Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

luận văn trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.33 KB, 61 trang )

Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mục đích của pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của
mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong xã hội của
Nhà nước, nảy sinh từ các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất cũng như các nhu cầu
khác trong cuộc sống hàng ngày, những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người đòi
hỏi phải có những phương tiện pháp lý mới nhằm điều chỉnh nhằm ổn định xã hội. Do
vậy, sự ra đời của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế
định dân sự độc lập, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thiệt hại là một điều tất
yếu. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi
phục lại các quyền tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của Nhà nước, cá nhân,
tổ chức, pháp nhân. Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi và
bảo đảm quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại yêu cầu cần xác định được đúng người có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân là một vấn đề quan trọng nhằm xác định người có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại để tạo ra tính khả thi cho việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến bồi
thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được
thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời”.
Ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật tuy đã
được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại Chương XXI: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (từ Điều 604 đến 630 Bộ luật dân sự 2005) và một số văn bản pháp
luật dưới Bộ luật dân sự khác. Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật,
những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn
đề nan giải khi tiếp cận.
Nhận thức được tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cũng như vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm bồi thường đối với
sự công bằng và phát triển của xã hội, người viết đã chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi


thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện
hành” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích chọn đề tài
Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó,
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

1

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật
trong thực tiễn và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
vấn đề này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng mà cụ thể là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân” mà không đi vào nghiên cứu trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các chủ thể khác.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu đề tài tác
giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân.
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

2

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng được áp dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội ngày nay.
Để làm rõ thêm vấn đề này, người viết xin giới thiệu sơ lược lý luận về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xã hội luôn luôn là tổng hòa của các mối quan hệ đa dạng và phức tạp và cần

đến sự điều chỉnh của pháp luật. Chính từ sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã
hội nên yêu cầu pháp luật cũng cần có một cơ chế điều chỉnh đa dạng và phù hợp, xuất
phát từ đây mà nhiều quan hệ pháp luật đã ra đời trong đó có quan hệ về nghĩa vụ dân
sự. Trong quan hệ này khi chủ thể tham gia không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết kể cả thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định
thì phải gánh chịu về mình những hậu quả bất lợi. Hậu quả bất lợi này thể hiện thông
qua việc giải quyết “trách nhiệm dân sự” giữa người có quyền với người có nghĩa vụ
và được thực hiện theo nguyên tắc bên có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại sẽ phải
bồi thường. Theo Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp tại phần thuật ngữ
pháp luật dân sự có đưa khái niệm về trách nhiệm dân sự như sau: “Trách nhiệm dân
sự (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi
phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự
(theo nghĩa hẹp) là các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách
nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình”1.
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi, họ phải chịu trách nhiệm dân sự là do chính những hành vi sai trái của mình.
Hành vi của các chủ thể có thể là vi phạm hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết) hoặc do hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy,
1

Tạp chí Dân chủ & Pháp luật của Bộ Tư pháp số chuyên đề về Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

3

SVTH: Đỗ Thanh Tùng



Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
trách nhiệm dân sự có thể chia thành hai loại đó là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Thực tiễn đời sống hàng ngày của chúng ta xảy ra rất nhiều các thiệt hại về tài
sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín
của tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại này rất đa dạng, có thể là do tác
động của các yếu tố tự nhiên bên ngoài, tác động bởi hoàn cảnh khách quan hay hành
vi của con người,…trong đó phần lớn là do các hành vi trái pháp luật của con người
mang lại. Trước những hành vi xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ cho nên Nhà nước cần đề ra những biện pháp để
ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Kế thừa Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 của nước
ta ghi nhận: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…” 2. Thể chế hoá các quy định về vấn đề này
của Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2005 tại đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc
chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” 3. Điều này có nghĩa là một người
nào đó gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi
một người gây thiệt hại cho người khác sẽ làm phát sinh mối quan hệ bồi thường thiệt
hại giữa họ và người bị thiệt hại. Quan hệ bồi thường thiệt hại này phát sinh từ hành vi
trái pháp luật của một bên chủ thể nhưng giữa các bên không có mối quan hệ hợp đồng
hoặc nếu có, thì vi phạm này không phải là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp
đồng, do đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể
mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi
vi phạm của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký
kết.
Như vậy, về cơ bản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát
sinh không phải từ quan hệ hợp đồng nhưng cũng không thể khẳng định một cách

cứng nhắc rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh không
phải từ hợp đồng. Nếu khẳng định như vậy thì sai lầm, phiến diện và thiếu căn cứ, bởi
lẽ ta không thể loại bỏ được khả năng nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh xuất
phát từ quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể. Ngoài ra, quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng còn xuất hiện trong rất nhiều trường hợp khác nhau.
Ví dụ: Như quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc thực hiện
2
3

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013.
Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

4

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
công việc không có uỷ quyền, ngay cả hợp đồng dân sự vô hiệu hay hành vi pháp lý
đơn phương cũng có thể trở thành nguyên nhân của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng và còn rất nhiều các trường hợp khác.
Qua những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng
hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về
nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết giữa các bên4.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà
theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người
khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra 5.
Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao
gồm:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra
thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng.
Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao
giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi thường
thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi phạm đề nghị giao
kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao
kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp
đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại
không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là trách
nhiệm theo hợp đồng.
Ví dụ: An thuê Bình đến sơn lại nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, Bình
đã ăn trộm chiếc điện thoại của An và đã bán cho người khác. Trong trường hợp này
không thể tìm lại chiếc điện thoại thì An chỉ có thể khởi kiện Bình yêu cầu bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng6.
ThS. Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
ThS. Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
6
/>4
5

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê


5

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp
đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là
hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ
có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu
người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong
hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể
là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì
lợi ích của người thứ ba bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là
người có quyền lợi liên quan và được đề cập đến trong hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách
nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định
ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát
sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay,
pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên
cơ sở các nghĩa vụ dân sự do Bộ luật dân sự quy định cho các chủ thể. Hành vi gây hại

không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào. Việc xác
định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của Bộ luật dân sự.
Ví dụ: Xe tải chở hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe tải và chủ
hàng. Xảy ra sự cố trên đường do lỗi của chủ xe tải dẫn đến thiệt hại của hàng chuyên chở;
thiệt hại về xe và người của một người đi xe máy. Trường hợp này đã phát sinh trách nhiệm
của chủ xe tải ở cả hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hàng
hóa đối với thiệt hại của chủ hàng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với
thiệt hại của người đi xe máy7.

