Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

lý luận dạy học hiên đại SỰ LO SỢ CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.2 KB, 17 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------- ----------

TIỂU LUẬN
LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
Đề tài

SỰ LO SỢ CỦA HỌC SINH

GVHD: PGS.TS. LÊ VĂN GIÁO
HVTH:Nguyễn Thị Kim Mai
Nguyễn Thanh Nga
NgyễnThị Thanh Hường
Đỗ Thị Thu Lộc
Lớp: LL &PPDH Vật lý- Khoá XVII
Huế, 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................
NỘI DUNG................................................................................................................
1. Một số khái niệm..................................................................................................

1.1.Trạng thái tâm lý lo lắng...........................................................................
1.2.Trạng thái tâm lý lo sợ..............................................................................
1.3.Trạng thái tâm lý sợ hãi............................................................................
2. Các kiểu lo sợ........................................................................................................
3. Những nguyên nhân dẫn đến tâm lý lo lắng, lo sợ, sợ hãi.....................................
3.1. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................


3.2. Nguyên nhân khách quan..............................................................................
3.2.1. Gia đình................................................................................................
3.2.2. Nhà trường và giáo viên.......................................................................
4. Ảnh hưởng của tâm lý lo sợ đến dạy học.............................................................
5. Một số biện pháp khắc phục khó khăn.......................................................................
5.1. Đối với nhà trường- giáo viên.................................................................
5.2. Đối với gia đình.......................................................................................
6. Liên hệ thực tế..........................................................................................................
Sự lo sợ của các học sinh trước các kỳ thi.........................................................
6.1. Thực trạng ............................................................................................
6.2Gỉai pháp cụ thể.......................................................................................
6.3 Kết luận...................................................................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................
Tài liệu tham khảo........................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự
việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp
ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn
tại và làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày, những hoạt
động về công việc, học tập, giao tiếp thì người đó đã chuyển sang một trạng thái lo
âu bệnh lý. Cần phải có biện pháp khắc phục hiệu quả để không ảnh hưởng đến
các hoạt động của người đó trong xã hội.
Tâm lý lo sợ của học sinh thường ảnh hưởng đến chất lượng học tập và dạy học
của giáo viên. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ nó để có biện pháp hạn chế ảnh
hưởng của sự lo sợ đến kết quả học tập của học sinh.

NHÓM 3


Trang4


NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
Trạng thái tâm lí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học
sinh. Các trạng thái tâm lí như lo lắng, lo sợ, sợ hãi có những tác dụng khác nhau
đối với chất lượng học tập của các em. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên
cần thiết phải tìm hiểu về đặc điểm tâm lí này, nhằm có biện pháp hiệu quả hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của chúng đến kết quả học tập
của học sinh.
1.1.Trạng thái tâm lý lo lắng
Theo từ điển Tiếng Việt thì lo lắng thể hiện khi con người “ở trong một
trạng thái rất không yên lòng và phải để hết tâm sức vào cho công việc”. Như vậy
lo lắng là sự bất an, không yên lòng muốn tìm cách giải quyết dẫn đến phản ứng
tích cực.

NHÓM 3

Trang5


1.2. Trạng thái tâm lý lo sợ
Xét về cấp độ nó ở mức độ cao hơn sự lo lắng. Về mặt tâm lý thì nó đã có sự
thay đổi về “chất”. Lo sợ đó là một trạng thái “lo lắng và có phần sợ hãi”. Xuất
hiện khi có sự đe doạ đến danh dự của bản thân, khi đó người mang tâm trạng này
vừa lo lắng, vừa sợ sệt dẫn đến phản ứng đối phó, tiêu cực.
1.3. Trạng thái tâm lý sợ hãi
Là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người “ở trong trạng thái không

yên lòng cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây ra nguy hiểm hoặc gây hại cho mình
mà tự thấy không thể chống cự lại hoặc tránh khỏi. Xuất hiện khi có sự đe doạ đến
tính mạng dẫn đến phản ứng tiêu cực.”
Có thể sắp xếp mức độ tăng dần của các trạng thái tâm lý ở trên theo sơ đồ sau:

Ranh giới giữa các cấp độ lo sợ là không rõ ràng.
2.Các kiểu lo sợ của học sinh.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của học sinh từ mẫu giáo cho tới học
sinh cấp ba thì các nỗi lo sợ trong học tập cũng như trong cuộc sống được
tăng lên theo độ tuổi của các em.
Trong cuộc sống
Gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội
+ Lo sợ: Kiểm tra miệng, 15 phút đột + Áp lực từ gia đình về mọi mặt.
xuất, nói chuyện riêng trong lớp, mặc + Sợ hãi các tệ nạn xã hội như HIVTrong học tập

