại do nhóm bệnh này gây ra. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bệnh héo
rũ cũng là một trong những bệnh hại gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Trong một
vài năm trở lại đây nhóm bệnh héo rũ đang là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến
năng suất lạc ở vùng này. Việc nghiên cứu giải quyết bệnh héo rũ hại lạc nói
chung và bệnh héo rũ gốc mốc trắng nói riêng sẽ có một ý nghĩa thực tế hết sức
to lớn cho người dân trồng lạc trong tỉnh.
Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, nấm thường xâm nhập trên cổ rễ và

phần thân cành sát mặt đất, bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại phổ biến ở các
vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại về năng suất do bệnh gây ra ước tính
khoảng 25 – 80% ( Jackson, C.R, 1962).
Bệnh này thường làm cho cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng, cổ rễ và đọan
thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu thối mục khô xác, khi nhổ cây dễ bị đứt do nấm
ăn sâu vào lớp bó sợi phá hoại mạch dẫn ở đốt thân, cổ thân. Ở gốc mọc một lớp
nấm trắng đâm tia lan rộng cả mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn như
hạt cải màu trắng về sau có màu nâu hạt chè. Sự xâm nhập và phá hủy của nấm làm
cho biểu bì vỏ của thân và các bó mạch dẫn mất khả năng vận chuyển nước và dinh
dưỡng. Sợi nấm phát triển và xâm nhập trực tiếp vào tia, quả trong đất. Nấm làm
cho rễ không lấy được dinh dưỡng để nuôi cây, nếu bị nặng sẽ làm chết cây và tồn
dư nguồn bệnh trong đất, trong quả ảnh hưởng đến vụ sau.
Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện 25 – 30% và ẩm độ cao. Bệnh lan
truyền qua đất, qua hạt giống. Sự phát sinh, phát riển của bệnh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Sự tác động qua lại của các chất khoáng, độ pH đất và kĩ thuật
trồng trọt đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Trên đất trồng độc canh,
đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai
mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ Thu.
Tên bệnh nhìn chung được đặt theo triệu chứng mà nấm gây ra cho cây
trồng. Theo tác giả Lê Lương Tề thì bệnh được đặt tên là bệnh héo rũ gốc mốc
trắng. Còn theo danh mục bệnh hại lạc thì nó được đặt tên là bệnh thối trắng
thân lạc. Nấm này ngoài gây triệu chứng thối trắng thân lạc còn gây bệnh thối
quả lạc [4].
9


2.1.5. Giới thiệu chung về nấm Sclerotium rolfsii
Nấm Sclerotium rolfsii đã được Peter Henry Rolfsii phát hiện và nghiên cứu
đầu tiên vào năm 1892 trên cà chua. S. rolfsii có phổ kí chủ rộng (hơn 500 loài
trong 100 họ cây trồng) đặc biệt trên các cây họ đậu, họ hoa thập tự, họ cà. Tuy

