Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Làm rõ nghệ thuật chiến lược của Đảng ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Rút ra ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay Liên hệ trách nhiệm sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.42 KB, 12 trang )

z

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Đề tài:
Làm rõ nghệ thuật chiến lược của Đảng ta qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ? Rút ra ý nghĩa
thực tiễn trong tình hình hiện nay? Liên hệ trách nhiệm
sinh viên?

Sinh viên thực hiện: VŨ NGỌC SƠN
Lớp:
TH17.03
MSV:
12101478

HÀ NỘI - 2013
1


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh là một nghệ thuật mà ở đó có sự đối kháng giữa các lực lượng
tham chiến. Chiến tranh chính là đối kháng trên tất cả lĩnh vực: chính trị, kinh


tế, văn hoá, khoa học, quân sự. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử các
dân tộc trên thế giới, không có một nước nào dựng nước và giữ nước mà không
có chiến tranh. Mỗi nước tham gia chiến tranh đều có thể đứng ở vị trí nước chủ
chiếm hoặc nước bị xâm lược, hoặc cũng có thể là nước can thiệp. Nhưng dù ở
bất cứ vị trí nào đi chăng nữa thì trong chiến tranh việc đưa ra và thực hiên một
đường lối đúng đắn sẽ quyết định phần lớn khả năng chiến thắng của đất nước
đó. Đường lối chiến tranh chính là kết tinh của trí tuệ con người, nó chính là kim
chỉ nam cho các hành động, cho sự quyết định thắng lợi của một đất nước.
Xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã trải
qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Và kết quả của những cuộc chiến tranh ấy chính
là nền độc lập dân tộc, là xã hội chủ nghĩa với tính chất công bằng, dân chủ, văn
minh hôm nay. Để đạt được kết quả này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ
rất nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt. Và một trong những yếu tố đạt được
thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã
lãnh đạo quân và dân ta vận dụng những phương thức đấu tranh cách mạng một
cách hợp lý, nâng cao phương thức đó lên một trình độ nghệ thuật mới phù hợp
với quy luật của chiến tranh cách mạng.
Lịch sử dân tộc ta đã để lại một kho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học
sâu sắc cho muôn đời. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng
phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam, của cả
dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

NỘI DUNG
1. NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA QUA HAI CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn phải chống
lại kẻ thù xâm lược lớn hơn chúng ta gấp nhiều lần. Đứng trước tình thế đó ông
cha ta đã sáng tạo ra nghệ thuật đánh giặc "Lấy ít địch nhiều" là 1 nghệ thuật tác
chiến đạt trình độ đỉnh cao của ông cha ta. Những ngày đầu kháng chiến chống
Pháp, quy mô của chiến dịch của ta còn rất nhỏ bé, lực lượng tham gia chỉ từ 1
đến 3 trung đoàn, vũ khí, trang bị chiến đấu thô sơ. Đến cuối cuộc kháng chiến
chống Pháp, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng tham gia đã lên tới 5 đại
đoàn cùng nhiều lực lượng khác.
Thời kì đầu, do so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, bộ đội ta mới
có kinh nghiệm chiến đấu những trận đơn lẻ, chưa có kinh nghiệm tác chiến quy
mô chiến dịch. Nhưng từ trong thực tiễn chiến tranh, trình độ chỉ huy và thực
hành tác chiến của bộ đội ta đã ngày càng trưởng thành .Từ chiến dịch Việt Bắc
1947 đến chiến dịch Biên giới 1950 và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ,
nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển vượt bậc như: nghệ thuật lựa chọn
khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật
tập trung ưu thế lực lượng đảm bảo đánh chắc thắng trận mở màn chiến dịch,
nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch…
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển
vượt bậc, đó là: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến
chắc” thể hiện sự phân tích khoa học, khác quan tình hình địch, ta và địa hình.
Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và
cô lập Điện Biên Phủ với các chiến trường khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác
chiến hiệp đồng các binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm
3


