Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 8, khóa XI đã đề ra chủ trương: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.
Trong đó phải chuyển đổi từ nền giáo dục tiếp cận tri thức, nhồi nhét kiến thức, học
thụ động, thầy giáo làm thay sang nền giáo dục tiếp cận năng lực học tập, phát huy
năng lực sáng tạo theo phương pháp gợi mở, đối thoại, dân chủ, đề cao người học là
trung tâm, tạo nên khả năng tự khai sáng…
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục
“định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào”. Chương trình giáo
dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như
đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Chương trình giáo dục “ định hướng năng lực” nay còn gọi là “dạy học
định hướng kết quả đầu ra” được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ
XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng
năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Dạy và học Hóa học ở trường THPT hiện nay, đã và đang được đổi mới tích
cực, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết TW 8, khóa
XI của BCH Đảng cộng sản Việt Nam, cùng với mục tiêu phát triển năng lực
người học.
Dạy học Hóa học không chỉ có nhiệm vụ trí dục, đạo đức, mà còn có nhiệm vụ
phát triển tức rèn luyện trí thông minh. Dạy học hóa học phải làm phát triển ở HS
những năng lực nhận thức như tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy, hứng thú nhận
thức, khả năng sáng tạo...
Quá trình dạy học Hóa học bao gồm 3 công đoạn là : dạy học bài mới – ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Ở bất cứ
công đoạn nào của quá trình dạy học, bài tập đều có một vai trò rất quan trọng để
nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài việc rèn kỹ năng vận dụng, đào sâu mở rộng
kiến thức đã học một cách sinh động , BTHH còn được dùng để ôn tập, rèn luyện
một số kỹ năng về hóa học. Thông qua bài tập, giúp HS rèn luyện tính tích cực, trí
thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.
Cùng với việc quá trình phát triển, các dạng bài tập về sơ đồ, hình vẽ đã được
chú trọng và phát triển. Trong những năm qua, có nhiều đề tài nghiên cứu về loại
hình bài tập này. Vấn đề cần đặt ra là phải xây dựng và sử dụng như thế nào để phù
hợp và có hiệu quả cao nhất, đặc biệt phải xây dựng và phát huy được năng lực của
HS. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Trên cơ sở đó, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập tới một khía
cạnh: " XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG
PHẦN NITO – HÓA HỌC 11 - THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC". Với mục đích giúp các em HS phát triển được các năng lực, phẩm chất và
lòng say mê khoa học hóa học.
- Trang 1-
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
1. Chương trình định hướng năng lực:
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị
cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể
của quá trình nhận thức.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập,
sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp
đặc thù của môn học để thực hiện trên cơ sở đảm bảo được nguyên tắc: “Học
sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định.
Trong các môn học ở trường phổ thông, Hóa học là môn học có điều kiện
thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực cho HS. Ngoài những năng lực chung, phân môn Hóa học bao gồm 5 năng lực
đặc thù: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành
hóa học, năng lực tính toán, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn
Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây
dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng. Chương trình
dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn
học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của HS. HTBT định hướng
năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ
để GV và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của HS và biết
được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV
cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần biết xây dựng các
bài tập định hướng năng lực.
2. Bài tập hóa học:
2.1. Khái niệm về BTHH:
Ở Việt Nam, thật ngữ “bài tập” được hiểu theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu
hỏi hay bài toán.
- Trang 2-
Như vậy, BTHH là bài ra cho HS, được giải quyết nhờ những suy luận logic,
những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học
thuyết và các phương pháp hóa học. Khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được tri
thức vừa hoàn thiện được một kĩ năng nào đó.
2.2. Phân loại BTHH:
Trong phân môn Hóa học có nhiều cách phân loại BTHH dựa trên cơ sở khác
nhau, vì vậy, cần có cách nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm
chắc các cơ sở phân loại. Trên thực tế chúng ta có thể phân loại như sau:
- Bài tập lí thuyết, định tính: Viết công thức electron, CTCT, đồng phân, danh
pháp, viết PTPƯ biểu diễn chuỗi biến hóa, bài tập hình vẽ, phân biệt, tách chất,...
- Bài tập lí thuyết định lượng hay tính toán: tính khối lượng phân tử một chất,
tính theo CTHH, PTHH, thành phần % về khối lượng hoặc thể tích...
- Bài tập thực nghiệm hoặc định tính: Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, quan sát mô
tả, giải thích thí nghiệm, làm thí nghiệm để nghiên cứu tính chất...
- Bài tập thực nghiệm định lượng: Xác định khối lượng, thể tích, khối lượng
riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất...
2.3. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH ở trường phổ thông:
BTHH có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt:
a. Ý nghĩa trí dục:
- Làm chính xác hóa các khái niệm Hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất.
- Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng PTPƯ, tính toán theo CTHH và
PTHH, rèn các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho
HS.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất
và bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy như phân tích,
tổng hợp, so sánh...
b. Ý nghĩa phát triển:
BTHH làm phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng khái quát,
độc lập, thông minh và sáng tạo.
c. Ý nghĩa giáo dục:
BTHH rèn luyện cho HS đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say
mê khoa học hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao
động: lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ nơi làm việc.
3. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng
lực:
Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập. Khi
dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để
chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn HS học bài ở
nhà. Khi ôn tập, củng cố luyện tập và kiểm tra, đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài
tập...
- Trang 3-
Bản thân BTHH đã là phương pháp dạy học hóa học tích cực, song tính tích
cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến
thức để HS tìm tòi, chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của
mình, BTHH là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của HS trong các bài dạy
hóa học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong quá
trình dạy học.
Trong quá trình dạy học hóa học, để có thể phát triển năng lực HS, chúng ta cần
tăng cường xây dựng và sử dụng các dạng bài tập như sau:
- Sử dụng bài tập thực nghiệm để rèn các kiến thức kĩ năng THTN, góp phát triển
năng lực thực hành hóa học cho HS.
- Sử dụng các bài tập có sơ đồ, hình vẽ, đồ thị góp phần hình thành cho HS năng lực
quan sát, năng lực tư duy hóa học.
- Sử dụng các BTHH xây dựng tình huống có vấn đề, dạy HS giải quyết vấn đề, tổ
chức cho HS tìm tòi, giải quyết vấn đề.
- Sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống
thực tiễn góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, năng lực xử lí thông tin...
4. Bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ:
4.1. Khái niệm về bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ:
BTHH có sử dụng sơ đồ, hình vẽ có thể hiểu là bài tập trong đó đòi hỏi HS phải
dựa trên các sơ đồ, hình vẽ để giải.
4.2. Vai trò và ý nghĩa của BTHH có sử dụng sơ đồ, hình vẽ:
Hoá học là môn học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, ngoài thực nghiệm của PTN
còn có thực nghiệm của sản xuất hoá học. Sơ đồ, hình vẽ là ngôn ngữ diễn tả rất
hiệu quả và ngắn gọn bản chất của thực tiễn hoá học, vì thế sẽ giúp HS dễ gắn lí
thuyết với thực tế, vận dụng lí thuyết vào thực tế. Hơn nữa, sử dụng sơ đồ, hình vẽ
sẽ tạo điều kiện cho HS vận động nhiều giác quan, phát huy tính tích cực, tự lực,
chủ động, sáng tạo của HS.
Bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ có tác dụng:
- Mô tả, thay thế những thí nghiệm khó, phức tạp, hoặc điều kiện thực tế không thể
tiến hành được từ đó giúp HS dễ tái hiện và vận dụng kiến thức.
- Trình bày kiến thức cô đọng, khái quát, gây được sự chú ý cho HS.
- Giúp HS hình dung được những vật quá nhỏ bé hoặc quá lớn, hoặc không thể đến
gần để HS dễ tiếp thu và nhớ lâu.
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng vẽ hình, rèn luyện năng lực quan sát, là cơ sở để HS tư
duy, phát hiện và giải quyết vấn đề...
- Giúp HS phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy đoán.
- Giúp HS giải nhanh một số dạng bài tập như: nhận biết, tinh chế, tách chất, lập sơ
đồ điều chế một chất, lập sơ đồ chuyển hoá các chất, hay thiết lập mối liên hệ giữa
các chất, ...
- Kiểm tra kiến thức kỹ năng thực hành của HS.
- Giúp GV nâng cao hiệu quả bài lên lớp, tiết kiệm thời gian do không phải mô tả,
giải thích dài dòng.
- Trang 4-
- Bài giảng hấp dẫn, HS hứng thú học tập, làm cho lớp học sinh động, nâng cao kết
quả học tập của HS, giúp HS có niềm tin vào khoa học, là cầu nối giữa lý thuyết và
thực tiễn.
II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ:
1. Đối với chương trình:
Chương trình giáo dục “định hướng năng lực” đã được áp dụng trong những
năm gần đây, tuy nhiên hệ thống sách giáo khoa chưa có sự thay đổi. Số lượng bài
tập sử dụng sơ đồ, hình vẽ là quá ít, trong các sách tham khảo, các đề thi càng hiếm
hơn nữa, nhất là bài tập về hình vẽ.
Bài tập nặng về lý thuyết và tính toán. Các loại bài tập này có ưu điểm giúp cho
HS có được lý thuyết vững chắc và các tính toán Hóa học, nhưng mang nặng tính
hàn lâm, không gây được hứng thú, sự tập trung của HS, cũng như chưa cho thấy
được vấn đề thực nghiệm đặc trưng của bộ môn Hoá học.
2. Đối với giáo viên:
Hiện nay, nhiều GV rất hứng thú với mảng bài tập này, nhưng lại ngại dạy, ngại
sưu tầm, ngại làm bài tập do không có thời gian và cũng hiếm khi có trong các đề
thi. Vì thế với dạng bài này thường GV cũng chưa chú tâm và đầu tư thời gian
nhiều.
