Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã vũ trung huyện kiến xương tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.97 KB, 37 trang )

M U
õt ai la nguụn tai nguyờn quc gia vụ cựng qỳy giỏ ma thiờn nhiờn
ban tng loi ngi, bng lao ng tri tu ca mỡnh con ngi tỏc ng vo
t, to ra cua ci vt cht nuụi sụng bn thõn minh. Trong san xuõt nụng
nghiờp õt ai la t liờu san xuõt quan trong va la t liờu san xuõt c biờt
khụng thờ thay thờ c. ụng thi õt ai con phuc vu cho nhiờu muc ich
khac nhau trong cuục sụng con ngi, õt ai la nờn tang cho moi hoat ụng
kinh tờ, vn hoa, an ninh quục phong va cac cụng trinh cụng cụng Vi võy õt
ai la c s ờ con ngi tụn tai va la c s ờ phat triờn cac nganh san xuõt va
cac hờ sinh thai mụi trng, la nguụn vụn, nguụn lc quan trong cua õt nc.
Hin nay t nc ta ang trong quỏ trỡnh y mnh cụng nghiờp
hoỏ hin i hoỏ cựng vi s tng nhanh ca dõn s v phỏt trin ca nn
kinh t ó gõy ỏp lc rt ln i vi t ai, trong khi ú din tớch t li
khụng h c tng lờn. c bit trong giai on hin nay cỏc vn v
t ai l mt vn ht sc núng bng, cỏc vn trong lnh vc ny
ngy cng phc tp v nhy cm. Qua trinh võn ụng va phat triờn i sụng
kinh tờ, xa hụi tõt yờu dõn ờn biờn ụng õt ai ngay cang a dang di
nhiờu hinh thc khac nhau nh: giao õt, thuờ õt, chuyờn ụi, chuyờn
nhng, tha kờ, thờ chõp quyờn s dung õt Vi võy muụn giai quyờt c
cac võn ờ trờn va quan ly õt ai c tụt thi hờ thụng phap luõt vờ õt ai
phai cu thờ hoa cho ngi s dung õt va cac ụi tng khac co liờn quan.
S thay i mnh m ca t nc sau khi gia nhp t chc thng mi
th gii WTO cựng vi xu th hi nhp ton cu ó v ang lm phc tp cỏc
quan h t ai cng nh gõy ra nhiu bt cp cho vic qun lý, s dng t bao
gm c cụng tỏc ng ký t ai, cp giy chng nhn quyn s dng t,
quyn s hu nh v ti sn khỏc gn lin vi t
Xó V Trung ó v ang phỏt huy nhng li th v v trớ a lý khi c
kt ni vi cỏc a bn lõn cn. Xó ó v ang cú nhng bc tin mnh m
GVHD: Hoàng Thị Phơng Thảo
SV: Nguyễn Việt Chinh


1


trong phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động sản xuất đang chuyển trọng tâm từ
nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã mang đến
nhiều khó khăn, thách thức cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập
hồ sơ địa chính nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung.
Để hiểu rõ hơn về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của xã Vũ Trung và việc
tìm hiểu, đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Vũ Trung giúp
UBND xã với tư cách đại diện nhà nước sở hữu về đất đai có những biện
pháp đẩy nhanh công tác này tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Vũ
Trung- huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình"

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

2


I/ GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN TẠI XÃ VŨ TRUNG - HUYỆN KIẾN
XƯƠNG - TỈNH THÁI BÌNH
Tỉnh Thái Bình là tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, 3
mặt giáp sông và 1 mặt giáp biển. Tỉnh Thái bình nằm ở tọa độ 20 017’ đến
20044’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 106039’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông
dài 54km. Từ Bắc xuống Nam dài 49km.

Tỉnh Thái Bình có 7 huyện và 1 thành phố. Diện tích đất tự nhiên
154594.03 ha. Đất nông nghiệp: 106.812 ha, chiếm 69.09% diện tích đất tự
nhiên. Đất phi nông nghiệp: 45.206 ha, chiếm 29.24% diện tích đất tự nhiên.
Diện tích chưa sử dụng: 2.576 ha, chiếm 1.67% diện tích đất tự nhiên. Dân
số 1.843 nghìn người, mật độ dân số 1.192người/km 2 (cao nhất trong vùng
đông bằng sông Hồng và đứng thứ 10 của cả nước).
Tỉnh Thái Bình có lợi thế gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt thủ đô
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, là vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, là thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ cho Thái Bình. Là vùng sản xuất lương thực thực
phẩm lớn của đồng bằng sông Hồng. Điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi
cho phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, cây trồng vật nuôi đa dạng,
phong phú.
Huyện Kiến Xương là huyện đồng bằng thuộc hạ lưu sông Hồng, nằm
về phía Đông - Nam của tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên 21.313.39ha,
chiếm 13.92% diện tích tự nhiên của tỉnh và huyện có diện tích tự nhiên lớn
thứ 3 trong tỉnh. Huyện Kiến Xương nằm trong tọa độ địa lý từ 20 0 16’đến
20 0 30’ vĩ độ Bắc và từ 106 0 21’ đến 106 0 29’ độ kinh Đông.
Huyện Kiến Xương có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm sát
kề thành phố Thái Bình, là đô thị loại II, trung tâm kinh tế lớn của
tỉnh, có đường quốc lộ 39B chạy qua và nối quốc lộ 10, tạo cho Kiến
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

