Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

những đặc điểm cơ bản của triết học hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.52 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ VÂN

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
HY LẠP CỔ ĐẠI

Chuyên ngành: Toán Giải Tích
Mã số: 60 46 01 02

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. Vi Thái Lang

HÀ NỘI - 2013


2

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
đoàn thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả các tập
thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vi Thái Lang người đã
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận. Tôi xin
trân trọng cảm ơn Thư viện, phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn vị
liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 những người đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thiện bài tiểu luận này.


Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện tiểu
luận này.
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
SINH VIÊN

NGUYỄN THỊ VÂN


3

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
SINH VIÊN

NGUYỄN THỊ VÂN


4

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 5

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:.................................................................................................................. 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................................... 5
6. Giả thiết khoa học: ............................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1- ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI................................6
1.1 - Về tự nhiên..................................................................................................................................... 6
1.2 - Về kinh tế ...................................................................................................................................... 6
1.3 - Về chính trị - xã hội [1]................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CỔ HY LẠP...................9
2.1 - Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại............................................................................................... 9
2.2 -Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại........................................................................................... 9
2.2.1-Trường phái Milê...................................................................................................................................9
2.2.2-Trường phái Hªraclit : (520-460 tr. CN)...............................................................................................12
2.2.3-Trường phái đa nguyên....................................................................................................................13
2.2.4-Trường phái nguyên tử luận............................................................................................................13
2.2.5 Arixtèt (384-332 tr.CN):......................................................................................................................21
2.3 - Vài ưu điểm và hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại.........................................................................28
2.3.1 - Ưu điểm:............................................................................................................................................28
2.3.2 - Hạn chế..............................................................................................................................................29

KẾT LUẬN................................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 31


5


Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học Hy Lạp cổ đại là một thời kì phát triển rực rỡ của triết học nhân
loại với nhiều thành tựu lớn. Những thành tựu thời kì này có thể nói là hết sức to
lớn nếu so với nền khoa học cụ thể. Nổi bật trong số các giá trị đạt được trong thời
kì này có thể nói là “thuyết nguyên tử” và phép biện chứng. Với những giá trị này
triết học Hy Lạp cổ đại đã trở thành một nền tảng để phát triển triết học sau này. Cụ
thể thấy hầu hết các trường phái triết học hiện đại đều có mầm mống của triết học
Hy Lạp cổ đại để lại. vậy vì sao với một nền khoa học thực nghiệm kém phát triển
như vậy lại có thể nảy sinh những học thuyết, những tiên đoán tuyệt vời như vậy?
Và những giá trị và hạn chế của những học thuyết này là gì? Đây chính là lý do vì
sao em chọn đề tài: “Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại với những giá trị và hạn chế thời kì
này
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại, các đại biểu cùng các
quan niệm, giá trị, hạn chế của các trường phái đó
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử và đối chiếu
6. Giả thiết khoa học:
Triết học Hy Lạp cổ đại

NỘI DUNG



6

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

CHƯƠNG 1- ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1.1 - Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia
rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền
ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba
khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành
phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn
phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban
Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các
đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp
với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương
giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy
nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công
thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có
nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.

1.2

- Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả

và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay
bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ 8 – 6 TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ
sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ
sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động
trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển
sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ
của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ 8 TCN là lực đẩy quan trọng cho
trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có
những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao


7

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước
Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp,
không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.

1.3

- Về chính trị - xã hội [1]
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân

hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa
thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước
nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai
thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều
kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ
đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn

hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển
nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế
Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn
khốc đối với nô lệ.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc
chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của
thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế,
chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các
cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc
khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia
vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp
đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ 2 TCN, Hy Lạp một lần
nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy
Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa.
Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì
không có Châu Âu hiện đại được” [2]. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao


8

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên
thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu
văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh
vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người
Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán
lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình

thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong
phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống
sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự
nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.[3]
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá
nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các
nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt,
người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.


9

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CỔ HY
LẠP
2.1 - Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại
Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng
là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc
trưng sau:
-Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô
thống trị.
- Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy
vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần.
- Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh
vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh
thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.

Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ.
- Coi trọng vấn đề về con người.
Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách ra
khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là
triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các triết gia có
xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề cập đến đạo đức
con người.
2.2 -Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại
Ta lần lượt xét một số nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại tiêu biểu:
2.2.1-Trường phái Milê
Trường phái triết học Milê là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứ
Lonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp. Nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu
Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và là trung tâm
kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nơi đây được xem là quê hương của
nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng.


10

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Talet, Anaximăngđrơ và
Anaximen. Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do
sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và
làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu
tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát
từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên
vật chất duy nhất.



