i
Học Viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Trần Thị Trang
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
ii
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................I
1.APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.......................................................iii
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
iii
Học Viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
2. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
3. ASEM: The Asia-Europe Meeting – Diễn đàn hợp tác Á - Âu
4. CBCC: Cán bộ công chức
5. CEFT: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008 - 2013
6. GATT: General Agreement on Tariffs and Trade - Tổ chức thương mại
thế giới
7. HĐ; Hợp đồng
8. HQHN: Hải quan Hà Nội
9. HS: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
10. GTGT: Giá trị gia tăng
11. ISO: International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế.
12. NĐ-CP: Nghị định của chính phủ
13. NK: Nhập khẩu
14. NKD: Nhập kinh doanh
15. NSNN: Ngân sách Nhà nước
16. PTPL: Phân tích phân loại
17. TCCB: Tổ chức cán bộ
18. TCHQ: Tổng cục Hải quan
19. UBND: Uỷ ban nhân dân
20. XNK; Xuất nhập khẩu
21.TN-TX: Tạm nhập tái xuất
22. WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
iv
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1: Thống kê kim ngạch XNK tại Chi cục Hải quan Gia Lâm thời gian
qua...................................................................................................................32
Bảng 2: Kết quả của công tác thu thuế và đòi thuế nợ đọng gđ 2009-2012 như
sau....................................................................................................................34
Bảng 3: Tình hình thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm thời gian
qua...................................................................................................................40
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
1
Học Viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Hiện nay, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và khu vực, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới WTO, ngoài ra Việt Nam còn tham gia nhiều tổ chức thương mại
khác như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức hợp tác Á – Âu
(ASEM)... Theo đó, khi tham gia các tổ chức này thì Việt Nam phải cam kết
thực hiện những nghĩa vụ nhất định, một trong những nghĩa vụ đó là về thuế
quan như: cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường,… hàng hóa từ
các quốc gia cùng trong tổ chức thương mại thì sẽ được hưởng những mức
thuế quan ưu đãi như nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng
đầu, thì Việt Nam là thị trường đang mở cửa với tiềm năng tiêu thụ hàng hóa
cho hơn 88 triệu dân. Song song với quá trình đó thì hoạt động ngoại thương
của ta ngày càng phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng, hàng hóa xuất nhập
khẩu ngày càng đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu tiêu dung ngày càng
lớn. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan Hải quan ngày càng lớn, đòi hỏi cơ quan
Hải quan phải: Đảm bảo kiểm soát được hoạt động ngoại thương, chống gian
lận thương mại, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước đồng thời tạo
thuận lơi để thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, gọn nhẹ cho hàng hóa
xuất nhập khẩu, thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết và tham gia với
các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức thương mại...để có thể thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt
công tác quản lý thu thuế nhập khẩu
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, được sự hướng dẫn của thầy cô và
cán bộ tại Chi cục Hải quan Gia Lâm , nhận thấy vấn đề công tác quản lý thu
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
2
Luận văn tốt nghiệp
thuế nhập khẩu một vấn đề rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay,
khi mà cơ quan Hải quan vừa phải đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà
nước vừa phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập
khẩu.nhận thấy tình cần thiết nên em đã chọn đề tài “Công tác quản lý thu
thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tổng quan về thuế nhập khẩu và công tác quản
lý thuế nhập khẩu đồng thời phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm để đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia
Lâm trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Tổng quan về thuế nhập khẩu và công tác quản lý thu
thuế nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, đồng thời
sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để đạt được
mục đích chính đã nêu trên.
5. Nội dung của đề tài:
Gồm có 3 chương
Chương 1: Tổng quan về thuế nhập khẩu và công tác quản lý thuế nhập khẩu
Chương 2: Thực trang công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục
Hải quan Gia Lâm.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm trong thời gian tới.
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
3
Luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths. Thái Bùi Hải
An cùng các anh chị tại Chi cục Hải quan Gia Lâm đã giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
4
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ MỤC
TIÊU QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU
1.1.1 Quá trình hình thành thuế nhập khẩu:
Khi hoạt động nhập khẩu ra đời, ban đầu chỉ là lệ phí mỗi lần qua biên
giới. Xã hội phát triển, hoạt động thương mại diễn ra ngày càng rộng khắp,
không chỉ giữa các nước trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hoạt động
nhập khẩu có ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với
xu hướng phát triển chung, hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp. Các
quốc gia đã sử dụng công cụ thuế, để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập
khẩu và coi đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất.
Hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển chung, hoạt động nhập
khẩu ngày càng phức tạp. Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và
điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu
có hiệu quả nhất.
Thuế nhập khẩu là một bộ phận của thuế quan. Thuế quan là biện pháp
tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại
thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Ngày nay
thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu qua biên giới
của mổi nước, kể cả hàng hoá nhập từ khu chế xuất của nước đó. Thuế nhập
khẩu nhằm 3 mục tiêu chính:
Tạo nguồn thu hợp lý cho Ngân sách nhà nước.
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
5
Luận văn tốt nghiệp
- Thiết lập hàng rào thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp
lý có chọn lọc, hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ở trong
nước.
- Kiểm soát hoạt động ngoại thương, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nền kinh
tế mở, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch được Quốc hội
khoá VIII thông qua thàng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ năm 1988.
Kể từ ngày đó, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung
vào tháng 7 năm 1993 và tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999). Căn cứ
vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luất thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu đã được sửa đổi và bổ sung. Hiện nay áp dụng Luật Thuế xuất khẩu,
nhập khẩu theo Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, có
những quy định mới về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thời kỳ
mới và phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới
mà Việt Nam tham gia.
1.1.2 Khái niệm về thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế quan đánh vào các loại hàng hoá, dịch vụ
nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thuế nhập khẩu có thể đánh
vào thành phẩm hoặc đầu vào nhập khẩu (nguyên vật liệu và bán thành phẩm)
1.1.3 Đặc điểm của thuế nhập khẩu
-Một là: Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viên một
phần giá trị mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới một nước,
người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu, còn người
chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó, họ mua hàng hoá với giá cả
trong đó có cả thuế. Với cơ chế này, người kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
khi bán hàng hoá cũng là lúc họ thu hộ thuế nhập khẩu cho Nhà nước (qua giá
bán hàng hoá) và nộp khoản thuế nhập khẩu này cho Nhà nước, tức là nộp hộ
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
6
Luận văn tốt nghiệp
người tiêu dùng hàng hoá. Do đó, thuế nhập khẩu cũng là một loại thuế điều
tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu, thông qua cơ chế
giá hàng hoá và dịch vụ. Thuế nhập khẩu “được che đậy” trong giá bán hàng
hoá nên người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu) ít có cảm giác
mình bị Nhà nước đánh thuế.
-Hai là: Thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương.
Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt
động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với các hàng
hoá nhập khẩu. Việc đánh thuế thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá
nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu
giá trị của hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu). Thuế
nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu. Đối với các loại hàng
hoá nhập khẩu khác nhau thì có các mức thuế khác nhau, có biểu thuế khác nhau
và có suất thuế khác nhau ... và những điều này đã được quy định rõ trong Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam; hàng hoá trao đổi được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong
nước, thì được áp dụng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
-Ba là: Thuế nhập khẩu là một khoản thu nhập của Ngân sách nhà nước
chịu sự tác động của các yếu tố về chính trị và xã hội, kinh tế trong những thời
kỳ nhất định.
Các yếu tố về chính trị, xã hội tác động đến thuế nhập khẩu như là: thể chế
chính trị của Nhà nước, tập quán tiêu dùng của các lớp dân cư, truyền thống
văn hoá, xã hội của dân tộc...
Các yếu tố về kinh tế tác động đến thuế nhập khẩu là: tốc độ tăng trưởng kinh
tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động
của các dòng vốn đầu tư nước ngoài...
1.1.4 Vai trò của thuế nhập khẩu
- Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
7
Luận văn tốt nghiệp
Thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Bảo hộ là bảo
vệ và trợ giúp các doanh nghiệp trong điều kiện cần thiết, là việc Nhà nước
thông qua các chính sách tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi giúp
các doanh nghiệp có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Trên thực tế, thuế nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giá gốc
của hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Giá cả
là phương tiện thực hiện cạnh tranh có hiệu quả cao. Giá hàng nhập khẩu cao
hay thấp phụ thuộc nhiều vào chính sách thuế nhập khẩu. Vì vậy, việc đánh
thuế nhập khẩu là cần thiết để bảo hộ sản xuất trong nước.
- Thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuế nhập khẩu chiếm trên
70% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu. Riêng Việt Nam hiện nay, thuế xuất
nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu của Ngân sách nhà nước. Việt Nam là
một nước có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động nhập khẩu hàng hoá diển
ra rất sôi động. Có rất nhiều mặt hàng, công nghệ, máy móc thiết bị... mà Việt
Nam chưa sản xuất được, phải nhập khẩu từ nước ngoài về, đây là một nguồn
thu lớn cho Ngân sách nhà nước.
- Thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về Hải quan
Tại điều 11, Luật Hải quan quy định về nhiệm vụ của ngành Hải quan như
sau: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính
sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan, định ra các chính
sách, luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, nhập cảnh, đảm bảo
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
8
Luận văn tốt nghiệp
cho việc phát triển các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá, góp phần tăng
cường sự giao lưu và hơp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Quản lý Nhà nước về Hải quan là tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát Hải
quan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá nhập khẩu, phương
tiện vận tải nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động trong đó hai mặt hoạt
động chủ yếu là thu thuế nhập khẩu và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Do vậy, quản lý Nhà nước bằng công cụ Hải quan đối với hàng hoá
nhập khẩu là yêu cầu tất yếu. Chức năng quản lý đó ở hai mặt: Quản lý bằng
chính sách, luật pháp và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua thực
hiện khai báo thủ tục Hải quan.
Khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế nhập khẩu, Hải quan đã kiểm tra các
hoạt động nhập khẩu và điều tiết vĩ mô hoạt động nhập khẩu, vừa kích thích
nhập khẩu, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Trong số các công cụ kinh tế
mà Nhà nước sử dụng thì thuế nhập khẩu là một công cụ linh hoạt và hiệu quả
nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thuế nhập khẩu có
tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh thuế
suất. Với biểu thuế nhập khẩu và chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu, Nhà
nước có thể thực hiện kiểm soát và hướng dẫn hoạt động nhập khẩu cho phù
hợp với đường lối phát triển trong từng giai đoạn nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng và công bằng
xã hội
Thuế nhập khẩu của Nhà nước là công cụ cần thiết khi Nhà nước tham gia ký
kết các điều ước, điều khoản với các nước thành viên cũng như các nước có
quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời, khi dùng thuế nhập khẩu có thể
loại bỏ các hạn chế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO. Các cam kết của Việt
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
9
Luận văn tốt nghiệp
Nam với một số nước đem lại những lợi thế cho các doanh nghiệp kinh doanh
hàng hoá nhập khẩu và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhà nước quy
định các mức thuế suất tùy theo mức độ quan hệ của Việt Nam với các quốc
gia đó. Các mức thuế mà Nhà nước áp dụng trong điều tiết quan hệ với các
đối tác là: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tê như:
ASEAN, ASEM, APEC, WTO. Khi tham gia các tổ chức này thì Việt Nam
đều phải có những cam kết về thu thuế nhập khẩu từ các quốc gia thành viên.
Vì vậy, thuế nhập khẩu là một công cụ tốt để Đảng và Nhà nước thực hiện
chính sách đối ngoại với các quốc gia khác.
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào các hàng hoá, dịch vụ được nhập
khẩu từ các quốc gia hay vùng lãnh thổ, dựa vào lợi thế về mặt hàng nhập
khẩu có sức cạnh tranh cao. Do đó, thuế nhập khẩu đã đem lại lợi thế cho các
hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, mang lại công bằng trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu còn góp phần bình ổn an ninh trật tự và công
bằng trong xã hội.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP
KHẨU
1.2.1 Khái niệm
Xét trên quan điểm vĩ mô, quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thuộc một
trong ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp, và tư pháp về thuế xuất nhập khẩu
của công tác quản lý thu thuế.
Công tác quản lý có một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện hay
quá trình thực hiện các quy định của Nhà nước về thuế xuất nhập khẩu. Nó là
tiền đề quan trọng đánh giá việc thực hiện một chính sách thuế liệu có thành
công hay không. Bởi mục tiêu của một chính sách thuế xuất nhập khẩu đưa ra
không nằm ngoài những mục tiêu về ngân sách, và tạo điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế vĩ mô phát triển.
Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước.
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
10
Luận văn tốt nghiệp
Sau Đại hội Đảng VI đến nay, hoạt động trao đổi, giao thương buôn
bán của Việt Nam phát triển nhanh chóng. Hàng năm tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đạt từ 20 – 23% tổng thu
ngân sách về thuế.
Thứ hai, quản lý thu tốt là điều kiện cho chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả.