3


Xương có điều kiện giao lưu thuận tiện với các huyện trong tỉnh và các
vùng ngoại tỉnh.
Huyện Kiến Xương có 2 sông lớn chạy qua là sông Trà Lý ở phía

bắc và sông Hồng ở phía Nam, cùng hệ thống sông nội đồng phân bố
đều khắp trong huyện, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân, đồng thời có lượng phù sa màu mỡ giúp cho
các loại cây trồng phát triển.
Huyện Kiến Xương có 1 thị trấn và 36 xã. Các điểm dân cư nông
thôn đều được hình thành từ lâu đời, là làng truyền thống có cố kết
cộng đồng rất cao. Hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua, kinh tế thị trường
cùng với hạ tầng phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của con
người nông dân và bộ mặt kiến trúc của địa bàn xã Vũ Trung.
Xã Vũ Trung nằm ở phía Tây Nam huyện Kiến Xương, gồm 8 thôn, có
diện tích tự nhiên là 495.33ha chiếm 2.32% tổng diện tích tự nhiên của
huyện Kiến Xương.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

4


II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI XÃ
VŨ TRUNG - HUYỆN KIẾN XƯƠNG - TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Xã Vũ Trung nằm ở phía Tây Nam huyện Kiến Xương, có diện tích tự
nhiên là 495.33ha chiếm 2.32% tổng diện tích tự nhiên của huyện Kiến
Xương.
- Phía Bắc giáp xã Vũ Ninh và xã Vũ Quý.
- Phía Nam giáp xã Vũ Hoà và xã Vũ Thắng.
- Phía Đông – Đông Nam giáp xã Vũ Quý, Quang Bình và Vũ Hoà.

- Phía Tây – Tây Nam giáp xã Vũ Thắng và huyện Vũ Thư.
b, Địa hình
Xã Vũ Trung có địa hình tương đối bằng phẳng. Cấp địa hình được xác
định so với đất sản xuất nông nghiệp như sau:
Địa hình đất cao chiếm 4%, địa hình vàn cao 4,3%, địa hình vàn 73,5%,
địa hình vàn thấp chiếm 5,2%, địa hình trũng 13,0%
c, Khí hậu
Xã Vũ Trung có đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu
ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nếu theo chế độ nước
mưa thì có thể chia khí hậu thành 2 mùa chính: mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa khô: Thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Các đặc trưng chính là lạnh, nhiệt độ thấp, ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng
15- 20% lượng mưa cả năm, hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc.
+ Mùa mưa: Thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Các đặc trưng chính là
ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa chiến từ 80- 85% lượng mưa cả
năm, hướng gió chính là hướng Đông Nam.
+ Nhiệt độ: Bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm 23 0C. Nhiệt độ
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

5


cao nhất là 390C, thấp nhất là 150C. Số giờ nắng trong năm từ 1600- 1800 giờ.
+ Lượng mưa: Trung bình năm từ 1500- 1900mm, cao nhất 2528mm
và thấp nhất 1173mm.
+ Độ ẩm: Tương đối trung bình nhiều năm từ 85- 90%. Các tháng có
độ ẩm cao nhất là tháng 7 và tháng 8 (90%), thấp nhất vào những ngày có
gió Tây Nam, có khi xuống tới 30%.
+ Gió: Có hai hướng gió chính là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ,

thường mát mẻ vì mang theo nhiều hơi nước, tốc độ từ 2-4m/s. Gió Đông
Bắc thổi vào mùa đông, tốc độ gió không lớn song thường gây lạnh đột ngôt.
Nhìn chung, khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng
với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, với
tính biến động của thời tiết như: Bão, lượng mưa theo mùa nên cân phải có
các biện pháp phòng chống bão lũ, hạn hán.
d, Thủy văn, nguồn nước
Nước sản xuất nông nghiệp là nước sông, kênh rạch. Phần lớn diện
tích đất nông nghiệp là đất trồng lúa nước. Những năm bão lớn và khô hạn
ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa và cây ngắn ngày.
Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là giếng khoan, giếng khơi.
e, Các nguồn tài nguyên


