Tải bản đầy đủ (.doc) (328 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC, SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 207

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.73 KB, 328 trang )

Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
HIỆU QUẢ TỔ CHỨC, SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.1.

Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

1

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Theo luật doanh nghiệp 2005 có viết: “Doanh nghiệp là một tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”. Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, các
doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, và lớn mạnh, đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước và hội nhập quốc tế.
SV: Nguyễn Thị Thu Hương


2

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Với bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần các yếu tố cơ bản: Sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều
kiện kinh doanh.

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

3

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá
trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh vừa là điều kiện tiên quyết với sự ra đời của doanh

nghiệp, vừa đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu làm
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

4

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

thế nào để sử dụng vốn kinh doanh của mình tốt nhất, hiệu quả nhất. Để có
thể làm được điều đó, trước hết chúng ta phải hiểu được những đặc trưng cơ
bản của vốn kinh doanh.


Thứ nhất: Vốn kinh doanh đại diện cho 1 lượng tài sản nhất định,

tức là vốn kinh doanh biểu hiện bằng toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và vô
hình như: máy móc, thiết bị, chất xám, nhãn hiệu, bản quyền...
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

5

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính




Chuyên đề cuối khóa

Thứ hai: Vốn phải được vận động một cách thường xuyên, liên tục

nhằm sinh lời, đạt mục tiêu kinh doanh. Trong quá trình vận động vốn có thể
thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của
vòng tuần hoàn phải là đồng tiền. Đồng tiền quay về điểm xuất phát với giá trị
lớn hơn, đó là mục tiêu kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Quá trình
luân chuyển của vốn kinh doanh được minh hoạ qua sơ đồ:
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

6

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

T- H ... SX ... H’ – T’ (T’>T)
Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu khi nhà sản xuất bỏ tiền để mua các yếu
tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Khi đó vốn chuyển hóa từ hình thái vốn
tiền tệ (T) sang hình thái vốn đầu tư hàng hóa (H) dưới dạng tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Sau quá trình sản xuất, vốn được biểu hiện dưới hình
thái vốn thành phẩm hàng hóa (H’) và khi hết vòng tuần hoàn vốn lại trở về
SV: Nguyễn Thị Thu Hương


7

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

hình thái tiền tệ ban đầu nhưng với lượng tiền lớn hơn (T’). Như vậy trong
một khoảng thời gian nhất định nếu vốn quay được nhiều vòng hơn sẽ tạo ra
được T’ nhiều hơn mà không cần tăng vốn -> lợi nhuận trong kì của công ty
sẽ tăng lên.

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

8

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính



Chuyên đề cuối khóa

Thứ ba: Vốn có giá tri về mặt thời gian, tức là đồng vốn tại các thời


điểm khác nhau thì có giá trị không giống nhau. Vì vậy cần phải sử dụng vốn
có hiệu quả và rút ngắn vòng quay của vốn.


Thứ tư: Vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định thì mới

có thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Vì thế đòi hỏi doanh

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

9

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

nghiệp luôn có kế hoạch huy động và sử dụng vốn để đáp ứng kịp thời nhu
cầu sản xuất kinh doanh.


Thứ năm: Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định và phải được quản

lý, sử dụng có hiệu quả. Nên để được quyền sử dụng một nguồn vốn kinh
doanh phải trả cho chủ sở hữu nguồn vốn đó một lượng giá trị nhất định, đó là
chi phí sử dụng vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thu Hương


10

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

thường xây dựng cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu- cơ cấu vốn có chi
phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất.


Thứ sáu: Vốn được coi là hàng hóa đặc biệt, vì vậy vốn phải bao

gồm cả giá trị và giá trị sử dụng. Như các loại hàng hóa khác thì vốn cũng
được mua bán trên thị trường nhưng người ta chỉ mua bán quyền sử dụng nó.
Vì thế mà vốn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt.
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

11

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh.

Có nhiều cách phân loại vốn kinh doanh, nhưng ở đây chúng ta xem xét
vốn kinh doanh dựa vào hình thức, đặc điểm chu chuyển của vốn. Vốn kinh
doanh được chia làm 2 loại là: Vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.2.1. Vốn cố định
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

12

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

a/ Tài sản cố định ( TSCĐ)
Tư liệu lao động là một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu để
tiến hành hoạt động kinh doanh. Để tiện lợi cho việc quản lý, người ta chia tư
liệu lao động thành hai loại: tài sản cố định và công cụ, dụng cụ nhỏ.
Theo thông tư 203, năm 2009 của Bộ Tài Chính: Đối tượng lao động
được coi là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

13

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính


-

Chuyên đề cuối khóa

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử

dụng tài sản đó.
-

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.

-

Có giá trị sử dụng từ 10 năm trở lên.

-

Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

14

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa


b/ Vốn cố định (VCĐ)
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các tài sản cố định cần thiết cho
hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư, ứng trước một lượng vốn
tiền tệ nhất định. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên TSCĐ được
gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Vậy vốn cố định là số vốn đầu tư ứng
trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên qui mô của vốn cố định
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

15

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến tính qui mô, tính đồng bộ của tài sản cố định,
ảnh hưởng lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm chu chuyển của VCĐ

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

16

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính


-

Chuyên đề cuối khóa

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,

VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần
sau mỗi chu kì kinh doanh.
-

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kình doanh mới hoàn

thành một vòng chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn, giá trị cuat TSCĐ chuyển dần dần từng phần
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

17

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

vào giá trị sản phẩm. Theo đó, vốn cố định tách thành 2 phần: một phần gia
nhập vào chi phí sản xuất tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ; phần còn
lại của TSCĐ được “ cố định” trong TSCĐ. Trong các chu kì sản xuất tiếp
theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn cố

định lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

18

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

TSCĐ. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian
sử dụng và VCĐ hoàn thành một vòng chu chuyển.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Vì vậy việc
quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vốn lưu động
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

19

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa


Một trong những yếu tố đầu vào quan trọng khác không thể thiếu của quá
trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng lao động. Hình thái biểu hiện của
đối tượng lao động về mặt hiện vật là TSLĐ, về mặt giá trị là vốn lưu động.
a/ Tài sản lưu động
TSLĐ của DN gồm 2 bộ phận:
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

20

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

-

Chuyên đề cuối khóa

TSLĐ sản xuất: gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm

bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu... và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản
xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm....

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

21

Lớp CQ44/11.12



Học viện tài chính

-

Chuyên đề cuối khóa

TSLĐ lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình

lưu thông: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh
tóan...
b/ Vốn lưu động
VLĐ của doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên
các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN được
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

22

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết
thúc một chu kì kình doanh.
Đặc điểm chu chuyển của VLĐ
- Thứ nhất: Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình

SV: Nguyễn Thị Thu Hương

23

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

thái biểu hiện.
- Thứ hai: VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn
lại tòan bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
- Thứ ba: VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh
doanh.
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

24

Lớp CQ44/11.12


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Phân loại vốn lưu động
Có 2 cách phân loại vốn lưu động, đó là dựa vào hình thái biểu hiện của
VLĐ và vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất: Dựa theo hình thái biểu hiện của VLĐ :


Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân

hàng, các khoản phải thu từ khách hàng, hoặc trả trước cho người bán....
SV: Nguyễn Thị Thu Hương

25

Lớp CQ44/11.12


×