1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, cùng các
7

http:WWW.nhandan.com.vn/phapluat/giai-dap-thac-mac/item/760702-.html

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

6

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
điều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là người
phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường để đảm bảo quyền lợi
cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng. Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhận
được đơn kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng trong vấn
đề này.
Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây ra thiệt hại

thì người đó phải bồi thường. Tuy nhiên điều kiện để trở thành một chủ thể tham gia
vào một quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy định
của pháp luật. Trong thực tế có rất nhiều hành vi gây thiệt hại cho người khác và hành
vi gây thiệt hại này cũng có thể là của bất kỳ cá nhân nào kể cả những người không đủ,
không có hoặc bị hạn chế năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khi một người
đã gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh,
nhưng nếu như người gây ra thiệt hại lại không có năng lực để tham gia vào quan hệ
pháp luật bồi thường thiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo
quyền lợi cho người bị thiệt hại.
Như vậy, khi thiệt hại xảy ra cần phải xác định trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc
về ai. Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ nếu không xác định được người phải bồi
thường thì quyền lợi của người bị thiệt hại không được đảm bảo. Chính vì vậy mà vấn
đề xác định cá nhân nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra.
Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là việc xác
định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệt
hại cụ thể, bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không.
Trách nhiệm của cá nhân chính là việc quy trách nhiệm bồi thường cho một chủ
thể, việc này có một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng: Cá nhân nào chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp cho việc giải quyết
vấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ dàng hơn, xác định đúng người có trách nhiệm
bồi thường sẽ tạo ra tính khả thi cho công tác thi hành án sau này; trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân để xác định trách nhiệm thuộc về ai, giảm bớt nguy cơ
việc lạm dụng việc mất năng lực hay không đầy đủ khả năng nhận thức của người
khác mà kích động họ gây thiệt hại cho người khác và thu lợi bất chính, đồng thời
nâng cao tinh thần, trách nhiệm của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo dục
những người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần.
Để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự thì người tham gia cần
đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một quan hệ pháp luật dân sự do vậy để trở
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê


7

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
thành chủ thể của quan hệ này thì người tham gia cũng cần phải có đầy đủ những điều
kiện về năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung. Bên cạnh đó, do đặc thù
riêng của quan hệ pháp luật này mà cần có thêm một số điều kiện nhất định.
Khi một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có nghĩa là chủ thể đó đang tham
gia vào một quan hệ pháp luật, do vậy người này cần phải có đầy đủ năng lực chủ thể
để tham gia vào một quan hệ pháp luật đó là độ tuổi và nhận thức (năng lực hành vi).
Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khi người đứng ra thực hiện
trách nhiệm bồi thường lại không phải là người đã trực tiếp gây ra thiệt hại mà họ phải
thực hiện trách nhiệm bồi thường là do lỗi quản lý của mình trong việc để thiệt hại xảy
ra. Do đó, một điều kiện cần để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
cho một chủ thể đó là mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi
thường.
Như vậy để xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cho một chủ thể cần
phải đáp ứng các điều kiện sau: (độ tuổi, nhận thức, mối quan hệ pháp lý giữa người
gây thiệt hại và người bồi thường).
- Thứ nhất: Độ tuổi.
Việc quy định độ tuổi là một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất hợp lý. Bởi vì khi một chủ thể tham gia vào
quan hệ bồi thường thiệt hại có nghĩa là chủ thể đang tham gia vào một quan hệ pháp
luật dân sự. Để có thể tham gia vào quan hệ này thì trước hết chủ thể này phải đáp ứng
được yêu cầu về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Theo quy định của
pháp luật thì năng lực chủ thể được cấu thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và

năng lực hành vi. Về năng lực pháp luật Bộ luật dân sự 2005 đã quy định “Năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết”8. Theo quy định này, mỗi cá nhân đang sống và tồn tại trong xã hội luôn luôn có
năng lực pháp luật dân sự có nghĩa là họ luôn có khả năng có quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì ngược lại. Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân hình thành khi đáp ứng những điều kiện nhất định về độ
tuổi và nhận thức. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành các mức
khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi của cá nhân. Theo quy định “Người thành niên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của
Bộ luật này”9. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18 Bộ luật dân sự
2005). Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, được phép tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự mình gánh chịu các nghĩa
8
9

Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005.
Điều 19 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

8

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
vụ dân sự.
Quy định độ tuổi là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự về việc

xác định năng lực hành vi dân sự (một trong hai yếu tố tạo thành năng lực chủ thể của
cá nhân). Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều kiện có thể tự mình gánh vác các nghĩa vụ
dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Sự phù hợp của việc quy định độ tuổi là yếu tố để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ngay trong Bộ luật dân sự 2005, đó
chính là sự tương thích giữa việc quy định độ tuổi để xác định năng lực hành vi dân sự
với việc căn cứ vào độ tuổi để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng độ tuổi là điều kiện không thể
thiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bất cứ một chủ
thể nào. Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong từng trường hợp cụ thể.
- Thứ hai: Nhận thức.
Cũng như độ tuổi khả năng nhận thức cũng là yếu tố tạo thành năng lực hành vi
dân sự của một chủ thể. Nếu một người tuy đã thành niên nhưng không thể nhận thức,
không làm chủ hành vi của mình, thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự và
không có năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật và cũng không thể
nào trở thành chủ thể có thể đứng ra gánh vác trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được ngay cả khi thiệt hại đó là do họ gây ra.
Khi phân tích về khả năng nhận thức của chủ thể ta thấy giữa khả năng nhận
thức và độ tuổi có mối quan hệ với nhau, chúng đều là hai yếu tố tạo thành năng lực
hành vi dân sự, nhưng khả năng nhận thức của con người lại phụ thuộc vào chính độ
tuổi. Con người chỉ có khả năng nhận thức đầy đủ khi đạt một độ tuổi nhất định, khi
chưa đạt độ tuổi này thì con người hoặc chưa có khả năng nhận thức hoặc là khả năng
nhận thức còn hạn chế. Có trường hợp người không có khả năng nhận thức nhưng
không phải do chưa đạt một độ tuổi nhất định mà do bị mất khả năng nhận thức của
mình. Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện
tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Nếu một người
đang có khả năng nhận thức nhưng lại bị mất đi thì nguyên nhân dẫn đến sự mất đi này
có thể là do người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến hậu quả

không thể nhận thức và làm chủ được bản thân mình. Do vậy, họ mất đi năng lực hành
vi, mất đi năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

