Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.84 KB, 24 trang )

Trường THCS Lê Quý Đôn

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra, đánh
giá, hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghê thông tin và
ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định
sự phát triển của ngành giáo dục.
Thực hiện nghị định số 64/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 10/04/2007 ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chỉ thị số 55/CT-BGDDT ngày
30/9/2008 tăng cường giảng dạy đào tạo, ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2008-2012;
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20/10/2008 của
Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học về CNTT số 820/VP-SGD&ĐT
ngày 29/9/2008 của Sở giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục tỉnh đã phát động phong
trào “đẩy mạnh ứng dụng CNTT” là mốc để đánh giá sự phát triển CNTT của từng đơn
vị, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí sự cần thiết của CNTT trong giáo dục, tạo nên
sự đột phá về CNTT.
Song song với sự phát triển CNTT thì cơ sở vật chất (CSVC) về thiết bị CNTT
không thể thiếu, nó quyết định đến sự phát triển về việc ứng dụng CNTT trong môi
trường giáo dục hiện nay.
Vấn đề đổi mới, cải cách giáo dục thì việc tăng cường đồ dùng dạy học, các
thiết bị, phòng học bộ môn,… là một nhu cầu thiết yếu. Đa số các trường học hiện nay
nhất là các trường được đầu tư xây dựng thời gian gần đây đã được xây dựng thêm
một số phòng bộ môn để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy với đầy đủ các thiết bị như:
Phòng Nhạc, Phòng Mỹ thuật trong đó có Phòng Tin học,…
Ngày 17 tháng 07 năm 2009 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành Quyết định Số
37/2009/QĐ-BGDĐT “Ban hành Quy định về phòng học bộ môn”


Để thực hiện tốt “Quy định về phòng học bộ môn” trong đó có phòng tin học thì
việc bảo quản và sử dụng phòng học bộ môn mà trong đó giáo viên quản lý phòng bộ
môn đóng vai trò chính đó là một trong những yếu tố không thể thiếu. Vậy làm cách nào
để quản lý phòng bộ môn tin học tốt, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được chi phí cho
nhà trường đó là điều cần phải quan tâm.
Qua tham khảo một số trường có giảng dạy bộ môn tin học trong đó có trường
THCS Lê Quý Đôn, thì việc quản lý và bảo quản phòng thiết bị tin học còn hạn chế, cả
về chuyên môn quản lý thiết bị tin học cũng như cách sử dụng và bảo quản chưa đảm
bảo.
Ý thức được điều đó trong quá trình công tác tại Trường THCS Lê Quý Đôn.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã rút ra được
những kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng học bộ môn Tin học, tôi xin
trình bày để cùng các bạn đồng nghiệp chia sẽ và đóng góp để công tác quản lý
Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:1


Trường THCS Lê Quý Đôn

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

phòng bộ môn Tin học ngày càng tốt hơn.

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Việc nâng cao quản lý phòng bộ môn tin học trong nhà trường là một trong những
vấn đề được nhà trường và ngành giáo dục quan tâm. Cũng như sử dụng phương pháp
quản lý nào cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất.
Với đề tài này phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Lê Quý Đôn, phòng bộ môn
Tin học. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các loại biểu mẫu, sổ sách quản lý phòng bộ môn
- Các phần mềm học tập, phần mềm hỗ trợ giảng dạy
- Các thiết bị máy móc, thiết bị điện, PCCC…
- Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học.

3. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát phòng bộ môn tin học trường THCS Lê Quý Đôn.
- Tiến hành thực nghiệm tại phòng bộ môn tin học.
- Kiểm tra, đánh giá trước và sau quá trình thực nghiệm.

Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:2


Trường THCS Lê Quý Đôn

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
1. Nghiên cứu tình hình:
*Thuận lợi:
- Trường THCS Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn huyện Krông
Năng là một trong những trường điểm của huyện, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, Ban
giám hiệu trường cũng như đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy và quản lý, yêu nghề mến trẻ nên chất lượng giáo dục mỗi năm
đều tăng cả về chất lượng cũng như số lượng.
- Được sự chỉ đạo của ngành, sự quan tâm của Đảng ủy chính quyền địa phương
và hội phụ huynh học sinh đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ đã tạo thuận lợi cho
việc dạy và học trong trường.

