Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013-2014 tại thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.56 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
...........................................................................................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.............................................................4
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất............................................................4
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất.............................4
Do việc sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và nhân tố không gian nên khi tiến hành xây dựng phương án
quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định, cần thiết phải
nghiên cứu kỹ các yếu tố sau:.........................................................................4
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,....................................................4
- Hình dạng và mật độ khoảng thửa..............................................................4
- Đặc điểm thủy văn, địa chất.........................................................................4
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên................................................................4
- Các yếu tố sinh thái......................................................................................4
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.............................................5
- Tình trạng và sự phân bố cơ cấu hạ tầng..................................................5
- Tình trạng phát triển các ngành sản xuất.................................................5
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy
đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi
trường, cần đề ra những nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất,
căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo những điều kiện cụ
thể và mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch
sử dụng đất chính là:.......................................................................................5
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất hay là một tư liệu sản xuất
chủ yếu..............................................................................................................5
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả
cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành



căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
...........................................................................................................................5
1.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất.........................................................5
Đối với nước ta luật đất đai đã có quy định rõ :..........................................5
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành........5
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính:...................................5
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao
gồm:..................................................................................................................5
- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cahcs tiết kiệm,
khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân......5
- Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử đụng đất của các ngành và các đơn vị
hành chính cấp cao hơn..................................................................................5
- Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp
dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình.. .5
- Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu hồi
đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai)..............................5
- Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai....................................5
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:.....5
1. Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế.........................6
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của
nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó
xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm
điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố
trực thuộc trung ương, đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai
thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất và thực hiện quy hoạch...................................................................6
2. Quy hoạch sử dụng đất dai cấp tỉnh..........................................................6



Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hóa chỉ tiêu chủ yếu của
quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu caaufphats triển
kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch
sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm:........................................................................6
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh..6
+ Điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai
thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất................................................................6
+ Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh,
cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch..........................................6
3. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện......................................................6
Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính
nguồn tài nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các
điều kiện cụ thể khác của huyện ( điều hà quan hệ sử dụng đất trong phát
triển xây dựng, đô thị và phát triển nông lâm nghiệp ), đề xuất các chỉ tiêu
và phân bố sử dụng các loại đất, xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai
đối với quy hoạch ngành và xã phường trên phạm vi của huyện. Nội dung
cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện như sau :...............................6
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng
đất đai của huyện.............................................................................................6
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành...........6
+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố sử dụng cho các công trình hạ tầng
chủ yếu, đất dùng cho nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu
dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các
nhiệm vụ đặc biệt (đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất có tính khống chế theo
từng khu vực, cho các xã trong huyện theo từng loại đất, như : Khu công
nghiệp, khu an ninh quốc phòng, khu bảo vệ bảo tồn, vị trí các điểm dân cư
nông thôn, các loại đất chuyên dùng, đất nông - lâm nghiệp...)..................7



4. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.............................................................7
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là vi mô, là khâu cuối cùng của hệ thống
quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng dựa trên khung chung của của
các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện. Mặt khác, quy hoạch sử
dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của
cấp vi mô. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là căn cứ để giao
đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình
các nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn điềm đổi thửa nhằm
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là:......................7
+ Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất
đai cho từng mục đích trên địa bàn xã..........................................................7
+ Xác định nhu cầu và cân đối quy đất đai cho từng mục đích sử dụng, từng
dự án.................................................................................................................7
+ Xác định cụ thể vị trí phân bổ, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng
khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu
dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như : đường giao thông, kênh mương, thủy
lợi, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao...
các dự án và các công trình chuyên dùng khác............................................7
*Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành.......................................................7
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm:........................................7
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc Phòng........................................7
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công An..............................................7
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng vào đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành..................8
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất..............................8
* Chức năng của quy hoạch sử dụng đất......................................................8
- Tổ chức phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành trong đó ưu tiên cho ngành

nông nghiệp......................................................................................................8


