Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

tác động của các đặc tính doanh nghiệp đén thực hành quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp niêm yét trên sàn chứng khoán tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.54 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
iỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊíiỊí

V Õ M IN H TRÚC

TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC ĐẶC
TÍNH DOANH NGHIỆP



ĐÉN THỰC
h à n h q u ả n t r ị• v ố n l ư u đ ộ• n g t ạ• i

CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YÉT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Chuyên ngành:

Tài chính - Ngân hàng

Mã số chuyên ngành:

60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS HẠ THỊ THIỀU DAO


TP.HCM - Năm 2015


TÓM TẮT
Luận văn “Tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị
vốn lưu động tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh” được thực hiện để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đặc tính doanh
nghiệp bao gồm: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng trưởng doanh thu, dòng tiền
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ
thanh toán nhanh đến thực hành quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Trong
đó, chu kỳ luân chuyển tiền được sử dụng để đo lường thực hành quản trị vốn lưu
động.
Luận văn tiến hành trên mẫu nghiên cứu gồm 105 doanh nghiệp thuộc 9
ngành nghề khác nhau niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Với dữ liệu bảng cân đối 735 quan sát
được hình thành từ mẫu nghiên cứu, tác giả thực hiện các kiểm định giả thuyết
thông qua phương pháp ước lượng hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).
Kết quả thu được đã chứng minh quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận doanh nghiệp và tỷ lệ thanh toán hiện hành là các yếu tố có tác động đến thực
hành quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã cho
thấy có sự khác biệt giữa 9 ngành khi nghiên cứu các yếu tố đặc tính doanh nghiệp
tác động đến thực hành quản trị vốn lưu động của từng ngành riêng biệt.
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một vài khuyến nghị tập
trung vào các yếu tố có ý nghĩa là quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận doanh nghiệp và tỷ lệ thanh toán hiện hành để thực hành quản trị vốn lưu
động tại doanh nghiệp được tốt hơn.

iii



MỤC LỤC
L Ờ I CAM Đ O A N ...............................................................................................................i
L Ờ I CẢM Ơ N ....................................................................................................................ii
TÓ M T Ắ T ......................................................................................................................... iii
CHƯƠNG 1.

GIỚI T H IỆ U ...........................................................................................1

1.1

Đặt vấn đề và lý do nghiên c ứ u .......................................................................... 1

1.2

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3

Mục tiêu nghiên c ứ u ............................................................................................ 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u ......................................................................3

1.5

Ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................................3

1.6


Kết cấu luận v ă n ...................................................................................................4

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẶC TÍNH

DOANH NGHIỆP ĐẾN THỰC HÀNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU Đ Ộ N G ..................5
2.1

T ổng quan về quản trị vốn lưu động.................................................................. 5

2.1.1

Vốn lưu đ ộ n g .................................................................................................5

2.1.2

Quản trị vốn lưu động và thực hành quản trị vốn lưu động..................... 6

2.1.3

Quản trị chu kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle- CCC)

2.2

8

Một số nghiên cứu trước về các yếu tố đặc tính doanh nghiệp tác động đến


thực hành quản trị vốn lưu đ ộ n g .................................................................................11
2.2.1

Nghiên cứu của Nilsson và ctg (2010)...................................................... 11

2.2.2

Nghiên cứu của Caballero và ctg (2010)..................................................12

2.2.3

Nghiên cứu của Manoori và Muhammad (2012).....................................12

2.2.4

Nghiên cứu của Valipour và ctg (2012)....................................................13

CHƯƠNG 3.
3.1

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN C Ứ U ............................. 15

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 15

3.1.1

Quy mô doanh nghiệp.................................................................................15
iv



3.1.2

Tỷ lệ n ợ ........................................................................................................ 16

3.1.3

Tăng trưởng doanh thu............................................................................... 17

3.1.4

Dòng tiền hoạt động kinh doanh............................................................... 18

3.1.5

Lợi nhuận doanh n ghiệp ............................................................................18

3.1.6

Tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán n hanh ........................... 19

3.2 Phương pháp nghiên c ứ u ....................................................................................20
3.3

Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 20

3.3.1

Mô hình sử dụng dữ liệu bảng ..................................................................20


3.3.2

Mô hình nghiên cứu đề x u ấ t.....................................................................22

3.4 Mô tả dữ liệu........................................................................................................ 24
3.5 Trình tự xử lý dữ liệu nghiên cứu.................................................................... 24
3.5.1

Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu ........................................................ 25

3.5.2

Khảo sát mối tương quan giữa các biến độc lập ....................................25

3.5.3

Quy trình lựa chọn mô hình hồi quy ........................................................ 25

CHƯƠNG 4.
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27

Thống kê mô tả chung các biến số trong mô hình nghiên cứu ...................... 27

4.2 Thống kê mô tả theo từng ngành ....................................................................... 31
4.3

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................................... 33


4.4 Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................................33
4.5

Phân tích kết quả hồi quy ...................................................................................34

4.5.1

Kết quả mô hình hồi quy Pooled ..............................................................34

4.5.2

Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình Pool...........................34

4.5.3

Kết quả mô hình hồi quy FEM và R E M ..................................................35

4.5.4

Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình FEM và REM

4.5.5

Kiểm định phương sai thay đổi cho mô hình F E M .............................. 36

35

v



4.5.6

Kết quả mô hình hồi quy G L S...................

