Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

Đại cương về đáp ứng miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.78 MB, 51 trang )

Đại cương về
đáp ứng miễn dịch
Bs. Nguyễn Văn Hiền

Đáp ứng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể chống lại vi
sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virut, nấm
Đáp ứng miễn dịch được chia làm hai loại: bẩm sinh và
thu được


I. Miễn dịch bẩm sinh
• Bẩm sinh = tự nhiên
• Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh:
- Có sẵn khi chưa tiếp xúc với kháng
nguyên (kháng nguyên có trên vi sinh
vật gây bệnh)
- Không phân biệt kháng nguyên, nghĩa
là không có tính đặc hiệu
- Đáp ứng lần sau giống như lần trước,
nghĩa là không có đáp ứng nhớ


1. Hàng rào bảo vệ bên ngoài
1. 1. Da
• Da ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh
vật gây bệnh; nếu bị rách da thì dễ bị
nhiễm trùng
• Trong mồ hôi có acid lactic, acid béo,
và pH thấp có tác dụng ức chế đa số
các loại vi khuẩn



1.2. Niêm mạc
• Chất nhầy ngăn cản sự bám dính của vi
khuẩn vào tế bào biểu mô niêm mạc
• Chuyển động đẩy chất nhầy ngược lên
đường hô hấp của các tiêm mao, ho và
hắt hơi


• Đa số các dịch tiết trong cơ thể có
chứa chất diệt khuẩn, như là:
- Lysozym trong nước mắt, nước mũi
và nước bọt
- Acid dịch vị


1.3. Vi khuẩn cộng sinh
• Ức chế sự phát triển của đa số các loại
vi khuẩn qua cơ chế cạnh tranh chất
dinh dưỡng hoặc tiết các chất ức chế
• Ví dụ vi khuẩn cộng sinh đường ruột
tiết colicin là một chất kháng sinh


2. Hàng rào bảo vệ bên trong
2.1. Các tế bào thực bào
• Có hai loại: tiểu thực bào và đại thực
bào:
- Tiểu thực bào chính là các bạch cầu
hạt trung tính trong máu

- Đại thực bào do các bạch cầu mônô
trong máu di chuyển đến các mô biến
thành


Tế bào thần kinh đệm
tại não (microglia)

Đại thực bào
tại hạch bạch huyết

Bạch cầu
mônô

Đại thực bào
tại phế nang

Viêm mạn:
Đại thực bào
Tế bào dạng biểu mô
Tế bào khổng lồ

Huỷ cốt bào (ostesoclast)

Đại thực bào tại
khoang màng phổi

Tế bào Kuffer
tại gan
Đại thực bào

thường trú tại
mô liên kết
(tổ chức bào: histocyte)

Đại thực bào
tại lách
Đại thực bào tại khớp

Tế bào mesangial
tại thận

Các loại đại thực bào trong cơ thể


Khi vi khuẩn xâm nhập qua da, các tiểu thực bào, đại
thực bào đến thực bào vi khuẩn

Vi khuẩn

Đại thực bào

Tiểu thực bào


2.2. Các tế bào khác
• Tế bào NK (natural killer): tế bào giết tự
nhiên, là một loại bạch cầu lớn, có khả
năng diệt khuẩn nhờ tiết các chất như:
- perforin gây thủng màng tế bào
- granzym B là một loại enzym tiêu đạm

• Bạch cầu hạt ái toan có các chất diệt
khẩn như MBP (major basic proteine)


2.3. Các cơ chế thể dịch
• Bổ thể
là những protein, chủ yếu do gan tạo sẵn
trong máu, khi được hoạt hoá có thể tạo
phức hợp đục thủng màng tế bào (MAC)
• Các chất được tạo ra trong trình viêm như
leucotrien, prostaglandin
có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm thành
mạch giúp cho tế bào và các phân tử hoà tan
trong máu dễ đến ổ viêm


2.4. Liên quan giữa miễn dịch bẩm
sinh và miễn dịch thu được
• Miễn dịch bẩm sinh hoạt động hiệu quả hơn
khi có đáp ứng miễn dịch thu được
• Tế bào và kháng thể của miễn dịch thu được
tăng cường hoạt động nhờ các yếu tố thuộc
miễn dịch bẩm sinh