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

từng trận then chốt, tiêu diệt từng bộ phận địch, phá vỡ từng mảng phòng ngự

của chúng. Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa,
thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh trực diện với các mũi thọc
sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch; kết hợp các đợt đánh lớn, đánh vừa và
thường xuyên vây lấn ngày càng siết chặt vòng vây, tạo thời cơ thực hành tổng
công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Trong kháng chiến chống Mĩ, nghệ thuật chiến dịch đã kế thừa những kinh
nghiệm của kháng chiến chống Pháp và nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật
chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện
pháp, thủ đoạn tác chiến của quân sự Mĩ, nguỵ và chư hầu. Đặc biệt trong trận
quyết chiến chiến lược Mùa Xuân 1975 đánh dấu bước phát triển mới của chiến
tranh nhân dân, nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo những trận then chốt, đặc biệt là
nghệ thuật điều hành chiến tranh ở giai đoạn cuối. Sau khi hoàn thành chuẩn bị
chiến lược về thế và lực ở cả hai miền Nam – Bắc, chiến dịch giải phóng Tây
Nguyên mở đầu bằng chiến thắng Buôn Mê Thuột đã tạo ra sự đột biến trong
cuộc diện chiến tranh.
Nhạy bén nắm bắt thời cơ và chủ động tạo ra thời cơ. Bộ Chính trị và Quân
ủy Trung ương đã liên tục bổ sung quyết tâm chiến lược theo nhịp độ thay đổi
nhanh chóng của chiến tranh, thay đổi quyết sách từ kế hoạch giải phóng miền
Nam trong vòng hai năm sang kế hoạch thời cơ một năm. Và sau thắng lợi của
chiến dịch Huế – Đà Nẵng, hạ quyết tâm cuối cùng giải phóng miền Nam trước
mùa mưa năm 1975.
Với khí thế “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử được tiến hành với tinh thần quyết chiến và toàn thắng.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy sau 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo về quân
sự và chính trị, bằng ba đòn chiến lược then chốt và cuộc tấn công và nổi dậy ở
đồng bằng sông Cửu Long, hơn một triệu quân ngụy bị tiêu diệt và tan rã, cờ
giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Ngụy quyền sụp đổ. Những tên
4



TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

xâm lược Mỹ cuối cùng phải tháo chạy khỏi đất nước ta. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ huy ở tầm vĩ mô của Bộ
Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, của Trung ương Cục miền
Nam và Bộ Chỉ huy Quân giải phóng, các Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh
các chiến trường, Bộ Tư lệnh các chiến dịch và đường Trường Sơn… và thắng
lợi của hoạt động chiến đấu ngoan cường và đấu tranh sáng tạo của từng chiến
trường, từng đơn vị… không chỉ riêng một chiến trường nào, một bộ phận nào.
Thắng lợi này là kết quả của toàn dân tộc trong cuộc đấu trí, đấu lực quyết
liệt và lâu dài của nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ.
Vì sao nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay, vùng lên bẻ gãy
gông xiềng nô lệ, lại đánh thắng hai đế quốc to trong một cuộc chiến tranh
không cân sức, giành lại non sông đất nước, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội?
Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi này, phải nhìn sâu vào chiều dày lịch sử
hàng nghìn năm, vào nền văn hóa dân tộc, tìm hiểu truyền thống và di sản quân
sự của dân tộc Việt Nam và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Một điều hiếm thấy trong lịch sử các bộc tộ người Việt cổ sinh sống trên
mảnh đất này đã sớm có một triết lý sống, một nền văn hóa dân tộc mà hạt nhân
là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất để làm chủ thiên nhiên, làm
chủ xã hội, cố kết với nhau trong một quốc gia dân tộc thống nhất, chống lại
thiên tai và giặc ngoại xâm. Chính nhờ sức mạnh của nền văn hóa ấy mà dưới
ách đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta không bị
đồng hóa và đã vùng lên giành lại nền độc lập. Cho đến khi vị tổ Trung hưng
đầu tiên là Anh hùng dân tộc Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng, thì kỷ nguyên một nghìn năm độc lập tự chủ đã được mở ra. Suốt
trong một nghìn năm ấy, dân tộc ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược lớn
mạnh hơn nhiều lần, từ Tống, Nguyên đến Minh, Thanh, quân Mông – Nguyên

