Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.15 KB, 47 trang )

Lời cảm ơn
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn của em tới giảng
viên Phan Thị Hiền, người luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ định hướng và mở ra
cho em những hướng suy nghĩ mới để em có thể hoàn thành công việc một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non,
Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã tận tình chỉ bảo em trong toàn khóa
học. Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo và các em
học sinh trường tiểu học Bình Sơn, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong
quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở. Vì đây là công trình tập dượt nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học giáo dục nên kết quả bước đầu chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giáo.
Bắc Ninh, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Dung

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................................2
NỘI DUNG............................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG THƠ CA TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC................................................................................................................7
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................................................19
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................................21
VẬN DỤNG THƠ CA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 4........................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48
PHỤ LỤC...........................................................................................................49



2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Chữ viết tắt

1

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4


NXB

Nhà xuất bản

3


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là một trong những lĩnh vực kiến thức quan trọng cần trang bị cho
học sinh tiểu học. Mục tiêu của việc dạy học phân môn Lịch sử ở tiểu học nói
chung và ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian
của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến nay, giúp học sinh hiểu đúng
và tái tạo lại lịch sử Việt Nam qua các mặt xây dựng đất nước và chống giặc
ngoại xâm. Qua đó, bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng quan
sát sự vật, hiện tượng, thu nhập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin
khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập trình bày kết quả bằng lời nói,
hình vẽ, sơ đồ..., vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Góp phần
bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết
các kiến thức về lịch sử dân tộc Việt Nam, yêu thiên nhiên, con người, quê
hương, đất nước, tôn trọng các di tích văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và
tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Do đó tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
ở tiểu học, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy học mới. Việc sử dụng
thơ ca là rất phù hợp với đặc trưng phân môn Lịch sử, với đặc điểm tâm lý của
học sinh tiểu học, có tác dụng gây hứng thú cho học sinh. Khi sử dụng thơ ca

học sinh sẽ tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
Lịch sử là sự kiện, bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, đặc biệt
là các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện.
Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng đòi hỏi người giáo
viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho
thấy giáo viên giảng dạy phân môn Lịch sử ở tiểu học nói chung thường giảng
dạy khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn
thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc chép, do vậy không gây được
hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nặng nề. Đây cũng chính
là nguyên nhân làm cho học sinh chưa yêu thích học bộ môn Lịch sử. Tuy nhiên
để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các
5


sự kiện lịch sử giáo viên cũng cần quan tâm các môn học lân cận hỗ trợ cho bài
Lịch sử. Ví dụ một câu thơ, câu ca, một đoạn thơ hay một câu trích dẫn...để các
em sống lại trong tinh thần không khí của lịch sử đương thời.
Vì vậy trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử giáo viên phải biết kết hợp
tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách
mạng, một cuộc đấu tranh, điều đó làm cho giờ học Lịch sử sống động hơn, hấp
dẫn hơn, học sinh sẽ yêu thích, hứng thú say mê học tập phân môn Lịch sử, sẽ
làm bớt đi sự khô khan của giờ học Lịch sử. Khi nghe các thầy cô giáo đọc thơ
minh họa, cả lớp chăm chú nghe và tỏ ra rất thích thú hăng say. Những tiết học
như thế để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền, các em sẽ ghi nhớ sự
kiện lâu hơn.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa và hòa nhập với
cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, khi nước ta mở cửa hội nhập để đón những trào
lưu mới, văn hóa mới, thì đồng thời cũng phải đón nhận sự xâm nhập của lối
sống hưởng thụ và thực dụng. Các em chỉ chú trọng học các môn chính như
Toán, Tiếng việt, và các môn năng khiếu Mĩ thuật, Thể dục, Âm nhạc. Khi đó

nhu cầu hiểu biết về lịch sử, về cội nguồn truyền thống... dần dần phai nhạt và
không còn trong suy nghĩ của nhiều em học sinh. Nếu không sớm đề ra các biện
pháp và phương pháp dạy học phù hợp trong phân môn Lịch sử, khắc phục tình
trạng sa sút, thì sẽ dẫn đến các em ít biết về kiến thức lịch sử Việt Nam và Thế
giới. Từ đó, các em sẽ không có ý thức trong việc tiếp thu các giá trị di sản lịch
sử và văn hóa dân tộc, trong giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những truyền
thống của người Việt Nam. Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“Vận dụng thơ ca trong dạy học Lịch sử ở lớp 4” làm đề tài khóa luận của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tôi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Lịch sử ở lớp 4.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức và tự hoàn thiện kiến thức Lịch sử ở
lớp 4.
- Tìm ra phương pháp thích hợp trong việc dạy và học phân môn Lịch sử ở
Tiểu học.
6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng thơ ca trong dạy học Lịch sử ở lớp 4
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối lớp 4 ở trường Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất cách thức, quy trình vận dụng thơ ca trong dạy học phân môn Lịch
sử ở lớp 4.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình đã đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:Tôi tíến hành nghiên cứu các tài liệu có
liên quan đến đề nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử ở
Tiểu học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp đối chiếu.
- Phương pháp so sánh kết quả.
6. Cấu trúc đề tài.
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung gồm:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Chương 2: Cách thức vận dụng thơ ca vào dạy phân môn lịch sử ở lớp 4.
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
- Phần kết luận và kiến nghị.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
THƠ CA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học liên quan đến đề tài.
- Nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của học sinh Tiểu học
Bước vào nhà trường tiểu học các em được học tập trong một môi trường
mới, môi trường nhà trường với hoạt động học tập là chủ yếu. Do đó, nhu cầu
học tập của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Chính nhu cầu học tập trở
thành trở thành động cơ thúc đẩy các em phải phấn đấu nỗ lực, vượt qua mọi
khó khăn. Ở tiểu học phần lớn học sinh chưa hứng thú đặc biệt với từng môn
học, các em cũng chưa đi sâu vào ý nghĩa môn học, việc các em yêu thích môn
7