Talet (624-547 tr.CN):

Các quan niệm:
Talet là một nhà triết học duy vật. thành tựu nổi bật của ông là quan niệm triết
học duy vật. Ông cho rằng là nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi vật
trong thế giới. Mọi vật đèu sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại trở thành nước. Theo
Talet vật chất (nước ) tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó sinh ra đều biến đổi
không ngừng, sinh ra và chết đi. toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất mà
nền tảng là nước.
Giá trị:
Quan niệm triết học của ông giới thiệu thế giới tuy còn thô sơ mộc mạc, nhưng
đã có ý nghĩa vô thần, chống lại thế giới quan tôn giáo đương thời và chứa đựng
những yếu tố biện chứng tự phát.
Hạn chế:
Ông được gọi là nhà “triết học đầu tiên”, “toán học đàu tiên”, “thiên văn học đàu
tiên”,. song nhà khoa học đầu tiên này chưa thể thoát khỏi ảnh hưởng của quan
niệm thần thoại và tôn gioá nguyên thuỷ, điều này thể hiện ở chỗ; ông cho rằng thế
giớ đầy dãy những vị thần linh và khi không thể giải thích được hiện tượng từ túnh
của nam châm thì ông khẳng định rằng nó là linh hồn.


Anaximăngđrơ(610-546 tr.CN):

Các quan niệm:
Ông là nhà triết học duy vật là bạn của Talet. Khác với Talet khi giải quyết vấn
đề bản thể luận triết học, ông cho rằng, cơ sở của sự hình thành vạn vật trong vũ trụ


11


Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

là từ một dạng vật chất đơn nhất, vô định, vô hạn và tồn tại một cách vĩnh viễn: đó
là Apeiron. Các triết gia thời cổ đại đã có những giải thích khác nhau về Apeiron:
đó là vật mang tính vật chất; là hỗn hợp của các yếu tố như đất, nước, lửa, không
khí; là cái trung gian giữa lửa và không khí; là cái không xác định (Arixtôt).
Apeirôn không chỉ là nguồn gốc sinh ra mọi vật mà còn là cơ sở vận động của vạn
vật. Apeirôn là nguồn gốc sinh ra mọi cái, đồng thời là nguồn gốc và sự thống nhất
của các sự vật đối lập nhau: nóng-lạnh, sinh ra- chết đi,... toàn bộ vũ trụ tồn tại như
một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng.
Ông cũng tiên đoán về nguồn gốc sự sống, cho rằng, mọi vật trên trái đát đèu
xuất hiện dưới biển sau đó một số lên trên cạn sinh sống. con người sinh ra từ một
loài cá to, líc nhỏ sống dưới nước, sau đó lên trên cạn sinh sống
Giá trị:
Như vậy, so với Talet, Anaximăngđrơ có một bước phát triển xa hơn trong sự
khái quát trừu tượng về phạm trù vật chất. ở Talet, vật chất đầu tiên là nước mang
tính ít trừu tượng hơn so với ở Anaximăngđrơ là Apeirôn - một chất vô định hình
mà người ta không thể trực quan thấy được. Lần đầu tiên trong lịch sử Hy Lạp cổ
đại, vật chất không bị đồng nhất với vật cụ thể. Đó là bước tiến mới trong tư duy
trừu tượng của người Hy Lạp.
Quan niệm về nguồn gốc sự sống của ông tuy là một quan niệm ngây thơ, chất
phác, nhưng nó cũng có những tác dụng nhất định vào thời ấy, giúp chống lại thế
giới quan tôn giáo đương thời.
Hạn chế:
Cũng như Talet, chịu ảnh hưởng các quan niệm thần thoại và tôn giáo, khẳng
định điểm tận cùng giới hạn của thế giới. mọi sinh vật theo ông đèu sinh ra từ
Apeirôn và có lỗi lầm với nhau những lỗi lầm của chúng phá vỡ các chuẩn mực và
giới hạn của chúng. Mọi cái cuối cùng đều trở thành Apeirôn.theo nghĩa này,
Apeirôn trở thành một cái ít nhiều mang tính thần bí.



Anaximen (585-525 tr.CN):


12

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Là học trò của Anaximăngđrơ. đứng trên quan diểm duyvật chất phác, ông
nghiên cứu thiên văn học và triết học.
Đồng quan điểm với người thầy về thuyết địa tâm, ông cho rằng, mặt trời, mặt
trăng và các vì tinh tú đều từ trái đát mà ra, do trái đất quay nhanh mà bắn ra xa,
điều này đến nay đã bị bác bỏ nhưng ở thời ấy có giá trị lớn trong việc đấu tranh
chống lại những quan điểm duy tâm, tôn giáo về vũ trụ về cuộc sống xã hội.Ông
cũng có những tiên đoán: trái đất có hình cái trống, tự xoay quanh mình nó, mưa
đá là kết quả đóng thành băng của các tia nước trên cao, khi băng bị không khí làm
tan ra thì thành tuyết.
Theo ông, không khí là nguồn gốc là bản chất của mọi cái là bản nguyên của thế
giới, vì nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống của tự nhiên và con người. ngay cả
các vị thần cũng được sinh ra từ không khí. ông cho rằng, hơi thở chính là không
khí, người ta không thể sống nếu không thở, tâm hồn con người rung động theo hơi
thở mạnh, yếu. Không khí là cái vô định hình, mà bản thân Apeirôn cũng chỉ là một
thuộc tính của không khí. không khí sinh ra mọi vật bằng hai cách loãng ra và cô
đặc lại: không khí loãng thành lửa; đặc thành gió, mây; đặc nữa thành nước; đặc
nữa thành đất, đá.
Giá trị và hạn chế:
Cũng như hai nhà triết học trên những quan niệm của ômg vẫn mang nặng tính
ngây thơ, chất phác; nhưng nó phần nào cũng có giá trị nhất định trong thời kì đó.
Tóm lại:
Trường phái triết học Milê là trường phái triết học duy vật. Họ quan tam cố gắng

tìm ra một bản nguyên vật chất đẻ giải thích thế giới như một chỉmh thể thống nhất
của các dự vật muôn màu, muôn vẻ. mặc dầu còn mộc mạc ngây thơ, song những
quan niệm của họ đã đặt ra nèn móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật
trong thời kì về sau.
2.2.2-Trường phái Hªraclit : (520-460 tr. CN)
Do nhà ẩn dật Hêraclit sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý
tộc chủ nô ở thành phố Ephetdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể


13

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên
của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên
nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng
bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự”
nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không
ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống
nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”.
Như vậy, Hêraclit là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Marx đã đề cập và đi
sâu. Phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp của triết học Hêraclit vào kho
tàng tư tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt
ngày đêm”.[4]
2.2.3-Trường phái đa nguyên
Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật
Empedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan
niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như Milet - trường phái
Héraclite xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng.

Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và
không khí. Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt
giống”. Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.[5]
Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế.
Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này
vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính.
2.2.4-Trường phái nguyên tử luận
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện
trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ 5 – 3 tr.CN. Lơxíp là người sáng lập và
Démocrite là người kế thừa và phát triển.
• Lơxíp (500-440 tr.CN):


14

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Là người đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại nêu len học thuyết nguyên tử. Các tác phẩm
trình bày học thuyết cảu ông không được lưu giữ, người ta biết đến qua người học
trò Đêmôrít hoặc những trích dẫn ở các tác phẩm của các nhà triết học khác.
Các quan niệm:
Ông tiếp thu quan điểm của Empecơlơ về đa khởi nguyên của vật chất, nhưng
ông cho rằng khởi nguyên của vật chất không phải là 4 căn nguyên mà là vô số
nguyên tử.
Lơxíp cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. đó là những hạt
vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về
hình thức:

nó vô cùng bé, không thể thẩm thấu được, không có chất lượng. Các


nguyên tử chỉ khác nhau về kích thước và hình thức, sở dĩ có những sự vật khác
nhau là vì có những hình thức sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.
Tán thành quan niệm về tồn tại của Pácmênít nheng khác với Pácmênít ở chỗ,
ông không phủ nhận cái không- tồn tại. theo ông, cái không -tồn tại chính là khoảng
chân không -“không gian rỗng” nhờ có không gian rỗng này mà mà các nguyên tử
và các vật thể có thể vận động, kết hợp và phân tán. ông hiểu sự vận động là sự thay
đổi vị trí trong không gian.
Lơxíp đã đè cập đén tính nhân quả tất yếu trên quan điểm luận duy vật, chống
lại mục đích luận của chủ nghĩa duy tâm. ông khẳng định: “không mọt sự vật nào
phát sinh một cách vô cớ mà tất cả đều phát sinh trên một căn cứ nào đấy, và do
tính tất nhiên”.
Giá trị:
Ông là người đầu tiên nêu len học thuyết nguyên tử, đã đua triết học Hy Lạp cổ
đại lên một tầm cao mới. Mà giá trị của học thuyết này vẫn còn đén ngày nay
Hạn chế:
Tuy học thuyết của ông là một tiên đoán tuyệt vời, nhưng ông cũng không thể
tránh khỏi những hạn chế như các nhà triết học thời trước, do trình độ khoa học thời
này còn thấp, đó là triết học của ông mang nặng tính chất phác, thô sơ.
• Đêmôcrit(460-370 tr.CN):


15

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Là học trò giỏi của Lơxíp. ông đã đén Aicập, Babilon, Ânđộ tìm hiểu và đã tiếp xúc
với những tri thức triết học xuất hiện ở phương đông cổ đại. ông hiểu xâu rộng
nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, mỹ học, ngôn ngữ học, kỹ thuật, âm nhạc.
những nhà nghiên cứu về Đêmôrít cho rằng, ông đã viết được 70 tác phẩm về các
lĩnh vực nói trên. theo đánh giá của Mác và Ăngghẻntong tác phẩm “Hệ tư tưởng