- Tạo điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả đồng
thời bảo vệ đất bảo vệ môi trường.................................................................8
* Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất........................................................8
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là tổ chức và phân
bố hợp lý trên từng vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước.......................8
- Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy
mô lớn, có thể là một huyện, một tỉnh, hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn
gồm nhiều tỉnh hợp lại, có thể trên phạm vi cả nước...................................8
- Trong những trường hợp đó quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết vấn
đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới
điểm dân cư, tổ chức lại vị trí các đơn vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng
đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng vùng
kinh tế mới, bố trí lại các xã, lâm trường, thậm chí còn phải bố trí lại các
huyện, tỉnh(phân chia lại tỉnh, huyện, thành lập tỉnh, huyện mới)............8
- Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn
vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho
các ngành, các chủ sử dụng. Quy hoạch sử dụng đất sử dụng việc phân phối
và tái phân phối quỹ đất của nhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất
thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn
thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại.....................................................8
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất hay là một tư liệu sản xuất
chủ yếu của thành phố Hà Giang.................................................................18
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả
cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành
căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng huyện cũng
như của thành phố Hà Giang.......................................................................18
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................18

Tiến hành nghiên cứu tại thành phố Hà Giang trong thời gian từ năm 20102014.................................................................................................................18


2.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................18
2.3.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội..........................18
- Đánh giá chung: Về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những
thuận lợi và khó khăn đối với quá trình phát triển của thành phố Hà Giang
.........................................................................................................................18
2.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hà Giang giai đoạn
2010-2014........................................................................................................18
- Cân đối hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu của các dự án, đề án phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng theo yêu cầu mới nhằm sử dụng đất có
hiệu quả, bền vững, tiết kiệm. Bố trí quỹ đất hợp lý kết hợp với việc xây
dựng cơ chế chính sách về đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất
nhằm huy động nguồn lực từ đất cho phát triển và tăng nguồn thu cho ngân
sách.................................................................................................................19
Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang trong toạ độ địa lý từ
22045' đến 22048' vĩ độ Bắc và từ 104047' đến 105003' kinh độ Đông. Phía
Bắc, Tây và Nam giáp huyện Vị Xuyên; phía Đông Nam giáp huyện Bắc
Mê...................................................................................................................21
Nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ
23 km và cách thành phố Tuyên Quang khoảng 153 km. Trên địa bàn
thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung
chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc
Việt Nam.........................................................................................................21
2. Các nguồn tài nguyên................................................................................23
2.1. Tài nguyên đất........................................................................................23
3. Cảnh quan môi trường..............................................................................25
3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất..............................................................27
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai trong thời gian qua..................................27

3.2.2.Hiện trạng sử dụng đất........................................................................31
1.3. Hiện trạng sử dụng quỹ đất 2014..........................................................40


3.2.3. Biến động sử dụng đất........................................................................41
3.2.4. Khái quát về phương án quy hoạch sử dụng đất..............................45
- Nhìn chung thì phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời
gian qua đã dần đi vào nề nếp và góp phần không nhỏ vào quản lý đất đai
nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung...........................................45


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc
phòng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc
hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định "Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có
quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lực từ việc sử dụng đất".
Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch sử
dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 21, 22, 23,
24, 25 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch sử dụng đất được
thực hiện ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28, 29
xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy
hoạch.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là

cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc
giao đất, cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng
thời việc lập quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả,
ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng
môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất,được sự đồng ý của
khoa Quản lý đất đai trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Bùi Thị Cẩm Ngọc em tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2013-2014 tại thành phố hà giang ” với mong muốn tìm giải pháp góp

1


phần nâng cao chất lượng ,hiệu quả và tính khả thi của phương án quy hoạch sử
dụng đất tại địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất thực trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2013-2014 thành phố hà giang , tiến hành lập quy hoạch sử dụng
đất
- Tổ chức lại việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quỹ đất
cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, từng chủ sử dụng đất có
lãnh thổ sử dụng đất cần thiết và được phân bổ hợp lý trên địa bàn tỉnh.
- Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ
để giao đất, thu hồi đất... theo đúng thẩm quyền.
- Làm căn cứ định hướng cho việc lập quy hoạch sử dụng đất chuyên
ngành, lập quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc của
tỉnh.
- Tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất

đai một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời các quy định,
luận cứ, tài liệu và số liệu quy hoạch là cơ sở cho việc tin học hóa thành nguồn
dữ liệu cho quản lý, sử dụng đất.
- Làm cơ sở để UBND tỉnh cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến
đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy
hoạch sử dụng đất thành phố hà giang giai đoạn 2013-2014.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đảm bảo được sự thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
- Tạo ra cơ sở không gian,tiết kiệm,tổ chức lãnh thổ tốt hơn nhằm:
+ Sử dụng đất đai đúng mục đích được cấp, thực hiện đúng mục đích đặt ra
với ngành sử dụng đất.

2


+ Xác định và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các chủ sử dụng
đất một cách phù hợp trong khuôn khổ quỹ đất của phường.
Tính toán cơ cấu các loại đất trong tương lai theo hướng sử dụng có lợi
nhất nhưng đồng thời cũng phải mang tính chất hợp lý.
Đứng trước yêu cầu và sự cần thiết của việc thực hiện lập quy hoạch phân
bố sự dựng đất đai nhằm giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bố các loại đất
trong ranh giới hành chính của phường.
- Đánh giá đúng thực trạng và đầy đủ các chỉ tiêu sử dụng đất đã được
UBND tỉnh hà giang , phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2013-2014.
- Đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa
phương và coi đây như cơ sở khoa học để lập phương án quy hoạch sử đụng đất
giai đoạn tiếp theo, tránh tình trạng quy hoạch treo như trước đây.


3


PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất
đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý
của một hệ thống biện pháp kinh tế - xã hội có những đặc trưng của tính phân dị
giữa các cấp vùng lãnh thổ theo quan điểm tính chất hệ thống để hình thành các
phương án tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật của Nhà nước.
Bản chất của quy hoach sử dụng đất là ở bên trong việc tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các quan hệ xã hội trong
sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất như một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng
thời 3 tính chất: Kinh tế (hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên
môn kỹ thuật) và pháp chế (xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng
đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Từ đó có khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử dụng đất
là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ
chức sử dụng đầy đủ hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái
phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng
với các tư liệu sản xuất khác, gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Do việc sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và nhân tố không gian nên khi tiến hành xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định, cần thiết phải nghiên cứu kỹ
các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,

- Hình dạng và mật độ khoảng thửa
- Đặc điểm thủy văn, địa chất
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
- Các yếu tố sinh thái

4


- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
- Tình trạng và sự phân bố cơ cấu hạ tầng
- Tình trạng phát triển các ngành sản xuất
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy
đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường,
cần đề ra những nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào
những quy luật đã được phát hiện, tùy theo những điều kiện cụ thể và mục đích
cần đạt được, như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất hay là một tư liệu sản
xuất chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu
quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành
căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Đối với nước ta luật đất đai đã có quy định rõ :
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính:
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao
gồm:
- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cahcs tiết kiệm,
khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân.
- Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử đụng đất của các ngành và các đơn vị

hành chính cấp cao hơn.
- Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp
dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu
hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai)
- Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:

5


1. Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định
phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hòa quan
hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương,
đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng
cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
2. Quy hoạch sử dụng đất dai cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hóa chỉ tiêu chủ yếu của quy
hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu caaufphats triển kinh tế xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất
đai cấp tỉnh gồm:
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh.
+ Điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai
thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
+ Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh,
cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện

Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài
nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể
khác của huyện ( điều hà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị
và phát triển nông lâm nghiệp ), đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại
đất, xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã
phường trên phạm vi của huyện. Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp
huyện như sau :
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng
đất đai của huyện.
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành.
6