36

4.5.7

Phân tích kết quả hồi quy............................

36

4.5.8

Phân tích kết quả hồi quy theo từng ngành

42

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN N G H Ị....

47

5.1

Kết luận.................................................................

47

5.2


Khuyến nghị.........................................................

48

5.3

Hạn ch ế .................................................................

50

5.4

Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................

51

PHỤ LỤC

54

CHƯƠNG 5.

vi


DANH MỤC HÌNH



Hình 2.1 Biểu đồ ngân lư u .............................................................................................. 7
Hình 2.2 Chu kỳ luân chuyển tiền.................................................................................. 8

vii


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Tóm lược kết quả các nghiên cứu trư ớ c ......................................................14
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số trong mô hình nghiên c ứ u ......................................... 23
Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp thuộc 9 nhóm ngành n g h ề ...................................24
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định lư ợ n g ...........................................................28
Bảng 4.2 Thống kê mô tả theo từng ngành................................................................. 32
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến số...........................................................33
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đa cộng tu y ến ................................................................ 33
Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy P ooled................................................................. 34
Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy REM .................................................................... 35
Bảng 4.7 Kết quả mô hình hồi quy F E M .................................................................... 35
Bảng 4.8 Kết quả mô hình hồi quy G L S..................................................................... 36
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả chạy mô hình hồi quy của 6 ngành.............................. 43

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HOSE


Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sàn Chứng khoán Hà Nội

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

REM

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

FEM

Mô hình hiệu ứng cố định

GLS

Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát

CCC

Chu kỳ luân chuyển tiền

ix


CHƯƠNG 1.


GIỚI THIỆU

Chương một sẽ giới thiệu vấn đề và ỉý do cần nghiên cứu, đưa ra câu hỏi
nghiên cứu; xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu; nêu lên ý nghĩa nghiên cứu và cuối cùng là nêu rõ kết cấu của luận
văn.
1.1

Đ ặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu năm 2008 đến nay

đã hơn 7 năm, nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi khá chậm. Việt Nam tuy là
một quốc gia nhỏ nhưng vẫn chịu một số ảnh hưởng nhất định. Theo báo cáo tổng
kết năm 2014 của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiếp tục khó
khăn: sức mua trên thị trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao;
sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; hàng tồn kho vẫn ở
mức cao; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp;...do vậy nhiều
doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc
phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động trong năm 2014 là 67,823 doanh
nghiệp, tăng 12 % so với năm 2013 (60,737 doanh nghiệp). Con số 60,737 doanh
nghiệp của năm 2013 thống kê được so với năm 2012 cũng tăng 12%. Có thể thấy,
qua mỗi năm số doanh nghiệp giải thể không có dấu hiệu giảm mà lại liên tục tăng
thể hiện xu hướng sàng lọc đang diễn ra mạnh mẽ trong tình hình kinh tế khó khăn
hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngừng hoạt động: do
sản xuất thua lỗ kéo dài; năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế; thiếu vốn sản
xuất kinh doanh;.. .(Tổng cục Thống kê). Những nguyên nhân này nhìn chung chủ
yếu bắt nguồn từ việc quản trị nguồn vốn kém hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp
không đủ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn

vốn lưu động. Nghiên cứu của Shin và Soenen vào năm 1998 đã chỉ ra rằng hai tập
đoàn bán lẻ Wal-Mart và Kmart đều có cấu trúc vốn tương tự nhau vào thời điểm
năm 1994, nhưng do khả năng thực hành quản trị vốn lưu động của Kmart yếu kém
thể hiện qua chu kỳ chuyển đổi tiền của Kmart là 61 ngày dài hơn của Wal-Mart 21

1


ngày (40 ngày), điều đó đã đưa Kmart đi đến phá sản (Moussawi và ctg, 2006) trong
khi Wal-Mart vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Rõ ràng, việc thực hành quản trị vốn lưu động có tốt hay không ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả nhận thấy việc
tìm hiểu các đặc tính nội bộ ngay tại doanh nghiệp tác động như thế nào đến thực
hành quản trị vốn lưu động là vấn đề cần thiết. Vì nhờ đó, các nhà quản lý có thể
theo dõi sự thay đổi từ các đặc tính doanh nghiệp tác động lên chu kỳ luân chuyển
tiền để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời và linh động trong chính sách quản trị
vốn lưu động, giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và đứng vững
trước những biến động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện kinh tế
nhiều biến động như hiện nay. Trên thế giới, các nghiên cứu về quản lý vốn lưu
động ở khía cạnh này khá phổ biến, tuy nhiên tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề này một cách nghiêm túc. Chính vì thế, tác giả đã quyết định
thực hiện đề tài “Tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản
trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn C hứng khoán T hành
phố Hồ Chí M inh”.
1.2

Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị

vốn lưu động tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh (HOSE), các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
-

Có hay không có mối quan hệ giữa các đặc tính doanh nghiệp thông qua các
chỉ tiêu: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng trưởng doanh thu, dòng tiền
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành và
tỷ lệ thanh toán nhanh đến thực hành quản trị vốn lưu động tại các doanh
nghiệp niêm yết trên HOSE?

