Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.45 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đơn vị thực tập: “CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

SỐ 5 HÀ NỘI”

Sinh viên thực hiện: TRỊNH THỊ THU HÀ
Mã sinh viên

: DC00100389
Lớp : ĐH1KE1
Khóa : 1 (2011-2015)
Hệ

: CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 4/2015


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
BHXH


BHYT
CP
GTGT
GBN
GBC
HĐQT
HTK
NVL
PNK
TSCĐ
TNCN
TNDN
UNC

Viết đầy đủ tiếng việt
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cổ phần
Giá trị gia tăng
Giấy báo nợ
Giấy báo có
Hội đồng quản trị
Hàng tồn kho
Nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho
Tài sản cố định
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Ủy nhiệm chi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà
Nội.........................................................................................................................................
5
Sơ đồ 1.2: Quy trình thi công sản phẩm chính của Công ty (thi công công trình)
...............................................................................................................................6
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.................................................7
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty....................................15


Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung..................................22
Sơ đồ 2.3: Hạch toán tổng hợp tài sản cố định...................................................26
Sơ đồ 2.4: Hạch toán tổng hợp tiền lương..........................................................28
Sơ đồ 2.5: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.....................................................29
Sơ đồ 2.6: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.................................................30
Sơ đồ 2.7: Hạch toán tổng hợp tiền mặt.............................................................32
Sơ đồ 2.8: Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh............................35

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất
.............................................................................................................................10
Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2012-2013...................................................12
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2012- 2013...........................................13


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cố phần xây dựng số 5
Hà Nội
Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội được hình thành vào năm 1985
theo quyết định số 1801 BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng.
Tên Công ty

: Công ty cổ phần xây dưng số 5 Hà Nội

Tên tiếng anh

:

HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK

COMPANY N5
Tên viết tắt

: HCJSC 5

Địa chỉ

: Số101, Phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,

Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại

: 04.385328067

Fax: 3.5622753


Website: www.ch5.vn
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Họ và tên: Ông Vương Đức Cường
Cơ sở hình thành và phát triển Công ty:
Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội đã có quá trình hình thành và
phát triển được 45 năm. Năm 1969 Thành phố thành lập Công trường thực
nghiệm nhà lắp ghép tấm lớn là tiền thân của Công ty. Đến năm 1985 Công
trường thực nghiệm được Thành phố quyết định chuyển thành Công ty xây
dựng thực nghiệm theo Quyết định số: 1645/QĐ-UB ngày 26/5/1985 của
UBND thành phố Hà Nội. Năm 1992, bằng Quyết định số: 3265/QĐ- UB ngày
17/12/1992 của UBND PHN về việc đổi tên Công ty Xây dựng Thực Nghiệm,
tên gọi mới là Công ty Xây dựng số 5 Hà Nội thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. Đến


6

năm 1993, Quyết định số: 676/QĐ-UB ngày 13/2/1993 UBND thành phố Hà
Nội cho phép thành lập Công ty xây dựng số 5 Hà Nội thuộc Sở XD Hà Nội.
Từ năm 2004 Công ty chuyển sang là Công ty con của Tổng Công ty đầu
tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Từ
tháng 06 năm 2006, Công ty được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước Công
ty Xây dựng số 5 Hà Nội thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số:
2713/QĐ/UBND ngày 09/06/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Các thành tựu cơ bản của Công ty
Công ty đã có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình công nghiệp như
nhà xưởng, nhà kho nhà điều hành sản xuất, lò nung sấy tuynen. Công trình
dân dụng. Trường học, nhà ở, khách sạn, biệt thự. Công trình công cộng, vườn
hoa, đài phun nước, trung tâm y tế, nhà văn hóa phường, quận, nhà cao tầng
chung cư 6- 29 tầng với các dạng xử lý móng cọc nhồi, cọc barette. Các công
trình thủy lợi, cống hóa mương Thành phố, cống tiêu sông Hồng, các hồ chứa

nước Đống Đa, Hào Nam .v.v…
Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã thi công
* Công trình thực nghiệm
1.