Quản lý thu thuế hay tổ chức thực hiện luật thuế xuất nhập khẩu là một
nhân tố không thể thiếu trong quá trình điều tiết kinh tế vĩ mô.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ kinh tế đáng tin cậy và
có hiệu quả. Thuế có thể hướng dẫn hay hạn chế tiêu dùng thông qua việc xây
dựng biểu thuế, chính sách miễn giảm thuế. Thông qua các chính sách này Nhà
nước có thể kiểm soát hoặc hướng dẫn các hoạt động xuất nhập khẩu, bảo hộ
nền kinh tế trong nước, thực hiện các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Chính vì vậy quản lý thu thuế là điều kiện tiên quyết giúp cho quá trình
điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả.
Quản lý thu thuế như cánh tay, đôi chân và đôi mắt của quá trình phát
triển của đất nước. Các hoạt động này không hiệu quả thì một bộ óc thông
minh đến đâu cũng không thể hoàn thành tác phẩm của mình.
1.2.2 Mục tiêu của công tác quản lý thuế nhập khẩu
Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như:
-Một là: Tập trung huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách nhà
nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Ở Việt Nam hiện nay, số thu thuế nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số thu thuế cũng như trong tổng số thu Ngân sách nhà nước. Vì
vậy làm tốt công tác quản lý thu thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng lớn trong việc
đảm bảo huy động kịp thời số thu cho Ngân sách nhà nước. Nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của các tổ chức kinh tế và cá nhân qua đó tác động đến
quá trình phát triển kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế nhập khẩu trong
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
11
Luận văn tốt nghiệp
tương lai, vì vậy để tăng cường và ổn định số thu cho Ngân sách nhà nước
trong tương lai trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu cần phải chú ý duy
trì phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu.
-Hai là: Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế
và dân cư. Qua công tác thực hiện việc kiểm tra thanh tra việc chấp hành luật
Thuế xuất nhập khẩu với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế xuất
nhập khẩu ý thức chấp hành luật thuế của các tổ chức kinh tế các đối tượng
tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu được nâng cao từ đó tạo thói quen
chấp hành pháp luật hải quan trong mọi tầng lớp dân cư.
-Ba là: Phát huy tốt nhất vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế.
Vai trò của thuế nhập khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Nhưng vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của
những tác động từ phía con người. Những tác động đó được thực hiện thông
qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế nhập
khẩu. Các công việc cụ thể là:
Hướng dẫn các doanh nghiệp để thực hiện đúng các văn bản chính sách
mới (Luật thuế xuất nhập khẩu; Luật Hải quan; Luật quản lý thuế), nâng cao ý
thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, triển khai thực hiện
chế độ kế toán mới trong đó đã chủ động xây dựng và áp dụng có kết quả các
phần mềm tin học, vì vậy chất lượng công tác kế toán thuế nhập khẩu được
nâng cao một bước, hạn chế được nhiều sai sót, nhầm lẩn trong việc theo dõi
nợ đọng và cưỡng chế thuế.
Đây là 3 mục tiêu cơ bản trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu
1.2.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu
Xem xét trên quan điểm vĩ mô, quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là một
trong ba lĩnh vực lập pháp hành pháp và tư pháp về thuế xuất nhập khẩu của
công tác quản lý thuế. Có thể nói đây là một khâu quan trọng đóng vai trò
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
12
Luận văn tốt nghiệp
quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nội dung của công tác
này bao gồm:
1.2.3.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Việc thực hiện quản lý đối tượng nộp thuế là là tiền đề để có thể thực
hiện tốt công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. Đối tượng nộp thuế thường là
các cá nhân, các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Chi cục.Thường các doanh nghiệp khi đăng kí kinh doanh thì cơ
quan thuế phải tiến hành đăng kí đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó sẽ quản lý
và thu thuế đối với đối tượng này. Có hai phương thức cơ bản:
- Phương thức thủ công: theo phương pháp này, mỗi đối tượng được cấp
cho một sổ thuế riêng, mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được lưu
giữ và quản lý trong cuốn sổ này. Tuy nhiên phương thức này chỉ phù hợp với
đối tượng nộp thuế là ít và khá tập trung, bởi nếu số lượng đối tượng tăng lên
quá lớn thì việc quản lý đối tượng nộp thuế bằng phương pháp này sẽ phức
tạp dễ gây nhầm lẫn, mất nhiều công sức, cập nhật thông tin thấp, mà hiệu
quả không cao.
