Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tổ chức các hoạt động dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.36 KB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Dương Thị Hương, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
cũng như động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo
trong Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã giúp đỡ,
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh
trường Tiểu học Tả Thanh Oai (TP Hà Nội); trường Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi (TP Nam Định), trường Tiểu học Lê Ngọc Hân
(TP Lào Cai) đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em được dự giờ,
điều tra, lấy ý kiến thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn
bè và những người thân đã luôn khích, động viên và ủng hộ em
trong suốt quá trình học tập.
Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện
Trần Thu Trang
1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VNEN


: Mô hình trường học mới Việt Nam

TL HDHTV

: Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng việt

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

VBT

: Vở bài tập



: Hoạt động


HĐCB

: Hoạt động cơ bản

NT

: Nhóm trưởng

2


MỤC LỤC
Trang

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển với nhu cầu hội nhập ngày càng cao, kéo theo
những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo
do đó cũng đứng trước những vận hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta
phải đổi mới giáo dục. Trong xu thế dạy học hiện đại ngày nay, quan niệm
về vai trò của người thầy đã thay đổi. Nếu như trước đây, theo cách dạy
truyền thống, vai trò của người thầy là cung cấp tri thức, còn học sinh thì thụ
động tiếp nhận những nội dung, tri thức đó thì nay các thầy cô chuyển sang
giữ vai trò là người điều phối, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh tự tổ chức,
trải nghiệm và tự chiếm lĩnh tri thức. Đó là cách dạy học lấy học sinh làm
trung tâm. Bởi vì xu thế dạy học hiện đại đã bám sát mục tiêu của giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Từ năm học 2011- 2012, Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Tiểu học đã cho
triển khai thí điểm dự án Mô hình Trường học mới VNEN (Việt Nam
ESCUELA NUEV) và gặt hái được những kết quả bất ngờ. Trong năm học
2013-2014, mô hình này đã được thí điểm từ lớp 2 đến 5 tại 1447 trường tiểu
học trên cả nước với tinh thần tự nguyện. Có thể nói, dạy học theo VNEN đã
khắc phục được một số hạn chế cơ bản của dạy học truyền thống, như: tình
trạng GV giảng bài chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, vai trò của GV
lấn át vai trò của HS trong quá trình học tập, mối quan hệ GV – HS chỉ hướng
theo một chiều từ trên xuống, GV cố gắng làm mọi cách để HS ghi nhớ bài
học một cách máy móc, nhà trường, cộng đồng chưa có mối liên hệ chặt chẽ,
…Hình thức học tập chủ yếu của mô hình VNEN là hoạt động nhóm, ở đó HS
được tự trải nghiệm, khám phá, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
và tương tác tối đa với các HS khác dưới sự chỉ đạo, điều hành của GV; từ đó
HS không những nắm bài tốt, thái độ yêu thích các giờ học, tự tin, chủ động,
1


mạnh dạn hơn mà còn có những kĩ năng: tương tác, giao tiếp, lắng nghe, trình
bày ý kiến...Tuy nhiên, là mô hình mới đang được thí điểm nên trong quá trình
dạy học không tránh khỏi một số khó khăn, lúng túng; vì thế yêu cầu đặt ra là
cần xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn GV tổ các chức hoạt động một cách
hiệu quả.
Tập đọc là một phân môn đóng vai trò quan trọng trong chương trình
Tiếng Việt tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc- kĩ năng quan trọng hàng đầu mang tính phổ cập, cần thiết
và gần như mang tính bắt buộc đối với mọi người trong xã hội văn minh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình dạy đọc theo mô hình VNEN vẫn có
nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó làm hạn chế chất lượng dạy đọc nói riêng
và dạy học Tiếng Việt nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức các
hoạt động dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN”.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi
chú trọng khảo sát thực tế dạy đọc và đề xuất một số biện pháp khắc phục
những khó khăn cơ bản trong quá trình dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.
2. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN, đề tài khảo
sát hiện trạng dạy đọc, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy đọc lớp 4
theo mô hình VNEN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tài liệu Hướng dẫn học TV4 sử dụng trong mô hình VNEN.
- Khảo sát hiện trạng dạy đọc lớp 4 tại một số trường tiểu học áp dụng thí
điểm mô hình VNEN.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.
- Những thành công và hạn chế của quá trình dạy đọc lớp 4 theo mô hình
VNEN.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được những ưu, nhược điểm trong quá trình dạy đọc lớp
4 theo mô hình VNEN và đề xuất được một số biện pháp khắc tổ chức dạy
đọc thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.
6. Phương pháp nghiên cứu
2


6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan đến
quy trình dạy đọc, tài liệu HDH TV4 và hình thức tổ chức hoạt động nhóm
theo mô hình VNEN.
6.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Phương pháp quan sát: dự giờ một số tiết dạy đọc, quan sát thực tiễn hoạt