9

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
Như vậy, để tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định thì chủ thể phải có đầy
đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thức được những gì
mình đang làm cũng như hậu quả của hành vi đó. Không có nhận thức có nghĩa họ
không thể biết được mình đang làm gì và việc làm đó có hậu quả ra sao. Việc quy định
nhận thức là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân là rất cần thiết. Người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể chính là người gây ra thiệt hại và cũng có thể
không phải là người gây ra thiệt hại. Việc thực hiện bồi thường ảnh hưởng đến chính
quyền lợi của họ do vậy họ phải nhận thức được việc mình đang làm và trách nhiệm
bồi thường sẽ không đặt ra với người không có khả năng nhận thức.
- Thứ ba: Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi
thường.
Thông thường chỉ cần đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thức thì
một chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật mà cụ thể ở đây là
tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi có đầy đủ năng lực chủ
thể thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay nói cách
khác là đã đủ điều kiện để cá nhân gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được đặt ra để

xác định cá nhân nào phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để giải quyết các tình
huống người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường. Việc xem xét mối quan hệ
pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường nhằm xác định đúng người
đại diện cho người gây thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ. Họ phải thực hiện việc bồi
thường dù họ không gây ra thiệt hại nhưng họ lại có lỗi trong việc quản lý người gây
thiệt hại. Nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình thì thiệt hại đã không
xảy ra. Lỗi của người phải bồi thường ở đây là lỗi trong việc quản lý người đã gây ra
thiệt hại.
Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường ở đây
có thể là mối quan hệ giữa người chưa thành niên dưới 15 tuổi với cha mẹ, giữa người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám hộ, với trường
học, bệnh viện, tổ chức khác.
Việc xác định đúng mối quan hệ này để tránh việc xác định nhầm người có
trách nhiệm bồi thường, chỉ có những người có trách nhiệm quản lý nhưng không thực
hiện đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra mới phải bồi thường.
1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

10

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
nhân
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm sau đây: do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện
bằng cưỡng chế Nhà nước….

- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan
hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 ở
Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự.
- Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả
mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ
dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là
điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của
một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ
các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất
lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người
khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là
một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi
thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng
cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị
thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại
thiệt hại cho người bị thiệt hại.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt
hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể
khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám
hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện
trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt
hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ những đặc điểm trên
ta có thể rút ra một số đặc điểm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

11

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
đồng.
*Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Là một loại trách nhiệm pháp lý, bắt buộc phải thực hiện, các bên chỉ có thể
thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức bồi thường.
- Các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Việc thực hiện nghĩa vụ trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông
thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở tự
do thỏa thuận của các bên.
1.3. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không bị coi là hình phạt mà
được xem như bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại đối với người, tổ chức bị
thiệt hại. Pháp luật ủng hộ người gây thiệt hại chủ động bồi thường thỏa đáng cho
người bị thiệt hại. Quy định này có ý nghĩa thực tế đó là:
Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để quy trách nhiệm cho
người đó.
Khắc phục hậu quả về thiệt hại do chủ thể có trách nhiệm gây ra.
Là căn cứ để xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự
phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Tòa án trong trường hợp cá nhân gây

thiệt hại cho người khác.
Bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, để có
căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cá nhân; tài sản, danh dự, uy
tín của các tổ chức.
Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể khác.
Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thông qua việc áp dụng trách nhiệm,
các quy định của pháp luật giúp các chủ thể nhận thức được hậu quả bất lợi mà mình
sẽ phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và do đó có tác dụng
phòng ngừa.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

12

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
1.4. Sơ lượt về các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.4.1. Giai đoạn trước năm 1995
*Theo pháp luật phong kiến
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có
lịch sử phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Pháp luật từ thời kỳ phong kiến cũng có
những những quy định về vấn đề này, ở đây người viết chỉ phân tích năng lực bồi
thường trong hai bộ luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến đó là Bộ luật Hồng Đức và
Bộ luật Gia Long. Phù hợp với quan điểm lập pháp thời đó, các quan hệ xã hội đều
được điều chỉnh bằng luật hình, đều nhằm thiết lập một trật tự xã hội theo những
chuẩn mực hà khắc có lợi cho sự thống trị của Nhà nước phong kiến, chưa có sự phân

biệt rõ ràng với những đặc trưng rất khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự. Do đó,
không chỉ bao gồm các quy định về các hành vi phạm tội và hình phạt mà còn bao
gồm cả các quy định về dân sự trong đó bao gồm cả những quy định về bồi thường do
gây thiệt hại.
Trong Bộ luật Hồng Đức ghi nhận những quy định về bồi thường thiệt hại cùng
với chế tài hình sự, Điều 435 đã dự liệu rằng: “Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cướp,
cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài
của người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì cũng đều phải
tội như tội ăn trộm thường, mà giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ
con, người điên, người say thì phải tội đồ và bồi thường gấp đôi” 10. Và còn rất nhiều
các quy định khác quy định về việc bồi thường như các Điều 472 theo nội dung của
Điều luật này quy định về trường hợp kẻ dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì
khi một người đánh quan chức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, phải đền bù
thường tổn còn phải đền tiền tạ. Tương tự như vậy, Điều 473 dự liệu về khả năng kẻ
dưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc lẫn nhau đã không chỉ đưa ra hình phạt
mà còn quy định tiền tạ nếu phạm tội lăng mạ quan chức. Các quy định trên cũng đã
xác định trách nhiệm của một người về hành vi vi phạm của chính bản thân mình.
Ngoài ra trong luật Hồng Đức còn một số trường hợp xác định một người phải chịu
trách nhiệm về hành vi của người khác đó là trường hợp cha phải chịu trách nhiệm
thay cho con, chủ phải chịu trách nhiệm thay cho đày tớ.
Điều 457 đã bắt tội người cha phải chịu trách nhiệm về hành vi của con cái còn
ở chung với mình, bất kể đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộm cướp. Điều này
dựa trên quan điểm của đạo đức phong kiến thời kỳ đó chính là quyền gia trưởng của
người cha, người chồng. Theo đó, nếu người cha đã có quyền gia trưởng trong nhà mà
10

Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê


13

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
lại không giáo dục, răn dạy con cái, thì phải chịu tội thay cho con cái: “Các con còn ở
nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ;
nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn
cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không
phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo” 11.
Việc quy định người cha phải bồi thường cho con ngay cả khi người con còn ở với cha
mẹ ngay cả khi người con đã trưởng thành là một điểm khác biệt hoàn toàn giữa luật
Hồng Đức với luật hiện đại cụ thể là Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ người thành niên
phải tự chịu trách nhiệm trước những thiệt hại do mình gây ra. Một điều nữa là nếu
cha báo quan thì sẽ không phải chịu tội vậy không phải chịu tội thì có phải bồi thường
không? Nếu như không phải bồi thường thì ai sẽ là người đứng ra bồi thường.
Điều 456 còn quy định cho chủ nhà khi đầy tớ đi ăn trộm ăn cướp, cũng là luận
điểm cơ bản của việc bắt lỗi chủ nhà là do không trông coi, không răn dạy chu đáo đối
với kẻ dưới nên bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho kẻ dưới: “Đày tớ đi ăn trộm,
mà chủ nhà không báo quan, thì xử biếm năm tư; ăn cướp thì năm tư và bãi chức; chủ
không có quan chức, thì thay xử đồ làm chủng điền binh và đều phải bồi thường thay
những tang vật ăn trộm hay ăn cướp. Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn trộm ăn cướp
thì phải đồng tội. Đã báo quan mà sau lại bao dung những đày tớ ăn cướp ăn trộm ấy,
thì xử như tội biết mà không trình”.
Từ việc phân tích những quy định trên ta thấy trong luật Hồng Đức đã dự định
trước những trường hợp quy định về năng lực bồi thường, đặc biệt là việc những người
có trách nhiệm phải đứng ra đại diện để bồi thường cho những người mà mình có trách
nhiệm quản lý đã gây thiệt hại. Đây chính là những điểm tiến bộ của luật Hồng Đức,

nhưng dường như quy định về việc phải bồi thường thay cho người mình quản lý ở
đây chủ yếu xuất phát từ đạo đức phong kiến chứ không phải là do năng lực chủ thể
của người gây ra thiệt hại
Khác với Luật Hồng Đức, trong Luật Gia Long tiền bồi thường lại không được
nhắc đến. Trong Bộ luật Gia Long chỉ có điều luật quy định về tiền bồi thường cho gia
đình nạn nhân trong trường phạm tội giết người. Việc quy định chế tài do gây thương
tật cho người khác Luật Gia Long quy định khá tỉ mỉ các hình phạt nhưng chỉ là những
chế tài về hình sự chứ không thấy đề cập đến bồi thường như Điều 466 của luật Hồng
Đức: “…luật nói: sưng, phù thì phải đền tiền thường tổn 3 tiền, chảy máu thì một
quan; gẫy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan; đâm chém bị thường thì 15 quan;
đọa thai chưa thành hình thì 30 quan…” 12. Điều 271 Luật Gia Long chỉ dự liệu bồi
11
12

Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.
Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

14

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
thường thiệt hại trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng
bộ phận trong cơ thể…thì ngoài những chế tài hình sự phải chịu ra còn phải bồi
thường cho nạn nhân để nuôi thân.
* Thời pháp thuộc

Đây là thời kỳ phát triển mới của pháp luật dân sự Việt Nam vì trong thời kỳ
này ta đã có bộ dân luật riêng dù còn chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật chính quốc
mà cụ thể ở đây là Bộ dân luật của Cộng hòa Pháp. Trong thời kỳ này nước ta tồn tại
hai bộ dân luật đó là Dân luật Bắc kỳ 1931 và Dân luật Trung kỳ 1936. Trong hai bộ
luật này đều có những quy định về năng lực bồi thường thiệt của cá nhân. Đặc biệt
trong hai bộ luật này còn quy định rõ trách nhiệm phải bồi thường của cha mẹ do con
gây thiệt hại, về trách nhiệm của người thợ cả và về trách nhiệm của người dạy học.
- Thứ nhất, là về trường hợp cha mẹ bồi thường cho con: nhà lập pháp quy định
rằng người cha, người mẹ phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do người con gây
nên. Tuy nhiên về việc quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ cần có điều kiện đó là:
con còn vị thành niên, nếu người con đã trưởng thành nghĩa là qua 21 tuổi thì các điều
khoản quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ là không thể thi hành được; con còn ở
với cha mẹ, như vậy nếu người con đã ở riêng, cha mẹ sẽ không chịu trách nhiệm về
các tổn hại do người con gây ra. Tuy nhiên, nếu việc không ở chung này không có lý
do chính đáng hoặc mặc dầu không có sự ở chung, cha mẹ vẫn còn có thể trông con
cái được, thì cha mẹ vẫn còn phải chịu trách nhiệm; sự quá thất của người con hay ở
đây chính là do sự không trông nom cẩn thận của cha mẹ.
- Thứ hai, là về trách nhiệm của người thợ cả: Điều 714 khoản 4 và 5 của Dân
luật Bắc kỳ 1931 và khoản 2 và 3 của Dân luật Trung kỳ 1936, quy định rằng các
người thợ cả phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do các người thợ bạn gây nên
trong khi làm những công việc họ giao cho, hoặc trong khi các người thợ bạn này ở
dưới quyền trông coi của họ. Theo quy định của hai bộ luật này người thợ bạn phải
gây ra tai nạn trong thời kỳ chịu sự trông nom của người thợ cả, hoặc trong thời kỳ
làm một công việc do người thợ cả giao cho. Người thợ cả chỉ chịu trách nhiệm dân sự
về người thợ bạn nếu như hai điều kiện được hội đủ: dạy dỗ một nghề cho người thợ
bạn; giao một công việc cho người thợ bạn làm, điều này phân biệt người thợ cả với
người thầy giáo.
- Thứ ba là trách nhiệm của các người dạy học: Điều 714 khoản 5 của Dân luật
Bắc kỳ 1931 và Điều 764 khoản 2 Dân luật Trung kỳ 1936 quy định các người dạy học
chịu trách nhiệm về các sự tổn hại do học trò gây nên trong thời gian ở dưới quyền