Sơ đồ minh hoạ sự tương quan giữa
miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được
Tế bào NK

Miễn dịch

bẩm sinh
Miễn dịch
thu được

Tiểu thực bào

Bổ thể

Kháng thể

Lymphô B

Cytokin

Đại thực bào

Lymphô T

Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Đáp ứng miễn dịch tế bào

Chống vi sinh vật ngoài tế bào

Chống vi sinh vật trong tế bào


II. Miễn dịch thu được
• Thu được = mắc phải
• Đặc điểm của miễn dịch thu được:

- Hình thành khi có tiếp xúc với kháng
nguyên
- Phân biệt từng loại kháng nguyên,
nghĩa là có tính đặc hiệu (tính đa dạng)
- Dung thứ kháng nguyên bản thân
- Có đáp ứng nhớ, nghĩa là đáp ứng lần
sau nhanh và mạnh hơn lần trước


1. Miễn dịch chủ động
và miễn dịch thụ động
• Chủ động:cơ thể tự tạo ra kháng thể đặc hiệu với
kháng nguyên
• Thụ động: cơ thể nhận kháng thể từ một cơ thể khác
• Sau khi tiêm văcxin X cho cơ thể A giúp cơ thể A tự
tạo kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên X:
Cơ thể A có đáp ứng miễn dịch chủ động thu được
• Truyền gammaglobulin cho cơ thể B:
Cơ thể B có đáp ứng miễn dịch thụ động thu được


2. Tế bào và cơ quan miễn dịch





Bao gồm:
Cơ quan lymphô sơ cấp
Cơ quan lymphô thứ cấp

Mạch bạch huyết
Các tế bào miễn dịch





Cơ quan lymphô sơ cấp gồm có:
Tuỷ xương và tuyến ức
Cơ quan lymphô thứ cấp bao gồm:
- Các hạch bạch huyết
- Lách
- Hạch hạnh nhân và các hạch ở sau
mũi họng (vòng Waldeyer)
- Các mô bạch huyết ở da
- Tổ chức lymphô liên kết niêm mạc
(MALT)


Tuyến ức


Cấu tạo của hạch bạch huyết

Vùng vỏ (B)

Vùng cận vỏ (T)
Vùng tuỷ



III. Tế bào miễn dịch
1. Lymphô B

Kháng thể
bề mặt


2. Lymphô T: T hổ trợ (TH)
T độc ( TC)


• Các tế bào chủ yếu trong đáp ứng miễn
dịch thu được là những tế bào lymphô.
• Lymphô B và lymphô T đều được tạo
trong tuỷ xương, nhưng:
- Lymphô B trưởng thành trong tuỷ
xương
- Lymphô T trưởng thành trong tuyến
ức (qua huấn luyện tại tuyến ức)


Cơ quan
Lymphô sơ cấp

Tuyến ức

Huấn luyện

T


Tế bào gốc
tuỷ xương

Có bao nang
Cơ quan
Lymphô thứ cấp

Đáp ứng
Miễn dịch

Hạch
bạch huyết

Tuỷ xương

Lách

với
với
kháng nguyên kháng nguyên
từ máu
từ mô

B

Không có bao nang

MALT
với
kháng nguyên

từ niêm mạc


3. Cơ chế đáp ứng miễn dịch
Có hai loại đáp ứng miễn dịch chủ
động:
• Đáp ứng miễn dịch dịch thể, trong đó
quan trọng nhất là đáp ứng tạo kháng
thể
• Đáp ứng miễn dịch tế bào, không tạo
kháng thể, chỉ có sự tham gia của tế
bào, chủ yếu là tế bào lymphô


Các tế bào miễn dịch chủ yếu
trong quá trình tạo kháng thể
Tế bào trình diện kháng nguyên
(Tế bào tua: Dendritic cell)

Lymphô TH (Helper T cell)

Lymphô B

Tương bào (Plasma cell)


×