Tài nguyên đất:
Đất đai xã được hình thành nhờ sự bồi lắng của phù sa biển, phù sa hệ

thống sông Hồng. Hàm lượng, chất lượng và sự phân bố các vật liệu phù sa,
thảm thực vật, xác động vật bị chôn vùi cùng các hoạt động kiến tao dẫn đến
hình thành các loại đất khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia đất
đai của xã làm 2 nhóm chính sau:
- Đất cát: Được hình thành trên nền cát biển cũ, ở độ sâu 2 - 3m xuất
hiện nhiều trầm tích biển. Do quá trình cải tạo, sử dụng nhiều năm nên đất đã
được tốt. Đất có kích thước hạt thô, thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

6



thụ kém, độ liên kết thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali,
mùn...đều thấp.
- Đất phù sa: Nhìn chung đất có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành
phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng như
đạm, lân, cali, mùn... đều ở mức trung bình.


Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Các ao, hồ, đầm, kênh mương trong xã là nguồn

cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất
lượng nước tốt, chưa bị ô nhiễm, có khả năng khai thác và cung cấp cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Qua việc điều tra, khảo sát sơ bộ cho thấy mực
nước ngầm có ở mức nông, khai thác dễ dàng. Tuy nhiên, trong nước ngầm
có chúa nhiều chất nên càn phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng.


Tài nguyên nhân văn:
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, xã Vũ Trung luôn là vùng

đất truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng.
Nhân dân có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm
chỉ, không chịu áp bức, bóc lột, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự
khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản
và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế- xã hội, trong xu
hướng hội nhập với huyện, tỉnh và cả nước, là thuận lợi để Đảng bộ và chính
quyền xã lãnh đạo nhân dân vững tiến trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa xây dựng xã Vũ Trung văn minh, giàu đẹp.
f. Thực trạng môi trường

Hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu của xã đến nay chủ yếu là nông
nghiệp nên môi trường tự nhiên của xã chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy
nhiên, do việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp để tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm...các chất thải trong sản xuất sinh hoạt của
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

7


người dân chưa được thu gom, xử lý kịp thời nên cũng có ảnh hưởng nhỏ
đến môi trường đất, nước và không khí trên địa bàn xã. Thực trạng này cần
phải được giải quyết kịp thời trong những năm tới để đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của xã.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các cấp, trong những năm
qua cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã có những chuyển biến tích
cực, ngày càng tăng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.
Tổng giá trị sản xuất (Theo giá cố định 94) = 49.338.310.000đồng =
100.15%KH. Tốc độ tăng trưởng bình quân = 15.14% so với năm 2012. Bình
quân thu nhập: đạt 7.727.000đồng/người/năm.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế song đã có xu
hướng giảm dần, tỉ trọng của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpxây dựng và dịch vụ - thương mại ngày một tăng. Đây là sự chuyển dịch tích
cực, đúng hướng theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa
XXIII và nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2005- 2010 đã đề ra. Cơ cấu
kinh tế năm 2013 như sau:
+ Giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản = 22.401.650.000đ, tăng 6.37%
so với năm 2013
+ Giá trị sản xuất ngành CN- xây dựngCB = 16.338.660.000đ, tăng 34.06%

+ Giá trị sản xuất ngành dịch vụ thương mại = 10.600.000.000đ, tăng 10.41%
b) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:


Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp dành thắng lợi lớn khá toàn diện cả về trồng trọt,
chăn nuôi. Nuôi trồng thủy sản chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