động của HS và cách GV trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn trên lớp.
- Phương pháp phỏng vấn: trò chuyện, trao đổi trực tiếp với GV đang dạy
học lớp 4 tại một số trường Tiểu học thí điểm VNEN về những ưu điểm, hạn
chế của quá trình dạy đọc.
- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu khảo sát HS.
6.3.Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí kết quả khảo sát và rút ra
kết luận cần thiết nằm khắc phục khó khăn trong dạy đọc lớp 4 theo mô hình
VNEN.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của khóa
luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nội dung và thực trạng dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn trong dạy
đọc lớp 4 theo mô hình VNEN.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG DẠY ĐỌC LỚP 4

THEO MÔ HÌNH VNEN
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất trong dạy học theo Mô hình
Trường học mới, đó là tài liệu Hướng dẫn học (TL HDH) dùng chung cho cả 3
đối tượng: giáo viên, học sinh và phụ huynh HS. Trên tinh thần giữ nguyên
mục tiêu, nội dung SGK và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt, TL HDH
phát huy những mặt tích cực đáng ghi nhận và loại bỏ được những khó khăn,
bất cập của SGK, làm cho tài liệu học tập trở nên hấp dẫn người học hơn.
Trong mô hình VNEN, tài liệu Hướng dẫn học TV4 (TL HDHTV4) là
tài liệu chính thức sử dụng để dạy và học môn Tiếng việt lớp 4.
1. Giới thiệu về tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4
1.1.Căn cứ biên soạn tài liệu Hướng dẫn học Tiếng việt 4
1.1.1. Cơ sở pháp lí của tài liệu Hướng dẫn học TV4
1.1.1.1.Căn cứ vào chương trình môn TV lớp 4
TL HDHTV4 được biên soạn theo chương trình môn TV 4 trong văn
bản Chương trình cấp tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo.
Toàn bộ nội dung học tập ở tất cả các bài trong tài liệu thể hiện đầy đủ
các kiến thức, kĩ năng, thái độ được nêu trong chương trình môn học TV4.
Nội dung học tập nêu trong mỗi HDH đều bao gồm các mạch kiến thức và kĩ
năng như: đọc, viết, nghe, nói, những kiến thức về tiếng, từ và câu trong TV.
Hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của
HS trong các trường tiểu học học theo TL HDHTV4 cũng được giám sát,
kiểm định theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng việt lớp 4 nêu trong
văn bản Chương trình cấp tiểu học.
1.1.1.2.Căn cứ vào Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học
cấp tiểu học (Theo CV số 5842/BGDDT- VP V/v ngày 01/9/2011)

4



TL HDHTV4 được biên soạn khi đã có văn bản chỉ đạo Hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo nên đã thể hiện đúng chỉ đạo về dạy học môn TV của
Bộ. Tinh thần cơ bản của công văn này là tiếp tục thực hiện giảm tải theo
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn TV, điều chỉnh một số
yêu cầu cần đạt trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng theo
hướng: không dạy một số bài khó chưa thực sự cần thiết với HS.
Ví dụ: Về đọc thành tiếng, chỉ yêu cầu HS đọc giọng phù hợp với nội
dung câu, bài; về đọc hiểu, giảm bớt một số câu hỏi khó.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của tài liệu Hướng dẫn học Tiếng việt 4
1.1.2.1. Căn cứ vào các tài liệu dạy học TV4 chương trình hiện hành
a. Sách giáo khoa TV4
Sách HDHTV4 về cơ bản sử dụng nội dung của SGK TV4 hiện hành.
Hầu hết các văn bản để HS học đọc trong SGK TV4 đã được dùng làm ngữ
liệu để dạy đọc, dạy viết chính tả trong TL HDHTV4. Sự phân bố các kiến
thức, kĩ năng trong từng tuần ở SGK cũng được kế thừa và đưa vào sách TL
HDHTV4.
Sự khác biệt căn bản giữa TL HDHTV4 và SGK là: SGK TV4 chia
môn Tiếng việt thành các phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Tập làm
văn, Luyện từ và câu, Tập viết; còn TL HDH TV4 nêu ra một quy trình học
từng nội dung đọc, viết, nghe, nói, kiến thức về từ và câu tiếng việt. TL
HDHTV4 cụ thể hóa quy trình học từng nội dung trên bằng một chuỗi các
hoạt động theo một trình tự tương đối ổn định và hợp lí, phù hợp với khả
năng tiếp nhận, tạo lập TV của HS. Bằng những hoạt động này, HS không
chỉ biết phải học cái gì mà quan trọng hơn, còn biết phải học bằng cách nào,
biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
b. Sách giáo viên và Vở bài tập TV4
TL HDHTV4 tham khảo SGV hiện hành để viết chỉ dẫn cho các HĐ,
chỉ có điều khác là nếu SGV trực tiếp hướng dẫn các HĐ của GV thì


