Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 226 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn luôn là vấn đề lớn trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình phát triển.
Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam, kinh tế nông thôn đã có sự
chuyển biến sâu rộng: sản xuất lương thực tăng, an ninh lương thực được
bảo đảm, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt
điều, thuỷ hải sản,… đã được nâng lên và có vị thế trên thị trường thế giới,
đời sống của người nông dân được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo của khu vực
nông thôn đã giảm rõ rệt, Chính phủ và các nhà tài trợ đã có sự đầu tư thích
đáng cho cơ sở hạ tầng cơ bản trong khu vực nông thôn, điều này đã hỗ trợ
rất lớn cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn.
Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến
trình công nghiệp hoá ngày càng nhanh, những thay đổi nêu trên tạo ra cơ
hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam gắn kết với thị
trường thế giới, hòa nhập chung vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra các thách thức lớn. Đó là việc
thu hẹp không gian nông thôn cho đô thị, ảnh hưởng của đô thị tới kiến trúc,
kinh tế, đời sống và văn hóa nông thôn. Đã xuất hiện nhận thức coi quá trình
công nghiệp hóa là sự phát triển công nghiệp bằng mọi giá. Nhận thức này
lan tỏa về các làng quê Việt Nam, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế,
xã hội của nông thôn, gây ảnh hưởng sâu sắc tới các hệ thống sản xuất,
thương mại, dịch vụ, môi trường, kiến trúc của nông thôn. Hệ quả tất yếu là
không gian nông thôn bị phá vỡ tại nhiều nơi, chất lượng cơ sở hạ tầng
thấp, kinh tế nông thôn chậm phát triển và có khoảng cách lớn so với thành
thị, xã hội nông thôn tồn tại nhiều bất ổn, văn hóa truyền thống bị mai một,
môi trường sinh thái bị ô nhiễm.



2

Để giải quyết những vấn đề đang phát sinh từ thực tiễn trong phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm đảm bảo cho nông thôn
phát triển bền vững và song hành cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Việt Nam đã đề ra chủ chương Xây dựng nông thôn
mới vào năm 20081. Đến năm 2010, chủ trương này đã được cụ thể hóa
bằng một Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai sâu rộng tới tất
cả các địa phương trong nước2. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa
phương đi đầu về hưởng ứng chủ trương XDNTM. Với vị thế là thủ đô,
là một trong 2 thành phố lớn nhất của cả nước, nông thôn dường như
không phải là một đặc trưng của Hà Nội. Tuy nhiên, kể từ khi Hà Tây và
một số địa phương lân cận được sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, khu vực
nông thôn trở thành một địa bàn lớn có vai trò quan trọng. Việc XDNTM ở
Hà Nội vì thế lại càng cần thiết hơn.
Mặc dù là thủ đô nhưng với một địa bàn rộng lớn, Hà Nội gặp nhiều
khó khăn và thách thức trong xây dựng CSHT NTM. Đây là nội dung lớn
của XDNTM với nhiều mảng công việc phải thực hiện. Một trong những
thách thức lớn trong xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội hiện nay là việc huy
động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn, chưa huy động và phát huy được tối đa vai trò của các nguồn vốn
đầu tư, việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn
diễn ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, Hà Nội chưa có được một khung khổ lý
thuyết đồng bộ về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT
NTM. Các nghiên cứu trong và ngoài nước hiện chưa cung cấp đầy đủ cơ
sở lý luận cho vấn đề này.

1

Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị TW lần thứ bảy, khóa X ngày 5/8/2008 đã đưa ra chủ trương

và các mục tiêu của XDNTM.
2
Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về
Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010 – 2020.


3

Do đó, đề tài: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội” có tính cấp thiết cả về
lý luận, thực tiễn và được nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ.
2

Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là:
- Làm rõ cơ sở khoa học về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM.
- Đánh giá đúng thực trạng, xác định những vấn đề đang đặt ra trong
huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng
CSHT NTM ở Hà Nội, góp phần thực hiện thành công chương trình
XDNTM toàn thành phố.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về nông thôn mới, cơ sở hạ tầng nông thôn mới, huy động và sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Vì CSHT là một phạm trù rất rộng nên trong khuôn khổ của luận án
tiến sĩ, nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi một số hạng
mục CSHT vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội ở nông thôn, và các vấn
đề huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn theo phạm
vi này.
Phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu
tư xây dựng CSHT NTM tại vùng nông thôn của Hà Nội, bao gồm 18 huyện,
thị xã.