8


Trồng trọt
- Sản xuất lúa: Năm 2012 cả 2 vụ địa phương đã chủ động cơ cấu, cung
cấp đủ giống lúa lai, lúa thuần, lúa ngắn ngày vào sản xuất thâm canh theo
đúng cơ cấu, đạt tỷ lệ 95%. Xã đã chủ động sản xuất theo vùng đã quy
hoạch. Đặc biệt là đã gieo cấy được trên 100ha lúa chất lượng cao làm hàng
hóa như BC15 và làm giống lúa cho công ty giống cây trồng tỉnh. Năng suất
năm 2010 đạt 125.76 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực đạt 3.670 tạ/ha
- Sản xuất cây màu: Tổng diện tích cây vụ đông năm 2010-2011 =
145.60ha. Năm 2010 địa phương đã chủ động cơ cấu giống lúa phù hợp để
có quỹ đất gieo trồng cây vụ đông ưa ấm, hỗ trợ 25% và kết hợp với cấp trên
hỗ trợ 25%tiền giống cây đậu tương cho nhân dân, đã trồng được 43ha cây
đậu tương.
Chăn nuôi: Đàn trâu, bò giảm so với những năm trước, lý do nhân dân
coi trọng nhiều về cơ khí hóa trong khâu làm đất nên việc sử dụng sức kéo
bằng trâu giảm đáng kể. Tổng đàn trâu bò hiện có 105con. Trong đó: đàn
trâu = 25con; đàn bò = 80con; đàn lợn = 6056con; đàn gia cầm= 40.091con.

Tổng giá trị thu từ chăn nuôi đạt 6.534.420.000đồng, tăng 8.78% so
cùng kỳ năm trước.
Năm 2010 công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tẩy
chuồng trại tiếp tục được quan tâm đúng mức. Địa phương đã thực hiện đầy
đủ các đợt phun thước khử trung chuồng trại chăn nuôi trong toàn xã. Tổ
chức tiêm phòng dịch cúm cho đàn gia cầm, tổ chức tiêm phòng dịch bệnh
cho đàn lợn; tiêm phòng huyết trùng cho đàn trâu bò đạt hiệu quả tốt.
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện nghị quyết Hội
đồng nhân dân xã Vũ Trung năm 2010)


Ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ và thương mại
Lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2010 vẫn được duy trì và
giữ vững gồm các loại hình sản xuất như: Đệm ghế cói, mây tre, mành, rèm;
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

9


Ngoài ra có các ngành khác như: Cơ khí, điện tử, may mặc, xây dựng, vận
tải...thường xuyên có từ 1.450- 1550lao động. Tổng giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - xây dựng đạt 16.338.600.000 đồng.
Về dịch vụ tiếp tục phát triển phong phú về quy mô và thu nhập trong
đó có: thương mại, xuất khẩu lao động, lao động đi làm ăn xa, kinh doanh
xăng dầu...Dịch vụ thương mại ước đạt giá trị = 10.6 tỷ đồng.
Kinh tế vườn, ao: vẫn duy trì, phát triển ở mức hợp lý, ổn định so với
những năm trước ít có dấu hiệu tăng trưởng đột biến.
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện nghị quyết Hội
đồng nhân dân xã Vũ Trung năm 2010)

c) Cơ sở hạ tầng


Giao thông
- Đường huyện 219 chạy qua xã với chiều dài 2200m, có nền đường 67m, mặt đường đá nhựa rộng 3m.
- Đường liên xã đi Vũ Hòa (WB2): dài 1880m.
- Đường liên xã đi Quang Bình và Vũ Quý dài 465m.
- Đường liên xã có chiều rộng nền đường 5-6m, mặt đá nhựa 3m.
- Đường liên thôn gồm 4 tuyến:
+ Từ đường 219 qua thôn 7b và 7a dài 797m, mặt đá nhựa 2.5m
+ Từ đường 219 qua thôn 7, thôn 8 và thôn 10 sang đường WB2 dài
1700m, mặt đá nhựa 2.5m.
+ Từ đường 219 qua thôn 5b, thôn 6, thôn 9 đến đường WB2 (trạm
bơm) dài 1387m, mặt đá nhựa 2.5m.
+ Từ đường 219 (thôn 5b) qua thôn 9 đi Vũ Hòa dài 1700m, mặt đường
đá nhựa 2.5m.
Nhìn chung đường trục thôn đã được cứng hóa nhưng đường còn nhỏ
hẹp, các loại xe cơ giới ra vào khó khăn.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

10




Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được các gia đình, các cấp ngành và

các đoàn thể chăm lo và phát triển. Các trường được xây dựng mới khang
trang hiện đại. Cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng xây dựng trường
đạt tiêu chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh.


Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống các bệnh xã hội
trong những năm gần đây trên địa bàn có nhiều tiến bộ nhờ hệ thống y tế đến
từng đơn vị xã. Trình độ chuyên môn của thầy thuốc được nâng lên.Cơ sở
vật chất của ngành y tế được tăng cường. Thực hiện tốt việc giám sát phát
triển dịch bệnh không để có đại dịch xảy ra. Tổ chức 5 lớp truyền thông giáo
dục sức khỏe cho 265 lượt người. Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, xây dựng các công trình vệ
sinh theo đúng quy cách. Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ mũi 80/80
cháu đạt 100%. Số bà mẹ được quản lý thai sản= 87 đạt 95%. Số trẻ em từ 05 tuổi= 438; tỷ lệ suy dinh dưỡng chung = 19%.
d) Thực trạng dân số và lao động


Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của xã có 5.458 người, với
1.647 hộ (quy mô hộ của xã là 3,2 người/hộ - quy mô hộ chung của toàn
huyện 3,5 người/hộ).
Tổng số sinh năm 2013= 67 ca, giảm 10 ca so với cùng kỳ năm trước, tỷ
lệ sinh 1.07%. Số sinh con thứ 3 trở lên là 6 ca chiếm 8.8% trong tổng số
sinh, giảm 2 ca so với cùng kỳ năm trước. Đảm bảo cân bằng giới tính 33
nữ/34 nam.




Lao động và đời sống xã hội
Lao động của xã hiện có 3.087 người, chiếm 56.56% dân số (trong đó:
Lao động nông nghiệp 2.530 người, lao động phi nông nghiệp là 557 người).
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

11


Do chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư mở mang ngành nghề, xây
dựng cơ sở hạ tầng nên đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Hàng năm trong xã thường xuyên có từ 300 lao động đi làm ăn trong và
ngoài nước cho thu nhập 4-5 tỷ đồng/năm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
tạo sự ổn định ở nông thôn.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Từ những nghiên cứu, tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
của xã Vũ Trung tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội của xã với nhận
định như sau:


Các lợi thế
Nhìn chung, Vũ Trung có nguồn tài nguyên đất tốt thích hợp trồng lúa

và hoa màu.
- Nền kinh tế bước đầu phát triển nhanh, mạnh tạo đà cho việc phát triển
về sau.
- Có điều kiện để phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ góp phần
thúc đẩy sự phát triển của toàn xã.
- Trình độ dân trí cao, nhân dân có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn

nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Được sự quan tâm của UBND tỉnh, UBND huyện nền kinh tế của xã
đang dần được cải thiện. Vấn đề y tế, giáo dục ngày càng được quan tâm
hơn, an ninh được đảm bảo.
- Trong những năm gần đây, xã Vũ Trung đã có những nỗ lực phấn đấu
vươn lên trong chương trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích
ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của xã Vũ Trung ngày một
đầy đủ, khang trang và thường xuyên được thay mới, phát triển theo hướng
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

12


tích cực đảm bảo cơ sở luôn đi trước một bước trong quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp bước đầu đã phát triển đa dạng, bền vững,
sản xuất hàng hóa. Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã
được đưa vào trên địa bàn sản xuất có hiệu quả. Tiềm năng vùng gò đồi đã
được chú trọng khai thác, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình
thành và phát triển.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát
triển gắn với quá trình phân công lao động nông nghiệp, nông thôn. Các
phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh
góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy
lợi từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần và sức
khỏe của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.



Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi, xã còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định:
- Vào mùa khô tình trạng thiếu nước vẫn diễn ra thường xuyên gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
- Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh còn mang tính chất nhỏ lẻ.
- Hiện nay xã đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đã và đang được đầu tư phát triển mạnh
như: giao thông, trường học, cơ sở y tế, văn hóa... Đồng thời tỷ lệ nhà ở kiên
cố của nhân dân tăng nhanh. Do đó lượng chất thải độc hại thải ra cũng ngày
một nhiều gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trong đó rác thải, nước thải của các hộ gia đình đổ xuống kênh rạch cũng
phổ biến làm suy thoái nguồn nước và môi sinh thủy sản.
- Địa bàn xã chưa có nhà máy xử lý rác thải trong khi ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề bức xúc của người dân.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

13


2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ Trung
2.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại xã
Luật đất đai năm 2003 được sự chỉ đạo lãnh đạo của huyện uỷ, uỷ ban
nhân dân huyện và của các cơ quan chuyên môn cấp trên, công tác quản lý
đất đai của xã đã có chuyển biến tích cực trên các mặt. Cụ thể:
1.


Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Luật đất đai năm 2003 và sửa đổi bổ sung năm 2009 đã nhanh chóng đi
vào cuộc sống kèm theo là hàng loạt các văn bản hướng dẫn liên quan. Các văn
bản này đã nhanh chóng được UBND xã triển khai thực hiện.

