Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cây ba kích tại xã ôn lương huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.09 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

PHAN HỢP ANH

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CÂY BA KÍCH TẠI XÃ ÔN LƯƠNG - HUYỆN PHÚ LƯƠNG
-TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: K42 – KTNN
: 2010 - 2014
: ThS. Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2014




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện đề tài.
Sinh viên

Phan Hợp Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cây ba kích tại xã Ôn Lương
- huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Lành Ngọc Tú
– Bộ môn Khuyến Nông – Khoa kinh tế và PTNT – Trường Đại học Nông
Lâm thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, các nhân
viên cán bộ và nhân dân xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi về địa phương để nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên

Phan Hợp Anh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại hộ điều tra ....................................................................... 12
Bảng 2.2. Chọn mẫu điều tra theo phân loại hộ .............................................. 13
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Ôn Lương từ năm 2011 – 2013 ....... 18
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 -2013 ... 21
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính của xã Ôn
Lương năm 2011-2013 ...................................................................... 24
Bảng 3.4. Tình hình phát triển dân số giai đoạn 2011-2013 của xã Ôn Lương ... 25
Bảng 3.5. Diện tích trồng ba kích của các nhóm hộ ....................................... 28
Bảng 3.6. Lý do trồng và chất lượng giống cây ba kích của các hộ điều tra .. 29
Bảng 3.7. Chi phí sản xuất ba kích của các hộ điều tra (sào) ......................... 31
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của cây ba kích .................................................... 33
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra (sào/năm) ....................... 34
Bảng 3.10. So sánh chi phí sản xuất ba kích và chè ....................................... 35
Bảng 3.11. So sánh hiệu quả kinh tế của ba kích và chè ................................ 37
Bảng 3.12. So sánh hiệu quả kinh tế các hộ tham gia dự án và không tham gia .... 39



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính xã Ôn Lương, Phú Lương ................................ 16
Biểu đồ 3.1. So sánh chi phí ba kích và chè (sào/năm) .................................. 36
Biểu đồ 3.2. So sánh hiệu quả kinh tế của ba kích và chè (sào/năm) ............. 37
Biểu đồ 3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của người tham gia dự án và không
tham gia ............................................................................................. 40


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

BHYT

Bảo hiểm y tế

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

HQKT


Hiệu quả kinh tế

PTNT

Phát triển nông thôn



Lao động

NN

Nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


vi
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................... 2
3.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
4. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 3
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu và triển khai trồng cây ba kích trong nước...... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây ba kích ......................................................... 6
1.2.3. Công dụng ............................................................................................... 6
1.2.4. Cách gieo trồng ....................................................................................... 7
1.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 11
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 11
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11


vii
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 12
2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 14
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cây ba kích ................... 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 16
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 16
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16
3.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội.................................................................... 23
3.1.3. Cơ sở hạ tầng liên quan đến phát triển cây trồng.................................. 26
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao
động của xã Ôn Lương ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cây ba kích. .......... 27
3.2. Thực trạng sản xuất ba kích ở xã Ôn Lương............................................ 28
3.2.1. Thực trạng sản xuất ba kích .................................................................. 28
3.2.2. Đánh giá của nông dân và cán bộ về dự án........................................... 29
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ba kích............................................... 30
3.3.1. Chi phí sản xuất ba kích của các hộ điều tra ......................................... 30
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của cây ba kích .......................................................... 32
3.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của cây ba kích với cây chè .......................... 34
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất ba kích ...... 39
3.4.1. Dự án ..................................................................................................... 39
3.4.2. Thị trường tiêu thụ ................................................................................ 40
3.4.3. Công nghệ ............................................................................................. 41
3.4.4. Khuyến nông và các dịch vụ công ........................................................ 42
3.4.5. Hạ tầng của địa phương ........................................................................ 42
3.4.6. Liên kết trong sản xuất .......................................................................... 42
3.4.7. Tác động của việc phát triển quy mô trồng ba kích nói riêng và cây
dược liệu nói chung tới môi trường và xã hội ................................................. 43