5


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

– đội quân xâm lược mạnh nhất thời bấy giờ, đã từng chinh phục nhiều lãnh thổ
từ Á sang Âu.
Đảng ta đã kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời
đại, xây dựng liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, đoàn
kết với các trào lưu cách mạng trên thế giới, với Liên Xô, Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa anh em, hình thành và phát triển một mặt trận rộng lớn
của nhân loại yêu chuộc hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ,
đoàn kết ủng hộ Việt Nam chống chiến tranh xâm lược.
Bác Hồ và Đảng ta đã xây dựng cho toàn quân, toàn dân ta từ Nam chí Bắc
“quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, trên cơ sở truyền thống quật cường
bất khuất, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Quyết đánh và biết đánh, anh dũng và thông minh, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và năng lực sáng tạo là bản lính và trí tuệ Việt Nam, là sức sống mãnh liệt
của dân tộc để vượt qua thử thách lịch sử này.
Quyết đánh và biết đánh là quá tình sáng tạo, sáng tạo của lãnh đạo và sáng
tạo của quần chúng trên cơ sở đi vào thực tiễn chiến đấu, phát hiện và nắm vững
quy lụật thực tiễn cách mạng và chiến tranh cách mạng, biết địch biết ta, đánh
giá đúng tương quan lực lượng thực tế hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của
địch, tập trung đánh đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, kiên
trì giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi cuối cùng.
2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Như vậy, dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà
còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng
hết sức chênh lệch. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên
suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phải thắng mọi thế lực xâm

lược, bất kể đó là những thế lực to lớn và phản động như thế nào; phải bảo vệ
6


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

vững chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu
tranh dựng nước và giữ nước. dù kẻ thù là đế quốc Tần hung ác, dù chúng là
Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hay Pháp, Mỹ to lớn, đông quân, lắm mưu mô xảo
quyệt và tàn bạo, dù chúng là những đội quân đã lừng danh trên thế giới từ
những cuộc chiến tranh nội bộ hay từ những cuộc chinh phục Đông - Tây,
nhưng khi vào Việt Nam, cuối cùng chúng đều không thoát khỏi thất bại thảm
hại. Có thể nói phương thức chiến tranh toàn dân, phòng ngự tích cực tiến công,
phản công kiên quyết, chủ động, chọn địa điểm xây dựng thế trận có lợi để phát
huy sở trường của ta, đánh vào vào sở đoản của địch, hạn chế được sở trường
của chúng, giành chiến thắng vẻ vang trong truyền thống đánh giặc giữ nước của
tổ tiên ta.
Nghệ thuật quân sự của Việt Nam lấy ít địch nhiều lấy nhỏ thắng lớn hoàn
toàn đối lập với nghệ thuật quân sự truyền thống của các nước đông dân tiềm
lực lớn, quân đông và trang bị kỹ thuật tốt hơn đối phương. Cho nên những nhà
quân sự lỗi lạc của Trung Quốc như Tôn Tử, MaoTrạch Đông lại nêu lên những
nguyên tắc khác hẳn. Tôn Tử viết: “Phép dùng binh là: có binh lực gấp mười lần
thì bao vây, gấp năm thì tiến công, gấp đôi thì bắt địch phân tán, bằng ngang thì
cũng có thể đánh được nhưng nếu như binh lực ít hơn thì rút lui, yếu hơn thì
tránh. Cho nên lấy binh lực nhỏ mà đánh liều thì sẽ trở thành tù binh của kẻ
địch. Theo Mao Trạch Đông khi đánh địch thì phải tập trung lực lượng gấp ba
lần trở lên, có khi đến chín, mười lần địch. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chỉ có
thể chính xác, đem lại hiệu quả nếu nó xuất phát từ quy luật khách quan mà quy
luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Lực lượng là một yếu tố quan trọng
để có sức chiến đấu thắng địch, lực lượng đông hơn thì dễ thắng, đó là lẽ thường

tình. Nhưng trong chiến tranh đánh giặc giữ nước của dân tộc ta nói chung thì
lực lượng đối phương thường đông hơn ta mà chúng lại chịu thất bại. Trong
chiến đấu nếu không biết sử dụng lực lượng khéo léo thì có khi lực lượng đông
hơn mà không giành được chiến thắng. Khi lực lượng ít hơn mà muốn đánh
thắng kẻ thù đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải cao hơn. Đó chính là
7


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

yêu cầu có tính nguyên tắc của nghệ thuật truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là
nghệ thuật lấy thế ta để phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn tạo ra một sức
mạnh chiến đấu lớn hơn địch và giành chiến thắng.

TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN
Con người chúng ta được sinh ra trên thế gian này để sống không phải chỉ vì
bản thân mình mà còn là vì những người khác. Mỗi người phải biết chịu trách
nhiệm với những gì mình đã làm, phải có trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã
hội…Đặc biệt, chúng ta phải biết có trách nhiệm với đất nước, với Tổ Quốc vì
đó cũng chính là một cách để thể hiện lòng yêu nước.
Để biết có trách nhiệm với đất nước, với Tổ Quốc, trước hết chúng ta phải
biết có trách nhiệm với chính bản thân mình. Trách nhiệm không chỉ là sự tương
xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ mà còn là hệ quả của tự do ý chí của con
người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người và việc xác định
trách nhiệm của bản thân đối với đất nước là việc rất cần thiết.
Xác định trách nhiệm đối với đất nước cũng giống như định hướng tương lai,
là việc vô cùng quan trọng. Từ thời xa xưa, khi thực dân Pháp, Mỹ xâm lược
nước ta, đã có những thiếu niên nước Việt không do dự xếp bút nghiên lên
đường tranh đấu. Còn ngày nay, khi đất nước ta đang hướng tới sự phát triển về
mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội…mỗi người dân yêu nước phải tích cực hoàn

thành tốt công việc của mình. Đối với học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường phải cố gắng học tập thật tốt để mai sau đem kiến thức, tài năng ra giúp
nước nhà “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Đối với những người
trưởng thành thì phải luôn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, tích cực bài trừ
những hành vi phản động, phá hoại trật tự an ninh xã hội…Đó chính là trách
8


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

nhiệm cần phải có của mỗi người đối với đất nước thân yêu của mình, là thông
điệp của lòng yêu nước.
Không chỉ có thế, trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước còn là trách
nhiệm của người đó đối với cộng đồng, môi trường sống…Nó bao gồm tất cả
những yếu tố xung quanh chúng ta. Chúng ta phải biết giữ cho môi trường trong
sạch, an toàn vì môi trường là nơi mà các thế hệ người Việt Nam sinh sống.
Ngoài ra, chúng ta còn phải biết quan tâm đến những người xung quanh, đau
chung nỗi đau của cộng đồng khi bị thiên tai, bão lũ; ủng hộ nạn nhân chất độc
màu da cam…Được như thế thì dân tộc ta sẽ ngày càng đoàn kết, thuận lợi hơn
trong công cuộc đổi mới đất nước. Mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều
có nghĩa vụ làm cho đất nước ta ngày càng phát triển và giàu đẹp giống như tâm
nguyện suốt cả cuộc đời của Bác.
Tuy nhiên, đôi khi cuộc đời lại quá phức tạp khiến con người ta bị mất
phương hướng, đánh mất đi hai chữ “trách nhiệm”. Chắc ai cũng biết vụ việc
gần đây khi Đảng và Nhà nước cùng mọi tầng lớp nhân dân đang tìm mọi cách
vượt qua những khó khăn, thử thách đầy cam go của giai đoạn hội nhập kinh tế,
đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà nước ta cũng bị ảnh hưởng
không nhỏ thì Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và đồng bọn - vốn là
những người đã được xã hội tạo điều kiện học hành đầy đủ, công việc thuận lợi không những không chung vai sát cánh cùng cả nước chia sẻ khó khăn mà còn
lén lút phá hoại sự ổn định của đất nước, gieo rắc sự phân tâm trong xã hội.