2.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991của Chủ tịch
Hội đồng và Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) về việc giải quyết
những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, đến nay ranh
giới hành chính của xã với các địa phương khác đã được xác định cụ thể, ổn
định trên thực địa và biên vẽ trên bản đồ. Hồ sơ địa giới hành chính của xã
được lập và quản lý ở cả 4 cấp theo quy định( trung ương, tỉnh, huyện, xã).
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất: Những năm trước đây đã
thực hiện hoạt động khảo sát, điều tra nông hóa thổ nhưỡng, đánh giá phân
hạng đất nông nghiệp làm cơ sở để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Lập bản đồ địa chính: Đã đo vẽ, lập xong bản đồ địa chính năm 1991
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoach sử dụng đất:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo định kỳ 5 năm và
chỉnh lý bổ sung hàng năm cùng với công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Xã

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

14



đã hoàn thành với chất lượng khá cao việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2005 và năm 2010 (số liệu đã được đưa vào sử dụng)
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020 đang được xây
dựng cùng với phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
-Về quản lý quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của
xã đang được triển khai thực hiện.
- Về quản lý kế hoạch sử dụng đất: Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã đã triển khai thực
hiện kế hoạch sử dụng đất đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên kết quả thực
hiện đạt được chưa cao, kết quả thực hiện có sự sai lệch so với kế hoạch
được duyệt.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Để đảm bảo đất đai được sử dụng ngày càng có hiệu quả, mỗi thửa đất
đều có chủ sử dụng cụ thể, toàn bộ quỹ đất của xã đã được giao cho các đối
tượng quản lý.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận
Công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN tại
xã Vũ Trung được thực hiện đúng quy định nhưng công tác cấp giấy vẫn còn
lẻ tẻ do sự hiểu biết về vai trò của GCN trong quá trình sử dụng đất của
người dân còn hạn chế.
Để tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin
đất đai thông qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện
nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ
thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất theo đúng pháp luật và đảm bảo sự
công bằng giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích của mỗi cá
nhân trong sử dụng đất đai. Thông qua việc đăng kí và cấp giấy chứng nhận

để xác lập một sự rang buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan nhà nước
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

15


làm nhiệm vụ quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành luật
đất đai. Việc đăng kí cấp giấy chứng nhận sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và
làm cơ sở pháp lý để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ
khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm; cũng như xác nhận nghĩa vụ mà người sử
dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật, như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ bảo vệ
và sử dụng đất có hiệu quả… Là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt
chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai được sử
dụng đầy đủ, hợp lư, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Đồng thời đảm bảo
cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường góp phần hình thành
và mở rộng thị trường bất động sản.
Tháng 7/2011 được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dự án VLAP về
hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam tỉnh Thái Bình
đã được triển khai tại các xã trong đó có xã Vũ Trung.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai
Hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua công tác này giúp nắm
chắc được quỹ đất qua mỗi kỳ 5 năm làm cơ sở cho việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kiểm kê đất đai theo định kỳ thể hiện được
việc quản lý, sử dụng các loại đất của xã đến thời kỳ tổng kiểm kê. Phản ánh
thực trạng một cách tương đối đầy đủ các loại đất trong tổng quỹ đất của
huyện. Đồng thời cho thấy những mặt mạnh, mặt yếu trong quản lý sử dụng
đất của xã trong những năm qua đồng thời từ đó rút ra những biện pháp quản
lý, sử dụng đất đai ngày một tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao nhất.

8. Quản lý tài chính về đất
Công tác Quản lý tài chính được huyện quan tâm và giám sát chặt chẽ.
Đây là nguồn thu chi chính của huyện và cũng thể hiện nghĩa vụ tài chính
của người sử dụng đất đối với việc sử dụng đất của họ. Nguồn thu tài chính
về đất chủ yếu là từ thu thuế, từ việc giao đất, cho thuê đất…

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

16


9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở trong thị trường bất
động sản
Thị trường bất động sản bước đầu được hình thành và có tương lai phát
triển tốt theo hướng lành mạnh hóa, công khai hóa, dân chủ hóa. Trong
những năm gần đây xã đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở khu vực cấp
đất ở mới để tăng thêm ngân sách của địa phương từ nguồn thu từ đất.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất luôn được huyện quan tâm. Người dân được hưởng các quyền lợi
trong việc sử dụng đất, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng pháp
luật. Đồng thời người dân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của chủ sử dụng
đất theo luật đất đai.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi pham pháp luật về đất đai
Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, xử
lý các vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên, phát hiện
kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi

phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Công tác hòa giải tranh chấp về đất đai, hòa giải khiếu nại, tố cáo các
hành vi trong việc quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện kịp thời theo
đúng quy trình. Vì vậy trong những năm gần đây trên địa bàn xã không có
hiện tượng khiếu nại, tranh chấp đất đai kéo dài xảy ra.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất của xã Vũ Trung
a, Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Theo thống kê đất đai năm 2013 xã Vũ Trung, tổng diện tích tự nhiên
toàn xã 355.9771 ha. Trong đó diện tích theo từng mục đích sử dụng cụ thể
như sau:
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

