Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại tái cấu trúc trong mối quan hệ với hiệu quả nghiên cứu quá trình tái cơ cấu tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.52 KB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------

Đề tài môn Nghiệp Vụ Ngân hàng Thương Mại

TÁI CẤU TRÚC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

GV:

Cô Trần Thị Xuân Hương

Thực hiện:

Nhóm 9

Thành viên:

Bùi Thị Thủy Dương
Lê Thị Khá
Lê Thị Na
Đào Mỹ Loan
Trương Nhân Nghĩa

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


2



I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt
các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu, tái cấu trúc ngân hàng là biện
pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi
khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ
thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng
tin của công chúng . Theo quan điểm này thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm tái cấu trúc
tài chính (financial restructuring), tái cấu trúc hoạt động (operational restructuring) và
giám sát an toàn. Trong đó, tái cấu trúc tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh
khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng thông qua các biện pháp như
tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản. Tái cấu trúc hoạt động hướng đến mục tiêu
nâng mức lợi nhuận bằng cách chú trọng hơn đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu
quả và năng lực quản lý và hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng. Việc
giám sát và các quy tắc an toàn được đặt ra nhằm mục tiêu cải thiện năng lực hoạt động
của toàn bộ hệ thống ngân hàng dưới vai trò là trung gian tài chính.
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương
mại là thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân
hàng thương mại nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định (bền vững, an toàn) và hiệu
quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế,
đặc biệt là chức năng thanh toán và trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTM.
1.2. Đặc điểm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
- Một là, tính quyết liệt trong của công cuộc tái cấu: Hoạt động của NHTM có tầm
ảnh hưởng rộng khắp và lan truyền, chính vì vậy khi hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ kéo
theo sự suy yếu của tất cả các lĩnh vực khác. Chỉ cần một ngân hàng đổ vỡ, nguy cơ đổ



3

vỡ toàn hệ thống rất lớn, và lan truyền rộng khắp còn gọi là hiện tượng Domino. Chính vì
vậy tái cơ cấu hệ thống NHTM đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt.
- Hai là, tái cơ cấu hệ thống NHTM là chương trình mang tầm cỡ quốc gia: Như trên đã
đề cập về tầm ảnh hưởng của hệ hống NHTM đối với nền kinh tế xã hội của một quốc
gia, vì vậy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ liên quan đến riêng ngành ngân hàng
mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Nếu chỉ để riêng hệ thống ngân hàng tái cấu
trúc thì sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Như vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải đảm
bảo có sự tham gia, phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan quản lý nhà nước.
1.3 Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Lý do thứ nhất để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM khi hệ thống ngân hàng
phát sinh những vấn đề bất ổn và có nguy cơ đẩy hệ thống NHTM rơi vào khủng hoảng
kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng
hoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống. Trong trường hợp này tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng là nhằm hồi sinh hệ thống NHTM. Những dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM
có bất ổn trầm trọng cần phải thực hiện tái cấu trúc nhằm hồi sinh:
+ Khủng hoảng kinh tế kéo dài, môi trường kinh doanh của ngân hàng xấu đi dẫn
đến các mặt hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn
giảm sút. Khi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàng
ngày càng lớn. Hệ thống NHTM có nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng
lớn, hệ thống ngân hàng suy yếu, đe dọa sự bất ổn cho cả nền kinh tế, xã hội của một
quốc gia, thậm chí cả khu vực.Trong bối cảnh đó niềm tin của các chủ thể trong nền kinh
tế xã hội và hệ thống ngân hàng giảm sút và ảnh hưởng ngược lại cho chính các ngân
hàng. Vòng xoáy đó ngày càng lan rộng, hướng giải quyết duy nhất là tái cấu trúc hệ
thống NHTM.
+ Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu: Khi khuôn khổ giám sát của chính phủ,
ngân hàng trung ương chưa hoàn thiện, nhiều khe hở. Khuôn khổ giám sát kém cộng

thêm với cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sự quản lý yếu kém trong chính từng
NHTM dẫn đến sự bùng phát những bất ổn trong cả hệ thống. Đây cũng chính là lý do để
tái cấu trúc hệ thống NHTM.


4

Lý do thứ hai để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM là nhằm mục đích duy trì
sự phát triển ổn định, hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống NHTM.
+ Khi nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi hệ thống NHTM phải thay đổi để thích ứng,
đảm bảo các mặt hoạt động có hiệu quả. Sự thay đổi trong điều kiện này phải theo
nguyên lý vòng xoáy ốc dẫn đến, do vậy cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống NHTM cho
mục tiêu phát triển.
+Việc tái cấu trúc không chỉ thực hiện khi hệ thống NHTM trong tình trạng khủng
hoảng với mục tiêu hồi sinh, mà việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn là công việc
thường xuyên ngay cả khi hệ thống NHTM đang hoạt động bình thường hay hoạt động
tốt hướng tới mục tiêu phát triển. Tái cấu trúc hệ thống NHTM nếu được xem là công
việc thường xuyên sẽ tránh gây những hậu quả xấu cho hệ thống ngân hàng và nền kinh
tế, giảm thiểu được chi phí cho việc tái cấu trúc.
Như vậy lý do để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là: (i) hồi sinh hệ thống
NHTM yếu kém; (ii) Duy trì sự phát triển ổn định và hiệu quả của hệ thống
1.4 Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
1.4.1. Tái cấu trúc tài chính
Nội dung trọng tâm của tái cấu trúc tài chính một NHTM là xử lý nợ xấu, tăng quy mô và
chất lượng vốn tự có cho các NHTM.
+ Xử lý nợ xấu
Một trong những nội dung cần thiết trong tiến trình tái cấu trúc tài chính
NHTM là phải xác định, nắm chính xác con số nợ tồn đọng của các ngân hàng được tái
cấu trúc là bao nhiêu, trên cơsở đó để có các bước xử lý có hiệu quả. Để xử lý nợ xấu
có thể áp dụng các biện pháp như: cấu trúc lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán cho công ty

mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, ...
+ Tăng quy mô và chất lượng vốn tự có của các NHTM. Ngân hàng là loại hình
kinh doanh đặc biệt – kinh doanh ở lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, vốn tự có chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng vốn tự có có ý nghĩa rất lớn đối với sự
tồn tại và phát triển của NHTM vì nó không chỉ là yếu tố tạo nền tảng cho hoạt động của


5

ngân hàng, bảo bảo đảm sự an toàn cho ngân hàng trước những rủi ro không lường trước
mà còn duy trì niềm tin với khách hàng và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng, cụ thể:
o

Tạo nền tảng cho hoạt động của NHTM: Vốn tự có là nguồn vốn dài hạn để đầu tư
cho văn phòng, thiết bị, công nghệ. Mặt khác nó còn là nguồn vốn để góp vốn,
mua cổ phần của các công ty khác hoặc thành lập các công ty trực thuộc (cho thuê

o

tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, …).
Bảo đảm sự an toàn cho NHTM: Vốn tự có là nguồn bù đắp các tổn thất khi có rủi
ro trong cho vay và đầu tư; kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán; rủi ro hoạt động, …
mà không có nguồn bù đắp. Vì vậy, mặc dù không thể thay thế cho việc quản trị
điều hành kém hiệu quả nhưng vốn tự có của ngân hàng cần thiết như là “tấm
đệm”, tăng khả năng của ngân hàng trong việc chống đỡ những rủi ro không dự

o

tính trước được.
Duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM: Vốn tự có một mặt tạo niềm

tin đối với khách hàng, mặt khác là yếu tố điều chỉnh chính sách của ngân hàng
như cho vay, đầu tư, các trạng thái kinh doanh của ngân hàng.