Hành động đó đã khiến người dân Việt Nam vô cùng phẫn nộ. Đây cũng chẳng
khác nào hành vi bán nước, rất may là nó đã bị phát hiện và kịp thời ngăn chặn,
nếu không sẽ để lại những hậu quả xấu cho đất nước. Ngoài xã hội hiện nay, bên
cạnh những người dân yêu nước, dám hy sinh vì Tổ Quốc thì còn rải rác một số
người có những suy nghĩ và hành động như Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy
Thức. Những con người đó sẽ phải chịu hình phạt thích đáng cho những gì họ đã
9


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

gây ra. Chúng ta cũng nên học tập và làm theo những tấm gương yêu nước để
hiểu được những ý nghĩa quan trọng của việc sống có trách nhiệm với đất nước.
Quê hương, đất nước là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Chúng ta thể hiện
lòng yêu nước không chỉ ở lời nói mà còn ở hành động. Vì vậy, mỗi người hãy
sống làm sao để xứng đáng với điều đó và thể hiện mình là con người có trách
nhiệm với bản thân và đất nước.
Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung
và cho thanh niên sinh viên nói riêng là một trong những vấn đề được Bác Hồ
đặc biệt quan tâm. Bác ân cần khuyên nhủ: “Chúng ta không một chút nào được
quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”. Lý tưởng cách mạng đối
với tuổi trẻ như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự
nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới: “Không một
chút nào được quên”. Theo Bác, để thanh niên sinh viên có lý tưởng cách mạng,
trước nhất phải giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng. Thanh niên sinh viên là
nhân vật trung tâm của nhà trường, hoạt động chính của thanh niên sinh viên là
học tập. Vì thế giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên trước hết
là thông qua hoạt động học tập nhằm giúp cho họ tự trả lời câu hỏi: Học để làm
gì? Học để phụng sự ai? Đương nhiên lý tưởng sống của thanh niên sinh viên

không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm, mà phải được tôi rèn trong
thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế, phải thành hành động,
thông qua hành động, và hiệu quả của hành động. Bác dạy: “Điều gì phải thì cố
làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều
trái nhỏ”. Học để làm người cách mạng, học để phụng sự nhân dân là như thế.
Giác ngộ lý tưởng vì nước, vì dân, vì chủ nghĩa xã hội và thực hiện lý tưởng cao
đẹp đó bằng tình cảm, trí tuệ, tài năng, ý chí và nhiệt tình của tuổi trẻ lấy phục
vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân là lẽ sống cao quý của mình, đó
chính là giá trị nhân cách của tuổi trẻ, là mục tiêu phấn đấu trở thành người trí
thức cách mạng của thanh niên sinh viên hiện nay.
10


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Khái niệm tình yêu mà Bác dạy hàm nghĩa rộng, nhưng rất thiết thực và Bác
giải thích rất kỹ càng, cụ thể khi Bác nói tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ
hai: 1- Yêu Tổ quốc; 2- Yêu nhân dân; 3- Yêu chủ nghĩa xã hội; 4– Yêu lao
động; 5– Yêu khoa học; 6- Yêu kỷ luật. Tại buổi lễ khai mạc trường Đại học
Nhân dân Việt Nam, Bác huấn thị các học viên 7 điều phải và 6 điều chống: 1Phải yêu Tổ quốc yêu nhân dân; 2- Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh
thần quốc tế đúng đắn; 3- Phải yêu và trọng lao động; 4- Phải giữ gìn kỷ luật;
5- Phải bảo vệ của công; 6- Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân; 7- Phải
chủ ý đến tình hình thế giới. 6 điều chống là: 1- Chống tâm lý tự ti tư lợi, chỉ lo
lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình; 2- Chống tâm lý ham sung sướng và
tránh khó nhọc; 3- Chống thói xem khinh lao động; 4- Chống lười biếng, xa xỉ;
5- Chống sinh hoạt uỷ mị; 6- Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang. Bác nói
rõ, xây đi liền với chống, yêu đi liền với ghét: “Vì chưng hay ghét cũng là hay
thương”.

KẾT LUẬN

Trong thời đại Hồ Chí Minh, có sự phát triển mới về bản chất so với các thời
kỳ lịch sử trước là: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, đem lại tự
do và ấm no hạnh phúc cho toàn dân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là những cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh cách mạng chính nghĩa, thực sự vì dân và do toàn dân tiến hành. Sự thay
đổi về bản chất đó là giải phóng sức mạnh tinh thần và vật chất vô cùng to lớn
của nhân dân ta trong cách mạng và chiến tranh cách mạng.

MỤC LỤC

11


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

12



×