17


Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Vũ Trung năm 2013
STT
(1)

LOẠI ĐẤT



1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2

1.2
1.3
2
2.1
2.1.1
2.2
2.2.1

(2)
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công

2.2.2

trình sự nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh CSK

2.2.3

2.3
2.4
2.5

doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước

DIỆN TÍCH
(ha)

(3)

(4)
355.9771
NNP 240.6146
SXN 212.2037
CHN 205.7395
LUA 198.7856
HNK 6.9539
CLN 6.4642
NTS 28.2407
NKH 0.1702
PNN 115.3625
OTC 40.2971
ONT 40.2971
CDG 67.4422
CTS

1.2203
0.3331

CCC 65.8888
TTN 2.1903
NTD 4.3828
SMN
1.0501


CẤU
(%)
(5)
100.0000
67.5927
59.6116
57.7957
55.4822
1.9535
1.8159
7.9333
0.0478
32.4073
11.3201
11.3201
18.9457
0.3428
0.0936
18.5093
0.6153

1.2312

0.2950
chuyên dùng
(Nguồn: số liệu thống kê đất đai năm 2013 của UBND xã Vũ Trung)

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

18


* Nhóm đất nông nghiệp có: 240.6146ha chiếm 67.59% so với tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 212.2037 ha chiếm 59.61% tổng diện tích
tự nhiên. Trên địa bàn xã đất dành cho nông nghiệp là chủ yếu trên tất cả các
thôn đều tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
+ Đất trồng cây hàng năm (CHN): 205.7395ha chiếm 57.80% tổng diện
tích tự nhiên.
+ Đất trồng lúa (LUA): 198.7856ha chiếm 55.84% tổng diện tích
tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): 6.9539 ha, chiếm 1.95% tổng
diện tích tự nhiên. Theo thường lệ khi mỗi mùa vụ qua thì người dân bắt đầu
trồng các cây hoa màu khác để tăng thu nhập cho gia đình, các loại cây
thường trồng là ngô, khoai tây…
+ Đất trồng cây lâu năm (CLN): 6.4642 ha chiếm 1.82% tổng diện tích
tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp (LNP): xã chủ yếu sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp và không sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): 28.2407ha chiếm 7.93% tổng diện tích

tự nhiên
- Đất nông nghiệp khác (NKH): 0.1702ha chiếm 0.05% tổng diện tích tự
nhiên.
* Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): 115.3625ha chiếm 32.41% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất ở (OTC): 40.2971ha chiếm 11.32% tổng diện tích tự nhiên. Hiện
nay người dân sống tập trung nhiều hơn so với mấy năm trước và dân số hiện
nay tăng cao, nhu cầu về nhà ở của người dân cao nên diện tích đất ở tăng cao.
+ Đất ở tại nông thôn (ONT): 40.2971 ha chiếm 11.32%tổng diện tích
tự nhiên.
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

19


- Đất chuyên dùng (CDG): 67.4422 ha chiếm 18.95% tổng diện tích tự
nhiên, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS): 1.2203 ha chiếm
0.34% tổng diện tích tự nhiên. Đất giành cho các công trình công cộng như
xây dựng trường học, trạm y tế. Đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan như
ủy ban nhân xã các phòng ban thuộc quyền quản lý của xã. Hiện nay diện
tích đất dành cho công cộng có xu hướng tăng cao do mở rộng diện tích ủy
ban xã, xây dựng nâng cấp các trụ sở cơ quan, các công trình liên quan để
phục vụ nhu cầu của người dân.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (CSK): 0.3331 ha chiếm
0.09% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất có mục đích công cộng (CCC): 65.8888 ha chiếm 18.51% tổng
diện tích tự nhiên.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN): 2.1903 ha chiếm 0.62% tổng diện

tích tự nhiên.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD): 4.3828 ha chiếm 1.23% tổng diện
tích tự nhiên.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (SMN): 1.0501 ha chiếm
0.29% tổng diện tích tự nhiên.
*Nhóm đất chưa sử dụng (CSD): 0 ha.
Từ đó ta có thể thấy hệ số sử dụng đất trên địa bàn xã là lớn nhất, đạt
hiệu quả cao.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

20


b, Tình hình biến động đất đai năm 2012 và năm 2013
Bảng 2: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2012 và năm 2013.
So với năm 2012