4

Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng huy động và sử
dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội trong giai đoạn 20112015, các giải pháp đề xuất được áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035. Phạm vi thời gian này được xác định dựa trên căn cứ pháp lý đầu tiên
cho chương trình XDNTM ở Hà Nội, đó là Nghị quyết số 03/2010/NQHĐND về việc Thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030.
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương trong nước trong
huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM giai đoạn 20102015 và kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trên thế giới.
4

Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã có, luận án sử

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xây dựng cơ sở lý luận cơ
bản cho đề tài.
Trên cơ sở số liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan chức năng,
các cấp chính quyền trên địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp

phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu, thông tin để hình thành các nhận định,
đánh giá, các kết quả nghiên cứu của luận án. Cụ thể:
- Số liệu, thông tin thu thập từ các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
NN&PTNT Hà Nội được phân tích, tổng hợp, so sánh để có được cái nhìn
tổng quan về kết quả thực hiện các tiêu chí XDNTM và tình hình tài chính
nói chung cho XDNTM ở Hà Nội.
- Số liệu, thông tin thu được từ các cấp chính quyền cơ sở được phân
tích, tổng hợp, so sánh để có được những nhận định, đánh giá cụ thể về
tình hình XDNTM ở cơ sở cũng như về thực trạng huy động và sử dụng
vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội.


5

4.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống
Luận án nghiên cứu và lựa chọn một số mô hình hiệu quả trong huy
động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn thành công trên
thế giới, kinh nghiệm điển hình về việc huy động và sử dụng vốn đầu tư
xây dựng CSHT NTM ở một số địa phương trong nước; để từ đó có căn
cứ khái quát thành lý luận cũng như có những áp dụng hợp lý khi đề xuất
các giải pháp của luận án.
4.3 Phương pháp điều tra, khảo sát
Luận án đã thực hiện phương pháp điều tra, khảo sát tại một số huyện,
xã trên địa bàn Hà Nội để thiết lập thêm một hệ thống thông tin, số liệu phục
vụ cho đề tài, góp phần gia tăng tính thực tiễn và thuyết phục của các kết
luận, đánh giá, các kết quả nghiên cứu (Xem phụ lục).
5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần làm rõ cơ sở khoa học về nông thôn mới và xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, luận giải rõ nền tảng lý luận và cơ sở
thực tiễn về nông thôn mới và XDNTM, đã làm rõ nội hàm khái niệm
“mới” khi nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của nông thôn mới và
CSHT NTM.
Trên cơ sở hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu hiện có về huy
động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn, luận án đã triển
khai các nghiên cứu độc lập để xây dựng và phát triển khung lý thuyết về
huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, tạo nền tảng lý
luận có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Song song với việc cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu học
thuật, luận án còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực cho việc XDNTM
trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể:


6

- Các kết quả nghiên cứu của luận án tạo ra một trong những cơ sở
để các cấp chính quyền đánh giá thực trạng XDNTM nói chung và thực
trạng huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn
thành phố, đánh giá những kết quả đạt được, xác định rõ những vấn đề
đang đặt ra.
- Luận án đóng góp những giải pháp có giá trị, có tính khả thi để việc
huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội
trong thời gian tới đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có tính hệ
thống, toàn diện, bổ ích mà các cấp chính quyền ở Hà Nội có thể sử dụng
trong việc hoạch định, xây dựng chính sách, góp phần thực hiện thành

công XDNTM toàn thành phố.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, nội dung luận
án bao gồm các phần, chương như sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 1. Cơ sở lý luận về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Chương 2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội


7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1.1 Các nghiên cứu về nông thôn mới và cơ sở hạ tầng nông thôn mới
1.1.1 Các nghiên cứu về nông thôn mới
Các công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu bàn về phát triển nông
thôn nói chung. Sở dĩ như vậy vì các nước trên thế giới chỉ theo đuổi những
mục tiêu chung của phát triển nông thôn mà không đặt ra thuật ngữ nông
thôn mới. Trên thế giới hiện nay chỉ có 2 nước thực hiện những chương trình
phát triển nông thôn gắn với chữ “mới”. Đó là Hàn Quốc với phong trào
Làng mới (Saemaul Undong) và Trung Quốc với công cuộc Xây dựng nông

thôn mới xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các nghiên cứu trên thế giới về nông
thôn mới tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XDNTM ở 2
quốc gia này. Có thể ví dụ một số nghiên cứu điển hình như: nghiên cứu của
Sooyoung Park (2009): “Analysis of “Saemaul Undong” A Korean Rural
Development Programme in the 1970s ”, phân tích, đánh giá những thành
công của mô hình nông thôn mới Saemaul Undong ở Hàn Quốc thực hiên từ
những năm 1970 của thế kỷ trước, đồng thời đưa ra triển vọng áp dụng mô
hình này ở các nước đang phát triển khác trong khu vực. Nghiên cứu của Cát
Chí Hoa (2009): “From a rural area to a new country”, phân tích những
thành công, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Trung Quốc từ khi cải cách (1978) đến nay.
Các kết quả nghiên cứu này đã đem lại những kiến thức lý luận và thực
tiễn, những kinh nghiệm quốc tế bổ ích có thể áp dụng cho Việt Nam. Ngay
từ những năm 1970 của thế kỷ trước, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện mô
hình nông thôn mới với 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường
sống cho người dân nông thôn: mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ


8

thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây
xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em... Sau 40 năm thực hiện, mô hình này
đã bạt được nhiều thành công và hiện đang được nghiên cứu để áp dụng ở
các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nghiên cứu mô hình nông thôn mới của
Hàn Quốc này rất đáng để Việt Nam tham khảo, học hỏi. Đối với Trung
Quốc, công cuộc XDNTM xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho nông thôn Trung
Quốc những bước phát triển đáng kể, đã có một số mô hình công nghiệp
nông thôn khá phát triển, nhưng quốc gia này vẫn chưa thật sự có mô hình
nông thôn phát triển toàn diện.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại những thành tựu

to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, những vấn đề bất
ổn, những mặt trái của nền kinh tế thị trường bắt đầu phát sinh mà một trong
số đó là sự phát triển mất cân đối giữa nông thôn với thành thị. Công nghiệp,
thành thị có xu hướng ngày càng phát triển, trong khi đó nông nghiệp, nông
thôn nghèo nàn, lạc hậu và đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Xuất
phát từ những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn đó, Đảng cộng sản Việt Nam
(2008) đã đề ra mục tiêu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa X): “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao,
môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. [13, tr.126]. Đây cũng chính là dấu
mốc ra đời của thuật ngữ nông thôn mới ở Việt Nam.
Có thể thấy rằng, XDNTM ở Việt Nam được bắt đầu từ một nhiệm vụ
chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, nhằm khắc phục những
hạn chế, yếu kém của khu vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ đây, các nghiên cứu trong


9

nước bắt đầu tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XDNTM
để tạo nền tảng khoa học cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Trong cuốn Xây dựng nông thôn mới, Những vấn đề lý luận và thực tiễn do
PGS,TS Vũ Văn Phúc chủ biên (2012); các vấn đề lý luận và thực tiễn khá
đa dạng về xây dựng nông thôn mới đã được phân tích qua các bài viết của
các cộng tác viên, như: vấn đề đất đai (PGS, TS Trần Thị Minh Châu với bài
viết “Chính sách đất đai trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta”),

môi trường (Ths Lê Thị Thanh Hà với bài viết “Bảo vệ môi trường nông
thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”), vốn
(PGS,TS Đoàn Thế Hanh với bài viết “Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề
quy hoạch và huy động các nguồn vốn”).
Trong kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm
2011 do Tổng cục thống kê (2011) thực hiện, nội dung XDNTM mới đã
được đưa vào số liệu báo cáo qua đó thực trạng xây dựng nông thôn mới
trên quy mô toàn quốc đã được phản ánh chi tiết tới từng tiêu chí trong bộ
19 tiêu chí của quốc gia. Trong báo cáo tổng quan khoa học đề tài cấp bộ
năm 2013: “Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Bắc nước ta hiện nay” do PGS,TS Hoàng Văn Hoan (2013) làm
chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng kinh tế xã hội vùng
Tây Bắc, thực trạng xây dựng nông thôn mới của vùng với phạm vi nghiên
cứu là 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Qua đó nhóm thực
hiện đề tài đã xây dựng mô hình nông thôn mới và đề xuất các giải pháp cụ
thể để đưa mô hình vào thực tiễn và phát huy hiệu quả.
1.1.2 Các nghiên cứu về cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Hiện nay trên thế giới không có các nghiên cứu về CSHT NTM. Tuy
nhiên, phát triển CSHT nông thôn là vấn đề được nhiều nước trên thế giới
quan tâm, bởi CSHT được coi là cầu nối đến với sự văn minh và hiện đại.
Viết về phát triển CSHT nông thôn ở Ấn Độ trong bài “Rural infrastructure


10

in India New thrust areas”, tác giả Pawa Kumar (2006) nhận định, sự chậm
phát triển của khu vực nông thôn còn chậm là do sự cung ứng chưa đúng và
chưa đầy đủ của hệ thống CSHT, và đó cũng là lý do tại sao phần đóng góp
của khu vực nông thôn trong GDP luôn luôn ít hơn. Việc phát triển CSHT
cho nông thôn là rất cần thiết để khu vực này có thể dễ dàng hơn trong việc

tiếp cận với các thị trường, các dịch vụ, các cơ hội, sự hiện đại và văn minh.
Cũng theo tác giả bài báo, một con đường nhỏ cũng có thể đóng vai trò như
một con đường cao tốc đến với thịnh vượng.
Các khu vực được quan tâm nhiều trong phát triển CSHT nông thôn là
khu vực các nước đang và kém phát triển như châu Phi, nam Á, châu Mỹ La
tinh, trung đông. Tại đây, bên cạnh các chương trình của Nhà nước, có nhiều
tổ chức phi chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ, với mong muốn
đem đến khu vực nông thôn những chuyển biến tích cực về CSHT để khu
vực nông thôn tiến tới không còn là một khu vực yếu thế so với thành thị
nữa. Trong nghiên cứu “Rural Infrastructure in Africa: Policy Direction”
của Robert Fishbein (2001), chuyên gia tư vấn thuộc dự án AFR
Infrastructure Family - Ngân hàng thế giới, nghiên cứu đã tập trung vào
chiến lược cơ sở hạ tầng nông thôn (RI) và bao gồm bốn lĩnh vực: i) Giao
thông nông thôn; ii) Cung cấp và Vệ sinh môi trường nước; iii) Năng lượng
nông thôn; và iv) Viễn thông và Thông tin nông thôn. Nghiên cứu đã phản
ánh thực trạng CSHT nông thôn trong bối cảnh phát triển của Châu Phi,
đánh giá kinh nghiệm thu được về vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn ở các
vùng nông thôn châu Phi, từ đó cung cấp những khuyến nghị chính sách về
tầm nhìn tổng thể trong phát triển CSHT nông thôn cho châu Phi.
Ngân hàng thế giới là tổ chức tiên phong khi đã thực hiện nhiều dự án
cũng như những nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới và đã có những đóng
góp tích cực cho quá trình này. Các nghiên cứu của tổ chức này đã đem đến
những khuyến nghị chính sách hữu ích cho chính phủ các nước trong việc
cải thiện hệ thống CSHT ở nông thôn.