5


HDHTV4 thực chất là một tài liệu hướng dẫn HS tự học dưới sự chỉ dẫn tích
cực của GV.
TL HDHTV4 tiếp nối các quan điểm thực hành của VBT TV4. Các
hoạt động thực hành trong TL HDHTV4 đều là những hoạt động nhằm mục
đích giúp HS vận dụng những kiến thức mới học vào các tình huống khác.
Ngoài ra, về hình thức, trong TL HDHTV4 sử dụng khá nhiều phiếu học tập
như hình thức của một quyển vở bài tập.
1.1.2.2. Căn cứ vào thực tế sử dụng các TL dạy học TV4 chương trình
hiện hành
TL HDHTV4 cũng dựa vào thực tế sử dụng các TL dạy học TV4 trong
chương trình hiện hành.Những khó khăn mà GV và HS gặp phải khi tổ chức
các HĐ dạy học theo các tài liệu dạy học TV4 chương trình hiện hành, đặc
biệt là dạy học theo SGK TV4, sẽ là căn cứ để điều chỉnh nội dung dạy học
của tài liệu HDHTV4.
1.1.2.3. Căn cứ vào các tài liệu HDH TV2, 3 theo mô hình VNEN
TL HDH TV4 đã tận dụng tối đa những kinh nghiệm có được của các
tác giả TL HDH TV2, 3. Từ việc phân bố nội dung cho tuần học, bài học,
việc phân nhóm hoạt động cho đến những quy ước trình bày, lời diễn đạt cho
mỗi hoạt động, ... đều cố gắng tận dụng những những kết quả đã có của TL
HDHTV2, 3.
Thực tế sử dụng TL HDHTV2, 3, đặc biệt là những khó khăn của GV
và HS khi sử dụng tài liệu đã được tính đến khi soạn TL HDHTV4.
1.2. Cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4
1.2.1. Các đơn vị học, cấu trúc tuần học
Tài liệu HDHTV4 được in thành 4 tập (mỗi học kì có 2 tập) gồm 10
chủ điểm, mỗi chủ điểm được học trong 3 tuần, trừ chủ điểm thứ 5 Tiếng sáo

diều được học trong 4 tuần. Các bài 10, 18, 28, 35 là những bài ôn tập giữa
HK1, cuối HK1, giữa HK2 và cuối HK2.


Tập 1A gồm 3 chủ điểm học trong 10 tuần:
6


- Thương người như thể thương thân (lòng nhân ái) gồm các bài 1,2,3.
- Măng mọc thẳng (tính trung thực, lòng tự trọng) gồm các bài 4,5,6.
- Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ) gồm các bài 7,8,9.
- Ôn tập: bài 10
• Tập 1B gồm 2 chủ điểm học trong 8 tuần:
- Có chí thì nên (nghị lực) gồm các bài 11,12,13.
- Tiếng sáo diều (vui chơi) gồm các bài 14,15,16,17.
- Ôn tập: bài 18.
• Tập 2A gồm 3 chủ điểm học trong 10 tuần:
- Người ta là hoa đất (năng lực, tài trí) gồm các bài 19,20,21.
- Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mĩ) gồm các bài 22,23,24.
- Những người quả cảm (lòng dũng cảm) gồm các bài 25,26,27
- Ôn tập: bài 28
• Tập 2B gồm 2 chủ điểm học trong 7 tuần:
- Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm) gồm các bài 29, 30, 31.
- Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời) gồm các bài 32, 33, 34.
- Ôn tập: bài 35
1.2.2. Cấu trúc bài học
Tài liệu HDHTV4 được cấu trúc theo đơn vị bài học. Chương trình
học TV4 được thực hiện trong 35 tuần học, ứng với 35 bài học.
Các bài dạy tài liệu HDHTV4 được nhóm theo mạch nội dung kiến
thức, mỗi bài được thực hiện trong 1 tuần học 8 tiết. Mỗi bài lại được chia ra

thành các bài nhỏ hơn (được ghi A, B, C) gọi là một hoạt động học (HDH).
Một HDH được thực hiện từ 2 đến 3 tiết, trừ bài ôn tập, chúng được phân
chia như sau:
+ Bài A- thời lượng 3 tiết gồm các nội dung: dạy đọc, chính tả, luyện từ và
câu.
+ Bài B- 3 tiết gồm các nội dung: dạy đọc, kể chuyện, tập làm văn
+ Bài C- 2 tiết gồm các nội dung: dạy học luyện từ và câu, tập làm văn.
Riêng bài Ôn tập được chia thành 2 nhóm: Bài ôn tập giữa học kì (bài
10,18) và bài ôn tập cuối học kì (bài 18, 35).
+ Bài ôn tập giữa học kì gồm : Bài A- 3 tiết, bài B- 2 tiết, bài C- 3 tiết.
+ Bài ôn tập cuối học kì gồm : Bài A- 3 tiết, bài B- 3 tiết, bài C- 2 tiết.

