Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÁO cáo TỔNG hợp CÔNG TY cổ PHẨN PHÁT TRIỂN đầu tư xây DỰNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.44 KB, 35 trang )

Báo cáo tổng hợp

MỤC LỤC
PHẦN 1..................................................................................................................... 1
QUA BẢNG CHỈ TIÊU TRÊN TA CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC RẰNG:.................7
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty .....................................................................17
5.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY .............................21

SV: Nguyễn Thị Vân


Báo cáo tổng hợp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BKS

Ban kiểm soát

2. BGĐ

Ban giám đốc

3. BHXH

Bảo hiểm xã hội

4. BHYT

Bảo hiểm y tế


5. BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

6. CCDC

Công cụ dụng cụ

7. KPCĐ

Kinh phí công đoàn

8. HĐQT

Hội đồng quản trị

9. GTGT

Giá trị gia tăng

10. TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

11. TSCĐ

Tài sản cố định

12. TK


Tài khoản

13.VL

Vật liệu

14. LNST

Lợi nhuận sau thuế

15. TSNH

Tài sản ngắn hạn

16. VCSH

Vốn chủ sở hữu

SV: Nguyễn Thị Vân


Báo cáo tổng hợp
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
PHẦN 1..................................................................................................................... 1
QUA BẢNG CHỈ TIÊU TRÊN TA CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC RẰNG:.................7
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty .....................................................................17
5.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY .............................21

SV: Nguyễn Thị Vân



Báo cáo tổng hợp

PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NHÂN LỰC
XÂY DỰNG TÂN AN VINH
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 của Việt Nam đã
được xác định là Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp với mục tiêu tổng quát : "Đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân
dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Năm 2001, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tiếp tục phát
triển và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân dần được cải
thiện, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và
hội nhập của nền kinh tế. Việc tạo ra một nền cơ sở hạ tầng vững chắc cả về số
lượng và chất lượng là tiền đề cho sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền
kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. Hơn nữa khi đời sống của người dân được
nâng cao, nhu cầu về nhà ở, dịch vụ… cũng tăng lên. Nắm bắt được chủ trương của
Đảng và cơ hội phát triển của ngành Xây dựng, ngày 12 tháng 11 năm 2001 Công ty
TNHH Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh được thành lập theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 0104005654 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.

SV: Nguyễn Thị Vân

1


Báo cáo tổng hợp

Dưới đây là những thông tin sơ lược về Công ty:
+ Tên công ty bằng tiếng Việt:
Công ty TNHH Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh
+ Tên giám đốc: Nguyễn Văn Lệ
+ Tên công ty viết tắt: TananvinhCo., JSC
+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 1A, ngõ 130/8 Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì Hoàng Mai - Hà Nội.
+ Địa chỉ giao dịch: Số 1A, ngõ 130/8 Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì - Hoàng
Mai - Hà Nội
+ Điện thoại: +84-4.36435150
+ Fax: +84-4.36435150
+ Mã số thuế của Công ty: 0104005654
+ Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
214 CN NHDT&PT Đông Hà Nội (tài khoản số 214112300282718).
+ Cho đến nay, Công ty đã đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh 3
lần. Đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 12 tháng 10 năm 2010 tại phòng đăng ký kinh
doanh số 2 – Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh thành lập
năm 2001, và hoạt động trên lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình văn hóa, công
nghiệp, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, công trình giao thông thủy lợi,...Cho đến
nay, sau 10 năm hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, Công ty đã đạt được những
thành quả đáng ghi nhận. Từ khi thành lập cho đến nay, sự phát triển của Công ty
có thể được chia làm 2 giai đoạn.
Từ năm 2001 đến năm 2005, Lãnh đạo Công ty xác định thời kỳ này vừa phát
triển hệ thống quản lý, vừa xây dựng hình ảnh và thương hiệu, vừa mở rộng hoạt
động kinh doanh để tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo. Nhờ vậy, trong giai
đoạn 5 năm này Công ty đã bước lên một bậc thang mới khi mà doanh thu của Công
ty đã liên tục tăng trưởng từ 40 tỷ năm 2001 lên mức xấp xỉ 70 tỷ năm 2003 và
khoảng 120 tỷ năm 2005.
SV: Nguyễn Thị Vân