3. Đối với học sinh:
Trong quá trình học tập, HS ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép
rồi học thuộc, ít được suy luận, động não, ít được chủ động tích cực. HS ít khi
được tham gia thực hành thí nghiệm, ít được tiếp xúc với các dạng bài tập sử dụng
sơ đồ, hình vẽ do trong các đề thi hầu như không có dạng bài tập này. Đối với HS
hiện nay, việc nhận biết các dụng cụ, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm là một khó khăn,
năng lực tư duy, giải quyết vấn đề rất hạn chế…
Đặc trưng của bộ môn Hóa học là thực nghiệm. Với việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và hướng HS làm quen nhiều hơn với
thực nghiệm thì việc cho HS tiếp xúc với các loại bài tập bằng sơ đồ và hình vẽ là
rất quan trọng. Với loại bài tập này, tính đặc thù bộ môn Hóa Học được thể hiện rất
rõ. Vì vậy, việc đưa thêm loại bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ là việc làm rất cần
thiết hiện nay.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Mục tiêu, nội dung kiến thức phần nito:
1.1. Mục tiêu kiến thức:
1.1.1. Kiến thức: Giúp HS biết:
- Tính chất hóa học cơ bản của nitơ.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của một số hợp chất: NH 3, muối amoni, HNO3,
muối nitrat.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và một số hợp chất của nitơ.
1.1.2. Kĩ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất các chất.
- Lập PTHH, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hóa khử.
- Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan kiến thức của chương.
- Trang 5-
1.1.3. Thái độ: Tiếp tục hình thành và phát triển ở HS những thái độ tình cảm:
+ Lòng hăng say, ham thích học tập môn hoá học.
+ Ý thức tuyên truyền và vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung và hoá
học nói riêng vào cuộc sống.
+ Tác phong cẩn thận, ý thức trung thực, thái độ kiên trì nhẫn nại, chính xác trong
học tập Hoá học.
1.1.4. Phát triển năng lực: ngoài các năng lực chung, tiếp tục xây dựng và phát
triển các năng lực chuyên biệt của bộ môn:
- Năng lực thực hành Hoá học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năn lực tính toán.
1.2. Nôi dung kiến thức phần nito:
1.2.1. Nito
1.2.2. Amoniac và muối amoni.
1.2.3. Axit nitric và muối nitrat
Từ mục tiêu và nội dung kiến thức chúng ta xây dựng và sử dụng các dạng bài
tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ.
2. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng, sử dụng bài tập về sơ đồ hình vẽ:
2.1. Cơ sở lựa chọn
- Dựa vào mục tiêu của chương trình
- Dựa vào tính tích cực nhận thức của HS
2.2. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài tập về sơ đồ , hình vẽ:
- Nguyên tắc 1: HTBT góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Phải dựa vào
mục đích, yêu cầu về kiến thức, bám sát nội dung bài học. Đảm bảo tính chính xác,
khoa học, logic, hệ thống, hiện đại và đảm bảo tính sư phạm.
- Nguyên tắc 2: Phải xây dựng và sử dụng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp,
từ dễ đến khó, chú ý đến các bài tập có tính chất thực tiễn, thí nghiệm, hình vẽ.
Hình vẽ phải có tính quy chuẩn, thẩm mĩ, đường nét cân đối, hài hoà.
- Nguyên tắc 3: HTBT phải phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức và phát
huy được tính tích cực nhận thức, tư duy cũng như phát triển được năng lực của HS.
2.3. Quy trình xây dựng HTBT:
Để xây dựng được HTBT khoa học, phù hợp chúng ta cần trải qua 5 bước:
- Bước 1: Xây dựng cấu trúc HTBT
- Bước 2: Phân tích mục tiêu dạy học.
- Bước 3: Thu thập thông tin để xây dựng HTBT: sách giáo khoa, sách bài tập, sách
tham khảo, tạp chí, mạng internet...
- Bước 4: Tiến hành soạn thảo.
- Bước 5: Lấy ý kiến của đồng nghiệp, thu hồi phản ứng của HS và chỉnh sửa.
- Trang 6-
2.4. Cách thức sử dụng bài tập về sơ đồ, hình vẽ trong dạy học:
Các BTHH có sử dụng sơ đồ, hình vẽ có thể được sử dụng trong tất cả các
bước của quá trình dạy học, từ giới thiệu mục tiêu đến sự đánh giá kết quả học tập
của HS. Tùy theo nội dung của từng bài tập mà GV lựa chọn sử dụng để đạt hiệu
quả cao nhất.
2.4.1. Sử dụng để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật
của các quá trình hoá học:
Việc dùng bài tập sơ đồ, hình vẽ để củng cố , mở rộng, đào sâu kiến thức và
hình thành quy luật của các quá trình hoá học sẽ giúp HS dễ dàng nắm vững kiến
thức vừa tiếp thu, đồng thời mở rộng, nâng cao kiến thức và giúp HS vận dụng kiến
thức vừa học.
Ví dụ 1: Tiến hành thí nghiệm như hình bên.