7


Các bài ôn tập gồm các nội dung: đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập
làm văn. Bài C còn có mẫu đề bài kiểm tra đánh giá.
Nội dung của mỗi HDH trong tài liệu HDHTV4 không cấu trúc theo
phân môn mà theo từng mạch nội dung kiến thức, kĩ năng Tiếng việt.
Mỗi HDH trong tài liệu gồm có: Tên bài, mục tiêu và các hoạt động.
1.2.2.1. Tên bài
Tên bài được đánh theo số (cho biết tuần học) kèm một chữ cái hoa (cho
biết mạch kiến thức kĩ năng) và một cái tên. Tên bài được đặt theo nội dung ý
nghĩa phù hợp với chủ đề, phù hợp với mạch nội dung được học của bài.
Ở bước thứ 2 trong 10 bước hoạt động của trường học EN, HS sẽ đọc
tên bài học rồi viết tên bài vào vở.
1.2.2.2. Mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học được đánh dấu số thứ tự, mỗi bài có từ 2 đến 3 mục
tiêu, ứng với 2 hoặc 3 mạch nội dung được học và cũng ứng với lượng thời
gian được học từ 2- 3 tiết. Thời gian dành cho mỗi tiết học không bị quy định

cứng nhưng cũng được chỉ dẫn trong tài liệu bằng 5 dấu sao ***** phân chia
bài học thành các tiết học. Ứng với mỗi tiết học, trước một hoặc một nhóm
hoạt động, GV chọn cho HS đọc một mục tiêu thay vì đọc toàn bộ mục tiêu
bài học.
Phần Mục tiêu nêu khái quát cho biết các mạch nội dung được thực
hiện trong một bài học, định hướng cho những yêu cầu về những kiến thức,
kĩ năng mà HS cần đạt được sau khi học một bài cụ thể. Vì cần viết ngắn gọn
nên phần Mục tiêu chỉ xác định các kĩ năng cần đạt nhưng chưa cụ thể hóa
được thành mục tiêu đầu ra quy định cụ thể mức độ cần đạt của từng kiến
thức, kĩ năng của mỗi bài học. GV phải nắm chuẩn kiến thức kĩ năng để
lượng hóa mục tiêu này.
Ví dụ: Mục tiêu của mỗi bài Tập đọc chỉ ghi đọc- hiểu bài nào đó. GV
cần cụ thể hóa thành mục tiêu đọc thành tiếng (phát âm đúng những từ nào,
ngắt giọng, ngữ điệu ra sao), mục tiêu đọc hiểu (HS cần hiểu những từ ngữ, nội
8


dung của bài thế nào). Những mục tiêu cụ thể này cần được GV lượng hóa
thành mẫu đọc thành tiếng có thể thị phạm và những đáp án mang tới cho câu
hỏi, bài tập tìm hiểu bài để chỉ dẫn cho HS. HS đạt được mục tiêu của các HDH
thì sẽ đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 4.
1.2.2.3. Các hoạt động
Phần Các hoạt động được chia thành 3 phần chính:
-

Hoạt động Cơ bản.
Hoạt động Thực hành.
Hoạt động Ứng dụng.
Mỗi loại hoạt động bao gồm một tổ hợp các hoạt động được đánh số


thứ tự và lô gô đi kèm cho biết hình thức tổ chức hình thức hoạt động.
A. Hoạt động Cơ bản là những hoạt động có chức năng sau:
- Khơi dậy hứng thú của HS về nội dung bài học mới
- Giúp HS tái hiện những kiến thức, kĩ năng đã có từ bài học trước hoặc đã
có trong kinh nghiệm sống của các em.
- Giúp HS kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng sẽ
hình thành trong và sau khi học bài mới.
- Giúp HS thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể: quan
sát, thảo luận, phân tích, tổng hợp,…
- Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các hoạt động
học tập.
Thường thì những bài có tính chất giới thiệu, gợi mở để hình thành
kiến thức được sắp vào hoạt động cơ bản.
Không phải các hoạt động cơ bản ở mỗi bài luôn thể hiện đầy đủ 5
chức năng này, song các hoạt động cơ bản trong từng bài cần phải thể hiện
một số trong 5 chức năng nói trên.
B. Hoạt động Thực hành được thiết kế nhằm củng cố kết quả học tập
thông qua thực hành và hoạt động của HS. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kết
hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp GV kiểm chứng xem HS có tiếp thu
được kiến thức, kĩ năng mới hay không. Sau phần thực hành, HS trình bày
các hoạt động để GV đánh giá, nhận xét.
9


C. Hoạt động Ứng dụng là những hoạt động có chức năng hướng dẫn
HS áp dụng kiến thức, kĩ năng mới học vào cuộc sống thực của các em.
Những hoạt động này một mặt giúp HS thấy rõ lợi ích của những điều đã học
đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; mặt khác khuyến khích HS học với
những nguồn tư liệu phong phú trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động
ứng dụng thường là phỏng vấn người trong gia đình, cộng đồng làm

một việc dựa trên những kiến thức, kĩ năng mới học cho bản thân học
sinh và cho gia đình, khám phá môi trường sống của học sinh ở gia
đình cộng đồng
- Các hoạt động học tập của HS được chỉ dẫn cụ thể bằng logo.