- Phương thức quản lý bằng mạng vi tính: Cơ quan Thuế, cơ quan Hải
quan quản lý đối tượng nộp thuế thông qua hệ thống mã số thuế gắn kèm với
từng doanh nghiệp được thống nhất trong cả nước. Thường các doanh nghiệp
khi mới thành lập, hay mở tờ khai hải quan trước sự cho phép của pháp luật
phải đăng kí một mã số thuế cho cơ quan Thuế hay cơ quan Hải quan. Trên cơ
sở đó các cơ quan này tiến hành hoạt động quản lý thuế của mình (kiểm tra,
giám sát, hướng dẫn, thu thuế).
Hiên nay trong điều kiện nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, rộng vào
nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, việc áp dụng công nghê thông tin vào
quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu là một tất
yếu khách quan, do vậy hiện nay công tác quản lý đối tượng nộp thuế đều
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
13
Luận văn tốt nghiệp
được thực hiện theo phương thức quản lý bằng mạng máy tính, phương pháp
quản lý này giúp cơ quan Hải quan lưu trữ được số lượng lớn thông tin về các
doanh nghiệp một cách chính xác và an toàn, ngoài ra với phương thức quản
lý bằng mạng máy tính sẽ giúp cơ quan Hải quan tra cứu nhanh hơn thông tin
về các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Tạo điều kiện cho công tác quản lý rủi ro, tại các Chi cục được thực hiện ngày
càng chính xác hơn.
1.2.3.2
Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế
Quy trình quản lý thu thuế là chuỗi các hoạt động được quy định trong
luật Quản lý thuế, nhằm tập hợp đầy đủ, kịp thời số thuế phải nộp vào Ngân
sách nhà nước. Nói chung quy trình quản lý thu thuế có thuể chia làm hai cơ chế
cơ bản như sau:
+ Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan tính thuế và ra thông báo số thuế
phải nộp. Đây là 1 quy trình nộp thuế truyền thống. Định kì theo thời gian
hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những quy định trong luật thuế và các hoạt
động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ
khai thuế cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan.
+ Đối tượng nộp thuế phải tự kê khai, tự tính thuế, và nộp thuế. Cơ chế
tự khai, tự tính và tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế được xây
dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế,quản
lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một
phương thức quản lý thuế hiện đại, hiệu quả được hầu hết các nước trên thế
giới áp dụng nó cho phép cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan phân bổ nguồn lực
theo hướng chuyên môn hóa chuyên sâu trong quản lý làm tăng tính minh
bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý thuế. Cơ chế này
hoạt động khá hiệu quả nếu có sự giám sát và hướng dẫn một cách hiệu quả.
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
14
Luận văn tốt nghiệp
Số thuế phải nộp căn cứ vào thông báo nộp thuế của các cơ quan Hải quan.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác trong kê khai và tính
thuế của đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó phát hành thông báo thuế.
Hiện nay áp dụng cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế. Các đội sẽ có
chức năng nhiệm vụ như sau: Đội đăng kí có nhiệm vụ như là một bộ phận tư
vấn cho các doanh nghiệp tự kê khai, tính thuế; trên cơ sở đó đội kiểm hoá có
trách nhiệm là kiểm tra hàng hoá, kiểm tra tính chính xác của thông tin của
người khai thuế; còn đội thuế xử lý các vấn đề như ra thông báo thuế, thủ tục
hoàn thuế, xét miễn giảm thuế, xoá nợ tiền thuế tiền phạt, cũng như thu thuế
thông qua chi cục hoặc giử chuyển khoản ngân hàng.
1.2.3.2 Tính thuế
Hiện nay, theo Luật Hải quan và Luật Thuế xuất nhập khẩu hiện hành,
người khai hải quan tự kê khai tính thuế hàng hóa nhập khẩu còn cơ quan Hải
quan chỉ kiểm tra kê khai của người khai Hải quan. Theo đó, người nộp thuế
phải tính số thuế phải nộp vào ngân sách, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định
số thuế, người kê khai nộp thuế phải kê khai chính xác, trung thực các căn cứ
tính thuế, số thuế phải nộp, các khoản thu khác trên tờ khai hải quan và tự
chịu trách nhiệm về nội dung khai báo. Công chức hải quan chỉ kiểm tra,
thanh tra lại khai báo của người khai hải quan và đưa ra kết luận tính trung
thực, chính xác trong khai báo của người khai hải quan.
