Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Tổ chức dạy học dự án “ chiếu chèo quê hương em” cho học sinh THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.25 KB, 60 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hương em” cho học sinh
THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9. 2014 đến 5. 2015
4. Đồng tác giả: Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên
4.1 Tác giả Vũ Thanh Huyền
- Năm sinh 1979
- Nơi thường trú: 153/703 Trường Chinh- phường Hạ Long- Thành phố Nam Định
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Điện thoại: 0915362802
4.2. Bùi Thị Duyên:
- Năm sinh : 1990
- Nơi thường trú: Số 4/112 Trần Nhật Duật- Thành phố Nam Định
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ Văn
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Điện thoại:01689973026
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Địa chỉ: Phường Vị Xuyên- Nam Định
- Điện thoại: 03503640297


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định

11


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

I. 1. Xuất phát từ sự đổi mới dạy và học trong nhà trường phổ thông: Phương
pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh
về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động
thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo
viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã
hội. Để hiện thực hóa định hướng đổi mới này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện
pháp đổi mới khác nhau : từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống như
thuyết trình, đàm thoại… đến các phương pháp mới như phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy
học nhóm, và các kỹ thuật dạy học hiện đại… nhằm phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo của người học, hình thành những năng lực chung ( Năng lực làm chủ và phát
triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quản lý bản thân; Năng lực xã hội :
năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực công cụ : năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, ứng
dụng công nghệ thông tin) và năng lực đặc thù môn Ngữ văn ( năng lực giải quyết vấn
đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp
Tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ) cho người học.
I. 2. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy học dự án : Dạy học theo dự
án là một phương pháp, hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm

vụ được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập: từ việc
xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá
quá trình và kết quả thực hiện. Có thể nói, dạy học theo dự án là hoạt động học tập tạo cơ
hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng
tạo vào thực tế cuộc sống. Kết hợp với vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết một
vấn đề, với phương pháp này, người học được phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng
tạo. Đặc biệt giúp học sinh biết vận dụng lí thuyết với thực hành, tư duy với hành động,
nhà trường và xã hội để giải quyết những vấn đề phức tạp trong đời sống
I. 3. Thực tế giảng dạy kịch bản sân khấu dân gian:
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh được tiếp cận loại hình nghệ thuật
chèo chỉ trong một thời lượng khiêm tốn là hai tiết học, qua một trích đoạn thuộc vở
chèo cổ Kim Nham và chỉ giới hạn ở học sinh chuyên và phần chủ đề tự chọn nâng cao
của ban cơ bản. Khi tiếp cận, học sinh đơn thuần khám phá một văn bản đọc hiểu như khi
đọc cổ tích, truyện thơ… mà chưa có thói quen đọc như một kịch bản sân khấu dân gian.
Để học sinh thấy được vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật chèo, rất cần thời gian, sự đầu tư
công phu và tâm huyết của cả thầy và trò.
22

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời và giàu tính dân tộc
nhất của người Việt. Hơn thế nữa, chèo còn là loại hình nghệ thuật tổng hợp, vì vậy,
muốn hiểu rõ đặc điểm của chèo thì cần phải xem xét từ nhiều phương diện khác nhau
với những giá trị đặc sắc khác nhau của nó ( như: sân khấu, diễn viên, tính chất ca kịch
và diễn tích, tính ước lệ tượng trưng, múa và nhạc, … ). Vì thế học chèo, chính là thưởng

thức chèo, là quá trình vận dụng kiến thức tổng hợp liên môn để thưởng thức và bồi đắp
những xúc cảm thẩm mỹ cho người học.
I. 4. Từ thực tế đời sống văn hóa xã hội Việt Nam những năm gần đây:
Trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, những năm gần đây, xu thế
hội nhập, giao lưu với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hóa… là điều tất yếu. Hơn
bao giờ, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và định hướng chiến lược sâu sắc
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Đó không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh tinh thần, là giá trị, là cốt cách văn hóa,
con người Việt Nam trong bối cảnh mới, để chúng ta hòa nhập mà không hòa tan, khẳng
định được địa vị, tiếng nói của dân tộc trên trường quốc tế.
Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hương em” cho học sinh THPT góp
phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian giúp học sinh hiểu và thêm yêu
quý nghệ thuật sân khấu chèo dân gian, thêm tự hào về truyền thống nghệ thuật chèo của
quê hương Nam Định, và cũng là một nỗ lực để bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến
II.1- Việc học tập bộ môn Ngữ văn và học sân khấu dân gian nói riêng theo
phương pháp truyền thống
Tổ chức giờ học đọc hiểu trích đoạn chèo như học một văn bản thông thường.
Học bài nào, phân môn nào chỉ biết đến bài học đó, phân môn đó, chưa đầu tư thời
gian để tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, chưa biết kết hợp kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Kết quả là , học sinh học xong không thấy có gì khác biệt so với đọc hiểu một tác
phẩm tự sự . Học sinh khá thụ động, máy móc, trông chờ vào sách để học tốt, tài liệu
tham khảo, không có khả năng đánh giá, cắt nghĩa, lý giải vấn đề
Năng lực của người học bị hạn chế, khả năng giải quyết vấn đề chưa được bồi
dưỡng , khả năng thưởng thức thẩm mỹ cũng còn rất hạn chế
II.2- Cách dạy và học theo hướng tích cực, phát triển năng lực học sinh, bám sát
yêu cầu đổi mới trong dạy và học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục- đào tạo: Cụ thể,
chúng tôi đã tổ chức dự án học tập về nghệ thuật chèo cho các em, phối kết hợp với vận

dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại: chia nhóm, đặt câu hỏi, bản đồ tư duy, tình huống,
33

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

nêu vấn đề… Trong quá trình tổ chức, luôn có sự kết hợp giao thoa giữa kiến thức sách
vở và kiến thức thực tiễn, giữa văn học và các bộ môn nghệ thuật và phân môn có liên
quan, giữa kĩ năng đọc với kỹ năng nghe, nhìn, cảm thụ, bình giá khoa học và diễn xuất
- Từ thực tiễn cách học dự án trên, học sinh đã chủ động và thực sự hứng thú
hơn, năng lực tư duy được rèn luyện nhiều hơn, đặc biệt các năng lực hợp tác, năng lực
thẩm mỹ, và năng lực giải quyết thực tiễn đã được rèn luyện. Và quan trọng là ý thức
trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn, và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong các em
đã được đánh thức, được tiếp lửa.
Kết quả đó cũng chính là mục đích sâu xa mà dự án giảng dạy và học tập về nghệ
thuật chèo hướng tới, xin được trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá của
thầy cô đồng nghiệp.
III. Giải pháp
1. Về nhận thức và tư tưởng
1.1. Nhận thức đúng về mục tiêu dạy học
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh hiểu được một số đặc trưng của chèo cổ, thấy được diện
mạo của nghệ thuật sân khấu truyền thống tại quê hương mình
+ Kĩ năng: Tiếp cận nghệ thuật chèo bằng nhiều con đường: ngôn từ nghệ thuật,
ca vũ nhạc dân gian, kiến thức lịch sử, địa lý…, bằng sự kết hợp nhiều kỹ năng
+ Thái độ: Trân quý giá trị nhân văn của chèo, có ý thức bảo tồn, phát huy nghệ

thuật chèo cổ trên quê hương văn hiến
1.2. Nhận thức đúng về phương pháp dạy học dự án
1.2.1 Khái niệm: Dạy học dự án (Project Work) là một phương pháp dạy học,
trong đó, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích,
lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
1.2.2 Đặc điểm và phân loại dự án:
- Đặc điểm: định hướng thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú
người học, tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người học…
- Phân loại theo chuyên môn; theo sự tham gia của người học, theo sự tham gia của GV,
theo quỹ thời gian…
1.2.3. Tiến trình thực hiện
Gồm 5 giai đoạn:
44

