Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

QUÁ TRÌNH DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA GIAI ĐOẠN 2003 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thị Hòa, người đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Tổ bộ môn Lịch sử
Việt Nam, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Phòng Sau đại học; Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội; Văn phòng
Tỉnh ủy; Ủy ban Nhân dân Tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La, Ban Chỉ
đạo Di dân tái định thủy điện Sơn La - tỉnh Sơn La; Ban Chỉ đạo di dân tái
định cư thủy điện Sơn La - huyện Mường La; Huyện ủy; Hội đồng Nhân dân,
Ủy ban Nhân dân huyện Mường La; Phòng Tài nguyên - Môi trường; Phòng
Nông nghiệp huyện Mường La; Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân
dân các xã: Mường Bú, Mường Chùm, Chiềng Lao, Nậm Dôn, Mường Trai,
Hua Trai, Pi Tong và thị trấn Ít Ong của huyện Mường La.
Do thời gian, nguồn tư liệu và khả năng tiếp cận của bản thân còn hạn
chế vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy điện Sơn La là nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, là công
trình trọng điểm quốc gia, được khởi công xây dựng ngày 02/12/2005 tại xã Ít
Ong, huyện Mường La. Thuỷ điện Sơn La được xây dựng và đưa vào vận
hành có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn


phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng đề ra nhằm: “sớm đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng kém phát triển... tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. [37, tr5]
Xây dựng công trình Thuỷ điện Sơn La cũng là một vận hội lớn mang
tính lịch sử đối với các tỉnh Tây Bắc nói chung, đối với huyện Mường La,
tỉnh Sơn La nói riêng, là thời cơ để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội, sắp xếp lại lao động và dân cư. Đồng thời, tạo bước ngoặt mới đưa Sơn
La thoát khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn, tạo lập các yếu tố cơ bản để
phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo như lời phát biểu của
nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại lễ khởi công xây dựng thuỷ điện Sơn
La: “Xây dựng Thuỷ điện Sơn La thành công sẽ là bước làm rạng ngời non
sông, thay đổi giang sơn và viên ngọc Tây Bắc toả sáng..”
Để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, một vinh dự
nhưng cũng là trách nhiệm, là nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho tỉnh Sơn La đó là
công tác di dân tái định cư. Có thể nói, một trong những nguyên nhân quyết
định yếu tố thành bại của công trình thuỷ điện Sơn La đó là công tác di dân tái
định cư. Trong toàn bộ quá trình xây dựng thuỷ điện, công tác di dân tái định
cư là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, nan giải nhất và nó là
nguyên nhân gây chậm tiến độ đối với hầu hết các công trình xây dựng cơ
bản. Trên thực tế, công tác này còn để lại những hậu quả không mong muốn

2


về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội kéo dài khi công trình đã đi vào vận
hành ổn định. Muốn xây dựng và vận hành nhà máy thuỷ điện đảm bảo đúng
tiến độ, yêu cầu công tác di dân tái định cư cần đi trước một bước.
Mường La là một trong những huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất và cũng
là huyện đầu tiên của tỉnh Sơn La phải thực hiện việc di dân tái định cư. Tính

đến năm 2013, toàn huyện phải tổ chức di dời và ổn định đời sống cho 3.525
hộ (16.046 khẩu). Đối tượng di dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số - đối
tượng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình phát triển bởi tập quán sản xuất
lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp…
Di dân tái định cư là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nó liên quan
đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như: đất đai, nhà cửa, phong tục tập quán, tư
tưởng, nhận thức, môi trường chế độ chính sách, đời sống, sản xuất, văn hoá,
an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Cuộc vận động di dân đến nơi ở
mới là cả một cuộc cách mạng lòng người. Tuy nhiên, việc đảm bảo đời sống
cho các hộ dân tái định cư như mục tiêu đã đặt ra: không những bằng mà phải
tốt hơn nơi ở mới tại các khu tái định cư còn là cả một cuộc cách mạng về
kinh tế - xã hội.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo
huyện Mường La tổ chức thực hiện công tác di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn
La theo đúng yêu cầu, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng nhà máy,
giúp Thuỷ điện Sơn La hoàn thành và đi vào vận hành ổn định xong trước 2
năm so với kế hoạch. Những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc huyện
Mường La trong xây dựng nhà máy thuỷ điện không thể không nhắc đến
những đóng góp trong công tác di dân tái định cư.
Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn
La trên địa bàn huyện Mường La trong giai đoạn 2003 - 2013 có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn.

3


Nghiên cứu vấn đề di dân tái định cư để làm rõ cơ sở khoa học mà
Đảng, Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La.
Nghiên cứu vấn đề này còn cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước
trong việc thực hiện xây dựng thuỷ điện; quyết tâm của tỉnh, huyện, tinh thần

đoàn kết của nhân dân. Huyện Mường La tỉnh Sơn La là vùng địa đầu Tây
Bắc của Tổ quốc, giải quyết tốt vấn đề di dân tái định cư còn làm ổn định tình
hình ở khu vực nhạy cảm về an ninh, chính trị.
Thực tiễn bài học của quá trình di dân tái định cư tại Mường La là mô
hình điểm cho việc tổ chức di dân trên địa bàn rộng (các huyện khác trên địa
bàn tỉnh Sơn La nói riêng và hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu nói chung cũng
như việc di dân các công trình trọng điểm quốc gia sau này).
Nghiên cứu về quá trình di dân tái định cư thủy điện Sơn La không
những mang tính lịch sử mà còn mang tính thời sự. Giải quyết bài toán tái
định cư đảm bảo mục tiêu cho đồng bào có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn nơi ở
cũ không phải là vấn đề có thể giải quyết được ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình thực hiện trên một phạm vi rộng dưới sức ép phải bàn giao
mặt bằng cho công trình thủy điện, chắc chắn không tránh được những sai sót,
yêu cầu địa phương phải thường xuyên quan tâm sát sao đến đời sống sản
xuất của đồng bào nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân trên quê hương mới.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, với mong muốn tái
hiện bức tranh toàn cảnh về công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực
hiện và ổn định đời sống sản xuất cho đồng bào di dân tái định cư thuỷ điện
Sơn La, tôi lựa chọn vấn đề: Quá trình di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La
trên địa bàn huyện Mường La giai đoạn (2003 - 2013) làm đề tài luận văn cao
học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác tổ chức di dân tái định cư trên địa bàn huyện đã được đề cập
tới trong một số tác phẩm sách báo và công trình nghiên cứu khoa học.