đức”: Đêmôcrit là một bộ óc bách khoa đầu tiên trong số những người Hy Lạp.
Các quan điểm:
Quan điểm về bản chất thế giới:
Đêmôcrít đồng quan điểm với Lơxíp - người thầy của mình và phát triển học
thuyết nguyên tử lên một trình độ mới. ông cho rằng, nguyên tử và khoảng không là
cơ sở cấu tạo nên mọi vật; nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy,
không phân chia được, không mùi vị, không âm thanh, không màu sắc không có sự
khác nhau về chất mà chỉ có sự khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế.
Ông cho rằng, mỗi nguyên tử có một hình thức nhất định, nguyên tử không
những vô hạn về số lượng mà còn vô hạn về hình thức; mọi sự vật đều được cấu
thành từ các nguyên tử, sự kết hợp đó không phải lad tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà kết
hợp theo quy luật trật tự, cũng như bảg chữ cái, từ đó thực hiện sự kết hợp theo thứ
tự nhất định tạo thành từ. Nguyên tử cũng khác nhau về tư thế, giống như tư thế của
các chữ cái.sự vật khác nhau là do sự vật được cấu tạo từ những hình thức khác
nhau; sự sắp xếp theo trật tự khác nhau; và được xoay đặt theo những tư thế khác
nhau. Mọi sự biến đổi của sinh vật thực chất là sự bién đổi trình tự sắp xếp của các
nguyên tử tạo nên chúng, còn bản thân nguuyên tử - hạt vật chất nhỏ nhất thì không
thay đổi gì cả. ở đây một mặt, Đêmôcrit tán thành lý thuyết “tồn tại” duy nhất bất
biến của Patmênit, coi nguyên tử là bất biến; mặt khác ông kế thừa quan điểm của
Hêraclit cho rằng mọi sự vật không ngừng biến đổi.
Nếu như các nhà triết học phái Elê phủ nhận sự tồn tại thực của cái không tồn tại, thì Đêmôcrit và các nhà nguyên tử luận khẳng định sự tồn tại của cái không
- tồn tại. theo nhận xét của Arixtôt thậm chí còn cho rằng “cái tồn tại có thực không
hơn gì cái không tồn tại, bởi vì sự vật tồn tại không mảy may hơn gì khoảng không


16

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

và cả hai đều có nguyên nhân vật chất”. Cái không - tồn tại chính là khoảng không

trống rỗng, nó không chịu ảnh hưởng gì các sự vật (tức cái tồn tại) trong nó cả.
Giữa tồn tại và không tồn tại có những đặc tính khác nhau. Các nguyên tử thì
đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không lại hoàn toàn trống rỗng. Các nguyên tử thì
rất đa dạng trong khi khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên tử bao giờ cũng có
kích thước hình dạng nhất định (Đemôcrit chưa đạt đến quan niệm nguyên tử có
khối lượng) nhưng khoảng không lại vô tận và không có hình dạng nào cả.
Ông đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học. Lý thuyết này được xây dựng trên cơ
sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất, thấm nhuần tư tưởng biện chứng tự
phát và có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử triết học. Theo ông, dẹ xuất hiện cảu vô số
những thế hình thành vũ trụ và tất cả những biến đổi xảy ra trong tự nhiên đèu là sự
kết hợp khác nhau (tật hợp, phân tán ) cuả những nguyên tử vận động trong chân
không và tuân theo tính tất nhiên của tự nhiên. trong không gian vô tận của vũ trụ,
những nguyên tử vận động, rung chuyển về mọi phía, xô đi đảy lại lẫn nhau và làm
thành những cơn lốc nguyên tử, đẩy các nguyên tử nặng to vào tâm, các nguyên tử
nhẹ và nhỏ hơn ra vùng ngoại biên, nhờ đó các hành tinh và cả trái đất được hình
thành. Sự kết hợp trong cơn lốc đó như làn sóng biển đánh vào bờ, làm cho những
viên đá có hình thù cùng loại (dài, tròn) dồn thành từng đám từng lớp trên bãi biển.
Do các vận động đó các nguyên tử có cùng một kích thước, cùng một hình thức kết
hợp với nhau tạo thành: lửa, đát, nước, không khí. Trong thế giới mọi sự vật đều
luôn luôn quy tụ về trung tâm do trọng lượng của chúng. Đemôcrit khẳng định: vũ
trụ vô tận và vĩnh viễn, có vô số thề giới vĩnh viễn phát sinh phát triển và bị tiêu
diệt.
Quan niệm về sự vận động:
Quan điểm của Đemôcrit về vận động, gắn liền với vật chất là một phoán
đoán thiên tài có giá trị đặc biệ. Theo ông vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, và
ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ở bản thân nguyên
tử, ở động lực tự thân, tự nó, còn khoảng trống chân không là điều kiện vận động
của nó. Tuy nhiên, Đêmôcrit đã không lý giải được nguồn gốc của sự vận động.



17

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Quan điểm về tất nhiên và ngẫu nhiên:
Dưa trên học thuyết nguyên tử, Đêmôcrit đã đi tới quan điểm quyết định
luận. đó là sự nhận thức sự ràng buộc theo luật nhân quả, tính tất nhiên và tính khác
quan của các hiện tượng tự nhiên. đay là quan điểm có giá trị của ông đóng góp cho
nền triết học Hy Lạp cổ đại. theo Arixtôt: “Đêmôcrit”sau khi đã gạt bỏ [cái nguyên
nhân] có tính mục đích, bèn đem tất cả những mà tự nhiên sử dụng về tính tất yếu.
Song, ông lại phủ nhận cái ngẫu nhiên, cho rằng, ngẫu nhiên là vô lý, do sự
không biết của con người sinh ra; trên thực tế về cơ bản chỉ tồ tại cái tất nhiên;
trong cuộc sống nếu chỉ dựa vào cái ngẫu nhiên thì chỉ làm cho con người thêm lười
biếng.
Nhân bản học:
ông phê phán quan niệm cho rằng, sự sống do thần thánh sinh ra. Theo ông,
sự sống là kết quả của quá trình vận động của bản thân tự nhiên, được phát sunh từ
những vật thể ẩm ướt, dưới tác động của nhiệt độ. Nước và bùn là hai môi trường
nảy sinh sự sống, sự ssống xuất hiện dưới nước sau ó len cạn. trải qua một quá trình
lau dài từ những sinh vật không tay, không chân, đến những sinh vật 4 chân, hai
chân, có tay, có mắt rồi xuất hiện con người. Sinh vật khác với con người ở chỗ:
sinhvật không có linh hồn giống như con người.
Trong cơ thể con người có nhiều nhiệt lượng hơn và các chất cấu tạo thành
nó sạch sẽ hơn so với động vật. Do sự hạn chế của khoa học thời bấy giờ, Đêmôcrit
thừa nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên thần. ông định nghĩa
con người là một động vật nhưng về bản tính có khả năng học được bất cứ cái gì, có
chân có tay, cảm giác và sự năng động của trí tuệ.
Theo ông, linh hồn được cấu tạo từ những nguyên tử hìh cầu, giống như
nguyen tử của lửa, và vận động với tốc độ lớn. Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt,
nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể hưng phấn và vận động. Song ông lại coi linh hồn

