Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giải pháp hạn chế sự chênh lệch về phát triển kinh tế xã hội giữa vùng đồng bằng sông hồng và vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.9 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt
được rất nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống nhân tiếp tục được
cải thiện, tình trạng nghèo đói dần dần bị đẩy lùi. Các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội liên tục được gia tăng qua các năm.
Tuy vậy, sau khi nhà nước tiến hành xoá bỏ chế độ bao cấp
vào năm 1986(tại Đại hội Đảng lần thứ VI) Đất nước ta cũng đã
gặp phải một thách thức lớn là vấn đề chênh lệch về phát triển kinh
tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước. Một số vùng do có điều
kiện thuận lợi hơn đã có sự phát triển nhanh hơn như vùng Đồng
bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, trong khi một số vùng lại đang có
nguy cơ tụt hậu như các tỉnh miền núi Phía Bắc, vùng Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên. Sự chênh lệch nếu ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển chung của cả nước và sẽ trở thành một nguy cơ
lớn cho vận mệnh của quốc gia.
Trên thế giới vấn đề chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa
các vùng luôn là một vấn đề đã được nghiên cứu và tìm hiểu (Đặc
biệt là ở các quốc gia có trình độ phát triển cao). Với những hiểu
biết của mình; cùng với sự hướng dẫn của các bộ của Ban nghiên
cứu phát triển Vùng và của Thầy giáo T.S Nguyễn Tiến Dũng, em
đã lựa chọn đề tài :

Đào Thái Hà

1

Kinh tế phát triển 44B




Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

“Giải pháp hạn chế sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội
giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ”.
Em lựa chọn đề tài nhằm phản ánh thực trạng về mức độ
chênh lệch các vùng giữa các vùng và những hệ quả bất lợi mà
chênh lệch vùng có thể gây ra đối với sự phát triển của đất nước.
Đề tài của em bao gồm các phần:
Chương I: Lý luận chung về sự chênh lệch phát triển kinh tế xã hội
giữa các vùng
Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế và vấn đề chênh lệch phát
triển xã hội giữa hai vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc
Trung Bộ
Chương III: Giải pháp hạn chế sự chênh lệch về phát triển kinh tế xã hội giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
Trong bài viết này, dù đã cố gắng nhưng em vẫn còn có nhiều
điểm và khía cạnh hạn chế nên em xin được sự đóng góp ý kiến và
hướng dẫn của thầy giáo cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Đào Thái Hà

Đào Thái Hà

2

Kinh tế phát triển 44B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đào Thái Hà

Trường ĐH KTQD

3

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Chương I.
Lý luận chung về sự chênh lệch phát triển kinh tế xã hội giữa
các vùng
I.

Khái niệm về vùng kinh tế - xã hội .

Trong thực tiễn, chúng ta gặp nhiều khái niệm về vùng. Dưới
các lăng kính khác nhau các nhà khoa học nhận biết và xác định
“vùng” không giống nhau, hệ quả là với mỗi mục đích, người ta
dựa trên những phương pháp luận, những tiêu chuẩn cụ thể, những
phương pháp phân chia thích hợp để xác định “vùng” làm cơ sở
cho công việc xây dựng phương án phát triển sau đó.

Vùng là một phần của lãnh thổ quốc gia, có vị trí địa lý rõ rệt,
có ranh giới xác định ( hoặc là có tính pháp lý – theo địa giới hành
chính, hoặc là có tính ước lệ - đường địa giới quy ước) , trong đó
chứa đựng nhiều yếu tố tự nhiên ( khí hậu, đất đai, nguồn nước,
thảm thực vật, hệ thực vật, hệ động vật, khoáng sản.. ) các cơ sở
vật chất - kỹ thuật được tạo ra, có cư dân sinh sống và các hoạt
động kinh tế - xã hội của họ dưới tác động của khoa học kỹ thuật
cũng như có sự tồn tại các dòng giao lưu thông tin và vật chất với
bên ngoài. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của nó gắn bó
chặt chẽ với các bộ phận lãnh thổ khác trong nước.
Đào Thái Hà