trông coi của họ.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

15

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
* Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1995
Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 Tòa án tối cao ra chỉ thị số
772/TATC để “Đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ phong kiến đế quốc”. Từ thời điểm
đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu đi một bộ Dân luật thực thụ, cho nên trong giai
đoạn này người viết chỉ nêu ra những quy định về năng lực bồi thường theo Dân luật
Nam kỳ 1972 và Bộ luật dân sự 1995 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1996.
Dân luật Nam kỳ cũng đã xây dựng những quy định về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân, Điều 729 có quy định
rằng bất cứ hành vi nào gây ra thiệt hại cho người khác đều làm cho người chủ động
có lỗi phải bồi thường, và bộ luật này cũng quy định rõ các trường hợp cha mẹ phải
chịu trách nhiệm về hành động của con cái vị thành niên còn ở cùng với cha mẹ; người
gia chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi của gia bộc; người chủ ủy phải chịu trách
nhiệm về hành vi của kẻ thừa sai; người thợ cả phải chịu trách nhiệm về hành vi của
công nhân và người học nghề. Sở dĩ những người này phải chịu trách nhiệm vì họ đã
không làm tròn trách nhiệm trông coi, quản lý của mình đối với những người đã gây ra
thiệt hại, họ có lỗi do vậy họ phải chịu trách nhiệm và lỗi của họ ở đây là lỗi quản lý
(Điều 731), đồng thời luật cũng quy định rằng cha mẹ, gia chủ, chủ ủy và thợ cả muốn
được miễn trách nhiệm phải chứng minh rằng họ đã làm hết cách mà không cản được
hành vi đã gây ra thiệt hại. Điều 735 cũng đã quy định trách nhiệm của thầy học các

trường về hành vi của học trò trong thời gian học trò ở dưới sự kiểm soát của mình,
nhưng chỉ phải trách nhiệm nếu đã có lỗi, được chứng minh theo thường luật. Nếu là
trường công, trách nhiệm của quốc gia sẽ thay thế trách nhiệm của đương sự.
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Bộ luật dân sự 1995 được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/6/1996, có thể nói rằng Bộ luật dân sự 1995 là thành tựu lớn nhất
của năm mươi năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại. Bộ luật đã
có hẳn một chương riêng (Chương V) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Chương này quy định khá hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong chương
này quy định rất rõ ràng từng trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể và xác định rõ ai
là người có trách nhiệm bồi thường. Điều 611 quy định về năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân và có sự phân tách trong từng trường hợp cụ thể. Và
cũng đã có những quy định về bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây
ra mà trong luật của thời kỳ trước không có. Có thể nói Bộ luật là sự hoàn thiện, khắc
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

16

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
phục những thiếu xót của pháp luật về vấn đề này trong các quy định của pháp luật
trước đó.
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Sau mười năm áp dụng Bộ luật dân sự 1995, đến ngày 14/6/2005 Quốc hội đã
thông qua Bộ luật dân sự 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) trên cơ sở kế thừa
những nguyên tắc và nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự 1995. Bộ luật đã giành một

chương (Chương XXI) để quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, trong đó quy định rõ về: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân (Điều 606, Mục 1); Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 604,
Mục 1). Quy định về: Xác định thiệt hại (Mục 2) và Bồi thường thiệt hại trong một số
trường hợp cụ thể (Mục 3).

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN

Trong quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì việc xác định chủ thể
nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một vấn đề rất quan trọng và quyết định đến
tính khả thi trong việc áp dụng bồi thường thiệt hại trong thực tế. Sau đây người viết
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

17

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
xin đi vào phân tích việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân.
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là
người chưa thành niên
Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên (Điều 18 Bộ luật dân sự 2005),
theo quy định của pháp luật thì đây là những người không có năng lực hành vi dân sự
“người chưa đủ 6 tuổi”13 hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cách

khác là chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần “người từ đủ 6 đến chưa đủ 18
tuổi”14. Những người này không có hoặc không đủ năng lực để tham gia vào quan hệ
bồi thường thiệt hại dù rằng thiệt hại đó là do bản thân họ gây ra. Trong độ tuổi này
các chủ thể chưa có khả năng nhận thức hoặc chưa nhận thức một cách đầy đủ và
chính xác về những việc mình đã làm cũng như chưa nhận thức được một cách sâu sắc
về những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi của mình. Do vậy, nếu những người này
gây ra thiệt hại thì phải có người đứng ra đại diện cho họ để thực hiện nghĩa vụ bồi
thường.
Mặc dù cùng nằm trong nhóm tuổi người chưa thành niên nhưng việc quy định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra lại không giống nhau
trong mọi trường hợp. Trong nhóm tuổi này việc quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại có sự phân biệt giữa hai độ tuổi khác nhau là người chưa thành niên dưới 15
tuổi và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi
Như đã nói ở trên, người chưa thành niên dưới 15 tuổi là người không có năng
lực hành vi dân sự (dưới 6 tuổi) hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 15 tuổi). Về nguyên tắc thì những người chưa thành niên dưới 15 tuổi
gây ra thiệt hại và người chưa thành niên đó còn cha mẹ thì cha mẹ buộc phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại và tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bị đơn. Trong trường
hợp này thì người có trách nhiệm chính và chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường
chính là cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại, vì theo quy định của pháp luật “Người
từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác” 15 còn “Người
chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa
Điều 21 Bộ luật dân sự 2005.
Điều 20 Bộ luật dân sự 2005.
15 Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005.
13
14