+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố sử dụng cho các công trình hạ tầng
chủ yếu, đất dùng cho nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư
nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ
đặc biệt (đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất có tính khống chế theo từng khu vực,
cho các xã trong huyện theo từng loại đất, như : Khu công nghiệp, khu an ninh
quốc phòng, khu bảo vệ bảo tồn, vị trí các điểm dân cư nông thôn, các loại đất
chuyên dùng, đất nông - lâm nghiệp...)
4. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là vi mô, là khâu cuối cùng của hệ thống
quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng dựa trên khung chung của của các chỉ
tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai
cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp vi mô. Kết
quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình các nhân sử dụng ổn
định lâu dài, để tiến hành dồn điềm đổi thửa nhằm thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử

dụng đất đai cấp xã là:
+ Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất
đai cho từng mục đích trên địa bàn xã.
+ Xác định nhu cầu và cân đối quy đất đai cho từng mục đích sử dụng, từng
dự án.
+ Xác định cụ thể vị trí phân bổ, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng
khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư,
hệ thống cơ sở hạ tầng như : đường giao thông, kênh mương, thủy lợi, mạng
lưới điện, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao... các dự án và
các công trình chuyên dùng khác.
*Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc Phòng
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công An

7


Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng vào đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất
* Chức năng của quy hoạch sử dụng đất
- Tổ chức phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành trong đó ưu tiên cho ngành
nông nghiệp.
- Tạo điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả
đồng thời bảo vệ đất bảo vệ môi trường.
* Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là tổ chức và phân
bố hợp lý trên từng vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước.
- Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy

mô lớn, có thể là một huyện, một tỉnh, hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn gồm
nhiều tỉnh hợp lại, có thể trên phạm vi cả nước.
- Trong những trường hợp đó quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết vấn
đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm
dân cư, tổ chức lại vị trí các đơn vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất có thể
giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố
trí lại các xã, lâm trường, thậm chí còn phải bố trí lại các huyện, tỉnh(phân chia
lại tỉnh, huyện, thành lập tỉnh, huyện mới)
- Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn
vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các
ngành, các chủ sử dụng. Quy hoạch sử dụng đất sử dụng việc phân phối và tái
phân phối quỹ đất của nhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua
việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị
sử dụng đất đang tồn tại.
1.1.5. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trước mắt à
cả cho lâu dài căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, phương hướng và
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng từng địa phương
nên quy hoạch sử dụng đất có một số vai trò sau:
8


- Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp
các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của
minhf đảm bảo cho sự lãnh đạo quản lý tập trung thống nhất của nhà nước.
- Thông qua các bản quy hoạch nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình
hình đất đai. Từn đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi và lãng
phí . Hạn chế được sự chồng chéo, tránh được tình trạng chuyển mục đích sử
dụng một cách tùy tiện. Làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp
đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng . Mặt khác thông

qua quy hoạch bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai được phép sử dụng trong
phạm vi ranh giới của mình, điều này cho phép nhà nước có cơ sở để quản lý đất
đai một cách chắc chắn, chặt chẽ và trật tự hơn, ngăn chặn được các hiện tượng
tiêu cực tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô
nhiễm mooti trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội và hậu quá lhos lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc
phòng ở từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực phục vụ nhu cầu dân sinh văn
hóa xã hội.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định giá cả các loại
đất và tính thuế một cách hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả các loại đất
phải dựa và sự phân hạng các loại đất quy mô đất đai, điều này được thể hiện
trong văn bản quy hoạch. Do đó quy hoạch đất đai càng có cơ sở khoa học thì
việc tính thuế và giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn.
- Thông qua quy hoạch đất đai sẽ tạo điều kiện cho quy hoạch sử dụng đất
đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất
hợp với các đối tượng quản lý và sử dụng nên sẽ cho phép sử dụng đất đai hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn vì người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ
trên phạm vi ranh giới họ sử dụng sẽ thúc đẩy họ yên tâm đầu tư và khai thác đất
đai của mình và vì thế sẽ nâng cao hiệu quả hơn.
- Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước . Vì vậy việc lập quy hoạch sử
dụng đất đai là sự cần thiết không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.