4

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận lớn của một lãnh thổ
quốc gia có các hoạt động kinh tế - xã hội tiêu biểu, thực hiện phân
công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có
quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định
các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để
quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của
cả nước.
Như vậy, vùng kinh tế -xã hội là một hệ thống kinh tế - xã hội
lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ tương tác nhiều chiều giữa các

bộ phận cấu thành: liên hệ địa lý, liên hệ kỹ thuật, liên hệ về kinh
tế và liên hệ về các mặt xã hội trong hệ thống cũng như với ngoài
hệ thống. Mỗi vùng là một tập hợp các thành tố tự nhiên – kinh tế xã hội. Đặc tính và trình độ phát triển của nó được phản ánh bởi cơ
cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của nó ( trong đó có cả cơ cấu các yếu tố
tự nhiên bền vững). Nói một cách khác, cơ cấu là thuộc tính quan
trọng nhất của vùng. Vùng này khác vùng khác là bởi cơ cấu của
nó.
Xét về mặt lãnh thổ -kinh tế , mỗi vùng có khu nhân ( bao gồm
các đô thị và các khu vực tập trung công nghiệp). Khu nhân có vai
trò quuyết định đặc điểm và trình độ phát triển của vùng. Các nhà
địa lý và các nhà kinh tế coi khu nhân nhu các trung tâm tạo vùng.
2.

Các đặc trưng chủ yếu của vùng kinh tế - xã hội

Đào Thái Hà

5

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Quy mô của vùng rất khác nhau vì các yếu tố tạo thành của
chúng khác biệt lớn.
Sự tồn tại của vùng là khách quan và có tính lịch sử ( quy mô
và số lượng vùng thay đổi theo các giai đoạn phát triển, đặc biệt ở

những giai đoạn có tính chất bước ngoặt). Sự tồn tại của vùng do
các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội, chính trị
quyết định một các khách quan phù hợp với “sức chứa” hợp lý của
nó.
Vùng được coi là công cụ không thể thiếu trong hoạch định
phát triển nền kinh tế quốc gia. Tính khách quan của vùng được
cong người nhận thức và sử dụng trong quá trình phát triển và cải
cách kinh tế. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng. Mọi sự gò ép phân
chia vùng theo chủ quan áp đặt đều có thể dẫn tới làm quá tải, rối
loạn các mối quan hệ, làm tan vỡ thế phát triển cân bằng, lâu bền
của vùng.
Các vùng liên kết với nhau rất chặt chẽ ( chủ yếu thông qua
giao lưu kinh tế - kỹ thuật - văn hoá và những mối liên hệ tự nhiên
được quy định bởi các dòng sông, vùng biển ….)
Như vậy cần nhấn mạnh rằng mỗi vùng có đặc điểm và những
điều kiện phát triển riêng biệt. Việc bố trí sản xuất không thể tuỳ
tiện theo chủ quan. Trong kinh tế thị trường, việc phân bố sản xuất
Đào Thái Hà

6

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

mang nhiều màu sắc dễ có tính tự phát. Nếu để mỗi nhà đầu tư tự

lựa chọn địa điểm phân bố thì dẫn đến tới những hậu quả nghiêm
trọng và phá vỡ môi trường. Vì vậy, Nhà nước cần có sự can thiệp
đúng mức nhằm tạo ra sự phát triển hài hoà cho mỗi vùng và cho
tất cả các vùng.
3.

Khái niệm về chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội

vùng.
Chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội vùng là sự chênh lệch
về trình độ phát triển , mức sống dân cư giữa các vùng được so
sánh với nhau tai một thời điểm nhất định. Sự chênh lệch này được
phản ánh về cả mặt lượng và chất của sự hơn kém. Chúng được đo
bằng hệ số lần hay tỷ lệ phần trăm( %).
Chênh lệch vùng là một phạm trù kinh tế - xã hội mang tính
khách quan ở các thời kỳ phát triển. Theo quan điểm hệ thống,
vùng là một hệ thống mà trong đó có sự khác biệt về các yếu tố
phát triển sẽ không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các lãnh
thổ trong cùng thời gian. Trên một vùng có thể có thể xảy ra xu
hướng phát triển kinh tế - xã hội mạnh ở những nơi này nhưng lại
chậm phát triển ở những nơi khác, thậm chí có nơi còn lâm vào
tình trạng kém phát triển hoặc trì trệ. Chính vì xu thế này đã đưa
đến sự phát triển không cân đối về mặt kinh tế - xã hội giữa các
Đào Thái Hà

7

Kinh tế phát triển 44B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

vùng và tạo ra sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng hoặc
giữa các lãnh thổ trong cùng một vùng lớn. Như vậy, chênh lệch
vùng phản ánh cơ bản mức chênh lệch giữa các vùng về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội về mức sống dân cư.
Chênh lệch mức sống giữa các vùng là sự chênh lệch về mức
thu nhập, sức khỏe, mức chi cho tiêu dùng và sự hưởng thụ các
dịch vụ kinh tế - xã hội của người dân giữa các vùng được so sánh
với nhau tại một thời điểm nhất định. Sự chênh lệch này được phản
ánh về cả mặt lượng và chất của sự hơn kém. Chúng được đo bằng
hệ số lần hay tỷ lệ %.
4. Các yếu tố cơ bản tác động đến sự chênh lệch mức sống
giữa các vùng.
4.1