NHÓM 3

Trang6


đồng phục theo quy định nhà trường, sợ
đi học muộn, sợ bị ghi tên trên sổ đầu
bài, sợ viết bản kiểm điểm.....
+ Sợ bị thầy cô ghét
+ Vấn đề bạo lực học đường.
+ Sợ các môn học.
+ Lo sợ khi có các kì thi quan trọng
như: thi kết thúc học kỳ, thi chuyển cấp,
thi vào trường chuyên, thi đại học......
+ Vấn đề hạnh kiểm, điểm số, các cuộc

họp phụ huynh.
+ Sợ bạn bè chê mình học kém, sợ bạn
hỏi bài nhưng không trả lời được .....
+ Ngoài ra thì đối với người đồng bào
các em còn lo sợ về sự bất đồng ngôn
ngữ, sợ ba mẹ không cho đi học

AIDS, mại dâm, tình dục ....
+ Lo sợ có xích mích trong các mối
quan hệ bạn bè, quan hệ nam nữ, sợ bạn
bè nghĩ xấu về mình và không chơi với
mình...
+ Sợ thua bạn bè về mọi mặt như: ăn
mặc, tiền bạc.
+ Sợ mọi người biết gia cảnh của mình.
+ Sợ không có người yêu
+ Nỗi sợ hãi khi đi học vào mùa mưa lũ
đối với các em ở vùng cao vùng đồng
bào dân tộc ít người, những vùng hay bị
lũ lụt.
+ Lo sợ bị kỳ thị phân biệt sắc tộc, tôn
giáo, sợ không có tiền để đi học.
+ Sợ hãi bị kẻ gian lừa, bắt cóc

3. Những nguyên nhân dẫn đến tâm lý lo lắng, lo sợ, sợhãitrong quá trình dạy
học
Người ta nhận thấy rằng sự lo sợ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng trước hết và chủ yếu là do sự thiếu tự tin trước những đòi hỏi của thực tế.
Chẳng hạn trước những yêu cầu và đòi hỏi của cha mẹ, của thầy cô giáo, của nhà
trường.. mà bản thân các em không đáp ứng được các em thường sinh tâm lý lo sợ.

Trong tâm lý học người ta đã phân sự lo sợ ra nhiều loại khác nhau, chẳng
hạn theo O.P.Spandl có mấy loại sau: “ Sợ đến lớp chậm, sợ phải trình diện trước
thầy cô, sợ phải trình bày một vấn đề gì đó trước lớp, sợ bị hỏi bài, sợ phải làm
việc tự lực như giải bài tập, tự làm thí nghiệm, tự tìm hiểu một số vấn đề gì đó, sợ
không đạt yêu cầu trong học tập, sợ kiểm tra…”

NHÓM 3

Trang7


3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập
(những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách mắng, bạn
bè chê cười).
- Mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn
- Cảm giác xấu hổ tự ti.
- Cảm thấy lo lắng về trường mới hay cấp học mới
- Cảm thấy lo lắng về việc học tập ở trường (kiểm tra, bị gọi lên trước lớp, trình
bày…)
- Mắc một vài bệnh thực thể cũng có thể là nguyên nhân. Những vấn đề này này
bao gồm sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, chứng tăng tuyến cận giáp, sự giảm
glucoza-huyết, rối loạn nhịp tim, rối loạn tai biến mạch máu, vấn đề về dạ dày, ruột
và tai trong.
3.2.Nguyên nhân khách quan
3.2.1.Gia đình
Cha mẹ quá kì vọng vào việc học tập cũng như thành tích học tập của con
mình.HS bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, thiếu thời
gian vui chơi, giải trí.
Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: yêu cầu con học quá

nhiều, học thêm, học hè...
Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia
đình, chuyển nhà...).
NHÓM 3