học nào phụ thuộc vào khả năng giảng dạy của giáo viên. Động cơ học tập
không có sẵn, cũng không thể áp đặt được, mà phải hình thành dần trong quá

trình giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên. Nếu trong tiết dạy giáo viên biết tổ
chức cho học sinh những điều mới lạ và có phương pháp giảng dạy phù hợp thì
dần dần các em sẽ hình thành tri thức, học tập sẽ trở thành một nhu cầu không
thể thiếu đối với các em, sẽ thúc đẩy các em học tập tốt hơn.
Như vậy việc lồng ghép đưa thơ ca vào dạy học lịch sử một cách phù hợp sẽ
góp phần khơi dậy nhu cầu, hình thành động cơ, tạo hứng thú học tập cho học
sinh.
- Đặc điểm trí nhớ
Học sinh tiểu học có trí nhớ khá tốt. Các em có khả năng nhớ được nhiều,
thậm chí cả những điều mà các em không hiểu. Ở các em có khả năng ghi nhớ
chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định
nghĩa và những lời giải thích. Ở những lớp đầu bậc tiểu học học sinh có khuynh
hướng ghi nhớ máy móc, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi các em chưa
hiểu những mối quan hệ và ý nghĩa của tài liệu học tập. Các em chỉ ghi nhớ
những gì mình thích, những gì ấn tượng sâu sắc thì các em dễ nhớ và nhớ lâu
hơn.
Dần dần, cùng với quá trình học tập, ở học sinh các lớp cuối bậc tiểu học
hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa, các em dần hiểu được những mối
liên hệ, và ý nghĩa của tài liệu học tập. Tuy vậy, cũng như các lớp đầu cấp (lớp
1, 2 ,3), các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) vẫn thường có khuynh hướng học thuộc một
cách máy móc, kiểu học vẹt. Do vậy, mà các em cảm thấy khó khăn khi tiếp thu
kiến thức. Trong quá trình dạy học Lịch sử, giáo viên tổ chức cho học sinh sưu
tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ... liên quan đến bài học sẽ phù hợp với đặc
điểm trí nhớ của các em hơn.
- Đặc điểm tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường chủ yếu là tư duy cụ thể mang tính hình thức,
dựa vào bên ngoài của sự vật hiện tượng, trẻ đã có ý thức ghi nhớ, tư duy tổng
hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngôn ngữ, hành vi...
8



Trong các hoạt động phân tích: Hoạt động phân tích của học sinh cấp đầu bậc
tiểu học (lớp 1, 2, 3) về hình thức cũng như nội dung rất đơn giản, nên khi tiến
hành phân tích tổng hợp các em thường dựa vào những đặc điểm bên ngoài của
đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng hay chức năng. Lên lớp 4, 5
hoạt động phân tích phát triển mạnh với mối quan hệ của khái niệm, những thao
tác tư duy, phân loại, tính toán, thời gian.
Ở học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 khả năng khái quát hóa các em chủ yếu
dựa trên dấu hiệu bên ngoài để dễ nhận thấy, lên lớp 4, 5 các em mới có thể dựa
vào dấu hiệu bên trong để nhận biết và hiểu rõ một vấn đề.
Trong khả năng suy luận, học sinh ở các lớp 1, 2, 3 thường suy luận những
dấu hiệu duy nhất, chưa suy nghĩ kĩ, và chưa lập luận còn với học sinh lớp 4, 5
đã có thể chứng minh những lập luận và suy nghĩ của mình.
Từ những đặc điểm tư duy trên, khi thiết kế bài học có sử dụng phương pháp
thơ ca giáo viên cần chú ý đến việc vận dụng thơ ca, tục ngữ, ca dao... phải
đúng, chân thực, đảm bảo giá trị giáo dục, khoa học phù hợp với nội dung bài
học.
- Đặc điểm tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởng
tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học
và hoạt động khác của các em. Ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng
còn đơn giản chưa bền vững, nhưng càng về các lớp cuối cấp, hình ảnh tưởng
tượng của các em càng bền vững và gần thực tế hơn. Đặc biệt, lúc này các em đã
bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa
trên ngôn ngữ.
Tưởng tượng ở học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm
non nhờ có bộ não phát triển và các em ngày càng trưởng thành hơn. Tuy nhiên
ở các lớp đầu bậc tiểu học các hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi. Nhưng về các lớp cuối bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng
của các em càng bền vững và gần gũi với thực tiễn, tưởng tượng sáng tạo tương

đối phát triển ở cuối bậc tiểu học, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ,
làm văn, vẽ tranh...
9