viii
3.5. Đánh giá chung về sản xuất ba kích tại xã Ôn Lương nói riêng và huyện

Phú Lương nói chung. ..................................................................................... 44
3.5.1. Thuận lợi – cơ hội đối với cây ba kích ................................................. 44
3.5.2. Khó khăn, thách thức đối với cây ba kích............................................. 44
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY BA
KÍCH .............................................................................................................. 45
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất ........................................ 46
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây ba kích .............................. 46
4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 46
4.2.2. Giải pháp về vốn ................................................................................... 47
4.2.3. Giải pháp về quản lý, chính sách .......................................................... 47
4.2.4. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 48
4.2.5. Giải pháp cụ thể với từng nhóm hộ trồng ba kích ................................ 48
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1
M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì mục tiêu cuối cùng
cũng là thu đợc lợi nhuận. Lợi nhuận chính là hiệu quả kinh tế hay nói cách
khác hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh..
Biểu hiện cụ thể của hiệu quả kinh tế là kết quả thu nhập phải lớn hơn toàn bộ
chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh.Nói một cách khác hạch toán kinh tế
là biện pháp để đạt đợc mục đích là đánh giá đợc hiệu quả kinh tế quá trình
sản xuất kinh doanh. Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế mà các nhà quản lý
có đầy đủ điều kiện để phân tích mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay
thất bại trong quá trình sản xuất của mình một cách chính xác và khoa học.
Để đánh giá đợc hiệu quả kinh tế quá trình sản xuất kinh doanh, ngời

quản lý phải biết dựa trên cơ sở xem xét, tính toán một cách cụ thể mọi chi phí
sản xuất đC bỏ ra (Đầu vào) so sánh với toàn bộ thu nhập có đợc khi kết thúc
quá trình sản xuất kinh doanh (Đầu ra). Chênh lệch giữa thu nhập (Đầu ra) và
chi phí sản xuất đC bỏ ra (Đầu vào) chính là hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh.
Kinh doanh trong nụng lâm nghiệp cũng không nằm ngoài các quy luật
này. Khi thực hiện công việc kinh doanh thì các chủ đầu t phải quan tâm đến
các khoản thu, chi và lợi nhuận đạt đợc của chu kỳ kinh doanh là cao hay
thấp để có thể hoạch toán đợc hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.
Trong khi việc trồng rừng đòi hỏi thời gian chăm sóc lâu dài, hiệu quả
kinh tế chậm, có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, thì việc thực hiện các
mô hình NLKH lại có thể khắc phục đợc tình trạng đó. Nh vậy trớc hết
cần phải đa ra các biện pháp thâm canh có hiệu quả nhằm nâng cao năng
suất cây trồng vật nuôi, rút ngn chu kỳ kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế
trên cùng một đơn vị diện tích trong cùng một thời gian. Nhng một số mô
hình cha mang lại hiệu quả nh mong muốn, nguyên nhân chủ yếu là do
cha đánh giá đợc hiệu quả của nó trong từng điều kiện cụ thể: áp dụng còn
máy móc, cha tính toán đầy đủ đến phong tục tập quán canh tác của từng
vùng, từng địa phơng.


2
Trồng cây ba kích là một phơng án kinh doanh lâm nghiệp, hiện nay
trên địa bàn huyện Phỳ Lng cây ba kích là loài có giá trị kinh tế rất cao.
Trớc khi loài cây này đợc đa vào trồng trong vờn hộ thì ngời dân thờng
sử dụng ba kích khai thác trong rừng tự nhiên, và hiện nay do việc khai thác
quá mức dẫn đến trữ lợng của loài cây này giảm đi rõ rệt. Và để bắt gặp ba
kích trong tự nhiên tại đây là rất hiếm, chính vì vậy cần phải có biện pháp duy trì
loài cây này bằng các biện pháp chỉ đạo, nhằm bảo tồn nguồn gen quý này, do
cây ba kích là một loài cây có trong sách đỏ danh lục các loài cây cần lu giữ và