9


1.1.6. mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đối với công tác quản lý nhà

nước sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay đi đôi với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là
các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đối với đất đai ngày càng tăng
và đó là áp lực lớn đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc sử dụng
đất không đúng quy định, lấn chiếm, tranh chấp đất đai … diễn ra thường xuyên
gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý về đất đai. Vì vậy, quản lý đất đai
sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề quan trọng. Nhưng để
quản lý phù hợp thì phải nắm rõ thông tin, tình hình cụ thể về Quy hoạch sử
dụng của đất đai, và để nắm rõ Quy hoạch sử dụng đất thì các kết quả của công
tác Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là nguồn thông tin rất sát thực cho việc quản lý
quỹ đất được chặt chẽ và có hiệu quả cao.
Do đó, vai trò của việc Quy hoạch sử dụng đất đai đối với quản lý Nhà
nước về đất đai cũng quan trọng và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau
không thể tách rời nhau trong việc sử dụng và quản lý đất đai hiện nay và lâu
dài. Và Quy hoạch sử dụng đất đai là sự cần thiết mà không thể thiếu được trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Hệ thống các văn bản có liên quan trong quy hoạch sử dụng đất
Điều 18 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Căn cứ quy định
của Hiến pháp, pháp luật đất đai không ngừng hoàn thiện các quy định về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý để triển khai công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
• Mục 2, Chương II Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (với10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30)
• Chương III Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (với 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29)


10


• Mục 1 Chương II Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm
2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (với 8 điều, từ Điều 3 đến Điều 10).
• Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư
số 30/2004/TT BTNMT);
• Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
• Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường
quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng
10 năm 2005).
• Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
• Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
• Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Quy định chung về quy hoạch sử dụng đất
1. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
11


phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên
kết của các vùng kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải phù hợp
nội dung sử dụng đất của cấp xã.
+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu.
+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Dân chủ và công khai.
+ Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Quy hoạch phát triển đô thị.
3. Yêu cầu bảo vệ môi trường; yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn
hoá, danh lam thắng cảnh.
4. Hiện trạng qũy đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai.
5. Định mức sử dụng đất.
6. Tiến bộ khoa học - công nghệ.
7. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước.
3. Các bước lập quy hoạch sử dụng đất

Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan
Trong tình trạng hiện tại tình trạng cụ thể tìm ra những nhu cầu của người
dân và nhà nước, quyết định trên vùng đất quy hoạch, diện tích cần thực hiện,
những sự thống nhất nhau về mục tiêu chung và riêng của quy hoạch, sắp đặt
các tư liệu liên quan trong quy hoạch.
Bước 2 : Tổ chức công việc
12


Quyết định những việc cần làm, xác định những hoạt động cần thực hiện và
chọn lọc ra đội quy hoạch, xây dựng bảng kết hoạch và thời biểu các hoạt dộng
và kết quả cần đạt được, đảm bảo có sự thảo luận chung để các thành viên trong
đội tham gia phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình hoặc sự đóng góp
của họ trong quy hoạch.
Bước 3 : Phân tích vấn đề
Nghiên cứu tình trạng sử dụng đất đai hiện tại, bao gồm cả việc khảo sát
ngoài đồng, thảo luận và nói chuyện với người sử dụng đất đai để tìm ra nhu cầu
họ đang cần và tầm nhìn, quan điểm của họ, xác định ra các vấn đề và phân tích
nguyên nhân, xác định các khó khăn tồn tại cần thay đổi.
Bước 4 : Xác định các cơ hội cho sự thay đổi
Xác định và đề xuất sơ bộ ra các kiểu sử dụng đất đai mà có thể đạt được
mục tiêu đề ra trong quy hoạch, trình bày chọn lọc trong sử dụng và thảo luận
vấn đề trong quần chúng rộng rãi.
Bước 5 : Đánh giá thích nghi đất đai
Trong mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử dụng
đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của đất đai
để cho ra được khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên cho các kiểu
sử dụng có triển vọng đó.
Bước 6 : Đánh giá những sự chọn lựa khả năng : phân tích môi trường kinh
tế và xã hội