Đối với học sinh tiểu học tình cảm có một vị trí đặc biệt, đối tượng gây xúc
cảm cho học sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, những câu
chuyện sinh động. Do đó những bài học khô khan, khó hiểu làm cho các em mệt
mỏi, chán nản, không có hứng thú học tập. Qua những đặc điểm này cho thấy
trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải biến các kiến thức khô khan thành
những hình ảnh có cảm xúc, thông qua việc vận dụng phương pháp thơ ca, từ đó
phát huy khả năng tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập.
Qua phân tích những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học có thể thấy rằng:
Việc vận dụng thơ là biện pháp quan trọng, cần thiết nhằm tác động tích cực đến
hoạt động nhận thức của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Lịch sử ở tiểu học.
1.1.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử ở lớp 4.
Phần Lịch sử lớp 4 không trình bày lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ, mỗi
bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của
một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như
vậy nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng
như trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện, hiện tượng hay
nhân vật lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách cô lập mà trong
một bối cảnh cụ thể có liên quan rất nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử trong bối
cảnh đó.
Phân môn Lịch sử cung cấp kiến thức cho học sinh lớp 4 gồm bốn loại cơ
bản sau :
- Kiến thức về các sự kiện lịch sử.
- Kiến thức về các nhân vật lịch sử.
- Kiến thức cơ bản về các thành tựu mọi mặt trong đời sống xã hội của lịch

sử dân tộc.
- Kiến thức cơ bản về một giai đoạn thời kỳ lịch sử.
Trong các nhóm kiến thức trên thì nhóm kiến thức về các sự kiện lịch sử
chiếm thời lượng lớn, kiến thức về nhân vật lịch sử là vừa phải, nên trong quá
trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải vận dung linh hoạt các phương pháp dạy
học để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời kì:
10


Trong phân môn Lịch sử ở lớp 4, có những nội dung liên quan đến thơ ca
như: một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời kì.
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng năm TCN đến năm 179 TCN)
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- Một số phong tục của người Việt cổ.
- Cuộc kháng chiến của An Dương Vương...
2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến
năm 938)
- Đời sống nhân dân ta trong thời kì bị đô hộ
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo: Hai Bà Trưng, Chiến
thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo...
3. Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)
Ổn định đất nước, chống ngoại xâm: tuổi trẻ của Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12
sứ quân; Lê Hoàn lên ngôi vua cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ nhất...
4. Nước Đại Việt thời Lí (từ năm 1009 đến năm 1226)
- Tên nước, kinh đô, Lý Thái Tổ
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai: Phòng tuyến
sông Cầu (Như Nguyệt), Lý Thường Kiệt
- Đời sống nhân dân: chùa, trường học (Văn miếu)...

5. Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400 )
- Tên nước, kinh đô, vua
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược
- Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần: Việc đắp đê...
6. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỷ XV)
- Chiến thắng Chi Lăng
- Công cuộc xây dựng đất nước: Bộ luật Hồng Đức, nông nghiệp phát triển,
các công trình sử học, văn học, giáo dục, thi cử (bia Tiến sĩ)...
7. Nước Đại Việt (thế kỷ XVI – XVIII)
a) Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVI –XVII)
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
- Tình hình đàng ngoài: Thăng Long, Phố Hiến
- Tình hình đàng trong: Hội An, Công cuộc khẩn hoang
b) Thời Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII)
- Chống ngoại xâm: trận Đống Đa, Ngọc Hồi...
- Xây dựng đất nước: dùng chữ Nôm, chiếu Khuyến nông
- Nguyễn Huệ - Anh hùng dân tộc
8. Buổi đầu thời nguyễn (từ năm 1802 – 1858)
- Nhà Nguyễn được thành lập
11


- Kinh thành Huế...

1.1.3. Sự cần thiết vận dụng thơ ca vào dạy Lịch sử ở lớp 4.
Không có phương pháp dạy học nào là tuyệt đối, mỗi một phương pháp dạy
học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, trong quá trình dạy học
không nên sử dụng một phương pháp mà nên sử dụng kết hợp các phương pháp
dạy học với nhau để phát huy hết ưu điểm của từng phương pháp và khắc phục
nhược điểm của chúng khi sử dụng từng phương pháp riêng lẻ.

Từ những đặc điểm của phân môn Lịch sử như đã trình bày ở trên, tôi nhận
thấy đây là một môn học mà giáo viên có nhiều cơ hội để đổi mới phương pháp
dạy học.
Trong đó có phương pháp vận dụng thơ ca vào dạy học phân môn Lịch sử là
cần thiết bởi vì:
Thứ nhất: Do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4, đặc điểm của môn học tôi
thấy “thơ ca” là phương pháp dạy học cần thiết của phân môn Lịch sử lớp 4.
Nhưng nếu trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên chỉ sử dụng phương pháp
thơ ca một cách đơn thuần, chưa đúng lúc, chưa hợp lí, hoặc sử dụng quá nhiều
thơ ca trong một sự kiện, một tiết học. Nên chưa nâng cao hiệu quả bài học, học
sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, biến giờ học thành giờ giới thiệu các
câu thơ, dân ca, ảnh hưởng đến sự tập trung nhận thức của học sinh.
Thứ hai: Phân môn Lịch sử là một môn học dựng lại quá khứ vẻ vang của
dân tộc. Do đó, nó là môn học dễ khai thác vốn hiểu biết, vốn kiến thức của học
sinh. Mỗi nội dung lịch sử là một sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử điển
hình, giai đoạn thời kỳ lịch sử đáng nhớ, nó gắn với những chuyện kể lịch sử mà
cha ông ta để lại. Vận dụng thơ ca trong dạy học Lịch sử là một trong những
phương hướng đổi mới phù hợp. Hướng đổi mới này không những phát huy
được vốn sống, vốn kiến thức ở các em mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người mới trong giai đoạn hiện
nay. Khi vận dụng phương pháp thơ ca giáo viên không còn là người truyền thụ
tri thức có sẵn cho học sinh theo kiểu áp đặt, bắt buộc học sinh phải nhớ, phải
thuộc mà giáo viên trở thành người thiết kế, người tổ chức định hướng cho học
12