10


Logo chỉ dẫn hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS

CÓ SỰ HD CỦA GV

CÓ SỰ HD CỦA NGƯỜI LỚN

LÀM VIỆC NHÓM LÀM VIỆC CÁ NHÂN

LÀM VIỆC THEO CẶP

1.2.3. Cách trình bày một hoạt động trong TL HDHTV4
Trong TL HDHTV4, mỗi hoạt động được đánh số thứ tự và kèm theo
một lô gô chỉ dẫn hình thức thực hiện.
Mỗi hoạt động có 4 phần: lô gô, phần lệnh, ngữ liệu và chỉ dẫn thực
hiện. Cũng có trường hợp, hoạt động không có phần chỉ dẫn do lệnh đã quá
rõ hoặc đã có một hoạt động tương tự ở trên.
a. Lô gô
Lô gô là một điểm đặc biệt trong cách trình bày của TL HDH. Nó cho
biết hình thức tổ chức của mỗi hoạt động. Một điều cần hiểu rõ là, tại bất cứ
thời điểm nào của giờ học, tại bất cứ thời điểm nào của mỗi hoạt động học
tập, đều có sự tương tác thầy- trò, chỉ có điều, trong mỗi hoạt động, vai trò
chủ động của ai nổi bật hơn mà thôi.

b. Phần lệnh

11


Phần lệnh được trình bày dưới dạng một câu khiến hoặc câu hỏi được
in đậm. Phần lệnh cho biết mục tiêu, nội dung của hoạt động
c. Phần ngữ liệu
Phần ngữ liệu là các đơn vị ngôn ngữ- lời nói (tiếng, từ, câu, đoạn,
bài) hoặc có thể là tranh, ảnh, hình vẽ phản ánh hoặc khơi gợi nội dung của
các đơn vị ngôn ngữ- lời nói. Ngữ liệu là phần linh hoạt nhất mà GV có thể
dễ dàng thay đổi để tăng và giảm độ khó; tăng, giảm khối lượng của hoạt
động mà không làm sai lệch mục tiêu của hoạt động.
d. Phần chỉ dẫn
Cùng với lô gô, phần chỉ dẫn tạo điểm khác biệt giữa TL HDH và
SGK, tạo ra sự khác biệt của một hoạt động trong HDH với một bài tập trong
SGK. Đây là điểm làm cho HDH bảo đảm chức năng “3 trong 1” (SGK,
SGV, VBT)
Phần chỉ dẫn nêu ra những gợi ý, có thể đó là trình tự các bước nhỏ
hơn để thể hiện hoạt động, các mẫu kết quả hoạt động, các phương án trả lời
để HS lựa chọn, các cách thức để HS trình ra kết quả.
Ví dụ : Phần trình bày bài 6A- TL HDHTV4
BÀI 6A.
Dũng cảm nhận lỗi
Mục tiêu:
1. Đọc - hiểu bài Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
2. Nhận biết và viết đúng danh từ riêng
3. Nghe- viết đúng đoạn văn; viết đúng các từ có tiếng bắt
đầu bằng s/x hoặc tiếng có dấu hỏi/ dấu ngã.


Hoạt động cơ bản
12


1. Cùng trao đổi xem những người trong tranh đang làm gì.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca
1. An – đrây – ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An – đrây – ca : “Bố khó thở lắm!...” Mẹ
liền bảo An – đrây – ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay.
2. Dọc đường, An – đrây – ca gặp mấy đứa bạn đang chơi đã bóng rủ nhập
cuộc. An – đrây – ca chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn. Em vội chạy một
mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
3. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông
13


đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” An – đrây – ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
-

Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất

từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
4. Nhưng An – đrây – ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở
dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn
tự dằn vặt : “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm
nữa!”
(Theo Xu-khôm-lin-xki - Trần Mạnh Hưởng dịch)


3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- An – đrây – ca: tên bạn nhỏ ở nước Nga, là nhân vật chính trong câu
chuyện.
- Dằn vặt: làm cho mình đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa
trong bài: tự trách mình.
- Ngồi nức nở: ngồi khóc

4. Cùng luyện đọc
a) Đọc từ ngữ:
An – đrây – ca, rủ nhập cuộc, khóc nấc, nức nở, dằn vặt
b) Đọc câu:
- Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, / nhưng dọc đường / lại gặp mấy đứa bạn
đang chơi đá bóng / rủ nhập cuộc.
- Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, / em vội chạy một mạch đến cửa hàng /
mua thuốc rồi mang về nhà.
c) Đọc đoạn, bài.
- Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
- Đổi lượt và đọc lại bài; chú ý đọc phân biệt lời dẫn chuyện, lời người ông,
lời bà mẹ và lời An – đrây – ca.

14


5.
1)
a.
b.
c.
2)
a.

b.
c.
3)
a.
b.
c.
4)
a.
b.
c.

Thảo luận và chọn ý trả lời đúng:
An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
Cậu rủ các bạn cùng chơi bóng đá.
Cậu chơi bóng đá cùng các bạn.
Cậu ngồi nghỉ dưới gốc cây táo do ông cậu trồng.
Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà?
Ông đã đỡ không cần uống thuốc nữa
Mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
Mẹ và ông đã vào viện không có ai ở nhà nữa.
Vì sao An – đrây – ca tự dằn vặt mình?
Em bị mẹ trách mắng vì không mua thuốc về nhanh.
Em đã không nghĩ ra việc đề nghị bác sĩ luôn bên ông.
Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.
Dòng nào dưới đây nêu đúng đức tính đáng quý của An – đrây – ca?
Biết vâng lời mẹ, yêu thương ông và thích đá bóng.
Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.
Chăm chỉ giúp đỡ mẹ làm nhiều việc.
*****