-

Tác động các đặc tính doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng
trưởng doanh thu, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận doanh nghiệp,
tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh) đến thực hành quản trị
vốn lưu động tại các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE như thế nào?

2


-

Đối với các ngành khác nhau thì yếu tố đặc tính doanh nghiệp tác động và
mức độ tác động đến thực hành quản trị vốn lưu động khác nhau như thế
nào?

1.3

M ục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
-


Xem xét sự tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị
vốn lưu động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

-

Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu này đến thực hành quản trị vốn
lưu động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

-

Nghiên cứu thêm sự tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành
quản trị vốn lưu động thuộc các ngành khác nhau.

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của của các đặc tính doanh nghiệp đến
thực hành quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

-

Phạm vi nghiên cứu: 105 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong 7 năm từ
2008 đến 2014.

1.5

Ý nghĩa nghiên cứu

Về mặt khoa học, đề tài đóng góp thêm nghiên cứu về các đặc tính doanh

nghiệp đến thực hành quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp, vốn có rất ít nghiên
cứu chuyên sâu về vốn lưu động ở lĩnh vực này tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu sẽ giúp giải quyết câu hỏi có hay không sự
tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị vốn lưu động và mức
độ tác động thế nào. Từ đó, các nhà quản lý có thể dùng kết quả nghiên cứu của đề
tài làm cơ sở để điều chỉnh và thay đổi các chính sách quản lý vốn lưu động tại
doanh nghiệp cho phù hợp và linh hoạt hơn, đồng thời đưa ra các quyết định đúng
đắn giúp cho doanh nghiệp tăng tính thanh khoản, duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh trước tình hình kinh tế khó khăn kéo dài như hiện nay. Ngoài ra các nhà đầu
tư có thể dùng nghiên cứu này như một tư liệu tham khảo bổ ích trước khi quyết
định đầu tư vào từng ngành, từng doanh nghiệp.
3


1.6

K ết cấu luận văn
Nội dung luận văn được phân thành 5 chương có bố cục chặt chẽ như sau:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến

thực hành quản trị vốn lưu động
Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận, khuyến nghị, hạn chế và hướng phát triển tiếp theo

4



CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

CÁC ĐẶC TÍNH DOANH NGHIỆP ĐẾN THỰC






hành

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
Chương 2 tập trung trình bày các lý thuyết tổng quan về quản trị vốn lưu
động, thực hành quản trị vốn lưu động và các nghiên cứu trước về tác động của các
đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị vốn lưu động. Từ đó, tác giả có cơ sở
để phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài ở chương 3.
2.1
2.1.1

Tổng quan về quản trị vốn lưu động
Vốn lưu động
“Vốn lưu động là các khoản đầu tư vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng

khoán khả mại, các khoản phải thu, hàng tồn kho” (Nguyễn Văn Thuận, 2009).
Theo Brigham và Besley (2008) cho rằng nói đến vốn lưu động là đề cập đến tài sản
ngắn hạn vì đầu tư vào những tài sản này cần thiết cho hoạt động hằng ngày của
doanh nghiệp.

Vốn lưu động thuần (net working capital) được tính bằng cách lấy tài sản
ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn (Nguyễn Thị Cành, 2009). Định nghĩa này được sử
dụng nhiều trong các bài nghiên cứu trước đây và ở đó nó thường được gọi tắt là
vốn lưu động. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả cũng sẽ tiếp tục sử dụng và
kế thừa cách gọi này, cụ thể vốn lưu động ở trong bài viết này sẽ được hiểu là vốn
lưu động thuần.
Theo Brealey và Myers (2006), tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác.
Bên cạnh đó, Raheman và Nasr (2007) đã nêu rõ trong nghiên cứu của mình rằng tài
sản ngắn hạn là những tài sản phục vụ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp,
mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian tối đa là một năm.
Ngoài ra, các khoản đầu tư ngắn hạn có thể xem như các khoản tiền ròng an toàn
mà doanh nghiệp có được nhờ vào chu kì luân chuyển tiền nhanh và linh hoạt. Bên
cạnh đó, nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ vay ngắn hạn, các khoản nợ nhà cung

5


cấp như là khoản phải trả như: thuế, lãi vay các khoản nợ dài hạn, cổ tức và các
khoản nợ khác (Pass and Pike, 2007).
Tóm lại, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục thì doanh
nghiệp luôn phải đảm bảo có sẵn nguồn vốn lưu động để đầu tư mua sắm trang bị
đầy đủ tài sản lưu động. Có thể nói vốn lưu động đóng vai trò là nguồn huyết mạch
của chu trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Nếu như dòng chảy vốn lưu
động được lưu thông trôi chảy suốt quá trình sản xuất thì hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mới được đảm bảo.
2.1.2 Quản trị vốn lưu động và thực hành quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động là việc quản trị các nguồn vốn ngắn hạn của doanh
nghiệp. Vốn ngắn hạn bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp
sử dụng để phục vụ cho hoạt động hàng ngày (Chiou và ctg, 2006). Cùng quan điểm