Nhà ở lắp ghép khu tập thể Văn Chương

2.

Xây dựng nhà ở 5 tầng bằng phương pháp kích nâng sàn tại Cổ Nhuế

3.

Thi công đài nước Trung Tự bằng phương pháp cốp pha trượt và kích kéo bầu
đài bằng kích thủy lực
* Công trình nhà ở, biệt thự

1.

Nhà ở của Đại sứ Thái Lan, 23 Lê Hồng phong, Hà Nộ

2.

Khu nhà ở tiêu chuẩn cao kết hợp văn phòng 29 tầng, 101 Láng Hạ, Đống Đa
Hà Nội

3.

Nhà ở 12 tầng G4 Yên Hòa khu đô thị mới Yên Hòa



7
4.

Nhà ở tái định cư tại phường Xuân La quận Tây Hồ (Khối nhà C)
* Công trình khác

1.

Nhà điều hành sản xuất Công ty Hà Thủy

2.

Trụ sở UBND phường Phạm Đình Hổ (Quận Hai Bà Trưng Hà Nội)

3.

Trường PTCS Kim Liên- Hà Nội
…………..
* Công trình đang thi công

1.

Công trình Nhà vận động viên cấp cao Hà Nội - Đơn nguyên 2

2.

Trường Hà Nội Amsterdam

3.


Công trình Trụ sở báo Tài Nguyên

4.

Công trình móng Trung tâm thương mại Nam Thăng Long

5.

Thi công cải tạo, kè hồ Đống Đa

6.

Ép cọc BTCT tại Trường Bồi dưỡng cán bộ-XN2 thi công
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dựng số 5 Hà Nội
1.2.1 Chức năng nhiêm vụ của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội
Công ty CP xây dựng số 5 Hà Nội chuyên xây dựng các công trinh công
cộng, xây dựng công trình nhà ở, xây dựng các công trình công nghiệp, các
công trình hạ tầng (đường xá, cầu cống ), xây dựng khác, thi công xây dựng
sửa chữa, tôn tạo các công trình văn hóa di tịch lịch sử, đền, chùa, nhà thờ và
danh lam thắng cảnh.
Kinh doanh nhà, kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch, được cho thuê
nhà thuộc sở hữu Công ty ( theo quy định của Nhà Nước).
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng


8

Lập, quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà

ở.
Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các Chủ đầu tư trong nước và nước
ngoài về giải phóng mặt bằng đất đai.Tư vấn về đầu tư xây dựng ( không bao
gồm vấn pháp luật và thiết kế công trình ), lập các dự án đầu tư , quản lý dự án
đầu tư, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát quản lý quá trình thi công xây lắp,
quản lý chi phí xây dựng, nghiệm thu các công trình .
Xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị công trình thể dục thể thao và vui
chơi giải trí
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng,
thể dục thể thao và vui chơi giải trí
Kinh doanh các loại dịch vụ khách san .
Dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ trông giữ phương tiện, sửa chữa
máy móc thiết bị, sữa chữa thiết bị điên, sửa chữa thiết bị khác, lắpđạt hệ
thống điện, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi điều hòa không khí, lắp đặt
hệ thống xây dựng khác, vệ sinh chung nhà cửa, vệ sinh nhà cửa và các công
trình khác, dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan .
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dưng số 5 Hà Nội.
Nghành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội:
 Xây dựng nhà các loại
 Sửa chữa thiết bị khác.
 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
 Vệ sinh chung nhà cửa.
 Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan.
 Sửa chũa máy móc, thiết bị


9
 Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu.