Dung
Đồng
dịch
Cho miếng Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch
H2SO4
NaNO3. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch
H2SO4 loãng vào ống nghiệm. Đun nóng nhẹ.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm?
Dung dịch
Giải thích? Cho biết vai trò của NaNO3 trong thí nghiệm?
NaNO3
Viết phương trình phản ứng?
Ví dụ 2: Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau:
X khí + H2O → X dung dịch
X + H2SO4 → Y
Y + NaOH đặc → X + Na2SO4 + H2O
X + HNO3
→ Z
Z
→ T + H2 O
Xác định các chất X, Y, Z, T? Hoàn thành các phương trình phản ứng?
2.4.2. Sử dụng để rèn kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đoán tính chất
các chất, thực hành và lập PTHH liên quan kiến thức của chương.
Ví dụ 1: 1. Viết sơ đồ electron biểu diễn các quá trình biến đổi sau và cho biết quá
trình nào là quá trình oxi hoá, quá trình nào là quá trình khử:
2. Chọn chất phù hợp, viết phương trình thực hiện biến đổi trên.
Ví dụ 2: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau.
Nước Clo
Nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch NH3 đặc, thấy có
khói trắng bay ra. Giải thích hiện tượng? Viết phương trình
NH3 đặc
phản ứng?
Khói
trắng
- Trang 7-
Ví dụ 3: Trong phòng thí nghiệm, cách thu khí được mô tả theo các hình vẽ sau:
H2 O
(1)
(2)
(3)
Hãy cho biết các cách mô tả trên có thể áp dụng để thu các khí nào trong các
khí sau đây: H2, N2, O2, Cl2 , NH3 , HCl, H2S, CO2, SO2.
Hướng dẫn: (1): H2, N2, NH3; (2) O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl; (3): O2, N2, H2, CO2
2.4.3. Sử dụng để rèn tư duy logic:
Đối với môn hóa học, việc rèn tư duy logic cho học sinh còn là
nhiệm vụ quan trọng. Thông qua các bài tập sơ đồ, hình vẽ học
sinh được rèn luyện tư duy logic, điều này được thể hiện rất rõ.
Ví dụ1: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ.
Cho hỗn hợp khí gồm NO2 và N2O4 có tỉ lệ số mol là 1:1 vào 2 ống nghiệm nối với
nhau.
Khóa K
Ống 1
Ống 2
Nước đá
Đóng khóa K và ngâm ống 1 vào cốc nước đá. Màu của hỗn hợp khí trong ống 1 và
ống 2 là:
A. Cả 2 ống đều không có màu
B. Ống 1 có màu đậm hơn
C. Ống 1 có màu nhạt hơn.
D. Cả 2 ống đều có màu nâu
Ví dụ 2: Bổ túc các phản ứng sau:
→ (C) ↑
1. (A)↑ + (B) ↑
→ (E) ↑ + H2O
2. (C) ↑ + (D) ↑
→ (E) ↑
3. (A) ↑ + (D) ↑
→ (G) ↑
4. (E) ↑ + (D) ↑
→ HNO3 + (E) ↑
5. (G) ↑ + H2O
Với A, B, C, D, E, G là công thức hoá học của các chất vô cơ.
2.4.4. Sử dụng để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề:
Việc rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề hiện nay
được đặt ra như một mục tiêu giáo dục, đào tạo. Bài tập sơ đồ, hình vẽ yêu cầu HS
phải phân tích, tìm tòi, đề xuất phương án để giải quyết vấn đề.
Ví dụ 1: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:
- Trang 8-
a. Tại sao phải sử dụng H2SO4 đặc và NaNO3 ở dạng rắn?
b. Đun nóng hỗn hợp H2SO4 và NaNO3 có tác dụng gì?
b. Tại sao phải cho bình đựng HNO3 thu được vào nước đá?
Ví dụ 2: Để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp N2, NH3, CO2 người ta thực hiện theo sơ
đồ sau:
N2, NH3, CO2
NH3
+X
N2
+T
N2, CO2
+Y
NH3
N2
CaCO3
+Z
CO2
Hãy cho biết các chất X, Y, Z, T đã dùng trong sơ đồ trên? Viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
3. Hệ thống bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ:
3.1. Bài tập sơ đồ:
Bài 1: Cho sơ đồ phản ứng sau:
NH3 → X→ Y → HNO3
X, Y có thể là:
A. N2, NO
B. NO, NO2
C. NO2, NH4NO3
D. N2, NO2.
Hướng dẫn: Đáp án B
Bài 2: Cho hai muối A, B thoả mãn điều kiện sau:
(1) A + B → Không xảy ra
(2) A + Cu → Không xảy ra
(3) B + Cu → Không xảy ra
(4) A + B + Cu → Xảy ra phản ứng
Các muối A, B lần lượt là:
A. NaNO3 và NaHCO3
B. NaNO3 và NaHSO4
C. Fe(NO)2 và NaHCO3
D. Mg(NO3)2 và KNO3
Hướng dẫn: Đáp án B
Bài 3: Cho sơ đồ phản ứng:
+O2(t0, Pt)
+O2
+O2+ H2O
+A1
- Trang 9-
A1
A2
A3
A4
A5.