nhiên theo một vài nghiên cứu thì ngô, bông vải không phải là kí chủ của nấm.
Nấm gây bệnh có tính chuyên hoá rộng vì vậy có thể tồn tại ở nhiều nguồn
khác nhau. Nó có thể tồn tại dưới dạng hạch nấm hoặc tản nấm trên các tàn dư cây
bệnh hay trong đất và trên các ký chủ phụ, trên cỏ dại. Trong đất và các tàn dư rơi
rớt lại trong đất thì chủ yếu nằm ở độ sâu khoảng 6cm của tầng đất mặt. S. rolfsii
yêu cầu lượng ôxy cao và thoáng để tồn tại. Vì vậy, trên những tầng đất nhẹ thấy số
lượng của hạch nấm S. rolfsii nhiều hơn trên những vùng đất nặng. Ngoài ra, có
một số ý kiến cho rằng hạt giống cũng mang nguồn bệnh của nấm S. rolfsii.
Nấm thuộc lớp nấm đảm, nhưng giai đoạn hữu tính rất hiếm gặp ngoài tự
nhiên. Giống như các nấm khác trong lớp nấm đảm nấm S. Solfsii có một cấu
trúc gọi là đảm và trên đó các bào tử đảm được hình thành. Bốn bào tử đơn bội
được hình thành và nằm phía trên đỉnh của trụ đảm. Trong điều kiện ẩm độ cao
tại phần tiếp giáp với mô bệnh các bào tử đảm được hình thành. Tầng sinh đảm
không màu hoặc màu vàng, đảm tử có hình quả trứng ngược, chiều dài kích
thước 7 – 9 micromet. Khi chin bào tử đảm có thể bị bắn ra khỏi trụ đảm do trụ
đảm xoắn vặn, tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan [21].
Sợi nấm màu trắng, xốp, không có vách ngăn bao quanh gốc cây bệnh hoặc
lan rộng trên mặt đất. Là nấm hoại sinh có nguồn gốc trong đất, nguồn bệnh tồn
tại chủ yếu trên tàn dư cây trồng, trong đất, trên cây kí chủ phụ dưới dạng hạch
nấm một thời gian khá dài (1-3 năm).
Nấm thuộc loại nấm đất, dễ xâm nhập vào cây khi có điều kiện thích hợp.
Vì vậy rất khó để nhận biết bệnh, khi chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường triệu
chứng biểu hiện trên cây là lúc cây đã bị xâm hại nghiêm trọng. Nhìn kĩ trên
những cây nghi ngờ bị bệnh ta để ý thấy lá cây đổi màu vàng khác lạ, mất sắc
bóng. Nấm tấn công chủ yếu ở phần gốc thân. Tại đó xuất hiện vết thâm, hơi
lõm (dài 2-4cm), biểu bì thân cây bị xé rách. Một thời gian sau lá héo vàng và rũ
xuống trên ruộng. Bao quanh vết bệnh xuất hiện lớp trắng xốp lan dần lên mặt
đất là hệ sợi nấm. Vài ngày sau hạch nấm xuất hiện màu trắng, tròn, khi còn
non. Trưởng thành có màu nâu như hạt cải (1-2mm). Nếu cầm nhổ sẽ đứt phần
thân để lại phần gốc thối rữa [31].


10


Nấm hoạt động ở trên bề mặt đất, nấm có thể sinh trưởng tốt trong môi
trường có pH rộng, trong đó tốt nhất là môi trường acidic, pH thích hợp cho sợi
nấm sinh trưởng là từ 3.0 - 5.0, hạch nấm có thể nảy mầm ở điều kiện pH từ 2.0
- 5.0. Hạch nấm nảy mầm trước hết trên các mô cây chết rơi rụng trên lớp đất
mặt trước khi xâm nhập vào cây ký chủ [22]. Hạch nấm là cơ chế giúp cho nấm
dễ dàng sống trong điều kiện khắc nghiệt gọi là qua đông, qua hè, chuyển vụ.
Các bộ phận của cây rơi rụng trên mặt đất là nguồn năng lượng góp phần cho
quá trình xâm nhập và gây hại của nấm trên cây ký chủ, đây cũng là cầu nối của
nấm với cây ký chủ (Kolte, 1997). Hạch nấm nảy mầm thuận lợi khi có ẩm độ
không khí không quá cao, có những thời gian xen kẽ khô hạn và ẩm ướt thuận lợi
cho nấm phát triển (Porter et al, 1984).
Sinh trưởng của sợi nấm ở giới hạn điều kiện nhiệt độ 25 - 35 0C, thuận lợi
nhất ở 25- 300C, đất có độ thoáng khí tốt, trên tầng đất mặt vài centimet rất
thuận lợi cho nấm phát triển. Ẩm độ đất từ 40-50% thuận lợi cho bệnh phát
triển. Nấm hoạt động tốt trên bề mặt đất và vì vậy các tản nấm được hình thành
lan rộng trên bề mặt đất và tiếp giáp với phần cổ rễ của cây lạc để xâm nhập gây
hại. Sợi nấm leo bám vào lớp biểu bì tuy nhiên nó xâm nhập vào trong tế bào kí
chủ và giết chết tế bào cây kí chủ bằng các sản phẩm trao đổi chất mà nó tiết ra
như acid oxalic, pectolynic, hoặc cellulytic và các men giúp cho nấm phát triển
thuận lợi bên trong mô cây [31], [30: 257-263].
Nấm phát triển tốt trên môi trường PDA, PGA, PCA ở nhiệt độ 25-30 OC;
Ẩm độ đất 50-70%, Ẩm độ không khí 60-70%; pH: 5-7.
Nấm không những gây hại trên cây lạc mà còn gây hại trên nhiều đối tượng
quan trọng khác như cà chua, ớt,… Trên ớt bệnh thối thân do nấm S. rolfsii gây
ra là một bệnh nghiêm trọng nhất có nguồn gốc từ đất và gây thiệt hại lớn vì gây
chết hàng loạt cây con trong vườn ươm và chết cây trên vườn trồng [29].