1.4.2 Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh:
Cùng với việc làm sạch và tái cấu trúc Bảng cân đối kếtoán theo hướng lành
mạnh, các NHTM cần phải triển khai các giải pháp củng cố, chấn chỉnh lại
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đáp ứng các chuẩn
mực theo thông lệquốc tế. Tái cấu trúc hoạt động của các NHTM bao gồm các nội
dung chính:
+ Thứ nhất, tái cấu trúc về sản phẩm, dịch vụ của NHTM:
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao hàm toàn bộ các hoạt động mà ngân hàng cung
ứng cho khách hàng liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, … thông
qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu dịch vụ tài chính của
khách hàng mà pháp luật cho phép.
Danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng đa dạng, càng thỏa mãn
nhiều nhu cầu của khách hàng, dễdàng thu hút khách hàng, tăng doanh thu, giúp ngân
hàng phát triển ổn định, bền vững. Chính vì vậy, các NHTM cần phải:


6

- Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các lĩnh
vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quảvà từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh
của các NHTM theo hướng giảm bớt sựphụthuộc vào hoạt động tín dụng và tăng
nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụphi tín dụng.
- Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và nghiên cứu,
triển khai, phát triển nhanh các dịch vụngân hàng hiện đại (dịch vụthanh toán điện tử,
ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng,…), đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ngân hàng ở khu vực có tiềm năng phát

triển và giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả.
+ Thứ hai, tái cấu trúc về nhân sự
Nguồn nhân lực ở bất cứ ngân hàng nào là lợi thế so sánh quan trọng vì
chính con người là yếu tố“động nhất” trong mọi quá trình sản xuất. Nguồn nhân lực
của NHTM được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là số lượng lao động và chất
lượng nguồn nhân lực.
- Số lượng lao động: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh nguồn nhân lực của một
NHTM. Nếu số lượng lao động hợp lý ở mỗi chi nhánh, mỗi điểm giao dịch thì sẽ tạo
điều kiện thuận lợi đểmởrộng các hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh và toàn bộ
hệ thống NHTM.
- Chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực của một ngân hàng được
đánh giá qua các chỉ tiêu: trình độ học vấn; trình độngoại ngữ; trình độ tin học; các
kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh,
tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm chuyên môn.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tốquan trọng góp phần trong quá trình chực hiện
việc nâng cao năng lực tài chính của NHTM. Nguồn nhân lực đồng đều và chất lượng
sẽgiúp triển khai các hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, ngăn ngừa, hạn
chế được các rủi ro trong hoạt động về quy trình, nghiệp vụ và pháp lý. Vì vậy, không
những trong lĩnh vực tài chính mà hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế đều xem chất
lượng nhân sự là yếu tố quyết định. Đặc biệt, bộ máy quản trị ngân hàng cấp cao lại


7

càng phải có chất lượng vì đây là bộ phận “đầu não” trong việc xây dựng, hoạch
định và giám sát thực thi các chiến lược ở cả hệ thống NHTM.
+ Thứ ba, tái cấu trúc về công nghệ
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là trong
thời kỳ hội nhập, sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng mạnh trên thế giới. Theo
quy luật, ngân hàng yếu sẽ bị thất bại, ngân hàng mạnh sẽ giành thế chủ động trên

thịtrường.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng bao gồm:
- Hiện đại về trang thiết bị, máy móc - Đây là những yếu tố cốt lõi để tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và an toàn - Hiện nay bên cạnh các nghiệp vụ
truyển thống các ngân hàng muốn thu hút khách hàng cần phải đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là dịch vụ ứng
dụng công nghệ. Nếu không hiện đại hoá công nghệ chắc chắn sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng sẽ không được nâng cấp và rơi vào tình trạng lạc hậu. Chẳng hạn, các loại
thẻ thanh toán phải có tính đa năng, tiện ích và an toàn. Đểcó được những tính năng
quan trọng đó đòi hỏi NHTM phải đầu tư vào công nghệ.
- Hiện đại hoá công nghệ còn thể hiện ở các quy trình làm việc trong hệ
thống ngân hàng. Giao dịch một cửa; bộ máy làm việc tách rời nhưng cùng
hệ thống, … Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, giảm chi phí nhân lực cho ngân hàng.
- Hệ thống kiểm tra, giám sát, theo dõi thông tin về khách hàng, hệ thống kế toán,
… của NHTM đòi hỏi phải có sựchuẩn xác và hợp lý. Giúp cho các NHTM chủ động
trong việc dự báo, phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Ngân hàng thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụtài chính, hầu hết các mảng hoạt động
của khu vực ngân hàng đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có
hiệu quả của từng ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Do đó, hiện
đại hoá công nghệ ngân hàng là một nội dung tất yếu trong lộ trình tái cấu trúc các
NHTM bởi không thể tách rời cơ cấu nội dung khác với công nghệ ngân hàng.
+ Thứ tư, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động


8

Thông thường cơcấu tổchức hoạt động của các NHTM trước khi tái cấu trúc
thường mang tính chồng chéo và thiếu khoa học dẫn đến việc điều hành cũng như
thực hiện các hoạt động trong hệ thống ngân hàng không có hiệu quả. Bởi vậy, khi tái

cấu trúc NHTM, nội dung về hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng được
xem như một tất yếu.
Các nội dung cơ bản khi tiến hành tái cấu trúc tổ chức và quản lý NHTM:
- Rà soát và tái cấu trúc bộ máy tổ chức sao cho vừa tinh gọn vừa đảm bảo thực
hiện hoạt động của ngân hàng được tiến hành thông suốt, hiệu quả, phòng ngừa rủi ro
hữu hiệu.
- Phân tách giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát để đảm bảo sự kiểm
tra toàn diện và cân bằng về nguồn lực.
1.4.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị:
Các NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với đặc thù là tổchức kinh doanh “tiền”
nên có độrủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hệthống tài chính và toán bộ
nền kinh tế. Chính vì vậy, quản trịcông ty đối với NHTM càng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Vấn đề quản trị công ty đối với hoạt động của các NHTM đã được Ủy ban
Basel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006, bao gồm 14 nguyên tắc cơ bản và chia
thành sáu nhóm:
+ Bốn nguyên tắc đầu tiên quy định rõ trách nhiệm chung, trình độnăng lực, thông
lệ và cơ cấu riêng của Hội đồng quản trị cũng như cấu trúc công ty.
+ Nguyên tắc thứ 5 quy định ban điều hành phải đảm bảo tất cả các hoạt động của
công ty phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi
ro đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Các nguyên tắc từ 6 đến 9 yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống kiểm
soát nội bộvà quản trị rủi ro hiệu quả. Các rủi ro cần phải được phát hiện, theo dõi
trên phạm vi toàn hệ thống, và cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh. Doanh nghiệp cần
có mạnh lưới truyền thông nội bộ đối với các rủi ro, Hội đồng quản trị và ban điều