Trang8


Yêu đương lứa tuổi học sinh cũng dẫn đến hậu quả ảnh hưởng lớn đến học
tập
3.2.2.Nhà trường và giáo viên
Chương trình học quá nặng. Vì vậy các em cảm thấy đuối không theo kịp
chương trình. Cường độ học tập cao, khối lượng kiến thức cần phải học lớn. Nhiều
trường hợp học sinh bị căng thẳng kéo dài và những triệu chứng nôn ói khi tới
trường, đau bụng, mắc tiểu liên tục,…chính là “tiếng chuông báo động” rằng
chúng không thể chịu nổi cuộc sống này nữa. Nếu không được đưa đi khám bệnh,
giải tỏa tâm lý, những học sinh này sẽ có sự phát triển bất thường về mặt nhân cách
như nhu nhược, hiếu động, quậy phá, giao tiếp kém...
Bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối. Gặp khó khăn trong mối quan hệ với
bạn bè và giáo viên. Nhiều giáo viên nhất là giáo viên có những cách cư xử quá
nghiêm khắc với học sinh làm cho học sinh cảm thấy sợ khi gặp thầy cô.Tình trạng
bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả
những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh
nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo
lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong
và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ
khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có
một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh

đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình,
các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó
gây ra.
NHÓM 3

Trang9


Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm
thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh
làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình
trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến
trường, không thể tập trung vào học hành.
Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên .l0chủ nhiệm nhiều
lần, làm cho học sinh chưa có khả năng thích nghi.
Phương pháp giảng dạy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động trong giờ
học...Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp cho rằng ngoài chương trình học căng
thẳng, quá tải như hiện nay thì nhiều học sinh lại bị căng thẳng ở mối quan hệ với
thầy cô giáo. Trường hợp của cháu T.V.N, 10 tuổi ở Vũng Tàu, là một ví dụ. Có
lần nhìn thấy cô giáo trừng mắt, N. sợ quá đã “tè” ngay tại lớp.Trong quá trình dạy,
nhiều thầy cô đã tạo cho mình một vẻ uy nghi, nghiêm khắc quá đối với học sinh.
Chính vì vậy mà học sinh không tìm được sự gần gũi, quen thuộc, an toàn để có
thể “chia sẻ”. Điều này đã làm cho học sinh luôn bị căng thẳng, đặc biệt là ở những
trẻ học kém. Càng căng thẳng, chúng càng không thể tập trung vào các bài
học.Chính tình trạng căng thẳng kéo dài đã làm nhiều học sinh có chỉ số IQ bình
thường, thậm chí thông minh nhưng vẫn là những học sinh dốt. Một số bậc phụ
huynh đưa trẻ đến Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 với tâm trạng rất buồn vì cho rằng
con họ chậm phát triển. Họ kể con họ học rất kém so với bạn bè trong lớp.
4. Ảnh hưởng của tâm lý lo sợ đến dạy học

Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt lo lắng là một trạng thái tâm lý tích
cực, nó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Tuy nhiên, nếu lo

NHÓM 3

Trang10


lắng quá mức thì nhìn chung không tốt và khi đó nó sẽ chuyển sang trạng thái tâm
lý khác.
Trái lại, lo sợ và sợ hãi thì có các tác dụng tiêu cực sau:
+ Hạn chế hiệu quả và chất lượng công việc. Trong quá trình dạy học khi học
sinh có tâm lý lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu, năng lực nhận thức
của các em.
+ Ít sáng kiến và sự độc đáo
+ Sự lo sợ sẽ làm tê liệt năng lực thể hiện, năng lực sáng tạo, năng lực học tập của
học sinh, những học sinh hay lo sợ thường do dự và luôn bị ức chế. Thậm chí có
nhiều trường hợp bị rối loạn tâm lý.
+ Trạng thái hồi hộp, lo lắng, thiếu tự tin, bởi vì khi lo sợ thần kinh của trẻ
luôn ở trong trạng thái ức chế và do đó nhanh chóng dẫn đến tình trạng mệt mỏi,
làm cho năng lực tư duy sáng tạo và tính năng động trong quá trình học tập dần
dần bị tê liệt.
+ Học sinh rụt rè, thiếu năng động, thiếu sáng tạo, thiếu khả năng sáng tạo
trong khi xử lý các tình huống trong học tập và trong thực tế.
+ Luôn tìm cách đối phó, thụ động và luôn tìm cách lẩn tránh. Do đó, các em
không dám bộc lộ những hiểu biết, quan niệm, ý kiến của bản thân vì sợ thầy đánh
giá, bạn bè chê cười…
+Tuy nhiên tâm lý lo sợ trong những tình huống khó khăn cụ thể cũng có
những phản ứng kịp thời và đúng đắn giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ, thu được kết
quả như mong muốn. Lập luận này chỉ đúng với người có ý chí cao, trong trường

hợp này lo sợ có tác dụng tích cực.
+Nhìn chung tâm lý lo sợ và sợ hãi gây tác dụng tiêu cực đến tâm sinh lý và
sức khoẻ của học sinh. Theo thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn
phòng Tư vấn Trẻ em TP, mỗi năm nơi này tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn, trong đó
NHÓM 3

