ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------
---------------
NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT, THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008- 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái nguyên, 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------
---------------
NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT, THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008- 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học : TS. BÙI ĐÌNH HOÀ
Thái nguyên, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày….. tháng..…. năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Phương
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS Bùi Đình
Hòa, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, là người trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn Phòng quản lý Đào tạo Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa
Tài Nguyên và Môi trường, tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên Khoa
Tài Nguyên và Môi trường cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Văn phòng đăng ký Quyền sử dung đất, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê thành phố
Thái Nguyên, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông tin cần
thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Phương
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên ........... 31
Bảng 3.2. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên, năm 2010 ........................................................... 35
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số của thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 20082010.................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
Giai đoạn 2008 - 2010 ..................................................................... 41
Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008 – 2010 ........................................................ 42
Bảng 3.6. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất tại TP Thái Nguyên, năm
2010.................................................................................................. 44
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2008, 2009 và
2010.................................................................................................. 46
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả giao đất cho các đơn vị trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010 ........................................ 51
Bảng 3.9. Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008 - 2010........................................................ 52
Bảng 3.10. Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng của thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010 .................................................. 53
Bảng 3.11.Ý kiến đánh giá của các đơn vị và cá nhân được giao đất ............. 56
Bảng 3.12. Kết quả các loại đất được giao của thành phố Thái Nguyên
đến năm 2010 ................................................................................... 58
Bảng 3.13. Kết quả thu hồi đất các tổ chức trên địa bàn TP Thái
Nguyên giai đoạn 2008 – 2010 ........................................................ 62
Bảng 3.14. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên (2008 - 2010)...................................... 63
Bảng 3.15. Tổng hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị
hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................. 64
Bảng 3.16. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước và sau
khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên..................................................................................... 66
Bảng 3.17. Ý kiến 30 hộ gia đình và 09 tổ chức có đất bị thu hồi................... 67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên ................... 29
Hình 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên ........................................................................................ 43
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất của thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2010 ..................................................... 55
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................... 2
2.1. Mục đích .................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
1.1. Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai ....................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận chung ............................................................................... 4
1.1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới ............ 6
1.2. Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam .......................................... 7
1.2.1. Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai ............................................. 7
1.2.2. Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam .................. 10
1.2.4. Tình hình giao đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .... 24
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2. Địa điểm và thời gian thời gian tiến hành ............................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .................................................. 26
2.4.3. Phương pháp phân tích ......................................................................... 27
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................28
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên .. 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 34
3.3. Đánh giá công tác giao đất, thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2010 ......................................................................... 47
3.2.1. Đánh giá công tác giao đất của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 20082010 .............................................................................................................. 49
3.2.1.1. Trình tự giao đất cho tổ chức, người sử dụng theo quy định của Luật
Đất đai ............................................................................................................ 49
3.3. Đánh giá công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ....... 58
3.3.1. Quy trình thu hồi đất và Bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao cho
chủ đầu tư ....................................................................................................... 58
3.3.2. Kết quả ................................................................................................. 62
3.3.1. Tình hình biến động đất đai của các hộ ............................................... 65
3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác giao đất và
thu hồi đất trên địa bàn TP Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2010 .................. 68
3.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 68
3.3.2. Khó khăn và tồn tại .............................................................................. 68
3.4. Những giải pháp và kiến nghị để tăng cường công tác giao đất, và thu hồi
đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ....................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................74
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Chú giải
NĐ
Nghị định
CP
Chính phủ
TW
Trung ương
ADB
Ngân hàng phát triển Châu á
WB
Ngân hàng thế giới
UBND
Uỷ ban nhân dân
QĐ-UBND
Quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh
TT- BTC
Thông tư Bộ tài chính
TTLB
Thông tư liên bộ
HĐBT
Hội đồng bộ trưởng
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
GPMB
Giải phóng mặt bằng
TĐC
Tái định cư
CNH
Công nghiệp hoá
HĐH
Hiện đại hoá
HSĐC
Hồ sơ địa chính
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
TDMNBB
Trung du Miền núi Bắc bộ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con
người, là tài nguyên không thể tái tạo được. Đất đai là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các
cơ cấu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, là tư liệu chủ yếu trong
lao động sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng.
