Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư công trình thuỷ điện Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 110 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................i
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN..........6
1.1.1. Khái niệm sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững....................................6
1.1.2. Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục sinh kế
bền vững............................................................................................................12
1.1.3. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện...................................13
1.1.4. Sự cần thiết khôi phục sinh kế bền vững của các hộ di dân tái định cư
trong các công trình thuỷ điện...........................................................................19
1.1.5. Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các công
trình thuỷ điện...................................................................................................20
1.1.6. Các điều kiện cần thiết của khôi phục sinh kế bền vững cho người tái
định cư của các công trình thuỷ điện.................................................................24
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN........24
1.2.1. Những chính sách quốc tế về tái định cư bắt buộc..................................24
1.2.2. Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững trong
tái định cư của một số nước trong khu vực.......................................................28
1.2.3. Những chính sách về tái định cư và khôi phục sinh kế cho người dân tái
định cư của Việt Nam........................................................................................30
1.2.4. Kinh nghiệm tái định cư và khôi phục sinh kế của công trình thuỷ điện
Hoà Bình...........................................................................................................31


CHƯƠNG 2....................................................................................................40


THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI
DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA..........40
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN VÀ DỰ ÁN TÁI
ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN..........................................................40
2.1.1. Đặc điểm chung của dự án thuỷ điện Sơn La..........................................40
2.1.2. Đặc điểm chung của các vùng triển khai dự án tái định cư của công trình
thuỷ điện Sơn La...............................................................................................43
2.1.3. Đặc điểm của địa bàn điều tra, khảo sát..................................................43
2.2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI
ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA...........................................46
2.2.1. Thực trạng khôi phục sinh kế trong các dự án di dân tái định cư...........47
2.2.2. Thực trạng triển khai các dự án di dân tái định cư của công trình thuỷ
điện Sơn La và các chính sách khác..................................................................50
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHÔI PHỤC
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH
THUỶ ĐIỆN SƠN LA...............................................................................................64
2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................................64
2.3.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để khôi phục sinh
kế bền vững cho người tái định cư....................................................................65
2.3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại.....................................................................65
2.2.7. Những nguyên nhân cơ bản.....................................................................69

CHƯƠNG 3....................................................................................................72
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA..............................................72
3.1.CÁC QUAN ĐIỂM KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
TÁI THUỶ ĐIỆN SƠN LA........................................................................................72
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA............................................74



3.2.1. Đối với hộ dân tái định cư.......................................................................74
3.2.2. Đối với hộ dân sở tại...............................................................................75
3.2.3. Đối với cấp xã.........................................................................................75
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA.....................76
3.3.1. Những giải pháp về quy hoạch................................................................76
3.3.2. Giải pháp cho chương trình tái định cư...................................................82
3.3.3. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại..................................................................83
3.3.4. Giải pháp về đất đai.................................................................................84
3.3.5. Giải pháp về việc làm..............................................................................85
3.3.6. Giải pháp về thị trường............................................................................85
3.3.7. Các giải pháp về tổ chức thực hiện.........................................................86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng Phát triển châu Á

NBAH:

Người bị ảnh hưởng

NĐ:


Nghị định

PTNT:

Phát triển Nông thôn

TĐC:

Tái định cư

TĐSL:

Thuỷ điện Sơn La

UBND:

Uỷ ban nhân dân

WB:

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Trang
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các công trình thuỷ điện trên sông Đà.............19
Bảng 2.1: Số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp của nhà máy thủy điện
Sơn La tính theo dân tộc trong năm 1998...................................................41
Bảng 2.2: Dự kiến tiến độ di chuyển dân qua các năm như sau...............48

Bảng 2.3: Tiến độ di dân qua các năm........................................................49
Bảng 2.4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra...........51
Bảng 2.5: So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư....51
Bảng 2.6: So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư.......................52
Bảng 2.7: So sánh vườn cây ăn quả trước và sau tái định cư....................53
Bảng 2.8: Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra.............................54
Bảng 2.9: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra..............54
Bảng 2.10: Tổng đàn và giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều
tra....................................................................................................................55
Bảng 2.11: Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra........................56
Bảng 2.12: Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra.......................56
Hình 2.1: Tháp dân số của các hộ điều tra trước và sau khi tái định cư. 57
Hình 2.2. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân trước và sau tái định cư........59
Bảng 2.13: Mức thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi tái định cư
.........................................................................................................................60
Bảng 2.14: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ 60
Bảng 2.15: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi tái
định cư............................................................................................................60
Bảng 2.16: Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư....61


Bảng 2.17: Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư.................................63