2


Báo cáo tổng hợp
Điều quan trọng hơn cả là Công ty đã khẳng định được uy tín, hình ảnh trong
giới đầu tư xây dựng và trong mắt của Lãnh đạo địa phương và Thành phố, đồng
thời đã có được một hệ thống cán bộ quản lý tương đối bài bản, tạo đà cho sự phát
triển tiếp theo. Ngoài ra, Công ty cũng đã đặt ra chiến lược cho sự phát triển một
công ty đa ngành, đa lĩnh vực khởi đầu bằng việc mua những lô đất ở những vị trí
rất đắc địa cho sự phát triển lâu dài như lô đất tại cầu Thanh Trì, khu đất Vĩnh
Hoàng.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay: Đây là giai đoạn bứt phá và thực sự đi vào
hoạt động mang màu sắc “ Hiện đại – Chuyên nghiệp – Nhân văn ”. Trong giai
đoạn này, HĐQT của công ty đã quyết định mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
cung ứng nhân lực cho các dự án xây dựng lớn, tư vấn thiết kế thi công công trình,
lập dự toán xây dựng….
Như vậy, sau 10 năm thành lập, lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH
Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh không ngừng được mở rộng, kết
quả kinh doanh cũng như chất lượng công trình và dịch vụ không ngừng được nâng
cao và phải kể đến sự đóng góp quan trọng nhất của hoạt động xây lắp. Doanh thu
từ hoạt động xây lắp ngày càng tăng thông qua danh sách hợp đồng thực hiện ngày
càng dài và với giá trị ngày càng cao. Có thể kể đến những công trình có giá trị lớn
và có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà công ty đã nhận thầu như: Công trình Cải
tạo nâng cấp tuyến đường kinh tế miền Đông, Công trình dự án đầu tư nâng cấp
quốc lộ 50, Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 4D Lai Châu với giá trị hợp đồng 30 tỷ
VND, Công trình Bệnh viện Đông Anh – Đền Sái với giá trị hợp đồng 24 tỷ VND,
Công trình Mặt đường thoát nước khu dân cư số 1- Lai Châu với giá trị hợp đồng
30 tỷ VND.
Thị trường của Công ty cũng ngày càng mở rộng, không chỉ ở các tỉnh thành
phía Bắc mà còn mở rộng vào các tỉnh thành phía Nam. Công ty đã và đang không

ngừng nâng cao chất lượng công trình thông qua việc nâng cao trình độ của cán bộ
công nhân viên, bổ sung các trang thiết bị, máy móc, huy động tối đa các nguồn lực
vào sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Vân

3


Báo cáo tổng hợp
Mục tiêu chiến lược của công ty là xây dựng Công ty thành một Công ty đa
ngành, đa lĩnh vực mang tầm cỡ quốc gia trước năm 2013 và sau đó sẽ trở thành
một công ty xuyên quốc gia trước năm 2018 trên cơ sở đó để đóng góp cho quê
hương đất nước bằng việc tạo ra nhiều việc làm, mang đến những sản phẩm và dịch
vụ hạng A cho xã hội.
PHẦN II: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NHÂN LỰC XÂY DỰNG TÂN AN
VINH
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH
Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh
Công ty phát triển đầu tư và xây dựng Việt Nam được thành lập năm 2001
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội
nhập với nền kinh tế thế giới và việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng là cần thiết
tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Cho đến nay, sau 10 năm hoạt động, Công ty đã
đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh 7 lần. Với sự thay đổi này, lĩnh vực
kinh của Công ty đa dạng hơn, tuy nhiên lĩnh vực chính vẫn là thi công xây dựng
các công trình dân dụng, công nghiệp và hệ thống điện, chiếu sáng, giao thông…
Một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
Các sản phẩm xây lắp:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cơ sở
hạ tầng kĩ thuật và nhà ở;

+ Xây dựng đường dây và trạm điện đến 35 KV;
+ Xây dựng hệ thống cấp nước sạch
+ Xây dựng, lắp đặt các công trình cáp quang ngành bưu chính viễn thông;
+ Xây dựng và lắp đặt các hệ thống điện chiếu sáng, thiết bị bảo vệ báo động,
ống nước, bơm, điều hòa không khí, hệ thống sấy, hút bụi, thông gió, cứu hỏa tự
động, hệ thống làm lạnh, thang máy, băng chuyền;
+ Xây dựng công trình ngầm, công trình hầm dưới nước, dưới đất, xây dựng
công trình đê, đập thủy lợi, thủy điện;
SV: Nguyễn Thị Vân

4


Báo cáo tổng hợp
Các sản phẩm sản xuất công nghiệp:
+ Sản xuất và kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tươi, bê tông atphal
Các sản phẩm dịch vụ:
+ Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, chứng khoán )
+ Khảo sát, giám sát thi công, tư vấn, thẩm định, tư vấn và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực xây dựng ( không bao gồm thiết kế công trình );
+ Mô giới và kinh doanh bất động sản;
+ Tư vấn kiểm, kiểm định chất lượng công trình;
+ Tư vấn, quản lý, quảng cáo, đấu giá bất động sản ( không bao gồm hoạt
động tư vấn về giá đất );
+ Thiết kế công trình đường bộ, hệ thống thoát nước, san nền; kết cấu công
trình dân dụng và công nghiệp; công trình dân dụng, đường nông thôn.

Lĩnh vực thi công xây dựng là lĩnh vực mang lại nguồn doanh thu và thu nhập
chủ yếu cho Công ty, chiếm khoảng 75% tổng doanh thu. Mặc dù trong giai đoạn
gần đây, lĩnh vực này phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng

hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt
động này đều tăng qua các năm. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, Công
ty đã tạo được uy tín tốt trên thị trường thông qua chất lượng công trình thi công và
giá cả hợp lý, nhờ đó mà thị trường của Công ty ngày càng mở rộng. Nước ta đang
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, cùng với sự phát triển của
các khu công nghiệp, khu đô thị tạo nên nhu cầu xây dựng rất lớn. Bởi vậy, triển
vọng và tiềm năng phát triển của lĩnh vực này là rất cao. Đây là cơ hội lớn để Công
ty phát triển sâu hơn nữa vào lĩnh vực này.
Ngoài ra Công ty còn tiến hành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiềm năng khác
như: vật liệu xây dựng, dịch vụ kinh tế kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi
giới và kinh doanh bất động sản… nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội,
tận dụng hiệu quả hơn nguồn lực hiện có và để đạt được mục tiêu chiến lược của
Công ty. Các hoạt động này đang từng bước phát triển và mang lại thu nhập tương
SV: Nguyễn Thị Vân

5


Báo cáo tổng hợp
đối ổn định cho Công ty, hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động xây dựng của Công ty và
tiềm năng của các lĩnh vực này cũng rất lớn. Đặc biệt, với lĩnh vực vật liệu xây
dựng, đây là đầu vào của ngành xây dựng nên khi nhu cầu của ngành xây dựng tăng
cao thì nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng cao. Nền kinh tế đang trong giai
đoạn phục hồi, các lĩnh vực sản xuất bước đầu đi vào ổn định, hơn nữa Chính phủ
vẫn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để hu hút đầu tư nước ngoài trong dài hạn tạo ra
tiềm năng lớn cho ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp khó khăn
lớn khi kinh doanh trên lĩnh vực này do vốn đầu tư lớn và phải cạnh tranh với
những thương hiệu có tên tuổi. Ngoài ra, ngành kinh doanh mô giới bất động sản
cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển khi nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh
thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền… ở nước ta vẫn còn tăng cao và thị

trường này vẫn còn sơ khai.
2.2 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh
tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành Xây dựng
phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân
hàng khá cao,…ngoài ra ngành Xây dựng còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự đóng
băng của ngành Bất động sản đã khiến cho ngành Xây dựng trở nên điêu đứng.
Những khó khăn trên được phản ánh qua sự giảm sút về lợi nhuận sau thuế, và rủi
ro tài chính của ngành khá cao có thể gây nên những lo ngại về khả năng thanh toán
của ngành. Tuy nhiên, do chủ động nhận diện những khó khăn, thách thức đó, cùng
sự cố gắng và làm việc không ngừng của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên, Công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ với mức tăng
trưởng bền vững được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 – 2010
và một số chỉ tiêu tài chính sau đây:

SV: Nguyễn Thị Vân

6


Báo cáo tổng hợp
Bảng1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần phát triển
đầu tư xây dựng Việt Nam (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
1.Tổng TS
2. TSNH
3. HTK
4. TSCĐ
5. Nợ phải trả

6. Nợ NH
7. VCSH

Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
108.031.941.862 264.118.477.486 446.215.522.690 497.904.011.354
39.494.160.143 55.010.383.646 103.802.949.925 107.103.788.004
24.159.402.150 31.204.532.865 57.938.524.332 57.747.826.351
68.537.781.719 142.579.486.948 260.467.739.706 299.748.358.130
28.289.061.739 39.794.264.374 111.916.283.636 128.950.248.198
21.260.913.105 32.766.115.740 93.786.517.500 100.077.590.352
79.742.880.123 224.324.213.112 334.299.239.054 368.953.763.156

Qua bảng chỉ tiêu trên ta có thể thấy được rằng:
Về tổng tài sản và nguồn vốn đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2009 tổng
tài sản tăng thêm hơn 182 tỷ VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng 70 %, cho thấy Công
ty ngày càng lớn mạnh và phát triển.
Về cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn của Công ty thường chiếm khoảng 23%
tổng tài sản, trong đó hàng tồn kho thường chiếm khoảng 55% tài sản ngắn hạn,
SV: Nguyễn Thị Vân

7


Báo cáo tổng hợp
điều này là hợp lý trong doanh nghiệp xây lắp vì sản phẩm xây lắp có thời gian xây
dựng kéo dài. Tài sản dài hạn ở Công ty chiếm 77% trong đó phần lớn là TSCĐ.
Giá trị TSCĐ của Công ty đều tăng qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đã và