Biết rằng các hợp chất A1, A2…A5 đều là các hợp chất của nitơ. Chất A5 trong sơ đồ
trên là
A. NO
B. NO2
C. NH3
D. NH4NO3.
Hướng dẫn: A1: NH3; A2: NO; A3: NO2; A4: HNO3; A5: NH4NO3 => Đáp án D
Bài 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:
+ H2SO4
+ CO , P,t
+HO
NH3
X1
X2
X3 (khí) + X4
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
A. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, NH3.
B. (NH2)2CO, (NH3)2CO3, NO2
C. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2
D. NH2CO, (NH3)2CO3, CO2
Hướng dẫn: Đáp án C
Bài 5: Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau :
H2S + O2 dư
Khí X + H2O
Pt
NH3 + O2
Khí Y + H2O
NH4HCO3 + HClloãng
Khí Z + NH4Cl + H2O
Các khí X ,Y ,Z thu được lần lượt là:
A. SO2 , NO , CO2
B. SO3 , NO , NH3
C. SO2 , N2 , NH3
D. SO3 , N2 , CO2.
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 6: Cho sơ đồ chuyển
hóaNaOH
sau:
HCl
HNO3
T0
Khí X
Y
khí X
Z
M + H2O
X, Y, Z, M lần lượt là:
A. N2, NH4Cl, NH3, N2O5 .
B. NH3, NH4OH, NH4Cl, N2.
C. NH3, NH4Cl, NH4NO3, N2O.
D. NH3, NH4Cl, N2, NH4NO3..
Hướng dẫn: Đáp án C.
Bài 7: Trong sơ đồ biến hóa sau:
0
2
NO2
2
B
A
N2
C
D
Các chất A, B, C, D lần lượt là:
A. NH3, NO, HNO3, NH4NO3.
B. NH3, NO, HNO3, NaNO3.
C. NH3, NH4NO3, HNO3, NaNO3.
D. NH3, NaNO3, HNO3, NH4Cl.
Hướng dẫn: chọn A.
Bài 8: Cho sơ đồ sản xuất axit nitric trong công nghiệp như sau:
NH3 → NO → NO2 → HNO3
3
Dùng 112 m khí NH3 ( đktc) để sản xuất HNO3 với hiệu suất cả quá trình sản xuất
là 80%. Khối lượng axit HNO3 63% thu được là:
A. 500 kg
B. 400 kg
C. 450 kg
D. 300 kg
Hướng dẫn giải: Đáp án B
- Trang 10-
Bài 9: Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn biểu diễn các
chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng):
1/ Bạc nitrat→ Nito→ Axit nitric→ Nhôm nitrat→ Amoni nitrat→ Kali nitrat→
Axit nitric→ Bạc nitrat.
→ Nito oxit
→ Nito peoxit
→ nito
→ Amoniac
→ Amoni
2/ Nito
→ Amoniac
→ Đồng (II) hidroxit
→ Đồng (II) tetreamin hidroxit
nitrat
→ Đồng (II) tetreamin sunfat.
Bài 10: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hóa sau
→ N2
→ NO
→ HNO3
→ NaNO3.
1/ NH4NO2
→ N2
→ NH3
→ (NH4)2SO4
→ NH3
→ (NH4)2SO4 → NH3
2/ NH4NO3
→ N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → N2O.
3/ HNO3 → AgNO3 → NO2 → NO→ NaNO3→ NaNO2 → N2
4/ NH3 → NO→ NO2 → NaNO3→ HNO3→ Cu(NO3)2 → CuO→ CuCl2 →
Cu(OH)2→ [Cu(NH3)4](OH)2 → NH3.
5/ NH3 → NO→ NO2 → HNO3→ Cu(NO3)2 → NO2→ HNO3→ NH4NO3→ NaNO3
→ NH3
6/
(2)
(1)
→ NH4 NO3
N2
→ NH3 ¬
(6)(3)
(5)
(8)
→ HNO
NO
→ NO 2 ¬
3
(7)
Bài 11 : Viết các phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hóa sau:
+C + H O
Mg
→ E +
B
→ N2O
2
0
A
+C
N 2 / 3000 C
C
→ F → B
HCl
NaOH
→ Cu(OH)2.
D
→ G
Hướng dẫn: A: Cu(NO3)2 ; B: NO2 ; C: O2; D: CuO ; E: HNO3; F: NO ; G: CuCl2.
Bài 12: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hóa sau:
(1)
NH3
(9)
(10)
NH4NO3
(8)
(11)
(19)
(12)
(17)
(16)
NO
(13)
(14)
NO2
(15)
(5)
(6)
(7)
(3)
(4)
HNO3
(18)
Cu(NO3)2
N2
(2)
AgNO3
NaNO3
Bài 13: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hóa sau:
1. NH3 → A → NH3 → B → C → D → E → C
0
0
t
O2
O2
H2 O
Cu
t
→ A4 →
2. A1 → N2 →
A2 →
A3
A5 → A3.