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : Giáo viên và học sinh
cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống
xuất phát , chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, chú ý đến việc
liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống
Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong đó, cần xác định những
việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công

công việc trong nhóm
- Bước 3: Thực hiện dự án. Các thành viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra cho
nhóm và cá nhân, thực hiện các hoạt động trí tuệ và thực tiễn, thực hành xen kẽ nhau. Từ
đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra
- Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm. Kết quả có thể được viết dưới
dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn. Cũng có thể là những hành động phi vật chất, như
biểu diễn kịch, tổ chức một hoạt động sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. SẢn
phẩm được trình bày giữa các nhóm, hoặc trong nhà trường, ngoài xã hội…
Bước 5: Đánh giá dự án. Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và
kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực
hiện dự án tiếp theo
1.2.4. Ưu điểm của dạy học dự án đối với người học
(Tiến hành so sánh với phương pháp dạy học truyền thống, để rút ra những ưu điểm và
khó khăn của phương pháp dạy học mới này)
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
- Phát triển khả năng sáng tạo;
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
- Phát triển năng lực đánh giá.
1.2.5. Ưu điểm dạy học dự án đối với môn Ngữ văn
- Giúp hình thành những năng lực chuyên biệt của người học; năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tạo lập văn bản…
1.3. Nhận thức đúng về kỹ thuật dạy học tích cực
Trong bối cảnh mới của thời đại, đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một yêu cầu bức thiết đối với người
giáo viên, với nhà trường và ngành giáo dục nói chung .
55


Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động của chủ thể- tích cực nhận
thức, có khát vọng hiểu biết và không ngừng cố gắng cả về nghị lực và trí tuệ cao để
chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực trong học tập của học sinh bộc lộ ở khả năng: Hứng thú
với học tập; tập trung chú ý dến bài học; Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học,
trao đổi, thảo luận…; có sáng tạo trong học tập; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
hiểu bài và có thể trình bày lại bài theo cách hiểu của mình; biết vận dụng tri thức để giải
quyết vấn đề thực tiễn.
- Dạy học tích cực: Hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển
tính sáng tạo của người học. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui học tập, nuôi
dưỡng khát khao sáng tạo cho người học.
2. Giải pháp trọng tâm: Tổ chức dạy học dự án “ Chiếu chèo quê hương em” cho
học sinh THPT góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian
2.1 Mục tiêu của dự án
2.1.1 Kiến thức
Giúp học sinh củng cố và mở rộng những hiểu biết về nghệ thuật chèo cổ, về vị
trí , ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống văn hóa của người Việt, của nhân
dân Nam Định xa xưa và hôm nay bằng việc vận dụng kiến thức liên môn
Cụ thể, chúng tôi đã vận dụng kiến thức liên môn như sau
Phân môn

Ngữ văn


Địa lý
Âm nhạc

Tên bài, hoặc tên đơn vị Lớp
kiến thức, kĩ năng của
phân môn liên quan
Văn thuyết minh
10

Luyện tập văn thuyết minh

10

Hình thức kết cấu văn bản
thuyết minh
Lập dàn ý văn thuyết minh
Phương pháp thuyết minh
Trình bày một vấn đề

10

Bảng biểu, sơ đồ
Nhạc cụ dân gian

10
10
10

Kiến thức hoặc kĩ năng vận
dụng

Học sinh hiểu và biết cách viết
báo cáo trình bày về nội dung và
đặc sắc nghệ thuật của chèo cổ .
Nắm vững kỹ năng thuyết minh
để trình bày thuyết phục vấn đề
Xây dựng bố cục bài thuyết minh
Lập dàn ý bài viết mạch lạc
Phương pháp thuyết minh hợp lý
Nhuần nhuyễn các bước trình
bày một vấn đề
Khảo sát, nhận xét bảng thống kê
Nhận diện, hiểu ý nghĩa

66

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Lịch sử

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Lịch sử hình thành và phát triển
của chèo cổ

Giáo dục Bài học đạo lý từ những tích
công dân
chèo


2.1.2Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tế: tìm kiếm, xử lý
thông tin, viết thu hoạch, làm báo cáo, trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn
2.1.3 Thái độ
- Trân trọng những giá trị nhân văn của văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ
thuật sân khấu chèo dân gian của dân tộc, của quê hương Nam Định
- Có ý thức và hành động thiết thực để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
của cha ông
2.2 Tiến trình dự án
- Dự án triển khai với đối tượng là học sinh hai lớp 10 Văn 1 và 10 Văn 2
- Thời gian triển khai dự án: Từ tháng 8/2014 đến tháng 2 /2015, gắn liền với quá
trình học sinh học văn học dân gian trong chương trình
- Dự án gắn liền với hoạt động thường niên của câu lạc bộ văn học dân gian do
đồng chí Vũ Thanh Huyền phụ trách.
2.2.1 Xác định chủ đề:
* Định hướng: Đây là khâu quan trọng, cũng là bước đầu tiên sẽ định hướng mục
tiêu cho học sinh trong toàn bộ dự án. Để khơi gợi hứng thú, giáo viên sẽ đặt người học
vào tình huống , dẫn dắt ý tưởng thông qua những câu hỏi, chia nhóm làm việc theo hứng
thú và theo năng lực. Học sinh không bị áp đặt và sẽ lựa chọn chủ đề, nhóm làm việc theo
sự quan tâm và sở trường của bản thân
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm học tập là nền tảng của dạy học
dự án
+ Khái niệm:
Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học quan trọng trong
cách phương pháp dạy học tích cực nhằm mục tiêu giúp cho người học chủ động tham
gia vào các hoạt động xã hội, trách ỉ lại, thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Các học
sinh được phân công vào các nhóm học tập phù hợp, được giao những nhiệm vụ học tập
phù hợp. Học sinh thi hành các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, liên tục của
giáo viên. Có những nội dung học sinh không thể làm việc độc lập thì làm việc theo

77

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

nhóm sẽ giúp các em hợp tác làm việc và đạt hiệu quả cao. Dạy học theo nhóm có tác
dụng rất tốt đối với người học. Với việc học này, học sinh ý thức được về khả năng của
mình, nâng cao niềm tin vào việc học, ứng dụng xử lí hợp lí các tình huống trong học tập
một cách trực tiếp. Hơn nữa, việc học tập theo nhóm giúp các em tự tin hơn trong học
tập, trách được mặc cảm tự ti, lo âu vì sự thất bại. Đồng thời, góp phần cải thiện mối
quan hệ của cá nhân, ý thức cao về khả năng của bản thân. Phù hợp với quan niệm “giáo
dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” (W. B. Yeats)
+ Khi tiến hành chia nhóm, giáo viên có thể sử dụng theo các cách: Thứ nhất, chia
học sinh trong lớp theo nhóm hứng thú. Tức là, các em có sở thích hoặc năng lực về nội
dung học tập nào thì các em sẽ tự lựa chọn nội dung học tập đó. Thứ hai, chia học sinh
trong lớp theo nhóm học phụ thuộc vào yêu cầu của bài học. Thứ ba, chia học sinh trong
lớp theo nhóm phụ thuộc vào trình độ của học sinh, sao cho trong nhóm học tập có các
học sinh thuộc trình độ từ cao xuống thấp….
+ Giáo viên sẽ cắt cử đại diện nhóm, hướng dẫn các em xây dựng các câu hỏi,
công việc để hoàn thành
* Cụ thể
- Nêu tình huống: Hiện nay, có phải nhắc đến chèo truyền thống là người ta lại
nghĩ đến việc làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian?
- Nhóm 1: Trả lời câu hỏi : Tại sao lại cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo
cổ ? Để trả lời câu hỏi này, học sinh sẽ khảo sát hiện trạng, tìm hiểu sự quan tâm của giới
trẻ học đường đến nghệ thuật chèo cổ, từ đó sẽ đề xuất giải pháp.