Mục đích sử dụng đất


đất

Diện tích
năm 2013

Diện tích
năm
2012


Tăng(+)
Giảm(-)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (4)-(5)

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.2
2.2.1
2.2.4

2.2.5
2.3
2.4
2.5

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công
Đất cơ sở sản xuất kinh
Đất có mục đích công
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước

Thứ
tự

NN
SXN

P
CH
LU
HN
CLN
NTS
NK
PN
OTC
ON
CD
CTS
CSK
CCC
TTN
NT
SM

355.9771
240.6146
212.2037
205.7395
198.7856
6.9539
6.4642
28.2407
0.1702
115.3625
40.2971
40.2971

67.4422
1.2203
0.3331
65.8888
2.1903
4.3828
1.0501

355.9771
251.3604
222.7562
216.2920
209.2869
7.0051
6.4642
28.4340
0.1702
104.6167
39.9605
39.9605
57.0330
1.2573
0.3331
55.4426
2.1903
4.3828
1.0501

-10.7458
-10.5525

-10.5525
-10.5013
-0.0512
-0.1933
10.7458
0.3366
0.3366
10.4092
-0.0370
10.4462

(Nguồn: số liệu thống kê kiểm kê đất đai năm 2013 của UBND xã Trung)
Qua việc so sánh chuỗi biến động quỹ đất tôi nhận thấy. Số liệu thống
kê đất đai đến ngày 01/01/2013 của xã Vũ Trung, tổng địa giới hành chính
qua các năm không thay đổi nhưng xã đang trong thời gian đổi mới theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên diện tích các mục đích sử dụng có
những biến động tăng giảm.

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

21


Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 240.6146 ha
- Đất phi nông nghiệp: 115.3625 ha
+ Đất ở: 40.2971 ha
+ Đất chuyên dùng: 67.4422 ha
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 2.1903 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4.3828 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.0501 ha
 Đất nông nghiệp:
Biến động giảm 10.7458 ha. Trong đó:
- Đất chuyên trồng lúa biến động giảm 10.5013 ha.
- Đất trồng cây hàng năm khác biến động giảm 0.0512 ha.
 Đất phi nông nghiệp:
Tổng số tăng 10.7458 ha trong đó:
-

Đất ở tăng 0.3366 ha

-

Đất chuyên dùng tăng 10.4092ha, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp giảm 0.0370 ha
+ Đất có mục đích công cộng tăng 10.4462 ha.
Nhận xét:

-

Đất nông nghiệp biến động giảm là do sự tăng lên của diện tích phi
nông nghiệp. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là loại đất chính cùng với
đất trồng cây hàng năm được chuyển sang đất có mục đích công cộng và đặc
biệt là đất ở nông thôn.

-

Nguyên nhân:
+ Đất giành cho các công trình công cộng như xây dựng trường học,

trạm y tế,… được nâng cấp, mở rộng để phục vụ nhu cầu của người dân.
+ Hiện nay, người dân sống tập trung nhiều hơn so với mấy năm trước
và dân số ngày càng tăng cao, nhu cầu về nhà ở của người dân cao nên diện
tích đất ở tăng cao.
GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

22


2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Vũ Trung
2.3.1 Trình tự cấp giấy chứng nhận tại xã Vũ Trung

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

23


GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

24


Công việc cụ thể của từng đối tượng:
1.

Người đề nghị cấp GCN nộp 01 bộ hồ sơ gồm:


-

Đơn đề nghị cấp GCN
-

Một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5

điều 50 Luật đất đai ( nếu có)
-

Bản sao giấy tờ có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài

chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
-

UBND xã

-

Kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN về tình trạng tranh

chấp QSDĐ; trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ quy định tại
khoản 1, 2 và 5 điều 50 Luật đất đai thì kiểm tra xác nhận về nguồn
gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp SDĐ, sự phù hợp
trong quy hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
-

Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các


công việc tại thời điểm này, UBND xã phải thông báo cho
VPĐKQSDĐ cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất.
-

Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND xã trong

thời hạn 15 ngày, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung
công khai.
-

Gửi hồ sơ đến VPĐKQSDĐ cấp huyện nơi có đất để thực hiện

các công việc quy định.
-

VPĐKQSDĐ cấp huyện

-

Gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai

kết quả.
-

Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết;

xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về
QSDĐ vào đơn đề nghị cấp GCN.
-


Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích

đo địa chính thửa đất( đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng

GVHD: Hoµng ThÞ Ph¬ng Th¶o
SV: NguyÔn ViÖt Chinh

25


×