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

18

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” 16. Những người
chưa thành niên dưới 15 tuổi không những chưa có năng lực hành vi dân sự và năng
lực hành vi dân sự chưa đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi lao
động để tham gia vào các quan hệ lao động để tạo ra thu nhập và có tài sản riêng. Vì
vậy, phần lớn những người nằm trong độ tuổi này không có tài sản và khả năng kinh tế
độc lập để tự chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Việc quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại được
pháp luật quy định cụ thể như sau: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây
thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” 17. Thực tiễn xét
xử của cơ quan Tòa án có thẩm quyền là những minh chứng xác thực cho quy định
này.
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 24/4/1992;
Hoàng Văn Lê sinh năm 1987; Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982; Nguyễn Văn Việt
sinh năm 1988 về tội cướp giật tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có của Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung vụ án như sau: Khoảng 15 giờ ngày 05/12/2006 Hoàng Văn Lê sinh
năm 1987 ở Sóc Sơn, Hà Nội đi xe máy Dream BKS 99H2-7863 chở Nguyễn Tuấn
Anh sinh ngày 24/4/1992 cùng ở Sóc Sơn, Hà Nội, còn Nguyễn Thế Trung sinh năm
1982 ở Đông Anh, Hà Nội đi xe máy Wave BKS 12F6-4436 chở Nguyễn Văn Việt
sinh ngày 06/6/1988 ở Sóc Sơn, Hà Nội đi từ Đông Anh đến thị xã Phúc Yên với mục

đích trộm cắp xe máy. Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày cả bốn tên đi trên đoạn
đường 301 từ trung tâm thị xã Phúc Yên đi phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên. Tuấn
Anh quan sát thấy chị Đàm Thị Hà sinh năm 1969 ở phường Trưng Trắc, thị xã Phúc
Yên trả tiền mua xăng ở xã Nam Viên và ngồi sau xe máy do anh Nguyễn Xuân
Cương sinh năm 1961 ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên điều khiển xe chạy
cùng chiều vào Xuân Hòa. Quan sát thấy chiếc túi xách của chị Hà để trên yên xe giữa
chị Hà và anh Cương, Tuấn Anh nảy sinh ra ý định cướp giật và bảo Lê điều khiển xe
máy đi chậm lại phía sau xe anh Cương, Lê đồng ý. Khi đến khu vực hồ Tam Giác
phường Xuân Hòa, Tuấn Anh bảo Lê ép sát xe máy của anh Cương rồi Tuấn Anh dùng
tay giật chiếc túi xách của chị Hà, trong túi xách có một chiếc điện thoại Nokia 6110
và 2.300.000 đồng, một đăng ký xe máy và cùng một số giấy tờ tuỳ thân khác. Giật
được tài sản Lê cho xe chạy với tốc độ cao vào hồ Đại Lải, còn Trung điều khiển xe
máy chạy theo. Lê đi đến hồ Đại Lải thì dừng xe kiểm tra túi xách, lúc này xe của
Trung cũng vừa đến, kiểm tra túi xách xong cả bọn đi về phía Đông Anh, Hà Nội. Tại
16
17

Điều 21 Bộ luật dân sự 2005.
Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

19

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
đây, Tuấn Anh chia cho Nguyễn Thế Trung 500.000 đồng chia cho Việt và Lê mỗi

người 300.000 đồng, còn lại Tuấn Anh tiêu hết.
Đến ngày 7/12/2006 Tuấn Anh cùng Việt đem chiếc điện thoại bán cho một cửa
hàng ở Đông Anh được 1.000.000 đồng Tuấn Anh và Việt tiêu hết
Ngày 15/6/2007 Hội đồng giám định thị xã Phúc Yên đã xác định trị giá chiếc
điện thoại của chị Hà là 2.000.000 đồng
Đối với chiếc xe máy BKS 99H2-7863 xác định là xe máy do Lê cùng Tuấn
Anh trộm cắp mà có. Còn chiếc xe máy BKS 12F6-4436 là do Việt trộm cắp mà có.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 57/2007/HSST ngày 31/8/2007 của Tòa án sơ thẩm
đã quyết định và tuyên bố các bị cáo Tuấn Anh và Lê phạm tội cướp tài sản Thế Trung
và Việt phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo.
Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu Tòa án cũng quyết định
mức bồi thường thiệt hại (ở phần bồi thường này chỉ nhắc đến vấn đề bồi thường thiệt
hại của Nguyễn Tuấn Anh vì khi phạm tội Nguyễn Tuấn Anh mới chỉ có 14 tuổi, 7
tháng, 6 ngày đang trong độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi).
Hội đồng xét xử đã áp dụng khoản 1 Điều 42 của Bộ luật hình sự, điểm b khoản
2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, khoản 1 Điều 605 và khoản 2 Điều 606 của Bộ
luật dân sự 2005 buộc ông Nguyễn Văn Lê bố đẻ của Nguyễn Tuấn Anh, người đại
diện hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Tuấn Anh phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho
chị Đàm Thị Thu Hà số tiền 2.200.000 đồng.
Quyết định bồi thường thiệt hại trên của Tòa án đã cụ thể hóa quy định về năng
lực bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 606 của Bộ luật dân sự. Rõ ràng người gây ra
thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng do Nguyễn Tuấn Anh mới có 14 tuổi, 7 tháng, 6
ngày đang ở độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, nên cha, mẹ của Tuấn
Anh phải là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con của
mình gây ra cho người khác, do lỗi không thực hiện trách nhiệm quản lý của mình. Cụ
thể ở đây Tòa án đã tuyên buộc ông Nguyễn Văn Lê (bố của Nguyễn Tuấn Anh) phải
bồi thường mà không phải là bị cáo - người đã gây ra thiệt hại. Trong vụ án này bị cáo
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi phạm tội của mình còn trách nhiệm
bồi thường thì thuộc về cha bị cáo18.