Trang11


45% trẻ bị sức ép trong học tập. Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng
nặng nề.Nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy.
Với nữ là nguy cơ tự tử! Và, hầu như các em đều mất lòng tin, tình cảm dành cho
cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành. Đặc biệt với trẻ em cần được
cân bằng về tâm lý, trí tuệ và cảm xúc, mới có thể phát triển bình thường. Ngược
lại, khi phải tiếp nhận một chương trình học quá sức, lại thiếu sự thông cảm và hỗ
trợ tinh thần từ người lớn, thì sự rối loạn tâm lý ở trẻ là điều tất yếu. Thay vì tạo
môi trường học tập, vui chơi phù hợp, hoặc giảm áp lực học tập khi trẻ có dấu hiệu
phát bệnh, phụ huynh thường không chấp nhận, chống đối quyết liệt kết quả khám
bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Do đó từ những triệu chứng báo động ban đầu như
khó ngủ, nhức đầu, cáu gắt, nói dối, nói nhảm... HS đã đi đến chỗ bị rối loạn hoạt
động tâm thần.
5. Một số biện pháp khắc phục
5.1. Nhà trường- Giáo viên
Trong quá trình dạy học bằng cách này hay cách khác, giáo viên cần phải làm cho
học sinh giảm được những lo sợ không đáng có, để khuyến khích học sinh tự giác
bộc lộ quan niệm của mình. Muốn thế trước hết cần phải tạo ra và duy trì được
không khí dạy học thường xuyên trong lớp, đó là môi trường sư phạm tốt để giải
phóng sự lo sợ. Khi lo sợ được giải phóng thì hứng thú học tập của học sinh sẽ có
điều kiện hình thành và phát triển tốt hơn. Như vậy không khí dạy học, động cơ
học tập, hứng thú học tập và việc giải phóng sự lo sợ có mối quan hệ qua lại rất

mật thiết với nhau.
- Tạo môi trường học tập tích cực. Xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
- Tạo không khí thoái mái trong các buổi học.
NHÓM 3

Trang12


- Giúp những học sinh nhút nhát kết bạn với những học sinh khác, khuyến khích
chúng tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động ở trường.
- Kiềm chế bản thân, kiên trì, mềm mỏng.
- Thường xuyên trao đổi, gặp gỡ phụ huynh.
- Luôn công bằng trong khen thưởng và kỷ luật, tin tưởng vào học sinh, khen chê
đúng lúc đúng chỗ.
- Luôn gần gũi giúp đỡ các em đúng lúc, hãy trở thành người bạn, người anh,
người chị hoặc thậm chí có thể là cha, mẹ của chúng.
5.2.Đối với gia đình
Cần hiểu con cái nhiều hơn. Nói chuyện với trẻ về các tình huống chúng bị bắt nạt.
Thông báo cho giáo viên và cán bộ nhà trường về bất cứ sự quan tâm lo lắng nào.
Tạo không khí gia đình ấm cúng, hòa thuận, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
- Tạo môi trường học tập, lao động phù hợp.
- Quan tâm nhắc nhở, động viên kịp thời, đúng lúc.
- Không nên tạo áp lực về học tập và thi cử cho con cái.
- Động viên và khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ tinh thần.
- Khuyến khích con mình viết nhật ký về những lo lắng và suy nghĩ của mình. Tạo
điều kiện cho con mình phát triển năng lực riêng của mình như vẽ hoặc làm một
tác phẩm nghệ thuật nào đó. Hoặc những sở thích nhiều khi không giống ai cũng
được miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học.
- Tìm kiếm nguồn trợ giúp thêm như: gia sư, trung tâm tư nhân…