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các công trình thuỷ điện có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng trong đời sống
và sản xuất của nhân dân. Để xây dựng một công trình thuỷ điện, công tác giải

phóng mặt bằng và tái định cư phải được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên. Việc di
dời này sẽ khiến cho đời sống của người dân vùng phải tái định cư gặp phải
nhiều biến động hơn. Tuy nhiên, các dự án tái định cư thủy điện trong quá trình
thực hiện đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ những vấn đề nêu trên, tôi
chọn đề tài: "Phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư công trình
thuỷ điện Sơn La" cho luận văn của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về di dân tái định cư và vấn đề sinh
kế bền vững trong các dự án tái định.
Đánh giá thực trạng sinh kế bền vững trong triển khai các dự án tái định cư
của công trình thuỷ điện Sơn La nói.
Đề xuất các biện pháp khôi phục lại sinh kế một cách bền vững cho người
dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề khôi phục sinh
kế cho những người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La.
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp nghiên cứu chung, luận văn còn sử dụng các phương
pháp nghiên cửu cụ thể để phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp như: Phương
pháp thu thập thông tin, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp và điều
tra xã hội học.


ii

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC PHÁT
TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH THUỶ ĐIỆN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN

VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN
1.1.1. Khái niệm sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững
1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế
Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các
nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt
động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu
mong muốn của họ. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng
đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
1.1.1.2. Khái niệm sinh kế bền vững
Như vậy, một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản và nguồn lực
(bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết
để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi
phục trước tác động của những áp lực và những biến động, và duy trì hoặc tăng
cường những năng lực cũng như nguồn lực của nó trong hiện tại và tương lai,
trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.1.1.3. Khôi phục sinh kế bền vững
Bản thân mỗi hộ gia đình để tồn tại đều có một sinh kế riêng với cách thức tổ
chức sản xuất, sử dụng nguồn lực và tài sản của mình để kiếm sống. Sinh kế của
mỗi hộ gia đình có sự tương đồng và liên kết chặt chẽ với nhau trong mỗi cộng
đồng, tạo nên sinh kế của cộng đồng đó. Những sinh kế này dù ở những địa phương
còn kém phát triển, những cộng đồng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn
nhưng xét ở khía cạnh tích cực thì bản thân nó đã là một sinh kế bền vững.
1.1.2. Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục


iii

sinh kế bền vững
Như vậy, điều kiện để có một sinh kế bền vững là hộ gia đình và cộng đồng
cần lập ra được một chiến lược sinh kế bền vững để sử dụng các nguồn lực, tài

sản của mình một cách bền vững.
Việc khôi phục sinh kế bền vững chỉ phải thực hiện trong các trường hợp
người dân bị tác động đột biến đến sinh kế và các tác động này ảnh hưởng không có
lợi đến sinh kế của họ. Thông thường, sinh kế thường bị ảnh hưởng bởi các biến
động hay các thay đổi của hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường.
1.1.3. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động và dân cư, và là nhân tố
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân số
ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi
trường của các vùng miền đất nước.
Tái định cư là thuật ngữ chung liên quan tới thu hồi đất và bồi thường cho
những mất mát về tài sản cho dù đó là di dời, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản,
nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác.
Tái định cư bắt buộc là việc tái định cư do người dân bị trưng dụng đất để xây
dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng. Việc tái định cư bắt buộc dính dáng tới
tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số trong số họ có thể không được
đáp ứng. Rất nhiều nguời có thể gặp rủi ro và thiếu động lực, sáng tạo để di chuyển
và tái lập nơi ở mới và thực hiện những định hướng mới.
Di dân tự do (tái định cư tự nguyện): di cư tự phát vào Tây Nguyên từ các
tỉnh miền Bắc và miền Trung, trong đó có cả nhân dân các dân tộc ở miền núi
phía Bắc như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, H’Mông. Di dân tự phát diễn ra mạnh ở
một số thời điểm và gây áp lực lớn về đất đai.
Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc
để giải phóng mặt bằng cho thực hiện một công trình thuỷ điện. Các công trình