Như vậy, tuy người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng ông Nguyễn
Văn Lê là cha của bị cáo là người đại diện hợp pháp cho bị cáo và phải chịu trách
18

Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, bản án số 57/2007/HSST ngày 31/8/2007.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

20

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Điều này hoàn toàn hợp lý
và có căn cứ pháp luật. Mặc dù ông Nguyễn Văn Lê không phải là người trực tiếp gây
ra thiệt hại nhưng lại có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. Lỗi của ông Lê ở đây là lỗi
gián tiếp, lỗi suy đoán, do ông Lê đã không làm tròn bổn phận quản lý, giáo dục con
cái của mình để con chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác.
Nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới 15
tuổi ngoài việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha mẹ
của người gây thiệt hại thì tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định
“nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Về nguyên tắc người chưa
thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của
người đã gây ra thiệt hại. Việc pháp luật quy định cho phép cha, mẹ có thể dùng tài sản
của con chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu là nhằm mục đích thực hiện
nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời” để đảm bảo quyền lợi cho
người bị thiệt hại, bởi trong nhiều trường hợp người chưa thành niên tuy chưa tự làm

được ra tài sản nhưng lại được thừa kế, được tặng cho tài sản. Và việc cho phép cha,
mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại được phép lấy tài sản của con
họ để bù vào phần bồi thường còn thiếu không có nghĩa người chưa thành niên phải
“liên đới” cùng cha, mẹ để bồi thường thiệt hại.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thời điểm mà pháp luật quy định cho cha, mẹ của
người chưa thành niên được lấy tài sản của họ để bồi thường phần còn thiếu là thời
điểm nào? Là thời điểm người chưa thành niên gây thiệt hại hay là thời điểm Tòa án
quyết định trách nhiệm bồi thường. Đặt giả sử vào thời điểm mà người chưa thành
niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì họ không có tài sản riêng đồng thời cha, mẹ của
những người này cũng không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Đến thời điểm
mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thì người chưa thành niên đã có tài sản
riêng nhưng cha, mẹ họ lại không có tài sản để bồi thường thì có thể lấy tài sản của
người chưa thành niên để bồi thường hay không? Điều này Bộ luật dân sự không quy
định rõ, nhưng nên hiểu rằng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi người
chưa thành niên gây thiệt hại, nếu như sau khi thiệt hại xảy ra ngay lập tức cha, mẹ của
người chưa thành niên thực hiện việc khắc phục, bù đắp một cách đầy đủ thiệt hại đã
xảy ra thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm của người chưa thành niên. Do vậy, việc
quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên
gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu trừ trường hợp
quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”19 là thời điểm Tòa án quyết định trách nhiệm
19

Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

21

SVTH: Đỗ Thanh Tùng



Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
bồi thường mà không phải là thời điểm người chưa thành niên gây ra thiệt hại. Nếu ở
thời điểm mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường nhưng cha, mẹ không đủ tài
sản để bồi thường đồng thời người chưa thành niên cũng không có tài sản riêng để bồi
thường thì trách nhiệm bồi thường sẽ vẫn thuộc về cha, mẹ của người đã gây ra thiệt
hại. Trong mọi trường hợp, dù người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có hay
không có tài sản bồi thường thì trách nhiệm bồi thường vẫn phải được xác định là của
cha, mẹ của người chưa thành niên đã gây ra thiệt hại mà không phải là của họ.
Việc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trong mọi
trường hợp cha, mẹ của người gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thường,
đó là trường hợp “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây
thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” 20. Thời gian mà ngươi dưới
15 tuổi học tại trường học chính là thời gian mà theo quy định của nghề nghiệp trường
học phải có trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên dưới 15 tuổi, do vậy
trong thời gian người dưới 15 tuổi học tại trường học mà gây ra thiệt hại thì nhà trường
sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vì nhà trường đã không hoàn thành nhiệm vụ của
mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh
được mình không có lỗi trong việc quản lý và trong việc để thiệt hại xảy ra thì trường
học sẽ không phải bồi thường và trong trường hợp này thì cha, mẹ hoặc người giám hộ
của người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc chứng
minh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thường là nghĩa vụ của nhà trường và
việc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thường lỗi trong các trường hợp này
là lỗi suy đoán. Trong thời gian học tại trường mà người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì
suy đoán là nhà trường đã không thực hiện tốt chức năng quan lý của họ.
Một trường hợp nữa, là nếu như người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi
học về thì trách nhiệm thuộc về ai? Trong khoảng thời gian này, trường học không có
trách nhiệm quản lý vì học sinh đã ra khỏi trường nên trách nhiệm không thuộc về họ,
nhưng trong thời gian đó người gây thiệt hại cũng chưa về đến nhà, vậy cha mẹ có

trách nhiệm gì trước thiệt hại mà con họ gây ra không? Theo quy định “nếu trường
học… chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ
của người dưới mười lăm tuổi… phải bồi thường”21. Theo cách hiểu của điều luật này
thì, nếu trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường. Từ đây
có thể suy ra nếu người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi học về, thì trách nhiệm
không thuộc về trường học mà cha mẹ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho con
họ, mặc dù người dưới 15 tuổi chưa về đến nhà. Nhưng theo quy định của khoản 3
20
21

Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005.
Khoản 3 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

22

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
Điều 621 chỉ cần chứng minh được họ không có lỗi thì ngay cả khi người dưới 15 tuổi
đang học ở trường mà gây thiệt hại thì cha mẹ họ cũng phải bồi thường.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành
niên22, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường
hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên. Sở dĩ như vậy là vì tuy trong cùng độ tuổi
chưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa
đủ 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi nếu

gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định
rõ ràng “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại” nhưng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ
tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của
mình”23. Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệt
hại mà không phải cha, mẹ của họ. Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tài sản để
bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi dường
như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra.
Lý do để pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi như vậy là vì: Mặc dù ở trong độ tuổi chưa thành niên chưa có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng so với người dưới 15 tuổi về mặt nhận thức họ
đã phát triển hơn, mặt khác người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định của luật
Lao động đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động24. Chính vì vậy họ có thể
phát sinh thu nhập và có tài sản riêng, nên có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của mình. Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại,
nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có
người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy,
cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình,
họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho
người khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường.
Xác định trách nhiệm bồi thường trước hết là trách nhiệm chính của người đã
gây ra thiệt hại được thực tiễn xét xử các vụ án chứng minh một cách cụ thể.
Điều 18 Bộ luật dân sự 2005: Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
24 Điều 161 Bộ luật lao động 2012: Lao động chưa thành niên: Người lao động chưa thành niên là người lao
động dưới 18 tuổi.
22
23