………


10

1.2.3. Quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty

Phòng KH-KT
Phòng TC-KT

Ký kết hợp đồng nội bộ

Phòng KH-KT
Phòng TC-HC
Phòng TC-KT

Phòng TC-HC
Triển khai thi công
Nghiệm thu bàn giao
Thanh lý hợp đồng


11

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty
Phòng kế hoạch kỹ thuật tiếp nhận thông tin từ các bạn hàng, từ sự chỉ
đạo của cấp trên, từ báo chí và các nguồn tin khác. Tiếp theo, phòng kế hoạch
kỹ thuật chủ trì việc làm hồ sơ thầu. Phòng tài chính kế toán làm bảo lãnh,

phòng tổ chức hành chính sắp xếp nhân sự. Các xí nghiệp phối hợp làm biện
pháp thi công, giá thầu công trình.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, lãnh đạo công ty sẽ kí hợp đồng với nhà thầu
và soạn hợp đồng nội bộ giữa công ty với các xí nghiệp.
Xí nghiệp triển thi công theo nội dung hợp đồng. Phòng kế hoạch kỹ thuật
giám sát về mặt kỹ thuật, tiến độ. Phòng tài chính kế toán giám sát về tài chính,
hóa đơn, phòng tổ chức hành chính giám sát về tiền lương và nhân sự.
Sau khi công trình hoàn thành, xí nghiệp nghiệm thu nội bộ với phòng kế
hoạch kỹ thuật, với công ty và với chủ đầu tư
Nguyên vật liệu (xi măng, cát, sỏi, gạch, thép các loại,…)
Máy móc thi công
Hoàn thiện công trình (hệ thống thoát nước, tường rào, đường đi

Thi công phần móng công trình

Nhân công lao động
Sản phẩm hoàn thành
Thi công phần thân, khung cứng
Chuẩn bị mặt bằng thi công


12

Cuối cùng, trong quy trình tổ chức kinh doanh của công ty, sau khi bàn
giao xong sẽ có thời gian để bảo hành công trinhg. Sau đó, công ty tiến hành
thanh lý hợp đồng để thu nốt số tiền bảo hiểm còn lại và thanh lý hợp đồng nội
bộ

Sơ đồ 1.2: Quy trình thi công sản phẩm chính của công ty (thi công công trình)
Sau khi đấu thầu được công trình hoặc nhận một dự án xây dựng công

trình, công ty chuẩn bị nguồn lực đầu vào gồm nhân công, máy móc và các
nguyên vật liệu cần thiết. Công việc đầu tiên là chuẩn bị mặt bằng thi công rồi
thi công phần móng công trình, đây là phần quan trọng nhất quyết định sự chắc
chắn cũng như an toàn đối với công trình, tiếp theo là thi công phần thân,
khung cứng, rồi hoàn thiện công trình.


13

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng số 5 Hà Nội
Công ty CP xây dựng số 5 Hà Nội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, bình đẳng dân chủ và tôn trọng pháp luật.

Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Phó giám đốc
HĐQT
Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài vụ
Giám đốc
Khách sạn Thành Công
Đội máy xây dựng
XN xây dựng số 8
XN xây dựng số 1
XN xây dựng số 2
XN xây dựng số 4
XN xây dựng số 5
Ban quản lý dự án đầu tư phát triển



14

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Do đặc điểm của ngành xây dựng và nhất là đặc điểm của sản phẩm xây
dựng nên việc tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý của công ty có những
đặc điểm riêng. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực
tuyến chức năng theo sơ đồ trên.
Hội đồng cổ đông:
Có nhiệm vụ thảo luận và thông qua điều lệ bầu cứ HĐQT và ban kiểm
soát. Thông qua phương án sản xuất kinh doanh quyết định cơ cấu bộ máy tổ
chức quản lý công ty, ấn định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên
HĐQT và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: Gồm có 05 thành viên là cơ quan quản lý cao nhất có
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích
quyền lợi của Công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có quyền quyết định chiến
lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của