đang đầu tư vào máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất.
Về cơ cấu nguồn vốn: Hệ số nợ phải trả/ tổng nguồn vốn của Công ty qua các
năm thường ở mức 0,25, điều này cho thấy Công ty sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu
vào trong hoạt động kinh doanh, thể hiện tính độc lập tự chủ tài chính của Công ty
mạnh. Dù vậy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty qua các năm lại ở mức rất thấp
khoảng 0,09, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu xấu đối với Công ty. Bởi tài sản
ngắn hạn của Công ty chủ yếu là sản phẩm dở dang đang trong quá trình xây dựng
và tiền và khoản tương đương tiền của Công ty phụ thuộc vào tiến độ thanh toán
theo hợp đồng và thời điểm bàn giao công trình, thời điểm này có thể là bất cứ thời
điểm nào trong năm. Khi công trình chưa hoàn thành thì dòng tiền về cũng sẽ nhỏ,
làm hệ số thanh toán nhanh nhỏ.
Trong giai đoạn 2007 – 2010, Công ty không chỉ duy trì được tình hình tài
chính ổn định và lành mạnh, mà doanh thu qua các năm của Công ty đều tăng, với
mức tăng thấp nhất là hơn 78 tỷ năm 2008, và với tốc độ tăng nhỏ nhất là 30,62 %
năm 2010. Doanh thu tăng lên không những mang lại thêm thu nhập cho Công ty,
mà còn tăng thêm phần nghĩa vụ của Công ty với nhà nước và góp phần nâng cao
đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty được thể hiện qua mức tăng của
chỉ số thu nhập bình quân người/tháng qua các năm:từ 1.350.000đ/người năm 2007,
1.500.000đ/người năm 2008, 1.800.000đ/người năm 2009 và 2.000.000đ/người năm
2010. Hơn nữa, với mức thu nhập liên tục được cải thiện sẽ tạo ra động lực để
người lao động làm việc có hiệu quả hơn và gắn bó hơn với Công ty, đây là một
trong những yếu tố quan trọng giúp Công ty phát triển và lớn mạnh. Sự tăng trưởng
về thu nhập và doanh thu của Công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả kinh
doanh của Công ty giai đoạn 2007 – 2010:

SV: Nguyễn Thị Vân

8



Báo cáo tổng hợp
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

118.029.815.648

190.842.716.528

320.526.595.984

418.658.562.886

2. Gía vốn hàng bán

113.943.815.627

186.812.796.452

310.046.823.432


374.758.237.024

4.086.000.021

4.029.920.076

10.479.772.552

43.900.325.863

4. Doanh thu hoạt động tài chính

198.315.642

421.524.638

925.421.598

1.921.212.966

5. Chi phí tài chính

464.219.876

251.243.605

854.214.124

1.428.319.664


6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.246.851.389

1.421.536.819

3.421.598.542

4.244.541.800

7. LN thuần từ hoạt động kinh doanh

2.573.244.398

2.778.664.290

7.129.381.484

40.148.677.364

8. Thu nhập khác

0

215.624.382

512.512.548

2.042.461.908


9. Chi phí khác

0

87.514.628

327.455.666

1.636.281.374

10. LN khác

0

128.109.754

185.056.882

406.180.534

2.573.244.398

2.906.774.044

7.314.438.366

40.554.857.899

11. Chi phí thuế TNDN


720.508.431

813.896.732

1.828.609.592

10.138.714.475

12. LN sau thuế TNDN

1.852.735.967

2.092.877.312

5.485.828.775

30.416.143.424

3. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10. Tổng LNKT trước thuế

SV: Nguyễn Thị Vân

16


Báo cáo tổng hợp


SV: Nguyễn Thị Vân

17


Báo cáo tổng hợp
Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua là rất
khả quan với sự tăng lên không ngừng về doanh thu và lợi nhuận, mức thu nhập của
người lao động được cải thiện, công ty đang không ngừng mở rộng sản xuất và
chiếm lĩnh thị trường. Tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh và ổn
định, tuy nhiên Công ty cần huy động nhiều hơn nữa các nguồn vốn vay dài hạn để
phát huy tác dụng của lá chắn thuế.
PHẦN III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ NHÂN LỰC XÂY DỰNG TÂN AN VINH
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm xây lắp: công trình, hạng mục
công trình, nhà cửa xây dựng…Đây là những vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu
phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm kéo dài, chi phí lớn và mang tính đơn chiếc.
Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự
toán: dự toán thiết kế, dự toán thi công. Khảo sát, thiết kế và lập dự toán được tiến
hành trước khi thi công công trình. Trong quá trình thi công các công trình, các nhà
quản lý luôn lấy dự toán làm tiêu chuẩn, thước đo để so sánh những phần mà doanh
nghiệp, các tổ đội thi công đã thực hiện, nghiệm thu. Sản phẩm xây lắp có thời gian
sử dụng dài, bởi vậy chất lượng công trình được quan tâm hàng đầu và phải có thời
gian tiến hành bảo hành công trình. Những đặc điểm vốn có trên của sản phẩm xây
lắp ảnh hưởng đến qui trình công nghệ sản xuất của Công ty. Tại Công ty TNHH
Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh, qui trình công nghệ sản xuất được
thể hiện qua sơ đồ sau:

SV: Nguyễn Thị Vân


17


Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Qui trình công nghệ thi công Công trình xây lắp