không phải là một hiện tượng tinh thần, ý thức mà là một hiện tượng vật chất. ông
bác bỏ quan niệm tôn giáo về linh hồn cho rằng linh hồn bất tử và cho rằng linh hồn
có thể chết cùng với cái chết của con người.


18

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Nhận thức luận:
Đêmôcrit cho rằng trên thực tế chỉ tồn tạ các sinh vật khác quan do nguyên
tử tạo ra, còn tất cả những ccái như mùi vị, màu sắc, âm thanh.. chỉ tồn tại trong
cảm nhận của con người, là kết quả tác động của các nguyên tử lên các giác quan
của chúng ta.
Khác với các nhà triết học trước đây phủ nhận vai trò của nhận thức cảm
tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, ông chia nhận thức của con người
thành hai dạng: nhận thức mờ tối là dạng nhận thức cảm tính, do các giác quan đem
lại; và dạng nhận thức chân lý thông qua những phoán đoán lôgic, đó là dạng nhận
thức được bản chất của sự vật.
Hai dạng nhận thức trên có liên hệ chặt chẽ với nhau và đều có vai trò quan
trọng, nhưng dạng nhận thức chân lý đáng tin cậy hơn. đêmôcrit gọi dạng nhận thức
mờ tối là nhận thức theo “dư luận chung”; vì theo ông những cảm giác như mùi vị,
màu sắc, âm thanh là những cảm giác phổ biến mà mọi người đều cảm nhận được
một cách dễ dàng khi nhận thức. đó là nhận thức chân thực nhưng còn mờ tối vì
chưa nhận thức được cái bên trong, cái sâu kín cảu sự vật. chỉ có dạng nhận thức
chân lý mới có khả năng nhậm thức được bản chất của sự vật. Vì thế, con người
không thể dừng lại ở nhận thức mờ tôi mà phải đi sâu hơn đẻ nhận thức được cái
bản chất sự vật, đó là chức năng của nhận thức chân lý.
Trong lý luận nhận thức của mình, Đêmôcrit đã nêu ra khái niệm “hình
tượng” hay còn gọi là “Iđôlơ”. mác đã giải thích “Iđôlơ” của Đêmôcrit là cái vỏ

hình thức của vật thể bị tách khỏi vật thể, nhưng hình thức đó bắt nguồn từ chính
vật thể rồi xâm nhập vào cảm giác và được ước lệ thành hình tượng khác thể. Iđôlơ
đóng một vai rò quan trọng trong lý luận nhận thức của Đêmôcrit. Nhưng Iđôlơ hay
“hình tượng” cảm tính là tiền đề, là tái hiện đẻ lý tính nhạn thức chân lý. Nhưng ông
cho rằng, nhận thức chân lý là khó khăn vì “thực ra chúng ta khôn biết gì hết, vì
rằng chân lý ở sâu kín”.
Ngoài ra:


19

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Ông đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. ông cho rằng, sở dĩ
người ta có quan niệm sai lầm cho là có thần là vì con người bị ám ảnh bởi những
hiện tượng khủng khiếp trong tự nhiên. theo ông, khi quan sát những hiện tượng tự
nhiên như sấm, chớp, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, con người không lý giải
được nên sợ hãi, coi đó là tai hoạ do thần thánh gây ra. Những thần thánh tôn giáo
Hy Lạp chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của nó;
mặt trời mà tôn giáo đã thần thánh hoá, chỉ là một khối lửa, thần dớt (zeus) là sự
nhân cách hoá mặt trời; thần Atêna là sự nhân cách hoá lý tính của con người. ông
kiên quyết chống lại mọi điều bịa đặt về sáng thế của thần thánh.
Quan niệm vô thần cảu ông có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh chống lại
chủ nghĩa duy tâm có ý nhĩa tiến bộ và có vai trò lịch sử to lớn.
Ông còn có đóng góp về lôgic học, đạo đức học, chính trị- xã hội. ông đã có
công lao đặt nền móng cho lôgic học, với tác phẩm “bàn về lôgic học”, ông đã nêu
ra nhiều vấn đề về lôgic học như những định nghĩa khái niệm, phương pháp quy
lạp, so sánh, giả thiết, trong đó phương pháp quy lạp chiếm vị trí trung tâm.
Đêmôcrit cũng có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Về chính trị xã hội ông
đứng trên lập trường của tầng lớp chủ nô, đấy tranh chống lại bọn chủ nô quý tộc

bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô.
Giá trị:
Với những thành tựu rực rỡ của mình, Đêmôcrit đã đưa chủ nghĩa duy vật
lên một đỉnh cao mới:
Học thuyết nguyên tử của ông là một tien đoán thiên tài mà cho đến nay nó
vẫn giữ nguyên giá trị, các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh một số quan điểm
của ông là đúng. Ngoài ra quan điểm về nguồn gốc vũ trụ cũng có một số giá trị
nhất định. Tuy dưới ánh sáng của khoa học, thì quan niệm của Đêmôcrit là sai lầm;
nhưng nó đã góp phần chống lại thế giới quan tôn giáo, duy tâm đang thống trị thời
đó.


20

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Quan điểm về vận động của ông cũng là một phoán đoán có giá trị đặc biệt.
Theo đó ông đã đi tìm nguồn gốc của sự vật động ở trong chính thế giới vật chất.
đây là một quan điểm đúng đắn mà sau này các nhà triết học Macxit đã công nhận.
Quan điểm quyết định luận cũng là một quan điểm của ông có giá trị đã đóng
góp cho nền triết học Hy Lạp cổ đại. quan điểm này đã chống lại quan điểm mục
đích luận, thế giới quan duy tâm và tôn giáo.
Về quan điểm nguồn gốc của con người cũng có giá trị nhất định. Nó cũng
chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Ông đã đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước mới. Khác với các nhà
triết học trước, Đêmôcrit không phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyết đối
hoá vai trò của lý tính. đây cũng là một quan điểm đúng đắn mà sau này các nhà
triết học Macxit cũng công nhận.
Ngoài ra, các quan niệm của ông còn có vai trò quan trọng trong chủ nghĩa
vô thần, đó là những quan điểm về nguồn gốc, phủ nhận sự tồn tại của thần linh.

Hạn chế:
Tuy có nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng triêt học của Đêmôcrit vẫn có nhiều
hạn chế không thể tránh khỏi:
Triết học của Đêmôcrit vẫn thể hiện tính chất thô sơ chất phác, thể hiện tư
duy trực quan, cảm tính, thể hiện trong các quan niệm về nguyên tử, linh hồn con
người, về nguồn gốc của vũ trụ, về nguồn gốc bản chất của con người, thần thánh,...
Trong quan niệm về sự vận động của vật chất, tuy đã có những giá trị đạt
được nhưng ông chưa thể giải thích được nguồn gốc của sự vận động.
Khi nói về cai tất yếu và cái ngẫu nhiên, ông đã phủ nhận cái ngẫu nhiên nho
rằng cái ngẫu nhiên là không tồn tại. đây là một quan điểm sai lầm vì rằng cái ngẫu
nhiên vẫn tồn tại bên cạnh cái tất nhiên.
• Epiquya (341-297 tr.CN):
Triết học của Eiquya gồm ba bộ phận: vật lý học, lôgic học và đạo đức học.
ông kiên quyết bác bỏ thuyết duy tâm và lý luận thần học, bảo vè chủ nghĩa duy vật
và học thuyết vô thần của Đêmôcrit.


21

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Không những tiếp tục thuyết nguyên tử của Đêmôcrit, Epiquya còn có đógn
góp mới: ông cho rằng, các nguyên tử còn khác nhau về trọng lượng, do đó chúng
vận động theo chiều thẳng đéng từ trên xuống, giống như sự rơi tự do của các vật
thể, như hạt mưa từ trên trời xuống. Quá trình rơi, các hạt va vào nhau, quyện vào
nhau hoặc tách xa nhau. Từ đó ông kết luận rằng các nguyên tử vận động theo quy
luật nội tại của chúng nhưng nó bao hàm các yếu tố ngẫu nhiên do sự va chạm vào
nhau của ấc hạt trên đường rơi xuống. Mỗi sinh vật không phải đơn thuần là tổng số
các nguyên tử, mà là một chỉnh thể có những đặc tính nhất định.
2.2.5 Arixtèt (384-332 tr.CN):

Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ
đại. ông sinh ở Stagirơ, năm 17 tuổi đến Aten học ở viện hàn lâm của Platôn, sau đó
trở thành thầy giáo của viện. ông rất yêu người thầy của mình Platôn, nhưng cái mà
ông yêu nhất chính là chân lý. Vì thế ông đã bác bỏ nhiều quan điểm của Platôn. su
khi Platôn qua đời ông đã dời bỏ viện hàn lâm. ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác
phẩm thuộc nhiều lĩnh vực: lôgic học, triết học, vật lý học, khoa học xã hội...
Các quan điểm:
Quan điểm về đối tượng của triết học:
Arixtot coi giới tự nhiên với những sự vật vô cùng đa dạng là đối tượng của
vật lý học (Phisica - thuyết về giới tự nhiên) đây được coi là “triết học thứ hai”. Nó
nghiên cứu dạng cụ thể của thế giới vật chất. để khám phá bản chất đích thực của
tồn tại nói chung, lý giải cụ thể các vấn đề nguồn gốc, bản chất của thế giới.. thì cần
có triết học thứ nhất tức siêu hình học. Theo cách hiểu của Arixtot, siêu hình học là
một khoa học ít nhiều mang tính thần thánh vì đối tượng nghiên cứu của nó là
những cái thần thánh, trong đó có cả thượng đế.
Nhưng thượng đế là một trong những đối tượng nghiên cứu của triết học thứ nhất,
khoa học nghiên cứu các khởi nguyên của tồn tại nói chung. Nếu các khoa học khác
nghiên cứu ccs sự vật của giới tự nhiên, dạng cụ thể đang vận động và biến đổi
không ngừng; thì triét học thứ nhất nghiên cứu những gì có tính vĩnh hằng trong thế