sinh, tạo điều kiện cho các em được quan sát, lắng nghe các câu ca dao, tục ngữ,
tiểu thuyết lịch sử giúp các em nhớ lại quá khứ, hình ảnh của các nhân vật lịch
sử và thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Qua thơ ca các em thể hiện
được bản thân mình, không rụt rè nhút nhát, bị động bởi kiến thức, các em đưa

ra những ý kiến sáng tạo, thảo luận, bàn bạc với nhau. Do đó, học sinh đóng vai
trò chủ thể của hoạt động nhận thức, qua sự tổ chức của giáo viên và khắc sâu
kiến thức của bản thân.
Thứ ba: Do điều kiện nhà trường, thiếu các trang thiết bị phục vụ cho quá
trình dạy học phân môn Lịch sử như: bản đồ, tranh ảnh, máy chiếu... nên trong
quá trình giảng dạy giáo viên gặp nhiều khó khăn, chưa truyền đạt được hết nội
dung bài, dẫn đến học sinh khó tiếp thu kiến thức, chưa hăng hái, chán nản trong
học tập. Để khắc phục điều kiện trước tiên nhà trường phải có nguồn tài liệu đầy
đủ, chính xác, trước tiên là sách giáo khoa, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh...,
bên cạnh đó nhà trường nên có khu đọc sách giải trí như truyện tranh, để học
sinh có được tinh thần học tập thoải mái, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và yêu
thích môn học. Tóm lại, vận dụng phương pháp thơ ca là một phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn này nới riêng và giáo dục nói
chung.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
Trong chương trình dạy học hiện nay của phân môn Lịch sử, nhằm giúp học
sinh tiểu học tiếp thu các kiến thức cơ bản, cần thiết về các sự kiện lịch sử và
văn hóa, một số danh nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học từ buổi đầu
dựng nước cho đến nay. Với lượng kiến thức phù hợp, cách trình bày dễ hiểu,
chính xác phân môn Lịch sử đã cung cấp cho học sinh lớp 4 những kiến thức bổ
ích, sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam qua xây dựng đất nước, chống giặc ngoại
xâm. Đặc biệt hình thành ở các em lòng yêu thương, kính trọng nhân dân, kính
yêu các anh hùng dân tộc, noi theo các tấm gương, tự hào về truyền thống anh
hùng của dân tôc.
Tuy nhiên chất lượng dạy học của phân môn Lịch sử ở lớp 4 còn chưa cao.
Do nhiều nguyên nhân gây nên như: Giáo viên truyền đạt không đúng nội dung,
13



vai trò, ý nghĩa của phân môn, phương pháp dạy phân môn Lịch sử còn lạc hậu,
một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng dạy học phân môn
Lịch sử là do phương pháp dạy học chưa được đổi mới. Bên cạnh đó, phân môn
Lịch sử ở lớp 4 là một phân môn trừu tượng, giáo viên tiểu học còn gặp nhiều
khó khăn khi lên lớp, nhiều giáo viên còn thiếu kiến thức và hay nhầm lẫn kiến
thức lịch sử. Do vậy, dẫn đến tình trạng giáo viên không giảng dạy kĩ cho học
sinh và hay bỏ qua nhiều phần trong bài học. Phương pháp giáo viên dạy học
chủ yếu khi lên lớp là giảng giải, đọc cho học sinh ghi chép và học thuộc lòng
theo sách, dẫn đến tình trạng học sinh không nhớ được các sự kiện, học trước
quên sau và không hiểu về lịch sử.
Đa số giáo viên tiểu học chưa biết sử dụng phương tiện dạy học trực quan để
phát huy tích cực của học sinh, dẫn đến giờ học lịch sử gây ra áp lực, và thụ
động, học sinh chán nản và không có hứng thú học tập. Vì vậy, việc đổi mới
phương pháp dạy học cần được quan tâm và chú trong, việc sử dụng thơ ca là
một trong những phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực hoạt động
nhận thức của học sinh.
1.2.2. Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong dạy học phân môn
Lịch sử ở lớp 4.
Khi tiến hành điều tra bằng phiếu các học sinh lớp 4A trường Tiểu học Bình
Sơn về phương pháp giáo viên thường sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 4. Tôi
đã đưa ra các câu hỏi sau và yêu cầu học sinh đánh dấu X vào câu trả lời.
Câu 1: Thầy cô thường sử dụng phương pháp nào trong dạy học lịch sử ở lớp
4:
-

Phương pháp giảng giải
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp thảo luận
Phương pháp kể chuyện
Phương pháp quan sát

Phương pháp vận dụng thơ ca








Câu 2: Khi vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử lớp 4, thầy cô thường kết
hợp với những phương pháp nào sau đây:
- Phương pháp quan sát


14


- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp giảng giải
Với số phiếu phát ra là 30 phiếu,





số phiếu thu về là 30 phiếu và kết quả cụ

thể như sau:

Bảng 1: Kết quả điều tra về các phương pháp giáo viên thường sử dụng
trong dạy học lịch sử lớp 4.
STT

Các phương pháp dạy học

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

1

Phương pháp giảng giải

15

50%

2

Phương pháp hỏi đáp

5

16,66%

3

Phương pháp thảo luận nhóm


5

16,66%

4

Phương pháp kể chuyện

2

6,66%

5

Phương pháp vận dụng thơ ca

3

10%

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, đa số giáo viên khi dạy học lịch sử thường
sử dụng phương pháp giảng giải (50%); 16,66% giáo viên sử dụng phương pháp
hỏi đáp và thảo luận nhóm; 6,66% giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện.
Và rất ít giáo viên vận dụng phương pháp thơ ca (10%). Khi tôi trò chuyện trực
tiếp với giáo viên, họ cho biết: sử dụng phương pháp thơ ca trong quá trình dạy
học mất nhiều thời gian, tìm tài liệu tỉ mỉ và chính xác. Như vậy, đa số giáo viên
chưa hiểu rõ đặc trưng của phân môn Lịch sử, chưa kết hợp và thay đổi phương
pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Bảng 2: Kết quả điều tra việc vận dụng thơ ca với các phương pháp khác
trong dạy học lịch sử lớp 4.