bảo tồn. Và hiện nay biện pháp trồng trong vờn hộ gia đình là phơng án có tính
khả thi nhất, để cho ngời dân thấy đợc giá trị của cây ba kích và chỉ ra rằng nó
là một loài lâm sản có giá trị cao. Qua đó cần phải xác định hiệu quả kinh tế của
các mô hình trồng cây ba kích để có thể giải quyết các tồn tại đó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài: ỏnh giỏ hiu qu
kinh t mụ hỡnh sn xut cõy ba kớch ti xó ễn Lng - huyn Phỳ Lng
- tnh Thỏi Nguyờn.
2. Mc tiờu nghiờn cu
2.1. Mc tiờu chung
Nghiờn cu c hiu qu kinh t mụ hỡnh trng cõy ba kớch trờn a bn
xó ễn Lng - huyn Phỳ Lng - Thỏi Nguyờn. T ú xut cỏc gii phỏp
nhõn rng mụ hỡnh trờn a bn.
2.2. Mc tiờu c th
- Tỡm hiu c iu kin t nhiờn KT - XH trờn a bn xó ễn Lng.
- Phõn tớch c thc trng quỏ trỡnh canh tỏc ba kớch ti xó ễn Lng.
- ỏnh giỏ c hiu qu kinh t sn xut cõy ba kớch ca cỏc h trng
ti xó ễn Lng.
- Phõn tớch c cỏc yu t nh hng n hiu qu kinh t ca cỏc h
nụng dõn trng ba kớch ti xó ễn Lng.
- xut c nhng gii phỏp nhm nõng cao hiu qu sn xut ba kớch,
to thu nhp n nh cho cỏc h nụng dõn trng ba kớch ti xó ễn Lng.
3. í ngha ca ti nghiờn cu
3.1. í ngha hc tp v nghiờn cu khoa hc
- Nghiờn cu ti giỳp sinh viờn cng c li nhng kin thc c bn v
nhng kin thc o to chuyờn mụn trong quỏ trỡnh hc tp trong nh


3
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.

- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
3.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài
- Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao
hiệu quả kinh tế nông hộ.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các
nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch
phát triển quy mô trồng cây ba kích rộng hơn.
4. Đóng góp mới của đề tài
- Phân tích được thực trạng canh tác cây ba kích tại địa bàn xã Ôn Lương.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây ba kích trên địa bàn xã Ôn Lương.
- So sánh được hiệu quả kinh tế của cây ba kích với cây chè, loại cây chủ
lực của địa bàn xã.
- Đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ba kích.
5. Bố cục khóa luận
Mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây ba kích.
Kết luận.



4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm
về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền
sản xuất xã hội do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức.[1]
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức tạp
nên đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính chất
phức tạo. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài
nguyên nhất định, tạo ra được khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay nói
cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào để có chi
phí tài nguyên lao động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh tế liên
quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp hiệu quả kinh tế được hiểu là mối
tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong
một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây
trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa
đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau như điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng
ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó
biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường
hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi
nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế
nhiều hơn so với mặt xã hội.[3]

1.1.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo việc làm
khả năng thường xuyên, tạo cơ hội để mọi người dân trong vùng đều có việc làm


5
và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất
lẫn tinh thần trên cơ sở đó thực hiện công bằng dân chủ, công bằng xã hội. [2]
1.1.1.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp
nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Phát triển liên tục trên cơ sở khai
thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho
các thế hệ tương lai.[2]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu và triển khai trồng cây ba kích trong nước.
* Về công tác nghiên cứu: Với những ưu điểm của cây ba kích Trung
tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc và Phòng nuôi cấy mô thuộc
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhân giống từ hom và nuôi cấy
mô tế bào cung ứng giống Ba kích cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân
cận; trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu
nhân giống bằng kỹ thuật in vitro. Sau thời gian 2 năm thử nghiệm (20092011) với nhiều con đường phát sinh hình thái khác nhau, nhóm nghiên cứu
đã xây dựng thành công “Quy trình nhân giống in vitro cây ba kích tím” có
nguồn gốc từ huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam với chất lượng cây giống tốt,
sạch bệnh. Và đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trồng thử nghiệm, đánh
giá khả năng thích nghi trên các điều kiện sinh thái khác nhau của loài cây này.
Kết quả cho thấy, giống cây ba kích in vitro có khả năng sinh trưởng phát triển
nhanh, thích nghi tốt với điều kiện vùng gò đồi có độ dinh dưỡng thấp với hiệu
quả kinh tế cao, một giải pháp phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
* Về phát triển sản xuất: Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống cây

trồng, nâng cao thu nhập của người dân góp phần xóa đói giảm nghèo trong
những năm qua một số địa phương trong cả nước đã và đang phát triển cây ba
kích với quy mô ngày một lớn dần. (xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam từ 1 ha năm 2009 đến nay đã có hơn 6 ha diện tích trồng ba kích; xã
Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2012 chỉ có 5 ha cây Ba
kích đến năm 2013 diện tích trồng cây Ba kích lên đến 30 ha; ngoài ra các
địa phương khác cũng đang phát triển cây ba kích với quy mô lớn dần như
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang...)