4


Khoá luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoa Địa
lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006), với đề tài Đánh giá bước đầu

mô hình tái định cư thuỷ điện Sơn La bản Nà Nhụng, xã Mường Chùm, huyện
Mường La đã trình bày nhưng nét tổng quan về công trình Thuỷ điện Sơn La,
các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, đề cập đến quá trình chỉ
đạo và tổ chức thực hiện di dân tái định cư ở bản Nà Nhụng - mô hình điểm
về di dân tái định cư đầu tiên trên địa bàn huyện Mường La. Tuy nhiên, tác
giả tập trung khai thác vấn đề dưới góc nhìn địa lý và những tác động của yếu
tố kinh tế, xã hội tại một đơn vị hành chính nhất định (một bản) trên địa bàn
huyện Mường La chứ chưa đi sâu nghiên cứu quá trình di dân tái định cư dưới
góc nhìn lịch sử trên phạm vi toàn huyện.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của khoa học địa lý Nghiên cứu tình
hình sản xuất và mức sống dân cư của các hộ gia đình ở một số khu tái định
cư Thuỷ điện Sơn La của đồng tác giả Thạc sỹ Đào Thị Bích Ngọc và Thạc
sỹ Nguyễn Thị Hồng Nhung (2010), Trường Đại học Tây Bắc đã nghiên cứu
thực trạng về mức sống của các hộ gia đình tại một số khu tái định cư Thuỷ
điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất
một số giải pháp phù hợp để ổn định đời sống nhân dân tại các khu tái định
cư. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và đánh giá về mức
sống các hộ gia đình tại một số khu tái định cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh (7
khu) chứ chưa đi sâu nghiên cứu việc quy hoạch tất cả các khu, điểm tái định
cư, quá trình tổ chức di dân, việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân di cư.
Luận án tiến sỹ giáo dục học Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện
sống mới của dân di cư vùng thuỷ điện Sơn La (2012), của tiến sỹ Nguyễn
Văn Hồng (Đại học Tây Bắc) đã nghiên cứu, khảo sát thực tiễn về vấn đề
thích ứng của dân di cư vùng Thuỷ điện Sơn La. Luận án phân tích các yếu tố
tâm lý xã hội ảnh hưởng đến sự thích ứng môi trường sống và sản xuất tại nơi

5


ở mới của dân di cư vùng thuỷ điện Sơn La. Đề xuất những kiến nghị giúp

dân di cư sớm thích nghi với điều kiện sống mới. Tác giả chỉ mới tập trung đi
sâu khai thác yếu tố xã hội (diễn biến tâm lý) của dân di cư Thuỷ điện Sơn La
chứ chưa nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện quá trình di dân tái định cư
trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung, trên địa bàn huyện Mường La nói riêng.
Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Ban Dân vận Trung
ương đã xuất bản Báo cáo chuyên đề công tác vận động, tuyên truyền và
những bài học kinh nghiệm trong cuộc di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn
La (2003 - 2010), nhóm tác giả đã nghiên cứu các chủ trương của Đảng và
Nhà nước về công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La; quá trình chỉ đạo
của tỉnh Sơn La với các đơn vị cơ sở để tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân
dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước di dân đến tái định cư nơi
mới và những bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra trong quá trình chỉ đạo và
tổ chức thực hiện công tác di dân tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La sau
chặng đường 6 năm thực hiện (2003 - 2010) nhiệm vụ di dân tái định cư. Tuy
nhiên, báo cáo mới chú trọng nghiên cứu các chủ trương, chỉ đạo chung của
Trung ương, của tỉnh và những kết quả bước đầu, chung nhất về công tác di
dân chứ chưa nghiên cứu một cách cụ thể từng đơn vị cũng như chưa đề cập
các biện pháp để giải quyết công tác tái định cư, ổn định đời sống của đồng
bào.
Bên cạnh đó, công tác di dân tái định cư còn được đề cập đến trong một
số công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương khác như như Đặc san Mường
La anh hùng do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường La xuất bản năm
2003; Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005) do Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La xuất bản năm 2005, luận án tiến sỹ khoa học
nông nghiệp Thực trạng và giải pháp bố trí sử dụng đất nông nghiệp và phục
vụ tái định cư công trình thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên, luận
án của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quân, năm 2013….

6



Những tác phẩm trên đã phần nào phản ánh quá trình di dân tái định cư
Thuỷ điện Sơn La. Tuy nhiên, các công trình trên mới chủ yếu là các công
trình nghiên cứu của khoa học địa lý, nông nghiệp, giáo dục học. Chưa có một
công trình của khoa học lịch sử nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về công tác di
dân tái định cư. Các công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về diễn
biến tâm lý dân tái định cư, thực trạng mức sống của đồng bào tái định cư trên
phạm vi toàn tỉnh. Theo nghiên cứu của tác giả, mới chỉ có một công trình
khoa học địa lý nghiên cứu chuyên sâu về công tác di dân tái định cư tại
huyện Mường La nhưng mới chỉ dừng lại nghiên cứu trên phạm vi 1 bản tiêu
biểu của 1 xã trên địa bàn huyện Mường La (bản Nà Nhụng, xã Mường
Chùm). Quá trình di dân tái định cư ở huyện Mường La giai đoạn 2003 - 2013
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cũng như nhiều khía cạnh
về các giải pháp ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng tái
định cư hay các bài học kinh nghiệm về công tác di dân tái định cư trên địa
bàn huyện, đóng góp chung cho công tác di dân tái định cư các công trình sau
này.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình, kết hợp với
việc sưu tầm, khai thác tư liệu tại các thư viện, các cơ quan lưu trữ của Trung
ương và tỉnh, tôi bước đầu tập hợp, sắp xếp và trình bày vấn đề nghiên cứu
theo một hệ thống nhằm làm sáng tỏ một số nội dung của đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về công tác di
dân tái định cư trên địa bàn huyện Mường La trong chặng đường 10 năm thực
hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về ổn định đời sống của đồng bào tái
định cư; qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm của địa phương để các nhà
hoạch định chính sách đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất trong
việc ổn định đời sống tại nơi ở mới của đồng bào.