Quốc gia nào cũng có quỹ đất nhất định được giới hạn bằng đường biên
nước đó. Quản lý đất đai là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm có tác động
đến mọi đối tượng và toàn xã hội. Vì vậy, thực hiện quản lý nhà nước về đất
đai là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt nó càng có ý nghĩa trong quá trình đổi
mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, nhu cầu trong xã hội về đất đai ngày một tăng, biến động về đất đai ngày
càng nhiều. Do vậy, công tác quản lý sử dụng đất đai đã và đang được Đảng
và Nhà nước quan tâm, đưa ra những chính sách nhằm sử dụng đất đai một
cách bền vững và có hiệu quả cao.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích đáng
đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai 1988,
Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đất đai
1993 năm 1998, năm 2001; Đặc biệt, Luật đất đai năm 2003 chính thức có
hiệu lực ngày 01/7/2004 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực
tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đi kèm đã giúp
rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng
như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận
tại điều 6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử
dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
2
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí
thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội. Mô hình sản xuất
nông nghiệp đơn thuần đã dần được chuyển dịch theo hướng nông nghiệp
kết hợp khai thác dịch vụ.
Vì là thành phố trung tâm của tỉnh nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá
diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn
đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này
đòi hỏi UBNDhành phố Thái Nguyên phải có những chính sách về quản lý, sử
dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết
kiệm và hợp lý.
Nghiên cứu việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết
về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cấu đất đai của từng loại đất, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình giao đất, thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010 ”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác giao
đất, thu hồi đất của thành phố.
- Đánh giá thực trạng công tác giao đất, thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên, những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế
các vấn đề còn tồn tại trong công tác giao đất, thu hồi đất, giúp cơ quan quản
lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
3
2.2. Yêu cầu
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý việc
giao đất, thu hồi đất của Nhà nước về đất đai.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý giao đất và thu hồi đất.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực
khách quan công tác giao đất, thu hồi đất ở địa phương.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả
thi cao.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai
1.1.1. Cơ sở lý luận chung
- Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình, thời gian.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa
đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ
văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt
động của con người. [19]
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc
phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian.
- Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động của con
người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác
động lên chúng”. [1]
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn,
nước, phân hoá học ...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ
mùa vụ ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động
5
môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử
dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng
đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi
phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi
các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể
khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như
diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với
điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân
số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất
đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất
cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do
đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con
người. Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội.
- Vấn đề quản lý đất đai:
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến
việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất
đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê
hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa
đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu
giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử
6
dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản.
Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các
hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng
đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.
1.1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới
1.1.2.1 Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản
lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ
pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào
loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt
động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng
đất, đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi
ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất
đai ở Thuỵ Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây
gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư
nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua
bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi, quyền thông hành địa dịch và
các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi
đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký. [8]
1.1.2.2 Nước Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã
hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập
thể của quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm,
mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà
nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu
tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất.
7
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là
quốc sách cơ bản của Trung Quốc.
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình
thuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng.
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng
cho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng
sản và đất dùng cho công trình quốc phòng.
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha
đất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ
bảo hộ đặc biệt đất canh tác.
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo
mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6
đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị
trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ
4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị
trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị
trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm,
lạm dụng tiền đền bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị
trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác. [8]
1.2. Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.1. Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rất
sớm. Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống
chính sách về đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách
8
thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong
cả nước, đồng thời thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống
kê đất đai trong cả nước. Đặc biệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất
đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng
biển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan
trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.
Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi
thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày
13/01/1981 về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp
tác xã nông nghiệp. Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
được coi là tiền đề cho những chính sách mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thực
hiện chính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu
điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật”.
Đồng thời Luật đất đai 1988 không còn phù hợp và bộc lộ nhiều điểm
bất cập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thông qua,
chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung
một số điều của Luật đất đai 1993, 2001.
Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan
trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi
quan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm
nghiệp được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng
đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế
chấp quyền sử dụng đất….và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai. Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
9
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật đất đai 2003
và hệ thống pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những
chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước
đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến,
hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 6 Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai. Bao gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
10
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất
đai. Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai được đánh giá là tương đối hoàn
chỉnh với những nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử
dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướng
dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Đây được coi là Nghị
định mang tính đột phá, giải quyết được nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình
quản lý sử dụng đất.
1.2.2. Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới
người sử dụng đất.