*Khó khăn:
- Do trường được thành lập đã lâu nên một số trang thiết bị đã cũ, lỗi thời và
không đồng bộ trong đó có trang thiết bị môn tin học nên việc quản lý phòng bộ môn
gặp nhiều khó khăn.
- Giáo viên quản lý phòng bộ môn tin học chưa qua đào tạo chính quy…
2. Thực trạng tình hình:
- Năm học 2009-2010 trường có 01 phòng tin học bao gồm 01 bộ máy tính dành
cho giáo viên và 30 bộ máy tính dành cho học sinh, nhưng thực tế chỉ hoạt động được
18 bộ máy tính dành cho học sinh, số máy còn lại không hoạt động được vì lý do hư
hỏng.
- Mỗi lớp thực hành gồm 35 – 45 học sinh, số lượng học sinh nhiều mà số lượng
máy tính thì ít nên kết quả thực hành của học sinh không như mong muốn.
- Đa số giáo viên quản lý phòng bộ môn tin học chuyên trách hoặc bán
chuyên trách đều được đào tạo để dạy lớp, chưa qua học tập chuyên môn nghiệp
vụ, thời gian công tác chuyên trách về quản lý phòng bộ môn chưa nhiều, kinh nghiệm
chưa có. Do đó không thể tránh khỏi một số khó khăn nhất định trong công tác quản lý.
- Một số khó khăn thường gặp của giáo viên quản lý phòng bộ môn Tin học:
+ Chưa có các biểu mẫu quản lý cụ thể như: Sổ tài sản, kế hoạch hoạt
động, lịch sử dụng, sổ đầu bài, số quản lý bảo hành - bảo trì ...
+ Chưa thành thạo việc cài đặt phần mềm, sửa chữa phần cứng.
+ Kiến thức về an toàn điện và PCCC chưa nhiều…
+ Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học còn hạn chế.

Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:3


Trường THCS Lê Quý Đôn


Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

PHẦN THỨ HAI: CÁC GIẢI PHÁP
Xuất phát từ những thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy bộ môn tin học và
quản lý phòng tin học của nhà trường, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và giải pháp
trong việc dạy học và quản lý phòng bộ môn tin học.
1. Giải pháp
- Chi tiết các loại biểu mẫu, số sách: Số quản lý tài sản, Sổ đầu bài, Phiếu kiểm
kê tài sản, Phiếu đề nghị (bảo hành, bảo trì, sửa chữa), Số theo dõi quá trình Bảo
hành - Bảo trì - Sửa Chữa, Lịch sử dụng, Báo cáo định kỳ…
- Chia sẻ một số kinh nghiệm cài đặt các phần mềm học tập, phần mềm hỗ trợ
giảng dạy.
- Một số công tác liên quan đến phòng bộ môn Tin học như: Vệ sinh, PCCC,
an toàn điện…
2. Trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải pháp.
2.1 Các loại sổ biểu mẫu - sổ sách
a. Nội quy phòng bộ môn Tin học
Bất kỳ một cơ quan tổ chức, một phòng ban nào thì nội quy là những cái không thể
thiếu vì nó quy định cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan đó. Đối với phòng bộ môn
tin học cũng vậy, ngoài những nội quy chung của nhà trường thì cũng phải có nội quy
riêng của phòng bộ môn tin hoc.
Nội quy này áp dụng với ba đối tượng: người quản lý phòng bộ môn, giáo viên
giảng dạy và học sinh. Nội quy phải được niêm yết trước và trong phòng bộ môn Tin
học.
Căn cứ theo nội quy của nhà trường, học sinh, cơ sở vật chất phòng bộ môn tin học
mà biên soạn nội quy cho phù hợp. Phải yêu cầu người quản lý phòng bộ môn, giáo
viên giảng dạy và học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, thường xuyên báo cáo cho
ban giám hiệu (BGH) nhà trường để BGH nhà trường nắm bắt và xử lý.
Qua tình hình thực tế của nhà trường tôi đã soạn thảo sơ bộ nội quy phòng bộ môn
tin học để cùng tham khảo.


Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:4


Trường THCS Lê Quý Đôn

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

Phòng GD & ĐT Krông Năng
Trường THCS Lê Quý Đôn

NỘI QUY PHÒNG BỘ MÔN TIN HỌC

I. ĐỐI VỚI HỌC SINH
1. Khi vào phòng máy phải trật tự không được đùa giỡn trong phòng máy.
2. Giữ gìn vệ sinh chung không ăn uống, xả rác bừa bãi trong phòng máy
3. Không viết, vẽ lên tường và các thiết bị máy móc
4. Không tự ý di chuyển các thiết bị máy móc
5. Ngồi đúng vị trí theo sự sắp xếp của giáo viên
6. Bảo vệ, giữ gìn thiết bị tài sản trong phòng máy
7. Khi gặp sự cố về máy phải báo với giáo viên đang giảng dạy
8. Trước khi hết giờ phải thoát hết các phần mềm đã sử dụng trong giờ thực hành
9. Kết thúc buổi học: Kiểm tra, tắt máy và xếp ghế gọn gàng đúng vị trí
II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY
1. Lên lớp trước giờ thực hành ít nhất 5 phút.
2. Mở phòng máy, kiểm tra tài sản hiện có trong phòng máy
3. Khởi động máy tính và kiểm tra hoạt động của các máy tính
4. Nếu máy có hư hỏng trước hoặc sau giờ thực hành phải ghi vào sổ theo dõi

5. Đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học
6. Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội quy
7. Có trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng máy
8. Nếu có mất mát tài sản phải lập biên bản và báo với người quản lý phòng
máy hoặc Ban giám hiệu
9. Kết thúc buổi học: Ngắt toàn bộ hệ thống điện.
III. ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ PHÒNG TIN HỌC
1. Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, kế hoạch, báo cáo…
2. Báo cáo định kỳ tình hình sử dụng phòng cho Ban giám hiệu
3. Kiểm tra tài sản trước và sau khi kết thúc mỗi buổi học
4. Kiểm kê tài sản định kỳ 3 đợt / năm học, đầu năm học, cuối HKI và cuối HKII
5. Kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc trong phòng (2 lần/tuần)
6. Kịp thời xử lý các sự cố máy móc, đảm bảo phòng luôn trong tình trạng tốt nhất.
7. Có kế hoạch bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị trong phòng học
8. Hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy khi có yêu cầu.
BGH
(Đã ký)

Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:5


Trường THCS Lê Quý Đôn

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

b. Các sổ sách quản lý tài sản:
- Cán bộ quản lý phòng học bộ môn tin học phải ghi chép đầy đủ các thông tin về
các loại tài sản thiết bị có trong phòng học bộ môn

- Kiểm kê số lượng tài sản qua các lần (3 lần/năm), mua mới, thanh lý, mất mát
nếu có
- Kiểm soát và báo cáo cho Ban giám hiệu nhà trường theo định kỳ.
- Một số mẫu sổ sách: (tham khảo)
+ Mẫu tem tài sản được dán trên thiết bị có trong phòng thực hành hoặc văn
phòng:

Trường THCS Lê Quý Đôn
Mã số tài sản: PVT-C001
Tên tài sản: CPU máy vi tính
Ngày kiểm kê: 30/08/2009
Lưu ý: Tùy theo các loại thiết bị mà chúng ta đánh mã số tài sản khác nhau và đánh
từ 001 trở lên.
Thí dụ:
Mã số tài sản: PVT- C001 (PVT là Phòng vi tính)
Mã tài sản:
- M002 thì Tên tài sản: Màn hình vi tính.
Mã tài sản:
- K001 thì Tên tài sản: Bàn phím vi tính.
- G004 thì Tên tài sản: Ghế ngồi.
……………………………………….
+ Mẫu ghi số mã tài sản: (tham khảo)
Mã tài sản
PVT-C001
.......
PVP-C001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên)
PVT-K001
.......

PVP-K001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên)
PVT-M001
.......
PVP-M001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên)

Tên tài sản
CPU máy vi tính

Ghi chú
PVT: Phòng vi tính
PVP: Máy tính văn phòng
Dán trước mỗi CPU
PVT: Phòng vi tính

Bàn phím máy vi tính

PVP: Máy tính văn phòng
Dán phía sau bàn phím
PVT: Phòng vi tính

Màn hình máy vi tính

Giáo viên: Phạm Đình Chương

PVP: Máy tính văn phòng
Dán phía sau màn hình

Trang:6


Trường THCS Lê Quý Đôn

PVT-MO001
.......
PVP-MO001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên)
PVT-G001
.......
PVP-G001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên
PVT-B001
.......
PVP-B001
.......
(Mã số đánh từ 001 trở lên
..........................................
..........................................

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

PVT: Phòng vi tính
Chuột máy vi tính

PVP: Máy tính văn phòng
Dán phía sau chuột

PVT: Phòng vi tính

Ghế

PVP: Máy tính văn phòng
Dán phía sau ghế
PVT: Phòng vi tính

Bàn máy vi tính
...............................................
..............................................

PVP: Máy tính văn phòng
Dán phía bên cạnh bàn
...............................................
...............................................