với Chiou và ctg (2006), Abuzayed (2012) đưa ra nhận định rằng quản trị vốn lưu
động liên quan đến việc quản lý tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn và mối tương quan
tồn tại giữa chúng mà tại đó tài sản ngắn hạn nên đủ lớn để có thể hoàn trả các
khoản nợ ngắn hạn. Naser và ctg (2013) thì cho rằng quản trị vốn lưu động liên
quan tới việc quản lý tiền, khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho.
Mục tiêu chính của việc quản trị vốn lưu động là phải đảm bảo rằng doanh
nghiệp có đủ dòng tiền để duy trì các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp
(Manoori và Muhammad, 2012). Các quyết định trong quản trị vốn lưu động hay
nói cách khác là quản trị tài chính ngắn hạn thường gắn liền với dòng tiền vào và
dòng tiền ra của doanh nghiệp trong khoảng thời gian một năm hoặc dưới một năm
(Ross và ctg, 2012), mà ta thường gọi tắt là dòng ngân lưu hay là chu kì luân
chuyển tiền của một doanh nghiệp (Cash conversion cycle- CCC), được khái quát
theo hình 2.1:

6


Hình 2.1 Biểu đồ ngân lưu

Hàng hóa
bán ra

Mua vào
hàng hóa

Trả tiền

Thu tiền

D òng ngân lưu


Nguồn: Ross và ctg (2012)
Như ta thấy ở trên, biểu đồ ngân lưu thể hiện mối quan hệ giữa các thành
phần vốn lưu động như: tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả trong
khuôn khổ thời gian. Độ dài khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp mua nguyên vật
liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cho đến khi thu tiền về gọi là chu kỳ luân
chuyển tiền. Kỳ luân chuyển tiền càng ngắn thể hiện chính sách quản lý vốn lưu
động càng hiệu quả. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền càng dài, nguồn lực càng bị
lãng phí (Nguyễn Tấn Bình, 2007).
Qua các khái niệm trên, tác giả xin tóm tắt lại định nghĩa quản trị vốn lưu
động như sau: Quản trị vốn lưu động là việc quản trị các tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn, cụ thể là quản trị tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả của
doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp là một vấn đề khá
rộng, việc đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện vấn đề này cần một nghiên
cứu dài hơi và chuyên sâu. Chính vì vậy, ở góc độ luận văn thạc sỹ, tác giả đã giới
hạn lại vấn đề bằng việc chỉ xem xét và nghiên cứu việc thực hành quản trị vốn lưu
7


động tại các doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền được trình
bày ở phần tiếp theo dưới đây. Cụ thể, nếu doanh nghiệp duy trì được một chu kỳ
luân chuyển tiền ngắn cho thấy doanh nghiệp đã thực hành quản trị vốn lưu động
tốt. Ngược lại, nếu chu kỳ luân chuyển tiền càng dài thì việc thực hành quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp là không tốt.
2.1.3 Quản trị chu kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle- CCC)
Khái niệm tiền (cash) nêu trong luận văn này được hiểu không chỉ là tiền mặt
tại quỹ của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản tiền gửi thanh toán của doanh
nghiệp.
Theo đó, chu kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle) là dòng chảy liên

tục của nguồn vốn qua các tài khoản vốn lưu động khác nhau như: tiền, hàng tồn
kho, khoản phải thu và khoản phải trả. Sự chuyển hóa liên tục của các nguồn vốn
trong suốt chu kỳ sản xuất kinh doanh gây ra sự thâm hụt hoặc thặng dư liên tục của
tồn quỹ tiền mặt (Nguyễn Tấn Bình, 2007). Do vậy, thực hành quản trị vốn lưu
động chính là thông qua việc quản trị chu kỳ luân chuyển tiền, cụ thể hơn là quản trị
các tài khoản vốn lưu động là vấn đề mang tính sống còn và vô cùng cấp thiết. Hình
2.2 đã thể hiện một cách ngắn gọn nhất các thành phần của vốn lưu động và quy
trình phối hợp của các thành phần này tạo nên chu kỳ luân chuyển tiền của doanh
nghiệp.
Hình 2.2 Chu kỳ luân chuyển tiền

Nguồn: Nilson và ctg (2010)

8


Bằng cách tiếp cận thực hành quản trị vốn lưu động ở khía cạnh quản trị chu
kỳ luân chuyển tiền, nhà quản trị có thể theo dõi được vốn lưu động của doanh
nghiệp được quản lý hiệu quả ra sao trong suốt chu kỳ hoạt động của họ (Nilsson và
ctg, 2010). Bởi vì mục tiêu chính của việc quản trị vốn lưu động chính là duy trì sự
cân bằng tối ưu giữa các thành phần của vốn lưu động (Gill, 2011). Hơn nữa, việc
quản trị vốn lưu động có tác động trực tiếp đến tính thanh khoản và cả lợi nhuận của
doanh nghiệp (Taleb và ctg, 2010). Có thể đơn cử một ví dụ như sau: giả sử trong
trường hợp khi đã đến kỳ hạn phải trả nợ nhưng doanh nghiệp lại chưa thu đủ từ
khách hàng các khoản phải thu để có thể trả hết các khoản nợ đó thì có thể doanh
nghiệp phải tốn thêm phí cho sự trì hoãn trả các khoản nợ (thời gian vay kéo dài thì
tiền lãi vay sẽ tăng lên). Trong trường hợp này, có thể thấy doanh nghiệp đã tạm
thời mất khả năng thanh toán, đồng thời các khoản phí tăng thêm do thời gian trả nợ
chậm sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng
không còn đủ khả năng thanh khoản do họ không có đủ nguồn tài chính để trang trải