Yếu tố vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý là nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến việc phân
bố sản xuất, bố trí các công trình, chịu ảnh hưởng trực tiếp tới sử
dụng lao động, vật tư, tiền vốn. Chi phí đầu tư sản xuất ở các vùng
sẽ khác nhau do ảnh hưởng của yếu tố địa lý, địa hình. Nếu so sánh
một vùng có địa hình bằng phẳng với một vùng có địa hình nhiều
núi non sẽ thấy vùng có địa hình núi non sẽ có chi phí đầu tư cho
các hạng mục công trình xây dựng tốn kém hơn: Giao thông vận
Đào Thái Hà


8

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

tải sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hoá
trong vùng liên vùng. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của nhân dân trong vùng: Nguời dân sống trong vùng có điều kiện
khó khăn hơn sẽ ít có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ sống cơ bản.
Sự khác biệt về khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện
sinh hoạt và sản xuất của vùng (đặc biệt là ngành nông nghiệp). Ở
một quốc gia có sự phân hoá về khí hậu , các vùng khác nhau sẽ có
điều kiện sản xuất khác nhau và có sự chuyên môn hoá về các sẩn
phẩm nông nghiệp khác nhau.
Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn vốn sẵn có của mỗi
vùng; là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình
sản xuất; là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển , góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế .Tuỳ vào đặc điểm tự nhiên của vùng
mà có sự phân bố về tài nguyên khác nhau, do đó ảnh hưởng đến
việc lựa chọn hướng phát triển cho vùng. Thông thường ở những
vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ chú trọng phát triển
ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến … Còn vùng khan hiếm
nguồn lực sẽ phải tiến hành thu mua và nhập nguyên liệu, dẫn đến
sự lệ thuộc, không được ổn định thị trường.
4.2


Yếu tố dân số ,lao động và trình độ lao động.

Đào Thái Hà

9

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Dân số của mỗi vùng bao gồm quy mô, cơ cấu độ tuổi, giới
tính, lao động…Do vậy, việc sử dụng và phát huy vai trò của
người lao động cũng rất khác nhau. Tỷ lệ lao động nam nữ, cơ cấu
lao động theo độ tuổi khác nhau cũng ảnh hưởng đến chi phí lao
động. Tất cả những điều đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới có sự
chênh lệch về năng suất lao động giữa các vùng. Đối với những
vùng đô thị hoặc vùng đồng bằng có lịch sử phát triển lâu dài, tập
trung nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, tạo ra những sản
phẩm đóng góp nhiều cho quốc gia. Ngược lại, vùng khó khăn sẽ
có lực lượng lao động khan hiếm, năng suất lao động thấp, hiệu
quả lao động không cao. Nhu cầu về các dịch vụ xã hội của vùng
khó khăn thấp, giản đơn nên họ chấp nhận tình trạng thiếu thốn và
yếu kém mà họ phải chịu. Điều đó làm cho đời sống của vùng càng
ngày càng gặp khó khăn hơn.
4.3

Nhân tố mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ


tầng.
Mức độ phát triển sản xuất và cấu trúc hạ tầng được biểu hiện
qua các thông số về mức độ tập trung các cơ sơ sản xuất, mức tăng
trưởng kinh tế cũng như mức độ tập trung các cơ sở kết cấu hạ
tầng kinh tế và xã hội.

Đào Thái Hà

10

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Ở các vùng đồng bằng ven biển tập trung nhiều đầu mối giao
thông, có sẵn các điều kiện sản xuất , do đó các hoạt động kinh tế
sống động hơn, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật cũng ở trình độ
cao hơn so với vùng miền núi, khó khăn và có trình độ thấp hơn.
Đường giao thông vận tải và mạng lưới điện không chỉ có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế vùng, mà còn có ý nghĩa
quan trọng trong việc cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ
bản, nhất là về chất lượng dịch vụ. Ở các vùng miền núi thường
không có điện, nên trường học, trạm y tế cũng sẽ không có điện tác
động xấu đến chất lượng dịch vụ giao dục và khám cứu chữa bệnh.
Ngược lại, vùng đồng bằng không những giao thông thuận lợi mà
còn đầy đủ cơ cở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển

kinh tế, và nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.
5.