11

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, có thể thấy các nghiên cứu về
CSHT cho phát triển nông thôn còn khá ít. Các đề tài hoặc chuyên đề nghiên

cứu khoa học mới chỉ chủ yếu tổng kết thực trạng và đưa ra các giải pháp
phát triển CSHT nói chung cho từng vùng hoặc từng tỉnh. Các nhà khoa học,
chuyên gia có đầu sách nghiên cứu, phân tích chuyên sâu một cách có hệ
thống về phát triển CSHT phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện có
rất ít như: Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn, Nguyễn Sinh Cúc.... Trong công
trình “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001),
các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển
hạ tầng ở nông thôn và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ
sở ở tình Thái Bình.
Những nghiên cứu chuyên sâu về CSHT cho phát triển nông thôn
như trên không nhiều, còn lại chủ yếu là các nghiên cứu một nội dung
nào đó thuộc CSHT như hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện,...hoặc CSHT
chỉ được đề cập như một phần nội dung của một nghiên cứu về nông
nghiệp, nông thôn. Trong nghiên cứu “Chính sách nông nghiệp nông
thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010”
của Trần Ngọc Bút (2002), tác giả đã đi sâu nghiên cứu những chính
sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn...trong đó
có đề cập đến một số chính sách phát triển hạ tầng nông thôn. Một số
công trình khác như luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Dĩnh (2003):
“Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại
thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; công trình
nghiên cứu của Vũ Năng Dũng (2004): “Cơ sở khoa học để xây dựng
tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”; công trình của Phạm Thanh Khôi,
Lương Xuân Hiến (2006): “Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng”...đã nghiên


12


cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội, về các chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong đó có đề cập đến vấn đề phát triển hạ tầng kinh
tế - xã hội nông thôn.
1.2 Các nghiên cứu về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn
1.2.1 Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn
Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới vào cuối những năm 1990 đã
đề cập tới sự cần thiết phải đầu tư cho phát triển CSHT, với ước tính đầu tư
phát triển CSHT đã giúp cho việc giảm nghèo được khoảng 2,1% ở nhóm
nước thu nhập thấp và 1,4% ở nhóm nước thu nhập trung bình. Với một hệ
thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tốt như: thông tin liên
lạc, tài chính tín dụng, trường đào tạo nghề,...có tác động góp phần nâng cao
chất lượng sống của người dân nông thôn lên rất nhiều. Ngân hàng phát triển
châu Á đánh giá rằng nếu đầu tư 1 đô la cho cơ sở hạ tầng thì sẽ tiết kiệm
được 6 đô la chăm sóc sức khỏe, có nước sạch để dùng đã giảm đến 55% tỷ
lệ trẻ em tử vong, giảm mạnh tỷ lệ đau mắt hột, đường ruột và bệnh tiêu hóa,
và những con đường được mở đã làm tăng cao sự tham gia của học sinh nữ.
Cũng theo ước tính của Ngân hàng Thế giới và các tổng kết nghiên cứu
của một số nước trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan;
ưu tiên đầu tư phát triển CSHT là một trong những điểm quan trọng để phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Để đáp ứng được thách thức về việc nâng
cao chất lượng của cơ sở hạ tầng dịch vụ kinh tế xã hội thì ước tính phải chi
khoảng 7% GDP bình quân cho mỗi một nước đang phát triển bao gồm cả
chi phí cho đầu tư mới và duy tu bảo dưỡng hệ thống CSHT.
Trong nghiên cứu của Ngô Việt Hương (2013): “Cần tăng cường vốn
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn” , tác giả đã chỉ ra những hệ quả khi vốn
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đó là: Thiếu
vốn đầu tư nên CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu; Việc