các nghĩa vụ tài chính một cách đúng hạn với chi phí thấp nhất (Nguyễn Tấn Bình,
2007).
Tóm lại, muốn quản trị tốt chu kỳ luân chuyển tiền, nhà quản trị cần phải chủ
động kiểm soát số dư khoản phải thu, quyết định mức tồn kho hợp lý, trì hoãn thanh
toán cho người bán đến ngày trễ hạn nhất có thể. Một chu kỳ tiền quá dài sẽ làm
tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và có thể gây ra khủng hoảng
trong khả năng thanh toán. Cho dù một doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, nhưng
không có đủ nguồn vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn và tái sản
xuất, doanh nghiệp vẫn có thể phải phá sản (Nguyễn Tấn Bình, 2007). Trong nghiên
cứu của Pass và Pike (2007), Nilsson và ctg (2010) quan điểm này lại được nêu lên
một lần nữa, khi nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao vẫn chưa
phải là một doanh nghiệp thành đạt mà việc quản trị vốn lưu động cụ thể ở đây là
thực hành quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp tốt hay không mới là quan trọng.
Từ đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của thực hành quản trị vốn lưu động- quản trị
chu kỳ luân chuyển tiền trong việc quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp.
Theo đó, hiệu quả của việc quản trị chu kỳ luân chuyển tiền thể hiện mức độ hiệu
quả của việc quản trị khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho và được thể
hiện qua công thức:
9


Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) =

Số ngày phải thu +
Số ngày tồn kho Số ngày phải trả

Nguồn: Nilsson và ctg (2010)
2.1.3.1Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để
bán, bao gồm: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho bán thành phẩm và tồn kho thành

phẩm. Đa số các nhà quản trị đều mong muốn duy trì lượng hàng tồn kho ở mức
thấp nhất có thể trong điều kiện vẫn đảm bảo được khả năng đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Mục đích của việc làm này là để giảm thiểu chi
phí đồng thời rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền, nhờ đó thực hành quản trị vốn lưu
động sẽ được tốt hơn.
Hàng tồn kho được giám sát dựa vào chỉ tiêu kỳ luân chuyển hàng tồn kho.
Theo Nilsson và ctg (2010), kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày tồn kho trung
bình mà hàng tồn kho được lưu trong kho trước khi bán. Số ngày tồn kho thấp thì
chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho sẽ ngắn thể hiện qua công thức:
Số ngày hàng tồn kho = Hàng tồn kho / (Giá vốn hàng bán/ 365) (ngày)
2.1.3.2Quản trị khoản phải thu:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng tồn tại các khoản phải thu trên bảng cân
đối kế toán, bởi vì dù muốn dù không thì doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận bán chịu
ở một tỷ lệ nào đó trong một khoảng thời gian chậm trả nhất định nhằm mục đích
cạnh tranh và đẩy mạnh doanh thu (Nguyễn Tấn Bình, 2007). Điều này cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro khi khách hàng không trả nợ
đúng hạn. Do đó, quản trị khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro. Vì vậy, muốn quản lý tốt khoản phải thu doanh nghiệp cần có một chính
sách bán chịu phù hợp và linh hoạt.
Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân để có
thể quản lý và kiểm soát các khoản phải thu của doanh nghiệp. Vì chỉ tiêu này đại

10


diện cho số ngày trung bình mà các doanh nghiệp sử dụng để thu các khỏan thanh
tóan từ khách hàng của mình (Nilsson và ctg, 2010), công thức:
Số ngày phải thu = Khỏan phải thu bình quân/ (Doanh thu /365) (ngày)
2.1.3.3 Q uản trị khoản phải trả:
Bên cạnh các khoản phải thu từ các đối tác, khách hàng,.. thì doanh nghiệp

cũng có các khoản nợ cần phải trả. Việc quản trị tốt các khoản phải trả cũng vô
cùng quan trọng, vì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại hay phá sản của một
doanh nghiệp. Thông thường, bất kỳ nhà quản lý tài chính doanh nghiệp nào cũng
muốn trì hoãn các khoản cần thanh toán trong thời gian lâu nhất có thể và trong giới
hạn cho phép hoặc linh hoạt theo thỏa thuận trước đó giữa 2 bên vì khoản phải trả
được xem là một nguồn tài chính không được trả lãi (Nguyễn Tấn Bình, 2007). Để
kiểm soát và tận dụng tốt các khoản phải trả này doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ
tiêu kỳ thanh toán khoản phải trả.
Kỳ thanh toán khoản phải trả thể hiện số ngày trung bình mà các doanh
nghiệp phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp (Nilsson và ctg, 2010):
Số ngày phải trả = Khỏan phải trả bình quân/ (Giá vốn hàng bán/365) (ngày)
2.2