9

hành phải sử dụng kết quả làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên

ngoài một cách có hiệu quả.
+ Nguyên tắc 10 và 11 quy định về chế độ đãi ngộ. Hội đồng quản trị phải chủ động
giám sát việc thiết lập và thực thi chế độ đãi ngộ, chính sách đãi ngộphải gắn liền với
quan điểm chấp nhận rủi ro một cách thận trọng.
+ Nguyên tắc 12 và 13 quy định Hội đồng quản trị và Ban điều hành tại các công ty
có cơ cấu phức tạp phải nắm vững cơcấu hoạt động và rủi ro mà công ty phải đối
mặt, phải hiểu rõ và tìm biện pháp phân tán rủi ro phát sinh.
+ Nguyên tắc 14 quy định quản trịngân hàng phải đảm bảo tính công khai và minh
bạch đối với cổ đông và các bên liên quan đến ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới luôn biến động khó lường thì quản trị công ty
nói chung và quản trị NHTM càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, một
trong những trọng tâm của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam là nâng
cao năng lực quản trị công ty của các ngân hàng, cải thiện và hướng tới chuẩn mực
quốc tế về quản trị công ty, đảm bảo an toàn, tăng cường tính minh bạch, từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
1.4.4 Tái cấu trúc sở hữu
Sở hữu là quan hệ cơ bản, quan hệ xuất phát trong quan hệ sản xuất. Khi phân tích
đặc trưng của mọi phương thức sản xuất người ta phải chỉrõ vai trò quy định của các
quan hệ sở hữu đó với các quan hệ sản xuất và đối với toàn bộ các mặt của xã hội nói
chung. Bản chất của sở hữu là lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế. Nếu không có lợi ích thì
bản thân sở hữu sẽ không có ý nghĩa. Sở hữu không có ý nghĩa tựthân mà là phương tiện
đểcon người thông qua nó mà thực hiện lợi ích của mình.
Với tư cách là quan hệ chi phối lao động, sở hữu đồng thời quy định cả phương thức
hoạt động của các chủ thể ở mọi lĩnh vực sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, sở hữu quyết định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM.
Theo hình thức sở hữu, có thể phân chia các NHTM thành những nhóm sau:
+ Ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân



10

Là ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại ngân hàng này
thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với
doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.
+ Ngân hàng thuộc sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng thương mại cổ phần)
Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành cổphiếu, việc nắm giữ các
cổphiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân
hàng, tham gia chia cổtức từthu nhập của ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có
thểxảy ra. Các ngân hàng cổphần có khảnăng huy động vốn nhanh, quy mô lớn, vì vậy
các NHTMCP thường là các ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có
nhiều chi nhánh hoặc công ty con.
+ Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước
Đây là loại hình ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp. Các ngân hàng này
thường được thành lập nhằm thực hiện một sốmục tiêu nhất định của chính phủ. Các
NHTM thuộc sở hữu công thường được nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát
hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bịphá sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các ngân
hàng này phải thực hiện các chính sách của nhà nước có thể dẫn đến những bất lợi trong
hoạt động kinh doanh của mình.
+ Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng này được hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường là
giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau.
Hiện nay sự chuyển biến về sở hữu trong ngành ngân hàng gắn chặt với quá trình cải
cách hệ thống ngân hàng. Ở hầu hết các quốc gia, quá trình này diễn ra theo các hướng
chính là tư nhân hóa, quốc hữu hóa hay sáp nhập, mua lại và cổ phần hóa. Việc thay đổi
cấu trúc sở hữu sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh, tạo
điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa các đối
tác, giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ từ đó góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững cho hệ thống
này. Xu hướng chung tại các quốc gia, việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng

thương mại là quá trình thay đổi cấu trúc sở hữu theo xu hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu


11

nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực này cho các thành phần kinh tế khác. Một
trong những chuyển biến tích cực là các quốc gia chú trọng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng.
2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng
sinh lợi. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơ
bản dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market power) và lý
thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure).
Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận chính : lý thuyết Cấu trúc – Hành vi- Hiệu quả
(SCP – Structure –Conduct- performance) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối
(RMP – Relative Market Power). Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc của thị trường quyết
định hành vi của công ty, và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị trường, chẳng hạn
như khả năng sinh lợi, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt nhiều ngành có sự tập
trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm
sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain, 1951). Lập luận theo lý thuyết SCB, thị
trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng
thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi. Trong khi đó, lý thuyết RMP gợi ý rằng, các công
ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và
kiểm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995a). Chẳng hạn một số ngân hàng lớn với
ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ
và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Ngược lại lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất
công ty , hay nói cách khác, hiệu suất của công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo đó
các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và
Shipho, 2011). Lý thuyết ES thường được đề suất theo hai hướng tiếp cận khác nhau, tùy

thuộc vào loại hiệu suất được xem xét. Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X (X –
Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn,
bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào. Đối với
hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô, mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích dựa


12

trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao
hơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy mô.
Bên cạnh 2 lý thuyết trên, lý thuyết về danh mục đầu từ cân bằng cũng đã được sử
dụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lợi của
ngân hàng (Nzogang và Atemnkeng, 2006). Lý thuyết này cho rằng, nhà đầu tư có thể tối
thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh
mục đầu tư đa dạng hóa. Theo đó, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và các thành phần
danh mục đầu tư mong muốn của các NHTM là kết quả của các quyết định của ban quản
trị ngân hàng.
Như vậy có thể thấy lý thuyết MP cho rằng , khả năng sinh lợi của ngân hàng là
một hàm theo các yếu tố thị trường , trong khi lý thuyết ES và lý thuyết danh mục đầu tư
lại cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ, và các quyết
định quản trị, tức các yếu tố bên trong. Các yếu tố bên trong dựa trên nền tảng khung
phân tích CAMELS và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo mẫu IMF.


Khung phân tích CAMELS:

Hiện nay việc phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng thường
được thực hiện bằng khung phân tích CAMELS. CAMELS đã được áp dụng từ những
năm 1970, là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ bao gồm 6 yếu tố:
Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý

(Management), khả năng sinh lợi (Earning), thanh khoản (Liquidity), mức độ nhạy cảm
với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk). CAMELS được Ủy ban giám sát ngân
hàng BASEL và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất sử dụng.