1.2.3.4 Tổ chức thu nộp tiền thuế
Thuế xuất nhập khẩu được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước dưới
hình thức chuyển khoản, séc hoặc tiền mặt.
Đối với những hàng hoá phi mậu dịch, thuế được nộp trực tiếp cho các
cán bộ thu thuế tại các cửa khẩu.
1.2.3.5 Tổ chức quản lý và thu đòi nợ thuế, nợ đọng
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
15
Luận văn tốt nghiệp
Công tác quản lý thu đòi nợ thuế, nợ đọng là công tác cuối cùng quyết
định hiệu quả của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu.
Nội dung công tác thu đòi nợ thuế nợ đọng là tổng hợp những công
việc trong quá trình thu đòi nợ, được lập theo một quy trình xác định và thực
hiện một cách thường xuyên bao gồm các bước:
- Tổng hợp số liệu nợ thuế: việc thu thập tổng hợp số liệu qua các năm phải
đảm bảo chính xác tuyệt đối. Cần xem xét lại các doanh nghiệp có số thuế
nợ quá lớn, từ đó đánh giá khả năng có thể thu đòi.
- Phân tích nợ thuế: xây dưng tiêu chí loại nợ, tiêu chí rủi ro các mặt hàng
xuất nhập khẩu, xếp loại doanh nghiệp để khâu thu đòi nợ về sau có hệ
thống thông tin đầy đủ, xây dựng kế hoạch thu đòi hợp lý.
- Xây dựng kế hoạch đôn đốc thu đòi: cần thực hiện kiểm tra, rà soát lại,
phân loại nhóm nợ, tiến hành lập kế hoạch thu đòi nợ và áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thích hợp.
- Thực hiện các biện pháp thu đòi.
- Kiến nghị, xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp nợ
thuế tại Chi cục.
Hiện ngành Hải quan đang áp dụng 4 biện pháp mạnh để xử lý dứt điểm nợ
chây ì thuế bao gồm:
- Cưỡng chế làm thủ tục Hải quan.
- Tạm giữ hàng.
- Kê biên tài sản.
- Trích giữ tiền gửi tại các ngân hàng.
Trong 4 biện pháp này chỉ có duy nhất hình thức cưỡng chế là có khả thi
còn 3 biện pháp còn lại đều gấp tuy nhiên trong thời gian tới cùng với sự phối
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
16
Luận văn tốt nghiệp
hợp giữa các ngành liên quan cơ quan Hải quan sẽ có những hướng giải quyết
để thực hiện thu.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ NHẬP KHẨU
1.3.1: Nhân tố chủ quan:
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về năng lực con người
Con người luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Con
người phát minh ra máy móc, đồng thời chỉ có con người mới điều hành được
máy móc đó. Nếu không có con người tác động thì không có máy móc nào có
thể hoạt động được. Trong quản lý thuế nhập khẩu, con người đóng vai trò
quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý
thuế. Các cán bộ thực hiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là những
người có trình độ chuyên môn cao, có trình độ nghiệp vụ, thành thạo các kỷ
thuật. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý thu thuế nắm bắt nhanh các quy định
mới và có trình độ ngoại ngữ tốt nên thực hiện nhanh gọn các nghiệp vụ thu
thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kê khai và
nộp thuế nhập khẩu. Hàng năm, các lớp tập huấn về các quy định mới trong
công tác quản lý thu thuế được triển khai, giúp cán bộ nhân viên nâng cao
nghiệp vụ kỹ thuật.
Cơ chế thị trường tồn tại với những quy luật rất khắt khe. Con người
ngày càng tìm kiếm, phát minh ra những máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp
con người trong những hoạt động hàng ngày. Mặt khác, con người cũng
không ngừng nâng cao kiến thức của mình để có thể bắt kịp với những yêu
cầu mới trong thời kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực quản lý thu thuế nhập
khẩu, cán bộ công nhân viên luôn phải tìm tòi những cách thức mới để triển
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
17
Luận văn tốt nghiệp
khai nhanh các thủ tục hành chính, đồng thời phải luôn coi trọng việc tìm
kiếm những công cụ mới nhằm phát hiện và ngăn chặn hiện tượng gian lận
thuế nhập khẩu.
- Như vậy, trong lĩnh vực nào thì yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ
quan trọng. Con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của các hoạt
động. Đế công tác quản lý thu thuế nhập khẩu được diển ra nhanh gọn, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu thì
phải kể đến những đóng góp to lớn của cán bộ công nhân viên ngày đêm tận
tuỵ với nghề, đồng thời đảm bảo cho hoạt động thu thuế nhập khẩu được hoàn
thành chỉ tiêu đề ra.