7



4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
*. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình tuyên truyền, vận động, tổ
chức di chuyển và ổn định đời sống nhân dân tại các điểm, khu tái định cư
của huyện Mường La.
*. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu 7 khu, 44 điểm tái định cư thủy điện
Sơn La trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Các khu (xã): Chiềng Lao
(17 điểm), Hua Trai (4 điểm), Mường Trai (5 điểm); Pi Tong (Ít Ong) 1 điểm;
Nậm Dôn (8 điểm); Mường Chùm (4 điểm); Mường Bú (4 điểm). Ngoài ra,
đề tài còn nghiên cứu một số điểm ngoài huyện có di dân của huyện chuyển
đến tái định cư.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu quá trình quán triệt, chỉ đạo triển khai,
tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện, ổn định đời sống nhân dân vùng tái
định cư từ năm 2003 đến năm 2013.
*. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đề tài làm rõ được vị trí, tầm quan trọng của công trình
thuỷ điện Sơn La đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
công cuộc di dân tái định cư xây dựng thuỷ điện trên địa bàn huyện Mường
La; quyết tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng sức, đồng lòng vươn lên khắc
phục khó khăn của nhân dân trong quá trình di dân tái định cư; tác động của
quá trình di dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ đó, tác giả rút
ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm, những đóng góp của nhân dân các
dân tộc huyện Mường La trong việc xây dựng thuỷ điện Sơn La.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
*. Nguồn tư liệu
Các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết,

8



quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, liên Bộ về chỉ đạo
công tác di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La.
Tài liệu lưu trữ: các chỉ thị, kế hoạch, báo cáo, quyết định của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân - Uỷ
ban nhân dân tỉnh Sơn La; Ban Di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La tỉnh Sơn
La; Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Mường La, Ban
Di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La huyện Mường La.
Sách báo chuyên khảo liên quan đến đề tài, các đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, luận án tiến sĩ, báo cáo chuyên đề, luận văn, khóa luận tốt nghiệp,
kỷ yếu hội thảo đánh giá công tác tổ chức, tuyên truyền công tác di dân tái
định cư; tình hình sản xuất, và dân cư; diễn biến tâm lý dân cư vùng tái định
cư Thuỷ điện Sơn La…
Báo chí: Báo Sơn La, báo nhân dân, Internet...
Tư liệu điền dã.
*. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về đường lối chiến lược trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgic,
phương pháp so sánh, điều tra xã hội học, thống kê, phương pháp liên ngành
nhằm tái hiện quá trình di dân tái định cư. Đồng thời, luận văn sử dụng
phương pháp phân tích, đối chiếu, quy nạp để rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quá trình tổ chức di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa
bàn huyện Mường La.
6. Đóng góp của luận văn
Tái hiện quá trình thực hiện chủ trương di dân tái định cư trên địa bàn
huyện Mường La, tỉnh Sơn La.


9


Luận văn góp phần kiểm nghiệm thực tiễn xây dựng đề án “Ổn định
đời sống và phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư Thuỷ điện Sơn La” của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Thực tiễn công tác di dân tái định cư Thuỷ điện
Sơn La trên địa bàn huyện Mường La là bài học kinh nghiệm, mô hình điểm
cho công tác di dân tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La và các địa phương
khác trong diện phải di dời do ảnh hưởng của công trình Thuỷ điện Sơn La và
những công trình trọng điểm khác.
Luận văn còn cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
trong việc sớm ổn định đời sống nhân dân; các giải pháp của tỉnh Sơn La,
huyện Mường La trong việc giải quyết bài toán tái định cư. Những kinh
nghiệm của huyện trong việc ổn định đời sống trước mắt cũng như lâu dài cho
nhân dân các điểm tái định cư.
Luận văn hoàn thành còn là nguồn tư liệu đóng góp cho việc nghiên
cứu và giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được cấu tạo thành 3 chương.
Chương 1: Khái quát chung về huyện Mường La và chủ trương di dân
tái định cư Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.
Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương di dân tái định cư thuỷ điện
Sơn La trên địa bàn huyện Mường La giai đoạn 2003 - 2013
Chương 3: Tác động của quá trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La
đến sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường La giai đoạn 2003 - 2013

10



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN MƯỜNG LA VÀ CHỦ TRƯƠNG
XÂY DỰNG , DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA
1.1. Khái quát chung về huyện Mường La và chủ trương của Đảng,
Nhà nước về xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện
Mường La
Mường La là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn
La 42 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 380km, giới hạn toạ
độ địa lý từ 21015’ - 21042’ vĩ độ Bắc; 103045’ - 104024’ kinh độ Đông. Ranh
giới của huyện tiếp giáp với tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu ở phía Đông và
phía Bắc; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận
Châu; phía Nam giáp các huyện Bắc Yên, Mai Sơn và thành phố Sơn La.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 142.924 ha. Toàn huyện có 16
xã, thị trấn (trong đó có 9 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn), 251 bản. Tính đến
tháng 1/2003, Mường La có 23.967 hộ với 82.233 nhân khẩu, mật độ trung
bình 57 người/km2 [76;tr58].
Tuyến đường giao thông chính của huyện là tuyến tỉnh lộ 106A, trải dài
từ thành phố Sơn La qua địa bàn huyện sang huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên
Bái) với chiều dài khoảng 60km. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch
của huyện, đã được mở rộng, nâng cấp nhiều lần để phục vụ yêu cầu vận tải
xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La. Ngoài ra, nội huyện còn có các tuyến
đường nhánh, đường liên bản, liên xã.
Địa hình chủ yếu của huyện Mường La là đồi núi, có độ dốc lớn. Dọc
các khe núi là hệ thống các sông suối xen kẽ. Tuy nhiên các suối chủ yếu là
suối nhỏ, có độ dốc lớn, là các phụ lưu của suối Chiến, suối Pia, lớn nhất
trong hệ thống sông suối là sông Đà. Những suối nhỏ có lưu lượng nước biến
đổi theo mùa, ít có giá trị trong điều tiết nước sản xuất nhưng lại là một tiềm
năng lớn để xây dựng các thuỷ điện dựa vào độ dốc của địa hình và tốc độ