15

Công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên thực hiện giám sát Hội đồng quản
trị, Giám đốc trong việc quản trị và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước
Đại hội cổ đông thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong công
tác tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của Công ty.
Giám đốc công ty: Là người đứng đầu quyết định và lãnh đạo chung toàn

doanh nghiệp. Là đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật, đại diện
quyền lợi cho cán bộ công nhân của công ty, Giám đốc phải chịu toàn bộ trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó Giám đốc Công ty: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty phụ
trách công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh khối xây lắp, điều hành mọi hoạt
động thi công xây lắp, kỹ thuật chất lượng, công tác quản trị hành chính, tiền
lương phối hợp các phòng ban Công ty để thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc
về tổ chức nhân sự, công tác lao động tiền lương. Tham mưu cho Giám đốc
Công ty về công tác thi đua khen thưởng kỷ luật trong toàn Công ty. Đây là nơi
theo dõi công văn giấy tờ đi và đến của Công ty.
Phòng Tài vụ: Là phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc Công ty
trong công tác kế toán tài chính. Đồng thời làm chức năng kiểm toán viên tại
công ty, giúp Giám đốc trong việc quản lý tiền tệ và việc chấp hành các chế độ,
chính sách của Nhà nước. Theo dõi đôn đốc việc thanh quyết toán các hợp
đồng kinh tế của Công ty đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn cho Công ty
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Là phòng tham mưu giúp việc cho Phó giám
đốc về công tác kỹ thuật, máy móc thi công. Lập và trình duyệt Công ty các
hợp đồng giao nhậnkhoán công trình nội bộ. Kiểm tra dự trù chi phí khoán do


16

các đơn nhận khoán lập. Công tác giám sát kỹ thuật , chất lượng , tiến độ, an
toàn thi công công trình. Công tác quản lý máy thi công , máy tính, máy in
thuộc văn phòng Công ty.
Ban quản lý dự án đầu tư phát triển: Là đơn vị trực thuộc Công ty có
chức năng tham mưu giúp việ cho Giám đốc Công ty về công tác lập dự án
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý khai thác dự án.

Khách sạn Thành Công: Khách sạn Thành Công đạt tiêu chuẩn Quốc tế
2 sao đã là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, làm văn phòng và nhà ở của Quý khách
trong và ngoài nước.
Xí nghiệp: Là đơn vị xây lắp trực thuộc Công ty
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dựng số 5 Hà Nội
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến
đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình. Sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp
gắn với kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu quan trọng để đánh giá là lợi
nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất cũng như giá trị của doanh nghiệp càng được khẳng định.
1.4.1 Kết quả hoạt động của công ty qua một số năm


17

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu

Năm

So sánh 2012/2011

So sánh 2013/2012

2011

2012

2013


Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(3)-(2)

(6)=(3)/(2)

(7)=(4)-(3)

(8)=(4)/(3)

Doanh thu BH & CCDV

230.181.199.713

278.405.969.858


263.317.037.902

48.224.770.145

1.20950786

(15.088.931.956)

0.9458024

Các khoản giảm trừ doanh thu

-

-

-

-

-

-

-

Doanh thu thuần về BH &CCDV

230.181.199.713


278.405.969.858

263.317.037.902

48.224.770.145

1.20950786

(15.088.931.956)

0.9458024

Giá vốn hàng bán

197.794.497.558

244.106.701.858

243.403.014.463

46.312.204.300

1.23414304

(703.687.395)

0.9971173

Lợi nhuận gộp về BH & CCDV


32.431.702.155

34.299.268.000

19.914.023.439

1.867.565.845

1.05758458

(14.385.244.561
)

0.5805962

Doanh thu hoạt động tài chính

2.867.118.757

2.701.366.974

691.492.302

(165.751.783)

0.94218873

(2.009.874.672)


0.2559787

Chi phí hoat động tài chính

163.898.600

36.799.000

-

(127.099.600)

0.22452297

(36.799.000)

-

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.339.526.947

8.998.746.403

5.620.393.537

2.659.219.456

1.41946654


(3.378.352.866)

0.6245752

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

28.735.395.365

27.965.089.571

14.985.122.204

(770.305.794)

0.97319314

(12.979.967.367)