1.3.1.2 Các yếu tố thuộc về mục tiêu hoạt động
Mục tiêu là cái đích mà doanh nghiệp hay tổ chức mong muốn và cố
gắng thực hiện được. Dựa vào mục tiêu mà mọi thành viên trong doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức nổ lực lao động để làm việc và đạt được mục tiêu đề ra.
Mục tiêu đề ra của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là hoàn thành
chỉ tiêu thu thuế do cơ quan cấp trên giao và phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra.
Trong giai đoạn 2010 – 2015, các mục tiêu cụ thể mà công tác quản lý thu
thuế cần đạt được như sau.
Một là: tiếp tục cải cách hiện đại hoá và hội nhập, tập trung khai thác
hệ thống tin học, thực hiện 100% các tờ khai điện tử, khai báo từ xa qua
Internet. Thực hiện các quy trình thủ tục hải quan được sửa đổi theo các
chuẩn mực cam kết WTO, đặc biệt qui trình thủ tục quản lý hàng hoá, hành
khách xuất nhập cảnh, chuyển phát nhanh. Trong giai đoạn này, tập trung
phấn đấu áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành và thông quan
điện tử, phấn đấu 100% hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ được áp dụng thông quan
khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet.
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
18
Luận văn tốt nghiệp
Hai là: tập trung thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu thuế. Thực
hiện quyết liệt các giải pháp trong công tác thu đòi nợ đọng thuế để hoàn
thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách được giao, tập trung phân tích, xử lý tình
hình thu đòi nợ đọng. Nâng cao chất lượng công tác Kiểm tra sau thông quan,
tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, cập nhật thông tin và phân loại doanh
nghiệp để cung cấp thông tin cho các đơn vị thành viên.
Ba là: triển khai thực hiện chủ trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật
hành chính. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện
nghiêm túc các quy định của lãnh đạo, kiên quyết xử lý các trường hợp gây
phiền ha, sách nhiễu tiêu cực nhằng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, du lịch. Xây dựng Quy chế trách nhiệm của
người đứng đầu gắn với toàn bộ hoạt động của đơn vị, trên cơ sở phân định rõ
chức trách công việc cụ thể của lãnh đạo các cấp đến từng công chức thực thi
nhiệm vụ. Triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 – 2000 tại một số đơn vị. Chủ động phối hợp nắm bắt tình hình với các
cơ quan chức năng và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, tuyên truyền, giới
thiệu các văn bản pháp luật, trao đổi, đào tạo hướng dẫn doanh nghiệp cùng
tuân thủ các văn bản pháp luật hải quan.
Bốn là: nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác tự kiểm tra. Tổ chức và
triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường thực hiện kiểm tra công vụ tại
các đơn vị.
Năm là: công tác đào tạo cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên
sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá. Xây dựng tiêu chí chuẩn mực
tạo môi trường làm việc văn hoá. Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng
chuyên thiết thực, khả thi, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ
có trình độ chuyên môn sâu trong một số lĩnh vực quản lý hải quan, nâng cao
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
19
Luận văn tốt nghiệp
kiến thức và kỹ năng quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo, xây dựng và sử
dụng tốt đội ngũ giáo viên kiêm chức phục vụ công tác đào tạo tại chỗ của
đơn vị trên từng lĩnh vực chuyên môn.
1.3.1.3 Yếu tố cơ sở vật chất
Các yếu tố cơ sở vật chất là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho công
tác thu thuế nhập khẩu. Cở sở vật chất gồm: Nhà kho, hệ thống thông tin (bưu
điện, điện thoại, viễn thông, máy bộ đàm, hệ thống máy tính), sân ga, bến bãi,
phương tiện vận tải, hệ thống lưu trữ hồ sơ... hệ thống cơ sở vật chất ảnh
hưởng đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Trong công tác quản lý thu thuế
nhập khẩu, các yếu tố cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong
công tác kiểm tra các loại hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam. Hệ thống
máy kiểm tra hàng hoá cung cấp các thông tin về hàng hoá thuận lợi trong
việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống kho bãi giúp bảo
quan hàng hoá thuận lợi trong việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.