11



dòng chảy của các suối.
Đáng kể nhất trong hệ thống sông suối của huyện Mường La là sông
Đà. Sông Đà là hệ thống chi lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình của
Việt Nam. Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Sơn La dài khoảng 239 km, có
diện tích lưu vực trên 10.000km với 14 phụ lưu lớn, độ chênh dòng chảy
100m nên có nhiều thác ghềnh. Hai phụ lưu quan trọng của sông Đà là Nậm
Chiến (bên bờ trái) dài 51 km và Nậm Bú (bên bờ phải). Với độ cao chênh
lệch khoảng 300m, uốn khúc quanh co, núi non trùng điệp. Sông Đà và những
chi lưu của nó chứa đựng những tiềm năng thuỷ điện to lớn. Toàn bộ lưu vực
sông Đà, trong đó có đoạn sông chảy trên địa phận tỉnh Sơn La có lưu lượng
nước lớn, cung cấp 48 % lượng nước cho sông Hồng [91; tr33]. Vì địa hình
mới được nâng lên mạnh nên các sông suối của lưu vực sông Đà đều thuộc
loại sông trẻ, thung lũng sông hẹp, nhiều hẻm vực sâu ít có giá trị trong giao
thông đường thủy nhưng lại là một tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp
thủy điện. Việc nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các bậc thang thuỷ điện trên
Sông Đà đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực.
Toàn huyện có diện tích 142.924 ha, trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 16.700 ha. Độ cao bình quân của huyện từ 500 đến 700 m so với
mực nước biển [76;tr59]. Khí hậu, thổ nhưỡng của huyện phù hợp để trồng
lúa nước và các cây lương thực khác như ngô, đậu tương… Tuy nhiên, phần
lớn đời sống của đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp
do địa hình đồi núi là chủ yếu, đất canh tác ít, lại phụ thuộc rất lớn vào yếu tố
tự nhiên. Người dân chỉ tận dụng được các khe suối để làm ruộng bậc thang
nhỏ trồng lúa nước hay đào ao thả cá nhưng năng suất chưa cao.
Thành phần dân tộc của huyện khá đa dạng gồm 6 tộc người cùng sinh
sống là người Thái, HMông, La Ha, Kinh, Kháng, Khơ Mú. Người Thái là tộc


12


người chủ yếu, còn lại là các cộng đồng dân tộc ít người khác.
Người Thái là tộc người chiếm đa số (chiếm 65,12% dân số toàn
huyện), chủ yếu là người Thái đen, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn của
huyện [24; tr7]. Đời sống chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước. Các bản của
người Thái tập trung theo các thung lũng, dọc theo suối, sông nơi có các
phiêng bãi bằng có thể dẫn nước vào làm ruộng được. Họ khá thuần thục các
kỹ thuật khai khẩn ruộng đồng như đắp phai, khơi mương, bắc máng dẫn
nước (dẫn thủy nhập điền). Họ biết lợi dụng nguồn nước dồi dào của sông,
suối để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Thái còn rất
thành thục trong việc làm nương rẫy trồng các cây như ngô, sắn, bông, chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Người Thái nổi tiếng với các sản phẩm thủ công như
đan lát, sản phẩm cắt may, thêu thùa thổ cẩm trên khăn, váy, mặt chăn, nẹp
đệm…Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Thái có một nền văn hóa phong
phú và độc đáo, có chữ viết riêng. Người Thái ở Mường La còn được biết đến
nhờ những lễ hội phong phú như lễ xên hươn, xên bản, lễ hội bắt cá… đã và
đang đóng góp thêm những giá trị văn hóa vào kho tàng văn hóa dân tộc vốn
đang rất cần được bảo tồn và lưu giữ.
Dân tộc HMông ở huyện Mường La sống ở các bản vùng cao của các
xã Ít Chiềng Công, Ngọc Chiến, Ít Ong, tuy có một ít ruộng nước nhưng
người HMông vẫn coi làm nương rẫy là phương thức sản xuất và là nguồn
sống chính. Trong đời sống hàng ngày, nam giới người Mông giỏi về kỹ thuật
rèn, đúc kim loại như đúc, khoan nòng làm súng kíp và các nông cụ như rèn
lưỡi cày, cuốc, dao, nữ giới giỏi trồng bông và se lanh dệt vải. Họ có kỹ thuật
nhuộm màu và trang trí, thêu thùa những hoa văn trên các trang phục của
mình thể hiện tính độc đáo và trình độ thẩm mỹ khá cao, tiêu biểu là các hình
trang trí trên váy, áo của người phụ nữ. Người Mông có đời sống văn hóa
phong phú với các điệu múa khèn, thổi đàn môi, khèn lá… Người HMông rất


13


coi trọng yếu tố dòng tộc, họ quan niệm những người cùng dòng họ đều là
anh em cùng chung tổ tiên phải đoàn kết, cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau.
Dưới thời phong kiến và thực dân, đồng bào Mông bị phân biệt đối xử, họ
phải lao động, phục dịch, cống nộp các sản phẩm cho các chức dịch người
Thái. Ngày nay, với các chính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống đồng
bào dân tộc Mông ở Mường La đã và đang có những đổi thay tích cực.
Người La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai. Tại Mường La, họ sinh
sống ở các xã như Ít Ong, Nặm Păm, Nậm Giôn.., họ có mối quan hệ mật
thiết với người Kháng về kinh tế, xã hội và văn hóa. Dân tộc La Ha sống chủ
yếu bằng nghề nương rẫy, ngày nay đồng bào đã biết làm ruộng. Họ không
dệt vải mà chỉ trồng bông đem trao đổi với người Thái lấy quần áo mặc nên
trang phục có nhiều nét giống người Thái đen. Phong tục, tập quán của người
La Ha có nhiều nét độc đáo và phong phú. Ngoài ra đồng bào vùng dọc ven
sông Đà còn thuần thục các kỹ năng đánh bắt cá trên sông [24;tr8]
Dân tộc Kháng thuộc nhóm người dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La. Tại
Mường La, người Kháng sinh sống tại Ít Ong, Nậm Giôn, Hua Trai…người
Kháng còn có tên gọi khác là Xá Khao, Xá Xúa. Tiếng Kháng thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơme. Người Kháng thông thạo trồng trọt trên nương với
loại cây trồng chính là lúa nếp, ngô, bông. Trang phục phụ nữ Kháng có nhiều
nét giống trang phục phụ nữ Thái. Do lối sống du canh, du cư nên địa bàn cư
trú của người Kháng khá rải rác, xen kẽ với nhiều dân tộc khác [24;tr9].
Dân tộc Kinh sinh sống tại huyện Mường La tập trung ở khu vực xung
quanh thị trấn Ít Ong, khu vực trung tâm của các xã vùng thấp như Chiềng
Lao, Mường Bú, Mường Chùm, Tạ Bú.. Người Kinh ở Mường La chủ yếu
sống bằng hoạt động kinh doanh buôn bán. Người Kinh tại Ít Ong di cư đến
đây theo 2 đợt lớn. Đợt 1, di cư tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ như Thái