0.535851

Thu nhập khác

82.318.182

1.090.621.698

111.951.744

1.008.303.516


13.2488555

(978.669.954)

0.1026495

Chi phí khác

2.012.178.128

1.996.489.406

4.444.808.772

(15.688.722)

0.99220311

2.448.319.366

2.2263122

Lợi nhuận khác

(1.929.859.946)

(905.867.708)

(4.332.857.028)


1.023.992.238

0.46939557

(3.426.989.320)

4.7831013

Tổng LN kế toán trước thuế

26.805.535.419

27.059.221.863

10.652.265.176

253.686.444

1.00946396

(16.406.956.687
)

0.3936649

Chi phí thuế TNDN

5.047.059.508

7.263.927.817


4.727.053.175

2.216.868.309

1.43923958

(2.536.874.642)

0.6507572

Lợi nhuận sau thuế TNDN

21.758.475.911

19.795.294.046

5.925.212.001

(1.963.181.865)

0.90977393

(13.870.082.045)

0.2993243


18


Nhìn vào bảng trên ta có thể đưa ra nhận xét chung là trong 3 năm, các chỉ tiêu
tài chính năm 2012 có 1 vài chỉ tiêu giảm nhưng không đáng kể. Năm 2013 so với năm
2012 hầu như các chỉ tiêu tài chính đều giảm vì vậy lợi nhuận sau thuế năm 2013 so
với 2 năm trước giảm đáng kể. Cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 230.181.199.713 đồng, đến
năm 2012 tăng lên là 278.405.969.858 đồng, tăng lên 48.224.770.150 đồ ng, với tỷ lệ
1,209 (120,9%), năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

giảm còn

263.317.037.902 đồng, giảm đi so với năm 2012 là 15.088.931.956 đồng, với tỷ lệ 0,945
(94,5%).
Giá vốn hàng bán năm 2011 là 197.794.497.558 đồng, năm 2012 là
244.106.701.858 đồng, tăng lên một lượng là 46.312.204.300 đồng, chiếm 123,4%, giá
vốn hàng bán năm 2013 là 243.403.014.463 đồng, giảm đi so với năm 2012 là
703.687.395 đồng, chiếm 99,7%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có chiều hướng tăng trong
năm 2012, nhưng đến năm 2013 lại giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 là 32.431.702.155
đồng, năm 2012 là34.299.268.000 đồng, năm 3 giảm còn 19.914.023.439 đồng, rõ ràng
đây là dấu hiệu không tốt.
Thu nhập khác năm 2012 tăng đột biến, từ 82.318.18 2 đồng vào năm 2011, sang
đến năm 2012 đã lên tới 1.090.621.698 đồng, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn
111.951.744 đồng.
Chi phí khác của năm giảm so với năm 2011, chênh lệch là 15.688.722 đồng, gấp
0,99 lần, năm 2013 lại tăng đáng kể là 4.444.808.772 đồng, với tỷ lệ 2,26
Lợi nhuận khác cả 3 năm đều âm, năm 2011 lợi nhuận khác là (1.929.859.946)
đồng, năm 2012 là (905.867.708) đồng, gấp 0,46 lần, nhưng đến năm 2013 lại xuống còn
(4.332.857.028) đồng.
Năm 2011, lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp là 26.805.535.419 đồng,
năm 2012 tăng nhẹ là 27.059.221.863 đồng, năm 2013 giảm còn 10.652.265.176 đồng.

Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây có chiều hướng đi
xuống.