22

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

giới hiện thực, vì thế nó là nền tảng của mọi lĩnh vực thế giới quan khác của con
người.
Các quan điểm phê phán Platôn:
Thứ nhất, ông phản đối quan điẻm của Platôn coi các ý niệm như một dạng
tồn tại độc lập, tối cao, còn mọi sinh vật cảm tính của thế giới chúng ta đều tồn tại ở

cấp độ thấp hơn.
Thứ hai, Aixtốt phê phán Platôn tách dời thế giới ý niệm với thế giới hiện
thực. ông cho rằng như vậy tức các phạm trù khái niệm thành cái vô dụng đối với sự
nhận htức các sự vật. Vì thế, để có ý nghĩa, theo Arixtốt thì thế giứo ý niệm phải
thuộc thế giới các sự vật.
Thứ ba, học thuyết của Platôn có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Platôn phân biệt
các ý niệm, và cho rằng các ý niệm chung nhất là thực thể, bản chất của những thực
thể mang tính đặc thù hơn. như vạy, các ý niệm vừa là thực thể, vừa không phải là
thực thể. Mặt khác, Platôn còn thừa nhận ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự vật
cảm biết; đồng thời lại vừa khẳng định các sự vật là cái bóng của ý niệm, là bản sao
của ý niệm tức là thừa nhận sự vật và khái niệm có điểm tương đồng nhất định. Từ
các khẳng định trên buộc Platôn phải thừa nhận một “thế giới thứ 3” giống hai thế
giới kia và đứng trên chúng.
Thứ tư, các ý niệm của Platôn không thể là công cụ nhận thức thế giới vì
chúng tách dời quá trình vận động, phát triển không ngừng của thế giới các sự vật.
Học thuyết về sự tồn tại:
Trong khi phê phán thế giới ý niệm của Platôn, Arixtốt đã nêu ra lý thuyết về
sự tồn tại. ông cho rằng, tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản:
• Nguyên nhân vật chất
• Nguyên nhân hình dạng
• Nguyên nhân vận động
• Nguyên nhân mục đích
Theo ông, vật chất và hình dạng là cái mà từ đó tạo thành sự vật. Vật chất là “vật
liệu” gia nhập vào thành phần của sự vật từ đó sự vật phát sinh, giống như đồng đối


23

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích


với những bức tượng, bạc đối với cốc chén. Trong đó hình dạng, là cơ bản nhất, là
thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật, bởi chính nhờ hình dạng mà các vật
chất hiện thực hoá thành các sự vật thực tế. Nếu thiếu hình dạng thì vật chất chỉ tồn
tại ở dạng tiềm năng (khả năng)- ở trạng thái mà ông gọi là không tồn tại, vo định
hình. ví dụ: kiến trúc sư thiết kế nhà cửa và bản thân nghệ thuật kiến trúc là nguyên
nhan vạn động, bản đồ hoạ là hình dạng; vật liệu xây dựng là vật chất; toà nhà hình
thành là mục đích. ông xem sự phát triển của tự nhiên giống như hoạt động sản xuất
của con người. Quan niệm đó đẫ đưa ông đến sai lầm cho rằng, trong tự nhiên, hình
dạng (nguyên nhân tích cực) là cái có trước vật chất (nguyên nhân bị động). ông
quan sát tự nhien phỏng theo hoạt động vật chất của con người, không thấy được sự
khác nhau về chất giữa tự nhiên và sinh hoạt xã hội. Hơn nữa, quan niệm của ông
đã xa vào chủ nghĩa duy tâm là thừa nhận “hình dạng của tất cả mọi hình dạng” là
xuất phát từ thần thánh- là thần thánh; đó là nguyên nhân tận cùng, là mục đích của
tất cả mọi hiện tượng tự nhiên. cuối cùng với lập trường duy tâm đó, ông đưa toàn
bộ thế giới vào một cuộc vận động có mục đích.
Arixtốt là một nhà mục đích luận, khẳng định tính mục đích trong sự phát
triển của mọi sự vật. Nhưng tính mục đích trong học thuyết của ông khác với của
xôcrat và platôn: trong học thuyết của platôn và xôcrat thì mục đích là một cách chủ
quan, giải thích mọi cái theo hướng có lợi cho con người, quy mọi quá trình vận
động kết quả của sự vật là theo ý muốn của con người; còn Arixtốt hiểu mục đích
theo nghĩa khác quan hơn. dưới con mắt của ông, mọi vật đều phát triển theo trình
tự, quy luật và xu hướng của chúng, tức là có mục đích nhất định theo sự sắp đặt
trước của thượng đế.
Những ý tưởng thần học và mục đích luận của Arixtôt gần gũi với quan điểm
của Platôn và được chủ nghĩa kinh viẹn trung cổ sử dụng. tuy nhien quan điểm duy
tâm của Arixtốt khác với học thuyết duy tam của Platôn: platôn xây dựng một hệ
thống chủ nghĩa duy tâm còn Arixtốt đề ra quan điểm duy tâm tự mâu thuẫn với xu
hướng duy vật trong triết học tự nhiên của mình.