2.2. Tình hình sản xuất lạc
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ vì
gieo trồng trên diện tích lớn mà còn vì cây lạc được sử dụng rộng rãi để làm
thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ ngày
càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với
quy mô ngày càng mở rộng.

11


Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới
được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép dầu lạc
được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Maxxây) bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây
Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công nghiệp
ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế
giới [14].
Trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến protein trong hạt lạc,
nhân loại đặt nhiều hy vọng vào các loại cây bộ đậu để giải quyết nạn đói
protein trước mắt và trong tương lai [14].
Theo số liệu của FAO, diện tích trồng lạc tập trung ở các nước Châu Á
chiếm 63,17% tổng diện tích, Châu Phi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu
0,22% [5].
Theo FAO, trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc với tổng diện tích năm
2013 là 25.445.613 ha, năng suất bình quân 17,77 tạ/ha, sản lượng đạt 45.225.332
tấn; tập trung chủ yếu ở 3 châu lục là châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Trong đó,
châu Phi chiếm 12.405.277 ha, năng suất bình quân đạt 9,32 tạ/ha, sản lượng đạt
11.547.431 tấn. Châu Á với diện tích 11.870.766ha, năng suất bình quân đạt
32,25 tạ/ha với tổng sản lượng đạt 29.950.735 tấn. Châu Mỹ với diện tích
1.144.587ha, năng suất đạt 25,23tạ/ha, tổng sản lượng đạt 3.690.854 tấn [24].

Ngày nay các nước trên thế giới ngày càng sử dụng nhiều các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, sử dụng các giống lạc mới nên năng suất ngày một cao hơn. Tuy
nhiên, việc áp dụng này chưa đồng bộ dẫn tới sự chênh lệch năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ 2010-2013
Năm

Diện tích(ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2010

25.477.523

1,677

42.728.784

2011

24.740.451

1,640

40.573.654

2012


24.590.726

1,646

40.475.312

2013

25.445.613

1,777

45.225.332

(Nguồn: FAOSTATS.FAO.ORG/FAOTAT - GATEWAY, 2014)
Số liệu ở bảng trên cho thấy: Diện tích và năng suất sản lượng lạc của thế
giới trong các năm trở lại đây (2010 – 2013) có xu hướng ngày càng tăng.
Diện tích (ha): Diện tích lạc của thế giới trong những năm qua có biến động
12


nhưng ổn định. Năm 2010 diện tích lạc của thế giới đạt cao nhất là 25.477.523
ha, năng suất bình quân 1,6,77 tạ/ha và sản lượng đạt 42.728.784 tấn.
Năng suất (tạ/ha): Năng suất lạc của thế giới trong 5 năm trở lại đây dao
động từ 1,640 - 1,777 tấ/ha. Trong đó năng suất đạt cao nhất vào năm 2013 đạt
1,777 tấn/ha.
Ngày nay, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như: Sử dụng các
giống có năng suất cao, giống kháng sâu bệnh hại, khả năng chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh hại tốt, áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật phù hợp do đó