19

1.4.2 Tình hình tài chính của công ty

Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2012-2013
Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch
Tỷ trọng

Chỉ tiêu

Số tiền

Số tiền

Số tiền

(%)

A.TSNH và đầu

152.356.441.419


120.263.105.859

32.093.335.560

21,0646398

1. Tiền

36.277.622.839

34.162.695.928

2.114.926.911

5,8298387

2. Các khoản phải

54.550.080.727

43.554.857.262

10.995.223.465

20,1562002

3. Hàng tồn kho

60.434.927.631


41.884.442.235

18.550.485.396

30,6949741

4. TSNH khác

1.093.810.222

661.110.434

432.699.788

39,5589454

B. TSCĐ và đầu

54.284.753.177

52.020.861.665

2.263.891.512

4,1704003

I. TSCĐ

54.284.753.177


52.020.861.665

2.263.891.512

4,1704003

Cộng

206.641.194.596

172.283.967.524

34.357.227.072

16,626514

tư ngắn hạn

thu

tư dài hạn

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản doanh nghiệp đến cuối năm 2013
giảm 34.357.227.072 đồng, ứng với số tương đối là 16,62%, điều đó cho thấy quy mô
vốn của doanh nghiệp đang giảm sút.
Tài sản cố định giảm 2.263.891.512 đồng ứng với 4,17%, điều này cho thấy quy
mô đầu tư doanh nghiệp giảm, Để thấy được điều này ta xem xét kỹ hơn, phân tích sự
biến động của nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ năm 2013 giảm so với năm 2012 là 1.457.886.318 điều này

cho thấy trong năm công ty đã thanh lý bớt đi một số tài sản, tuy nhiên khấu hao lũy
kế lại tăng (17.924.353.026 – 17.118.347.832 = 806.005.194 đồng) có thể do doanh
nghiệp trích thêm khấu hao cho các tài sản khác trong doanh nghiệp, do đó giá trị còn
lại của tài sản giảm. Doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm tài sản để nâng cao năng lực
sản xuất.
Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn giảm 32.093.335.560 đồng chứng tỏ mức độ
đầu tư và TSNH của doanh nghiệp giảm sút.


20

Các khoản phải thu giảm 10.995.223.465 đồng, điều này cho thấy doanh nghiệp
đã làm rất tốt để thu hồi lại các khoản nợ, là động thái rất tốt để cải thiện vốn
Hàng tồn kho giảm 18.550.485.396 đồng, cho thấy tình hình kinh doanh đang tốt
dần lên, vì hàng tồn kho không bị ứ đọng quá nhiều.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2012- 2013
Năm 2012

Năm 2013

Số tiền

Số tiền

Số tiền

A. Nợ phải trả

130.722.233.602


91.838.117.610

38.884.115.992

29.75

I. Nợ ngắn hạn

120.519.049.266

83.637.731.563

36.881.317.703

30.60

66.175.437.526

48.207.342.956

17.968.094.570

27.15

54.232.769.871.00

34.112.937.653

20.119.832.218


37.10

110.841.869

1.317.450.954

1.206.609.085

1088.59

II. Nợ dài hạn

10.203.184.336

8.200.386.047

2.002.798.289

19.63

B. Vốn chủ sở hữu

48.170.800.346

47.972.688.877

198.111.469

0.41


I. Vốn CSH

48.170.800.346

47.972.688.877

198.111.469

0.41

1.Vốn đầu tư CSH

34.000.000.000

34.000.000.000

0

0.00

14.170.800.346

13.972.688.877

198.111.469

1.40

178.893.033.948


139.810.806.487

39.082.227.461

21.85

Chỉ tiêu

1. Phải trả cho người
bán
2.Người mua trả tiền
trước
3. Các khoản phải
trả, phải nộp khác

2. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phôí
Cộng

Chênh lệch
Tỷ trọng
(%)

Nguồn: Phòng tài chinh kế toán
Qua phân tích nhận thấy, năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm
198.111.469 đồng, ứng với sô tương đối là 1,40%.
Các khoản phải trả cho người bán giảm 17.968.094.570 đồng ứng với 27,15%,
khoản người mua trả tiền trước giảm 20.119.832.218 đồng, cho thấy người mua chưa
thực sự tín nhiệm doanh nghiệp, cũng như tin tưởng vào những thiết bị, cũng như năng
lực của công ty, vì vậy công ty cần có biện pháp nâng cao uy tín đối với khách hàng

hơn nữa. Vay dài hạn trong năm không phát sinh vì vậy đã làm cho khoản Nợ phải trả
của doanh nghiệp giảm 38.884.115.992 đồng, ứng với 29,75%