H O
H SO
HNO
KOH
t C
3. A ↑
→ dd A
→ B
→ A ↑
→ C →
D + H2O.
2
2
4
3
o
- Trang 11-
Hướng dẫn giải
1. A: N2; B: NO; C: NO2 ; D: NaNO3 ; E: HNO3.
2. A1: NH4NO2 ; A2: NO; A3: NO2; A4: HNO3; Cu(NO3)2
3. A: NH3; B: (NH4)2SO4 ; C: NH4NO3 ; D: NO2.
Bài 14: Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người
trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho
cây cối: Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa
trên.
+X
N2
NO
+ H2
M
+X
NO2
+X
NO
+ X + H2O
+X
+Z
Y
NO2
Ca(NO3)2
+ X +H2O
Y
+M
NH4NO3
Hướng dẫn: X: O2 ; Y: HNO3 ; Z: Ca(OH)2 ; M: NH3.
Bài 15: Cho hai dãy chất sau:
(1) N2, NO, NO2, NH3, HNO3, NH4NO3.
(2) NO2, NaNO3, HNO3, KNO2, KNO3, Cu(NO3)2.
Hãy lập sơ đồ chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất trong hai dãy
trên. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có)
3.2. Bài tập hình vẽ:
Bài 1: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố N viết dưới dạng ô lượng tử là:
A.
B.
1s 2s
2p
1s 2s
2p
C.
D.
1s 2s
2p
1s 2s
2p
Hướng dẫn: Đáp án B
Bài 2: Mô hình nào sau đây thể hiện sự hình thành liên kết trong phân tử N2?
x
x x
x
πx
y
A.
B.
y
π
y
y
z
z
σ
y
C.
D.
x
πx
z
σ
Hướng dẫn: Đáp án A.
x
y
z
y
πy
- Trang 12-
Bài 3: Cho các hình vẽ sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Hình vẽ mô tả đúng liên kết trong phân tử NH3 là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Hướng dẫn: Nguyên tử N trong phân tử NH3 ở trạng thái lai hoá sp3. Góc liên kết
1070. => Đáp án A
Bài 4: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Mô tả hiện tượng? Giải thích?
HCl đặc
NH3 đặc
Viết phương trình phản ứng
xảy ra?
Hướng dẫn: Có khói trắng tạo thành.
Bài 5: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
a. Thí nghiệm trên được dùng để thử tính chất gì,
của khí nào trong số các khí: O2, N2, Cl2, NH3, HCl, H2S.
b. Với chất khí đã chọn ở câu a thì X, Y là những chất nào?
Mô tả hiện tượng xảy ra ở từng thí nghiệm? Giải thích?
Hướng dẫn: a. Thử tính tan của NH3 và HCl
b. Với NH3: A là nước có pha phenolphthalein.
Với HCl: A là nước có pha quỳ tím
Y
X
- Trang 13-
Bài 6: Trong phòng thí nghiệm, cách điều chế và thu khí được mô tả như các hình
vẽ sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Bộ dụng cụ nào được dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế: N2, O2, NH3.
Chỉ ra các hoá chất cần thiết trong quá trình điều chế.
Hướng dẫn: N2: (2), (4); O2: (1) ; NH3: (2).
Bài 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
N2
Hỗn hợp khí N2, H2, NH3
X
Chất X trong ống nghiệm là:
A. HCl
B. NaOH
C. Ca(OH)2
Hướng dẫn: Đáp án D
Bài 8: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm khi dẫn khí NH3
vào ống nghiệm đựng CuO là:
A. CuO màu đen chuyển sang không màu.
B. CuO không đổi màu, có khí thoát ra.
C. CuO màu đen chuyển sang màu đỏ, có khí thoát ra,.
D. CuO màu đen chuyển sang màu xanh.
Hướng dẫn: → Đáp án C
Bài 9: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:
D. CuO
NH3
CuO
NH3
- Trang 14-
AlCl3
CuCl2
FeCl3
ZnCl2
(1)
(2)
(3)
(4)
Nếu cho NH3 dư thì ở ống thu được kết tủa:
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (2), (4)
D. (3) (4)
Hướng dẫn: Cu2+, Zn2+ ở có khả năng tạo phức với NH3, do vậy không tạo kết tủa.
Al3+, và Fe3+ không có khả năng tạo phức với NH3, sẽ tạo kết tủa là Al(OH)3 và
Fe(OH)3 => Đáp án A.
Bài 10: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều
chế NH3 trong phòng thí nghiệm từ hỗn hợp
NH4Cl và
rắn NH4Cl và Ca(OH)2.
NH3
Ca(OH)2
H2O
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b.Tại sao phải úp ngược bình khi thu khí NH3?
Làm sao để biết bình NH3 đã đầy hay chưa?
c. Để làm khô khí NH3 cần dùnghoá chất nào?
d. Có thể thu NH3 bằng cách dời nước hay
không?