Bình, Hà Tây (cũ)… lên khai hoang xây dựng kinh tế mới từ những năm 60

14


của thế kỷ XX.. Từ năm 2000 đến nay, việc xây dựng Nhà máy Thủy điện
Sơn La đã thu hút lượng lớn dân cư (chủ yếu là người Kinh) từ các địa
phương trong cả nước đến huyện lao động, buôn bán. Hiện nay, dân tộc Kinh
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Đời sống của đồng bào duy trì lối sống tự túc, tự cấp, giao lưu trao đổi
còn hạn chế vì sống thành các bản biệt lập, dựa vào thông thương đường thuỷ
trên sông Đà và các chợ phiên, do giao thông đi lại giữa các bản, các xã với
huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
Trước năm 2003, về cơ bản Mường La vẫn là một huyện nghèo của cả
nước. Việc Đảng, Quốc hội, Chính phủ, quyết định xây dựng Nhà máy thuỷ
điện Sơn La trên địa bàn huyện Mường La vừa là thời cơ mới giúp kinh tế của
huyện có những bước phát triển mới nhưng đồng thời cũng là thách thức
không nhỏ bởi Mường La sẽ là huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện công tác di
dân tái định cư để giải phóng mặt bằng xây dựng thuỷ điện.
Công trình Thuỷ điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia, được
đầu tư xây dựng trên sông Đà, tại tuyến Pá Vinh, xã Ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La. Đây là bậc thang thứ 2 trong sơ đồ khai thác năng lượng trên
sông Đà. Trước đó, chúng ta đã xây dựng và đi vào hoàn thành vận hành
thành công 8 tổ máy của Thuỷ điện Hoà Bình với sự giúp đỡ của các chuyên
gia Liên Xô. Dự án xây dựng nhà máy Thuỷ điện Sơn La đã được xem xét từ
những năm 1960 trong các nghiên cứu tổng hợp nguồn nước các bậc thang
sông Đà. Năm 1978, báo cáo tổng quan khai thác sông Đà đã được Nhà nước
phê duyệt với nội dung sẽ xây dựng 2 đập thuỷ điện, đập Hoà Bình (tỉnh Hoà
Bình) và đập Tạ Bú (tỉnh Sơn La). Tuy nhiên, do nhiều nhân tố chủ quan,
khách quan khác nhau, dự án này mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát tiềm

năng, vị trí chứ chưa tiến đến lập quy hoạch chi tiết việc xây dựng nhà máy

15


thuỷ điện ở bậc thang 2 và 3[ 68; tr11].
Sau nhiều năm nghiên cứu, chủ trương xây dựng nhà máy thuỷ điện
Sơn La chính thức được đẩy nhanh và trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 9, Quốc
hội khoá X để xem xét, bàn bạc. Đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI, Quốc
hội đã đi đến thống nhất, quyết định xây dựng Dự án Thuỷ điện Sơn La với
tuyến trình được chọn tại Pá Vinh, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Quyết định này đã đạt được sự thống nhất cao trong Bộ Chính trị, Chính phủ
và Quốc hội theo phương án 3 bậc trên sông Đà. (Bậc 1 xây dựng máy thuỷ
điện Hoà Bình, bậc 2 xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La , bậc 3, xây dựng
nhà máy thuỷ điện Lai Châu).
Ngày 16/12/2002, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết về phương án
xây dựng thuỷ điện Sơn La. Để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối của công trình,
Chính phủ đã quyết định xây dựng thuỷ điện Sơn La với mực nước dâng từ
205m đến 215 m, không vượt quá ngưỡng 215m.
Sáng ngày 2/12/2005, công trình thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng
chính phủ Phan Văn Khải cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước
chính thức phát lệnh khởi công xây dựng tại tuyến Pá Vinh, xã Ít Ong, huyện
Mường La, tỉnh Sơn La.
Là một công trình trọng điểm quốc gia, thuỷ điện Sơn La có vị trí, vai
trò quan trọng, cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo
Nghị quyết số 44/2001/QH10 về chủ trương xây dựng Nhà máy Thuỷ điện
Sơn La, Quốc hội đã đề ra những mục tiêu chính của công trình này:
Một là, cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Hai là, nâng cao tần suất chống lũ cho sông Đà (từ 125 năm lên 500