2. Nội dung dạy đọc lớp 4 theo mô hình VNEN
2.1. Mục đích, yêu cầu dạy đọc lớp 4
- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các
lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh;
bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Phát triển kĩ năng đọc- hiểu lên mức cao hơn: nhận biết đề tài, cấu trúc của
bài; biết tóm tắt bài; nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt
truyện, nhân vật, tính cách... để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá
trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ (yêu cầu trọng tâm).
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình
thành nhân cách của con người mới. Nội dung các bài tập đọc trong sách
HDHTV4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích,
thú vui lành mạnh...của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những
hình tượng giàu chất thẩm mỹ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm
15


hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm và nhân cách cho HS.
Ngoài ra, các giờ học đọc cùng các bài kể chuyện, làm văn còn giúp
HS có thói quen tìm đọc sách ở giá sách của lớp, thư viện, dùng từ điển, sổ
tay từ ngữ, ngữ pháp và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
2.2. Nội dung dạy đọc lớp 4
Các giờ dạy đọc ở lớp 4 giúp HS củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn,
đọc thầm, đọc- hiểu đã được hình thành, phát triển từ các lớp dưới, đồng thởi
rèn luyện một số kĩ năng mới cho các em thông qua 63 văn bản tập đọc
thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài
văn xuôi, 1 văn bản kịch, 17 bài thơ.
Trong TL HDHTV4, các hoạt động dạy đọc được bố trí ở phần HĐ cơ
bản của bài A và bài B trong cụm 3 bài A, B, C của mỗi tuần học.

2.2.1. Nội dung dạy đọc thành tiếng
2.2.1.1. Các hoạt động dạy đọc thành tiếng chủ yếu trong bài đọc
- Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc mẫu bài đọc.
- Cùng luyện đọc: đọc từ; đọc câu; đọc đoạn, bài.
2.2.1.2. Các dạng bài tập đọc thành tiếng trong hoạt động đọc
a) Nghe đọc mẫu
Lệnh thường gặp của hoạt động này là “Nghe thầy cô (hoặc) một bạn
đọc bài”. Ở hoạt động này, thầy cô (hoặc một HS khá) đọc toàn bộ bài đọc
để làm mẫu cho HS.
Hầu hết các bài tập đọc trong TL HDHTV4 đều có yêu cầu này. Riêng
trong các bài ôn tập giữa kì hoặc cuối mỗi học kì, hoạt động luyện đọc thành
tiếng các bài đọc trong học kì được bố trí thành các phiếu thăm, trong phiếu
có ghi sẵn tên bài và đoạn cụ thể trong bài để HS luyện hoặc thi đọc.
b) Đọc- hiểu từ ngữ
Đây là hoạt động giao thoa giữa đọc thông và đọc hiểu vì trong quá
trình tìm hiểu nghĩa của từ ngữ, HS cần đọc từng từ ngữ và nghĩa tương ứng
của chúng
16


c) Đọc từ ngữ
Các từ cần luyện đọc thường được trình bày thành một dòng hoặc
thành hai dòng.
-

Trường hợp trình bày các từ cần luyện đọc trên một dòng: Đây là những

từ ngữ mà HS thuộc các vùng miền khác nhau đều cần luyện đọc (Cùng một
danh sách từ nhưng có tác dụng giúp cho mỗi đối tượng HS khắc phục
những lỗi khác nhau).

Ví dụ: HDDCB3, bài 6B, khi đọc các từ ngữ: lễ phép, tặc lưỡi cho qua, lướt
qua, lời năn nỉ, giận dữ, thủng thẳng, sững sờ, HS miền Bắc khắc phục lỗi
phát âm ở những tiếng có l/n, HS miền Nam khắc phục lỗi ở những tiếng có
thanh hỏi/ ngã, những tiếng có âm đệm hoặc có nguyên âm đôi.
- Trường hợp các từ cần luyện đọc được trình bày thành hai dòng: chia từ cho
mỗi đối tượng cần luyện đọc theo hai vùng phương ngữ chính là Bắc Bộ và
Nam Bộ (HS miền Trung chủ yếu mắc các lỗi liên quan đến hai thanh hỏi và
ngã nên có thể đọc một số từ trong nhóm từ dành cho HS phương ngữ Nam Bộ,
hoặc luyện đọc những từ mà GV chọn riêng cho phù hợp).
Ví dụ: HDDCB3, bài 7B, các từ ngữ được chia thành 2 dòng:
- Công xưởng, sáng chế, xứ sở, tương lai, thuật lại, chùm lê, kì lạ (HS
miền Bắc).
- Thuốc trường sinh, thử thách, chữa bệnh, chùm quả, dưa đỏ, sản phẩm,
bí đỏ (HS miền Nam, miền Trung).
d) Đọc câu
Sau hoạt động đọc từ là hoạt động đọc câu.
Trong những bài tập này, những chỗ ngắt hoặc nghỉ hơi được đánh
dấu bằng kí hiệu (/) hoặc (//).
Yêu cầu đọc đoạn thường có hướng dẫn cách thực hiện; đôi khi có chỉ
dẫn cả cách đọc câu trong đoạn.
e) Đọc đoạn, bài
Hoạt động đọc toàn bài bao gồm các yêu cầu chủ yếu:
- Đọc bài: có bài không chỉ hướng dẫn cách tổ chức hoạt động nhóm mà
còn hướng dẫn cả cách thể hiện giọng đọc.
- Thi đọc diễn cảm, bình chọn bạn đọc hay.
- Đọc phân vai, thi đọc truyện phân vai.
2.2.2. Nội dung dạy đọc hiểu
17