13

mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó
khăn và diễn ra chậm chạp; Nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp dồi
dào nhưng trình độ thấp; Chất lượng nông sản chưa đạt yêu cầu và sức cạnh
tranh thấp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở việc
làm rõ sự cần thiết mà chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể, đồng bộ để
khu vực nông thôn huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.
Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng đã chỉ ra sự khó khăn
trong huy động vốn đầu tư phát triển CSHT nông thôn ở các nước nghèo,
theo đó cần quan tâm nghiên cứu tìm ra những giải pháp đổi mới phương
thức đầu tư và huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,
đặc biệt là đầu tư của tư nhân. Nguồn NSNN chỉ nên huy động tập trung cho
những lĩnh vực quy mô đầu tư lớn như: giao thông, cảng biển, thủy lợi và ưu
tiên cho vùng điều kiện đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa.
Một số nghiên cứu về kinh nghiệm thành công trong huy động vốn ở
một số nước châu Á hiện nay đã cho thấy những giải pháp cơ chế chính sách
thông thoáng về đa dạng hóa các hình thức sở hữu tài sản cơ sở hạ tầng của
nhà nước, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tự bỏ vốn xây dựng
công trình cơ sở hạ tầng và chịu tác động rủi ro theo cơ chế thị trường.
Trong bài viết “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông
nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, tác giả Dìu Đức Hà (2012) đã
tập trung chỉ rõ những bất cập trong phát triển giao thông nông thôn các
tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp đa dạng hóa các nguồn
lực tài chính bao gồm: NSNN, khai thác hiệu quả quỹ đất ở địa phương, trái
phiếu đầu tư địa phương, vốn từ cộng đồng dân cư, vốn nước ngoài (ODA,
FDI, từ các tổ chức phi chính phủ, Việt kiều).



14

1.2.2 Các nghiên cứu về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn
Trong hướng nghiên cứu này, mục đích cuối cùng hướng tới là việc sử
dụng vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Trong mô hình đánh giá chi tiêu công do Ban thư ký chi tiêu công và
trách nhiệm tài chính - Ngân hàng thế giới (2005) đề xuất, khung đánh giá
chi tiêu công được dựa trên 6 chỉ tiêu quan trọng là: (1) Độ tin cậy của ngân
sách, (2) Tính toàn diện và tính minh bạch, (3) Lập ngân sách trên cơ sở
chính sách, (4) Khả năng dự tính và kiểm soát quá trình thực thi ngân sách,
(5) Kế toán, ghi sổ và báo cáo, (6) Kiểm toán và Giám sát bên ngoài.
Một số nghiên cứu tập trung vào việc thay đổi cơ cấu vốn đầu tư để vốn
được sử dụng tập trung, trọng điểm, nhờ đó có thể giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Trong Luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Tuấn (2008): “Định
hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tác giả đã hệ thống
hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đi sâu nghiên cứu
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng nguồn vốn NSNN do Bộ
NN&PTNT trực tiếp quản lý. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
có thể áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực
trạng về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn
NSNN do Bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý từ 1996 đến nay, rút ra những kết
quả, tồn tại. Đề xuất các giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp quản lý
đầu tư, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy được hiệu suất và
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần vào phát triển sản xuất nông nghiệp
trong giai đoạn mới.



15

Một hướng nghiên cứu khác tập trung vào quy trình quản lý vốn đầu tư
và các yếu tố tác động tới việc sử dụng vốn đầu tư, đánh giá tác động của các
yếu tố này, cũng như việc thực hiện các nội dung trong quy trình quản lý tới
việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Nghiên cứu của Asian Development Bank
(1999): “Technical Assistance to Thailand for development of Agriculture
and cooperatives” đã chỉ ra một trong những thành công trong sử dụng
nguồn vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và
thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung ương đến địa phương,
các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác
kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ.
Luận án tiến sĩ của Tôn Thành Tâm (2005): “Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt
Nam”, đã đề cập đến các nội dung: (a) Những vấn đề lý luận cơ bản về
hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (b) Phân
tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam; (c) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn vốn ODA trong thời gian tới, bao gồm: thành lập ngân
hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; hoàn thiện các cơ
chế, chính sách quản lý ODA; bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự
án,...Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu phân tích nội dung hiệu quả quản lý
nguồn vốn ODA cho phát triển CSHT, do vậy các giá trị có thể kế thừa từ
luận án này cũng chỉ mang tính chung chung, khái quát.
2

ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC, XÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO CỦA LUẬN ÁN

Qua tổng thuật các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể rút
ra một số nhận định sau:


16

- Một là, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu bàn về phát triển nông
thôn, và CSHT nông thôn nói chung. Quá trình tổng thuật các nghiên cứu
cho thấy NTM là một thuật ngữ ít được sử dụng trên thế giới. Các nghiên
cứu trên thế giới chủ yếu về phát triển nông thôn và CSHT nông thôn nói
chung. Các nghiên cứu trực tiếp về nông thôn mới trên thế giới nếu có chủ
yếu tập trung ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và đều là các nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Các nghiên cứu về XDNTM ở Việt Nam
cũng chủ yếu mang dáng dấp tổng kết thực tiễn để phục vụ cho việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về
CSHT NTM.
- Hai là, các nghiên cứu về XDNTM và CSHT NTM khá ít ỏi và được
thể hiện tản mát trong các công trình khác nhau, chưa có công trình nào xây
dựng được cơ sở khoa học mang tính hệ thống về NTM và CSHT NTM.
- Ba là, chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề huy động và sử dụng vốn
đầu tư xây dựng CSHT NTM. Nông thôn mới là nông thôn với những đặc
điểm, tiêu chí cụ thể để phân biệt với nông thôn cũ. Việc huy động và sử
dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM cũng phải hướng tới mục tiêu cuối
cùng là xây dựng thành công CSHT của nông thôn theo các đặc điểm, tiêu
chí xác định của CSHT NTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay mới chủ
yếu là về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT cho nông thôn
nói chung.