iv

thuỷ điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa

phương, khu vực và quốc gia.
1.1.4. Sự cần thiết khôi phục sinh kế bền vững của các hộ di dân tái
định cư trong các công trình thuỷ điện
Các dự án thủy điện đa phần đều thuộc địa bàn các tỉnh nghèo miền núi và
phần lớn ảnh hưởng đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Quá trình thực hiện việc
di dân và tái định cư của các công trình thủy điện đã nảy sinh nhiều vấn đề bất
cập, gây ra những khó khăn, cản trở cho công tác trên.
1.1.5. Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong
các công trình thuỷ điện
- Tạo nguồn lực cho đối tượng di dân tái định cư như cũ hoặc tốt hơn.
- Hỗ trợ người tái định cư ổn định cuộc sống và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để sinh kế bền vững.
1.1.6. Các điều kiện cần thiết của khôi phục sinh kế bền vững cho
người tái định cư của các công trình thuỷ điện
- Dự án và triển khai dự án di dân tái định cư: Phân tích về yêu cầu trong
dự án phải đảm bảo tính bền vững về sinh kế của người tái định cư.
- Các nguồn lực có tính hỗ trợ của nhà nước.
- Địa điểm và cấc điều kiện ở địa điểm tái định cư đáp ứng yêu cầu sinh kế
bền vững.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN
VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN
1.2.1. Những chính sách quốc tế về tái định cư bắt buộc
Chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới gồm các mục tiêu
chính: i) Đảm bảo các hộ bị ảnh hưởng do dự án phải được hưởng lợi từ dự án và
ít nhất cũng khôi phục hoặc cải thiện được cuộc sống, đặc biệt là đối với những
nhóm người dễ bị tổn thương. Đây phải được xem như là kế hoạch phát triển. Kế
hoạch tái định cư không tự nguyện là một phần của dự án; ii) Cần tránh hoặc


v


giảm thiểu tối đa tái định cư không tự nguyện/bắt buộc khi có thể; và iii) Khi
không thể tránh được việc di dời, cần phải: cung cấp đầy đủ nguồn đầu tư và cơ
hội chia sẻ lợi ích của dự án cho các hộ bị ảnh hưởng.
Chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có
ba yếu tố quan trọng là: (i) Đền bù những tài sản bị mất và những thiệt hại về sinh
kế và thu nhập, (ii) Hỗ trợ di dời bao gồm cung cấp địa điểm di dời với các dịch
vụ và phương tiện thích hợp, và (iii) Hỗ trợ để khôi phục đạt được ít nhất bằng
mức sống trước khi có dự án
1.2.2. Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững
trong tái định cư của một số nước trong khu vực
1.2.2.1. Trung Quốc
Mục tiêu bao trùm của chính sách tái định cư của Trung Quốc là hạn chế
đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự
án. Song nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị các
kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được đền bù và hỗ
trợ đầu đủ, có tính đến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, và dần dần
làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống
ban đầu của họ.
1.2.2.2. Thái Lan
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất động sản mang tên
B.E. 2530 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng tiện ích
công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho
đất nước, phát triển đô thị, nông ngiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai và các mục
đích công cộng khác. Luật này cũng quy định các nguyên tắc trưng dụng đất, các
nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại, trình tự lập và phê
duyệt dự án và đền bù, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền đền bù, trình tự
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án.
1.2.3. Những chính sách về tái định cư và khôi phục sinh kế cho người



vi

dân tái định cư của Việt Nam
Dưới đây là tóm tắt một số văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên và
đất đai, và các chính sách liên quan đến đền bù, tái định cư do Chính phủ ban
hành từ năm 1993: Thông tư số 05/TT-BXD ngày 9/1/1993 của Bộ Xây dựng;
Nghị định 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quy định đền bù những
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của
Chính phủ về giá đất; Nghị định 17/NĐ-CP ngày 21/3/1998 điều chỉnh Phần 2,
Điều 4 của Nghị định 87/CP về quy định khung giá các loại đất, Nghị định
22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Luật Đất đai 2003;
Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Luật Đất đai 2003,
Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất, Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP, hướng dẫn phương pháp xác
định giá đất và tổ chức thực hiện, Nghị định 197/2004/NĐ-CP về đền bù, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1.2.4. Kinh nghiệm tái định cư và khôi phục sinh kế của công trình
thuỷ điện Hoà Bình.
1.2.4.1. Chính sách TĐC được áp dụng
- Nhà ở: đền bù và hỗ trợ cho 3 dạng nhà ở (kê, chôn, nhà đất) được tính theo
chất lượng, khối lượng công việc phải bỏ ra để làm lại nhà nơi ở mới theo công thức
bù hao hụt, vật liệu (gỗ, tre, nứa), công tháo dỡ, vận chuyển, đục đẽo, san nền...
- Đền bù công trình phụ, cây cối trong vườn nhà.
- Hỗ trợ đền bù sân phơi, giếng nước
- Hỗ trợ bốc dỡ di chuyển mồ mả...
- Đền bù đất sản xuất theo công thức: Năng suất bình quân x giá thóc thu
mua tại thời điểm x 3 năm
1.2.4.2. Kết quả thực hiện di dân và tái định cư