Bộ Chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (FSIs):

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bộ Chỉ số lành mạnh tài chính do IMF xây dựng và
ban hành nhằm giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính, cũng như cảnh báo sớm những
nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra cho hệ thông tài chính của các quốc gia thành viên.
3. MỘT SỐ PAPER NÓI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÁI CẤU TRÚC VÀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH NGÂN HÀNG


13

STT

Nội dung
1.
Tác giả: Claudia Dziobek & Ceyla Pazarbasioglu, IMF publication,
Lesson
from published April 1998
systemic
bank Trong những thập kỷ gần đây, nhiều quốc gia có kinh nghiệm trong
restructuring
các vấn đề ngân hàng đòi hỏi một sự xem xét toàn bộ cả hệ thống
ngân hàng của họ. Thông thường, các vấn đề có nguyên nhân trong
nội địa nước đó như: sự giám sát ngân hàng yếu kém, sự can thiệp về
chính trị và do nguồn vốn không đủ. Hay hệ thống ngân hàng của

một quốc gia có thể đã không còn hợp thời và đang cần thiết lập lại,
giống như trong trường hợp của nhiều quốc gia đang phát triển và tất
cả các quốc gia chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường. Các sức mạnh bên ngoài, ví dụ như sự rớt giá của
hàng hóa dịch vụ xuất khẩu chính, có thể kích thích hay góp phần
làm tệ hơn cuộc khủng hoảng.
Trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng, những người gửi tiền,
những người vay tiền và các cổ đông (owners) của ngân hàng đều
mất niềm tin và họ đồng thời tìm cách đề thu hồi vốn của họ bằng
cách rút tiền ra. Một ngân hàng đơn lẻ có thể không thất bại với
những ảnh hưởng mang tính quốc gia, nhưng khi có liên quan đến
một lượng tiền gửi với quy mô mô lớn trong một hệ thống ngân hàng
quốc gia, vấn đề sẽ trở thành hệ thống và gây tê liệt cho nền kinh tế.
Chính phủ không có lựa chọn và phải hành động, và giải pháp có sẵn
trong khủng hoảng là thắt chặt và tiết kiệm hơn.
Các quốc gia sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết khủng hoảng
ngân hàng, với những mức độ thành công khác nhau. Tác giả của bài
nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm của 24 quốc gia đi đầu trong
việc sửa đổi vào những năm 1980 và những năm đầu thập niên 90: 4
quốc gia công nghiệp, 15 quốc gia đang pháp triển và 5 quốc gia
trong quá trình chuyển đổi sang định hướng thị trường.
2.
The effect of
Mergers
and
Acquisition
on
Financial
Performance of
banks – A survey

of
commercial
banks in Kenya

Tác giả: Gwaya Ondiaki Joash, MBA Student, Kenyatta University,
Kenya, July 2015
Tác động của M&A đến hiệu quả hoạt động tài chính (financial
performance) của các ngân hàng thương mại ở Kenya.
M&A thể hiện một vai trò quan trọng trong việc làm cho các công ty
có thể đạt được nhiều mục tiêu và chiến lược tài chính khác nhau. Ở
Kenya, các ngân hàng được sáp nhập với mục tiêu nâng cao năng lực
tài chính của họ. Nghiên cứu này thực hiện dựa trên các ngân hàng
mà có hoạt động sáp nhập hay mua lại ở Kenya trong giai đoạn từ
2000 – 2014. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích liệu việc sáp
nhập có tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng không.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các mục tiêu sau: để xác định tác
động của M&A lên giá trị của cổ đông và để xác định mối liên hệ của


14

3. Measuring the
impact
of
restructuring and
country-specific
factors on the
efficiency
of
post-crisis East

Asian
banking
systems:
Integrating DEA
with SFA (SocioEconomic
Planning
Sciences, Volume
43,
Issue
4,
December 2009,
Pages 240–252)
4.
Cost
and
Effectiveness of
Banking Sector
Restructuring in
Transition
Economies

hoạt động M&A lên khả năng sinh lợi. Nghiên cứu này thống kê tất
cả 14 ngân hàng có hoạt động M&A trong giai đoạn từ 2000 – 2014.
Dữ liệu được thu thập bằng việc sử dụng bảng câu hỏi bao gồm câu
hỏi mở và đóng. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các
dữ liệu thu thập được. Nghiên cứu tìm thấy rằng hoạt động M&A làm
gia tăng giá trị cổ đông của các ngân hàng có hoạt động M&A ở
Kenya. Nghiên cứu còn phát hiện ra lý do chính tại sao hầu hết các
ngân hàng có hoạt động M&A có thể gia tăng khả năng sinh lợi của
họ. Tác giả khuyến nghị rằng những nghiên cứu hoàn toàn khả thi

nên được thực hiện trước khi quá trình sáp nhập/ mua lại diễn ra. Cho
nghiên cứu xa hơn, việc tìm hiểu tác động của hoạt động sáp nhập/
mua lại trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế nên được thiết lập với
một cái nhìn đồng thời với tác động của nó lên lĩnh vực ngân hàng.
Tác giả: Nakhun Thoraneenitiyan & Necmi K. Avkiran
Bài báo này nghiên cứu mối quan hệ giữa tái cấu trúc ngân hàng sau
khủng hoảng, những điều kiện quốc gia cụ thể và hiệu quả ngân hàng
ở các nước châu Á từ năm 1997 đến 2001 bằng cách sử dụng một
tiếp cận tích hợp dữ liệu phân tích sự phát triển và phân tích biến
ngẫu nhiên.
Chúng tôi tập trung vào việc tái cấu trúc trong phạm vi liên quan đến
quyền sở hữu ngân hàng.
Những kết quả chỉ ra rằng mặc dù sáp nhập trong nước tạo ra nhiều
ngân hàng hiệu quả hơn, nhìn chung, tái cấu trúc không dẫn dến
nhiều hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.
Hệ thống ngân hàng thiếu hiệu quả phần lớn là do các điều kiện quốc
gia cụ thể, đặc biệt, lãi suất cao, tập trung thị trường và sự phát triển
kinh tế.

Bài báo này phân tích chi phí và hiệu quả của chính sách tái cấu trúc
ngân hàng trong 11 quốc gia quá độ trong thời kỳ 1991-1998. Nó
tranh luận về đặc điểm lĩnh vực ngân hàng quốc gia cụ thể, quy mô
của các khoản nợ xấu được thừa hưởng từ hệ thống có kế hoạch tập
trung, và sự yếu kém trong thực thi chính sách tái cấu trúc là nhân tố
chính ảnh hưởng đến chi phí tài chính tổng thế, với hai điều sau này
là quan trọng hơn. Bài báo tìm ra mối quan hệ không đáng kể giữa
quy mô chi phí tái cấu trúc và sự cải thiện chung trong lĩnh vực hoạt
động ngân hàng cho các quốc gia tương tự như một toàn thể
5.
Financial Tác giả: Jonathan Williams

liberalisation,
Bài báo đánh giá sự tác động của thay đổi trong quản trị ngân hàng
crisis,
and trong hoạt động ngân hàng cho 1 ví dụ về hoạt động các ngân hàng
restructuring: A thương mại ở Đông Nam Á giữa 1990 và 2003. Chúng tôi nhận thấy


15

comparative
study of bank
performance and
bank governance
in South East
Asia (Journal of
Banking
&
Finance, Volume
29, Issues 8–9,
August–
September 2005,
Pages
2119–
2154)
6. Exploring the
nexus
between
banking
sector
reform

and
performance:
Evidence
from
newly
acceded
EU
countries
(Journal
of
Banking
&
Finance, Volume
32, Issue 12,
December 2008,
Pages
2674–
2683)