M ột số nghiên cứu trư ớ c về các yếu tố đặc tính doanh nghiệp tác động

đến thực hành quản trị vốn lưu động
2.2.1

Nghiên cứu của Nilsson và ctg (2010)
Nilsson và ctg (2010) dựa trên mẫu nghiên cứu 40 doanh nghiệp niêm yết

trên sàn chứng khoán tại Thụy Điển nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính
doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận, dòng tiền hoạt động, quy mô doanh nghiệp, tăng
trưởng doanh thu, tỷ lệ nợ, tỷ số thanh khỏan nhanh và tỷ số thanh khỏan hiện hành
với chu kỳ luân chuyển tiền (CCC). Phương pháp định lượng được sử dụng để tiếp
cận nghiên cứu này, kết quả thu được cho thấy các yếu tố lợi nhuận, dòng tiền hoạt
động, quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu đều có ảnh hưởng nhất định
đến thực hành quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp trong mẫu đã chọn.
Cụ thể, lợi nhuận (được đo bằng chỉ tiêu ROA) có mối tương quan thuận với
chu kỳ luân chuyển tiền, được hiểu là khi có sự gia tăng lợi nhuận sẽ tác động lên sự

gia tăng chiều dài của chu kỳ luân chuyển tiền, đó là biểu hiện của thực hành quản
11


trị vốn lưu động kém. Ngoài ra, tỷ lệ nợ cũng có quan hệ cùng chiều với chu lỳ luân
chuyển tiền cho thấy khi doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp, vòng quay hàng tồn kho
ngắn dẫn đến chu kỳ luân chuyển tiền sẽ ngắn lại, thực hành quản trị vốn lưu động
của doanh nghiệp được tốt hơn. Mặt khác, chu kỳ luân chuyển tiền có mối quan hệ
nghịch biến với dòng tiền hoạt động, quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh
thu. Theo đó, tác giả kết luận rằng khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh
thu tốt thì sẽ càng chú trọng đến thực hành quản trị vốn lưu động. Lúc này, doanh
nghiệp có thể cần gia tăng khả năng tài chính (nhu cầu cho dòng tiền hoạt động cao)
để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (tăng quy mô doanh nghiệp)
sẽ làm cho chu kỳ luân chuyển tiền ngắn hơn, thực hành quản trị vốn lưu động tại
doanh nghiệp được tốt lên.
2.2.2 Nghiên cứu của Caballero và ctg (2010)
Caballero và ctg (2010) đã sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) làm biến
đại diện về thực hành quản trị vốn lưu động để nghiên cứu mối quan hệ với các yếu
tố thuộc đặc tính doanh nghiệp như: dòng tiền hoạt động, tỷ lệ nợ, cơ hội tăng
trưởng, quy mô doanh nghiệp, tuổi đời doanh nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp.
Với số lượng mẫu là 4,076 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ 2001 đến
2005, nghiên cứu đã áp dụng phương pháp hồi quy OLS, phương pháp ước lượng
hồi quy Fixed Effect Method (FEM) để chạy mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng chu kỳ luân chuyển tiền có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận (được đo
bằng chỉ tiêu ROA), tốc độ tăng trưởng nhưng lại có sự tác động nghịch chiều với
quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ (đòn bẩy tài chính) và dòng tiền hoạt động. Tác
giả cho rằng những doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động kinh doanh càng cao thì
chu kỳ luân chuyển tiền sẽ dài hơn đồng nghĩa với việc thực hành quản trị vốn lưu
động tại doanh nghiệp không được tốt.
2.2.3 Nghiên cứu của Manoori và Muhammad (2012)

Manoori và Muhammad (2012) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu
tố (quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng trưởng doanh nghiệp, dòng tiền hoạt động,
lợi nhuận, chi phí vốn, tổng sản phẩm quốc nội) tác động đến thực hành quản trị vốn
lưu động với mẫu là 94 doanh nghiệp ở Singapore trong 8 năm từ 2003 đến 2010.
Nghiên cứu sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) làm biến phụ thuộc để đo lường
thực hành quản trị vốn lưu động. Kết quả chỉ ra rằng có sự tương quan nghịch giữa
12


chu kỳ luân chuyển tiền với dòng tiền hoạt động và quy mô doanh nghiệp, kết quả
này phù hợp với với các nghiên cứu của Caballero và ctg (2010), Nilsson và ctg
(2010). Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy được mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng
trưởng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp (được đo lường bằng chỉ tiêu ROA) với
chu kỳ luân chuyển tiền. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của ông lại chưa tìm thấy mối
quan hệ nào giữa tỷ lệ nợ và chu kỳ luân chuyển tiền (CCC).
2.2.4 Nghiên cứu của Valipour và ctg (2012)
Valipour và ctg (2012) thu thập dữ liệu của 83 doanh nghiệp trên thị trường
chứng khoán Tehran trong khỏang thời gian từ 2001 đến 2010 để nghiên cứu tác
động của các đặc tính doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận (được đo lường bằng chỉ
tiêu ROA), dòng tiền hoạt động, quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, tỷ số
thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh tóan nhanh và tỷ lệ nợ đến thực hành quản trị vốn
lưu động. Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) được chọn làm biến đại diện cho thực
hành quản trị vốn lưu động. Phương pháp hồi quy đa biến và tương quan Pearson’s
đã được sử dụng trong nghiên cứu này để kiểm định giả thuyết. Kết quả chỉ ra rằng
có mối quan hệ trái ngược giữa lợi nhuận (ROA), quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng
trưởng doanh thu với chu kỳ luân chuyển tiền. Đồng quan điểm với kết quả nghiên
cứu của Nilsson và ctg (2010), khi kết quả của Vaipour (2012) cũng cho thấy mối
tương quan đồng thuận giữa tỷ lệ nợ với chu kỳ luân chuyển tiền. Tuy nhiên, nghiên
cứu lại chưa tìm đủ cơ sở về mặt thống kê để xác định mối quan hệ giữa dòng tiền
hoạt động với chu kỳ luân chuyển tiền.