Với kết quả tổng thuật trên, cùng những mục tiêu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu đã xác định, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NTM và CSHT NTM trong đó tập
trung làm rõ nội hàm khái niệm “mới” trong các thuật ngữ này.
- Xây dựng khung lý thuyết đồng bộ về huy động và sử dụng vốn đầu
tư xây dựng CSHT NTM bao gồm: các nguồn vốn đầu tư có thể huy động và
sử dụng cho xây dựng CSHT NTM, các yêu cầu, cơ chế huy động, sử dụng


17

vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, các nhân tố tác động tới việc huy động và
sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM.
- Đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề chủ yếu đang đặt ra trong
huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng hệ thống mục tiêu, quan điểm, đề xuất các giải pháp huy
động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, góp phần xây dựng
CSHT nông thôn trên địa bàn Hà Nội theo đúng yêu cầu của CSHT NTM
trong thời gian tới.


18

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1

NÔNG THÔN MỚI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI


1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nông thôn mới
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới được xây dựng trên nền tảng của khái niệm
nông thôn. Nông thôn là một hệ thống tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, và xã
hội ở đó các yếu tố cấu thành có nét đặc trưng riêng trong đó điển hình là sự
phát triển và chiếm tỷ trọng lớn của kinh tế nông nghiệp, sự sinh sống gắn bó
hòa mình với thiên nhiên của dân cư và sự lưu giữ những giá trị văn hóa giàu
bản sắc truyền thống của dân tộc.
Trải qua các giai đoạn phát triển từ nông thôn sơ khai cho đến nông
thôn dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực tiễn đã
nảy sinh một số vấn đề đối với sự phát triển của nông thôn như sau:
Kinh tế nông thôn có nguy cơ ngày càng lạc hậu do sự phát triển của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi nhanh chóng
nền sản xuất của mọi quốc gia. Nông nghiệp từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn, là
chủ đạo phải nhường chỗ cho công nghiệp, kèm với đó là quá trình đô thị
hóa các vùng nông thôn. Ở nhiều quốc gia, tốc độ đô thị hóa quá nhanh tạo
nên cú sốc đến kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn bị bỏ rơi để ưu
tiên đầu tư cho công nghiệp. Năng suất lao động nông nghiệp thấp do thiếu
vốn đầu tư và kiến thức canh tác, kèm theo đó là sự đe dọa của thiên tai dịch
bệnh. Hệ quả là sản lượng nông sản, thực phẩm ở nông thôn không ổn định.
Kinh tế nông thôn bị lạc hậu so với kinh tế đô thị.


19

Xã hội nông thôn ngày càng phát sinh nhiều vấn đề bất cập
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
xã hội nổi cộm, bức xúc ở nông thôn, đặc biệt là việc làm và chuyển dịch lao
động; những va chạm, thay đổi quan niệm giá trị, lối sống của các tầng lớp

xã hội; sự nghiệp yếu kém của lĩnh vực giáo dục, y tế ở nông thôn. Nhiều
xung đột nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ “xã” lên “phường”, từ xã hội
nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.
Công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa trong
nông nghiệp và các nguyên nhân chủ quan khác khiến môi trường ở
nông thôn ngày càng ô nhiễm.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: công tác quy hoạch, chế tài xử
lý, ý thức con người mà nông thôn đứng trước vấn đề lớn về môi trường, đó
là nguy cơ ô nhiễm môi trường ở nông thôn tăng mạnh do chất thải của các
nhà máy, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp,... Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng,
do đất đai chật hẹp nên đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng
nề. Rác thải sinh hoạt do người dân vứt ra khắp nơi, từ ven nhà, đường làng,
ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ,... Do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân
đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức
chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh
bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn vô tư thải ra rãnh nước
đường làng, vừa hôi thối mất vệ sinh vừa tạo điều kiện thuận lợi để ruồi,
muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào
nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao.
Những giá trị văn hóa truyền thống của nông thôn có nguy cơ bị mai
một do những ảnh hưởng của văn minh thành thị, công nghiệp.
Sự phát triển thiếu tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm quá mức đến công
nghiệp, thành thị mà bỏ rơi nông nghiệp, nông thôn khiến cho nhiều giá trị