- Công tác di dân khỏi vùng ngập bắt đầu từ năm 1982 và kết thúc vào năm


vii

1994 theo 3 hình thức: i) Di chuyển đi xa ngoài vùng ngập, tái định cư tại địa
bàn các xã và huyện trong tỉnh; ii) Di vén lên cao khỏi cốt ngập ngay tại địa bàn
bản cũ và iii) Tái định cư xen ghép vào các bản không bị ngập trong địa bàn xã.
1.2.4.3. Nhận xét chung
- Việc di dân tái định cư chủ yếu là vận động nhân dân giải phóng lòng hồ
để xây dựng nhà máy mà không chú trọng đến phục hồi, ổn định đời sống cho
người dân chuyển cư.
- Công tác điều tra khảo sát quy hoạch, xây dựng các vùng, khu tái định cư
chưa được quan tâm chú trọng, kế hoạch tái định cư chỉ vạch ra sơ sài.
1.2.4.4. Những tồn tại cần khắc phục
Qua 16 năm thực hiện công tác “di dân giải phóng lòng hồ sông Đà”, mục
tiêu “giải phóng lòng hồ” để đảm bảo tiến độ thi công nhà máy thủy điện đã đạt
được. Tuy nhiên, vấn đề ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân
di chuyển khỏi vùng lòng hồ đã không mấy thành công.
1.2.4.5. Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức ổn định và phát
triển sản xuất, đời sống cho nhân dân vùng lòng hồ Hòa Bình
i) Nhận thức của những người có trách nhiệm về công trình thủy điện còn
giản đơn.
ii) Việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân
vùng lòng hồ đã không được xác định rõ ràng.
iii) Chưa làm tốt công tác đền bù thiệt hại cho nhân dân.
iv) Công tác tổ chức tái định cư thực hiện còn nhiều thiếu sót
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN VÀ DỰ
ÁN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN


viii

Luận văn tập chung nghiên cứu các chương trình hỗ trợ tái định cư thuỷ
điện Sơn La tại tỉnh Sơn La, đặc biệt là 2 xã vùng tái định cư Chiềng Ngàm và
Nậm Ét của tỉnh Sơn La.
2.2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI
DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
2.2.1. Thực trạng khôi phục sinh kế trong các dự án di dân tái định cư
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La được thực
hiện tuân theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tuân theo các quy
định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư riêng cho Dự án thủy
điện Sơn La.
Ngày 12/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 459/QĐ-TTg về
việc ban hành Quy định về bồi thường, di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.
2.2.2. Thực trạng triển khai các dự án di dân tái định cư của công trình
thuỷ điện Sơn La và các chính sách khác
2.2.2.1. Tác động đến sản xuất
Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất
thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện buộc phải di dời, vì vậy họ được cấp đất sản
xuất mới tại nơi tái định cư.
Trước khi tái định cư, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của các
hộ điều tra lớn hơn so với sau khi tái định cư. Tuy nhiên do đây chủ yếu là diện
tích đất mới khai hoang nên chất lượng đất không bằng với đất canh tác cũ của
hộ. Chính sách hỗ trợ tái định cư hỗ trợ cho người dân kỹ thuật sản xuất, giống
và người dân có tiền để đầu tư phân bón (từ tiền đền bù tái định cư) nên năng

suất cây tồng tăn lên đáng kể, tuy nhiên do diện tích canh tác bị thu hẹp nên hiệu
quả sản xuất chưa cao.
Trong chương trình tái định cư, trong 2 năm đầu, người dân được hỗ trợ
tiền mua lương thực với số tiền là 100 ngàn đồng/khẩu/tháng.


ix

2.2.2.2. Tác động của chương trình tái định cư đến sản xuất chăn nuôi
Chăn nuôi của các hộ điều tra cũng có một số xáo trộn do di dân tái định cư.
Diện tích chăn thả bị thu hẹp nhiều, diện tích chuồng nuôi nhốt cũng bị hạn chế
nên nhìn chung quy mô tổng đàn và giá trị đàn gia súc gia cầm của các hộ điều
tra bị giảm nhiều.
Quy mô chăn nuôi các vật nuôi khác đều có xu hướng giảm do diện tích
chuồng nuôi của nhà tái định cư nhỏ, một số hộ phải nuôi nhốt dưới nhà sàn gây
ô nhiễm, mất vệ sinh do ruồi, muỗi và chất thải gia súc, gia cầm.
2.2.2.3. Tác động của chương trình TĐC đến việc làm và thu nhập
Cơ cấu việc làm của các hộ điều tra chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, hầu như không có nghề phi nông nghiệp, các nguồn sống đều dựa vào
sản xuất nông nghiệp.
Như vậy chương trình tái định cư chưa tạo được thêm việc làm mới cho
người dân bị ảnh hưởng. Các nguồn sinh kế của người dân bị co hẹp lại (do mất
đất) nhưng lại không được bổ sung bằng các nguồn sinh kế khác ngoài nông
nghiệp. Cho đến nay người dân tái định cư vẫn chưa nhận được hỗ trợ nào về
đào tạo nghề phi nông nghiệp. Điều này cho thấy sự mất cân đối và không bền
vững trong cơ cấu kinh tế của người dân tái định cư.
2.2.2.4. Thuỷ lợi
Theo đánh giá của các hộ dân điều tra, hệ thống thuỷ lợi tại nơi tái định cư
chưa đáp ứng được nhu cầu canh tác. Mặc dù các công trình thuỷ lợi tai nơi ở cũ
vẫn còn rất sơ sài, nhưng cũng có thể tạm đáp ứng được nhu cầu của người dân.

