Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 8 HỌC KỲ I HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.7 KB, 10 trang )

PHẦN 1: VĂN BẢN
Tác giả, Tác phẩm,
Thể loại, PTBĐ

VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
Nội dung

Tôi đi học
1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở Tp
Huế.
2. Văn bản:
a. Tác phẩm: “Tôi đi học” được in trong tập
Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
b. Thể loại: Truyện ngắn.
c. Phương thức biểu đạt:
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918- 1982) quê ở
Nam Định là nhà văn của những người cùng
khổ.
2. Văn bản: Trích tập truyện hồi kí “Những
ngày thơ ấu”
a. Thể loại: Hồi kí
b. Phương thức biểu đạt:
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm trong
sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường
đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi. Thanh
Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ
thuật tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm, với
những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tôi


đi học.
- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể
nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh
Tịnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ, trích hồi ký
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã
kể lại một cách chân thực và cảm động
những cay đắng, tủi nhục cùng tình yêu
thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu
đối với người mẹ bất hạnh.
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không
bao giò vơi trong tâm hồn của con người.

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn
Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt Đèn)
1. Tác giả:
- Ngô Tất Tố (1893- 1954) quê ở Bắc Ninh. đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã
2. Văn bản: Trích chương XVIII của tiểu hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội
ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô
thuyết “Tắt đèn” (gồm 27 chương)
cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống
a. Thể loại: Tiểu thuyết.
lại . Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn
b. Phương thức biểu đạt:
của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Tức nước vỡ bờ


1

Nghệ thuật
-Miêu tả tinh tế, chân thực diễn
biến tâm trạng của ngày đầu tiên
đi học.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố
biểu cảm, hình ảnh so sánh độc
đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi
tưởng của nhân vật tôi.
-Giọng điệu trữ tình trong sáng.
-Tạo dựng được mạch truyện,
mạch cảm xúc trong đoạn trích tự
nhiên, chân thực.
-Kết hợp lời văn kể chuyện với
miêu tả, biểu cảm tạo nên những
rung động trong lòng độc giả.
-Khắc họa hình tượng nhân vật
bé Hồng với lời nói, hành động,
tâm trạng sinh động, chân thật.
-Tạo tình huống truyện có tính
kịch Tức nước vỡ bờ.
-Kể chuyện, miêu tả nhân vật
chân thực, sinh động (ngoại hình,
ngôn ngữ, hành động, tâm lí,…)


- Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất
Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng
mãnh liệt chống lại áp bức của những người

nông dân hiền lành, chất phát.
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách
Lão Hạc
chân thực, cảm động số phận đau thương của
1. Tác giả
Nam Cao (1915 – 1951) quê ở Hà Nam, là người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất
cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện
nhà văn hiện thực xuất sắc.
còn cho thấy tấm lòng yêu thương , trân trọng
2. Văn bản:
đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật
a. Xuất xứ:
xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong
- Trích truyện ngắn Lão Hạc.
(Lão Hạc là 1 trong những truyện ngắn xuất việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể
chuyện.
sắc viết về người nông dân của Nam Cao.)
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông
b. Thể loại: Truyện ngắn
dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống
c. Phương thức biểu đạt:
trong hoàn cảnh khốn cùng.
Tự sự xen trữ tình

Tác phẩm
Thông tin về ngày
trái đất năm 2000
-VB ra đời ngày
22/04/2000 nhân
lần đầu tiên VN

tham gia ngày Trái
Đất.

Tác giả
Theo
tài
liệu của sở
khoa học –
công nghệ
Hà Nội

-Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người
kể là nhân vật hiểu, chứng kiến
toàn bộ câu chuyện và cảm thông
với lão Hạc.
-Kết hợp các PTBĐ tự sự, trữ
tình, lập luận, thể hiện được
chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn
biến tâm trạng phức tạp, sinh
động.
-Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo
được lối kể khách quan, xây
dựng được hình tượng nhân vật
có tính cá thể hóa cao.

VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Chủ đề
Lời kêu gọi bình thường: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”
được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin
về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó, cùng với sự giải thích

đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về
lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta
những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để
bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
- Nhận thức tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi
trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.

2

Đăc điểm nghệ thuật
-VB giải thích rất đơn giản,
ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại
của việc dùng bao bì ni lông,
về lợi ích của việc giảm bớt
chất thải ni lông.
-Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ,
chính xác, thuyết phục.


Ôn dịch, Thuốc lá
-Thể loại: Văn bản
nhật dụng (thuyết
minh về một vấn đề
khoa học).
-PTBĐ:
thuyết
minh

Theo
Nguyễn

Khắc Viện
Từ thuốc lá
đến
ma
tuý-Bệnh
nghiện

Bài toán dân số
- Thể loại: Văn
bản nhật dụng.
(Thuyeát minh veà
vaán ñeà XH-daân soá)
-PTBĐ: thuyết
minh

Theo Thái
An báo GD
& TĐ số
28,1995

Tên bài
Đập đá ở
Côn Lôn

Tác giả
Phan Châu Trinh
(1872-1926)
quê ở tỉnh Quảng
Nam là nhà yêu
nước của dân tộc

ta đầu thế kỉ XX.

Ông đồ

Vũ Đình Liên
(1913 -1996)
là 1 trong những
nhà thơ lớp đầu
tiên của phong

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây -Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn
những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. chứng sinh động với thuyết
Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch : nó minh cụ thể, phân tích trên cơ
gặm nhấm sức khoẻ con người nên không dễ kịp thời nhận biết, sở khoa học.
nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. -Sử dụng thủ pháp so sánh để
Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và thuyết minh một cách thuyết
biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.
phục một vấn đề y học liên
- Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của quan đến tệ nạn xã hội.
việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và
kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
Đất đai không sinh thêm, con người ngày càng nhiều lên gấp -Sử dụng kết hợp các phương
bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm pháp so sánh, dùng số liệu,
hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, phân tích.
tác giả đã dưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và -Lập luận chặt chẽ.
suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là -Ngôn ngữ khoa học, giàu sức
ở những nước chậm phát triển.
thuyết phục.
- VB nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và
tương lai của dân tộc, nhân loại.

VĂN BẢN THƠ
Tác phẩm
Nội dung
Nghệ thuật
-Thể thơ: Thất Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu -xây dựng hình tượng nghệ thuật
ngôn bát cú hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp có tính chất đa nghĩa.
Đường luật.
ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, -Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể
-Tác phẩm ra ngang tàng của người anh hùng cứu nước hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo
đời năm 1908 dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không nghễ và giọng điệu hào hùng.
khi PCT bị bắt sờn lòng đổi chí.
-Sử dụng thủ pháp đối lập, nét
và đày lao - Nhà tù của Đế quốc thực dân không thể bút khoa trương góp phần làm
động khổ sai khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí nổi bật tầm vóc khổng lồ của
ở Côn Đảo.
tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
người anh hùng, cách mạng.
-Thể thơ ngụ Ông đồ của VĐL là bài thơ ngũ ngôn bình -Viết theo thể thơ ngụ ngôn hiện
ngôn hiện đại. dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã đại.
- Tác phẩm: thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương -Xây dựng những hình ảnh đối
Ông Đồ là bài của “Ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm lập.
thơ tiêu biểu thương chân thành trước một lớp người -Kết hợp giữa biểu cảm với kể,

3


trào thơ mới.

của tác giả.


đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người tả.
xưa của nhà thơ.
-Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể
hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn
hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn
phai.

PHẦN 2: TIẾNG VIỆT
Nói quá
Nói giảm, nói
tránh
Trợ từ, Thán
từ

Tính thái từ

LÝ THUYẾT
Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu
lịch sự.
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh
hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
VD: có, những, chính, đích, ngay,….
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc
dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành
một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm 2 loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…)
+ Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...)
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói .
* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…
+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà,…
Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)

4

VÍ DỤ
VD: Nhanh như cắt

VD: Chị ấy không còn trẻ lắm.

VD : Lan sáng tác những ba bài
thơ.