Hướng dẫn: a. 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + H2O
b. + NH3 nhẹ hơn không khí
+ Dùng quỳ tím ẩm
c. CaO
d. Không
Bài 11: Để phân biệt 4 dung dịch NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Người ta thực
X
hiện như hình vẽ sau:
Khí
Kết tủa
trắng
NH3
Khí
Kết tủa
trắng
Na2SO4
NH4Cl
Với hiện tượng xảy ra trên hình vẽ, thì chất X đã dùng là:
A. Quỳ tím
B. Ba(OH)2
C. NaOH
Hướng dẫn: Dung dịch Ba(OH)2 => Đáp án B
Bài 12: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ.
Cho tàn đóm đỏ vào bình đựng KNO3 rắn ở nhiệt độ cao.
(NH4)2SO4
D. BaCl2
Tàn que
đóm
- Trang 15-
Nêu hiện tượng xảy ra? Giải thích? Viết phương trình
phản ứng?
KNO3
Hướng dẫn: Tàn đóm bùng cháy
Bài 13: Trong phòng thí nghiệm, điều chế và thu khí NO2 như hình vẽ sau:
Bông tẩm Ca(OH)2
a. Vì sao chọn Cu để điều chế NO2?
HNO3 đặc
Có thể dùng kim loại khác được không?
Cu
b. Tại sao phải dùng bông tẩm Ca(OH)2 nút
vào đầu ống nghiệm đựng NO2? Ngoài Ca(OH)2
còn có thể sử dụng hợp chất nào?
Hướng dẫn: a. Cu tác dụng với HNO3 chỉ tạo NO2.
b. Dùng các chất kiềm mạnh như Ca(OH)2, NaOH…
Bài 14: Cho thí nghiệm khí NH3 tác dụng
với oxi không khí như hình vẽ:
a.Mô tả hiện tượng? Viết các pthh xảy ra, cho
biết vai trò các chất trong phản ứng?
b. Khi có plantin làm chất xúc tác thì
sản phẩm thu được là gì? Viết phương trình
phản ứng?
Hướng dẫn: b. Thu được khí NO
Bài 15: Hình vẽ sau mô tả chu trình nitơ trong tự nhiên.
Trong tự nhiên nitơ có ở đâu? Tồn tại ở dạng nào? Nitơ luân chuyển trong tự nhiên
như thế nào?
Bài 16: Trong công nghiệp, NH3 được điều chế theo hình vẽ sau:
- Trang 16-
a. Mô tả quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp?
b. Để tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp NH3 cần thực hiện với điều kiện nào?
Hướng dẫn: b. + Nhiệt độ: 450 - 5000C
+ Áp suất cao: 200 -300atm
+ Chất xúc tác: Sắt kim loại trộn thêm Al2O3, K2O…
Bài 17: Cho hỗn hợp các khí: N2, O2, Cl2 , CO2, SO2, HCl và H2O. Trong phòng thí
nghiệm có các dụng cụ bình tam giác, ống dẫn khí, pipet, ống hút, muỗng thuỷ tinh,
đèn cồn, nút cao su và hoá chất: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 đặc, bột Cu.
Hãy vẽ hình lắp đặt các dụng cụ kèm hoá chất cần thiết để thu được N2 tinh khiết?
Giải thích cách lắp đặt đó, viết phương trình minh hoạ (nếu có)?
Hướng dẫn:
Hỗn hợp khí
N2, H2O
CO2, SO2, HCl, H2O
N2
Cu
(1)
(2)
Bài 18: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ.
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch kiềm
mạnh (KOH, NaOH…) vào dung
dịch muối Amôni (NH4+)? Giải thích?
Viết phương trình phản ứng?
(3)
Quỳ ẩm
OH −
NH4+
Hướng dẫn: Khí NH3 thoát ra làm giấy quỳ hoá xanh
Bài 19: Thực hiện hai thí nghiệm như hình vẽ sau:
6,4 gam Cu
V1(l) NO
V2(l) NO
100 ml NaNO3 1M
- Trang 17và HCl 1M
100 ml HNO3 1M
So sánh V1 và V2? ( Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Hướng dẫn: V1 = V2.
Bài 20: Hình ảnh sau mô tả hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng đó? Viết phương
trình phản ứng (nếu có).
Hướng dẫn: Hiện tượng mưa axit.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Trường THPT Nông Cống là một trường mới thành lập, HS có chất lượng
đầu vào thấp, thiếu các kiến thức căn bản, khả năng tiếp thu chậm. Sự hứng thú với
học tập nói chung và môn hoá nói riêng có nhiều hạn chế… Do vậy, quá trình giảng
dạy gặp nhiều khó khăn. GV một mặt phải xây dựng trong các em sự hứng thú
trong học tập, mặt khác từng bước nâng cao chất lượng học và hành, cũng như xây
dựng và phát huy năng lực HS. …
Để khắc phục khó khăn đó, trong quá trình giảng dạy, mặc dù còn chưa có
nhiều kinh nghiệm nhưng bản thân tôi đã mạnh dạn xây dựng và áp dụng các
phương pháp, hình thức học tập mới. Và SKKN này là một trong những hình thức
học tập mà tôi đã sử dụng trong học kì I, năm học 2014-2015 đối với lớp 11C8 –
Trường THPT Nông Cống.
Trong quá trình áp dụng, cùng với việc theo dõi sát sao tình hình học tập của
HS, tôi đã nhận thấy được sự chuyển biến tích cực về thái độ và chất lượng trong
học tập. Sau quá trình giảng dạy, đã thực hiện khảo sát đối với lớp thực nghiệm về
hai mặt định tính và định lượng, so sánh với lớp giảng dạy theo hình thức cũ, kết
quả cụ thể như sau:
- Vê mặt dịnh tính:
Khảo sát mức độ hứng thú của HS đối với bộ môn.
Lớp
Mức độ
Lớp 11C8
(Sĩ số 39)
Lớp thực nghiệm
- Trang 18-
SL
%
Rất hứng thú
22
56,41
Hứng thú
9
23,1
Bình thường
5
12,8
Không hứng thú
3
7,69
- Định lượng: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết phần Nito – Photpho của 2 lớp 11A8 và
11C8 trong học kì I- năm học 2014-2015.
Năm học
Lớp 11A8
Lớp 11C8
(Sĩ số 34)
Lớp đối chứng)
(Sĩ số 39)
Lớp thực nghiệm
SL
%
SL
%
Giỏi
1
2,94
2
5,1
Khá
3
8,82
10
25,6
TB
15
44,12
24
61,54
Yếu
10
29,4
3
7,76
Kém
5
14,72
0
0
Xếp loại
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy giờ học đối với lớp thực nghiệm sinh
động, hấp dẫn. HS hứng thú với bài học, chủ động quan sát, tư duy, phân tích, tổng
hợp… Tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của bài học.
Ngoài nội dung lí thuyết, HS tích cực tham gia vào các tình huống thực tiễn,
rèn luyện được kĩ năng tiến hành thí nghiệm… Điều đó làm kết quả học tập của HS
được nâng cao.
Như vậy bài tập sơ đồ, hình vẽ là một trong những phương tiện dạy học cần
tăng cường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phát huy năng lực HS.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
Nội dung đề tài đề cập đến một trong những phương tiện dạy học góp phần xây
dựng và phát triển năng lực của HS trong chương trình “định hướng năng lực”. Đề
tài giúp HS thêm hứng thú với bài học, kích thích khả năng nhận thức và tư duy của
HS, rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp…
- Trang 19-
Trong đề tài này, tôi đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu đề ra: đề cập đến
chương trình “định hướng năng lực”, tìm hiểu các vấn đề về BTHH, bài tập sơ đồ hình vẽ trong chương trình “định hướng năng lực”, thực trạng của vấn đề, xây dựng
được một số bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ phần Nito- Hóa học 11 theo định
hướng phát triển năng lực HS, tiến hành dạy thực nghiệm và lấy ý kiến phản hồi của
HS nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
Qua phân tích kết quả cho thấy, việc sử dụng bài tập về sơ đồ, hình vẽ trong dạy
học hóa học có tầm quan trọng đặc biệt để nâng cao chất lượng môn học. Giúp HS
nhớ và nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy, hình thành kỹ
năng, kỹ xảo, ứng dụng hóa học vào thực tiễn. Từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề và
căng thẳng của khối lượng kiến thức, gây hứng thú, say mê và tạo động cơ học tập
cho HS. Thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức để xây dựng và sử dụng bài tập
có sử dụng sơ đồ, hình vẽ chiếm tỉ lệ không nhỏ, được thể hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau. Do vậy, để áp dụng và phát triển hơn nữa về đề tài này là cần thiết, và
rất khả quan. Đề tài sẽ là một trong những yếu tố chính trong việc hoàn thành đổi
mới chương trình, cũng như PPDH và KTĐG.
II. ĐỀ XUẤT:
Trên cơ sở hiệu quả thu được tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Sách giáo khoa mới cần tăng cường số lượng bài tập về sơ đồ, hình vẽ, nhất là bài
tập hình vẽ.
- Tăng cường số lượng bài tập về sơ đồ, hình vẽ trong các đề thi.
- Tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, trang thiết bị thí nghiệm nhằm
trợ giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiều và nâng cao chất lượng dạy –học.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển HTBT sơ đồ, hình vẽ tạo nên một hệ thống đa
dạng, ứng dụng rộng rãi trong dạy học và KTĐG trong nhà trường phổ thông.
Trong quá trình thực hiện đề tài này đã giúp tôi nâng cao nâng cao năng lực
chuyên môn, phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực. Mặc dù
có nhiều cố gắng và nỗ lực tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các
thầy cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện đề tài . ⁄.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 01 năm 2014
CAM KẾT KHÔNG COPPY
LÊ THANH QUYẾT
- Trang 20-