2.2.2.1. Các hoạt động dạy đọc hiểu trong bài đọc
- Đọc - hiểu nghĩa từ
- TÌm hiểu bài
2.2.2.2. Các kiểu bài tập đọc hiểu ở lớp 4
a. Các kiểu bài tập giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ khó
- Giải nghĩa từ bằng lời miêu tả.
- Giải nghĩa từ bằng lời miêu tả kết hợp với đặt câu.
- Giải nghĩa từ bằng cách chọn nghĩa thích hợp với từ đã cho (trắc nghiệm
đối chiếu).
- Giải nghĩa từ bằng cách chọn nghĩa thích hợp với từ đã cho kết hợp với
hình ảnh minh họa.
- Giải nghĩa từ bằng cách chọn hình ảnh hoặc nghĩa thích hợp với từ ngữ đã
cho (trắc nghiệm đối chiếu).
- Giải nghĩa từ bằng trò chơi.
b. Các kiểu bài tập giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc
Để giúp HS đọc– hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học, tài liệu
HDHTV4 chú ý xây dựng các kiểu câu hỏi, bài tập như sau:
b1. Câu hỏi, bài tập dạng đóng: thường được sử dụng để kiểm tra việc
thu nhận thông tin hoặc kiểm tra khả năng hiểu thông tin, hiểu ý nghĩa của
văn bản.
Ví dụ: “Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế
nào? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho em
biết điều đó? Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?” Đây
là những câu hỏi tự luận, để trả lời, HS cần nhắc lại, tái hiện nội dung đã có
trong văn bản.
Câu hỏi “đóng” là câu hỏi mà dựa vào câu chữ, hàm ý của câu chữ
trong bài đọc, HS đều tìm được những câu trả lời có thể khác về diễn đạt
nhưng cái đích đến (nội dung trả lời) tương đối giống nhau.

18



Có nhiều trường hợp câu hỏi đóng được sử dụng để khái quát ý nghĩa
của văn bản nghệ thuật. Ví dụ: dạng câu hỏi tìm hiểu ý nghĩa bài văn, bài thơ
như: Truyện “Ông Trạng thả diều” muốn nói với em điều gì? Vua Mi-đát đã
hiểu ra điều gì? Ý nghĩa của câu chuyện “Bốn anh tài” là gì?
Câu hỏi đóng có thể được ra dưới hình thức tự luận hay trắc nghiệm
khách quan. Dưới đây là câu hỏi đóng, dạng trắc nghiệm khách quan chỉ có
một phương án trả lời đúng.
Truyện “Khuất phục tên cướp biển” giúp em hiểu điều gì?
a. Muốn chiến tháng, phải khỏe hơn đối thủ, có thể áp đảo đối thủ.
b. Muốn chiến thắng, phải biết đe dọa, làm đối thủ khiếp sợ, khuất phục.
c. Sức mạnh tinh thần của một người quả cảm, có chính nghĩa có thể
làm một kẻ hung hãn phải khuất phục.
Tài liệu HDHTV4 có một số kiểu bài tập trắc nghiệm khách quan sau:
Kiểu 1: Trắc nghiệm lựa chọn 1 phương án trả lời đúng
Kiểu 2: Trắc nghiệm lựa chọn 1 phương án trả lời đúng nhất
Kiểu 3: Trắc nghiệm nhị phân
Kiểu 4: Trắc nghiệm đối chiếu
b2. Câu hỏi, bài tập dạng mở (có nhiều đáp án): thường được sử dụng
để kích thích suy nghĩ độc lập, sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho các em chia
sẻ ý kiến cá nhân.
Ví dụ về các câu hỏi tự luận dạng mở: Theo em, vì sao người trung
thực là người đáng quý? Em mong ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như
thế nào? Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện Trong quán ăn
“Ba cá bống” ngộ nghĩnh và lí thú? Em mong muốn chuyện kết thúc như thế
nào? Hãy kể lại đoạn cuối câu chuyện theo ý đó...
Những câu hỏi này giúp mỗi HS nói lên suy nghĩ, phán đoán, cảm
nhận, mong muốn, tưởng tượng của riêng mình. Ý kiến của các em vì vậy sẽ
không giống nhau.