24

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Xu hướng duy vật trong triết học tự nhiên của ông thể hiện ở chỗ, ông thừa nhận tự
nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến
đổi, không có bản chất của vật chất của sự vật nào nằm ngoài sự vật, hơn nữa sự vật
nào cũng là một hệ thống có quan hệ với sự vật khác. ông cho rằng, vạn động gắn
liền với các vật thể, mọi sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên. ông cũng khẳng
định vận động là không bị tiêu diệt, “đã có vận dộng và mãi sẽ có vận động”. Trong
lập luận này, ông đã tiến gần với quan điểm vận động là tự thân của vật chất. Nhưng
cuói cùng ông lại rơi vào duy tâm. vì cho rằng, thần thánh là nguồn gốc của mọi vận
động.
Trước đây, Hêraclit, Đêmôcrit còn chưa phân biệt được các hình thức vận
động, đến Arixtốt là người đầu tiên đã hệ thống hoá các hình thức vận động thành 6
dạng:
• Phát sinh
• Tiêu diệt
• Thay đổi trạng thái
• Tăng
• Giảm
• Di chuyển vị trí
Lý thuyết vận động của Arixtốt là một thành quả có giá trị của khoa học cổ
Hy Lạp.
Học thuyết về linh hồn của Arixtốt:
Khi bàn đến linh hồn, Arixtot đứng trên quan điểm duy vật. ông cho rằng,
không có linh hồn bất tử, linh hồn không thể có trong cơ thể chết, nó chỉ tồn tại
trong cơ thể sống. Linh hồn phụ thuộc vào thể xác. ông nói “không htể có linh hồn
nếu không có vật chất”; hoặc “linh hồn không thể tồn tại, nếu không có cơ
thể”...linh hồn không phải là cơ thể mà là cái thuộc về cơ thể, cho nên nó ở trong cơ

thể và ở ngay trong một cơ thể nhất định”. Với con mắt trực quan của người cổ đại,
ông cho rằng linh hồn trú ngụ tại trái tim của con người.


25

Nguyễn Thị Vân – K16 Toán Giải Tích

Là một nhà triết học có xu hướng tổng kết và hệ thống hoá các tri thức của loài
người, trong lĩnh vực này ông cho rằng linh hồn có các loại: linh hồn thực vật có
hoạt động sinh dưỡng và hoạt động sinh sản; linh hồn có cảm giác, có biểu tượng
cảm tính; linh hồn lý tính của con người. Phân loại như vậy chéng tỏ Arixtốt đã cảm
nhận sự khác nhau về trình độ của các loại hình thức phản ánh
Lý luận nhận thức:
Theo ông, quá trình tư duy diễm ra như sau: cơ thể - tác động bên ngoài cảm giác - tưởng tượng - tư duy. Mỗi khâu trong quá trình này đèu quan hệ mật
thiết với nhau, khâu sau không thể thiếu khâu trước.
Lý luận nhận thức của Arixtot là một đóng góp và là một bước tiến quan
trọng trong lịch sử triết học:
Khác với Platôn, coi “ý niệm” là đối tượng của nhận thức, Arixtot coi thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm và của
cảm giác; tự nhiên là tính thứ nhất còn tri thức là tính thứ hai. Tri thức được lấy từ
cảm giác về những sự vật đơn nhất. ông cũng phê phán nhận thức luận của Platôn là
thoát ly cuộc sống và cho rằng, cần phải rút ra những tri thức từ việc nghiên cứu
cuộc sống và tự nhiên; nhiệm vụ của khoa học là phải phát hiện ra cái tất yếu của tự
nhiên và cái tất yếu đó phải trở thành những khái niệm chung. ông coi cảm giác là
điểm khởi đầu trên con đường hìh thành tư duy và xuất hiện theo một quá trình sau:
cảm giác - biểu tượng - kinh nghiệm - nghệ thuật - khoa học.
Thành tựu nổi bật của Arixtot trong lý luận nhạn thức ở chỗ, ông coi nhận
thức là một quá trình:từ cảm tính đến lý tính, cũng là qua trình đi từ cảm giác đơn
lẻ, ngẫu nhiên đến tư duy trừu tượng; từ khái niệm đến phạm trù quy luật.

Ông cũng nêu ra mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. ông cho rằng, đối tượng của nhận thức là hiện thực khác quan, cơ sở của nhận
thức là cảm giác. cảm giác là sản phẩm của sự tác dộng của sự vật khác quan vào
các giác quan của con người. Tuy nhiên, cảm giác không đem lại tri thức về tính tất
yếu, do đó nhận thức của con người không thể tiến xa được. Vì vậy, nhận thức phải
đi từ cảm giác dến khái niệm thông qua quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá để


×