Ký kết hợp đồng

Khảo sát, thiết kế

Lập dự toán

Chuẩn bị công tác thi công

Chuẩn bị
vật tư,
vật liệu

Tổ chức
lao động

Chuẩn bị
xe, máy
thi công

Thu dọn,
giải
phóng
mặt bằng


Tổ chức
tại công
trường

Xây dựng công trình

Nghiệm thu, bàn giao

Thanh quyết toán

SV: Nguyễn Thị Vân

18


Báo cáo tổng hợp
Để có công trình xây lắp, Công ty chủ yếu tự tìm kiếm thông qua phương thức
đấu thầu. Để tham gia đấu thầu công trình, Công ty sẽ mua hồ sơ mời dự thầu từ
bên mời thầu. Nếu công ty trúng thầu, hợp đồng xây dựng sẽ được ký với chủ đầu
tư công trình. Trên cơ sở thiết kế và hợp đồng xây dựng đã ký kết, công ty tổ chức
quá trình thi công để tạo ra sản phẩm: giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao
động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng
và hoàn thiện. Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công
trình về kỹ thuật và tiến độ thi công. Sau khi công trình được bàn giao, Công ty có
trách nhiệm bảo hành công trình. Hết thời gian bảo hành công trình, Công ty tiến
hành thanh quyết toán hợp đồng xây dựng và lập biên bản thanh lý hợp đồng.
PHẦN IV: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TY
4.1Tổ chức sản xuất

a, Loại hình sản xuất
Hiện nay các công trình của Công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu
thầu. Khi nhận được thông báo mời thầu, Công ty tiến hành lập dự toán công trình
để tham gia dự thâu. Nếu thắng thầu, Công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư khi trúng
thầu Công ty lập dự án, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư. Và sau đó tiến hành lập kế
hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo
chất lượng công trình. Căn cứ vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho
các đội thi công có thể là cả công trình hoặc khoản mục công trình. Khi công trình
hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.
b. Chu kỳ SX hay kết cấu chu kỳ SX
Sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng. Đối tượng để Công ty ký kết
hợp đồng thi công là các công trình, hạng mục công trình. Do vậy, Chu kỳ sản xuất
gắn với công trình, hạng mục công trình.

SV: Nguyễn Thị Vân

19


Báo cáo tổng hợp

4.2 Kết cấu sản xuất của DN
Một cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
sản xuất cũng như công tác quản lý. Hiện nay, Công ty tổ chức sản xuất theo từng
công trường, đội sản xuất. Công ty thực hiện quản lý trực tiếp tại các công trường
mà chưa giao khoán cho các đội. Hiện nay mô hình giao khoán đang được Công ty
thí điểm triển khai đối với những hạng mục công trình của các công trình lớn và ở
xa Công ty.
Các công trường và các tổ đội sản xuất có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản
xuất do Ban lãnh đạo Công ty giao phó và yêu cầu. Tại mỗi công trường đều gồm

có: Chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm công trình, cán bộ vật tư, cán bộ kỹ
thuật, nhân viên bảo vệ, thủ kho, cấp dưỡng và các lái xe, máy thi công. Sau đây là
nhiệm vụ cụ thể của từng người:
+ Chỉ huy trưởng công trường: chịu trách nhiệm quản lý công trường. Chỉ huy
trưởng công trường là người được Công ty tin cậy, chỉ đạo các cán bộ dưới quyền
chỉ huy trực tiếp bao gồm: Chủ nhiệm công trình, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ vật tư
và nhân viên bảo vệ, cùng với các lái xe, máy thi công tại các công trình mình phụ
trách để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách khoa học, hiệu quả, bảo đảm
đúng tiến độ và chất lượng công trình.
+ Chủ nhiệm công trình: có quyền chỉ huy trực tiếp các cán bộ dưới quyền, có
nhiệm vụ thực hiện các biện pháp thi công do chỉ huy trưởng công trường và cán bộ kĩ
thuật đề xuất, chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng công trình mình thực hiện và
cùng với chỉ huy trưởng công trường nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Ngoài ra, chủ nhiệm công trình còn chịu trách nhiệm về cấp phối vật tư để tránh thất
thoát và đảm bảo hiệu quả kinh tế về vật tư, vật liệu sử dụng.
+ Cán bộ kỹ thuật: có nhiệm vụ lên phương án các biện pháp thi công cho
từng công việc cụ thể và lên phương án sử dụng máy thi công. Cán bộ kỹ thuật phải
tự chịu trách nhiệm với Công ty về tiến độ khối lượng, chất lượng, kỹ thuật các
công việc được phân công giám sát thi công.
+ Cán bộ vật tư: chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng vật tư, đơn giá
SV: Nguyễn Thị Vân

20


Báo cáo tổng hợp
vật tư và tiến độ cung cấp vật tư tại các công trình, đảm bảo cho công trình được
thực hiện theo đúng tiến độ, tránh trường hợp phải tạm dừng thi công vì thiếu vật
tư. Bên cạnh đó, cán bộ vật tư còn có trách nhiệm đưa ra phương án bảo quản vật tư
để vật tư luôn trong điều kiện tốt, giúp đảm bảo chất lượng công trình.