21

Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng nhẹ với mức tăng là 1.206.609.085 đồng
có thể doanh nghiệp sẽ mở thêm các đại lý, hoặc thực hiện các hợp đồng kinh doanh,
đó là một dấu hiệu tốt


22

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán vật liệu và TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng và công nợ
Kế toán thuế
Thủ quỹ
Kế toán xí nghiệp

Sơ đồ 2.1: Cơ câu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng nhiệm vụ
Kế toán trưởng: Thực hiện theo pháp lệnh kế toán trưởng, là người trực tiếp
thông báo, cung cấp các thông tin kế toán cho ban Giám đốc Công ty, đề xuất các ý
kiến về tình hình phát triển của Công ty như chính sách huy động vốn, chính sách đầu

tư vốn sao cho có hiệu quả.


23

Kế toán tổng hợp: Là người giúp việc đắc lực nhất cho kế toán trưởng trong việc
kiểm tra các công việc của bộ phận kế toán. Kế toán tống hợp chịu trách nhiệm tổng
hợp các số liệu kế toán vào sổ cái, lên bảng cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính.
Kế toán ngân hàng và công nợ: Theo dõi các quỹ và các khoản cấp phát vào sổ
chi tiết, xác định từng công nợ. Thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ các loại hình bảo lãnh
công trình.
Kế toán vật liệu và tài sản cố định: Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại
nguyên vật liệu theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ chức phản ánh ghi chép tổng
hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Kế toán thuế: Quản lý các loại tài khoản thuế, lập báo cáo thuế GTGT, thuế
TNCN hàng tháng, báo cáo thuế TNDN hàng quí và quyết toán năm tài chính, thường
xuyên đối chiếu với cơ quan thuế về tính chính xác của các loại thuế đã nộp.
Thủ quỹ: Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn của quỹ tiền mặt, định kì hoặc khi có yêu cầu tiến hành kiêm kê quỹ và lập
báo cáo nhập, xuất, tồn của quỹ tiền mặt.
2.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội
2.1.1 Các chính sách kế toán chung
Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung với sự hỗ trợ của máy tính (phần
mềm kế toán CicAccount, sản phẩm chuyên dụng cho các đơn vị xây dựng, xây lắp, tư
vấn, dự án ). Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh và đội ngũ kế toán hiện có của công ty. Công ty thực hiện quyết toán theo từng
quí trong năm.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế
toán là từng quí trong năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh
bằng ngoại tệ khác được qui đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời
điểm lập báo cáo.


24

Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán
Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực
kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành tại Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số
244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế
độ kế toán doanh nghiệp
Các thay đổi trong các chính sách kế toán và thuyết minh
Các chính sách kế toán của Công ty sử dụng để lập báo cáo tài chính cho năm
hiện hành được áp dụng nhất quán với các chính sách đã được sử dụng để lập báo cáo
tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 ngoại trừ các thay đổi trong các chính
sách kế toán trình bày dưới đây:
Ngày 25/4/2013, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ("Thông tư 45") có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013, áp dụng từ năm tài chính 2013 và thay thế Thông tư
số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Công ty đã áp dụng Thông tư 45/2013/TT-BTC và thực hiện theo hướng dẫn của
Thông tư này cho năm hiện hành.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá
gốc;
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền;
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ


25

Phương pháp khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp
đường thẳng
Thuế GTGT: Công ty thực hiện hạch toán và kê khai thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.
2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán căn cứ chế độ kế toán theo
Quyết định só 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
* Chứng từ về tiền tệ:
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
- Phiếu báo nợ, báo có
- Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ
* Chứng từ về hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư công cụ, sản phẩm hàng hóa
* Chứng từ về TSCĐ:
- Biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ

* Chứng từ về lao động tiền lương:
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, hợp đồng giao khoán


×