2.2.2.5. Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội
Hệ thống đường tại nơi ở tái định cư chưa được hoàn thiện, chất lượng
đường giữa nơi ở cũ và nơi ở mới chưa được cải thiện nhiều.
Theo cam kết của chương trình tái định cư, người dân sẽ nhận được hỗ trợ
về giáo dục (bằng tiền mặt) tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa số tiền này vẫn chưa
đến tay người dân.


x

2.2.2.6. Điện và năng lượng
Hệ thống cung cấp điện tại nơi tái định cư đã được xây dựng hoàn thiện, cả
hai nơi tái định cư đều có điện lưới. Vấn đề cung cấp điện đã được cải thiện đáng
kể so với nơi ở cũ. Người dân tái định cư còn được nhận hỗ trợ tiền điện 50.000
đồng/hộ/tháng. Chi phí này hầu như trang trải được tiền điện hàng tháng của mỗi
hộ điều tra. Chương trình tái định cư đã hỗ trợ nhiên liệu đun nấu cho người dân
(bằng đầu hoả), giúp khắc phục khó khăn trong đun nấu, sinh hoạt, đồng thời hạn
chế khai thác củi trên rừng.
2.2.2.7. Nước sạch
Tại hai điểm tái định cư, hệ thống cấp nước tự chảy đã được xây dựng hoàn
thiện, cung cấp được đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân.
2.2.2.8. Sinh hoạt cộng đồng
Tại nơi tái định cư mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang,
theo đánh giá của người dân là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo điều kiện cho người
dân duy trì các hoạt động văn hoá của cộng đồng.
2.2.2.9. Điều kiện nhà ở
Nhà ở tại các khu tái định cư được nhà nước xây dựng bằng các vật liệu
kiên cố theo mẫu thiết kế có sẵn. Đa phần người dân không hài lòng về kiểu
dang thiết kế và các bố trí các hộ gia đình trong xóm. Cách bố trí này không
giống với tập quán của người dân tộc, các nhà ở được xây dựng quay mặt vào

nhau dọc theo trục đường (giống thị trấn).
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHÔI
PHỤC SINH KẾ

BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA

CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Khuyến khích sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương.
- Nâng cao mức sống cho người dân tái định cư.
- Vấn đề môi trường tại các khu tái định cưđang được nhấn mạnh.


xi

2.3.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để khôi
phục sinh kế bền vững cho người tái định cư
- Việc quản lý yếu kém mang tính quan liêu đang gây ra nhiều chậm trễ
trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện Quyết định số 459 của Chính phủ ban
hành tháng 5/2004 không được đầy đủ.
- Việc giải quyết các khiếu nại của người dân tái định cư và cộng đồng
nhận dân tái định cư từ năm 2001 đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ban đền bù
tái định cư chỉ có một số ít cán bộ có năng lực. Cán bộ cấp huyện cũng không đủ
kinh nghiệm thực hiện công tác đền bù và tái định cư.
- Các tiêu chuẩn và tập quán dân tộc vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.
- Việc thiếu đất đai trong vùng đã làm cho công tác đền bù "lấy đất đổi đất" trở
nên khó khăn. Tất cả những người tái định cư hiện đang không có đất canh tác nông
nghiệp. Đất đai mà cuối cùng sẽ giành cho họ thậm chí phải lấy từ các cộng đồng
nhận dân, do vậy có khả năng dẫn tới những xung đột nội bộ trong tương lai.
- Các cộng đồng tái định cư không được hỗ trợ thỏa đáng trong việc chuyển

đổi từ dạng canh tác trước đây (canh tác lúa nước) sang các dạng canh tác khác về
sản xuất nông nghiệp nương rẫy. Rất nhiều hộ khi nhận khoản tiền mặt đền bù lớn
đã gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng khoản tiền này.
- Sự không công bằng đang nổi lên giữa các cộng đồng tiếp nhận dân và
những người đang tái định cư. Đất đai bị thu hồi cũng như các cây trồng bị ảnh
hưởng của cộng đồng nhận dân TĐC không được lập biên bản một cách đầy đủ.
- Một số cộng đồng đang bị chia cắt vì các thành viên thị tộc và họ hàng
không thể cùng tới một điểm tái định cư mới.
- Điều kiện sống của người dân TĐC không được cải thiện, thậm chí một vài
trường hợp còn kém hơn điều kiện sống của người dân tái định cư trước đây.
2.2.7. Những nguyên nhân cơ bản
- Quy hoạch tổng thể di dân TĐC dự án Thủy điện Sơn La chưa có cột mốc
ranh giới vùng ngập, vì vậy có sự thay đổi về số lượng hộ phải di chuyển TĐC.