Trong điều kiện khoa học công nghệ của Việt Nam chưa phát triển thì
công tác quản lý thu thuế nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn, các đối tượng
buôn bán hàng hoá nhập khẩu vẫn luôn tìm cách nhập khẩu được những hàng
hoá cấm như thuốc phiện, các văn hoá phẩm đồi truỵ ảnh hưởng nền văn hoá
truyền thống của Việt Nam. Hệ thống máy tính, máy soi, bộ đàm, camera... là
những công cụ giúp phát hiện kịp thời những gian lận trong kinh doanh hàng
hoá nhập khẩu. Các yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng đến
mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu thuế nhập khẩu.
Như vậy, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố nội tại quan trọng
quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đơn vị. Các yếu
tố thuộc cơ sở vật chất hạ tầng quyết định đến công việc hàng ngày của đơn
vị. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng tốt sẻ giúp công tác thu thuế nhập khẩu diễn ra
thuận lợi, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu cho
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
20
Luận văn tốt nghiệp
các doanh nghiệp, góp phần vào phát triển nền kinh tế. Ngược lại, điều kiện
cơ sở vật chất không tốt thì không những ảnh hưởng tới công tác thu thuế
nhập khẩu của đơn vị mà còn làm trì trệ các hoạt động kinh doanh hàng hoá
nhập khẩu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế đang biến đổi không ngừng, tình hình kinh
doanh nói chung và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu nói riêng có nhiều biến
động. Riêng các điều khoản khoản, điều luật cũng có sự thay đổi tuỳ theo
từng quốc gia. Mặc dù có những quy định chung của nó nhưng phải không
ngừng cập nhật những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra
hàng ngày, từ đó nắm bắt những thông tin kịp thời, tránh những sai lầm không
đáng có.
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang từng bước hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với tốc độ tăng trưởng trên 8%/ năm,
môi trường đầu tư an toàn là một thị trường thu hút rất nhiều đối tác muốn
xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Do vậy, công tác thu thuế nhập khẩu cần
phải được phát huy để góp phần vào ổn định nền kinh tế, tạo ra một hành lang
pháp lý cởi mở, thuận lợi cho các đối tác khi bước đầu đầu tư vào thị trường
Viêt Nam.
Những thay đổi lớn về chính sách, quy định trong lĩnh vực nhập khẩu,
đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý thu thuế nhập khẩu phải nắm chắc những
thay đổi đó, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho các doanh
nghiệp, kết hợp với các doanh nghiệp để thực hiện đúng và đầy đủ những quy
định mới trong việc thu thuế nhập khẩu.
1.3.2.2 Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01
Học Viện Tài Chính
21
Luận văn tốt nghiệp
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức
kinh tế khu vực và thế giới như: ASEAN, ASEM, APEC và đặc biệt là thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Trong thời đại nền kinh
tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc Việt Nam
tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực nhập khẩu
cũng có những thay đổi lớn, đặc biệt là việc Việt Nam cam kết cắt giảm mức
thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%
thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Dựa vào những cam kết về thuế nhập khẩu
mà công tác quản lý thu thuế nhập khẩu cần nắm vững để đảm bảo thục hiện thu
đúng, thu đủ, tránh các tình trạng thu thiếu hay thu nhầm. Như vậy, khi Việt
Nam gia nhập WTO thì khối lượng hàng hoá nhập khẩu được nhập khẩu vào
Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng mức thuế lại giảm xuống đó là một thách thức lớn
đặt ra cho công tác quản lý thu thuế nhập khẩu.
Bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế thì cũng còn có nhiều vấn đề cần xem xét. Các đối tượng dựa vào các kẻ
hở của Luật thuế Nhập khẩu để trục lợi cho mình. Đó là một yêu cầu đặt ra rất
lớn cho công tác thu thuế nhập khẩu. Phải đưa ra được những biện pháp phòng
chống gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, qua đường hàng không... là
yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, góp
phần bình ổn xã hội.
1.3.2.3 Chính sách pháp luật của Nhà nước
Để đảm bảo cho công tác thu thuế nhập khẩu có hiệu quả và đi theo
hướng chủ trương chỉ đạo của Đảng nên Nhà nước có sự quản lý chặt chẽ về
công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta bước
vào thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Nhà nước đặc biệt quan tâm đến hoạt động quản lý thu thuế nhập khẩu. Chủ
trương mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới của Đảng và Nhà nước là
Sinh viên: Trần Thị Trang
Lớp: CQ47/05.01