Các chỉ tiêu phản ánh chênh lệch vùng.

Để nhận biết sự chênh lệch giữa các vùng chúng ta cần tiến
hành phân tích sự các biệt giữa các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu
về kinh tế và Nhóm chỉ tiêu về xã hội.
5.1

Nhóm chỉ tiêu Kinh tế.

Đào Thái Hà

11

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Khi tiến hành đánh giá mức độ chênh lệch phát triển giữa hai
vùng cần so sánh dựa trên các chỉ tiêu : GO, GDP, thu nhập bình
quân đầu người.
Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất ( GO) cho biết tổng giá trị sản
phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Chỉ tiêu GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối

cùng do kết quả hoạt động kinh tế tren phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
Hai chỉ tiêu trên được đưa ra nhằm so sánh quy mô sản xuất
của các vùng, phản ánh mức độ tăng trưởng của hai vùng sau một
thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là chỉ báo quan trọng
phản ánh điều kiện vật chất cơ bản để phát triển con người, là tiền
đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.Chỉ tiêu này được tính
bằng GDP/người hoặc GNI/người. Sự gia tăng liên tục với tốc độ
ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng
bền vững. Thu nhập bình quân đầu người cho biết khả năng dân số
trong vùng có khả năng chi tiêu cho các dịch vụ tiêu dùng và xã
hội. Như vậy đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá mức
độ chênh lệch về mức sống giữa các vùng lãnh thổ. Nếu một vùng
có thu nhập bình quân đầu người ở mức cao thì có thể nhận diện đó
là một vùng có nền kinh tế phát triển ( về mặt lượng) còn ngược lại
Đào Thái Hà

12

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

nếu thu nhập bình quân đầu nguời ở mức thấp thì người dân sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc tiêu dùng cá nhân. Thực tế, đã có các tổ
chức dùng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đề phân các

vùng, lãnh thổ thành các nhóm : Thu nhập cao, trung bình và thấp ;
từ đó kết hợp với một số chỉ tiêu khác để phân nhóm giàu, nghèo
cho các vùng, lãnh thổ đó.
Mức vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng là một chỉ tiêu quan
trọng phản ánh mức độ chênh lệch vùng. Vùng có mức vốn đầu tư
lớn là vùng có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn bao gồm cả hấp dẫn
về chính sách đầu tư và cơ sở vật chất hạ tầng . Mức đầu tư sẽ
quyết định khả năng phát triển của vùng.
5.2

Chỉ tiêu xã hội

Nhóm chỉ tiêu kinh tế chỉ phản ánh về mặt lượng của sự tăng
trưởng kinh tế của các vùng, vì vậy đề so sánh một cách toàn diện
mức độ chênh lệch giữa các vùng thì cần xem xét cả trên khía cạnh
chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất là nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân
trí bao gồm tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung
học cơ sở, phổ thông trung học, số năm đi học trung bình, tỷ lệ chi
ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức

Đào Thái Hà

13

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH KTQD

GDP. Kinh tế càng phát triển thì các chỉ tiêu trên ngày càng tăng
lên.
Thứ hai là nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc
sức khoẻ bao gồm: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ chết ở trẻ em, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng, tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
Thứ ba là nhóm chỉ tiêu dân số và việc làm bao gồm: tốc độ
tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Các vùng, lãnh thổ
đang phát triển thường có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn mức
trung bình.Xem xét tỷ lệ thất nghiệp của mỗi vùng nhằm thống kê
số người không có việc làm; những tác động về kinh tế xã hội mà
họ gây ra đối với những người đang làm việc. Thất nghiệp là vấn
đề trung tâm của mọi quốc gia nói chung và của các vùng nói riêng
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống dân cư và phúc lợi xã hội
của mỗi vùng. Một vùng có tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao đồng
nghĩa với nền kinh tế của vùng chậm phát triển và đời sống dân cư
gặp nhiều khó khăn.
Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của
phát triển xã hội. Để đánh giá tổng hợp và xếp loại trình độ phát
triển kinh tế - xã hội chung giữa các địa phương, năm 1990 Liên
hiệp quốc đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp có tên gọi là Chỉ số phát
triển con người( HDI ). HDI chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: tuổi thọ
bình quân được phản ánh bằng số năm sống; trình độ giáo dục
Đào Thái Hà

14

Kinh tế phát triển 44B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học
đúng độ tuổi; mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua
tương đương. HDI được tính theo phương pháp chỉ số và nhận giá
trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất là 0. Địa phương nào có HDI càng
gần 1 thì được đánh giá là càng phát triển cao.
HDI được tính the công thức sau :
I A + I E + I IN
3

HDI =

Trong đó:
IA

:Là chỉ số tuổi thọ

IB

:Là chỉ số đo tri thức giáo dục( kiến thức ) được đo bằng chỉ

số tổng hợp giữa tỷ lệ biết chữ của người lớn (với trọng số 2/3) và
tỷ lệ nhập học cấp giáo dục - tiểu học, trung học, đại học( với trọng
số 1/3).
I IN :Là


chỉ số đo mức sống.