6
1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây ba kích
Cây ba kích, tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc Họ Cà phê
(Rubiaceae). Ba kích còn có nhiều tên gọi khác nhau như: ba kích thiên, ba
kích (Bản Thảo Đồ Kinh), Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Dây ruột
gà (Việt Nam), Chẩu phóng xì, Sày cáy (Thái), Thau tày cáy (Tày).
Ba kích là cây thân thảo, sống lâu năm, thân leo, lá non màu tím, có
lông, mặt sau nhẵn, cành non có cạnh, lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục,
thuôn nhọn, dày và cứng, dài 6-14 cm, rộng 2,5-6 cm, cuống ngắn, lúc non có
lông dày hơn ở mặt dưới và thường tập trung ở các gân mép lá, màu xanh lục,
sau già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng hình ống ôm sát vào thân.
Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5 cm; hoa nhỏ, màu trắng sau
hơi vàng; đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không
đều; tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngăn; nhị bốn; bầu ba.[11]
1.2.3. Công dụng
Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình
thường, Ba kích tím có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với
những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba kích tím có tác dụng tăng cường
sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác

dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế
có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh
cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.
Đối với cơ thể những người tuổi già, bệnh nhân biểu hiện mệt mỏi, ăn
kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số
trường hợp có đau mỏi các khớp, ba kích tím có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể
hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và
những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh
nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng ba kích dài ngày, các triệu chứng đau
mỏi giảm rõ rệt
Có thể nói, ba kích tím là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng để
chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt
không đều. Nhiều nơi, người ta còn đào củ ba kích tím về nấu với thịt gà, ăn
để bồi bổ sức khỏe. Trong Đông y hiện đại, ba kích được xếp vào nhóm thuốc
bổ dương. Tuy nhiên, cần chú ý, những người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo
bón không được dùng.[5]


7
Trước những năm 1970, nguồn ba kích chỉ dựa vào việc khai thác tự
nhiên từ rừng thuộc một số tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình và
Hà Tây. Do nhu cầu trong nước và thế giới ngày càng tăng nên ba kích mọc
hoang bị khai thác ngày càng kiệt quệ. Mặt khác, rừng ở các vùng phân bố ba
kích bị tàn phá nghiêm trọng khiến cây giống lâm vào tình trạng gần như tuyệt
chủng và bị liệt vào Sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu trồng cây ba
kích là con đường duy nhất để duy trì và phát triển nguồn thuốc quý này.
Trên địa bàn huyện Phú Lương, cây ba kích đã tồn tại từ lâu và phân bố
rộng trên các diện tích rừng tự nhiên của các xã trong huyện. Tuy nhiên, trải
qua quá trình canh tác sản xuất, cùng với việc tàn phá rừng tự nhiên, chuyển

đổi đất lâm nghiệp, ba kích đã bị khai thác một cách cạn kiệt và có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Hiện nay, diện tích ba kích trên địa bàn huyện bị thu hẹp và còn
rất ít, chủ yếu còn gặp rải rác ở các xã phía Bắc của huyện như Yên Ninh, Yên
Trạch và Yên Đổ... Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là việc người
dân khai thác ba kích một cách bừa bãi, thiếu khoa học. Bên cạnh đó, việc
nhân giống ba kích còn rất hạn chế, chưa có thói quen trồng lại, trồng thâm
canh. Vì vậy, việc ứng dụng Khoa học công nghệ trong trồng thâm canh ba
kích, đặc biệt là áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống và phát triển mô
hình trồng ba kích theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết nhằm
tăng năng suất, sản lượng cũng như mở rộng diện tích trồng ba kích trên đất
đồi rừng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.4. Cách gieo trồng
a. Thời vụ trồng
Thời vụ gieo ươm hạt vào tháng 1 hàng năm để mùa xuân hè tháng 5-7
có cây xuất đi trồng, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng thuận lợi, đồng
thời đỡ tốn công chăm sóc cây con trên diện tích lớn. Cây gieo ươm muộn từ
năm trước đủ tiêu chuẩn cây con trồng vào tháng 4-6.
b. Kỹ thuật làm đất
- Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp
có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn.
Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu


8
nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước.
Cày ải xong 5 - 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải
bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao
20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng
kích thước 30 x 30cm sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố
theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x

40cm sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
c. Phân bón
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ ha.
- Bón thúc: Ba năm đầu vào tháng 5 sau khi làm cỏ vun gốc tưới nước
phân chuồng pha loãng (3 - 5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm urê pha loãng
20% (80 kg/ha/năm).
d. Mật độ khoảng cách trồng
- Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ
khoảng cách trồng thường là:
- Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây.
- Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
e. Kỹ thuật trồng
- Đào hố 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm, sâu 20 -30cm, đổ 2 - 3 kg
phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố
trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được
xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời
râm mát càng tốt.
f. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
- Cây trồng xong, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới
nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày. Tưới cây vào buổi sáng không tưới vào buổi
chiều, phát hiện cây chết trồng giặm ngay. Mùa xuân năm thứ hai giặm lần
cuối. Hàng năm làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây vào tháng 5 và tháng 8.
- Khi cây vươn ngọn cần cắm giàn leo. Vào cuối năm thứ hai hoặc đầu
năm thứ ba, cắm giàn leo cho từng gốc gồm 3 cọc mỗi cọc dài 1,5-2 m cắm
theo hình chóp nón cho cây leo tạo bụi lớn vào các năm sau.
- Quản lý đồng ruộng: kiểm tra định kỳ, luôn vệ sinh đồng ruộng sạch
cây cỏ và các phế thái các vật thể có nguy cơ gây ô nhiễm trên đồng ruộng.


9

Chăm sóc đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ ẩm cho cây
nhất là giai đoạn cây con và mùa nắng hạn.[10]
1.3. Bài học kinh nghiệm
Nhân rộng mô hình trồng cây ba kích tại Tam Đảo
Trong chương trình có sự phối hợp giữa Sở KH&CN và Hội Nông dân
tỉnh giai đoạn 2011-2015, triển khai xây dựng mô hình trồng cây Ba kích tại
huyện Tam Đảo nhằm nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện.
Mô hình này được thực hiện:
Từ nhu cầu thực tế của việc trồng cây ba kích, năm 2012 Hội Nông dân
tỉnh đã phối hợp với Sở KH&CN xây dựng mô hình nhân giống cây ba kích
để phục vụ cho nhu cầu trồng sản xuất dược liệu, phục vụ cho ngành y học
trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Mô hình được triển khai trên diện tích
1ha tại 2 vườn ươm giống của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Sô ở thôn Đồng
Giếng và hộ anh Nguyễn Văn Đa ở thôn Đồng Lính, xã Đại Đình.
Từ hiệu quả của mô hình hiện tại trên địa bàn xã Đạo Trù đã có trên 30
hộ dân trồng cây ba kích với tổng diện tích trên 30 sào, còn lại một số hộ
nông dân ở xã Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình đã nhân giống dưới hình thức tự
phát và trồng đại trà cây ba kích cho thấy: sau khi nhân giống, trung bình 3,5
tháng sẽ cho xuất bán cây giống, sau 4 năm trồng sẽ cho thu hoạch củ.
Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây dược liệu, Hội Nông dân tỉnh
đã phối hợp với Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y tỉnh thu gom sản
phẩm sau thu hoạch cho bà con với giá hợp lý. Đồng thời liên kết mở rộng thị
trường tiêu thụ ra một số công ty dược phẩm, hội, bệnh viện về đông y ở
ngoài tỉnh để thu mua dược liệu của bà con.
Trong năm 2013, Hội Nông dân tỉnh sẽ cùng Sở KH&CN tiếp tục hỗ
trợ và chuyển giao quy trình kỹ thuật, giống cây để phát triển giống cây dược
liệu. Với số cây hiện có, có thể đảm bảo lượng cây con để nhân rộng mô hình
trên địa bàn xã Đạo Trù và cả huyện Tam Đảo nhằm phát triển cây ba kích nói
riêng và cây dược liệu nói chung theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo
vùng nguyên liệu có giá trị cao, phát huy tác dụng phòng hộ, tạo việc làm,

tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa phần tích cực vào chương
trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc miền núi. Đây cũng là chủ trương góp phần quan trọng vào phát