+ Công nhân lái xe, máy: chịu trách nhiệm vận hành máy theo sự chỉ đạo của
cấp trên. Họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trong quá trình vận hành do sai
sót chuyên môn kỹ thuật để xảy ra những sự cố làm hỏng máy.
+ Nhân viên bảo vệ, thủ kho: có trách nhiệm bảo vệ công trình, tránh mất mát
vật tư và tài sản của công trình mình phụ trách; kết hợp với cán bộ vật tư thu gom
vật liệu không để rơi vãi lãng phí. Ngoài ra, thủ kho còn có nhiệm vụ hạch toán theo
dõi sổ sách về tình hình nhập-xuất-tồn kho vật tư theo số lượng và chủng loại.
Ngoài các thành phần trên, tham gia thi công tại các công trường còn có các
công nhân Công ty thuê ngoài để thi công trực tiếp các công trình.
Với cách tổ chức sản xuất như trên tạo điều kiện trong việc thi công các công
trình đúng tiến độ và hiệu quả..
PHẦN V: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
5.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý có vai trò to lớn, hết sức quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh nói chung và công tác quản trị doanh nghiệp nói riêng. Khi công
tác tổ chức được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
đề ra sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có,
nhất là nguồn lực con người và các nguồn lực tài chính như nguồn vốn, cơ sở vật chất
kỹ thuật....Tổ chức bộ máy quản lý công ty không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ
năng, nghệ thuật quản trị và cách tổ chức của mỗi nhà quản trị, mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố cơ bản như sau: chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh, công nghệ
kinh doanh, qui mô doanh nghiệp,hình thức pháp lý của doanh nghiệp…
Công ty TNHH Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh được thành lập
theo Pháp luật Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, tự
chủ về tài chính; Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực
SV: Nguyễn Thị Vân

21



Báo cáo tổng hợp
kinh doanh chính là thi công xây dựng công trình, với chiến lược phát triển dài hạn là
trở thành Công ty đa ngành, đa lĩnh vực; Công ty có thị trường tiêu thụ khá rộng và
đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn…Xuất phát từ những đặc
điểm đó, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức
năng. Theo mô hình này, mọi quyền lực quản lý tập trung vào cơ quan cao nhất của
Công ty là HĐQT. HĐQT lựa chọn ra Chủ tịch HĐQT, BKS và Tổng giám đốc.
Giúp việc cho Tổng giám đốc gồm có 2 Phó Tổng giám đốc và các phòng ban
chuyên môn. Dưới các phòng ban là các công trường xây dựng, đội Máy thi công và đội
Điện. Chịu trách nhiệm quản lý các công trường xây dựng là các chỉ huy trưởng công
trường, chịu trách nhiệm quản lý các đội là đội trưởng đội máy. Dưới quyền chỉ huy
trưởng công trường là các chủ nhiệm công trình và dưới quyền của chủ nhiệm công trình
là cán bộ vật tư, cán bộ kĩ thuật, nhân viên bảo vệ, kiêm thủ kho và cấp dưỡng.
Mô hình này không những phát huy được tính chủ động, sáng tạo của trưởng
các bộ phận, năng lực chuyên môn của từng bộ phận chức năng, mà còn đảm bảo sự
chỉ đạo thống nhất trong các hoạt động của các bộ phận vì mục tiêu chung của Công
ty.
Mô hình bộ máy quản lý của Công ty được khái quát như sau:

SV: Nguyễn Thị Vân

22


Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại và
nhân lực xây dựng Tân An Vinh

HĐQT


BKS

Chủ tịch HĐQT
P. Chủ tịch
Tổng giám đốc

Phó tổng giám
đốc

Phòng
Tài
chính kế
toán

Đội
Điện

Đội
MTC

Ghi chú:

Phòng
Kĩ thuật
– vật tư

Công
trường
số 1


Phòng
Kinh tế
kế hoạch

Công
trường
số 2

Công
trường
số 3

Phòng
Tổ chức
hành
chính

Công
trường
số 4

Công
trường
số 5

Chỉ đạo, điều hành

Dưới đây là chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của
Công ty:
+ HĐQT của Công ty: Là cơ quan cao nhất quản lý Công ty, có toàn quyền

SV: Nguyễn Thị Vân

23


Báo cáo tổng hợp
nhân danh Công ty dể quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty.
+ Chủ tịch HĐQT: Là người có quyền lớn nhất trong Công ty. Chủ tịch HĐQT
trực tiếp thực hiện công tác đối ngoại và chỉ đạo BGĐ tổ chức thực hiện các kế
hoạch đã đề ra theo đúng mục tiêu và thời gian đã định một cách hiệu quả.
+ Phó chủ tịch HĐQT: Có vị trí thẩm quyền cao thứ nhì sau Chủ tịch HĐQT
trong Công ty và sẽ thay mặt Chủ tịch HĐQT giải quyết các công việc điều hành khi
Chủ tịch đi vắng hoặc được trao quyền. Phó chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch HĐQT về các quyết định và kết quả của mình trong việc điều hành, giám sát
và kiểm tra các công việc của cấp dưới cũng như trong hoạt động của Công ty.
+ BKS: Gồm 4 thành viên, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
HĐQT, BGĐ của các đơn vị trực thuộc, các bộ phận và cá nhân trong Công ty để
kịp thời phát hiện ra những yếu kém cũng như những điểm mạnh. Trên cơ sở đó
BKS báo cáo và kiến nghị lên Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT phương án giải
quyết các tồn tại, đưa ra ý kiến thưởng phạt nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Công
ty.
+ Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Phó chủ tịch
HĐQT về việc tổ chức triển khai, điều hành chung và giám sát việc thực hiện các
chiến lược, kế hoạch mà Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT giao cho. Tổng giám đốc
có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và đông đốc giám đốc các đơn vị trực thuộc, các
lãnh đạo cấp dưới thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
+ Phó Tổng giám đốc: Có 2 Phó Tổng giám đốc là Phó Tổng giám đốc Xây
lắp và Phó Tổng giám đốc Phát triển đầu tư. Phó Tổng giám đốc Xây lắp: có trách
nhiệm chỉ đạo các cán bộ dưới quyền chỉ huy trực tiếp bao gồm: giám đốc đội máy