Ngoài chỉ tiêu phát triển con người, một vấn đề quan trọng để
đánh giá sự phát triển trên khía cạnh xã hội là vấn đề nghèo đói và
bất bình đẳng. Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng khả năng thu
nhập và chính sách phân phối thu nhập và phân phối lại nhằm điều
tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm bảo về
người nghèo cũng như giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Để đánh giá mức độ nghèo đói và bất bình đẳng ta dùng các
chỉ tiêu: Chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức chênh
Đào Thái Hà

15

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

lệch thu nhập giữa bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội.
Tiêu chuẩn “ 40” do WB để xuất năm 2002 xác định tỷ lệ thu nhập
chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có thu nhập thấp
nhất trong vùng. Theo chỉ tiêu này, nước (địa phương) nào thu
nhập của 40% dân số thấp nhất chiếm trên 17% thì mức độ bình
đẳng xã hội khá cao, tương ứng nếu chiếm từ 12% - 17% thì ở mức
độ tương đối bất bình đẳng còn nếu đạt nhỏ hơn 12% thì ở mức độ
bất bình đẳng lớ. Tỷ số Kuznets là chỉ tiêu do nhà kinh tế người

Mỹ gốc Nga đề xuất trong tác phẩm : “ Sự tăng trưởng kinh tế của
các dân tộc” ( năm 1971) khi nghiên cứu thực nghiệm sự biến động
thu nhập của các nước phát triển và đang phát triển. Tỷ số này
được xác định bằng phép chia giữa tỷ trọng thu nhập của X% dân
số giàu nhất và Y% thu nhập của dân số nghèo nhất, nếu tỷ số này
nhận giá trị càng cao thì thể hiện mức độ bất công bằng xã hội lớn.
Chỉ số nghèo khổ của con người – HPI( hay còn gọi là chỉ số
nghèo khổ tổng hợp) cho biết rằng sự nghèo khổ của con người
ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số nước (địa phương ) đó. So
sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của
tiến bộ con người. Có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị
HPI khác nhau. Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương
pháp như : phân tích đường cong Lorenz( của nhà thống kê học
người Mỹ năm 1905), hệ số GINI ( của nhà thống kê học người Ý
năm 1912), hệ số bất bình đẳnh Thiel.. Theo các phương pháp này
Đào Thái Hà

16

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

ngoài việc đánh giá được thực trạng công bằng xã hội còn có thể
xác định được nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo trong các
quốc gia.
Ngoài việc đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế,

vấn đề bất bình đẳng xã hội cũng được xem xét. Để so sánh hai
vùng lãnh thổ cần chú ý đến : Mức độ phân biệt đối sử đối với phụ
nữ; Mức độ thực hiện dân chủ cộng đồng thể hiện ở vị thế của
cộng đồng dân cư trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định
về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ; tính
minh bạch của hệ thống tài chính ở các cấp địa phương.
6.

Sự cần thiết khi nghiên cứu sự chênh lệch phát triển

vùng.
Ở Việt Nam sau khi tiến hành đổi mới nền kinh tế ( năm 1986)
chuyển sang giai đoạn nền kinh tế thị trường thì ngoài việc gỡ bỏ
chế độ bao cấp, vấn đề chênh lệch vùng, miền đã bắt đầu xuất hiện.
Như đã phân tích ngoài các yếu tố khách quan tác động thì vấn đề
chênh lệch vùng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan khác.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây là mặt trái của nền kinh tế thị trường,
yêu cầu phải hạn chế, thu hẹp sự chênh lệch đó. Cũng có ý kiến coi
đó là động lực của sự phát triển. Vì vậy sự nghiên cứu về vấn đề
này là rất cần thiết.
Đào Thái Hà