xii

- Quá trình thực hiện công tác di dân TĐC kéo dài dẫn đến tình trạng một số
điểm tái định cư trong Quy hoạch theo Quyết định 196 không còn tính khả thi.
- Việc chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã
làm thay đổi phương án.
- Một số cơ chế chính sách ban hành liên quan đến di dân tái định cư của
Dự án Thủy điện Sơn La còn chưa đầy đủ và không cụ thể.
- Năng lực hiện tại của các cán bộ địa phương còn hạn chế. Đại đa số Ban
Quản lý đền bù và tái định cư cấp huyện không có đại diện của Phòng Nông
ngiệp và PTNT và Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Công tác chọn, chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết các khu điểm
TĐC có những bất cập. Việc phối hợp, gắn kết giữa các đơn vị tư vấn, các chủ dự
án và các Sở, ban, ngành của các tỉnh được giao nhiệm vụ về TĐC chưa chặt.
- Thiếu việc quy hoạch sử dụng đất một cách đúng đắn.

- Không quan tâm đầy đủ đến duy trì các văn hóa và lối sống cổ truyền của
người dân tộc cũng như các hệ thống sinh kế của người dân tái định cư. Không
tham vấn đầy đủ đối với người dân bị ảnh hưởng.
- Chú trọng tới xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư nhiều hơn là
chuẩn bị các chương trình phát triển sinh kế cho người dân tái định cư.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI
PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA
CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
3.1.CÁC QUAN ĐIỂM KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
NGƯỜI DÂN TÁI THUỶ ĐIỆN SƠN LA
- Khôi phục sinh kế phải đảm bảo tính toàn diện của sự bền vững, khôi
phục sinh kế bền vững phái phát huy vai trò của nhà nước các cấp, sự tham gia
của cộng đồng.


xiii

- Khôi phục sinh kế bền vững là quá trình.
- Đa dạng hoá các hình thức khôi phục sinh kế bền vững và nâng cao tính
chủ động của người dân trong vai trò khôi phục sinh kế bền vững.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
3.2.1. Đối với hộ dân tái định cư
Tại các điểm tái định cư các hộ dân đã được đầu tư đúng chính sách chế độ
được ban hành. Đa số người dân tái định cư hiện đang sống nhờ tiền bồi thường
thiệt hại, tiền chi phí hỗ trợ tái định cư và thu nhập từ ruộng vườn cũ chưa bị ngập.
3.2.2. Đối với hộ dân sở tại
Dự án tái định cư chỉ quan tâm đến các hộ dân bị thu hồi trưng dụng đất
cho nhu cầu tái định cư. Các chi phí liên quan đến thu hồi đất đai tài sản được

thanh toán theo đơn giá của tỉnh.
Các hộ bị ảnh hưởng nhà ở được cấp tiền làm lại nhà mới, cấp điện và nước
nhưng không được hưởng kinh phí hỗ trợ tái định cư.
Theo ý kiến của đa số hộ sở tại họ vẫn là người bị thiệt thòi do chưa tính
hết được sự thiệt hại như chia sẻ rừng, đồng cỏ chăn nuôi bò cho dân tái định cư
và quỹ đất cho phát triển lâu dài cho con cháu họ bị thu hẹp.
3.2.3. Đối với cấp xã
Nhìn chung tái định cư trên địa bàn xã là nhiệm vụ phải thực hiện cho cộng
đồng, việc quản lý xã hội sẽ phức tạp hơn trong vấn đề giải quyết hài hòa giữa dân
tái định cư và dân sở tại trong việc chia sẽ các quyền lợi về kinh tế, về xã hội.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA
3.3.1. Những giải pháp về quy hoạch
- Xây dựng chính sách chung, thống nhất về di dân tái định cư các công
trình thủy điện, thủy lợi trong cả nước, trên cơ sở coi trọng công tác kiểm tra,
giám sát, xử lý kịp thời các sai phạm.