STT

Các phương pháp kết hợp với Số phiếu

Tỉ lệ (%)

phương pháp vận dụng thơ ca
1

Phương pháp quan sát

4

13,33%

2

Phương pháp hỏi đáp

6

20%

15


3

Phương pháp giảng giải


16

53,33%

4

Phương pháp thảo luận nhóm

3

10%

5

Phương pháp kể chuyện

1

3,33%

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: 13,33% giáo viên kết hợp
phương pháp thơ ca với phương pháp quan sát; 20% giáo viên vận dụng phương
pháp thơ ca kết hợp với phương pháp hỏi đáp; 53,33% giáo viên vận dụng
phương pháp thơ ca kết hợp với phương pháp giảng giải; 10% giáo viên vận
dụng phương pháp thơ ca kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm; 3,33% giáo
viên vận dụng phương pháp thơ ca kết hợp với phương pháp kể chuyện. Như
vậy đa số giáo viên nhận thức đúng sự kết hợp của phương pháp thơ ca với
phương pháp giảng giải. Qua dự giờ tôi thấy giáo viên đã vận dụng thơ ca vào
bài học và kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau, nhưng chủ yếu là
phương pháp giảng giải. Qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp của giáo

viên đã giúp lớp học trở lên sinh động, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức,
hăng hái phát biểu xây dựng và trao đổi bài, biết ghi chép những điều giáo viên
mở rộng, giới thiệu vào vở và yêu thích môn học hơn.
1.2.3. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc vận dụng thơ ca đối với
hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4.
Trong thời gian thực tập sư phạm tại trường tôi đã dự giờ, trao đổi và trò
chuyện với một số giáo viên về vai trò của việc vận dụng thơ ca trong dạy học
lịch sử lớp 4 có rất nhiều ý kiến khác nhau, trong đó đa số giáo viên cho rằng
việc vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử lớp 4 ở Tiểu học là rất cần thiết vì nó
phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động,
học sinh chủ động trong việc nắm bắt tri thức và kích thích hứng thú học tập cho
học sinh.
Bên cạnh đó, cũng có rất ít ý kiến cho rằng là không cần thiết vì: làm cho giờ
học ồn ào kém hiệu quả, học sinh không tập trung, thời gian chuẩn bị lâu, công
phu tỉ mỉ và mất nhiều thời gian trong quá trình dạy học.
16


Như vậy, việc vận dụng thơ ca vào dạy học phân môn Lịch sử một mặt đã
đem lại những hiệu quả tích cực, song bên cạnh đó nó cũng có những mặt hạn
chế, nếu không được sử dụng đúng, việc tổ chức không tốt và bị lạm dụng quá
nhiều thì làm cho giờ học gây ồn ào, học sinh mất tập trung và ảnh hưởng đến
quá trình dạy học của giáo viên.
Qua các ý kiến của giáo viên đang giảng dạy lớp 4, tôi khẳng định việc vận
dụng thơ ca vào dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 là rất cần thiết và có vai trò
quan trọng đối với việc nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả dạy học
lịch sử hiện nay. Việc quan trọng đề ra là phải vận dụng thơ ca như thế nào để
học sinh có thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức, tự mình tìm ra kiến thức
của bài học bằng hoạt động của chính mình.
Cũng qua dự giờ một số thầy cô dạy lịch sử tôi cảm thấy: đa số giáo viên chỉ

thỉnh thoảng vận dụng thơ ca trong quá trình giảng dạy của mình. Qua đó, cho
thấy nhiều giáo viên còn e ngại về việc chuẩn bị bài khi vận dụng phương pháp
thơ ca do mất nhiều thời gian, một phần nhỏ giáo viên chưa thay đổi phương
pháp giảng dạy và chưa nhận thức rõ được vai trò và tác dụng của phương pháp
thơ ca đối với học sinh trong quá trình học tập. Từ đó, tôi thấy ở trong các giờ
học lịch sử nếu giáo viên biết vận dụng thơ ca vào trong bài học thì tiết dạy sẽ
sinh động hơn, tạo hứng thú cho học sinh hăng hái học tập, sáng tạo ghi nhớ
kiến thức lâu hơn và hiệu quả tiết dạy cao hơn.

1.2.4. Cách thức vận dụng thơ ca của GV trong giờ học Lịch sử ở lớp 4.
Qua điều tra và dự giờ phân môn Lịch sử ở lớp 4 tại trường tôi thấy: Giáo
viên đã nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của việc vận dụng thơ ca vào
trong dạy học phân môn Lịch sử, nhưng đa số giáo viên còn lúng túng trong quá
trình giảng dạy.