Cho mỗi kết hợp thích nghi giữa sử dụng đất đai và đất đai, đánh giá ảnh
hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội cho người sử dụng đất đai và cho cả
cộng đồng trong vùng đó. liệt kê ra các kết quả thuận lợi và không thuận lợi của
các khả năng chọn lựa cho hành động.
Bước 7 : Lọc ra những chọn lọc tốt nhất
Tổ chức thảo luận trong toàn cộng đồng xã hội một cách công khai những
khả năng chọn lựa khác nhau và kết quả của nó. Dựa trên cơ sở của các thảo
luận này và các đánh giá của phần trên mà quyết định những thay đổi trong sử
dụng đất đai và các công việc cần làm trong thời gian tới.

13


Bước 8 : Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai
Thự hiện chia hay đề nghị những kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc cho
các vùng đất đai đã được chọn ra, xây dựng kế hoạch quản lý đất đai thích hợp,
xây dựng kế hoạch làm thế nào để chọn lọc ra các kiểu sử dụng đai có cải thiện
để giúp cho thay đổi sử dụng đất đai theo chiều hướng tốt để có thể đưa vào kế
hoạch thực hành quy hoạch, đưa ra những hướng dẫn về chính sách, chuẩn bị tài
chính, xây dựng bản thảo các luật cần thiết, chuẩn bị các thành viên bao gồm
chính quyền, các ban ngành liên quan và người sử dụng đất đai.
Bước 9 : Thực hiện quy hoạch
Trực tiếp tiến hành quy hoạch hay trong các đề án phát triển rieng biệt là
đưa quy hoạch vào thực hiện, nhóm quy hoạch phải làm việc liên kết với các
ngành thực hiện quy hoạch.
Bước 10 : Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
Theo dõi các tiến độ thực hiện và sự phát triển trong quy hoạch theo mục
tiêu cải biến hay xem xét sửa chữa quy hoạch theo những sai sót nhỏ trong kinh
nghiệm.
4. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất

+ Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia.
Thủ tướng chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, bộ quốc phòng, bộ công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử
dụng đất cấp quốc gia đã được quốc hội quyết định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiện thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất quốc phòng, an ninh.
+ Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục
sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.

14


Trường hợp có kế hoạch sử dụng đất hành năm của cấp huyện thì người sử
dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế
hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không
được xây dựng mới nhà ở, công trình, cây trồng lâu năm, nếu người sử dụng đất
có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
+ Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã
được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử
dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép
chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất phải điều chinh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy
bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế
hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ké hoạch sử dụng
đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhuwg không công bố
việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo
quy định tại khoản 2 điều này.
+ Khi chưa kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử
dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử
dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê
duyệt.
+ Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
1.3. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất
1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất một số nơi trên thế giới
Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thế giới và sự bùng nổ dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để
giảm thiểu một cách tối đa sự suy thoái tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết của
con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy
hoạch và bền vững cho tương lai, công tác nghiên cứu và đánh giá đất đã được
chú trọng hơn, đặc biệt là với các nước phát triển.

15


Công tác nghiên cứu và đánh giá đất ngày càng thu hút các nhà khoa học
trên thế giới đầu tư về thời gian lẫn chất xám, nó trở thành một trong những
chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch
định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai.
Mỹ là một nước phát triển về khoa học công nghệ và kỹ thuật, … song khía
cạnh này cũng rất được quan tâm. Năm 1951, Cục đất đai của Bộ nông nghiệp
Hoa Kỳ đã phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới. Sau một thời gian
nghiên cứu người ta đã phân loại đất bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng trọt đến

lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn và lớp không thể trồng trọt được.
Mặc dù chưa đưa được kết quả nghiên cứu một cách chi tiết nhưng những kết
quả của công trình nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng
đất và công tác quản lý đất đai. Bên cạnh đó, yếu tố khả năng của đất cũng được
chú trọng trong công tác đánh giá đất ở Hoa Kỳ do Klingebeil và Montgomery
vụ bảo tồn đất đai Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Năm 1970,
Mahle, Iran đưa ra cẩm nang đất đai đa mục tiêu; Đánh giá đất đai cho nông
thôn của Brinkman và Smith (1973). Các nhà khoa học Fao (1976) đã xây dựng
nên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng
đất khác nhau. Đây là một hệ thống bao gồm các nguyên tắc và các quan điểm
trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
Một số nước như Anh, Pháp, Liên Xô (cũ) cũng đã xây dựng cơ sở lý luận
của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng hoàn thiện. Ở các
nước này đất đai không thuộc sở hữu toàn dân như ở nước ta. Luật đất đai của
họ ra đời từ lâu, công tác quy hoạch sử dụng đất của họ được thực hiện rất tốt.
Theo tổ chức Fao thì quy hoạch sử dụng đất sẽ đưa ra nhưng loại hình sử dụng
đất hợp lý nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng.
Khác với các nước trên, ở Châu Á, một số nước như Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan công tác quy hoạch rất phát triển, bộ máy quản lý đất đai tương
đối tốt.
Wiliam VR (1863 – 1939), người sáng lập ra ngành thổ nhưỡng học hiện
đại cho rằng: “Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có thông qua việc quy hoạch sử
dụng đất đai mới có kế hoạch biện pháp tổ chức sản xuất các ngành kinh tế. Nếu
không tiến hành quy hoạch thì không thể thực hiện được luân canh hợp lý,
không thể xây dựng được một hệ thống đường, mương, khu dân cư, trung tâm
sản xuất một cách hợp lý và có lợi cho sản xuất được”.
16


Nói tóm lại, công tác quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

được thực hiện tương đối tốt và được làm thường xuyên do các cơ quan chuyên
môn thực hiện. Do vậy, việc sử dụng đất đai đem lại hiệu quả cao.
1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Ở nước ta, công tác quy hoạch sử dụng đất đai còn là một lĩnh vực non trẻ,
kinh nghiệm thức tế còn ít, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế.
Thời Pháp thuộc cũng có nhiều nghiên cứu như:
+ Công trình nghiên cứu “Đất Đông Dương” do E.Mcatagnol thực hiện và
ấn hành ở Hà Nội năm 1942.
+ Công trình nghiên cứu đất ở miền Nam Việt Nam do Tkatchenco thực
hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
+ Công trình nghiên cứu “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương” do
E.Mcatagnol thực hiện và ấn hành năm 1950.
Từ sau năm 1950, rất nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu,
Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước…và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M
Filand… cùng hợp tác nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc - Việt
Nam. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tính chất lý, hoá học đất vùng đồng
bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam, bước đầu
đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, từng bước nghiên cứu và áp dụng
phương pháp đánh giá đất của FAO đưa ra. Trong nghiên cứu và đánh giá quy
hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam, phân loại khả năng đất của FAO đã
được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích nghi cho
từng loại hình sử dụng đất.
Năm 1993, Tổng cục địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng sử
dụng đất, từng bước xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng
đất theo các cấp lãnh thổ khác nhau.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác quốc tế
Viện thổ nhưỡng – Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu
quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên hệ
phân loại đất tiên tiến trên thế giới.


17


PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hà Giang
trong giai đoạn 2010-2014.
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất hay là một tư liệu sản xuất
chủ yếu của thành phố Hà Giang.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả
cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành căn
cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng huyện cũng như của
thành phố Hà Giang.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu tại thành phố Hà Giang trong thời gian từ năm 20102014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, điều
kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái cũng như các đặc điểm về đất đai thảm thực vật của thành phố Hà
Giang.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Nghiên cứu các vấn đề dân số, lao động,
cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, y tế, văn hoá, giáo dục, an
ninh, quốc phòng… tình hình phát triển kinh tế, tình hình sản xuất và sử dụng
đất đai của thành phố Hà Giang.
- Đánh giá chung: Về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những

thuận lợi và khó khăn đối với quá trình phát triển của thành phố Hà Giang
2.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hà Giang giai đoạn
2010-2014
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2010-2014
- Quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Giang.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các ngành trên địa bàn thành
phố Hà Giang.

18


×