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

23

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Ngô Duy Thông sinh ngày 02/9/1990,
Trần Ngôn Tuân sinh ngày 21/4/1990, Đào Khánh Hoàng sinh ngày 20/01/1992, Trần
Huy Hoàng sinh ngày 19/06/1992, Vũ Đức Đại sinh ngày 15/11/1992, Hoàng Ngọc
Chiến sinh ngày 10/10/1992 (tất cả các bị cáo đều có đăng ký nhân khẩu thường trú tại
thành phố Hải Phòng) về tội giết người và tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân Thành
phố Hải Phòng (trong ví dụ này chỉ nêu ra phần tội giết người mà không nêu ra tội
cướp tài sản).
Nội dung vụ án như sau:
Về hành vi giết người ngày 02/3/2007: Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 02/3/2007
Trần Ngôn Tuân, Hoàng Ngọc Chiến, Vũ Đức Đại, Trần Huy Hoàng, Ngô Duy Thông,
Đào Khánh Hoàng đang ngồi chơi tại vỉa hè đường Lê Hồng Phong, phường Đông
Khê, quận Ngô Quyền thì Nguyễn Anh Tuấn cùng các bạn đi xe đạp qua. Thông nhặt
một hòn đá ném về phía của Tuấn, Tuấn chửi lại Thông, sau đó Thông rủ cả mấy
người bạn đuổi theo Tuấn. Khi đi được 100 m thì Thông gặp Huy (cùng là bạn của
Thông) đi xe đạp ngược chiều, Thông bảo Huy quay lại đuổi theo và chặn đầu nhóm
của Tuấn, Huy đồng ý. Huy dùng xe đạp đuổi kịp nhóm của Tuấn và yêu cầu Tuấn và
các bạn dừng xe lại. Khi đuổi đến gần nhóm của Tuấn thì Tuân và Huy Hoàng nhảy
xuống xe, Tuân chạy vào vỉa hè nhặt hai viên gạch. Khánh Hoàng cùng Huy chặn xe
đạp chở Tuấn làm cho xe của Tuấn bị ngã, Khánh Hoàng chạy đến túm được Tuấn rồi
cùng Huy Hoàng đấm vào mặt vào người Tuấn. Tuân dùng một viên gạch đập vào

vùng thái dương bên phải của Tuấn. Lúc đó Chiến chở Thông gần đến chỗ Tuấn thì
Thông bảo Chiến chở sang quán Phượng Chi lấy đồ, đến nơi Chiến dừng xe còn
Thông chạy vào đám đất trống lấy một tuýp sắt dài khoảng 1m đường kính 2,5 cm.
Sau đó Thông chạy bộ qua dải phân cách sang chỗ Tuấn đang bị đánh và hai tay cầm
tuýp sắt vụt một nhát vào bên phải đầu của Tuấn làm Tuấn ngã ra thảm cỏ. Sau đó Đại
chạy đến giật lấy tuýp sắt vụt một nhát vào tay Tuấn. Thông giằng lại tuýp sắt định vụt
tiếp thì Huy nói trong nhóm bạn của Tuấn có người quen nên cả bọn không đánh nữa.
Chiến cũng đạp xe đến chỗ đánh nhau nhưng không hành động. Sau đó cả bọn về,
Nguyễn Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu nhưng chết.
Tại bản giám định pháp y số 130/PY - 2007 ngày 08/3/2007 của tổ chức giám
định pháp y thành phố Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn bị trấn
thương vùng trán đỉnh phải gây vỡ xương hộp sọ, chảy máu trong hộp sọ dẫn đến tử
vong.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 138/2007/HSST ngày 25/9/2007 của tòa án cấp sơ
thẩm đã tuyên bố các bị cáo Ngô Duy Thông, Trần Ngôn Tuân, Đào Khánh Hoàng,
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

24

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành
Trần Huy Hoàng, Vũ Đức Đại, Hoàng Ngọc Chiến đồng phạm tội giết người và áp
dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo. Bên
cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu thì căn cứ vào các Điều 42 Bộ luật
hình sự và Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 các bị cáo phải liên đới bồi thường cho cho
anh Nguyễn Viết Hiệp (bố của Nguyễn Anh Tuấn) số tiền là 35.000.000 đồng, trong
đó: Ngô Duy Thông bồi thường 3.167.000 đồng; Trần Ngôn Tuân bồi thường

5.167.000 đồng; Đào Khánh Hoàng bồi thường 5.167.000 đồng; phần còn lại là của
các bị cáo khác ở đây chỉ nói đến phần bồi thường của ba bị cáo nêu trên vì khi thực
hiện hành vi gây thiệt hại Ngô Duy Thông mới 16 tuổi 6 tháng; Trần Ngôn Tuân 16
tuổi 10 tháng; Đào Khánh Hoàng 15 tuổi 1 tháng 12 ngày. Theo quy định của khoản 2
Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Cụ thể ở đây như Tòa án đã tuyên án
trách nhiệm bồi thường thuộc về Thông, Tuân, Khánh Hoàng25.
Như vậy, rõ ràng đều là người chưa thành niên nhưng trong vụ án của Nguyễn
Tuấn Anh (trình bày ở phần trên) do Tuấn Anh chưa đủ 15 tuổi nên người phải đứng
tên trong bản án để chịu trách nhiệm bồi thường là ông Nguyễn Văn Lê, bố của Tuấn
Anh còn trong vụ án này thì người đứng tên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại
chính là những người đã gây ra thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ. Cha, mẹ
của người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường nếu tài sản của người gây ra thiệt hại
không đủ để bồi thường hoặc người gây thiệt hại không có tài sản để bồi thường.
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm chính và chủ yếu của người gây ra thiệt hại và nếu
người gây ra thiệt hại không đủ hoặc không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải
bồi thường bằng tài sản của mình (nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ) sẽ xác định được
một cách cụ thể trách nhiệm là của ai trong trường hợp khi Tòa án quyết định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thì cả người gây thiệt hại và cha, mẹ của họ cũng không có
tài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Nếu xảy ra trường hợp này thì chính người
chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại phải
có trách nhiệm bồi thường khi có tài sản vì trách nhiệm bồi thường đầu tiên thuộc về
họ. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 606 vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
phần còn thiếu của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 của cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nên
nếu hiện tại cả con họ và họ không đủ tài sản để bồi thường thì sau này ai là người có
tài sản trước thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho người bị thiệt hại để đảm bảo một
cách tốt nhất quyền lợi cho người bị hại.
2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là
25


Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, bản án số 138/2007/HSST ngày 25/9/2007.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

25

SVTH: Đỗ Thanh Tùng


×