năng suất lạc trong những năm qua ngày càng một tăng lên một cách rõ rệt.
Sản lượng (tấn): Trong những năm qua sản lượng lạc của thế giới có tăng
lên đặc biệt từ năm 2010 - 2013 sản lượng lạc của thế giới đạt trên 40 triệu tấn,
sản lượng lạc đạt cao nhất vào năm 2013 trên 45 triệu tấn.
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Từ năm 2001, lạc là một trong những cây trồng được chính phủ ưu tiên
phát triển để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật, thức ăn gia súc trong cả nước và xuất
khẩu. Chính nhờ có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của
nhà nước, sự đầu tư từ nhiều cơ quan nghiên cứu ứng dụng thành tựu về giống
mới, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, năng suất lạc đã có những bước
chuyển biến đáng kể.
Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam trong những
năm gần đây được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam từ 2010 đến 2013
Năm

Diện tích (Nghìn ha)

Năng suất (tần/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

231,4

2,105

487,2


2011

223,7

2,094

468,4

2012

220,5

2,134

470,6

2013

216,2

2,276

492,0

(Nguồn: FAOSTATS.FAO.ORG/FAOTAT - GATEWAY, 2014)
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy rằng diện tích và sản lượng lạc ở Việt Nam
từ 2010 – 2013 giảm. Diện tích lạc giảm qua các năm, năm 2008 diện tích lạc
của cả nước là 231,4 nghìn ha đến năm 2013 giảm còn 216,2 nghìn ha. Sản
13



lượng lạc của cả nước biến động hàng năm. Năm 2013 sản lượng lạc đạt 492,0
nghìn tấn. Trong khi đó năng suất lạc từ năm 2010 – 2013 tăng, 2013 năng suất
đạt 2,276 tấn/ha.
2.3. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
2.3.1. Những nghiên cứu trong nước
Bệnh hại lạc nói chung và bệnh thối gốc mốc trắng nói riêng là một trong
những bệnh hại nguy hiểm làm giảm năng suất lạc ở nước ta và nhiều nước trên
thế giới. Từ những năm 1960 người ta đã tìm thấy bệnh héo rũ lạc trên đồng
ruộng, đặc biệt là những vùng trồng lạc tập trung và trồng liên tục nhiều năm
trên một chân đất, nhưng người nông dân chưa có một biện pháp cụ thể để hạn
chế sự gây hại của bệnh.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về nhóm bệnh héo rũ hại lạc đã
được tiến hành nghiên cứu rất nhiều trong nhiều năm qua và các năm gần đây,
đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc và Bắc miền Trung nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn
còn ít được chú ý.
Kết quả điều tra từ năm 1990 – 1996 của Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp và Viện Bảo vệ thực vật đã xác định thành phần bệnh hại lạc gồm có 30
bệnh, trong đó có 10 loài vi sinh vật gây triệu chứng héo rũ, chết cây đó là: R.
solani, A. niger, Sclerotium roflsii, F. oxysporum, Pythium spp., Ralstonia
solanacearum, Aspergillus flavus, Diplodia natalensis, Verticillium dahlia
Macrophomina phaseolina.
Trong vụ Thu – Đông tại vùng Đồng bằng sông Hồng đã xác định được 20
loại bệnh hại lạc, trong đó có 17 bệnh do nấm gây ra, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh
do virus và 1 bệnh do mycoplasma. Trong 20 bệnh đó thì có 10 bệnh nguy hiểm
gây hại ở thân, rễ, cũ, tia gây nên triệu chứng héo rũ như bệnh héo rũ gốc mốc
trắng (Sclerotium rolfsii), bệnh khô thân (Diplodia natalensis), bệnh lở cổ rễ
(Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger), bệnh thối
đen rễ ( Pythium sp.), bệnh thối nâu đen (Fusarium sp.), bệnh héo Verticillium