17

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD


Nghiên cứu chênh lệch vùng có thể nhằm giảm nguy cơ tạo ra
xung đột, gây mất ổn định và có thể dẫn tới hậu quả xã hội khó có
thể lường trước được. Một quốc gia nếu có chênh lệch vùng thì xẩy
ra tình trạng di dân cơ học từ vùng có điều kiện sống khó khăn đến
vùng có điều kiện sống tốt hơn. Việc di dân sẽ làm cho vùng tiếp
nhận dân có tình trạng quá tải về dân số, sư thừa lao động, thiếu
chỗ ở, sinh sống, môi trường sống bị ô nhiễm; còn vùng có dân
chuyển đi lại rơi vào tình trạng thiếu lao động … Như vậy, mức
chênh lệch không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong
vùng mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến các vùng khác. Hơn nữa
nếu nhân dân trong vùng ở trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn
lâu dài thì sẽ gây bất ổn về xã hội , chính trị, dễ bị các thế lực bên
ngoài lợi dụng.
Bên cạnh đó việc tìm ra nguyên nhân của chênh lệch sẽ giúp
các quốc gia tìm ra các biện pháp kích thích phát triển kinh tế của
các vùng chậm phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn bộ
nền kinh tế; tạo điều kiện cho người dân tự điều tiết việc làm và
thu nhập. Trong nền kinh tế thị trường thì việc phân phối thu nhập
hoàn toàn do thị trường và người lao động tự điều tiết. Nếu một
quốc gia muốn thu hẹo hay xoá bỏ sự chênh lệch thì sẽ trở lại cơ
chế phân phối bình quân ( Hay bao cấp như ở Việt Nam) mà cơ
chế này đã bị xoá bỏ và hoàn toàn không tạo ra khả năng tăng
trưởng kinh tế cho đất nước. Việc có chênh lệch ở mức độ cho
Đào Thái Hà

18

Kinh tế phát triển 44B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

phép thì sẽ tạo ra động lực phát triển, tạo khả năng cạnh tranh
trong nội bộ vùng và trong cả nước. Chính vì vậy cũng có thể coi
chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội là một trong những mặt tích
cực cần được xem xét.
Như vậy ở góc độ vĩ mô có thể thấy rằng nghiên cứu, giải
quyết vấn đề chênh lệch vùng chính là việc phát triển nền kinh tế
một cách bền vững, ổn định thể hiện tinh thần mà Đảng và Nhà
nước ta luôn theo đuổi là :Thực hiện một xã hội công bằng dân chủ
và văn minh.
7.

Bài học kinh nghiệm về giải quyết chênh lệch vùng

của các quốc gia trên thế giới.
7.1.

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực ASEAN.

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay, các nước Asean đã liên
tục đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, duy trì
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện đáng kể
mức sống của người dân. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển "tập
trung vào mục tiêu tăng trưởng trước, phân phối sau", đã tạo nên
sự mất cân đối trong phát triển vùng, làm nẩy sinh nhiều vấn đề
kinh tế-xã hội như chênh lệch mức tăng trưởng, mức sống giữa các

vùng, tình trạng nghèo đói vẫn gia tăng, di dân từ nông thôn ra đô
Đào Thái Hà

19

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

thị, ô nhiễm môi trường do đô thị hóa nhanh, thiếu lao động có tay
nghề cao, trong khi dư thừa sức lao động... Vì vậy, các nước asean
đã khắc phục tình trạng này bằng cách thực hiện nhiều biện pháp,
chính sách khác nhau, với mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế tại vùng nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các
vùng và ngăn chặn tình trạng di dân quá mức từ nông thôn ra thành
thị, từ các vùng nghèo tới các đô thị giầu hơn..., nhưng với cách
tiếp cận khác nhau
Thái Lan: Trong hơn 3 thập kỷ, Thái Lan đã trải qua thời kỳ
chuyển dịch cơ cấu mạnh, tập trung thực hiện chính sách công
nghiệp hóa nhanh theo mô hình “tăng trưởng theo cực” với những
hoạt động và thành tựu kinh tế tập trung phần lớn ở thủ đô Băng
Cốc và các tỉnh xung quanh. Vùng thủ đô Băng Cốc chỉ chiếm
16,1% tổng dân số, nhưng chiếm tới 51,8 GDP của cả nước vào
năm 1991. Bình quân GDP trên đầu người của vùng này cao gấp
5,6 lần so với vùng Đông Bắc là vùng nghèo nhất Thái Lan. Nhằm
điều chỉnh sự mất cân đối đó, từ những năm 90, Chính phủ Thái
Lan đã có nhiều biện pháp như: Thực hiện chính sách phát triển

vùng để khuyến khích thiết lập các cơ sở công nghiệp tại các vùng
nghèo, nhằm giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng,
mặt khác, vẫn duy trì sự quản lý tập trung, đặc biệt tập trung đầu tư
dịch vụ công cộng cho thủ đô Băng Cốc, thực hiện chính sách
nông nghiệp có lợi cho người tiêu dùng thành thị. Việc làm này đã
Đào Thái Hà