- Nhóm 2: Trả lời câu hỏi: Là người con của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa,
đặc biệt là chèo cổ, em đã tích lũy được bao nhiêu tri thức về nghệ thuật chèo cổ ?
Để trả lời, học sinh phải tìm kiếm tài liệu, phải chinh phục được hành trình Tìm kiếm tri
thức.
- Nhóm 3: Có ý kiến cho rằng, Nam Định là một trong những mảnh đất giàu
truyền thống nhất về chèo? Em có thể thuyết phục các bạn về điều này không?
Để trả lời, học sinh sẽ tìm hiểu để thuyết minh về Chiếu chèo quê hương em
- Nhóm 4: Đứng trước hiện trạng văn hóa truyền thống đang bị mai một, là chủ
nhân tương lai của đất nước, các em có chiến lược hành động như thế nào để góp phần
bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo truyền thống ?
Câu trả lời không chỉ là lý thuyết mà cần được chứng thực bằng những hành động
thực tế có ý nghĩa. Vì vậy, mục tiêu của nhóm 4 sẽ mở rộng và đòi hỏi người học phải thể
hiện thông qua những trải nghiệm sáng tạo lý thú.
-> Nêu câu hỏi chính là dẫn học sinh vào mạch nối kết của chủ đề, cũng là mục
tiêu cao nhất của dự án. Giáo viên sẽ khắc sâu lại bằng sơ đồ tư duy. Trên cơ sở đó, học
88

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

sinh sẽ cân nhắc để lựa chọn mục tiêu, chủ đề và tạo nhóm phù hợp cả hứng thú, năng lực
người học.
Sơ đồ tư duy phân công nhiệm vụ qua việc lựa chọn chủ đề

Nhóm 1:
Vì sao cần bảo tồn và phát

huy nghệ thuật sân khấu
chèo dân gian (khảo sát hiện
trạng)

Nhóm 2:
Tìm kiếm tri
thức: Chèo
dân gian

Chiếu chèo
quê hương
em

Nhóm 4:
Bảo tồn và
phát huy
(Hoạt động
trải nghiệm
và sáng tạo)

Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ
thuật hát chèo tại quê hương
(sự hình thành, phát triển, các
chiếu chèo,các nghệ sĩ chèo
tiêu biểu….)
2.2.2 Xây dựng kế hoạch
- Khi học sinh có cùng hứng thú ngồi cùng nhau theo nhóm, theo tiểu chủ đề đã
lựa chọn. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai thông qua những gợi
ý, hướng dẫn. Nhóm sẽ chỉnh sửa và cử một đại diện trình bày trước lớp.
* Nhóm 1: ( Hương Phù Sa) GV hướng dẫn HS công việc cần triển khai

- Thực hiện khảo sát hiện trạng về sự quan tâm của giới trẻ đến nghệ thuật chèo,
nhóm sẽ tiến hành điều tra, thống kê, phân tích và rút ra kết luận
- Nhóm hoàn thiện kế hoạch thực hiện dự án:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN :
VÌ SAO CẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN
THỐNG?
- NHÓM HƯƠNG PHÙ SA 99

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Tên thành viên Nhiệm vụ

Phương tiện

Lại
Lập phiếu
Trang(
nhóm
trưởng), Kim
Chi

Máy tính

Thời hạn Dự kiến sản phẩm
hoàn thành

1 tuần
Phiếu điều tra

Hương Ly,
Điều tra
Phiếu hỏi
Lại
Trang, Vẽ biểu đồ, Máy tính
Ngân
Nhận xét

1 tuần
1 tuần

Ngọc
Huy

1 tuần

Trang, Đề xuất giải
pháp

Số liệu, kết quả
Biểu đồ ứng chiếu với
từng câu hỏi, phân tích
kết quả
Giải pháp

* Nhóm 2: (Miền cổ tích)
- Khắc phục sự thiếu hụt quan tâm đến nghệ thuật chèo, các em phải trang bị

được vốn kiến thức căn bản về nghệ thuật chèo cổ, có thể tìm kiếm tri thức này trên
mạng, qua sách nghiên cứu chuyên biệt, qua kiến thức đã học
- Nhóm hoàn thiện và trình bày kế hoạch
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: TÌM KIẾM TRI THỨC CHÈO
TRUYỀN THỐNG
- NHÓM MIỀN CỔ TÍCH –
Tên thành viên Nhiệm vụ
Nguyễn
Thị
Ngân(
Nhóm
trưởng),
Thu
Thủy
Thu Minh, Lưu
Hiền,
Hương
Linh

Tìm thông tin
khái lược chung
về chèo cổ, hay
chèo sân đình
Tìm thông tin
về những vở
chèo tiêu biểu

Phương tiện

Thời hạn hoàn Dự kiến sản

thành
phẩm
Sách
giáo 1 tuần
Bài viết, hình
khoa,
sách
ảnh minh họa
nghiên cứu,
mạng Internet
Sách,
máy 1 tuần
Bài viết, Hình
tính nối mạng
ảnh minh họa,
đường link các
clip về các vở
chèo
truyền
thống
1010

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

* Nhóm 3: (Mùa hoa cải)

- Giáo viên định hướng: Tự hào là người dân Thành Nam giàu truyền thống, các
em có thể làm giàu có hơn nữa giá trị ấy trước hết bằng những tìm hiểu đầy nhiệt huyết
về nghệ thuật chèo nơi đây. Các em có thể tìm hiểu qua sách nghiên cứu, mạng Internet,
hoặc trực tiếp phỏng vấn với các nghệ sĩ chèo của quê hương .
- Học sinh hoàn thiện kế hoạch
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: Nghệ thuật chèo quê hương Nam Định
NHÓM MÙA HOA CẢI
Tên
thành
viên
Hoàng
Thảo( Nhóm
trưởng),
Cao
Hương,

Hương, Phạm
Hà Hương
Huyền Trang,
Mỹ Lệ, Nga

Nhiệm vụ

Phương tiện

Thời
hạn Dự kiến sản
hoàn thành
phẩm
Tìm thông tin Sách nghiên 1 tuần

Bài viết, hình ảnh
khái
lược cứu,
mạng
minh họa
chung về nghệ Internet
thuật chèo ở
Nam Định
Tìm thông tin
về những vở
chèo đã công
diễn đạt giải
cao, các nghệ sĩ
nổi tiếng của
Nhà hát chèo
Nam Định

Sách,
máy 1 tuần
tính
nối
mạng, phỏng
vấn

Bài viết, Hình ảnh
minh họa, đường
link các clip về
các
vở
chèo

truyền thống được
các nghệ sĩ chèo
nam Định biểu
diễn

* Nhóm 4: Hương mạ non
- Giáo viên định hướng: Hoạt động của nhóm 4 sẽ kéo dài hơn cả về mặt thời
gian, đòi hỏi các thành viên phải thực sự đam mê với nghệ thuật chèo, biết trải nghiệm
một cách sáng tạo năng lực của bản thân về nghệ thuật chèo. Các em sẽ phối hợp với câu
lạc bộ văn học dân gian để thực hiện
- Học sinh hoàn thiện kế hoạch
KÉ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO QUÊ HƯƠNG THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
- NHÓM HƯƠNG MẠ NON1111

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Tên thành viên Nhiệm vụ
Vũ Thanh Lan (
nhóm trưởng),
Lã Việt Huy,
Ngọc
Trang,
Thu Thủy, Hải
Yến,
Hương

Ly, ..