năm) và cung cấp nước cho vùng hạ du với hơn 20 triệu người và hàng trăm

16


ngàn ha lúa khu vực đồng bằng sông Hồng.
Ba là, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho
nhân dân 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình và vùng Tây Bắc.
Ngoài 3 mục tiêu trên. Theo yêu cầu của Chính phủ, phương án xây
dựng Thuỷ điện Sơn La cần phải đảm bảo được 5 yêu cầu sau:
Thứ nhất, đảm bảo an toàn cho công trình, vùng hạ du và thủ đô Hà
Nội. Thứ hai, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp. Thứ 3, đảm bảo quốc phòng an
ninh vùng Tây Bắc. Thứ tư, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường sinh thái,
đa dạng sinh học. Thứ năm, bảo vệ và phát huy các di sản dân tộc [37;tr7].
Để hoàn thành các mục tiêu cơ bản trên, việc lựa chọn phương án nào
hiệu quả nhất là một vấn đề rất quan trọng. Công ty Khảo sát thiết kế điện 1,
đơn vị trực tiếp khảo sát việc thiết kế xây dựng thuỷ điện Sơn La đã xây dựng
các phương án tổ hợp hợp công trình bậc thang trên dòng chính và các phụ
lưu của sông Đà. Từ năm 1978 - 1996, hàng loạt các phương án được đưa ra,
mỗi giai đoạn lại nổi lên những phương án ưu tiên. Đến tháng 8/1996, hai
phương án được đưa ra là Sơn La cao và Sơn La thấp. Đây là 2 phương án tổ
hợp công trình bậc thang thuỷ điện được lựa chọn. Với mỗi phương án, đều
có những mặt mạnh và mặt yếu. Khi so sánh các phương án bậc thang, các
chuyên gia đã tiến hành xem xét một cách toàn diện hiệu ích cả về các mặt:
phát điện, phòng lũ, cấp nước hạ du của tất cả các hồ chứa và nhà máy thuỷ
điện trong hệ thống. Đồng thời, lựa chọn phương án nào sẽ quyết định quy
mô của dự án thuỷ điện Sơn La.
Đối với phương án xây dựng thuỷ điện Sơn La cao, khả năng cung cấp
điện là tối ưu hơn nhưng dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện tại nấc thang
thứ 3 sông Đà và các chi lưu lại không hiệu quả. Việc hình thành hồ chứa

thuỷ điện Sơn La cao sẽ làm ngập một diện tích rất lớn đất đai, cao hơn
phương án Sơn La thấp 16.393 ha (trong đó có 4.903 ha đất canh tác). Số hộ

17


phải di chuyển cũng được tính toán kỹ lưỡng. Theo đó, mức chênh lệch giữa
phương án Sơn La cao với Sơn La thấp là 4.386 hộ với 26.500 nhân khẩu.
Khai thác năng lượng chênh lệch 3 tỷ kwh, chênh lệch công suất đảm bảo
738kwh, khả năng điều tiết nước không đạt được mực tối đa như phương án
Sơn La cao.Tuy nhiên, xét về yêu cầu đảm bảo sự phát triển của Tây Bắc và
cả nước, đặc biệt là yêu cầu về đảm bảo an ninh quốc phòng thì phương án
Sơn La thấp có những ưu điểm hơn cả. Việc hình thành một hồ chứa khổng lồ
ngay trên thượng lưu ở Lai Châu theo phương án Sơn La cao, mực nước dâng
sát đến biên giới của Trung Quốc sẽ gây ra nguy cơ động đất cao, mất an toàn
cho vùng hạ du và vấn đề kiểm soát an ninh biên giới. Đặc biệt nhất, việc xây
dựng nhà máy theo phương án Sơn La thấp sẽ hạn chế tối đa số dân phải di
dời, đảm bảo an toàn cho đập Hoà Bình, theo đúng 3 mục tiêu, 5 yêu cầu
Quốc hội đã đặt ra. [67; tr11-13]
Ngày 16/12/2002, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phương án xây
dựng thuỷ điện Sơn La (phương án Sơn La thấp). Để đảm bảo tính an toàn
tuyệt đối cho công trình, chính phủ đã quyết định xây dựng thuỷ điện Sơn La
với mực nước dâng không vượt quá 215m.
1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác di dân tái định
cư Nhà máy thuỷ điện Sơn La
Việc xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La đặt ra nhiệm vụ to lớn cho
tỉnh Sơn La nói chung và các huyện trong địa bàn ảnh hưởng bởi thuỷ điện
nói riêng những nhiệm vụ lịch sử to lớn, đầy khó khăn, thách thức là phải tổ
chức tuyên truyền, vận động và di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng
bởi công trình này. Nếu xem xét theo vùng, địa bàn tỉnh, huyện, có thể thấy,

Mường La là một trong những huyện bị tác động, ảnh hưởng nặng nhất, có
diện di dân, tái định cư lớn nhất trong tỉnh. Công tác di dân tái định cư đã
được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đặc biệt và chỉ đạo kiên

18


quyết đảm bảo việc di dân diễn ra khẩn trương, nhanh gọn trên cơ sở tự
nguyện và phấn đấu mục tiêu ổn định đời sống cho đồng bào.
Ngay khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 44/2001/QH10 ngày
29/6/2001 và Nghị quyết số 13/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về chủ trương
đầu tư và quy mô dự án Thuỷ điện Sơn La, Bộ Chính trị đã ban hành Thông
báo kết luận số 84-TB/TW ngày 20/10/2002 về dự án thuỷ điện Sơn La và
yêu cầu: “Tổ chức làm thí điểm các mô hình tái định cư; tạo điều kiện để
đồng bào tái định cư sớm ổn định được chỗ ở, cuộc sống, sản xuất, tiến lên
thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”[38; tr1].
Theo quan điểm này, một là bố trí di dân tái định cư phải gắn với cuộc
điều chỉnh dân cư, phân bố lại sản xuất và lao động, chuyển đổi cơ cấu lao
động phù hợp với cơ cấu kinh tế nhằm khai thác được lợi thế, tiềm năng của
từng vùng, xây dựng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hai là, di dân nội tỉnh là chính, nếu không bố trí được mới ra ngoài
tỉnh. Đời sống nhân dân phải di chuyển đến nơi ở mới và nhân dân sở tại nơi
đón dân phải có cuộc sống tốt hơn so với trước và cũng được hưởng lợi từ đầu
tư phát triển sản xuất và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của dự án.
Ba là, tổ chức cho dân di chuyển tập trung đến điểm tái định cư từ 50
hộ trở lên để xây dựng bản mới thực sự theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn.
Bốn là, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, phát huy cao độ tinh thần sáng
tạo, tự lực tự cường, thực hiện phương châm “nhân dân và nhà nước cùng hợp
tác để xây dựng khu tái định cư” chống tư tưởng trông chờ, ỉ lại và sự hỗ trợ

từ chính phủ.
Năm là, về quy hoạch tái định cư, phải do địa phương chủ động là
chính, trung ương hỗ trợ. Tiến độ quy hoạch di dân và đầu tư xây dựng tái
định cư, di dân khỏi vùng ngập phải nhanh hơn tiến độ xây dựng công trình,