(Verticillium dahlia), bệnh héo rũ gốc mốc vàng (Aspergillus flavus), bệnh héo
xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) [1].
Theo tác giả Đỗ Tấn Dũng bệnh héo rũ do các tác nhân nấm và vi khuẩn gây
ra phổ biến như: Aspergilus niger (héo rũ gốc mốc đen); Sclerotium rolfsii (héo rũ
gốc mốc trắng); Rhizoctonia solani (lở cổ rễ); Ralstonia solanacearum (héo rũ tái
xanh). Một trong những bệnh nghiêm trọng là héo rũ gốc mốc trắng gây bởi
Sclerotium rolfsii. Cục bộ những nơi tỉ lệ cây chết lên đến 50% làm giảm năng
suất đáng kể. Đợt dịch năm 2001 làm chết cây hàng loạt ở vùng sản xuất trọng
14


điểm Nghi Lộc Nghệ An gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người dân nơi đây.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự năm 2002 thành phần
bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình gồm: bệnh héo rũ tái xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum, bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger,
héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii, héo vàng do nấm Fusarium
oysporum, héo rũ gốc mốc vàng do nấm A. flavus, lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia
solani và héo rũ do tuyến trùng Meloidogyne arenaria [13].
Theo Lê Như Cương (2003) thành phần bệnh héo rũ hại lạc ở Thừa Thiên
Huế có 6 đối tượng. Trong đó Rhizoctoia solani, Aspegillus niger gây hại suốt từ
thời kỳ cây con đến chín; bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii gây hại
phổ biến giai đoạn ra hoa đâm tia và làm quả đến chín; bệnh héo rũ tái xanh
Ralstonia solanacearum gây hại rất phổ biến từ ra hoa đâm tia đến chín. Cũng
theo Lê Như Cương, mức độ gây héo trên các vùng sinh thái trồng lạc khác nhau
có khác nhau, với vùng đồi, vùng đất cát ven biển và vùng đất nội đồng thì đất
đồi bệnh gây hại nặng hơn.
Theo Nguyễn Thị Mai Chi và CTV 2002-2004, thiệt hại do nấm S. rolfsii
gây ra ở Việt Nam trung bình ước tính mức giảm năng suất lên đến 60%, riêng
hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chiếm 20-25%.
Theo Lê Lương Tề (1967) hàng năm trong các vụ lạc xuân và thu thường

xuất hiện bệnh héo rũ gây tổn hại lớn, cục bộ có một số vùng lạc héo chết làm
mất đến 75% sản lượng.
Xác định nguyên nhân gây héo chết ở lạc của Nguyễn Thị Ly, Phan Thị
Bích Thu (1993) và kết quả điều tra thành phần bệnh hại lạc của Nguyễn Xuân
Hồng, Nguyễn Thị Yến (1991) đều xác định héo rũ gốc mốc trắng gây bởi
Sclerotium rolfsii là một trong những bệnh hại phổ biến và là một trong những
nguyên nhân gây giảm mạnh năng suất lạc. Ở vùng Đông Nam Bộ trước thu
hoạch tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 8- 10%; Ở miền Bắc Việt Nam đã phát hiện
những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh lên đến 20- 25%.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, với cùng một loài vi sinh vật gây
bệnh trên cây lạc, chúng có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau như gây triệu
chứng héo, thối thân, thối quả (nấm S. rolfsii, Pythium spp., Fusarium spp.,). Có
những loài vừa được xếp vào nhóm nguyên nhân gây hại lạc, gây chết héo trên
đồng ruộng, đồng thời lại được xác định là một tác nhân phòng chống đối với
bệnh thối trắng thân do nấm S. rolfsii như A. flavus [20]. Các tác giả cũng có
nhận xét mức độ phổ biến và tác hại của mỗi loại bệnh phụ thuộc vào điều kiện
15