Tổ
chức,
tham
gia
các
hoạt
động
trải
nghiệm
chèo
cổ
trong câu
lạc bộ văn
học
dân
gian

Phạm
Hà Quảng bá
Hương, Phạm về
chiếu
Mỹ Lệ, Hoàng chèo
quê
Thảo
hương

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn


Phương tiện

Thời hạn Dự kiến sản phẩm
hoàn thành
Máy
ảnh, Khoảng 1 - Hình ảnh hoặc phim về
camera, sách , tháng
nhà hát chèo. Khi học
giấy
bút,
sinh đến học tập ngoại
trang phục,
khóa
đạo cụ…
- Vẽ tranh về một vài
cảnh đặc sắc trong tích
chèo.
- Bài viết thu hoạch sau
hoạt động thực tế
- Bài viết chuyên sâu về
kịch bản chèo
Máy tính kết 1 tháng
nối
mạng,
máy in, ca me
ra

Vũ Thanh lan, Tập
hát, Máy tính nối 1 tháng
Nguyễn

Thị diễn
làn mạng,
hệ
Nga, Lã Việt điệu chèo, thống
âm
Huy
trích đoạn thanh, nhạc
chèo
cụ

- Lập Câu lạc bộ hội
những người yêu thích
tìm hiểu chèo trên mạng
xã hội
- Tạo sản phẩm quảng
cáo để giới thiệu về chiếu
chèo quê hương cho bạn
bè các nơi
- Video sân khấu hóa
một vài làn điệu chèo,
trích đoạn trong các tích
chèo của học sinh biểu
diễn sau giờ học, trong
câu lạc bộ

2.2.3 Thực hiện dự án
* Học sinh : Thực hiện dự án theo sự phân công của nhóm trưởng và bám sát mục
tiêu của cả nhóm để triển khai chủ đề
* Học sinh sẽ báo cáo tiến độ cho giáo viên : Nhóm trưởng phụ trách
Nhóm 1, 2, 3 sẽ báo cáo 2 ngày /lần về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động

của nhóm
1212

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Riêng nhóm 4 sẽ báo cáo 1 tuần/lần
2.2.3.1 Thu thập thông tin:
* Dự án của nhóm 1 ( Hương phù sa) : Vì sao cần bảo tồn và phát huy nghệ
thuật chèo truyền thống?
- Thông tin được thu thập từ học sinh, theo cách thức điều tra bằng phiếu
hỏi trên một số lượng học sinh cùng lứa tuổi, cùng học theo một lựa chọn chủ đề tự chọn
trong môn Ngữ văn có chèo cổ. Có thể cần đến phương tiện hỗ trợ như máy ghi âm,
phỏng vấn
* Dự án nhóm 2 (Miền cổ tích): Tìm kiếm tri thức Chèo truyền thống
Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn: sách vở, mạng , phỏng vấn nghệ nhân…
Tuy nhiên, học sinh cần bám sát định hướng của giáo viên trước khi sử dụng tài liệu để
viết báo cáo, cần có sự thông qua, kiểm soát của giáo viên
* Dự án nhóm 3( Mùa hoa cải): Nghệ thuật chèo quê hương Nam Định. Cách
thu thập thông tin cũng tương tự nhóm II
* Dự án nhóm 4 (Hương mạ non) Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền
thống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Thông tin đến từ chính hoạt động trải nghiệm của các em học sinh, do vậy nhóm
trưởng cần có sự đốc thúc hài hòa, kích thích nhiệt huyết thành viên tham gia để có sản
phẩm như mong muốn
2.2.3.2 Xử lý thông tin

* Nhóm Hương phù sa: Sử dụng biểu đồ để xử lý, giải thích dữ liệu
*Nhóm Miền cổ tích: Các thành viên cập nhật và trao đổi thường xuyên
Sử dụng tài liệu sách giáo khoa làm chuẩn , từ đó lựa chọn thông tin làm sâu sắc
hơn những kiến thức đã được cung cấp
Lấy những cái chưa rõ, chưa biết về chèo của thành viên trong nhóm làm mục tiêu
để tìm kiếm thông tin
* Nhóm Mùa hoa cải: Lấy những tư liệu đã tìm hiểu được từ nhà hát chèo làm
tâm điểm chọn lọc thông tin
* Nhóm Hương mạ non: Thông tin cần được chính người trải nghiệm kiểm soát
và chọn lựa.
2.2.4 Báo cáo sản phẩm
Học sinh sẽ tổng hợp và trình bày báo cáo sản phẩm trong Hội thảo câu lạc
bộ văn học dân gian của khối chuyên Văn với chủ đề: Chiếu chèo quê hương embảo tồn và phát huy
1313

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

2.2.4.1 Sản phẩm của nhóm Hương phù sa: Vì sao cần bảo tồn và phát huy
nghệ thuật chèo truyền thống?
Hình thức trình bày: Báo cáo khảo sát ( trình chiếu trên Powerpoint)
Sản phẩm báo cáo
1. Khái quát chung
Chèo là một môn nghệ thuật đặc sắc xuất hiện từ xa xưa, rất phổ biến trong nhiều
tầng lớp xã hội. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thành Nam, tôi hiểu rằng đây là chiếc nôi
thần kì đã nuôi dưỡng bao tài năng chèo cho đất nước. Trong niềm tự hào ấy, thầy trò tổ

Ngữ văn – trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã thực hiện một cuộc khảo sát về sự
quan tâm dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 10 ban C, D, đây là nhóm đối tượng được
học hai tiết Ngữ văn về trích đoạn chèo Xúy Vân giả dại ( Chèo Kim Nham)
- Nội dung khảo sát: Khảo sát mức độ yêu thích, tầm hiểu biết và nhu cầu tìm
hiểu của học sinh về nghệ thuật sân khấu chèo.
- Cách thức khảo sát: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm với các phương án A,B,C,D
để học sinh khoanh. Các câu hỏi không mang tính chính xác, ép buộc mà có độ mở phù
hợp với các quan điểm riêng của học sinh.
- Các câu hỏi khảo sát:
1.Bạn đã từng xem chèo chưa?
2.Theo bạn, loại hình nghệ thuật chèo có phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay
không?
3.Bạn biết đến chèo và được tiếp xúc với chèo qua phương tiện nào?
4.Theo bạn, chèo có phải là thể loại chỉ dành cho những người già không?
5.Bạn có hứng thú với những tích chèo nào?
6.Vì sao bạn quan tâm và hứng thú với những tích chèo đó?
7. Bạn có thể kể tên các nghệ nhân hát chèo nổi tiếng ở đất chèo Nam Định?
8.Theo bạn, diễn viên chèo thường gặp thử thách với các vai diễn nào?
9.Nhạc cụ nào được coi là tiêu biểu nhất trong nghệ thuật chèo?
10.Năm 2009, nhà hát chèo Nam Định đã xuất sắc giành Huy chương Vàng trong
vở chèo nào?
- Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Họ tên:
Lớp
Câu 1. Bạn đã từng xem chèo chưa?
A. Chưa xem bao giờ
1414


Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

B. Xem một lần
C. Đã xem nhiều vở chèo
D. Mỗi vở chèo xem một nửa rồi bỏ lửng
Câu 2: Theo bạn, loại hình nghệ thuật chèo có còn phù hợp với cuộc sống
hiện đại ngày nay không?
A. Hoàn toàn không phù hợp
B. Không thực sự phù hợp
C. Tuy không thực sự phù hợp nhưng rất cần bảo tồn và phát huy vì đó là di sản
văn hóa quý giá của cha ông để lại.
D. Vẫn luôn phù hợp với văn hóa dân tộc Việt
Câu 3. Bạn biết đến chèo và được tiếp xúc với chèo qua các phương tiện nào?
A. Do xem qua các phương tiện truyền thông hoặc trực tiếp do các nghệ sĩ chèo
biểu diễn
B. Được biết đến qua sách báo, hoặc nghe kể.
C. Xuất phát từ đam mê yêu thích nghệ thuật chèo nên tìm hiểu, khám phá
D. Do trích đoạn chèo có trong chương trình học tập.
Câu 3. Theo bạn, chèo có phải là thể loại chỉ dành cho những “người già”
không?
A. Rất phù hợp với người già
B. Dành cho tất cả mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và thấu hiểu giá trị đặc sắc
của nghệ thuật chèo
C. Chỉ thuộc về những nghệ nhân yêu thích và tài hoa trong biểu diễn nghệ thuật
chèo.

Câu 5. Bạn hứng thú với tích chèo nào nhất trong các tích chèo sau đây?
A. Kim Nham,
B. Quan Âm Thị Kính
C. Nghêu, sò,ốc,hến,
D. Lưu Bình Dương Lễ
Câu 6. Vì sao bạn quan tâm và hứng thú với tích chèo đó nhất?
A. Vì chỉ biết duy nhất tích chèo này
B. Vì đây là tích chèo giàu ý nghĩa nhân văn
C. Vì theo bạn đây là tích chèo đặc sắc nhất về nghệ thuật diễn xướng
D. Vì được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có trong
chương trình sách giáo khoa
Câu 7. Nam Định là một trong những mảnh đất giàu truyền thống về nghệ
thuật chèo. Bạn có thể kể tên một số các nghệ nhân hát chèo nổi tiếng ở Thành
Nam?
……………………………………………………………………………………………
1515

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Câu 8: Bạn có biết, trong các tích chèo, diễn viên chèo gặp thử thách nhiều
nhất khi thể hiện vai diễn nào trong các vai diễn sau đây:
A. Xúy Vân
B. Thị Mầu
C. Hề chèo
D. Mẹ Đốp

Câu 9: Nhắc đến nhạc cụ trong nghệ thuật chèo là nhắc đến nhạc cụ nào tiêu
biểu nhất trong số các nhạc cụ sau đây
A. Trống chèo
B. Nhị
C. Đàn tranh
D. Đàn nguyệt
Câu 10: Trong hội diễn sân khấu nghệ thuật chèo toàn quốc năm 2009, nhà
hát chèo Nam Định đã giành huy chương vàng trong vở chèo nào?
A. Xã trưởng- mẹ Đốp
B. Trăng khuyết
C. Chiến trường không tiếng súng
D. Xúy Vân giả dại
2. Biểu đó thể hiện kết quả khảo sát:
Số lượng học sinh xem chèo:
Sự phổ biến của nghệ thuật chèo :(theo quan điểm của học sinh)

Phương tiện tiếp cận với nghệ thuật chèo:
+ Trực tiếp do xem các nghệ sĩ chèo biểu diễn: 37/120
+Do trích đoạn chèo có trong chương trình học tập: 47/120
+Được biết đến sách báo hay nghe kể: 26/120
+Xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật chèo nên tự khám phá, tìm hiểu:10/120
Chèo với lứa tuổi “Người già”:
+Rất phù hợp với người già: 21/120
+Dành cho tất cả mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và thấu hiểu giá trị đặc sắc của nghệ
thuật chèo:80/120
+Chỉ thuộc về những nghệ nhân yêu thích và tài hoa trong biểu diễn chèo:19/120
1616

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định



Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Tích chèo tạo sự hứng thú nhất:
Lí do quan tâm đến vở chèo đó:
+ Vì chỉ biết duy nhất tích chèo này: 19/120
+ Vì đây là tích chèo giàu ý nghĩa nhân văn: 33/120
+ Vì theo bạn đây là tích chèo đặc sắc nhất về nghệ thuật diễn xướng:16/120
+Vì được biết đến qua các phương tiện đại chúng hoặc có trong chương trình sách giáo
khoa:52/120
Các nghệ nhân chèo nổi tiếng ở Thành Nam:
+Đa số các bạn đều trả lời không biết, hoặc bỏ trống không trả lời
+Nghệ sĩ Kim Liên: 7/120
+Nghệ sĩ Xuân La:4/120
Vai diễn nào thường gặp nhiều thử thách nhất?:

Nhạc cụ tiêu biểu nhất trong nghệ thuật chèo:
Vở chèo đạt Huy chương Vàng của nhà hát chèo Nam Định năm 2009:
+Xã trưởng – mẹ Đốp: 37/120
+Xúy Vân giả dại: 49/120
+Trăng khuyết:16/120
+Chiến trường không tiếng súng:18/120
3. Nhận xét
- Đa phần giới trẻ, nhất là học sinh ít quan tâm và không có nhiều hứng thú khi
đến với nghệ thuật chèo truyền thống. Số lượng học sinh chỉ xem qua quýt chưa hết một
tích chèo chiếm đến 80% số lượng đươc khảo sát. Con đường tiếp cận nghệ thuật chèo
của các bạn thường mang tính bị động, không xuất phát từ đam mê, yêu thích mà phần
nhiều là do chịu tác động của những câu chuyện truyền miệng, chương trình học, các

phương tiện truyền hình, báo chí,…. Trong số những tích chèo rất phổ biến của sân khấu
dân gian, tích chèo được học sinh quan tâm một cách hứng thú hơn cả là chèo Quan Âm
thị Kính. Nhưng thật tiếc, lý do quan trọng khiến bạn trẻ quan tâm không thuộc về sức
hấp dẫn nội tại của chèo mà là do được dư luận nhắc đến nhiều mà thôi.
1717