19


chủ động di dân khỏi vùng ngập theo hình thức “một chốn đôi quê” không
chờ nước dâng mới di chuyển dân [38;3].
Về lựa chọn hình thức di dân tái định cư, từ kinh nghiệm đúc rút trong
các công trình thuỷ điện lớn, trong công trình này, hình thức di dân tập trung
đến vùng định cư mới là chủ yếu, di chuyển lên trên cốt nước ngập và bố trí
xen ghép nhỏ lẻ phân tán được tính toán hợp lý đảm bảo bền vững, lâu dài.
Vấn đề di dân tái định cư được coi là yếu tố then chốt, quyết định thành
bại của công trình thuỷ điện, phải đảm bảo mục tiêu “Tạo điều kiện để đồng
bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng
về tài nguyên sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản
xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn nơi ở cũ, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh và bảo
vệ môi trường sinh thái”[69; tr1]
Cũng theo nội dung Quyết định này, Chính phủ yêu cầu có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương.
Tổ chức thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ
chế chính sách chung, các tỉnh cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện. Tập
trung tái định cư trong tỉnh là chính. Linh hoạt trong việc thực hiện các hình
thức tái định cư phù hợp với từng địa phương. Các địa phương thực hiện
nhiệm vụ di dân tái định cư ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình,
dự án đầu tư khác trên địa bàn với dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng

bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư.
Dự án thuỷ điện Sơn La bao gồm 3 dự án thành phần là: Dự án xây
dựng công trình thuỷ điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là
Tập đoàn điện lực Việt Nam) là chủ đầu tư; Dự án di dân tái định cư theo địa
bàn quản lý do Uỷ ban nhân dân 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên làm

20


chủ đầu tư và Dự án công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận
tải làm chủ đầu tư. Như vậy, dự án di dân, tái định cư theo địa bàn quản lý là
dự án cần phải được triển khai sớm nhất trong số 3 dự án thành phần nhằm
giải phóng cho mặt bằng công trình. Do quy mô to lớn và tính chất đặc thù
của công trình, công tác di dân - tái định cư cho đồng bào đến và ổn định sản
xuất tại nơi ở mới là chương trình đặc biệt quan trọng của dự án thuỷ điện
được Đảng, Nhà nước và Quốc hội đặc biệt quan tâm. Từ trung ương đến cơ
sở đã hình thành hệ thống tổ chức chỉ đạo về di dân, tái định cư, cụ thể:
Thứ nhất, ở cấp Trung ương, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
108/2001/QĐ/TTg ngày 23/7/2001 thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về di dân,
tái định cư Thuỷ điện Sơn La đồng thời ban hành Quy chế hoạt động của Ban
Chỉ đạo Nhà nước về di dân tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La [41; tr55] với
nhiệm vụ: chỉ đạo xây dựng mô hình tái định cư, định canh mẫu để rút kinh
nghiệm, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách để tổ chức quản lý và
thực hiện di dân, tái định cư phù hợp với từng địa bàn; chỉ đạo các bộ ngành,
chính quyền và các địa phương phối hợp với các đơn vị đoàn thể nhân dân
thực hiện di dân tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án nhà máy thuỷ điện
Sơn La; đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, các địa phương trong việc thực hiện
di dân, tái định cư đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân. Giao
ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện việc giải ngân dự án di dân.
Thứ hai, tại các tỉnh, Quốc hội, Chính phủ cũng chỉ đạo thành lập Ban

Chỉ đạo di dân tái định cư ở cả 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã) trên địa bàn cả 3
tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên [41; tr60].
Tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo do trực tiếp Bí thư tỉnh uỷ hoặc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban. Thành lập các cơ quan chuyên trách giúp
việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo, quản lý, thẩm định các
dự án thành phần theo phân cấp, tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn.

21


Tại cấp huyện, quán triệt chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, các huyện
thành lập Ban chỉ đạo di dân cấp huyện; Ban Quản lý dự án di dân tái định cư,
Ban tái định cư và Hội đồng bồi thường di dân tái định cư tuyên truyền, chỉ
đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác di dân trên địa bàn xã, bản.
Thứ 3, chỉ đạo xây dựng hai dự án thí điểm di dân tái định cư thuỷ điện
Sơn La. Theo sự chỉ đạo này, tỉnh Sơn La sẽ xây dựng dự án tái định cư mẫu
Tân Lập - huyện Mộc Châu, tỉnh Lai Châu (cũ) xây dựng dự án tái định cư
mẫu Si Pa Phìn. Chỉ đạo cử các cán bộ phụ trách công tác di dân tái định cư
tỉnh đi học tập các mô hình tái định cư, khảo sát thực tế địa bàn tái định cư, tổ
chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc, rút kinh nghiệm và đề xuất các chính sách di dân, bồi thường..
trong quá trình tổ chức thực hiện công tác di dân tái định cư.
Thứ 4, chỉ đạo, xây dựng, ban hành cơ chế chính sách thực hiện di dân
tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. Qua quá trình trực tiếp chỉ đạo, rút kinh
nghiệm từ 2 dự án thí điểm di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La (điểm Tân
Lập - Mộc Châu và Si Pa Phìn - Lai Châu) cùng với việc đúc kết các kinh
nghiệm thu được qua quá trình tổng hợp, đúc kết các chính sách áp dụng
trong di dân tái định cư các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn trong nước và
nước ngoài (kinh nghiệm di dân thuỷ điện Tam Hiệp - Trung Quốc), Ban chỉ
đạo nhà nước đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành và địa

phương có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định về bồi thường di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La (QĐ số
459/QĐ-TTg ngày 14/7/2004) và Thông tư hướng dẫn quản lý, thanh toán
vốn bồi thường di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, làm cơ sở để các địa
phương triển khai dự án (Thông tư số 70/2004/TT-BTC ngày 14/7/2004).
Về cơ chế quản lý và thực hiện dự án thuỷ điện Sơn La (trong đó có cơ
chế quản lý thực hiện sự án di dân, tái định cư): Bộ công nghiệp (nay là Bộ