17


Một số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, cố gắng đưa
các câu thơ, câu ca dao có liên quan vào bài học để các em thêm hiểu bài, tự
mình tiếp thu kiến thức của bài học. Khi vận dụng thơ ca vào trong quá trình
giảng dạy, giáo viên thường tiến hành đọc một số câu thơ và ca dao để củng cố
kiến thức nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về thời kì lịch sử, một sự kiện lịch
sử, hay khi giáo viên vận dụng thơ ca để giới thiệu bài mới, kết thúc bài học và
để tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo viên đã thực hiện theo quy trình các
bước. Tuy nhiên cách vận dụng thơ ca trong quá trình giảng dạy, chưa theo quy
trình chặt chẽ, mỗi giáo viên có một cách giảng dạy và truyền đạt kiến thức khác
nhau, chưa thống nhất.
Như vậy phần lớn giáo viên chưa thống nhất cách thức vận dụng thơ ca vào
trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử ở lớp 4. Nên trong quá trình giảng

dạy giáo viên còn gặp nhiều khó khắn, chưa biết tiến hành theo từng bước chặt
chẽ, do đó học sinh chưa tích cực, chủ động trong giờ học, hiệu quả giờ học
chưa cao.
1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng.
Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng trên tôi nhận thấy:
Trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử ở lớp 4, phần lớn giáo viên sử
dụng phương pháp giảng giải, trao đổi, đàm thoại. Giáo viên ít vận dụng thơ ca
trong quá trình giảng dạy, nếu có sử dụng thì giáo viên sử dụng thơ ca chưa
đúng lúc, chưa hợp lí, chưa chuẩn bị kĩ, cách sắp xếp không hợp lí, không theo
một quy trình nhất định dẫn đến hiệu quả của bài học chưa cao. Tuy nhiên, cũng
có một số giáo viên vận dụng đưa thơ ca vào trong tiết dạy, với sự chuẩn bị kĩ
các câu thơ, cách sắp xếp hợp lí, theo một quy trình nhất định đã đem lại hiệu
quả cao, giúp học sinh liên tưởng lại bức tranh lịch sử sinh động trong nhận thức
của các em, các em thêm yêu thích môn học và có hứng thú học tập.
Trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử, việc vận dụng thơ ca rất cần
thiết. Qua điều tra, đa số giáo viên đều cho rằng, việc vận dụng thơ ca trong dạy
học lich sử là góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
làm cho giờ học thêm sinh động, học sinh có hứng thú học tập hơn, nâng cao
18


hiệu quả của bài học. Song trước hết muốn thực hiện được, giáo viên cần phải
hiểu cặn kẽ các tư liệu mà mình lựa chọn, biết lựa chọn chắt lọc, sử dụng thơ ca
hợp lí với nội dung bài học, thơ ca cần có nguồn gốc chính xác, rõ ràng và luôn
luôn phù hợp với nhận thức của học sinh.
Chất lượng học tập phân môn Lịch sử còn hạn chế, học sinh chưa tích cực,
hứng thú trong học tập, do giáo viên chưa sử dụng các phương pháp dạy học phù
hợp để giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức Lịch sử và một số nguyên nhân
khác như:
Phân môn Lịch sử ở lớp 4 là môn học có nội dung kiến thức phong phú với

nhiều sự kiện, khô khan và khó nhớ. Do đó, nhiều giáo viên chưa nắm vững kiến
thức Lịch sử, khi dạy học đa phần giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống:
chủ yếu là thuyết trình, giảng giải do đó học sinh học tập thụ động và áp lực.
Hiện nay ở lớp 4, đối với phân môn Lịch sử học sinh luôn nghĩ rằng đây là
môn học phụ, phụ huynh của các em thì thờ ơ với bộ môn Lịch sử, thường
hướng cho con em mình học các môn chính như Toán, Tiếng việt. Vì vậy, các
em thường không chú ý học tập, có học thì chỉ qua loa thậm chí là bỏ qua khi
học bài.
Đồ dùng dạy học Lịch sử ở các trường tiểu học còn hạn chế, chưa trang bị
đầy đủ phương tiện dạy học như: bản đồ, máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu... điều
đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của môn học.
Việc vận dụng thơ ca trong dạy học phân môn Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải
có sự lựa chọn thật kĩ, nội dung phải phù hợp với bài học, chuẩn bị mất nhiều
thời gian. Do vậy nhiều giáo viên gặp khó khăn khi tiến hành.
Những nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu
quả trong dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, trên cơ sở phân tích một số khái niệm liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học, đặc điểm phân môn Lịch sử
và việc vận dụng thơ ca trong dạy học Lịch sử ở lớp 4, tình hình dạy học phân
môn Lịch sử ở lớp 4 và nhận thức của giáo viên về vai trò của việc vận dụng thơ
ca đối với hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử lớp 4. Có thể thấy rằng:
19


Phân môn Lịch sử ở lớp 4 có nội dung kiến thức khá khó hiểu, khô khan và
khó nhớ, không trình bày theo một hệ thống rõ ràng, mà mỗi bài học là một sự
kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất
định. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa có các phương pháp dạy học phù hợp,
việc sử dụng phương pháp còn gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Qua khảo sát thực trạng nhận thức và vận dụng thơ ca trong dạy học của giáo
viên cho thấy, việc vận dụng thơ ca trong dạy học hiện nay chưa mạng lại nhiều
hiệu quả, giáo viên chưa tiến hành theo từng bước cụ thể, chưa thu hút và gây
hứng thú học tập cho học sinh, do đó các em chưa tích cực, chủ động trong giờ
học. Do vậy, cần phải tăng cường triển khai các phương pháp dạy học mới một
cách mở rộng, đồng bộ. Hơn nữa để nâng cao chất lượng học tập phân môn Lịch
sử, việc vận dụng thơ ca trong quá trình dạy học Lịch sử là hết sức cần thiết,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học hiện
nay.