VD: Ô hay, tôi tưởng anh cũng
biết rồi!


VD: Anh đọc xong cuốn sách này
rồi à?
VD: Chớ vội !
VD: Tội nghiệp thay con bé !

VD: Con nghe thấy rồi ạ !


PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN
VĂN THUYẾT MINH MỘT LOÀI CÂY
* Mở bài: Giới thiệu chung về loài cây, hoa (trực tiếp,
gián tiếp)
* Thân bài:
1. Giới thiệu về nguồn gốc, các giống loài, nơi phân
bố
2. Giới thiệu đặc điểm nổi bật của cây, hoa
- Hình dáng, màu sắc của thân, lá, nụ, hoa, quả…
3. Cách chăm sóc, uốn tỉa, thu hoạch ( nếu có)
4. Vai trò, tác dụng, giá trị của cây, hoa trong cuộc
sống con người
- Giá trị kinh tế.
- Giá trị tinh thần
( Khi giới thiệu nếu có số liệu càng cụ thể, chính xác thì
bài thuyết minh càng rõ ràng)
5. Liên hệ trong văn, thơ,... (nếu có).
Kết bài:
- Khẳng định, nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa của cây, hoa đối
với đời sống con người.
- Rút ra bài học cho bản thân.

VĂN THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về vị trí, tác dụng của đồ dùng trong cuộc sống,
sinh hoạt, học tập của con người
* Thân bài:
1. Nguồn gốc, lich sử hình thành (nếu có).

2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động: Các bộ phận chính của đồ dùng, trong mỗi ý
gồm: Chất liệu, hình dáng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận
3. Công dụng của đồ dùng
Chỉ rõ công dụng với người sử dụng, với gia đình, tập thể
Chú ý giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ.
4.Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng
-Sử dụng:
+chỉ ra cách dùng đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao
+Cách chọn mua đồ dùng phù hợp, đạt chất lượng
- Bảo quản:Chỉ ra cách giữ gìn, bảo quản để sử dụng đồ dùng được lâu dài
5. Liên hệ trong văn, thơ,... (nếu có).
* Kết bài:
- Bày tỏ thái độ đánh giá, khẳng định vai trò, vị trí của đồ dùng trong cuộc sống
hiện tại.
- Rút ra bài học cho bản thân.

Đề: Thuyết minh về cây tre
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
- Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân
thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
- Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
- Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai


5


- Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
- Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
- Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
- Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
- Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ,
những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
- Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con
người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt
bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí…
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
- Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
- Rút ra bài học cho bản thân.

Đề: Thuyết minh về cây chuối
Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.
Thân bài: Dựa vào những chi tiết sau để viết bài.
- Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).
- Đặc điểm của chuối:
+ Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt.
+ Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất.

6


+ Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.
- Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ
được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác.
- Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ
những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu
sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng.
Thân chuối có những công dụng sau:
+ Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp.
+ Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ
chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc.
- Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá
chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng.
Công dụng của lá chuối:
+ Dùng để gói bánh.
+ Làm thức ăn cho gia cầm.
+ Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt.
- Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác.
Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương
chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.

- Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
- Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân
cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.
- Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.
- Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt,
bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.
Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày. / Rút ra bài học
Đề: Thuyết minh về cái cặp
I. MỞ BÀI: Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến
trường.
II. THÂN BÀI:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
– Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
– Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Cấu tạo:

7


– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
+ Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
+ Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
3. Quy trình làm ra chiếc cặp :
– Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn Quốc,… mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.
+ Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
+ Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.
+ Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.
+ Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác
nhau.

4. Cách sử dụng:
– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
+ Học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.
+ Học sinh nam: mang vai chéo một bên => thể hiện nam tính.
+ Nam sinh viên Đại học => Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động
+ Học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi
cấp 1.
+ Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà
doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.
– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
5. Cách bảo quản:
– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao.
Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
+ Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai
công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
6. Công dụng:
– Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

8


– Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
– Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi
đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. KẾT BÀI:
– Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi
con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.
Đề: Thuyết minh về bút bi
I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi. “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu
vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một
quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó,
đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày,
nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

9


6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần
làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

10



×