canh tác, đất đai của từng vùng.
2.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Bệnh hại lạc là vấn đề đã và đang được quan tâm ở tất cả các nước sản xuất
lạc trên thế giới. Bệnh hại lạc do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn,
phytoplasma, virus và tuyến trùng gây ra. Trong đó nhóm bệnh nấm hại lạc
chiếm đa số và gây ra thiệt hại nguy hiển nhất. Thành phần nấm hại lạc rất
phong phú và đa dạng, có khoảng 50 loài nấm gây hại trên lạc [3].
Những bệnh gây héo rũ lạc phổ biến nhất hiện nay đã được mô tả từ những
ngày đầu của sản xuất lạc thương phẩm. Khi cây lạc trở nên có tầm quan trọng
kinh tế trong nền nông nghiệp thế giới, từ việc đầu tư tối thiểu đến thâm canh
tăng năng suất và chất lượng hạt. Từ một cây có giá trị thấp được đưa lên thành

cây có giá trị cao thì sản xuất lạc cũng được nâng cao. Vì vậy bệnh héo rũ lạc
chiếm ưu thế trong các bệnh hại gây ảnh hưởng đến năng suất lạc [28].
Bệnh héo rũ lạc phát sinh ở hầu hết các vùng trồng lạc trên thế giới và bao
gồm nhiều tác nhân gây hại khác nhau và có ý nghĩa kinh tế đối với năng suất
lạc chính vì vậy mà sản xuất lạc vẫn bị hạn chế ở nhiều nước trên thế giới.
Suhramanyan, P., Swong kaew-dorredly, JW.Densky, DH Smish cho biết cây
lạc có khoảng 77 loại bệnh phân bố trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 31
loài nấm, 2 loài vi khuẩn, loài virus, một sinh thể tương tự Mycoplasma, 4 loài
tuyến trùng và một loài thực vật có hoa kí sinh.
Đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng, ở vùng Geogia của Mỹ, tổn thất do
bệnh gây ra ước tính 43 triệu USD/năm (N-Kokalis et al., 1984). Nấm gây bệnh
héo rũ gốc mốc trắng S. rolfsii có phổ kí chủ rộng, khả năng lây nhiễm trên 500
loài cây trồng, đặc biệt là những cây thuộc họ đậu đỗ, bầu bí và một số loài rau
trồng luân canh với cây họ đậu (APSnet, 2005).
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một trong những bệnh hại phổ biến ở hầu hất
các vùng trồng lạc thuộc vùng nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm áp (Kolte,
1984; Zayed et al., 1986; Subrahamanyam et al., 1991). Nấm bệnh có thể gây
hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau, nhưng quan trọng và phổ biến
nhất là gây hại trên lạc (Kolte, 1985); bệnh gây hại phổ biến ở các nước Ấn Độ,
Israel và Nam Mỹ, nơi mà bệnh héo rũ gốc mốc trắng là bệnh nguy hiểm bậc
nhất [2].
Hằng năm thiệt hại do bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra trên cây lạc ở Ấn
Độ ước tính khoảng 27% về năng suất hoặc hơn nữa (Kolte, 1984), ở Australia
khoảng 25% (Middleton, 1980), ở Mỹ khoảng 25%, có trường hợp 80% năng
suất. Ở Trung Quốc ước tính khoảng 30%. Tỷ lệ giảm năng suất lạc liên quan
16


đến tỷ lệ cây chết trên đồng ruộng và đồ thị tương quan giữa năng suất lạc và tỷ
lệ bệnh gần như một đường thẳng [27]. Bowen, K.L. và cs 1992 cho rằng năng