10
triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã thuộc vùng đệm núi
Tam Đảo.
Hiệu quả kinh tế của mô hình này là từ các yếu tố như mô hình đầu tư
nghiên cứu sản xuất được giống cây con; sử dụng và tiếp thụ hiệu quả của các
mô hình đã thực hiện; hợp tác với Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y
tỉnh thu gom sản phẩm sau thu hoạch cho bà con với giá hợp lý. Đồng thời
liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số công ty dược phẩm, hội, bệnh
viện về đông y ở ngoài tỉnh để thu mua dược liệu của bà con. Từ đó, làm cho
nông dân yên tâm sản xuất đầu tư mở rộng mô hình.
Từ các làm trên tôi thấy dự án nên đầu tư hoặc liên kết với các viện
nghiên cứu sản xuất giống có chất lượng cao, phù hợp với các điều kiện của địa
bàn. Tạo điều kiện cho các hộ tham gia được thăm quan học hỏi các mô hình
trồng ba kích tiêu biểu ở các địa bàn khác. Đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.


11
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân trồng ba
kích tại xã Ôn Lương.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về không gian

Các hộ trồng ba kích tại Thâm Trung và Thâm Đông xã Ôn Lương.
2.1.2.2. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu khóa luận: các số liệu đã công bố lấy trong
khoảng thời gian 3 năm: 2011 đến năm 2013.
- Thời gian thực hiện khóa luận: từ 31/12/2013 đến 25/04/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm về điều kiện TN – XH địa bàn xã Ôn Lương, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình canh tác ba kích.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ba kích ở xã Ôn Lương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất ba kích
tại xã Ôn Lương nói riêng và huyện Phú Lương nói chung.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ba kích.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cụ thể các câu hỏi để thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu được thể
hiện ở bảng hỏi ( phần phụ lục ). Chủ yếu là các câu hỏi như:
- Điều kiện TN – XH của xã Ôn Lương, huyện Phú Lương như thế nào,
nó ảnh hưởng đến mô hình trồng cây ba kích như thế nào?
- Cây ba kích đang được canh tác như thế nào tại xã Ôn Lương?
- Hiệu quả kinh tế của cây ba kích như thế nào, so với cây chè hiệu quả
đó ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của mô hình trông
cây ba kích, và nó ảnh hương như thế nào?
- Các giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả của mô hình trông cây ba
kích tại địa bàn?


12
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1.1. Thông tin thứ cấp
Sử dụng phương pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu đã công bố về
sản xuất nông lâm nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn, các tài liệu về cây
ba kích, các báo cáo dự án, báo cáo khoa học, các loại sách, tạp chí của trung
ương và địa phương đều được chọn lọc và chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho
việc phân tích và sử lý số liệu.
2.4.1.2. Thông tin sơ cấp
Là các thông tin, số liệu thực tế chưa được công bố, các số liệu này chưa
được thông qua: mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cán bộ, chủ tịch
xã, hội nông dân, các trưởng thôn… từ đó tổng hợp thông tin và đi đến thống
kê, lập bảng, phân tích.
a. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu tôi chọn nghiên cứu tại các hộ
trồng ba kích thuộc xã Ôn Lương. Vì xã Ôn Lương là địa phương có diện tích ba
kích nhiều hơn và có nhiều số hộ tham gia hơn các xã trong huyện.
Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất canh tác, cách thức tổ chức
sản xuất, xu hướng và tiềm năng trồng ba kích. Tôi chọn phỏng vấn tất cả 20
hộ tham gia dự án, 20 hộ không tham gia dự án và 10 cán bộ xã, xóm tại địa
bàn xã Ôn Lương.
Bảng 2.1. Phân loại hộ điều tra
STT

Thu nhập trên đầu người trên tháng

Phân loại hộ

Tỷ lệ hộ trong
xã (%)
25,0


1

<400.000

Nghèo

2

Từ 401.000 đến 520.000

Cận nghèo

44,0

3

Từ 521 đến 800

Trung bình

21,0

4

Từ 801 trở lên

Khá

10,0


(Nguồn: UBND xã Ôn Lương)
Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại hộ của xã Ôn Lương và tỷ lệ các loại hộ
trong xã tôi chọn mẫu điều tra cụ thể như sau:


13
Bảng 2.2. Chọn mẫu điều tra theo phân loại hộ
Hộ khá

Hộ trung
bình

Hộ cận
nghèo

Xóm

ĐVT

Thâm Trung

Số mẫu

2

4

9

5


Thâm Đông

Số mẫu

2

4

9

5

Hộ nghèo

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)
b. Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở thực hiện theo mục tiêu khóa luận.
Nội dung điều tra được chuẩn bị sẵn với các mẫu câu hỏi phù hợp với đối
tượng phỏng vấn và bám sát tới vấn đề liên quan đến khóa luận. Khóa luận
đánh giá hiệu quả sản xuất ba kích, bảng hỏi được thiết kế dành cho đối tượng
phỏng vấn là chủ hộ gia đình trồng ba kích, tập trung vào các khía cạnh sau:
- Tìm hiểu diện tích, năng suất, sản lượng năm 2013.
- Điều tra về mức chi phí đầu tư sản xuất ba kích.
- Tình hình tiêu thụ và giá cả của yếu tố đầu vào của sản xuất ba kích.
c. Phương pháp phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi
Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ bằng câu hỏi đã soạn thảo
sẵn với nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các cuộc phỏng
vấn được tiến hành một cách riêng lẻ theo mẫu điều tra được chọn.
d. Các phương pháp thu thập thông tin

Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin cho nghiên cứu khóa luận,
trong đó đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) là phương pháp bao trùm
cho toàn bộ quá trình thu thập thông tin.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận sử dụng phương pháp
PRA vào thu thập thông tin với các công cụ sau:
- Quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp được vận hành trong PRA là quan
sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ trong một
bối cảnh nào đó, đây là một phương cách tốt để kiểm tra chéo các câu trả lời
của người được phỏng vấn. Trong phạm vi khóa luận, tôi quan sát thực tế đặc
điểm địa bàn, tình hình sản xuất ba kích của hộ gia đình…


14
2.4.1.3. Phương pháp xử lý thông tin
Tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu kinh tế có nhiều nguồn
và giá trị của tài liệu cũng khác nhau. Do đó phải được xử lý trước khi sử
dụng. Sau khi thu thập tiến hành xử lý tổng hợp được tiến hành thông qua
excel, hoặc qua máy tính cầm tay. Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin.
- Đối với thông tin đã công bố: Chọn lọc thông tin từ các nguồn sách
báo, internet, văn kiện, báo cáo, các nghiên cứu… Sao chép trích dẫn rõ ràng
các thông tin có liên quan đến khóa luận.
- Đối với thông tin mới: Sau khi số liệu được xử lý trên máy tính bằng
các chỉ số thống kê, tìm ra những con số tương đối, tuyệt đối và bình quân.
Những con số này phản ánh quy mô và mức độ biến động của hiện tượng.
2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.4.2.1. Phương pháp phân tích thống kê
Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách
trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó
xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó
cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp như:

+ Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh quy mô khối lượng
của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số
lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự
tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, để được sử dụng để phản ánh
mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.
2.4.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là những phương pháp so sánh cơ bản của phân tích thống kê.
Nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, ta cũng không có thể
kết luận được. Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được sự khác
nhau trong sản xuất của từng hộ.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cây ba kích
- Giá trị sản xuất GO: (Grossoutput): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ
các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính
trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.


15
n

Cách tính: GO = ∑ Qi.Pi
i =l
Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i.
i: Là số lượng chủng loại sản phẩm.
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là toàn bộ chi phí vật chất
và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
n


IC =

∑ Ci.Pj
i =l

Trong đó:
Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng.
Pj: Đơn giá đầu vào thứ j.
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu được
trên một đơn vị diện tích.
MI = GO – IC – A
Trong đó:
A là khấu hao tài sản.
- Lợi nhuận Pr:
Pr = MI – L
Trong đó:
L là công lao động gia đình.
- Hiệu suất đồng vốn:
GO
H=
IC + A + L


16
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ôn Lương là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Xã nằm ở phía Tây của huyện và cách trung tâm huyện 10km.
Phía Tây giáp: xã Bộc Nhiêu, Định Hóa.
Phía Tây Bắc giáp: xã Phú Tiến, Định Hóa.
Phía Đông Bắc giáp: xã Yên Đổ, Phú Lương.
Phía Đông giáp: xã Phủ Lý, Phú Lương.
Phía Nam giáp: xã Hợp Thành, Phú Lương.
Phía Tây Nam giáp: xã Phúc Lương, Đại Từ.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính xã Ôn Lương, Phú Lương


×