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Nam Định không chỉ là đất học mà còn nổi tiếng về chiếu chèo, nhưng buồn thay,
có đến 95% học sinh được khảo sát chưa từng biết đến một nghệ sĩ chèo nổi tiếng của
Nam Định, đa phần các em chưa từng xem một vở chèo nào của nhà hát chèo Nam Định
công diễn.
-> Kết quả khảo sát đã cho thấy một thực trạng đáng buồn của đời sống nghệ thuật
chèo hiện nay đã không còn nhận được sự quan tâm như trước. Và nếu như cứ kéo dài
thực tế đó, nghệ thuật chèo của chúng ta, của Nam Định sẽ phát triển như thế nào hay sẽ
để rêu phong phủ lối?
- Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ khảo sát, chúng ta thấy một tín hiệu lạc quan đó là:
Có đến hơn 60% học sinh có chung quan điểm rằng tuy nghệ thuật chèo không còn phù
hợp với văn hóa hiện đại nhưng rất cần bảo tồn, phát huy vì đó là những giá trị không thể
mai một của quá khứ. Nhiều ý kiến đồng tình với khẳng định rằng : Nghệ thuật chèo
không phải thuộc về người già tuổi mà nó dành cho mọi lứa tuổi nếu thực sự quan tâm và
thấu hiểu giá trị đặc sắc của nghệ thuật chèo. Một vài câu hỏi thử trắc nghiệm độ am hiểu
của các em về nhạc cụ chèo, về vai diễn nhiều thử thách đều cho kết quả đáng mừng.
-> Vấn đề là ở chỗ, học sinh không thiếu sự quan tâm và niềm yêu thích với văn
hóa truyền thống. Chỉ là, cách các nhà văn hóa, các cấp chính quyền, người làm giáo dục

khơi dậy niềm đam mê, dẫn dắt học sinh đến với những giá trị chân, thiện, mỹ của văn
hóa quá khứ như thế nào thôi. Chúng tôi hy vọng sự quan tâm của giới trẻ sẽ ngày càng
nhiều hơn đến nghệ thuật chèo truyền thống.
4. Vì sao cần phải bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống?
5. Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống
- Trang bị tri thức cho lớp trẻ về giá trị và những đặc sắc của chèo cổ, ý nghĩa
nhân văn của chèo gắn liền với một giai đoạn trong lịch sử dân tộc
- Trang bị những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa của quê hương, bồi
dưỡng niềm tự hào, tự tôn để mỗi một bạn trẻ luôn cháy bỏng tình yêu và sự gắn bó với
quá khứ, sống tốt cho hiện tại, có như vậy mới gìn giữ được nghệ thuật truyền thống quá
khứ
- Có chiến lược quảng bá, tuyên truyền rộng rãi để nghệ thuật chèo không chỉ là
một di sản tinh thần mà còn có thể là nguồn lực, là thế mạnh của du lịch địa phương
- Tổ chức phong phú hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiếp xúc, tập luyện, biểu
diễn chèo, đó chính là cách thức tốt nhất để nối dài truyền thống đến tương lai.
2.2.4.2 Sản phẩm của nhóm Miền cổ tích
1818

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Hình thức trình bày: Báo cáo thuyết minh về chèo cổ, tóm lược ngắn gọn trên
PowerPoit
Sản phẩm báo cáo
1. Sản phẩm 1: Một vài đặc trưng về chèo cổ Việt Nam
* Chèo là một hình thức ca kịch, có cốt truyện, có sự kết hợp của kịch bản nghệ

thuật văn học và sự diễn xuất của diễn viên. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu
dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này
phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình
sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách
nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện
tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu
biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.
Cách kể chuyện của chèo là một cách kể đặc biệt, bằng hình thức sân khấu, có sự
kết hợp của nhiều thành phần: phần văn học ( ngôn từ nghệ thuật), phần ca (giọng hát của
diễn viên), phần am nhạc ( dàn nhạc đệm gồm trống, phách, sáo, nhị, nguyệt..., phần vũ
đạo (múa của diễn viên), phần hội họa ( trang phục của diễn viên), cách bài trí sân khấu,
người xem.
Chèo là một hình thức ca kịch- Diễn bằng hát, xen kẽ hát nói- Sử dụng những
làn điệu có sẵn- Nói giữ vai trò quan trọng tuy hát là chính, nói và hát xen kẽ tự nhiên có
dạo nhạc trước khi diễn viên chuyển từ nói sang hát.
Chèo là một hình thức ca kịch dân gian: sử dụng hầu hết các loại hình của
nghệ thuật dân gian. Tích chèo: khai thác ở kho tàng truyện dân gian và truyện Nôm..
Nhạc chèo, làn điệu và lời ca bắt nguồn từ nghệ thuật dân ca dân gian.- Múa chèo gốc ở
múa dân gian. Chất trào lộng của chèo là chất châm biếm hài hước sâu cay của tục ngữ,
ca dao dân ca, truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt. Thường được biểu diễn ở sân đình,
lễ hội, đám cưới,…
Chèo là một hình thức sân khấu kể chuyện Kể lại một câu chuyện, một sự tích
trọn vẹn bằng nghệ thuật ca từ và có xung đột, có cao trào,…Thể hiện rõ trong diễn xuất
của diễn viên: Diễn viên chỉ hoàn toàn hóa thân vào vai diễn khi nhân vật hành động.
Sân khấu chèo kết hợp với cái bi và cái hài- Nội dung phần lớn đều có tính chất
bi thảm: Kim Nham, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức,…- Tiếng cười trong chèo đúng lúc
đúng chỗ nhất là trong hề chèo.
* Lịch sử hình thành và phát triển: Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của
sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung
nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ

Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế

1919

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các
trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan
trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14.
Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào
Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng
của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung
đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về
với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm.
Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và
tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan
Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn
này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống
Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20,
chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra
đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của
người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm
tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo.

Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để
cầu mưa và biểu diễn chèo.
* Nội dung của chèo
- Nội dung của chèo cổ không khác nhiều so với truyện cổ dân gian.
Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo
còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc
sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các
vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ
thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn
thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết
nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích,
truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo
thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù,
Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như
trong vở Trương Viên.

2020

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân
của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình
thương.
Nhân vật trung tâm thường gặp những cảnh ngộ éo le, ngang trái nhưng đều có
phẩm chất tốt đẹp. Ca ngợi những kiểu mẫu về đạo đức của nhân dân: những người con