19


Câu hỏi mở thường được đưa ra dưới hình thức tự luận, nhưng cũng
không hiếm trường hợp có hình thức bề ngoài như trắc nghiệm khách quan
(nhưng không phải trắc nghiệm khách quan).
Ví dụ câu hỏi tìm hiểu bài Hoa học trò: Theo em, vì sao tác giả lại gọi
hoa phượng là “hoa học trò”? Chọn ý trả lời em thích:
+ Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò.
+ Vì phượng thường trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi cua học trò.
+ Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.
+ Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Khác với câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trên nêu 4 phương
án trả lời và HS có thể tùy hiểu biết và ý thích của mình mà lựa chọn phương
án a, b, c hay d đều được. Đây là một biện pháp làm giảm độ khó cho HS
trong việc khái quát ý nghĩa của văn bản nghệ thuật. Các thầy giáo, cô giáo
cần hiểu đúng đặc điểm của kiểu bài tập này để tránh nhầm lẫn khi yêu cầu
HS chỉ được chọn duy nhất một phương án trả lời đúng.
b3. Bài tập kết hợp câu hỏi dạng đóng và mở, hỏi và đáp theo nội dung
bài đọc
Ví dụ:
Thay nhau hỏi – đáp theo cặp:
-

Hỏi: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào? – Đáp:…

-

Hỏi: Theo bạn, yếu tố nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ


nổi tiếng? – Đáp:…
-

Hỏi: Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất? – Đáp:…

Trong các câu hỏi trên, câu 1 là câu hỏi đóng; câu 2,3 là câu hỏi mở.
2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy đọc
2.3.1. Phương pháp tổ chức các hoạt động đọc thành tiếng
2.3.1.1. Nghe đọc mẫu
Ở hoạt động này, thầy cô hoặc một HS khá đọc toàn bộ bài đọc để làm
mẫu cho HS luyện đọc từ, cụm từ, câu, đoạn/bài trong nhóm.
20


Cho dù người đọc mẫu là GV hay là một HS thì đây cũng là hoạt động
toàn lớp. Trong khi nghe đọc mẫu, HS cần theo dõi bài đọc trong TLHDH và
đọc thầm theo, như vậy HS vừa tiếp nhận hình thức văn bản trong mối quan
hệ với âm thanh, vừa tập đọc thầm, và bước đầu hình thành hiểu biết sơ bộ
về nội dung văn bản.
2.3.1.2. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Đây là hoạt động giao thoa giữa đọc thông và đọc hiểu. Hoạt động này
giúp HS hiểu nghĩa của một số từ khó nhưng nó cũng không tách biệt với
đọc thành tiếng vì trong quá trình tìm hiểu nghĩa của từ ngữ, HS cần đọc
những từ ngữ và nghĩa tương ứng của chúng (hình thức tổ chức hoạt động
này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần phương pháp tổ chức các hoạt động
đọc hiểu)

21



2.3.1.3. Cùng luyện đọc
a. Đọc từ
Từ cần luyện đọc là những từ khó đọc, khó phát âm. Yêu cầu đọc
đúng là phát âm đúng chính âm (âm đầu, vần, thanh).
Hoạt động đọc từ thường được tổ chức theo nhóm đôi: 2 HS luyện đọc
từ, có thể là đọc nối tiếp (mỗi bạn 1 từ cho đến hết), trong trường hợp từ cần
luyện đọc có 2 dòng thì mỗi bạn đọc 1 dòng. Cách làm này tạo điều kiện để
các em thể hiện được giọng đọc của mình cho các bạn cùng nghe và nhận
xét. GV lưu ý HS nên đổi lượt đọc để các em có thể đọc tất cả các từ khó.
Trong quá trình HS luyện đọc, GV cần quán xuyến các nhóm kịp thời, không
nên chỉ khoán cho HS giám sát và đánh giá lẫn nhau. GV bao quát các nhóm
và có thể làm mẫu, hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm. Với những âm nhiều
HS mắc lỗi khi đọc, GV nên hướng dẫn chung trước lớp vào thời điểm thích
hợp (ví dụ sau khi HS luyện đọc từ).
Trong TL HDH TV4, các từ được chỉ dẫn ở phần luyện đọc từ chủ yếu
là nhẳm khắc phục những lỗi phổ biến của HS ở hai phương ngữ lớn là Bắc
Bộ và Nam Bộ. Nhưng trong khi tổ chức giờ học, GV có thể điều chỉnh danh
sách các từ cần luyện đọc cho phù hợp với trình độ và đặc điểm ngôn ngữ
của HS lớp mình. Tuy nhiên, số lượng từ luyện đọc trong mỗi bài không nên
quá nhiều. GV cần phân bổ hoạt động khắc phục lỗi phát âm cho một số bài,
bởi vì những lỗi đó có thể khắc phục ở rất nhiều bài khác nhau.

-

b. Đọc câu
Những câu HS cần luyện đọc là:
Câu văn xuôi dài, đặc biệt là những câu có ít dấu giữa câu.
Ví dụ: Đã học thì cũng phải đèn sách như ai/ nhưng sách của chú là


lưng trâu, / nền cát, / bút là ngón tay / hay mảnh gạch vỡ; / còn đèn là vỏ
trứng thả đom đóm vào trong. (HĐCB4, bài 11A)
-

Câu thơ khó đọc
Ví dụ:

Đời cha ông / với đời tôi //
22


×