13


Bảng 2.1 Tóm lược kết quả các nghiên cứu trư ớ c
Biến số

Tác động

Tác giả nghiên cứu trước

Tác động của các đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị vốn lưu động
(Chu kỳ luân chuyển tiền-CCC)
Quy mô doanh
nghiệp

Tỷ lệ nợ

Tốc độ tăng trưởng
doanh nghiệp

Dòng tiền hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuân doanh
nghiệp

Tỷ lệ thanh toán hiện
hành


Tỷ lệ thanh toán
nhanh

SIZE

DEBT

-

Caballero và ctg (2010), Nilsson và ctg
(2010), Manoori và ctg (2012), Valipour
và ctg (2012)

-

Caballero và ctg (2010)

+

Nilsson và ctg (2010), Valipour và ctg
(2012)

0

Manoori và ctg (2012)

+

Caballero và ctg (2010), Manoori và ctg
(2012), Valipour và ctg (2012)


-

Nilsson và ctg (2010), Valipour và ctg
(2012)

-

Caballero và ctg (2010), Nilsson và ctg
(2010), Manoori và ctg (2012)

+

Nilsson và ctg (2010), Manoori và ctg
(2012)

-

Caballero và ctg (2010), Valipour và ctg
(2012)

0

Nilsson và ctg (2010), Valipour và ctg
(2012)

-

Valipour và ctg (2012)


0

Nilsson và ctg (2010), Valipour và ctg
(2012)

-

Valipour và ctg (2012)

GROWTH

OCF

ROA

CR

QR

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu của tác giả
Chương 2 đã trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết được sử dụng trong phân tích
nghiên cứu về tác động của đặc tính doanh nghiệp đến thực hành quản trị vốn lưu
động tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày kết quả của các
nghiên cứu trước để làm nền tảng cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Trên cơ
sở đó, chương 3 sẽ đưa ra phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp.

14


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ nêu lên phương pháp nghiên cứu cho luận văn đồng thời dựa
trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra mô
hình nghiên cứu. Chương này cũng trình bày cách thức thu thập dữ liệu và các
bước xử lý dữ liệu nghiên cứu.
3.1

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Trên khung lý thuyết và các bài nghiên cứu trước về các đặc tính doanh

nghiệp tác động đến thực hành quản trị vốn lưu động đã được trình bày ở chương 2,
ở đề tài này tác giả cũng sử dụng các đặc tính doanh nghiệp bao gồm: quy mô
doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng trưởng doanh nghiệp, dòng tiền hoạt động, lợi nhuận
doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh làm các biến độc
lâp để xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng đến thực hành quản trị vốn lưu động
như thế nào. Từ đó, tác giả tiến hành phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho luân
văn.
3.1.1 Quy mô doanh nghiệp
Có nhiều cách để đo lường quy mô doanh nghiệp như đo lường bằng cách
lấy logarithm của doanh thu (Deloof, 2003) hoặc của tài sản (Chiou và ctg, 2006;
Nazir và Afza, 2009; Taleb và ctg, 2010; Caballero và ctg, 2010). Trong bài luân
văn này, tác giả sẽ sử dụng cách đo lường phổ biến trong các bài nghiên cứu trước
đó là lấy logarithm của tổng tài sản của doanh nghiệp vào cuối năm để đo lường quy
mô doanh nghiệp. Mặt khác, do biến tăng trưởng doanh thu được đo lường bằng giá
trị doanh thu năm nay trừ doanh thu năm trước chia cho doanh thu năm trước nên để
tránh hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra, nghiên cứu sẽ đo lường biến quy mô
doanh nghiệp bằng cách lấy logarithm của tài sản.
Theo Jose và ctg (1996), các doanh nghiệp lớn có xu hướng có chu kỳ luân
chuyển tiền thấp hơn, bằng chứng là khi tiến hành phân tích hồi quy, kết quả đã cho
thấy mối tương quan nghịch giữa chu kỳ chuyển đổi tiền và quy mô doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Uyar (2006) cũng cho kết quả tương tự và ông kết luân rằng những

doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chu kỳ luân chuyển tiền càng ngắn và ngược
lại. Tác giả cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ nên tìm cách rút ngắn chu kỳ
15