7. Restructuring
strategy
and
performance of
major
commercial bank
in kenya

rằng quản trị về mặc sở hữu ngân hàng và phạm vi hoạt động ngân
hàng như là vị trí thứ bậc xếp hạng hiệu quả lợi nhuận, thay đổi công
nghệ và năng suất. Giai đoạn được đặc trung bới sự bãi bỏ quy định

tài chính, Cuộc Khủng hoảng châu Á và các chương trình tái cấu trúc
ngân hàng. Để giải quyết tình cảnh khó khăn về tài chính, chính
quyền các nước đông nam á thực thi chương trình cổ phần hóa liên
ngân hàng và sự gia nhập mở rộng cho chủ sở hữu nước ngoài. Kết
quả hướng tới hỗ trợ việc cổ phần hóa ngân hàng và bãi bỏ sở hữu
nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi đề nghị lợi ích tiềm
năng cho chủ sở hữu nước ngoài có lẽ mất lâu hơn để nhận ra. Đối
với các ngân hàng tư nhân trong nước, sự thách thức là cải thiện hiệu
quả ngân hàng
Tác giả: Sophocles N. Brissimis & Manthos D. Delis & Nikolaos I.
Papanikolaou)
Mục đích của nghiên cứu ngày là để xem xét mối quan hệ giữa cải
cách lĩnh vực ngân hàng và hoạt độn ngân hàng – phạm vi hiệu quả,
tất cả yếu tố gia tăng năng suất và biên lãi suất ròng – xem xét sự ảnh
hưởng thông qua cạnh tranh và chấp nhận rủi ro ngân hàng. Để kết
thúc nghiên cứu này, chúng tôi phát triển một mô hình theo kinh
nghiệm của sự hoạt động ngân hàng, điều này được ước tính một
cách phù hợp bằng cảch sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng mới.
Mô hình được áp dụng dữ diệu bảng ngân hàng từ 10 quốc gia vừa
được gia nhập EU. Kết quả chỉ ra rằng cả cải cách lĩnh vực ngân
hàng và sự cạnh tranh dùng một sự tác động tích cực trong hiệu quả
ngân hàng, trong khi hiệu quả của sự cải cách trong tất cả các yếu tố
tăng trưởng năng suất đáng kể chỉ hướng tới kết thúc quá trình cải
cách.
Cuối cùng, sự ảnh hưởng của vốn và rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng là một trong những trường hợp tiêu cực trong khi nó có vẻ
rằng tài sản có tính thanh khoản cao hơn giảm sự hiệu quả và năng
suất của các ngân hàng.
Các tổ chức, tùy thuộc vào bản chất của các doanh nghiệp, cấu trúc
của chúng, và quy mô sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được

mức độ mong muốn của họ về sản lượng. Do đó, các tổ chức, doanh
nghiệp phải thực hiện các chiến lược đúng đắn mà họ đã xây dựng
với mức hiệu suất mong muốn phải đạt được. (Thompson và
Strickland, 2008) .Nhiệm vụ của một doanh nghiệp là nâng cao hiệu
quả và lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng thực hiện
một chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp liên quan đến tái cấu trúc
hoặc tháo gỡ các khu vực hoặc các bộ phận trong tổ chức đó có ảnh
hưởng đến tình hình tài chính và năng lực kinh tế của công ty. Theo


16

Bowman et al (1999), hậu quả của tái cấu trúc có thể được khái niệm
về hiệu ứng trung gian mà có thể có kết quả tích cực hay tiêu cực và
những hiệu ứng trung gian có thể có một số tác động đến hoạt động
tài chính hoặc kinh tế giàu có của công ty. Tái cấu trúc là một giải
pháp vấn đề đương đại trong quản lý và dự đoán sự thay đổi
(Acharya, 2009). Mục đích của nghiên cứu này là để thiết lập mức độ
mà những nỗ lực tái cấu trúc khác nhau được thực hiện tại các ngân
hàng thương mại thực hiện trên ảnh hưởng đến hiệu suất của các
ngân hàng. Đối với một nghiên cứu như vậy được thực hiện dữ liệu
sơ cấp sẽ được sử dụng để xác định mức độ mà cơ cấu lại đã được
thực hiện bởi các ngân hàng thương mại. Như vậy câu hỏi đang được
quan tâm được gửi đến nhân viên của các ngân hàng được lựa chọn
để có được thông tin này và phân tích bằng cách sử dụng của con
người và độ lệch chuẩn. Hiệu suất của các ngân hàng có nguồn gốc
từ dữ liệu thứ cấp là công bố báo cáo tài chính. Từ những lợi nhuận
bất thường có thể được tính toán để xác định tác động của việc tái cơ
cấu về lợi nhuận của các ngân hàng. Điều này sau đó được theo sau
bởi ít thử nghiệm và kết quả sau đó được trình bày bằng

bảng. Nghiên cứu kết luận rằng cơ cấu lại các ngân hàng dẫn đến cải
thiện hiệu suất của các ngân hàng. Nghiên cứu này đã có một số hạn
chế như: số lượng hạn chế của người tham gia và một số người được
hỏi không đưa ra thông tin được coi là bí mật dẫn đến người được hỏi
đưa ra thông tin không đáng tin cậy.Nghiên cứu này có nghĩa là có
một mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và hiệu suất của các ngân
hàng. Đối với chuyển dịch cơ cấu là một thành công, quản lý cần
phải có những nhu cầu của người lao động và mối quan tâm trong
việc hoạch định và thực hiện chiến lược

4. THỰC TIỄN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ NƯƠC
Tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một xu thế khách quan trên thế giới. Những cuộc
khủng hoảng tài chính trong lịch sử hiện đại đã cho thấy, cần thiết phải khôi phục các điều kiện
tài chính ổn định mới hỗ trợ kinh tế phát triển. Tái cơ cấu ngân hàng không là hành động đơn lẻ
của một lĩnh vực, mà là một phần phát triển của khu vực tài chính và vừa là động lực, vừa là yêu


17

cầu trong quan hệ biện chứng với các lĩnh vực kinh tế khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế.


Hoạt động sáp nhập và mua lại cùng với xử lý nợ xấu ngân hàng

Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng (nhỏ cũng như lớn) đã diễn ra từ lâu trên thế
giới, nhất là ở Mỹ trong giai đoạn 1966-2008. 5 thương vụ mua, bán ngân hàng lớn nhất thế giới
đã diễn trong vòng gần 10 năm nay như: Ngân hàng Barclays mua lại ABN AMRO với giá 91 tỷ
USD; Bank of America mua lại Merrill Lynch trong thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Ngân hàng