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP về
việc Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất
trong cả nước.
- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
11
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu
lực thi hành từ ngày 08/01/1988.
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất
cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
- Nghị định 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Ngày 02/12/1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 1993.
- Nghị định 17/CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyển sử dụng đất
và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Ngày 29/06/2001 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 1993.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua
Luật đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
12
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai, cụ thể:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều
kiện và tình hình sử dụng đất ở Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật sau
13
Luật đất đai 2003 đã quy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất
toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật.
1.2.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính
Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định
hoặc các điểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ.
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991, các địa phương trên cả nước
đã tiến hành đo đạc, xác định địa giới hành chính trên cơ sở vùng lãnh thổ đã
được xác định theo Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980.
Tính đến 31/12/2008 toàn quốc có 63 Tỉnh, thành phố với tổng diện
tích tự nhiên là 33.121.159 ha.
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nước
đối với địa giới hành chính.
Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 364/CP đã
được xây dựng hoàn thiện tới từng xã, phường, thị trấn. Cơ bản địa giới hành
chính đã được xác định cụ thể, rõ ràng và được quản lý theo đúng quy định
của Nhà nước.
Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo
địa danh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hiện nay toàn quốc cơ
bản đã xây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố.
1.2.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ
quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
14
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp cơ quan quản lý
Nhà nước về đất đai nắm chắc các thông tin của từng thửa đất, cả về số lượng,
chất lượng, diện tích, loại đất.
Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2003, thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày
10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đo đạc bản đồ giải
thửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50.000 phủ trên cả nước và phủ
trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theo
công nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ
cao Nhà nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng
từ ngày 12/09/2000.
Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả
nước đã thực hiện được trên 80% diện tích. Đo đạc bản đồ địa hình đáy biển
đã từng bước phát triển, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện rộng
trong thời gian tới.
1.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là định hướng khoa học cho việc
phân bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các ngành kinh tế, phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước ở từng
giai đoạn cụ thể. Quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kế
hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm. Mục đích của công việc này
là để sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuật
quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khi đó Hội đồng Chính phủ đã lập Ban
chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển
khai công tác này trên phạm vi cả nước.
15
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp Tỉnh, thành phố và đã
được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và
triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm
2020 và định hướng tới năm 2050 trình Chính phủ phê duyệt.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, hàng năm đều đạt 100%
chỉ tiêu.
1.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là một
nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nó phản
ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai
trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất của nhân dân, Nhà nước ta phải thực hiện phân bổ đất hợp lý
Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, đến nay cơ bản toàn quốc đã giao diện tích đất
nông nghiệp tới tay người nông dân để người dân yên tâm sản xuất. Thời hạn
giao từ 20 năm đến 50 năm tuỳ theo từng loại đất.
Đồng thời chúng ta cũng tiến hành giao đất ở ổn định, lâu dài cho hộ
gia đình cá nhân sử dụng đất ở và vườn liền kề.
Nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đơn vị, cá nhân được
Nhà nước giao đất, thu hồi đất dựa trên cơ sở thực hiện Nghị định 18/CP ngày
13/02/1995 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh về quyền
và nghĩa vụ khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Quyết định số
1357/TC/QĐ-TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính quy định về khung giá
cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất.
Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không
đúng mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng
16
hoặc sử dụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, Nhà
nước trưng dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, xây
dựng các công trình phúc lợi.
1.2.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là biện pháp Nhà nước nhằm theo dõi tình
hình sử dụng và biến động thường xuyên của đất đai, đồng thời thiết lập
quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần
thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của mình. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tiến
hành đối với toàn bộ các chủ sử dụng đất trên địa bàn, không phân biệt chủ sử
dụng, mục đích và nguồn gốc sử dụng đất. Nội dung công tác nhằm thống kê
và quản lý toàn bộ quỹ đất hiện đang được sử dụng của địa phương.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lý
đất đai, nhằm thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo
cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực
hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Đối với Nhà nước: đăng ký đất đai là một công cụ giúp Nhà nước nắm
chắc và quản lý chặt tài nguyên đất đã giao cho người sử dụng đất. Thông qua
đó, Nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp quản lý đất đai có hiệu quả và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng
đất, tạo điều kiện để họ yên tâm sản xuất, khai thác sử dụng đất có hiệu quả
cao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật.
Tính đến 31/12/2008, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đã
tổ chức thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất.