Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đan phượng TP hà nội giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334 KB, 63 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng
như không có sự tồn tại của con người. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của
đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và
quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đất đai trong sự phát triển kinh
tế - xã hội, cho đến nay, Nhà nước vẫn luôn chú trọng đối với công tác quản
lý đất đai nói chung và công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nói riêng thông qua các văn bản luật và ngày càng được hoàn
thiện hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Nhà nước với công tác quản
lý Nhà nước về đất đai.
“Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất” là một nội dung quan trọng trong 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điểm e Điều 6 Luật đất
đai năm 2003. Đây là là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về đất đai và xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý, xác nhận
mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Là yếu tố quan
trọng giúp cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai nắm chắc quỹ đất về số lượng
và chất lượng của từng địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời góp
phần hoàn thiện hồ sơ địa chính.
Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội đã được tiến hành đồng loạt,



2

cùng với các địa phương khác trên địa bàn nói riêng và địa bàn cả nước nói
chung. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
huyện, phân tích những nguyên nhân tồn tại, từ đó định hướng cho công tác
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường
sinh thái. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đăng ký đất đai
cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất huyện Đan Phượng- TP Hà Nội vẫn
còn những tồn tại và hạn chế về số lượng và chất lượng.
Từ những nhận định trên, cũng như nhận thức được vai trò quan trọng
của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Được
sự phân công của khoa Quản lý đất đai - Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Thạc sĩ Bùi Thị
Then, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Đánh giá tình hình đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan
Phượng- TP Hà Nội giai đoạn từ năm 2005 đến nay”.
2. Mục đích, yêu cầu.
2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đât trên địa bàn huyện Đan Phượng - TP. Hà Nội giai đoạn từ 2005 đến
nay
- Phân tích những nguyên nhân tồn tại trong công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
2.2. Yêu cầu
- Nắm chắc Luật đất đai và các quy định của Nhà nước về đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



3

- Số liệu điều tra thu thập chính xác, khách quan, trung thực phản ánh
đúng hiện trạng.
- Các kiến nghị, đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng
của địa phương.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Tình hình công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở một số nước trên thế giới
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, ta thấy quan hệ sở hữu đất
đai và hình thức sở hữu đất đai tùy thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích
của giai cấp thống trị.
Đất đai là sở hữu của toàn dân thuộc sự thống nhất quản lí của Nhà nước. Ở
mỗi nước trên thế giới quan hệ sở hữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai là
khác nhau.
- Nước Mỹ: Ở Nước Mỹ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống
nhất quản lý.
Nước Mỹ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nước
Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và được hoat động trong
một hệ thống máy tính.
Vì vậy, khả năng cập nhật các thông tin về đất đai rất nhanh chóng và đầy đủ.
Công tác cấp GCNQSD đất tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là một trong các
điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.
- Nước Pháp: Ở Nước Pháp đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Nước Pháp đã thiết lập được hệ thống thông tin hoá, được nối mạng truy cập

từ trung ương đến địa phương. Nhờ vậy mà việc cập nhật về tình hình biến
động đất đai trong nước rất nhanh chóng, thường xuyên và chính xác từng
khu vực, từng thửa đất.
Nước Pháp không cấp GCNQSD đất, họ quản lí đất đai dựa trên tư liệu
đã được thông tin hóa. Mỗi chủ sử dụng được cấp một trích lục địa chính cho
phép chứng thư chính xác của tư liệu địa chính đối với bất kỳ một bất động
sản nào cần đăng ký.


5

- Nước Thái Lan: đã tiến hành cấp GCNQSD đất, việc cấp GCNQSD đất
được chia thành 3 loại:
- Mảnh đất không có tranh chấp và các chủ sử dụng đất hợp pháp thì được cấp
GCNQSD đất là bìa đỏ.
- Các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng thì được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bìa xanh. Nếu xác minh rõ ràng
được mảnh đất thì sẽ được chuyển sang cấp bìa đỏ.
- Các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là bìa vàng. Nhà nước sẽ xem xét các quyết định xử lí cho
phù hợp, mảnh đất đó hợp pháp thì sẽ được chuyển sang cấp bìa đỏ.
1.1.2. Tình hình công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở Việt Nam
Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục
đích thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ để Nhà nước thực hiện việc quản lý thường
xuyên đối với đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng yên tâm sản xuất trên
mảnh đất của mình đảm bảo cho mỗi tấc đất đều sử dụng có hiệu quả và thực
hiện mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước theo đúng quy định về pháp luật.
Tổ chức ngành Địa chính: Tổng cục Địa chính thành lập theo Nghị định
12/1994/NĐ-CP ngày 22/2/1994, trên cơ sở sát nhập Tổng cục ruộng đất và

Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước.
Ngày 23/4/1994 Chính phủ ra Nghị định 34/1994/NĐ-CP cho phép
ngành Địa chính được tổ chức thành 4 cấp từ trung ương xuống địa phương.
Riêng các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập trên cơ sở địa chính nhà đất. Tất cả 604 đơn vị cấp huyện, quận đã có
phòng Địa chính, Đăk Lăk và Quảng Ngãi thành lập phòng Địa chính nông
nghiệp.
Ngày 01/8/2002 kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI đã thông qua


6

việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 11/11/2002 Chính phủ ra Nghị định 91/2002/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Đến nay, theo tổng kết Vụ pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường
cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường có 12.133 cán bộ công nhân viên
đang công tác ở Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi
trường các quận, huyện; có trình độ đại học, trên đại học, trung cấp và các cán
bộ công nhân viên khác. Hiện đã thành lập 100% các Sở Tài nguyên và Môi
trường ở các tỉnh, thành phố. Các xã đều có cán bộ địa chính, ngày một hoàn
thiện hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành từ Trung ương
xuống địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Theo Quyết định số 272/2007/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự
nhiên của cả nước là 33.121.159 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 24.822.560 ha chiếm 75% tổng diện
tích tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.232.715 ha chiếm 10% tổng diện
tích tự nhiên.

- Diện tích chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây: 5.065.884 ha
chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên.
Sau gần 10 năm thực hiện Luật đất đai 2003,công tác đăng ký đất đai
cấp GCNQSDĐ trong cả nước đạt kết quả như sau:
- 10 tỉnh trong cả nước hoàn thành việc cấp GCNQSD, đạt trên 90%
diện tích các loại đất chính. Bên cạnh đó có 10 tỉnh đạt kết quả cấp
GCNQSDĐ các loại đất chính đạt thấp dưới 60%.
a. Đối với đất sản xuất nông nghiệp:
Thực hiện Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ,


7

Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh hoàn thiện
việc giao đất và cấp GCNQSD đất nông nghiệp. Tính đến nay cả nước đã cấp
được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.504 ha đạt 81.3% so với diện tích
cần cấp, trong đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 13.388.099 giấy với diện
tích 6.935.931 ha, cấp cho tổ chức 4.796 giấy với diện tích 477.573 ha. Đã có
29 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSD đất cho sản xuất nông nghiệp
(đạt trên 90%); có 04 tỉnh đạt từ 80% đến 90%; có 16 tỉnh đạt từ 70% đến
85%; các tỉnh còn lại đạt được 70%; đặc biệt còn 03 tỉnh đạt tỷ lệ thấp gồm
Lai Châu (đạt 24,6%), ĐakNông (đạt 42.4%); Yên Bái (46.2%).
b. Đối với đất lâm nghiệp:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 1.085.952 giấy với diện
tích7.739.894 ha đạt 59.2% diện tích cần cấp giấy; trong đó có 11 tỉnh cơ bản
hàon thành đạt trên 90%, có 06 tỉnh đạt từ 85% đến 90%, có 07 tỉnh đạt từ
70% đến 85%; các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt có các tỉnh chỉ đạt dưới
30% như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau.
c. Đối với đất nuôi trồng thủy sản:

Tính đến nay cả nước đã cấp được 641.065 giấy với diện tích
478.000ha đạt 68,73% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 07 tỉnh đã cơ
bản hoàn thành (đạt trên 90%); có 5 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các tỉnh còn lại
đạt dưới 70%, trong đó có 19 tỉnh đạt dưới 10%. Đa số đất nuôi trồng thủy
sản mới được hình thành gần đây, hầu như các thửa đất đều có quyết định
giao đất, cho thuê đất nên việc cấp GCN không gặp khó khăn, nếu các tỉnh tập
trung sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn.
d. Đối với đất ở đô thị:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 2.698.161 giấy với diện tích 58.929
ha đạt 56.9% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 7 tỉnh cơ bản đã hoàn


8

thành (đạt trên 90%), có 18 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các tỉnh còn lại đạt dưới
30%. Từ ngày 01/7/2006 loại đất này được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở.
e. Đối với đất ở nông thôn:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 6.997.345 giấy với diện tích 211.267
ha đạt 38% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 5 tỉnh cơ bản đã hoàn
thành (đạt trên 90%), có 18 tỉnh đạt trên 50%; các tỉnh còn lại đạt dưới 50%.
Trong đó có 26 tỉnh đạt dưới 30%; việc cấp GCN cho đất chuyên dùng còn
đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung thực hiện.
g. Đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 9.504 giấy với diện tích 3.212 ha đạt
17% so với diện tích cần cấp giấy. Việc cấp GCN cho loại đất này được thực
hiện nhiều nhất ở: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng.
Ngoài ra một số công tác khác cũng được các ngành, các cấp quan tâm
và triển khai thực hiện.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 62 tỉnh trong cả nước

đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 100% các tỉnh đã hoàn
thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2001-2005 và 57 tỉnh đã xây dựng xong
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006-2010).
Việc giao đất, thu hồi đất: đến nay đã có 7.987 dự án được giao đất,
thuê đất với diện tích hơn184.179 ha, trong đó có 89.654 đất được giao không
thu tiền sử dụng đất, 8306 ha đất được giao có thu tiền, có 1781 dự án xin
chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 10.061 ha. Thu hồi được
7.289 ha đất do vi phạm pháp luật đất đai trong đó có 7.056 ha đất được thu
hồi do vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 38 Luật đất đai năm 2003 đạt 65%
diện tích đất phải thu hồi trong diện này.


9

Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong những năm qua thanh tra các cấp
đã tiến hành hơn 12.000 cuộc thanh tra ở các tỉnh, thành phố, phát hiện
51.000 trường hợp vi phạm pháp Luật đất đai, xử lý 27.400 vụ, giải quyết
79% đơn thư khiếu nại, tố cáo.
1.1.3.Tình hình công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
1.1.3.1. Thực trạng công tác kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng
Hiện nay công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của các chủ sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, trên địa bàn các xã của huyện không được chỉ đạo tiến hành kê khai
một cách đồng loạt. Việc kê khai đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất chưa được tiếp nhận tại bộ phận Một cửa của UBND các xã, thị
trấn và việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do các
hộ gia đình, cá nhân có đất tự liên hệ với cán bộ địa chính xã để được hướng

dẫn lập hồ sơ kê khai, sau đó cán bộ địa chính xã hoàn thiện hồ sơ để hội
đồng xét cấp giấy chứng nhận tổ chức xét duyệt.
Trên thực tế hiện nay, các xã, thị trấn khi lập hồ sơ để hội đồng xét
duyệt, cán bộ địa chính xã chỉ lập những trường hợp cơ bản đủ điều kiện để
hội đồng xét duyệt còn hầu hết những trường hợp có vướng mắc cán bộ địa
chính các xã thường không tiếp nhận đơn và không đưa ra để hội đồng xét.
2.1.3.2. Tình hình xét duyệt hồ sơ tại cấp Xã
Để thực hiện việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình sử dụng đất trên địa bàn quản lý, các xã, thị trấn phải
thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận:
- Thành phần Hội đồng xét cấp GCNQSD đất gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn – Chủ tịch Hội đồng;


10

+ Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phụ trách đất đai Ủy viên thường trực;
+ Cán bộ địa chính xã, thị trấn - Ủy viên thường trực;
+ Cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường, xã, thị trấn - Ủy viên;
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn – Ủy viên;
+ Cán bộ Tư pháp xã, thị trấn – Ủy viên;
+ Trưởng Công an xã, thị trấn - Ủy viên;
+ Cụm trưởng các cụm dân cư - Ủy viên;
Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xây dựng quy chế
làm việc; tổ chức cho người đang sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất
làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận, phân loại hồ sơ, thẩm tra, xác minh hồ sơ
và hiện trạng sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, lấy ý kiến của khu
dân cư đối với trường hợp không có giấy tờ về đất; đối chiếu với hồ sơ quản
lý đất đai, quy hoạch, lập biên bản ghi ý kiến về nguồn gốc sử dụng đất, loại
đất, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định, trình trạng tranh chấp đất đai, sự

phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt, sự phù hợp với quy định về hành
lang bảo vệ các công trình, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Trên cơ sở biên bản của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận, Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, xác nhận các nội dung vào đơn, công bố công
khai kết quả kiểm tra, sau 15 ngày công khai kết quả xét duyệt UBND xã, thị
trấn lập Biên bản kết thúc công khai kết quả xét duyệt, sau đó chuyển hồ sơ
xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đến Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất Huyện.
2.1.3.3 Tình hình xét duyệt hồ sơ ở cấp Huyện
Sau khi việc phân loại hồ sơ kê khai đăng ký tại các xã, các xã gửi hồ sơ, tờ
trình lên cấp huyện để cấp này tổ chức xét duỵêt hồ sơ.
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:


11

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp
cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về
quyền sử dụng đất, và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì viết Giấy chứng nhận và
gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định; đồng thời gửi số liệu địa
chính và tài sản gắn liền với đất đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài
chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng
nhận làm thông báo gửi UBND xã, thị trấn để thông báo cho người xin cấp
Giấy chứng nhận biết;
Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được phiếu gửi số liệu địa chính, cơ quan Thuế có trách nhiệm xác định nghĩa
vụ tài chính gửi lại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
* Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên
và Môi trường thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân
huyện cấp Giấy chứng nhận.
Sau khi cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá ba (03) ngày
làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện căn cứ thông báo
thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân
phường, xã, thị trấn và người được cấp Giấy chứng nhận nộp nghĩa vụ tài
chính;
Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc sau khi người được
cấp Giấy chứng nhận nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thu giấy tờ gốc về đất, vào
sổ cấp Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.


12

1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Các văn bản pháp lý
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách
đất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm
vi cả nước. Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữu Nhà nước về đất đai được
xác định là duy nhất và thống nhất, đảm bảo đúng mục tiêu “ Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai
năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá
XI, kỳ họp thứ 4 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 thay thế cho Luật
đất đai năm 1988, 2001. Luật đất đai năm 2003 cũng khẳng định rõ: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Luật đất đai năm 2003 quy định rõ 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất

đai:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
3.. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.


13

9. Quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại các vi phạm về đất
đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Luật đất đai năm 2003, phân rõ từng loại đất theo mục đích sử dụng
đất. Có 03 nhóm đất chính:
-

Đất nông nghiệp


-

Đất phi nông nghiệp

-

Đất chưa sử dụng

Để thực hiện tốt hơn nữa Luật đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành rất nhiều văn bản dưới luật nhằm từng bước quản lý đất đai một cách
chặt chẽ. Chính phủ đã ban hành các văn bản:
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất;
Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai;
Chỉ thị số 05/2004/TTg-CP ngày 9/2/2004 của Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật đất đai năm 2003 (trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy
mạnh, hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005);


14

Thông tư 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng

dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng
đất;
Thông tư 06/2007/TT-BTN&MT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
84/NĐ- CP;
Thông tư 08/2007/TT-TNMT ngày 08/02/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư 09/2007/TT-TNMT ngày 08/02/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ;
Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ;
Đặc biệt để đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ quỹ đất hiện có cùng với
các văn bản luật, dưới luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên đất đai và môi trường;
Quyết định số 158/2004/QĐ-UBND ngày 25/12/2002 của UBND thành
phố Hà Nội quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển
quyền sở hữu nhà trên địa bàn;


15

Quyết định số 116/2004/QĐ-UB ngày 29/7/2004 của UBND thành phố
Hà Nội quy định tạm thời về chế độ thu tiền sử dụng đất khi cấp GCNQSDĐ,

thực hiện Nghị định 60/CP; 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ;
Quyết định số 192/QĐ-UB ngày 24/3/2004 của UBND thành phố Hà
Nội về việc tiếp tục phân cấp cho quận, huyện quyết định cấp GCNQSDĐ;
Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND thành phố
Hà Nội về việc “Ban hành quy định về cấp GCNQSD đất ở trên địa bàn thành
phố Hà Nội”;
Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 27/7/2005 và Quyết định số
213/2005/QĐ-UB ngày 09/12/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa
đổi, bổ sung một số Điều, Khoản của Quy định ban hành kèm theo Quyết
định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội;
Quyết định số 38/QĐ-UB ngày 29/3/2005 của UBND thành phố Hà
Nội về việc ban hành Quy tình bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị
định 61/CP;
Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 03/01/2006 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm
2006;
Quyết định số 148/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành “Quy chế về cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức trong
nước, tổ chức cá nhân nước ngoài và cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà
Nội;
Hướng dẫn tạm thời 3745/HD-TNMT&NĐ ngày 19/9/2005 của Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất về trình tự, thủ tục đính chính, cấp đổi, cấp lại
GCNQSDĐ của hộ gia đình, cá nhân khi bị sai sót, hư hỏng, rách nát, mất
hoặc hợp thức hoá việc đăng ký sang tên chuyển nhượng;


16

Cho đến hết năm 2007, trên địa bàn huyện Đan Phượng thực hiện công
tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB

ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc “ Ban hành quy định
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
Năm 2008, 2009, 2010 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định 23/QĐUBND ngày 09/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội “về việc ban hành quy
định về cấp GCNQSDĐ cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
1.2.2. Đối tượng được đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
1.2.2.1. Đối tượng được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
- Chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền thay mặt cho hộ gia đình thực
hiện kê khai đăng ký đất. Trong trường hợp chủ hộ uỷ quyền cho người kê
khai đăng ký. người đứng tên trong hồ sơ đăng ký vẫn phải ghi tên chủ hộ.
- Cá nhân sử dụng đất hoặc người được uỷ quyền hợp pháp thực hiện kê khai
đăng ký đất.
1.2.2.2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 50 luật đất đai 2003
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng
dân cư đang sử dụng đất.
- Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường thị
trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau thì
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng
đất:


17

- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan
có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà

miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; giấy tờ giao nhà
tình nghĩa gắn liền với đất
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15/10/93, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử
dụng trước ngày 15/10/93
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng
đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan,
nhưng đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục
chuyển quyền sử dụngđất theo quy định của nhân dân xã, phường, thị trấn xác
nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và không phải nộp tiền sủ dụng đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi,
hải đảo, nay thuộc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử


18

dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì đựoc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quyđịnh

theo khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày
15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xác nhận là đất không
có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không
phải nộp tiền sử dụng đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
Toà án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
của cơ quan nhà nước có thẩm quỳên đã được thi hành thì được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/93
đến trước ngày luật này thi hành 01/7/ 04 nay được uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận quyền sử dụng đất không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng
đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử
dụng đất theo quy định của Chính Phủ.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15/10/93 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành
mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất khi có các điều kiện sau đây:


19

+ Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất

sử dụng chung của cộng đồng và không có tranh chấp.
1.2.3. Điều kiện và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.2.3.1 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất sẽ được cấp GCNQSD đất khi:
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 50, 51 Luật đất
đai 2003;
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích xã, phường, thị trấn);
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê (từ ngày
15/10/1993);
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng
đất;
- Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; hoặc Nhà nước thanh lý, hoá giá
nhà ở gắn liền với đất ở;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi sử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử
dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới hình thành do
các bên góp bằng quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất thuê, thuê lại của doanh nghiệp đầu tư xây dựng,
kinh doanh hạ tầng( trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế);
- Người sử dụng đất xin tách thửa, hợp thửa đất mà pháp luật cho phép
(phù hợp với quy hoạch chi tiết);
- Người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
có biến động về ranh giới thửa đất do:


20

+ Có quyết định công nhận kết quả hoà giải thành công;

+ Có quyết định về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức;
+ Thoả thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp. bảo lãnh;
+ Có quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai;
+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan thi
hành án;
+ Có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
+ Có văn bản thoả thuận chia tách quyền sử dụng đất của hộ hoặc nhóm
người sử dụng đất;
- Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
1.2.3.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục cấp GCNQSD đất được quy định tại Nghị định 88/2009/NĐCP và thông tư số 20/2010/TT-BTNMT như sau:
- Cơ quan tiếp nhận và trả GCNQSD đất: Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất cấp huyện hoặc UBND xã.
- Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;
d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại
khoản 1 Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây
dựng;
đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật (nếu có);


21

e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ
quy định tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây

dựng).
Thời hạn nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Không quá năm mươi
(50) ngày làm việc.
I.2.4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền cấp GCNQSD đất được quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2003
như sau:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổchức cá nhân nước ngoài.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền cho cơ quan
quản lý cùng cấp trong một số trường hợp cụ thể. Điều kiện được uỷ quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất được quy định theo Điều 56 Nghị định
181/NĐ-CP ngày 29/10/2004.


22

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: Từ ngày 14 / 01/2013 đến ngày 31/3/2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất

- Điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả thực hiện công tác
đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất tại địa phương.
- Các kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết.
- Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai,
cấp GCNQSD đất.
2.3.Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Thừa kế những số liệu, tài liệu của những người đi trước. Đồng thời bổ
sung những vấn đề nội dung mới phù hợp với nội dung nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp điều tra cơ bản:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu tại phòng ban thuộc Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng, qua mạng Internet, sách báo…
Nghiên cứu các văn bản luật, điều luật về công tác đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và số liệu tài liệu khác liên quan
như: diện tích, vị trí, khoảng cách, mục đích sử dụng đất…


23

Tổng hợp toàn bộ các số liệu, tài liệu về công tác đăng ký quyền sử
dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3.4. Phương pháp so sánh, phân tích:
Từ những số liệu tổng hợp, ta tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá
tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương. Từ đó, đề xuất các giải
pháp để giải quyết tốt nhất trong công tác này.



24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội của huyện Đan Phượng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đan Phượng là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội,
cách trung tâm thu đô Hà Nội 18 km. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Nam giáp huyện Hoài Đức;
- Phía Đông giáp Từ Liêm;
- Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.
Là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Cơ bản địa hình của huyện được chia thành 2 vùng chính
là vùng bãi bồi và vùng đồng bằng.
Đan Phượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia
thành 4 mùa khá rõ nét là xuân, hạ, thu và đông.
Huyện Đan Phượng có 2 nhánh sông chính chảy qua là sông Hồng và
sông Đáy. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc
tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của huyện.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Bảng 3.1: Các loại đất của huyện Đan Phượng
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4


Loại đất
Tổng diện tích điều tra
Nhóm đất phù sa (Fluvisoils)
Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít
chua
Đất phù sa ít được bồi, trung tính, ít chua
Đất phù sa trung tính
Đất phù sa glây trung tính, ít chua

Ký hiệu

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)
4.336.84
4.147.37

(%)
56.19
95.64

Pbe

1.174.37

27.08


Pibe
Phe
Pge

365.97
1.917.41
690.21

8.44
44.21
15.92


25

1.2
1.2.1
1.2.2
2
3

Nhóm đất glây (Gley soils)
Đất glây giàu mùn, trung tính, ít chua
Đất glây giàu mùn, trung tính
Sông hồ, mặt nước
Các loại đất khác
Tổng diện tích tự nhiên

Gue
Gu


188.88
96.88
92
1.076.66
2.304.81
7735.48

4.36
2.23
2.12
13.95
29.86
100

b. Tài nguyên nước
Nhìn chung, nguồn nước của huyện Đan Phượng được cung cấp khá
dồi dào và ổn định. Bao gồm nguồn nước mặt từ sông, ao hồ và nguồn nước
ngầm. Việc khai thác và sử dụng còn khá tùy tiện, không hợp lý dẫn đến
tinh trạng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần có các biện
pháp khai thác và sủ dụng nguồn nước hợp lý và tiết kiệm hơn, chú trộng
nâng cao chất lượng nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu của người dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
3.1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2005 đến nay, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) trên địa
bàn huyện tăng trưởng nhanh. Tăng trưởng kinh tế chung tăng nhanh, đạt
188.31%, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng tăng rất cao (đạt 37.33%)
3.1.2.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều

hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2005, tính trên địa bàn huyện, tỷ trọng
các ngành nông nghiệp – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ đạt theo thứ tự
31.05% - 41.65% - 27.3%. Nhưng ước đạt năm 2015, tỷ trọng tăng từ 16.23%
- 54.61% -33.16.
3.1.2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp


×