20

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

làm cho thủ đô Băng Cốc và các tỉnh lân cận vẫn tiếp tục là trung
tâm hấp dẫn đầu tư. Ngoài ra, chính sách xuất khẩu lao động của
Thái Lan cũng phần nào giải quyết được vấn đề lao động và thu
nhập cho số lao động dư thừa, lao động không có tay nghề, qua đó
tăng thêm lợi ích cho nền kinh tế nói chung, góp phần vào giải
quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng. Với số lao động
xuất khẩu ra nước ngoài, trung bình hàng năm, số tiền chuyển qua
ngân hàng xuất khẩu lao động đã đạt khoảng 1 tỷ USD và có xu
hướng tăng lên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người nghèo ở
Thái Lan là người được hưởng nhiều nhất từ nguồn chuyển khoản
này. Chính phủ Thái Lan cũng đã giải quyết những thiếu hụt về lao
động có kỹ năng bằng biện pháp du nhập và khuyến khích lao
động có tay nghề cao vào Thái Lan. Chính sách này kết hợp với
đầu tư cho giáo dục, đào tạo, và đây cũng là một trong những biện

pháp dài hạn, có tác động đến thị trường lao động theo hướng tích
cực, gián tiếp ảnh hưởng đến sự giảm chênh lệch về phát triển giữa
Băng cốc và các vùng còn lại
Philipin: Ngay từ đầu những năm 60, Chính phủ Philipin đã
đưa vấn đề phát triển vùng là mục tiêu phát triển quốc gia. Để thực
hiện mục tiêu phi tập trung hóa trong việc hoạch định, thực hiện, ra
quyết định đầu tư công cộng cho các vùng, Chính phủ Philipin đã
thành lập Hội đồng phát triển vùng với chức năng lập kế hoạch
phát triển trong từng vùng, Văn phòng phát triển vùng với chức
Đào Thái Hà

21

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

năng giám sát và thực hiện các chương trình phát triển quan trọng
do các cơ quan quốc gia thực hiện trong vùng. Ngoài ra, còn thành
lập một số cơ quan, chương trình hỗ trợ cho việc xây dựng, thực
hiện chính sách vùng, qua đó đã nâng cao hiệu quả của các biện
pháp hỗ trợ
Từ cuối những năm 80-90, Chính phủ Philipin đã thực hiện
nhiều biện pháp kinh tế kết hợp thực hiện chính sách xã hội như
chương trình xóa đói, giảm nghèo, áp dụng chính sách khuyến
khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo thêm việc
làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất

cần nhiều lao động, đẩy mạnh phát triển công-nông nghiệp ở nông
thôn
Năm 1981, Luật đầu tư của Philipin đã khuyến khích thành lập
doanh nghiệp tại các vùng kém phát triển dưới hai dạng: Cung cấp
tín dụng có giá trị bằng 100% chi phí kết cấu hạ tầng cần thiết chịu
thuế quan của doanh nghiệp và giảm thêm thuế thu nhập có giá trị
bằng chi phí lao động trực tiếp đối với các hãng xuất khẩu.
Từ năm 1989, Chính phủ Philipin đã thực hiện chính sách
nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh hoặc hợp tác xã có trụ sở và
hoạt động kinh doanh ở vùng nông thôn. Các đơn vị kinh tế này sẽ
được miễn tất cả các loại thuế của trung ương và địa phương, các
loại phí liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh và xây dựng.
Ngoài ra, chủ sở hữu hoặc thành viên của doanh nghiệp này còn
Đào Thái Hà

22

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu từ hoạt động kinh
doanh này, với ưu đãi được kéo dài trong thời gian 5 năm, kể từ
khi đăng ký hoạt động. Ngoài ra, Chính phủ Philipin còn thiết lập
hệ thống ngân hàng nông nghiệp quy mô nhỏ, nhằm phục vụ các
hộ nông dân và các doanh nghiệp ở nông thôn. Để khuyến khích
hoạt động của các ngân hàng này, Chính phủ đã trợ cấp bằng cách