hiếu thảo, người vợ kiên trinh, những người bạn tốt…Phê phán những kẻ bất nhân bất
nghĩa, cái xấu.
Kể lại tích xưa nhưng phản ánh khá chân thật, sinh động đời sống xã hội nông
thôn Việt Nam thời phong kiến: gia đình nông dân chốn quan, mẹ chồng hành hạ con
dâu, những người tha phương cầu thực,…
* Nghệ thuật chèo cổ
- Tính chất ước lệ, tượng trưng của chèo: Để diễn được những tích truyện
phong phú nhiều nhân vật…trong một buổi tối, trên một sân khấu đơn giản, thô sơ, tác
giả dân gian không thể không dùng các biện pháp tượng trưng , ước lệ. Chẳng hạn, chiếc
quạt là một đạo cụ có nhiều chức năng: Khi tượng trưng cho trang giấy đề thơ- quạt xòe
ra; khi lại được coi là cây bút đề thơ của người nho sĩ; lúc thì dùng để thể hiện sự e thẹn,
chín chắn ; lúc lại dùng để bộc lộ tính cách lẳng lơ như thị Mầu. Cách thể hiện thời gian,
không gian cũng mang tính ước lệ: Khi Kim Nham đi quanh sân khấu một vòng, hát trọn
một câu, nghĩa là chàng đã đi từ nhà đến kinh đô Tràng An rồi..
- Không gian nghệ thuật: Mang đậm tính ước lệ. Dùng một vài chi tiết để gợi tả
không gian rộng lớn. Dùng diễn xuất của diễn viên để diễn tả hành động của nhân vật
nhằm gợi tả không gian và sự chuyển đổi không gian. Huy động trí tưởng tượng của khán
giả để hoàn chỉnh và làm phong phú thêm cho không gian sân khấu- bối cảnh câu
chuyện. Có thể thu nhỏ không gian, mở rộng không gian. Để ước lệ về không gian, chèo
dùng thủ pháp phối hợp động tác hư với lời kể, tả của nhân vật.
Trong vở chèo Chu Mãi Thần, ở lớp diễn Đào Huế ép Tuần Ty phải “bắt đò đưa mẹ
con tôi lai kinh”, sân khấu trống trơn nhưng khi Đào Huế (làm động tác) bước chân
xuống thuyền, nhún đầu gối và hơi chao đảo người khiến cho người xem hình dung ra
Đào Huế đã xuống thuyền, thế là sân diễn lúc này trở thành một dòng sông trên đó có
con thuyền đang đưa Đào Huế lai kinh. Và qua một đoạn đối thoại, một số nhịp chèo mặc
dù hai nhân vật chuyển dịch vị trí rất ít, người xem vẫn chấp nhận là họ đi tới mấy trăm
dặm rồi tới đích, khi Đào Huế hát câu:
“Thuyền đà tới bến anh ơi
Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ.”
- Thời gian: Để thể hiện tính ước lệ của chèo, người ta có thể: Dùng ngôn ngữ đối

thoại và hành động nhân vật qua diễn xuất của diễn viên để gợi tả về mọi thời điểm của

2121

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

thời gian và sự chuyển tiếp thời gian. Huy động trí tưởng tượng của khán giả để nắm bắt
được tiến trình diễn ra của câu chuyện.. Có thể dồn nén thời gian hàng tháng, năm vào
khoảng mươi phút hoặc trên 2 tiếng đồng hồ của một vở diễn
Ví dụ: Trong vở Lưu Bình – Dương Lễ có lớp diễn một mình Châu Long ở phòng
riêng trong nhà Lưu Bình nhớ tới Dương Lễ và buồn vì nỗi xa chồng, Châu Long than
thở:
“Đêm thất tịch mưa ngâu sà sã
Gió kim phong thổi lọt chăn cù
Buồn vì thu mỏi mệt vì thu
Ngao ngán nhẽ cũng như ai cô quạnh.”
Nghĩa là, thời gian được gợi ra là một đêm thu có gió lạnh, mưa rơi gợi nên qua lời
bộc bạch kết hợp động tác tự ôm mình như có cảm giác se lạnh của Châu Long.
Trong vở Quan Âm Thị Kính, Thị Kính bồng con đi xin sữa, sau câu hát Ru kệ và đi
một vòng quanh sân khấu, Thị Kính nói sử:
“Con ơi mẹ nuôi con thoắt đã ba thu
Mừng con trẻ u ơ tập nói…”
Thế là trên sân khấu câu chuyện kể đã trải ba năm.
- Chèo tập trung diễn tả những động tác, hành vi có khả năng làm nổi bật tính
cách, tâm trạng, thái độ ứng xử của các nhân vật trong các tình huống, đồng thời lược

bỏ hành vi rườm rà cho dù nó thường có thực trong đời sống.
Ví dụ Toàn bộ việc cưới của Trương Viên gồm rất nhiều hoạt động và người tham
gia. Trong chèo, việc cưới diễn ra rất chóng vánh chỉ bằng một cử chỉ là Trương Viên dắt
vợ về nhà, mà cử chỉ đó lại được vũ đạo hóa bằng những động tác múa giao duyên trong
điệu hát Vu quy hoặc Duyên phận phải chiều.
Động tác cử chỉ miêu tả không gian, thời gian
Ví dụ: Thiện Sĩ ( chèo Quan Âm Thị Kính) khi hát cách, tay phe phẩy quạt, chân
thong thả bước đi một vòng quanh rồi dường như trở lại vị trí ban đầu nếu nhìn theo con
mắt của lối tả thực nhưng khi nghe Thiện Sĩ nói:
“Đây đã tới ngõ mận vườn đào
Trông chẳng khác bức tranh đồ thủy mặc.”
Thì khán giả hiểu ngay là vừa rồi Thiện Sĩ đã đi qua một chặng đường để tới nhà
Mãng Ông (có ngõ mận vườn đào)
Trong Xúy Vân giả dại, Xúy Vân làm các động tác tìm kim, xâu kim, khâu áo đều là
động tác hư vì trên sân khấu trong tay, Xúy Vân không hề có đạo cụ nào. Chính các động
tác giống như thật ấy gợi cho khán giả hình dung ra cái kim, sợi chỉ và cả đường khâu
trên vạt áo .
2222

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Mô hình nhân vật trong chèo cổ: Có 5 mô hình nhân vật cơ bản: Sinh, Đào, Hề,
Lão. Mụ phân chia theo tuổi tác, giới tính, địa vị, xã hội: già trẻ(Lão, Mụ - Sinh, Đào);
nam nữ (Lão, Sinh, Hề - Mụ, Đào); thầy tớ (Sinh – Hề)
+ Mô hình vai Sinh: kép chính (chân chính), kép ngang (phản diện).

+ Mô hình vai Đào: Đào chín, Đào lệch, Đào pha.
+ Mô hình vai Hề: Hề áo ngắn (Hề gậy, Hề mồi), Hề áo chùng ( các nhân vật gây
cười:xã trưởng, phù thủy. khán thủ,…)
+ Mô hình vai Lão: Lão say, Lão mốc, Lão bộc, Lão chài, Lão tiều…) .
+ Mô hình vai Mụ: Mụ thiện (Trương Mẫu), Mụ ác (Sùng bà), Mụ mối, Mụ dầu (Mụ
quán),…
+ Mô hình nhân vật trong các tầng lớp xã hội khác nhau: Quan chức (vở Từ Thức),
Quan thừa tướng (vở Trương Viên), Vua (vở Tôn Mạnh – Tôn Trọng), nhà tu hành (sư cụ
trong vở Quan Âm Thị Kính), chúa tiên (vở Từ Thức), Sơn thần, vợ chồng quỷ, hổ (vở
Trương Viên),…
Dáng vẻ bên ngoài dựa trên mô hình nhân vật:
+ Mô hình nữ chính: mặc áo năm thân, trong lụa màu tươi, ngoài phủ sa the màu tối,
khăn vấn tím hoặc đen, tay cầm quạt the màu tím, kẻ mắt bồ câu, môi hình chúm chím, đi
đứng khoan thai, khép nép, nói năng nhẹ nhàng.
+ Mô hình nữ lệch: khăn vấn trần, áo mớ ba mớ bảy rực rỡ sắc màu, buông tà phất
phơ để lộ ra yếm thắm khoe màu, môi đỏ mọng, mắt sắc đuôi dài, đi đứng buông tuồng,
nói năng cợt nhả.
+ Mô hình Mụ ác: khăn bỏ đuôi gà vắt vẻo, mắt trắng môi thâm, mép nhọn áo đen,
thắt lưng hai màu xanh đỏ, đi dép cong, tay thường chống nách, miệng nói rít răng.
+ Mô hình Phù thủy: tóc rối, chít khăn đầu rìu, hai mắt chấm như hai cục dử trắng
khá to, ria mép đen rậm, môi trắng bóng nhờn mỡ, tay chân khuềnh khoàng, bụng to
khệnh khạng.
+ Mô hình Nho sinh - quân tử (Kim Nham, Dương Lễ, Lưu Bình,…): xếp vấn khăn
đen, áo chùng màu thâm hoặc màu lam, nghèo thì áo đơn, sang thì phủ áo sa the ở ngoài,
quần trắng, tay cầm quạt the tím hoặc quạt giấy phất cây, chân đi hài, lông mày ngay
ngắn không đậm không thanh, môi hồng đậm, đi đứng nghiêm trang, khoan nhã, mắt luôn
nhìn thẳng, ý tứ khiêm nhường, nói năng lịch thiệp luôn toát ra vẻ hào hoa phong nhã mà
vẫn rất bình dị.
+ Mô hình Nho sinh – tiểu nhân (Trần Phương,…): chít khăn màu tươi (hồng nhạt
hoặc xanh non), áo chùng màu sáng phủ sa the, tay cầm quạt phất lụa hồng, lông mày