Tổng số: PVT-C001 (dựa vào 3 số cuối để biết tổng số từng thiết bị)
PVP-C001
..........................
..........................
Krông Năng, ngày.......tháng ........năm
KÝ TÊN

Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:7


Trường THCS Lê Quý Đôn


Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

+ Mẫu số quản lý tài sản chi tiết:
Trường THCS Lê Quý Đôn

SỔ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÒNG TIN HỌC
STT

THIẾT BỊ
MÃ SỐ TS

CẤU HÌNH -THÔNG TIN
LOẠI TÀI SẢN

SỐ
LG

NGÀY
KIEM TRA

TÌNH
TRẠNG
KT

SỐ
LG

LẦN KIỂM KÊ…
(…/…/…)

TÌNH
GHI CHÚ
TRẠNG

I. THỐNG KÊ CHUNG TÀI SẢN
Main Intel chip set G31
CPU
E2160 1.8 GHz, Ram
512MB,
HDD 80GB, CD ROM,
Monitor 15", Keyboard,
Mouse, Headphone
Main Intel Xeon server,
CPU
5110 1.6GHz, Ram 2GB,
HDD
80GBx2, CD ROM,
Monitor
15", Keyboard, Mouse,
Headphone

1

Máy vi tính
(Máy học sinh)

2

Máy vi tính
(Máy gv)


3

CPU

Pentium II, III

9

4

Monitor

Màn hình CRT

9

5

UPS

Santak TG:1000

01

6

SWITCH

LinkPro 24 Port


02

7



Quạt điện Sanyo

04

8

Ổn áp

HANSHIN 30KVA

01

9

Bảng từ

1.2m x 3m_Màu xanh

01

10

Bàn vi tính


24 bàn x2 + 1 bàn x 1

25

11

Ghế

Ghế nhựa

50

12

Đèn

Hộp 2 bóng loại 1,2m

04

13

Bình PPCC

Bình khí dùng PCCC

02

...........................


...

...........................

....

14
15

.........................
..
.........................
..

Giáo viên: Phạm Đình Chương

30

20/08/200
9

Tốt

30

Tốt

01


20/08/200
9

Tốt

01

Tốt



9





9



Tốt

01

Tốt

Đủ

Tốt


02

Tốt

Đủ

Tốt

04

Tốt

Đủ

Tốt

01

Tốt

Đủ

Tốt

01

Tốt

Đủ


Tốt

25

Tốt

Đủ

Tốt

50

Tốt

Đủ

Tốt

04

Tốt

Đủ

Tốt

02

Tốt


Đủ

.....

.....

....

.....

.....

......

.......

......

........

.........

30/08/200
9
30/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200

9
20/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200
9
20/08/200
9

Trang:8

Đủ


Trường THCS Lê Quý Đôn
....

.........................
..

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

...........................


II. THỐNG KÊ CHI TIẾT VỀ TÀI SẢN
ST
T
1
2
….
50
51
….
142
143
….
148
149
….
219
220
….
222
223

THIẾT
BỊ
MÃ SỐ
TS
PVTC001
PVTC002
……
PVTM001

PVTM002
……
PVTK044
PVTK045
……
PVTMO001
PVTMO002
……
PVTB023
PVTB024
……
PVTG001
PVTG002

….
271
272
273
….
276
281
282
….

PVTU001
PVTO001
PVTS001
……
PVTQ001
PVTĐ001

PVTĐ002
……

LẦN KIỂM KÊ…
(…/…/…)
SỐ
TÌNH
GHI
LG
TRẠNG
CHÚ

CẤU HÌNH -THÔNG
TIN LOẠI TÀI SẢN

SỐ
LG

NGÀY KIEM
TRA

TÌNH
TRẠNG KT

CPU máy vi tính

01

20/08/2009


Tốt

01

Tốt

CPU máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt



….







Màn hình máy vi tính


01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Màn hình máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt



….








Bàn phím máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Bàn phím máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt



….








Chuột máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Chuột máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt




….







Bàn máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Bàn máy vi tính

01

20/08/2009

Tốt


01

Tốt



….







Ghế xếp

01

0120/08/2009

Tốt

01

Tốt

Ghế xếp

01


20/08/2009

Tốt

01

Tốt

……





….





Bộ lưu điện

01

20/08/2009

Tốt

01


Tốt

Ôn áp

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Switch mạng 24 Port

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt



….








Quạt điện

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt

Đèn

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt


Đèn

01

20/08/2009

Tốt

01

Tốt



….







Giáo viên: Phạm Đình Chương

Trang:9

….