luân chuyển tiền để thực hành quản trị vốn lưu động được tốt hơn bằng cách giảm
số ngày tồn kho và số ngày phải thu lại đồng thời kéo dài số ngày phải trả lên. Kết
quả nghiên cứu của Caballero và ctg (2010), Nilsson và ctg (2010), Manoori và ctg
(2012), Valipour và ctg (2012) cũng cho cùng kết quả.
Trong thực tế, thông thường, đối với những doanh nghiệp quy mô lớn thì sẽ có
lợi thế trong quá trình đàm phán với khách hàng và nhà cung cấp hơn các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ trong việc kéo dài thời gian thanh toán hoặc giảm giá tiền
hàng. Vì vây, chu kỳ luân chuyển tiền của các doanh nghiệp lớn được rút ngắn và
thực hành quản trị vốn lưu động của họ tốt hơn. Có thể thấy, kết quả nghiên cứu định
lượng mà các nhà nghiên cứu tìm được phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.
Từ các cơ sở trên, giả thuyết nghiên cứu H1 được đặt ra như sau:
H1: Chu kỳ luân chuyển tiền và quy mô doanh nghiệp có mối tương quan nghịch.
3.1.2 Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ hay nói cách khác là đòn bẩy tài chính được được tính bằng cách lấy
tổng nợ chia cho tổng tài sản cho biết mức độ tài trợ cho tài sản từ các khoản nợ
ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm tiến hành xem xét tác động của tỷ lệ nợ
lên thực hành quản trị vốn lưu động ở các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu của
Nilsson và ctg (2010), Valipour và ctg (2012), đã tìm thấy mối quan hệ đồng thuân
giữa tỷ lệ nợ và chu kỳ luân chuyển tiền. Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp có tỷ
lệ nợ thấp thì số ngày hàng tồn kho sẽ ngắn lại làm rút ngắn chu kỳ luân chuyển
tiền, đồng nghĩa với việc thực hành quản trị vốn lưu động được thực hiện tốt.
Ngược lại với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao có thể nguồn vốn nội bộ không đủ
đáp ứng nhu cầu hoạt động mà phải tìm các nguồn tài trợ từ bên ngoài, càng làm tỷ
lệ nợ cao hơn nữa, khi đó sẽ làm gia tăng số ngày phải trả bình quân, rút ngắn chu

kỳ luân chuyển tiền. Điều này đi ngược lại với kết quả nghiên cứu của ông.
Kết quả nghiên cứu của Caballero và ctg (2010) đã tìm thấy mối quan hệ
không đồng thuân giữa tỷ lệ nợ và chu kỳ luân chuyển tiền (CCC). Tỷ lệ nợ càng
thấp sẽ càng kéo dài chu kỳ luân chuyển tiền, thực hành quản trị vốn lưu động tại

16


doanh nghiệp không tốt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Manoori và ctg (2012) lại
không tìm thấy bất cứ mối tương quan nào giữa 2 biến này.
Từ các nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H 2: Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có mối quan hệ không đồng thuận với chu kỳ chuyển
đổi tiền.
3.1.3 Tăng trưởng doanh thu
Tăng trưởng doanh thu được tính bằng cách lấy doanh thu năm hiện tại (t) trừ
cho doanh thu năm trước (t-1), tất cả chia cho doanh thu năm trước (t-1) (Deloof,
2003). Chiou và ctg (2006) cho rằng doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ chú
trọng hơn đến việc thực hành quản trị vốn lưu động bằng cách kéo dài thời gian
thanh toán và tăng cường phải thu khách hàng. Theo quan điểm đó, chu kỳ luân
chuyển tiền sẽ được rút ngắn do số ngày phải thu giảm xuống và số ngày phải trả
tăng lên, kết quả là thực hành quản trị vốn lưu động được tốt hơn. Nghiên cứu của
Nilsson và ctg (2010) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng doanh thu
và chu kỳ luân chuyển tiền. Tăng trưởng doanh thu càng cao thì doanh nghiệp sẽ
cần nhiều nguồn tiền để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả làm cho
chu kỳ chuyển đổi tiền ngắn lại, thực hành quản trị vốn lưu động ngày càng được
quan tâm chú trọng và ngày càng tốt lên (Nilsson, 2010).
Quan điểm trái ngược xuất hiện trong các nghiên cứu của Caballero và ctg
(2010), Manoori và ctg (2012) và Valipour và ctg (2012) khi kết luân tăng trưởng
doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với chu kỳ luân chuyển tiền, cho rằng một khi
dự báo doanh số bán hàng tăng trưởng trong tương lai thì doanh nghiệp sẽ tăng đầu

tư vào hàng tồn kho làm gia tăng số ngày tồn kho. Hơn nữa, việc tăng doanh số
thông qua việc mở rộng tín dụng thương mại cho khách hàng để có thêm nguồn vốn
đầu tư vào vốn lưu động, số ngày phải thu sẽ tăng lên (Caballero và ctg, 2010). Tất
cả những điều đó sẽ làm cho chu kỳ luân chuyển tiền dài hơn, thực hành quản trị
vốn lưu động tại doanh nghiệp không được thực hiện tốt.
Giữa 2 quan điểm của các nghiên cứu trước, tác giả nghiêng về phần quan
điểm của Nilsson và ctg (2010) hơn, khi doanh nghiệp có sự tăng trưởng doanh thu

17


×