miễn thuế, thực hiện tỷ lệ tái chiết khấu thấp hơn so với ngân hàng
thương mại, xây dựng nhiều chương trình tín dụng đặc biệt, nhằm
phân bổ vốn cho khu vực nông nghiệp, quy định hạn ngạch tín
dụng nông nghiệp, trong đó tất cả các ngân hàng phải dành 25%
nguồn vốn có khả năng cho vay để phục vụ cho khu vực nông
nghiệp. Đồng thời thành lập quỹ tín dụng bảo đảm công nghiệp,
trong đó, những người vay thuộc vùng chậm phát triển được hưởng
tỷ lệ lãi suất ưu đãi thấp hơn 20% so với thị trường, thành lập quỹ
tín dụng nông nghiệp tổng hợp, Quỹ tín dụng cho những người
hành nghề tự do, Quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
v.v...
Malaixia: Từ đầu những năm 70, Chính phủ Malaixia đã thực
hiện chính sách kinh tế mới với mục đích tăng tỷ trọng lao động
bản xứ trong các khu vực kinh tế và tăng cổ phần của người Malai
trong các công ty cổ phần. Ngoài ra, Malaixia giải quyết vấn đề
phát triển vùng bằng cách tiếp cận toàn diện, hỗ trợ phát triển các
vùng nông thôn, khuyến khích hình thành các cơ sở công nghiệp ở
Đào Thái Hà

23

Kinh tế phát triển 44B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

cả thành thị và nông thôn. Chính phủ cũng thành lập Cơ quan phát
triển đất Liên bang với nhiệm vụ thực hiện các chương trình di dân

từ vùng khó khăn đến định cư tại các vùng có đất đai mầu mỡ hơn;
Phát triển và khôi phục lại các làng mạc ở nông thôn bằng cách
cung cấp đầu vào và kết cấu hạ tầng, nhằm tăng sự hấp dẫn và
năng suất lao động của vùng. Công cụ của Chính phủ Malaixia để
thực hiện chương trình di dân và khôi phục làng mạc là cấp tín
dụng cho các cơ quan nhà nước, cung cấp nguồn lực cho các cơ
quan này thiết lập các cơ sở công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Indônêxia: Từ những năm 60, Chính phủ Indônêxia đã thực
hiện chính sách tăng cường giáo dục và tạo việc làm tại các vùng
nông thôn, thành lập hệ thống đào tạo hướng nghiệp quốc gia.
Công cụ của chính sách tạo việc làm ở khu vực nông thôn là tiến
hành các chương trình quốc gia với nguồn kinh phí từ ngân sách và
tiền viện trợ từ nước ngoài.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Indônêxia đã thực hiện
chương trình phi tập trung hóa, nhằm tăng tính tự chủ hơn cho
chính quyền các vùng và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ
là cơ quan trung gian làm cầu nối giữa Chính phủ với các vùng
nghèo, khó khăn và hỗ trợ thực hiện các chương trình của Chính
phủ.../.
7.2

Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Đào Thái Hà

24

Kinh tế phát triển 44B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH KTQD

Do có lãnh thổ rộng lớn nên Trung Quốc được chia làm 3 khu
vực là : Khu vực miền Đông, khu vực miền Trung và và khu vực
miền Tây. Thực tế đã có sự chênh lệch giữa miền Trung và Miền
Đông. Khu vực miền Trung gồm 6 tỉnh nội địa gồm Sơn Tây, Hà
Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy và Giang Tây, với tổng dân số
361 triệu người, chiếm 28,1% dân số cả nước. Trong đó, dân số
nông dân là 244 triệu người, chiếm 31,2% dân số nông dân toàn
quốc.
Tổng lượng kinh tế và trình độ phát triển của khu vực miền
Trung không chỉ cách xa với khu vực miền Đông, mà còn cách xa
với mức bình quân của cả nước. Theo số liệu thống kê, từ 1980 2003, tỷ trọng tổng lượng kinh tế của miền Đông từ chiếm 50,2%,
tăng lên chiếm 58,86% tổng lượng kinh tế toàn quốc, nhất là sau
thập kỷ 90 của TK 20, tăng 7 điểm. Trong khi đó, vai trò của miền
Trung trong phạm vi kinh tế toàn quốc ngày càng giảm. Ví dụ như
GDP bình quân đầu người năm 1980 tương đương với 88% bình
quân cả nước, năm 1990 giảm xuống còn 83% và đến năm 2003
tiếp tục giảm xuống còn 75%. Chênh lệch GDP giữa miền Đông và
miền Trung nới rộng 6 lần.
Về thu nhập của cư dân: Năm 2002, bình quân thu nhập của
miền Trung thấp hơn bình quân cả nước 1.369 NDT, thấp hơn
miền Tây 138 NDT. Năm 2003, chênh lệch thu nhập giữa cư dân
Đào Thái Hà

25

Kinh tế phát triển 44B



×