….


….

….

….



….

….


Trường THCS Lê Quý Đôn

Xác Nhận Của Cán Bộ Quản Lý

Giáo viên: Phạm Đình Chương

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

BGH

Trang:10


c. Sổ đầu bài dành cho phòng bộ môn:
Giáo viên giảng dạy ghi lại lịch sử dụng phòng bộ môn, ghi lại tình hình giảng
dạy của giáo viên, ghi lại tình hình máy móc trong một tiết dạy, buổi dạy, theo dõi,
báo cáo định kỳ cho Ban giám hiệu nhằm đảm bảo tiết dạy và giờ dạy của giáo viên.

Mẫu số đầu bài
Phòng GD & ĐT Krông Năng
Trường THCS Lê Quý Đôn

SỔ ĐẦU BÀI
TUẦN:………Thứ:………..Ngày:……năm 2011.
Buổi sáng
Tiết

Tiết
PPCT

Lớp


số

Tên bài dạy

Tình trạng máy tính

Nhận xét của
GV

Ký tên

1
2
3
4

5
Nhận xét:

BGH Kiểm tra
(Ký, đóng dấu)

* Ghi chú: BGH nhà trường sẽ kiểm tra sổ đầu bài cuối mỗi tuần để theo dõi quá
trình sử dụng, tình hình phòng học bộ môn như thế nào để kịp thời sử lý.
Phòng GD & ĐT Krông Năng
Trường THCS Lê Quý Đôn

SỔ ĐẦU BÀI
TUẦN:………Thứ:………..Ngày:……năm 2011.
Buổi chiều
Tiết
1
2
3
4
5

Tiết
PPCT

Lớp


số

Tên bài dạy


Tình trạng máy tính

Nhận xét của
GV

Ký tên


d. Sổ theo dõi tình hình bảo hành, bảo trì
Cán bộ quản lý ghi lại các quá trình bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy
tính và các loại tài sản có trong phòng học bộ môn, theo dõi quá trình sử dụng (tuổi
thọ) của các thiết bị, sau khi theo dõi phải báo cáo định kỳ cho Ban giám hiệu nhà
trường. Căn cứ vào việc bảo hành – bảo trì để BGH có định hướng giải quyết cụ thể
Mẫu sổ:
Phòng GD & ĐT Krông Năng
Trường THCS Lê Quý Đôn

SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH BẢO HÀNH – BẢO TRÌ
ST
T

1

MÃ SỐ
TÀI

GIÁO
VIÊN


BÁO HƯ THIẾT BỊ
NGÀY
BÁO

TÌNH
TRẠNG

ĐỀ
XUẤT

NGÀY
B.TRÌ

PHƯƠNG
ÁN B.TRÌ

TÌNH
TRẠNG

Sửa
chữa
Sửa
chữa
Sửa
chữa
Sửa
chữa
Sửa
chữa
Sửa

chữa
Sửa
chữa
Thay
nguồn

09/09/09

Thay:
Main
Sửa chữa

Tốt

Tốt

09/09/09

Thay:
Main
Sửa chữa

28/09/09

Sửa chữa

Tốt

28/09/09


Tốt

Sửa
chữa
Sửa
chữa
Sửa
chữa

10/01/09

Thay:
Main
Thay:
Main
Thay:
Nguồn,
Main
Thay:
Main
Sửa chữa

Sửa
chữa

20/01/10

PVTC0002
PVTK0046
PVTC0039

PVTMO044
PVTK0045
PVTC0038
PVTC0040
PVTC0041

Thầy Anh

28/08/09



Thầy Anh

28/08/09



Cô Hà

09/01/09



Cô Hà

09/01/09




Thầy Anh

20/09/09

Kẹt phím

Thầy Anh

20/09/09



Thầy Anh

28/09/09



Thầy Anh

28/09/09

Cháy
nguồn

PVTC0042
PVTM0046
PVTC0046

Thầy Anh


28/09/09



Thầy
Chương
Thầy Anh

15/11/09



15/11/09



12

PVTC0045

Thầy
Chương

23/11/09

Hư ổ cứng

….


………….

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

……….

Nhận xét BGH

BẢO TRÌ THIẾT BỊ

………

……….

……..

09/09/09
09/09/09

10/01/09
10/01/09


26/11/09
26/11/09

……..

Thay:
nguồn,
Main
Thay ổ
cứng
………..

Tốt

Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
……..

….