20

nông thôn bị xâm lấn nghiêm trọng trong đó có văn hóa. Việc phát triển công
nghiệp thiếu quy hoạch tổng thể đã dẫn tới tình trạng lấn đất nông nghiệp,

xâm phạm làng quê, phá vỡ những vùng miền, vốn đã có một nền nông
nghiệp định hình, làng quê yên bình, dân tình ổn định, xâm hại những di sản
vô giá làm nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Khoảng cách giữa nông thôn với thành thị ngày một gia tăng, góp
phần tăng thêm những bất ổn xã hội.
Khi nông thôn trở thành gánh nặng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở
rộng, qua nhiều phương diện như cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thu nhập, tiêu
dùng, phúc lợi xã hội, đời sống văn hóa,... Quan hệ giữa công nghiệp - nông
nghiệp, thành thị và nông thôn mất cân đối và không hài hòa. Cơ cấu ngành
nghề mâu thuẫn, ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chậm,
chuyển hóa gia công nông sản chậm, giá trị ngành nuôi trồng thấp,...
Có thể nói, khi công nghiệp và đô thị càng phát triển thì nông thôn,
nông nghiệp càng tụt hậu. Thực tế đó đòi hỏi phải “vực” khu vực nông thôn
nói trên khỏi sự tụt hậu, để nông thôn thực sự là “hậu phương” vững chắc
cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Đây là điều mà tất cả các quốc
gia trên thế giới đều phải thực hiện, có khác nhau chỉ là ở thời điểm và hệ
thống các tiêu chí đánh giá. Một số quốc gia đặt cho nông thôn sau quá trình
cải biến này một cái tên để phân biệt với nông thôn trước kia. Và nông thôn
mới là một trong những cái tên như vậy.
NTM trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn,...
Nông thôn mới vừa bao hàm những đặc điểm lịch sử vốn có của nông thôn
là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp,
vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống; đó là: làng xã văn
minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất PTBV theo hướng kinh tế hàng
hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được


21


nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông
thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Như vậy, có thể định nghĩa: Nông thôn mới là nông thôn với những tiêu
chí nhận diện cụ thể, tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội; là kết quả của quá
trình cải biến nông thôn từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sang văn minh,
hiện đại, phát triển bền vững.
1.1.1.2 Đặc điểm nông thôn mới
Nông thôn mới có nền nông nghiệp phát triển, năng suất cao, thực
hiện chức năng bảo đảm lương thực cho cộng đồng quốc gia.
Cho dù là nông thôn gì thì cũng không thể không có sản xuất nông
nghiệp bởi nếu không có nông nghiệp thì không phải là nông thôn nữa. Xây
dựng NTM không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị bởi như vậy
là phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn. Vì vậy, đặc điểm đầu tiên của
NTM vẫn là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này
không đơn thuần là tự túc, tự cấp mà theo hướng sản xuất hàng hóa, với năng
suất và chất lượng cao; sản phẩm mang bản sắc, là thế mạnh của địa phương,
với quy mô sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của không
chỉ vùng mà còn là cả nước và hướng ra xuất khẩu. Đồng thời với việc này là
phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa
phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi
vật thể của từng làng quê Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân
nông thôn.
Nông thôn mới có vị thế bình đẳng so với thành thị
Nếu như nông thôn cũ được hiểu như một vùng khép kín với sự lạc hậu
và thua kém mọi mặt so với thành thị thì NTM có tính mở và giao lưu 2
chiều so với thành thị, có nghĩa là không chị nhận sự hỗ trợ của thành thị mà
NTM còn có những lợi thế riêng của mình để từ đó tương tác tích cực ngược
trở lại thành thị. Với một hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh



22

tế xã hội phát triển hài hòa, thu nhập được nâng cao; khoảng cách giữa NTM
so với thành thị đã được rút ngắn.
Nông thôn mới chọn lọc và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc
Giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là đặc
điểm vốn có của nông thôn. Nhưng với NTM, đặc điểm này được phát triển
ở tầm cao hơn, đó là sự chọn lọc và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp, mạnh dạn xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Thông quá đó, NTM giúp xây
dựng một nền văn hóa dân tộc vừa đậm đà bản sắc nhưng cũng vừa là một
nền văn hóa dân tộc tiên tiến, hướng tới chân, thiện, mỹ.
Nông thôn mới có môi trường sinh thái trong lành và được quan tâm
bảo vệ, là nơi con người gắn bó, giao hòa với thiên nhiên
Đây là một đặc điểm quan trọng để nhận diện NTM. Nếu như nền văn
minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con người và
thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ
thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, những cánh đồng lúa, trang trại cà
phê, tiêu,... hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ dậu,... làm cho
con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên. Tuy nhiên thực tế ở Việt
Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới cho thấy ngay cả ở những vùng
nông thôn, điều này không được thực hiện bởi sự phát triển thiếu tính quy
hoạch và định hướng đã khiến cho nhiều làng quê bị “gạch hóa”, “bê tông
hóa”, “phố hóa”, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái. Do vậy, mục
tiêu của xây dựng NTM phải làm rõ nét đặc trưng này, lấy đó làm thước
đo cho sự hoàn thiện của mô hình NTM.
1.1.2 Cơ sở hạ tầng nông thôn mới
1.1.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Để định nghĩa về CSHT NTM, trước hết cần làm rõ khái niệm CSHT.
Hiện nay, cách hiểu về CSHT khá đa dạng. Có quan điểm cho rằng: “Cơ sở