22


công thương) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và tỉnh Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết
định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11/12/2004 đảm bảo tính đặc thù của dự án,
phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương [41; tr63]
Về cân đối tổng nguồn vốn đảm bảo cho công tác di dân tái định cư
thuỷ điện Sơn La, Nhà nước cân đối 6.800 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính
phủ trong giai đoạn 2003 - 2010 cho công tác di dân tái định cư dự án thuỷ
điện Sơn La trình Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg
ngày 5/9/2013, đáp ứng yêu cầu của dự án.
Thứ năm, chỉ đạo lập quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thuỷ điện
Sơn La. Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với các bộ, ngành ở địa phương liên quan triển khai quy hoạch
tổng thể về nhiệm vụ di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn 2 tỉnh
Sơn La và Lai Châu qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1, từ tháng 2/1998 đến tháng 5/2002, căn cứ chỉ đạo của
chính phủ, Tổng Công ty điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn điện lực Việt
Nam) và Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp phối hợp với ủy ban nhân
dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu (cũ) tiến hành việc điều tra, khảo sát, lập
phương án tổng thể về đi dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La trên địa bàn

131 xã, phường thuộc các tỉnh trên. Trong giai đoạn này, dự án đã quy hoạch
tổng thể và xác định: tỉnh Lai Châu (cũ) đảm bảo đủ điều kiện di dân tái định
cư 100% nội tỉnh, tỉnh Sơn La đủ điều kiện bố trí khoảng 64,5% số hộ phải di
chuyển; 35,5% số hộ còn lại sẽ bố trí trên địa bàn các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc (Lào Cai, Phú Thọ), Tây Nguyên và Bình Thuận.
Giai đoạn 2, từ tháng 5/2002 - 2003, căn cứ thông báo của Chính phủ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ban ngành có
liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Sơn la, Lai Châu (cũ) rà soát, bổ sung,

23


hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể di dân tái định cư theo quy mô các phương án
công trình nhà máy thuỷ điện Sơn La. Bản quy hoạch tổng thể hoàn thành vào
tháng 5/2003 theo mực nước hồ dâng ở mức bình thường là 215m. Theo quy
hoạch này, số bản phải di chuyển là 227 bản (Sơn La 146 bản, Lai Châu 81
bản). Tổng số hộ phải di chuyển 18.200 hộ với 91.000 khẩu. Chủ trương tái
định cư nội tỉnh là chính. Tỉnh Sơn La tái định cư tại các huyện Mộc Châu,
Mường La, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Bắc Yên. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ
công trình là 10.286.183,0 triệu đồng. Trong đó, tỉnh Sơn La 6.461.214,0 triệu
đồng (chiếm gần 63% tổng mức đầu tư).
Giai đoạn 3 (từ tháng 10/2003 - 2004): Từ kinh nghiệm các mô hình tái
định cư trong và ngoài nước, kinh nghiệm rút ra từ mẫu tái định cư Tân Lập
và Si Pa Phìn rút ra trình tự các bước di dân tái định cư trên địa bàn rộng đảm
bảo phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào, đảm bảo các mục tiêu,
nhiệm vụ được Quốc hội nêu ra.
Với cách quy hoạch trên, huyện Mường La lúc đầu (năm 2002) dự kiến
vùng tái định cư nằm trên địa bàn các xã: Hua Trai, Nậm Giôn, Chiềng Lao,
Mường Chùm, Chiềng San, Ngọc Chiến. Với quỹ đất của vùng là 10.078 ha
đất nông nghiệp và 38.062 ha đất lâm nghiệp, dự kiến tiếp nhận theo phương

án 1 là 1.925 hộ, phương án 2 là 1.280 hộ, dự kiến thời gian di chuyển trong
khoảng 8 năm sẽ hoàn thành.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Sơn La đã cụ thể hoá các
nội dung về công tác di dân tái định cư trong Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày
28/6/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân tái
định cư thuỷ điện Sơn La, xác định 6 nội dung trọng tâm về công tác di dân
tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Quy hoạch bố trí di dân tái định cư phải gắn với điều chỉnh lại dân cư,
bố trí lại sản xuất và phân bố lại lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động phù

24


hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của
từng vùng để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá, công nghiệp và
dịch vụ; phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái.
Di dân tái định cư nội tỉnh là chính, chỉ khi không thể tái định cư được
trong tỉnh mới di dân ra ngoài tỉnh. Nhân dân di chuyển đến nơi mới và nhân
dân nơi đón dân đều phải có cuộc sống mới tốt hơn so với trước; được hưởng
lợi từ đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của dự
án; xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Tổ chức di dân tái định cư phải gắn với xây dựng bản mới, xây dựng
nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp với khả năng và xu hướng phát triển của lực lượng sản xuất,
sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tạo ra giá trị kinh tế cao trên các đơn vị diện tích
đạt hiệu quả kinh tế xã hội bền vững.
Cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước, phát huy cao độ tinh thần sáng tạo, tự
lực tự cường, thực hiện phương châm “nhân dân và Nhà nước cùng hợp tác để
xây dựng khu tái định cư”, chống tư tưởng chông chờ, ỷ lại. Địa phương (tỉnh,

huyện) làm công tác quy hoạch tái định cư và tổ chức thực hiện là chính,
Trung ương hỗ trợ.
Tiến độ quy hoạch và đầu tư xây dựng khu tái định cư, di dân ra khỏi
vùng ngập phải nhanh hơn, đi trước tiến độ xây dựng công trình thủy điện
Sơn La, chủ động di dân theo hình thức “một chốn đôi quê”, không chờ nước
dâng mới di chuyển dân.
Xây dựng mô hình tái định cư về nhà, về sản xuất và kết cấu hạ tầng
phù hợp với phong tục tập quán đồng bào các dân tộc và điều kiện địa lý tự
nhiên, khí hậu từng nơi theo định hướng của trung ương và của tỉnh. Coi
trọng lấy ý kiến góp ý của cán bộ và nhân dân các vùng phải di dời cũng như
ở vùng quy hoạch tái định cư đối với các dự án tái định cư.
Nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003

25


×