Cán Bộ Quản Lý Phòng Học Bộ Môn
(Ký, xác nhận)



e. Phiếu đề xuất:
Trong quá trình quản lý phòng học bộ môn người quản lý có thể đề xuất sửa
chữa, thay mới, bổ sung thiết bị nếu thiết bị trong phòng học bị hỏng để đảm bảo
phòng bộ môn luôn trong tình trạng ổn định tốt nhất .
Mẫu phiếu
Trường THCS Lê Quý Đôn
Phòng bộ môn Tin học

PHIẾU ĐỀ XUẤT
Số:…../CN-PBMTH
………………………
Ngày:……../……../2011

STT

Mã số

Tên thiết bị

Tình trạng

Nguyên nhân

Đề xuất

Dự trù kinh phí

Ghi chú


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Duyệt của Ban giám hiệu

Người lập

Lưu ý: Khi cán bộ quản lý phòng học bộ môn có đề xuất sửa chữa, thay mới, bổ
sung thiết bị thì phải dự trù kinh phí để BGH nghiên cứu xét duyệt.


f. Báo cáo định kỳ
Người quản lý phòng học bộ môn phải báo cáo định kỳ về việc sử dụng phòng
học bộ môn, tài sản hiện có, tình trạng hoạt động…để tổ bộ môn và BGH có chỉ đạo
kịp thời
Mẫu báo cáo
Trường THCS Lê Quý Đôn
Phòng bộ môn Tin học

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
số:__04__/CN-PBMTH

Đợt 1 - 2011 (13/08/2010- 01/01/2011)
Ngày:01/01/2011
I. TÀI SẢN
ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

THIẾT BỊ

Máy vi tính
(Máy học sinh)
Máy vi tính
(Máy gv)
CPU
Monitor
UPS
SWITCH

Quạt
Ổn áp
Bảng từ
Bàn vi tính
Ghế
Đèn
Bình PPCC
.........................
..
.........................
..

CẤU HÌNH THÔNG TIN
LOẠI TÀI

SỐ
LG

NGÀY
NHẬN

TÌNH
TRẠNG
KHI NHẬN

……………….

30

20/08/2010


Tốt

46

01

20/08/2010

Tốt

01

Tốt

Đủ

Pentium II, II

9

30/08/2010



9



Phòng máy cũ


Màn hình CRT
Santak TG:1000
LinkPro 24 Port
Quạt điện
HANSHIN 30KVA
1.2m x 3m_Màu xanh
24 bàn x2 + 1 bàn x 1
Ghế nhựa
Hộp 2 bóng loại 1,2m
Bình khí dùng PCCC

9
01
02
04
01
01
25
50
04
02

30/08/2009
20/08/2010
20/08/2010
20/08/2010
20/08/2010
20/08/2010
20/08/2010

20/08/2010
20/08/2010
20/08/2010


Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

9
01
02
04
01
01
25
50
04
02


Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Phòng máy cũ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ
Đủ

...........................

...

.....

.....

....

.....


.....

...........................

....

......

.......

......

........

.........

SỐ
LG

LẦN KIỂM KÊ 5
(05/01/2010)
TÌNH
GHI
TRẠN
CHÚ
G
03 máy
Tốt
chuyển
VP (12/01/09)


Cán Bộ Quản Lý Phong Học Bộ Môn
(ký, ghi rõ họ tên)


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
- Lịch sử dụng cố định:
Áp dụng từ ngày: 05/09/2010 - 03/01/2011
Tiết
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5

Thứ 2
Sáng

Thứ 3
Sáng
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Chiều

Chiều

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

1.
STT
1
2
3
4
5

Thứ 4
Sáng


Thứ 5
Sáng

Thứ 6
Sáng

Thứ 7
Sáng

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Chiều

Chiều

Chiều


Chiều

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học
Lớp....Tin học

Lớp....Tin học

Lớp....Tin học

Lịch đăng ký sử dụng

Người SD

Ngày SD


Buổi SD

Trường
Phòng GD
Phòng GD
Phòng GD Tổ
Tin học
Trường

Tháng 10/2010
Tháng 03/2010
Tháng 03/2010
Tháng 08/2010

5 buổi
3 buổi
2 buổi
3 buổi

Tháng 10/2010

5 buổi

Tiết SD

Lớp
GV
GV


14h-17h T7
Tập huqn
giáo án điện
hàng tuần

Hiệu trưởng

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Mục đích SD
Giảng dạy powerpoint
Tập huấn PMIS
Thi Giải toán qua Internet
Tập huqn Internet
Tập huấn giáo án điện tử