MUFG (thuộc Mitsubishi UFJ Financial Group) mua lại UFJ Holdings (UFJ); JP Morgan
Chase mua BankOne với giá 58 tỷ USD; Bank of America mua lại FleetBoston Financial với giá
48 tỷ USD...
Theo giáo sư Peter. S. Rose (Mỹ) trong cuốn sách Ngân hàng thương mại (được dịch và
xuất bản tại Việt Nam năm 2000) thì những động cơ chính thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua
lại của các tổ chức tài chính là để tối đa hóa tài sản của cổ đông và tối đa hóa lợi ích của nhà
quản lý. Tại Nhật Bản, vụ sáp nhập giữa Ngân hàng Tokyo và Ngân hàng Mitsubishi năm 1996
đã hình thành lên ngân hàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ với tổng giá trị tài sản trên 750 tỷ
USD.Tuy nhiên, bên cạnh sự sáp nhập giữa các ngân hàng để có được vị thế hùng mạnh, thì
nguyên nhân chính chủ yếu là do ngân hàng làm ăn thua lỗ. Ðộng cơ này trở nên mạnh mẽ sau
các cuộc khủng hoảng tài chính, ngày càng nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh khoản, tăng nợ xấu. Giải cứu các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ được Chính phủ nhiều
nước khuyến khích, vì đây là giải pháp để bảo vệ các khoản bảo hiểm tiền gửi, tránh cho khách
hàng bị thiệt hại và gián đoạn giao dịch, gây hiệu ứng domino ra toàn hệ thống và ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế khi ngân hàng có nguy cơ phá sản. Trong số 5 vụ sáp nhập kể trên thì ABN
AMRO buộc phải bị bán do kết quả của năm tài chính 2006 cho thấy hiệu suất của Ngân hàng
này đã giảm sút đến mức 69,9%, tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Trước khi
được mua lại, hồi tháng 10/2008, Ngân hàng Merrill Lynch thông báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp lên
đến 13,5 tỷ USD. Năm 2003, UFJ đã bị thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD. Ngân hàng FleetBoston bị
thua lỗ trước khi phải bán lại choBank of America.
Xử lý nợ xấu cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu ngân hàng. Mỹ
và Trung Quốc là một điển hình. Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Trung Quốc phải
gánh nhiều khoản vay khó đòi xuất phát từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) liên tục thua lỗ.
Còn Mỹ là hậu quả của tình trạng cho “vay dưới chuẩn” của các ngân hàng giai đoạn trước


18

khủng hoảng tài chính 2008. Mặc dù các ngân hàng là tổ chức đầu tiên phải gánh chịu các rủi ro,
nhưng do đặc thù là trung gian tài chính, nên nếu để hệ thống ngân hàng sụp đổ sẽ kéo theo các

thị trường, nhất là thị trường chứng khoán, bất động sản, tiếp theo là thương mại lâm vào trì trệ,
khủng hoảng, chưa kể đến những hệ lụy to lớn của những vấn đề xã hội nảy sinh. Vì vậy, các
quốc gia đều phải đề ra các biện pháp cơ cấu ngân hàng với nhiều phương pháp khác nhau và
được gọi chung là giải cứu nền kinh tế. Năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết
định chi 700 tỉ USD là một điển hình. Một phần để mua lại nợ xấu NHTM, một phần dùng để
giải quyết thanh khoản tạm thời cho những tổ chức tài chính yếu kém, phần lớn để mua cổ phiếu
ưu đãi của các ngân hàng (cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào
khả năng sinh lời, người nắm giữ không có quyền tham gia vào việc điều hành).


Phân loại sức khỏe ngân hàng

Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo chuẩn
quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được sử dụng để "khám
sức khỏe" hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective Actiosn) với những nội dung
xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng.
Nhóm những ngân hàng tệ nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vềan toàn vốn theo
Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân hàng có tình hình tài
chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8% nhưng có khả năng phục hồi,
được yêu cầu sáp nhập với nhau.
Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để hình
thành ngân hàng mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng các dịch vụ và
đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33 ngân
hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản
trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được gia tăng rõ rệt.
Tiếp theo đó, Chính phủ Hàn Quốc có một loạt động thái cải tổ chính sách nhằm hướng tới gia
tăng sức mạnh và tính hiệu quả cho ngành ngân hàng.



"Bàn tay hữu hình" của Nhà nước

Chính phủ có thể đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Đây là giải pháp đã được
thực hiện tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Khởi đầu tại Anh, Chính phủ đã mua cổ phiếu Royal
Bank of Scotland (RBS) với giá 50.5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% ngân hàng này. Chính phủ Anh


19

hiện cũng sở hữu 43% ngân hàng Lloyds. Chính phủ Hà Lan hiện sở hữu Ngân hàng ABN
Amro.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào các Ngân hàng thương mại chỉ là tạm thời, chính phủ có chiến
lược bán lại cổ phiếu cho khối tư nhân khi hai ngân hàng này hồi phục. Thực tế trước đó, RBS
đã lỗ kỷ lục 24,1 tỷ bảng (34,2 tỷ) USD trong năm 2008. Hậu quả là tỷ lệ an toàn vốn CAR thấp
hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% theo yêu cầu và mức 10% theo kỳ vọng của thị trường.
Khi RBS có hệ số CAR rất thấp thì các ngân hàng và định chế tài chính khác sẽ cắt đứt
quan hệ tín dụng với RBS và RBS sẽ mất khả năng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong
tình huống này, RBS mất thanh khoản hoàn toàn và lẽ đương nhiên, Chính phủ Anh đã ra tay
thay vì để phá sản như Lehman Brothers. Chính phủ Anh ra tay bằng cách mua cổ phiếu của
ngân hàng với giá rất rẻ (50 xu/cổ phiếu) và yêu cầu RBS thực hiện chương trình tái cấu trúc tài
sản và nguồn vốn trong đó bao gồm bán đi hết các tài sản không thuộc phạm vi hoạt động cốt lõi.
Tương tự, ngân hàng Lloyds đã phải đóng cửa nhiều chi nhánh ở nước ngoài và bán 300 tỷ bảng
tài sản (25% tổng tài sản) không nằm trong hoạt động cốt lõi.
THỰC TIỄN TÁI CẤU TRÚC Ở VIỆT NAM
Đánh giá lại chặng đường thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2011- 2015 và cũng là kết thúc giai đoạn 1 thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Có thể
nói, hoạt động tái cấu trúc đã đạt được những kết quả nhất định trên các khía cạnh mua bán sáp
nhập, hợp nhất, ổn định tạm thời thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Vào năm 2011, ngành ngân hàng phải đối diện với “cơn bão khủng hoảng” khi hầu hết
ngân hàng, kể cả ngân hàng lớn, có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trước tình hình đó, Thủ

tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ
thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Đề án 254), nhờ đó, hệ thống các TCTD của
Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đề án đã đặt ra một lộ trình phù hợp, với những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, giải quyết
được những vấn đề cấp bách của quá trình tái cơ cấu, đồng thời đặt tiền đề cho sự phát triển an
toàn, bền vững của cả hệ thống lâu dài. Qua đó, quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 đã giải
quyết kịp thời vấn đề thiếu thanh khoản hệ thống; xử lý các TCTD yếu kém nhưng vẫn đảm bảo
an toàn của hệ thống với mức tổn thất và chi phí thấp nhất cho ngân sách Nhà nước; tạo nền tảng
trụ cột cho hệ thống ngân hàng hoạt động bình thường, xử lý tốt nợ xấu.