NHÓM 3

Trang13


- Thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên để có cách giáo dục phù hợp.
- Khuyến khích học sinh nói về những người lớn mà chúng tin tưởng. Liệt kê danh
sách những thứ mà học sinh không thích ở trường. Tham gia vào các bài tập thư
giãn, khuyến khích học sinh tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
6.LIÊN HỆ THỰC TẾ
SỰ LO SỢ CỦA HỌC SINH TRƯỚC CÁC KÌ THI
6.1. Thực trạng sự lo sợ của học sinh trước các kỳ thi
Một cuộc khảo sát về thực trạng sự lo sợ của học sinh trước các kỳ thi thì kết quả
là, đa số các em đã đưa ra các lý do sau:
- Sợ không thể đạt điểm cao; gặp phải vấn đề về ngôn ngữ trong cách diễn đạt; sợ
quên; không hiểu hoặc không biết cách trả lời câu hỏi; sợ làm bài không kịp... ; sợ
thi trượt.
- Sợ đến phòng thi muộn giờ ( do kẹt xe, ngủ quên..); gặp phải vấn đề về chỗ ở
trong quá trình đi thi...
- Sợ vấn đề đổi mới đề thi, cách thi...
6.2. Giải pháp cụ thể nhằm hạn chế sự lo sợ của học sinh trước các kỳ thi
Làm thế nào để giảm bớt nỗi lo sợ của học sinh? Các giải pháp đưa ra cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ở phạm vi nhà trường,
chính giáo viên sẽ đóng vai trò tiên phong, còn các học sinh thì cần phải có trách
nhiệm hơn.
Giáo viên cần đóng vai trò tiên phong trong việc làm giảm bớt nỗi lo sợ của các em
bằng cách:

NHÓM 3


Trang14


 Trong quá trình dạy học nên đổi mới PP DH nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ
động học tập, nghiên cứu của HS, giúp HS yêu thích các môn học.
 Tập trung hơn nữa vào các dạng câu hỏi kiểm tra để cho học sinh làm quen
 Giải thích và ôn tập lại những định nghĩa quan trọng trước khi thi
 Giới hạn chương trình ôn thi
 Cung cấp cho học sinh dàn ý đại cương rõ ràng hơn
 Cung cấp nhiều câu hỏi trước kì thi và đưa cho học sinh những câu trả lời mẫu
 Tìm hiểu, cập nhật những thông tin chính xác về đổi mới kì thi để hướng dẫn
học sinh ôn tập kịp thời.
 Chia sẽ với học sinh bài học kinh nghiệm trong việc lập một thời gian biểu học
tập hợp lý, cách trình bày một bài thi viết, cách làm một bài thi trắc nghiệm, cách
kiểm soát thời gian khi làm bài, cách bình tĩnh,trấn an bản thân trước các tình
huống bất ngờ, và quan trọng hơn là gửi đến các em một thông điệp: "kết quả kì thi
kiến thức không phải là tất cả đối với cuộc sống của các em".
6.3. Kết luận
Sự lo sợ của học sinh trước các kỳ thi cần được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý, bên
cạnh tiêu cực thì cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với nỗi lo sợ của các em:
các em thấy rằng nó buộc các em phải nắm chắc môn học, cân bằng thời gian tốt
hơn, cẩn thận hơn và tập trung hơn. Tất nhiên có rất nhiều cách để giải thích vấn đề
phức tạp này, chẳng hạn như kiến thức trước của học sinh, sự nhanh nhạy và
thông minh của học sinh cũng ảnh hưởng tới sự thể hiện của các em.Và giáo viên
cần nhận thấy nhiệm vụ phải tìm hiểu thêm nữa về sự “lo sợ” này của học sinh.

NHÓM 3

Trang15



KẾT LUẬN

Sự lo sợ của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học nên giáo
viên cần nhận thấy nhiệm vụ phải tìm hiểu thêm nữa về sự “lo sợ” của
học sinh. Đưa ra các phương pháp khắc phục về chứng lo sợ của học
sinh để giúp các em học tập tốt nhất và có phương pháp giáo dục phù
hợp để tăng khả năng nhận thức và trách nhiệm của học sinh. Để các em
thấy được niềm vui và sự thoái mái trong quá trình học tập góp phần
phát triển một cách toàn diện mọi mặt cho học sinh.

NHÓM 3

Trang16


Tài liệu tham khảo
TS. Lê Văn giáo. Nghiên cứu quan niệm của học sinh về một số khái niệm
vật lý trong phần quang học, điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường
trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ. Vinh, 2001.
TS. Trần Đức Vượng. Một số vấn đề dạy học hiện đại. Hà Nội, 2005.
Tài liệu từ mạng internet.

NHÓM 3

Trang17




×