suất lạc bị giảm phụ thuộc vào nguồn bệnh tồn tại trong đất, năng suất giảm thấp
nhất 12kg/ha, trung bình 49kg/ha và cao nhất 91kg/ha [21]. Gorbet. D và F.
Shokes cho rằng bệnh héo rũ gốc mốc trắng là bệnh có ý nghĩa kinh tế lớn nhất
đối với các vùng nhiệt độ ấm áp, ẩm độ không khí cao.
Kamal Hasan A. K. M., M. U. Ahmad, M. Rahaman, K. M. Islam khi
nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh do tuyến trùng Meloidogyne javanica cho
thấy nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng có tác dụng làm cho tỷ lệ nhiễm bệnh
tuyến trùng tăng lên và làm cho con non và con trưởng thành tăng lên [21].
Năm 2001 Olabe Iketo ở Nhật Bản đã xác định Sclerotium roflsii có 5
nhóm 1, 2, 3, 4, 5 trong đó nhóm 1 phổ biến gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt
độ cao (28- 300C) (Lê Lương Tề trích dẫn ) [21].
2.3.3. Phòng trừ
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Như Cương về nhóm bệnh
héo rũ cần thiết lập hệ thống phòng trừ thích hợp, đặc biệt cần chú trọng nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm, phân lập xác định bệnh, tìm hiểu đặc điểm sinh
thái, sinh vật học của tác nhân gây bệnh để có cơ sở đề xuất các biện pháp
phòng trừ thích hợp. Hiện nay một hướng mới mở ra cho công tác bảo vệ thực
vật là sử dụng vi sinh vật đối kháng để phòng trừ sâu bệnh hại dưới nhiều hình
thức đã được áp dụng rất thành công như chế phẩm vi sinh, phân bón vi sinh;
Chúng vừa có hiệu quả cao lại giảm được nguồn sâu bệnh hại, tăng năng suất
đáng kể, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. Từ
những đặc tính ưu việt đó của biện pháp sinh học, để đạt được hiệu quả phòng
trừ cao thì việc nghiên cứu, thử nghiệm và tìm kiếm tác nhân phòng trừ sinh học
được coi là vấn đề cấp bách, chiến lược trong xây dựng hệ thống phòng trừ tổng
hợp sâu bệnh hại.
Khi nghiên cứu về biện pháp phòng trừ cho thấy: Nấm S. rofsii là nấm hoại
sinh có nguồn gốc trong đất với phổ kí chủ rộng (hơn 500 loài cây khác nhau).
Vì thế việc quản lí bệnh hại liên quan đến luân canh cây trồng, sử dụng giống
kháng nhưng quan trọng là phải kết hợp các biện pháp thành một hệ thống.
Biện pháp canh tác như nhổ bỏ cây bệnh là biện pháp được áp dụng từ lâu

và mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên rất khó áp dụng trên diện rộng. Việc
luân canh cây trồng ngô, bông vải với lạc có thể giảm nguồn bệnh hại đáng kể.
[19: 124-126].
17


Biện pháp như cày sâu lấp hạch (15cm) rất hiệu quả vì khi bị vùi sâu thì
hạch nấm S. rolfsii không thể tồn tại quá 45 ngày
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo, Vũ Duy Nam, nấm đối kháng
Trichoderma spp. có khả năng ức chế sinh trưởng của nấm S.rolfsii. Trong đó
nấm Trichoderma viride có khả năng ức chế tốt hơn nấm Trichoderma
hazianum. Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi Trichoderma viride được xử lí trước
khi nấm S.rolfsii phát triển xâm nhập vào cây trồng [6].
Việc sử dụng kết hợp bón vôi và phun thuốc trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng,
tác giả Nguyễn Văn Tùng cho rằng khi bón vôi với liều lượng 300 – 600 kg/ha và
sử dụng thuốc Anvil 1 lít/ha, Tilt 1 lít/ha phun, ngoài tác dụng hạn chế bệnh hại lá
còn có tác dụng hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc, tỷ lệ bệnh giảm so với
đối chứng khoảng 6 – 12 lần và năng suất tăng 20 – 50%. Việc sử dụng bón vôi
cho lạc là biện phấp đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả cao [4].
Trồng giống kháng như Southern Runner (giống kháng chuẩn), F84x47-101 đã được thử nghiệm tại Marianna, bang Florida Mỹ cho năng suất khoảng
353% so với giống nhiễm chuẩn Florunner [32].
Các yếu tố vi lượng làm tăng khả năng sinh trưởng của cây, tăng độ nhớt
của nguyên sinh chất, tăng sức đề kháng của cây, đặc biệt các nguyên tố Mn, Cu
có thể làm cho nấm kí sinh không thể phát triển được và bị tiêu diệt [15].
Nghiên cứu về thuốc hóa học trừ bệnh cho thấy: Khi xử lý Benomyl cho
cây lạc (phun vào đất) thì nhận thấy tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng không
những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do khi sử
dụng Benomyl đã làm giảm số lượng quần thể nấm đối kháng Trichoderma
xuống, từ đó làm cho bệnh tăng lên [19].
Một số thuốc hóa học mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao khi xử lý đất