20

Kết quả cụ thể của 4 năm triển khai đề án tái cơ cấu là giảm được 17 TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thông qua mua bán và sáp nhập (M&A), rút giấy phép, giải thể; tỷ lệ nợ
xấu đến cuối năm 2015 chỉ còn khoảng 2,72%; mặt bằng lãi suất cho vay đã được đưa về mức 79%/năm từ mức 25-35%/năm của năm 2011; thanh khoản thông suốt, thị trường vàng được sắp
xếp lại và ổn định.


Chủ trương và chính sách triển khai tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Sau Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI), việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương
mại (NHTM) được đặt ra và có lộ trình cụ thể. Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã đưa ra 4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: (i) Lành mạnh hóa hệ thống
ngân hàng; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng; (iii) Cấu trúc lại cơ cấu
hoạt động của hệ thống ngân hàng; (iv) Hệ thống ngân hàng phải hội nhập và có sức cạnh tranh
với quốc tế.
Tiếp đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ
chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. Ðây được xem
là một nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng, tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến
năm 2015. Theo lộ trình thực hiện, NHNN đã đề ra những nội dung của tái cấu trúc tập trung vào
các nội dung sau:
- Về vốn: NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị điều
hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập nếu cần. NHNN cũng
sẽ tham gia giám sát chặt chẽ quá trình này. Theo đó, nếu các ngân hàng không thể tự tái cấu trúc
thì NHNN sẽ can thiệp và thậm chí tính đến việc hợp nhất hoặc sáp nhập. Trên thực tế, các ngân
hàng nhỏ đều có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu (3.000 tỷ đồng) nên không thể tự mình
tái cấu trúc nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì vậy, NHNN cùng với các cơ quan giám sát
và theo dõi của cơ quan quản lý để giúp các ngân hàng nhỏ tìm kiếm các đối tác nâng cao năng
lực vốn, năng lực quản trị, đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn.
- Về xử lý nợ xấu: NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QÐ-NHNN ngày 23/04/2012 cho phép
“các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả
năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã
được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ”.


21

Ngoài ra, cơ quan này cũng đã có Văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu 14 ngân hàng gồm:
Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MB,
MSB, VPBank, VIB, SeaBank và SHB chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo
các quy định hiện hành; Thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại Quyết định số 59/2006/QÐNHNN ngày 21/02/2006 về Quy chế mua, bán nợ của TCTD, trong đó cho phép 14 ngân hàng
mua bán nợ dưới dạng cho DN vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau.
- Về thanh khoản: NHNN đã phối hợp với các ngân hàng mạnh để cung cấp thanh khoản cho các
ngân hàng yếu để giảm thiểu rủi ro thanh khoản của hệ thống. Ðồng thời, NHNN đã cho các
ngân hàng gia hạn nợ đối với DN và cho phép nhóm 14 ngân hàng mua bán nợ dưới dạng cho
DN vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau.
- Về quản trị ngân hàng: NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến vấn đề này, đặc biệt

là các thông tư thay thế Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về
việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo Ðề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, thì
cuối năm 2015, TCTD phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và
rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II.


Kết quả thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015

Nhìn lại giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã đạt được
những kết quả nhất định. Năm 2012, NHNN đã thực hiện phân loại các NHTM thành các nhóm
để ấn định mức rủi ro, cụ thể:
- Nhóm thứ 1: Các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô đủ lớn để
tiếp tục phát triển thành những ngân hàng trụ cột, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế. Ước
tính có khoảng 15 ngân hàng loại này, chiếm khoảng 80% thị phần hoạt động của cả hệ thống
ngân hàng.
- Nhóm thứ 2: Các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy mô nhỏ, không có
nhu cầu hoặc không có điều kiện phát triển quy mô cao hơn nữa. NHNN sẽ có quy định đảm bảo
giám sát chặt chẽ cũng như phân khúc thị trường để đảm bảo cho các ngân hàng này hoạt động
hiệu quả.


22

- Nhóm thứ 3: Ngân hàng đang có tình hình tài chính khó khăn cần phải cấu trúc lại. NHNN sẽ
tham gia giám sát chặt chẽ, yêu cầu các ngân hàng tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị
điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập nếu cần.
Năm 2012, NHNN tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa
hoạt động tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính và

tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng.
Năm 2013, NHNN chuyển sang giai đoạn hai của nhiệm vụ lành mạnh hóa tài chính hệ
thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các qui định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ
thống qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và tăng
cường quản trị rủi ro, hướng đến chuẩn mực Basel II. Kết quả là, trong 2 năm, đã có 9 NHTM
nhỏ đã được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp
khác nhau như hợp nhất (SCB, Ficombank, TinnghiaBank), sáp nhập (Habubank vào SHB) và tự
tái cơ cấu (TienphongBank, TrustBank, Navibank, Westernbank và GP Bank).
Năm 2014, NHNN hoàn thiện Thông tư số 13/2010/TT-NHNN với mục tiêu hướng các
NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II.
Năm 2015, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt và đồng bộ hơn giai đoạn 2 với trọng tâm
tái cơ cấu, sáp nhập và xử lý nợ xấu. Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ hoạt động
sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích, chiến lược kinh doanh của từng
NHTM và bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, NHNN xem xét áp dụng biện pháp can
thiệp, thông qua mua cổ phần và sáp nhập bắt buộc một số NHTM “dưới chuẩn”, với sự tham gia
tích cực của các NHTM Nhà nước và khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong
quý II/2015, thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A), hệ thống ngân hàng đã thực hiện
cơ cấu một số ngân hàng như Sacombank-Southernbank, Vietinbank-PGBank, BIDV–MHB,
Vietcombank-SaigonBank, MaritimeBank-MekongBank, EximBank- NamAbank.Vietcombank,
BIDV hay Vietinbank đều đã và đang chính thức tham gia sáp nhập với các ngân hàng có quy mô
nhỏ hơn để vừa hỗ trợ, vừa tăng quy mô và “kéo” nhau cùng phát triển. Vietcombank có thương
vụ với SaigonBank và đồng thời cũng đang cử nhân sự, nguồn lực chia sẻ hỗ trợ NHNN với
“gánh” tái cơ cấu ở một số các ngân hàng còn chưa đạt hiệu quả tái cơ cấu như: ngân hàng Xây
dựng, Eximbank, Đông Á Bank.Vietinbank đang trong quá trình thực thi sáp nhập PGBank và
cũng cử người, chia sẻ nguồn lực cho ngân hàng Ocean Bank với chủ sở hữu 100% vốn là
NHNN.BIDV đã nhận sáp nhập MHB – như một tâm điểm của đột phá M&A để có NH lớn