20


CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG THƠ CA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 4
2.1. Cơ sở xuất phát.
Như phân tích ở chương 1, để góp phần phát huy tính tích cực cho học sinh,
nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh,
thì vận dụng thơ ca trong dạy học là một biện pháp quan trọng và cần thiết. Để
xây dựng cách thức vận dụng thơ ca xuất phát từ cơ sở sau:
- Mục tiêu của phân môn Lịch sử ở lớp 4.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở chương 1.
- Từ đặc điểm chương trình sách giáo khoa phân môn Lịch sử ở lớp 4.
- Từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4.
2.2. Điều kiện để sử dụng thơ ca trong dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4 có
hiệu quả.
Sử dụng thơ ca cho học sinh trong giờ học phân môn Lịch sử là một phương
pháp dạy học tích cực, có tác dụng phát huy tính tích cực độc lập tìm tòi, sáng
tạo của học sinh, tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến thức, năng lực thói quen
và tiến hành tư duy so sánh, tổng hợp khái quát các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên,

để sử dụng thơ ca có hiệu quả trong quá trình dạy học lịch sử cần lưu ý một số
vấn đề sau:
* Về phía giáo viên.
Giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học, mỗi giáo viên phải tự bổ sung kiến thức về lĩnh vực Lịch sử
và các lĩnh vực khác có liên quan đến môn học. Rèn luyện cho mình những kĩ
năng tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nhất là kĩ năng sử dụng thơ ca cho
học sinh. Khi giảng dạy bài mới, giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp
và kết hợp với liên hệ kiến thức cũ.
Để nâng cao hiệu quả bài học có sử dụng thơ ca, giáo viên phải vận dụng một
cách sáng tao, lựa chọn tài liệu thơ ca phù hợp với nội dung của từng bài, từng
tình huống cụ thể. Trong bài học có sử dụng phương pháp thơ ca, giáo viên phải
21


chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, dự kiến các bước tiến hành, phải chuẩn bị
thơ ca một cách cẩn thận chính xác, hấp dẫn lôi cuốn học sinh như là: chọn các
câu trích dẫn ca dao, đọc các bài thơ... phải phù hợp với nôi dung, phù hợp với
nhận thức của học sinh.
Bên cạnh đó giáo viên tránh lạm dụng quá nhiều thơ ca dễ biến giờ học thành
các giờ giảng môn học khác. Trong cách liên hệ giáo viên cũng cần nhẹ nhàng,
phù hợp và tự nhiên, không nên gượng ép, máy móc phải tạo được không khí
vui vẻ nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học.
* Về phía học sinh.
Trước khi lên lớp học sinh phải học bài cũ và chuẩn bị trước nội dung bài
học một cách chu đáo. Để phục vụ cho việc học, học sinh phải tìm hiểu các câu
thơ ca bên ngoài nhưng có liên quan đến nội dung bài học.
Trong giờ học, học sinh phải chú ý lắng nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý
kiến xây dụng bài, không tiếp thu kiến thức máy móc phải có suy nghĩ.
Học sinh phải biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác trao đổi ý kiến với bạn

để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
Học sinh phải tự giác học tập dựa vào kiến thức giáo viên truyền đạt, học
sinh phải biết tìm tòi, sáng tạo, phân tích ghi nhớ các sự kiện, từ đó học tập, noi
gương và tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc hào hùng của nước ta. Ngoài ra
học sinh cần phải ghi chép lại những thông tin, sự kiện giáo viên cung cấp
không có trong sách giáo khoa.
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc khởi
nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử.
2.2.1. Cách thức vận dụng thơ ca.
Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung của bài học. Trước hết giáo
viên phải xác định được mục tiêu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học
sinh cần đạt được sau bài học, những nội dung cơ bản mà học sinh cần nắm
22


vững. Nhiệm vụ của bước 1 yêu cầu với mục tiêu, nội dung bài học, giáo viên
cần vận dụng thơ ca như thế nào? Sử dụng các bài thơ như thế nào? Nếu giáo
viên xác định đúng mục đích, yêu cầu thì việc vận dụng thơ ca mới đạt kết quả
tốt.
Giáo viên cần xác định được mục đích của việc vận dụng thơ ca, trong một
bài học giáo viên cần phải xác định việc vận dụng thơ ca nhằm mục đích gì?
Nếu giáo viên không biết xác định mục đích của việc vận dụng thơ ca cho đúng
với nội dung thì sẽ không làm rõ được kiến thức phù hợp với nội dung của bài.
Do vậy giáo viên cần xác định đúng mục đích của việc vận dụng thơ ca. Ví dụ
giáo viên đọc các bài thơ, câu ca dao, tục ngữ để làm rõ diễn biến trận đánh,
hoặc cho học sinh sưu tầm thêm các câu thơ ca liên quan đến bài học.
Giáo viên đưa vào bài giảng một đoạn thơ, câu ca dao không chỉ làm cho bài
học sinh động mà nhằm minh họa những sự kiện đang học, giúp nâng cao hiệu
quả của bài học và giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống

dân tộc nói riêng. Ngoài ra còn giúp giáo viên làm chủ được tiết dạy, đảm bảo
tốt chất lượng giờ học. Việc giáo viên vận dụng thơ ca cần được thể hiện một
cách chi tiết, trong giáo án giáo viên cần xác định rõ ràng quá trình của bài học,
thành những hoạt động của giáo viên và học sinh, cần phân bố thời gian hợp lý.
Giáo viên cần chuẩn bị các bài thơ, câu ca dao... phù hợp với yêu cầu, nội dung
của bài học, khi vận dụng thơ ca phải đúng, chân thực, cụ thể, và rõ ràng nhằm
thu hút, hấp dẫn học sinh.
Bước 2: Vận dụng thơ ca cho học sinh học hiểu bài
Giáo viên cần phải tìm tòi sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học. Có kế
hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế đồ dùng dạy học chính xác, phù hợp
với nội dung bài dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm
tài liệu tham khảo và các câu thơ phù hợp với bài học, được chuẩn bị kĩ để cung
cấp thông tin và kiến thức ở mỗi bài cho học sinh, khi giáo viên đọc thơ yêu cầu
cả lớp lắng nghe, kết hợp với các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng
trực quan, hình ảnh... để góp phần phát huy tích cực chủ động của học sinh trong
mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
23


Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức học sinh tự mình khám phá kiến thứ
mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học tập trong
đó. Khi giáo viên đọc các câu thơ cho học sinh, từ các câu thơ đó nêu ra kết luận
khái quát, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, các bài thơ ca phải khắc họa sinh
động về những sự kiện, nhân vật đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh, từ đó học sinh thêm tự hào về dân tộc và có ý thức giữ gìn và góp
phần xây dựng đất nước.
Trong quá trình học tập, học sinh phải giữ trật tự, lắng nghe, từ đó tiếp thu
thơ ca thành kiến thức của mình để ghi nhớ các sự kiện và mốc lịch sử lâu hơn.
Qua các câu thơ ca, học sinh phải nhận thức được mục đích, ý nghĩa của thơ ca.

Đó chính là động lực giúp các em học tập tích cực, sáng tạo và yêu thích môn
học hơn.
Bước 3: Sử dụng thơ ca để tổ chức các buổi ngoại khóa Lịch sử
Khi dạy phân môn Lịch sử, ngoài việc sử dụng thơ ca giúp học sinh hiểu bài
và yêu thích môn học Lịch sử, thì thông qua thơ ca giáo viên tổ chức các buổi
ngoại khóa lịch sử như: Theo dòng lịch sử, sinh hoạt đầu giờ chào cờ, trò
chuyện lịch sử..., qua hoạt động ngoại khóa, mang lại nhiều lợi ích cho các em,
ngày ngày đến trường với những tiết học cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến các em căng
thẳng và chán nản, thậm chí nhiều em lười đến trường. Vì vậy thường xuyên tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cũng là biện pháp để giúp các em giảm bớt căng
thẳng, mệt mỏi có động lực đến trường, kỹ năng cũng như sự tự tin, hòa đồng và
khẳng định được bản thân. Ngoài ra nội dung của buổi ngoại khóa đã giúp học
sinh hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển những lễ hội truyền thống,
những danh lam thắng cảnh và những trận đánh, những tấm gương tiêu biểu, anh
hùng của đất nước...
2.2.2. Vận dụng thơ ca vào các bài học Lịch sử cụ thể ở lớp 4.
Khi dạy các bài Lịch sử giáo viên đưa một đoạn thơ, một đoạn văn ca dao tục
ngữ nhằm minh họa những sự kiện đang học làm nôi dung bài học thêm phong
phú, giờ học thêm sinh động, học sinh chăm chú lắng nghe, tiếp thu kiến thức và
hiểu bài nhanh hơn cụ thể là:
STT

Tên bài

Nội dung chính
24

Vận dụng thơ ca vào bài



Bài 1 Nước văn
Lang

Khoảng năm 700 TCN, nhà Khi dạy bài “Nước Văn
nước đầu tiên của nước ta Lang”, nói đến nguồn gốc và
đã ra đời. Tên nước là Văn sự ra đời của nhà nước, để
lang. Vua được gọi là Hùng củng cố kiến thức và giúp
Vương. Người Lạc Việt biết học sinh ghi nhớ công ơn
làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, dựng nước của các Vua
đúc đồng làm vũ khí và Hùng, của các thế hệ cha
công cụ sản xuất. Cuộc ông. Giáo viên có thể trích
sống ở làng bản giản dị, vui dẫn câu thơ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
tươi, hòa hợp với thiên
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười
nhiên và có nhiều tục lệ
tháng ba
riêng.
Khắp miền truyền mãi câu
ca
Nước non vẫn nước non nhà
ngàn năm”.
(Trích ca dao Việt Nam).

Bài 2 Nước Âu
Lạc

Cuối thế kỷ III TCN, nước Khi dạy bài “Nước Âu Lạc”,
Âu Lạc tiếp nối nước Văn nói đến kinh đô của nhà
Lang. Nông nghiệp tiếp tục nước Âu Lạc, để học sinh

được phát triển. Kĩ thuật nhớ lâu hơn nơi đóng đô của
chế tạo ra nỏ bắn được nhà nước Âu Lạc, giáo viên
nhiều mũi tên và việc xây có thể sử dụng câu ca dao:
“Ai về qua huyện Đông Anh
dựng thành Cổ Loa là
Ghé xem phong cảnh Loa
những thành tựu đặc sắc về
Thành Thục Vương
quốc phòng của người dân Cổ loa thành ốc khác
Âu lạc.
thường
Năm 179 TCN, quân Triệu Trải bao mưa nắng dãi dầu
Đà đã chiếm được Âu Lạc.

Bài 3 Nước ta

còn đây”.
(Trích ca dao Việt Nam).

Nước ta bị các triều đình Khi dạy bài “Nước ta dưới
25


×