thi công, các chỉ huy trưởng các công trường, các chủ nhiệm công trình, các cán bộ kỹ
thuật, cán bộ vật tư và nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng cùng với các lái máy thi công thực
hiện nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐQT và TGĐ giao cho. Phó Tổng giám
đốc Đầu tư phát triển có trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án phát triển đầu tư
theo kế hoạch của BGĐ và HĐQT đề ra, đôn đốc, giám sát, kiểm tra quá trình triển
khai các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện dự án.
SV: Nguyễn Thị Vân

24


Báo cáo tổng hợp
Các phòng ban chuyên môn của Công ty bao gồm: Phòng Tổ chức hành chính,
phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Vật tư – kĩ thuật. Các
phòng này được chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị, tham mưu giúp cho
HĐQT và BGĐ quản lý điều hành công việc của Công ty trong việc chuẩn bị tài
liệu để ra quyết định quản lý, theo dõi hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các nhân
viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời các quyết định quản lý.
+ Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ có tính
cách hành chính văn phòng nhằm giúp cho BGĐ và các bộ phận khác trong Công ty
thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Bộ phận tổ chức hành chính tham
mưu giúp BGĐ sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ
chính sách nhà nước, qui định của chủ sở hữu và công ty với người lao động, thực hiện
các công việc quản trị văn phòng, văn thư bảo mật, trang trí khánh tiết, cấp dưỡng, an
ninh bảo vệ, lao công tạp vụ, lái xe con và các công việc hành chính khác.
+ Phòng Tài chính kế toán: tham mưu giúp BGĐ Công ty về công tác tài chính
kế toán, công tác quản lý nguồn vốn, tài sản. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức
thực hiện toàn bộ công tác kế toán, chế độ chuẩn mực kế toán hiện hành, nhằm cung
cấp số liệu tài chính chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý va quyết định kinh
doanh của Công ty.

+ Phòng Kinh tế kế hoạch: tham mưu giúp BGĐ Công ty lập kế hoạch chiến
lược, trung hạn, xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng
và triển khai thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị
trường. Phòng có chức năng tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
+ Phòng Vật tư – kĩ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật các công trình thi công
để trình lên cho tổng giám đốc và phó tổng giám đốc xây lắp xét duyệt, tham mưu giúp
BGĐ quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, quản lý quy trình vận hành máy, trang
thiết bị thi công công trình. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn cung
cấp vật tư và tổ chức thương thảo để mua được vật tư phù hợp với yêu cầu về chất
lượng, số lượng, chủng loại và đảm bảo giá cả rẻ nhất, đáp ứng được thời gian kịp thời
cho các đơn vị, bộ phận, công trường, công trình của Công ty.
SV: Nguyễn Thị Vân

25


Báo cáo tổng hợp
Các công trường và các tổ đội sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản
xuất do Ban lãnh đạo Công ty giao phó và yêu cầu. Chịu trách nhiệm quản lý công
trường là các chỉ huy trưởng công trường. Chỉ huy trưởng công trường là người
được Công ty tin cậy, chỉ đạo các cán bộ dưới quyền chỉ huy trực tiếp bao gồm Chủ
nhiệm công trình, các Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ vật tư và nhân viên bảo vệ cùng với
các lái xe máy thi công tại các công trình mình phụ trách để thực hiện các nhiệm vụ
được giao một cách khoa học, hiệu quả, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Chủ
nhiệm công trình có quyền chỉ huy trực tiếp các cán bộ dưới quyền, có nhiệm vụ thực
hiện các biện pháp thi công do chỉ huy trưởng công trường và cán bộ kĩ thuật đề xuất,
chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng công trình mình thực hiện và cùng với chỉ
huy trưởng công trường để nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Với cách tổ chức bộ máy quản lý như trên đã phát huy được tính chủ động,
sáng tạo trong công việc của từng bộ phận, mang lại sự hiệu quả trong quá trình

quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty.
PHẦN VI: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
CỦA CÔNG TY
6.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào.
a. Đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng)
NVL sử dụng trực tiếp cho thi công ở Công ty rất đa dạng và phong phú
nhưng chủ yếu được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, gạch,
đá, cát, xi măng, nhựa đường, ống cống… nguyên vật liệu phụ: vôi, sơn, đinh, dây
thép, dây thừng, ống nhựa…CCDC trực tiếp dùng cho công trình: phụ tùng thay
thế, CCDC dùng tạo nên giá thành sản phẩm. Công ty không giao khoán cho các đội
thi công mua NVL mà tự tiến hành mua vật tư phục vụ cho việc xây lắp công trình.
NVL mua về có thể được nhập kho hoặc chuyển thẳng tới chân công trình để sử
dụng ngay.