23

hạ tầng là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ” [35,
tr.153]. Quan điểm khác lại cho rằng CSHT là: “hệ thống các công trình làm
nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng
cao chất lượng cuộc sống” [17, tr.65]. Sở dĩ có những cách hiểu khác nhau
như vậy là do sự không thống nhất trong sử dụng các thuật ngữ “cơ sở hạ
tầng”, “kết cấu hạ tầng”, “hạ tầng cơ sở”.
Để làm rõ khái niệm này, trước hết cần bắt đầu bằng một thuật ngữ
được sử dụng trong tiếng Anh, đó là từ “infrastructure”. Từ này bắt nguồn từ
hai từ “infra” và “structura” trong tiếng Latin. “Infra” có nghĩa là nền móng,
nền tảng, phần bên dưới hay còn gọi là hạ tầng. “Structura” có nghĩa là kết
cấu hay cấu trúc. Từ đó, “infrastructure” được dịch ra trong tiếng Việt là
“kết cấu hạ tầng”. Theo đó, kết cấu hạ tầng có thể được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh vực phục vụ, các ngành này
có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã hội. Nếu hiểu theo
nghĩa hẹp thì kết cấu hạ tầng bao gồm những công trình công cộng phục
vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của mỗi cá nhân và các cộng đồng xã
hội và được gọi là CSHT. Như vậy, tới đây có thể hiểu CSHT chính là
kết cấu hạ tầng hiểu theo nghĩa hẹp, hay nói cách khác, là một trong số
những thành phần của kết cấu hạ tầng.
Để xây dựng NTM, những công trình vật chất kỹ thuật thiết yếu cần
phải được xây dựng để phục vụ cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị,
xã hội, môi trường ở nông thôn theo các tiêu chí XDNTM.
Như vậy, có thể định nghĩa: Cơ sở hạ tầng nông thôn mới là những
công trình vật chất, kỹ thuật được con người xây dựng lên ở nông thôn nhằm
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới.



24

1.1.2.2 Nội dung cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Hệ thống CSHT kỹ thuật
Hệ thống giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các tuyền đường nằm trên địa
bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và với bên ngoài. Hệ
thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thông, liên
bản,...Phát triển giao thông nông thôn là cần thiết và đặc biệt quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội nông thôn. Mạng lưới giao thông được ví như
huyết mạnh của kinh tế - xã hội nông thôn mà nếu hệ thống này phát triển sẽ
gắn kết giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn với thành thị trong buôn
bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ, giao lưu văn hóa cũng như các hoạt
động xã hội khác.
Hệ thống thủy lợi nông thôn
Hệ thống CSHT thủy lợi nông thôn bao gồm toàn bộ hệ thống công
trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và
nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản
xuất, đời sống và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu thuộc hệ
thống thủy lợi gồm: hệ thống các hồ, đập giữ nước; hệ thống các trạm bơm
tưới và tiêu nước, hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống kênh mương.
Hệ thống điện nông thôn
Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền
tảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất
và phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường
dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân
phối và dẫn điện tới các dụng cụ dùng điện. Ở các vùng sâu, vùng xa
thuộc hệ thống điện nông thôn còn bao gồm cả các máy phát điện nhỏ

bằng động cơ chạy dầu hoặc máy tuốc bin nhỏ, chạy bằng sức nước, sức
gió. Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các


25

hộ gia đình, được dùng cho công tác thủy lợi, phát triển sản xuất nông
nghiệp, đem lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề hình thành
và xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa mới cho cư dân nông thôn, góp phần
xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
CSHT thông tin – viễn thông nông thôn
Hệ thống thông tin – viễn thông nông thôn bao gồm toàn bộ các cơ sở
vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông
tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn. Hệ thống này bao
gồm: mạng lưới bưu điện, điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh,
truyền hình. Trong XDNTM, thông tin là yếu tố có vai trò to lớn và nhiều
khi có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở
nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại
là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng CSHT của NTM.
Chợ nông thôn
Chợ nông thôn là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán của người
dân nông thôn. Bên cạnh đó, chợ nông thôn nhiều khi còn là nơi diễn ra các
hoạt động văn hóa – xã hội khác. Chợ nông thôn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc cung ứng hàng hóa – dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
Hệ thống CSHT xã hội nông thôn
Hệ thống CSHT giáo dục - đào tạo nông thôn
CSHT giáo dục – đào tạo ở nông thôn bao gồm hệ thống các trường
mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo
nghề cho người lao động. Trong XDNTM, việc phát triển giáo dục – đào tạo
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cũng

như của cả đất nước. Việc mở mang, phát triển về số lượng, nâng cấp về cơ
sở vật chất của các cơ sở giáo dục – đào tạo sẽ góp phần quan trọng vào việc
nâng cao trình độ dân trí, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng
cho việc XDNTM.


×