23


mạnh ở tầm khu vực và vươn tay cánh tay cho mọi thị trường trên cả nước. BIDV cũng tham gia
hỗ trợ cho NHNN “làm bà đỡ” thực thi thương vụ sáp nhập đầu tiên giữa ba tổ chức trong hệ
thống nhà băng vào cuối 2011, khởi lên làn sóng M&A để tái cấu trúc mạnh mẽ…
Từ năm 2012 đến năm 2015, hệ thống NHTM và TCTD đã giảm bớt 5 NHTM cổ phần
thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất (Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phương Tây, Đại Á)
và NHNN đã mua lại 3 NHTM cổ phần (VNCB, OceanBank và GPBank). Đồng thời, hai công
ty tài chính đã được hợp nhất, giải thể; một công ty cho thuê tài chính bị rút giấy phép; một công
ty tài chính đã được NHNN ủng hộ chủ trương bán lại cho tổ chức khác. Hiện hệ thống ngân
hàng Việt Nam có một NHTM nhà nước (Agribank), 37 ngân hàng TMCP (kể cả 3 NHTM đã bị
NHNN mua lại với giá 0 đồng), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 1
ngân hàng chính sách và 1 ngân hàng hợp tác xã.
Một số TCTD phi ngân hàng quá yếu kém, chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích đem
lại từ việc duy trì hoạt động đang được tiếp tục rà soát, đánh giá và xem xét xử lý. Một số tập
đoàn và tổng công ty nhà nước đang trong quá trình đàm phán bán lại công ty tài chính cho nhà
đầu tư khác. Những TCTD phi ngân hàng hoạt động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại
theo Quyết định số 254/QĐ-TTg để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh…
Nhìn chung, quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD được thực hiện theo đúng Đề án đã
được phê duyệt, với những kết quả cụ thể: Hệ thống NHTM đã ngày càng cải thiện được tính
thanh khoản, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ; Giảm sở hữu chéo trong hệ thống NHTM, giúp các ngân
hàng tăng sức cạnh tranh trên thương trường; Số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn
so với yêu cầu dự trữ bắt buộc.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự cải thiện đáng kể của hệ thống pháp lý, tạo “đường ray” thúc
đẩy quá trình tái cơ cấu đi nhanh và đúng hướng, đồng thời, mở rộng “cửa” hơn cho các nhà đầu
tư nước ngoài. Để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại các TCTD và bảo đảm cho các TCTD hoạt
động an toàn, lành mạnh, Chính phủ và NHNN đã ban hành thêm các văn bản như: Nghị định số
01/2013/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam; Quyết định số
48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD
được kiểm soát đặc biệt; các Thông tư của NHNN bao gồm các quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013); kiểm soát,



24

toán độc lập, cấp phép; quản lý mạng lưới; niêm yết cổ phiếu của các TCTD trên thị trường
chứng khoán...
Hạn chế của tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam
Quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 đã tạo cho hệ thống các tổ chức tín dụng
(TCTD) một diện mạo mới, sẵn sàng hướng tới mục tiêu hội nhập quốc tế. Thành tích tuy có
nhiều nhưng hạn chế vẫn còn đó, và đây sẽ là động lực, là mục tiêu hành động cho các TCTD
trong giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn tiếp theo, việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng sẽ phải “lạc quan trong
thận trọng”, bởi vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần bước đi quyết liệt hơn nữa. Những tồn tại
như: thứ nhất là tình trạng sở hữu chéo, cho vay “sân sau”; thứ hai là nợ xấu, tuy rằng NHNN
đang xử lý được nhưng lại tập trung vào Công ty Quản lý tài sản (VAMC), khiến nợ xấu chưa
được giải quyết rốt ráo.
Trên thực tế, hệ thống các TCTD vẫn còn một số ngân hàng thuộc diện yếu kém, bị kiểm
soát đặc biệt và trong tầm “sắp” bị kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sở hữu
chéo, khi vì lợi ích, các “ông chủ” lập ra nhiều công ty tài chính, đầu tư chéo, cho vay chéo chính
công ty của mình khiến nợ xấu tăng cao, gây mất an toàn cho hệ thống TCTD.
Để giải quyết sở hữu chéo, năm 2010, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN
về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, năm 2014, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TTNHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, tạo ra khuôn khổ pháp lý mới về bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Tiếp đó, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục
chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các
TCTD, hạn đến cuối năm 2015 phải lập được kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới
hạn. Tuy nhiên, mặc dù thông tư ban hành nhiều nhưng sở hữu chéo vẫn chưa được giải quyết
triệt để, bởi có những sở hữu chéo nằm trong “thế giới ngầm” nên khó có thể nắm bắt và cải tổ
toàn diện.
Hơn nữa, về nợ xấu, mặc dù các con số đều đưa ra kết quả khả quan, tuy nhiên, có nhiều

ý kiến cho rằng, với tăng trưởng tín dụng cao thì tổng dư nợ, trong đó có nợ xấu cũng sẽ tăng
tương ứng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng và người đi vay thực hiện phương
thức đáo hạn, đảo nợ, xử lý, tái cơ cấu lại nợ để chuyển từ nợ quá hạn thành chưa đến hạn, từ nợ


25

xấu thành nợ chưa xấu lắm. Qua nhiều lần tái cơ cấu và đảo nợ như vậy, những khoản nợ thuộc
nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý có nguy cơ “bục” ra thành nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh những “nút thắt” về nợ xấu, sở hữu chéo, hệ thống ngân hàng và các TCTD của
Việt Nam vẫn còn nhiều điều khiến người trong cuộc “ngao ngán” như quy mô nhỏ lẻ, thông tin
thiếu minh bạch, hệ thống quản trị rủi ro cũng như công nghệ còn yếu kém… Theo đánh giá gần
đây của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
năng lực quản trị rủi ro, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn thuộc nhóm
yếu trong khu vực. Trong khi nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro
Basel III thì các ngân hàng của Việt Nam vẫn đang loay hoay để lên Basel II.
5. GIẢI PHÁP RÚT RA VÀ BÀI HỌC:
Tập trung xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp
mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước. Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh M&A
theo nguyên tắc tự nguyện giữa các TCTD; khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD nước
ngoài có năng lực tham gia cơ cấu lại các TCTD Việt Nam. Với quy mô nền kinh tế như Việt
Nam chỉ cần 15-17 ngân hàng hoạt động là vừa đủ. Các ngân hàng yếu kém phải được nhận diện
một cách minh bạch, hoặc tăng vốn hoặc M&A với ngân hàng mạnh. Đặc biệt, nếu việc duy trì
các ngân hàng nhỏ, ngân hàng yếu, ngân hàng “0 đồng” với chi phí lớn, hiệu quả mang lại không
cao thì nên “thanh lý” hoặc bán từng phần, toàn phần cho ngân hàng khác.
Kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, cổ đông lớn chi phối; đẩy mạnh thoái
vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả, đặc biệt các ngành, lĩnh vực phi tài chính.
Thanh tra, giám sát ngân hàng cần được tăng cường, phải có sự huấn luyện kỹ càng hơn
nữa. Đặc biệt, phương pháp thanh tra, giám sát phải thay đổi, hiện ở Việt Nam, việc thanh tra vẫn
dừng ở mức thanh tra tuân thủ, Việt Nam cần đẩy mạnh mô hình thanh tra, giám sát theo mô hình

quốc tế (CAMELS) để có thể giám sát từ vốn, thanh khoản, chất lượng tài sản có, quản trị, lợi
nhuận, độ rủi ro… Điều này sẽ giúp xếp loại ngân hàng cụ thể, rõ ràng hơn, tăng tính minh bạch
của hệ thống ngân hàng.

Một số biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:
Một, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, NH: Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ
cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó đề cao
thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các


×