SV: Nguyễn Thị Vân

26


Báo cáo tổng hợp
+ Công ty thường tiến hành nhập kho NVL với những NVL mua về có khối
lượng lớn, sử dụng cho nhiều công trình, và có xu hướng biến động giá lớn như: sắt,
thép, xi măng…Kho được đặt trực tiếp tại công trường thi công tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xuất dùng NVL một cách nhanh chóng và kịp thời theo tiến độ thi công.
+ Mua NVL xuất thẳng tới chân công trình là hình thức được áp dụng phổ biến
ở các doanh nghiệp xây lắp. Những NVL này thường là những NVL mà việc quản
lý và bảo quản bằng kho không mang lại hiệu quả như: đá, cát, sỏi…Hình thức này
cũng phù hợp với đặc thù của Ngành Xây lắp khi nhiều công trình xây dựng ở xa
kho của Công ty. Việc xuất NVL từ kho của Công ty khi công trình có nhu cầu về
NVL có thể làm chậm tiến độ thi công, hơn nữa sẽ làm tăng chi phí công trình do

chi phí vận chuyển NVL
b. Lao động
Lao động tham gia thi công xây lắp ở mỗi công trình bao gồm 2 bộ phận: bộ
phận công nhân viên trong biên chế của Công ty và bộ phận lao động thuê ngoài.
+ Bộ phận công nhân viên trong biên chế: Thường là những người được Công
ty tin tưởng, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát và tổ chức thi công các công
trình đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Bộ phận này thường là chỉ huy trưởng
công trình, chủ nhiệm công trình, cán bộ vât tư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lái
máy thi công, nhân viên bảo vệ.
+ Bộ phận lao động thuê ngoài: Là những công nhân trực tiếp tham gia thi
công các công trình. Tùy theo tiến độ và nhu cầu của mỗi công trình, hạng mục
công trình mà chủ nhiệm công trình tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với số lượng
công nhân phù hợp để tránh lãng phí nhân công khi không có việc. Đối với lực
lượng này, Công ty không quản lý việc bố trí, theo dõi lao động và chia lương của
đội nhận khoán mà chỉ thực hiện ký kết và thanh quyết toán khối lượng công việc
với đội trưởng nhận khoán.
Với cách tổ chức lao động như trên đã đảm bảo được tính linh động trong thi
công, giúp khai thác hết tiềm năng của lực lượng lao động địa phương, và tiết kiệm
được chi phí nhân công thông qua việc tiết kiệm chi phí di chuyển nhân công, chi
phí làm lều trại tạm và chi phí ăn uống của nhân công.
SV: Nguyễn Thị Vân

27


Báo cáo tổng hợp
Về hình thức trả lương: Với mỗi bộ phận lao động, Công ty lại áp dụng hình
thức trả lương khác nhau. Hiện nay, hình thức trả lương Công ty áp dụng là: trả
lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Công ty trả lương 1 lần/1 tháng,
vào ngày 1 đến 10 hàng tháng.

+ Lương thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong biên chế và
áp dụng trong những trường hợp có những công việc không thể định mức hao phí
nhân công mà phải tiến hành công nhật.
+ Lương theo sản phẩm được áp dụng cho bộ phận lao động thuê ngoài tại các
công trình. Hình thức trả lương khoán rất phổ biến tại Công ty vì hiệu quả của nó
đem lại là rất cao. Theo hình thức này, căn cứ để trả lương cho công nhân là dựa
vào biên bản khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá giao khoán trong hợp
đồng. Đơn giá tiền lương được cả 2 bên thỏa thuận và ký hợp đồng giao khoán nhân
công. Tiền lương này có thể trả cho công nhân khi khối lượng công việc được hoàn
thành, hoặc vào cuối tháng.
c. Vốn
Hệ số nợ phải trả/ tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm thường ở mức
0,25, điều này cho thấy Công ty sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu vào trong hoạt động
kinh doanh, thể hiện tính độc lập tự chủ tài chính của Công ty mạnh. Dù vậy, hệ số
thanh toán nhanh của Công ty qua các năm lại ở mức rất thấp khoảng 0,09, tuy
nhiên đây không phải là dấu hiệu xấu đối với Công ty. Bởi tài sản ngắn hạn của
Công ty chủ yếu là sản phẩm dở dang đang trong quá trình xây dựng và tiền và
khoản tương đương tiền của Công ty phụ thuộc vào tiến độ thanh toán theo hợp
đồng và thời điểm bàn giao công trình, thời điểm này có thể là bất cứ thời điểm nào
trong năm. Khi công trình chưa hoàn thành thì dòng tiền về cũng sẽ nhỏ, làm hệ số
thanh toán nhanh nhỏ.
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra
Công ty TNHH Thương mại và nhân lực xây dựng Tân An Vinh thành lập
năm 2001, và hoạt động trên lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình văn hóa, công
nghiệp, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, công trình giao thông thủy lợi,...Cho đến
SV: Nguyễn Thị Vân

28



×