tuy nhiên ít áp dụng trên đại trà vì lượng thuốc yêu cầu làm ô nhiễm môi trường
như methyl bromide, chloropicrin có tác dụng đầu độc nấm S. rolfsii. Đến năm
2002 thì methyl bromide đã đưa vào cấm sử dụng trong xử lý đất ở các nước
phát triển trên thế giới. Việc áp dụng các thuốc hóa học còn được áp dụng để xử
lý hạt giống. Dhamnikar, S.V và Peshney, N.K, (1982) cho biết các loại thuốc
Rovral, Captan, Brassicol, Granosan, Carboxin có thể trừ được bệnh bằng việc
xử lý khô hạt giống với liều lượng 1kg thuốc/1 tấn hạt giống. Brassicol và
Rovral có tác dụng trừ bệnh khi tưới lên đất với dung dịch 0,1% [18].

18


Việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ nhóm bệnh héo rũ hại lạc, đặc
biệt là biện pháp sinh học đang được nhiều tác giả quan tâm và đây là vấn đề rất
có ý nghĩa đối với việc sản xuất lạc.
2.3.4 . Tổng quan về vi khuẩn đối kháng
- Hoạt tính kháng bệnh
Trong sản xuất hiện nay, việc tăng cường nhiều vụ cây trồng trên một đơn
vị diện tích và việc luân canh cây trồng ít được chú trọng bởi diện tích đất nông
nghiệp hạn hẹp. Đó là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề lớn về nguồn bệnh
tồn tại lâu dài trên đất trong đó có nhiều loại cây trồng rất khó phòng trừ. Trong
khi đó sử dụng biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hiệu quả thường rất
thấp, bấp bênh, giá thành đắt, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đến hệ vi
sinh vật đối kháng và côn trùng có ích.
Trên thế giới những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã tích lũy với
một khối lượng khá lớn những kết quả thí nghiệm và thực nghiệm về việc sử
dụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Việc ứng
dụng biện pháp sinh học trong phòng chống bệnh hại cây trồng là hướng chiến
lược, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng trừ tổng hợp bệnh
hại cây trồng hiện tại và tương lai.

Vi khuẩn đối kháng là vi sinh vật tự nhiên có khả năng đối kháng với bệnh
cao, không độc hại và được ứng dụng đa dạng trong nông nghiệp, trong đó vấn
đề được quan tâm nhất là khả năng kiểm soát các bệnh gây ra bởi nấm ở cây
trồng, đây là một vấn đề được chú trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp.
Đa số các vi khuẩn đối kháng đều thuộc hệ vi sinh vật sống ở vùng rễ cây
và sống hoại sinh trong đất. Nó có khả năng phòng chống nhiều loài vi sinh vật
gây bệnh cây chủ yếu, ngoài ra còn có tầm quan trọng chống lại vi sinh vật gây
bệnh thứ yếu (những loài cản trở sự sinh trưởng phát triển của cây trồng) [8].
- Vai trò của vi khuẩn đối kháng:
Các loài vi khuẩn đối kháng đều thuộc hệ vi sinh vật sống ở vùng rễ cây
trồng và sống hoại sinh trong đất (Schlegel, 1981). Trên thế giới đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về hiệu lực của vi khuẩn đối kháng với các tác nhân gây bệnh
cây (do vi khuẩn và nấm). Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài vi khuẩn đối
kháng có thể bảo vệ cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời tạo
điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt [26].
Cơ chế tác động của vi khuẩn đối kháng thể hiện:
- Vi khuẩn đối kháng có cạnh tranh với nguyên tố dinh dưỡng sắt (Fe)
(Scher, 1986).

19


×