rậm, mắt sâu môi đỏ màu da cam, mép nhọn, mắt thường nhìn trộm, liếc ngang, bước đi
khoát hoạt thoắt phải, thoắt trái, thường nghiêng mình né vai mỗi khi đảo hướng.

2323

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Làn điệu hát chèo
Có một kho tàng làn điệu chèo truyền thống, một số mô hình cơ bản diễn tả trạng
thái tình cảm của con người (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục) được gọi là các hệ làn điệu.
- Có 8 hệ gồm 87 làn điệu:
+ Hệ Hát sắp: 20 làn điệu
+ Hệ Sử: 6 làn điệu
+ Hệ Vãn: 10 làn điệu
+ Hệ Xẩm: 3 làn điệu
+ Hệ Sa lệch: 3 làn điệu
+ Hệ Đường Trường: 13 làn điệu
+ Hệ Hề: 29 làn điệu
+ Hệ lão say: 3 làn điệu
- Điệu hát: Để thể hiện tính cách, trong chèo thường dùng các điệu dành riêng
cho từng vai diễn, từng mô hình nhân vật:
+ Vai Thị Kính: Sử rầu, Vãn ba than, Ru kệ,…
+ Vai Thị Màu: Cấm giá, Bình thảo,…
+ Xúy Vân: Con gà rừng, Lới lơ, Hát xuôi hát ngược, Quá giang,…
+ Thị Phương: Trần tình, Vãn cầm,…

+ Đào Huế: Giậm chân, Thiếp trả cho chàng, Xuông hời,…
+ Mô hình lão say: Bình tửu ngâm thiều, Lão say,..
+ Mô hình Mụ ác: sắp chợt,…
+ Mô hình Hề gậy: Hồi tiếu, sắp dựng,…
+ Mô hình Hề mồi: Hề mồi thắt lưng xanh, Hề mồi xuôi nghè, Hề mồi cu lớn cu bé,
ẩy ẩy mần chi,…
- Để diễn tả tâm trạng buồn vui của các nhân vật, Chèo đã sử dụng nhiều điệu
hát để thể hiện các trạng thái tình cảm khá phong phú đa dạng ở nhiều cung bậc khác
nhau:
+ Buồn thảm thiết: Vãn theo (hát vãn)
+ Buồn man mác: Nhịp đuổi, Vịnh khúc ru xuân,…
+ Buồn da diết sâu lắng: Vãn canh, Tò vò,…
+ Buồn pha trách móc: Vãn cầm, Bạc chả vừa thoi,…
+ Vui rộn rã: Sắp cổ phong, Đường trường tứ quý,…
+ Vui nhẹ nhàng, tươi sáng: Dương xuân,…
+ Diễn tả không khí đầm ấm hạnh phúc: điệu sử truyện,..
+ Để tỏ tình (một tình cảm chân thành): Tình thư hạ vị,…
+Để tỏ tình (cợt nhả, tán tỉnh): Sắp vắng ông giang,…

2424

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014-2015

Vũ Thanh Huyền, Bùi Thị Duyên- Tổ Ngữ văn

- Chuyển hóa mô hình: Sân khấu chèo ngày càng phát triển (vở diễn, đối tượng
nhận thức, phạm vi cuộc sống, nguyên mẫu nhân vật ngày càng nhiều , càng rộng); cuộc

sống vốn phong phú và phức tạp; nghệ thuật không thể bị làm mòn đi, nhàm chán. Do đó,
mô hình cơ bản chuyển hóa thành nhiều mô hình đồng dạng nhưng đã phát triển thêm
những nét mới khác biệt, mang dáng vẻ riêng bên cạnh nét chung.
Ví dụ: Hát Vãn là các điệu hát thể hiện nỗi buồn nhân vật được bày tỏ trước nhân
vật khác hoặc trước khán giả. Nét chung nhất cho hệ hát Vãn là buồn, chữ “ai” trong thất
tình – 7 trạng thái cơ bản trong tình cảm con người. Mô hình hát Vãn đã chuyển hóa
thành:
+ Vãn theo: đau khổ, thương xót, buồn rầu thảm thiết (cất tiếng kêu oan)
+ Vãn xô: than vãn, oán hận quân giặc làm cho tan cửa nát nhà (có gợi không khí chạy
loạn bằng tiết tấu “xô” )
+ Vãn canh: nỗi buồn dàn trải, sâu lắng âm thầm.
+ Vãn cầm: nỗi buồn rầu pha chút ngậm ngùi than thở, trách móc.
+ vãn thập nguyệt: nỗi buồn pha chút kể lể, nhắn nhủ khuyên răn.
+ Vãn ba than: nỗi buồn xót xa, cay đắng pha chút hy vọng.
+ Vãn non mai: buồn thảm pha chút hoảng sợ
 Chèo thuyền: bắt mái chèo về phía ngực và hơi ngả người về sau rồi đẩy tay chèo
ra và hơi đưa người về phía trước theo hai cánh tay. Mô hình chèo thuyền đã chuyển hóa
thành:
+ Chèo khoan: nhịp động tác khoan khoan, thong thả, nhịp nhàng như là đủng đỉnh.
+ Chèo gấp: nhịp động tác xô nhanh, hối hả (người xem có cảm giác nhân vật đang thở
mạnh
+ Gấp chuyển khoan: nhịp chèo chậm dần.
+ Khoan chuyển gấp: nhịp chèo xô dần.
 Quạt:
+ Quạt khoan thai thong thả: biểu hiện vẻ thư nhàn, tay cầm quạt để gần sát cạnh
sườn thong thả phẩy quạt cho luồng gió phả lên mặt.
+ Quat gằn gấp gáp: cung tròn do quạt phẩy tạo ra ngắn hơn khi quạt khoan thai,
tay cầm quạt cách xa cạnh sườn hơn tư thế trước, quạt gằn thể hiện sự bực tức thường kết
hợp với cử chỉ đi quanh, đầu hơi cúi.
+ Quạt như khẽ đạp: Tay cầm quạt đặt trên thắt lưng, dưới ngực, khẽ phẩy quạt

những cung ngắn thong thả, lá quạt đập khẽ vào ngực, quạt mà không cần mát, tay quạt
mà như đang biểu hiện sự suy nghĩ, động tác này thường kết hợp với nét suy tư trên
gương mặt diễn tả nhân vật khi đang nghĩ ngợi.
2525

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


×