xiv

- Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn
với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm
công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn.
- Trong quá trình lập kế hoạch di dân, tái định cư nên khuyến khích các
hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép, tự nguyện nhằm
hạn chế sức ép về đất đai tập trung, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, phục hồi
nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư, hạn chế những xung đột về văn
hóa và phong tục tập quán giữa các cộng đồng.
- Nhanh chóng bảo đảm ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân đến định cư
và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: sinh kế, nhà ở, an ninh lương thực, việc

làm, phát triển sản xuất, giao thông, tránh những rủi ro do di dân, TĐC gây nên.
- Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các
dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư.
3.3.2. Giải pháp cho chương trình tái định cư
a) Hỗ trợ người dân tái định cư thiết kế, xây dựng và phát triển chiến lược
sinh kế bền vững: Các chương trình tái định cư phải tiến hành đồng thời với
chương trình giải quyết việc làm cho người dân tái định cư.
b) Tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân tái định cư được tham gia vào
chương trình khôi phục sinh kế.
3.3.3. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại
- Người bị ảnh hưởng phải được đền bù về những thiệt hại tài sản, cây cối,
cây trồng và các tài sản khác; Người bị ảnh hưởng sẽ không di dời khi mà chưa
có đất nông nghiệp; Người bị ảnh hưởng phải có kế hoạch sinh kế hiệu quả trước
khi TĐC.
- Việc đền bù phải giành cho những người mà sinh kế phụ thuộc vào sông
mà giờ đây phải tái định cư ở xa con sông.
- Việc đền bù phải giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng được làm theo các cộng
đồng theo nơi ở cũ và những chi phí cho xây dựng


xv

3.3.4. Gii phỏp v t ai
- Ch n bự t ai khụng nờn ch chi tr mt khon trn gúi m nờn
dnh riờng mt khon cho chi phớ chuyn i ngh i vi cỏc h gia ỡnh thuc
i tng tỏi nh c. Ngoi ra cn cú mt c quan, t chc thit k chng
trỡnh, xõy dng k hoch v trin khai thc hin, chu trỏch nhim v chuyn
ngh cho ngi dõn (k c gii quyt sp xp vic lm).
3.3.5. Gii phỏp v vic lm.
- Tập trung cải tạo điều kiện lao động cho ngi dõn tỏi nh c.

- Xây dựng chế độ hỗ trợ trọn gói đối với ng ời tái định c , trong đó bao
gồm cả chính sách về việc lm, ti chính, đo tạo, xây dựng các chế độ bảo
hiểm xã hội cho ngời tỏi nh c.
3.3.6. Gii phỏp v th trng
- Có mạng lới cung cấp thông tin về thị trờng cho ngời dõn tỏi nh c.
- Tiếp tục hon thiện các chính sách hỗ trợ ngời dõn tỏi nh c khi tham
gia thị trờng.
- Thực hiện chính sách hớng dẫn, đo tạo huấn luyện cách thức lm ăn,
phổ biến các hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng của ngời tỏi nh c.
3.3.7. Cỏc gii phỏp v t chc thc hin
- t sinh hot phi ginh cho nhng ngi tỏi nh c cú tớnh n kiu
cỏch ca cỏc nhúm dõn tc thiu s khỏc nhau v sao cho ging vi lng xúm
ca h trc õy.
- Cht lng t nụng nghip phi c ỏnh giỏ vi s tham gia ca
nhng ngi ang tỏi nh c trc khi chỳng c phõn b.
- Vic phõn b cỏc lụ t sinh hot phi tụn trng nguyn vng ca ngi dõn.
- Cỏc dch v c bn v thit yu nh trng hc phi hon tt trc khi
nm hc mi bt u.
- Qun lý tỏi nh c phi c ci thin cp huyn.


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Cho đến nay, mặc dù Việt Nam vẫn là một nước nghèo nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
Việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như những dự án thuỷ điện là
những phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời
gian dài. Các công trình thuỷ điện có vai trò vô cùng quan trọng trong sự

nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng
trong đời sống và sản xuất của nhân dân. Để xây dựng một công trình thuỷ
điện, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải được thực hiện ở giai
đoạn đầu tiên.
Mặc dù các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền
núi, nơi ít có dân cư sinh sống, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng
dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Những cộng đồng dân cư
này chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất, sinh hoạt và nền
văn hoá lâu đời. Vì vậy, việc di dời và tái định cư người dân trong các công
trình thủy điện ở miền núi có nhiều khác biệt với các dự án giải phóng mặt
bằng ở miền xuôi. Việc di dời này sẽ khiến cho đời sống của người dân vùng
phải tái định cư gặp phải nhiều biến động hơn. Do đó rất cần có những chính
sách và biện pháp đặc biệt trong công tác di dân, tái định cư nhằm giảm thiểu
tác động tiêu cực đến tài nguyên, con người, “bảo đảm cho người dân có cuộc
sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình xây dựng đã và đang
làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời
sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền


2

bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được chính phủ quan tâm đầu tư nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó vấn đề khôi phục sinh kế
cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan
tâm đúng mức và đến nay chưa thực hiện được một cách hoàn chỉnh và bền
vững.
Việc khôi phục và phát triển sinh kế đóng vai trò rất quan trọng trong
việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải tái định cư bắt buộc. Bởi

vì đây là những người bị tước đi những tài sản, lối sống, tập quán sản xuất
vốn có của mình... để chuyển đến một môi trường mới với những điều kiện
sản xuất mới, văn hoá mới, cộng đồng mới. Họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo
đi so với thời điểm trước khi phải tái định cư.
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng như những công trình quốc
gia lớn khác là không tránh khỏi trong tiến trình phát triển của nền kinh tế
Việt Nam, điều đó có nghĩa là sẽ vẫn còn những cộng đồng dân cư sẽ buộc
phải di dời để dành mặt bằng cho những công trình đó. Chính vì vậy, vấn đề
cần đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu tối đa những tác động không mong
muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế
bền vững cho người dân tái định cư.
Thủy điện Sơn La là công trình thuỷ điện có quy mô lớn nhất Việt Nam,
vì vậy đây cũng là công trình có quy mô di chuyển dân để giải phóng mặt
bằng lớn. Để có mặt bằng xây dựng công trình, phải di chuyển gần 18 nghìn
hộ gia đình, bao gồm hàng chục vạn dân của 160 bản, thuộc 17 xã ở 3 tỉnh
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Tuy nhiên, các dự án tái định cư thủy điện trong quá trình thực hiện đã
bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc.Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ
trên, trong đó chất lượng công tác quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư còn
thấp là mấu chốt. Những quy hoạch bài bản và có tầm nhìn dài cho các công


3

trình thủy điện cho đến nay chúng ta còn rất thiếu. Nhiều đơn vị được lựa
chọn chỉ xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà rất ít quan tâm về lĩnh vực quy hoạch
dân cư, di dân và tái định cư, khôi phục sinh kế và các vấn đề xã hội liên
quan.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: "Phát triển sinh kế cho người
dân tái định cư công trình thuỷ điện Sơn La" cho luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về di dân tái định cư và vấn đề
sinh kế bền vững trong các dự án tái định cư nói chung, tái định cư của các
công trình thuỷ điện nói riêng.
Đánh giá đúng thực trạng xây dựng và triển khai các dự án tái định cư.
Đặc biệt phân tích đánh giá thực trạng sinh kế bền vững trong triển khai các
dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La nói chung, ở các điểm điều
tra sâu nói riêng. Rút ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết
và những nguyên nhân của chúng.
Đề xuất các biện pháp khôi phục lại sinh kế một cách bền vững cho
người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La dựa trên một số kế
hoạch tái định cư đã và đang triển khai của dự án thuỷ điện Sơn La và kinh
nghiệm của dự án thuỷ điện Hoà Bình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề khôi phục
sinh kế cho những người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La, bao
gồm việc xây dựng và triển khai các dự án tái định cư và các dự án phát triển
kinh tế xã hội khác có liên quan trực tiếp đến kinh tế của các hộ tái định cư
thuộc công trình thuỷ điện Sơn La nói chung, hộ tái định cư ở các khu tái định
cư xã Chiềng Cọ (thành phố Sơn La), Cò Nòi (huyện Mai Sơn) và Chiềng
Ngàm (huyện Thuận Châu) nói riêng.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Trong triển khai nghiên cứu luận văn, tác giả dùng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một
cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở của phương pháp luận để

vận dụng các phương pháp chuyên môn được chính xác trong quá trình
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Các phương pháp cụ thể
- Các phương pháp thu thập thông tin: Luận văn tiến hành rà soát mọi
tài liệu, văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có được thu thập tại Việt Nam
thông qua nhiều nguồn khác nhau (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển
châu Á, Bộ NNPTNT, các cơ quan trong nước, Internet, các chuyên gia quốc
tế tại Việt Nam,...) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và
nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về
lĩnh vực tái định cư cũng được thực hiện nhằm thu được những kinh nghiệm,
nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề tái định cư nói chung và các khía cạnh cụ
thể (quy hoạch, đền bù, di dân,...) trong từng tình huống cụ thể tại các dự án
phát triển đã và đang thực hiện.
- Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh
giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu được để đưa ra nhận xét, tìm tòi và kết
luận về tác động của hoạt động tái định cư tới người dân bị ảnh hưởng. Đặc
biệt, đề tài nghiên cứu đánh giá dựa trên cơ sở thông tin định lượng, dựa trên
thông tin thu thập từ điều tra khảo sát một nhóm người dân bị ảnh hưởng từ
công trình thuỷ điện Sơn La về tác động của tái định cư đến tài sản, thu nhập,
và việc làm.
- Điều tra xã hội học:


×