Người lập

Trang:15


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

2.2. Cài đặt máy vi tính
Vấn đề cài đặt phần mềm vào máy tính hầu như các cách cài đặt đều tương tự
như nhau tùy theo từng phần mềm mà người quản lý phòng học bộ môn tin học sẽ tiến
hành cài đặt. Vì vậy việc hướng dẫn cài đặt tôi sẽ không nêu lên trong đề tài này mà
chỉ nêu lên chức năng và tải phần mềm từ địa chỉ trên mạng Internet về cài đặt. Việc

cài đặt hệ điều hành cùng các phần mềm cho máy tính là không thể thiếu trong công
tác quản lý phòng bộ môn Tin học.
a. Phần mềm học tập
Hệ điều hành Windows và Microsoft Office là chương trình nội dung giảng dạy
trong Quyển I, Quyển II tin học THCS ngoài ra ta cần cài thêm một số phần mềm học
tập khác để dạy học ở cấp THCS.
Sau đây là một số địa chỉ có thể tải trọn bộ phần mềm học tập cho các lớp học cấp
THCS trên Internet.
Phần mềm học tập Quyển I - THCS
Link download: />Phần mềm học tập Quyển II - THCS
Link download: />Phần mềm học tập Quyển III- THCS
Link download: />Phần mềm học tập Quyển IV - THCS
Link download: />b. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy
Hiện nay nhìn chung trong các phòng bộ môn tin học đều cài đặt phần mềm
Netop School và giáo viên giảng dạy Tin học không còn xa lạ với phần mềm hỗ trợ
giảng dạy này. Nhũng phòng máy có nối mạng LAN thì người quản lý phòng máy
nên cài phần mềm này để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, ta có thể tải
phần mềm này từ inetrnet ở địa chỉ:
Download tài liệu: />Download phần mềm: />c. Phần mềm trắc nghiệm
Trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh một cách khách quan và trực tiếp ta
có thể cài thêm phần mềm kiểm tra trắc nghiệm và nên dùng những phần mềm đơn giản
và dễ sử dụng.
Tải tài liệu hướng dẫn chi tiết khi cài đặt và sử dụng phần mềm trắc nghiệm trên
mạng internet của tác giả Phạm Văn Trung ở địa chỉ:
Download tài liệu: />Download phần mềm: />d. Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản.
Người quản lý phòng bộ môn Tin học thường gặp phải là lỗi hệ điều hành máy
tính và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì vậy, người quản lý phòng bộ môn Tin
học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm.
Hầu như các máy tính ở phòng bộ môn tin học không có ổ đĩa CD và không đồng
bộ về cấu hình. Nên trong quá trình công tác tôi rút ra một số kinh nghiệm để giải quyết

vấn đề trên cụ thể như sau:
Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:16


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

Bước 1: Đĩa cứng chia thành 3 phân vùng (ổ đĩa C: cài HĐH, D: chứa dữ liệu,
E: chứa bộ ghost và một số phần mềm cần thiết sau khi cài đặt)
Bước 2: Cài đặt hoàn chỉnh một máy tính và đảm bảo không bị lỗi chương trình
sau đó ghost một bản hoàn chỉnh vào đĩa E :
Bước 3: Tiến hành cài đặt phần mềm đóng băng vào đĩa C: và đĩa E có chứa bộ
ghost.
Bước 4: Chép phần mềm NTS boot vào đĩa C: hoặc E: (lưu ý không nên cài đặt
sẵn vì khi ghost sang máy khác sẽ bị lỗi)
Bước 5: Tiến hành ghost ổ đĩa đã cài đặt hoàn chỉnh sang đĩa cứng các máy khác
bằng chức năng Disk to Disk trong chương trình. (việc này sẽ mất thời gian
nhưng chỉ là lần đầu)
Bước 6: Ghost xong tất cả các máy tính ta tiến hành cài đặt phần mềm NTS
Boot. Mục đích để tạo Dual boot menu với sẵn chức năng ghost mà không cần
máy phải có đầu đọc đĩa CD. Như vậy mỗi khi máy tính bị lỗi ta chỉ cần khởi
động chương trình NTS Boot để ghost lại máy tính với bộ ghost có sẵn trong
đĩa E :
Có thể Download phần mềm và tài liệu hướng dẫn NTS Boot 1.4 tại địa chỉ:
/> />* Lưu ý: nếu có đầy đủ điều kiện thì giáo viên quản lý phòng máy nên tìm hiểu
thêm về cách thức ghost máy trong mạng Lan Download tài liệu hướng dẫn
/>Trong quá trình sử dụng máy tính chắc hẳn học sinh sẽ chỉnh sửa một số thông tin

trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm. Để đảm bảo các máy tính luôn trong
tình trạng ổn định thì chúng ta đóng băng máy tính (chỉ cần khởi động lại máy tính là
máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu)
Ưu điểm: Các máy tính sau một phiên làm việc khởi động lại máy ta có được
trạng thái ban đầu như khi chúng ta cài đặt lại máy.
Nhược điểm: Mọi thông tin lưu trữ trong đĩa hệ thống (C:) sẽ không đươc lưu. Vì
vậy khi cài đặt ta nên đưa thư mục My Document sang đĩa D: (vì học sinh thường lưu bài
thực hành ở thư mục My Document)
Hiện nay có rất nhiều phần mềm đóng băng như: Deep Freeze, Shadow Defender,
Returnil Virtual… Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm khác nhau. Có thể tải phần
mềm và hướng dẫn sử dụng Deep Freeze 6.1 ở địa chỉ:
/> />
Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:17


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học

2.3. Công tác PCCC, an toàn điện, vệ sinh phòng máy.
Trong những ưu tiên hàng đầu khi sử dụng các phòng bộ môn nói chung và
phòng bộ môn Tin học nói riêng thì công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), an toàn
điện, vệ sinh phòng máy là điều cần phải quan tâm. Chính vì vậy mà giáo viên quản lý
phòng máy và giáo viên giảng dạy, học sinh phải thực hiện tốt nội quy và cần phải thực
hiện một số vấn đề sau vấn đề sau:
a. An toàn điện & PCCC
- Hệ thống điện (đường dây, cầu dao, ổn áp...), các bình chữa cháy phải được
kiểm tra thường xuyên và bảo đảm các thiết bị này hoạt động tốt.

Giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy phải trang bị các kiến thức cơ bản
về PPCC.
- Trong quá trình thực hành phải mở hết các cửa ra vào để đề phòng trường hợp
có sự cố điện, cháy nổ để học sinh có lối thoát nhanh nhất.
- Chỉ mở hệ thống điện khi đã ổn định lớp và kiểm tra các thiết bị máy móc an
toàn.
-  Trong quá trình giảng dạy khi có bất kỳ sợ cố nào về điện thì phải ngắt toàn
bộ hệ thống điện để kiểm tra và báo với giáo viên quản lý phòng để xử lý. Ghi vào sổ
quản lý của phòng về các sự cố về điện để giáo viên quản lý phòng xử lý.
-  Trong giờ giảng dạy của giáo viên phải đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ cho
học sinh như: cho học sinh mang dép khi vào phòng, không mang vật dễ cháy nổ vào
phòng, không mang nước uống vào trong phòng, khi ngồi học phải đúng tư thế và gác
chân lên ghế để cách điện, học sinh không được tự ý mở các thiết bị có sử dụng điện
(cầu dao, ổn áp,…)
- Sau khi kết thúc buổi học phải tắt ổn áp, cúp cầu giao để ngắt toàn bộ hệ thống
điện trong phòng.
b. Vệ sinh phòng máy
Để đảm bảo phòng bộ môn luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các máy tính phải
được vệ sinh thường xuyên thì giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy, học sinh
phải cùng nhau góp phần vào việc giữ gìn này.
- Giáo viên quản lý phòng: phải thường xuyên vệ sinh phòng , vệ sinh máy tính
(2 tuần/1 lần)
- Giáo viên giảng dạy: giữ gìn vệ sinh chung của phòng trong quá trình giảng
dạy. Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy về vệ sinh phòng. Khi có học sinh
vi
phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay.
- Giáo viên quản lý phòng bộ môn, giáo viên giảng dạy và học sinh: Tuyệt đối
tuân thủ các nội quy của phòng và của trường đề ra.

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương


Trang:18


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ

Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng trong công tác quản lý phòng bộ môn
tin học tại trường THCS Lê Quý Đôn tôi nhận thấy rằng những tồn tại như tôi nêu ở
phần thực trạng được giải quyết một cách đáng kể cụ thể:
- Các máy tính luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất
- Các thiết bị máy móc luôn được theo dõi, bảo dưỡng tốt
- Hệ thống các hồ sơ sổ sách được ghi chép rõ ràng, cần thận thuận tiện cho việc
theo dõi, kiểm tra, báo cáo.
- Học sinh luôn được học tập trong một môi trường an toàn và vệ sinh tốt
- Với hệ thống các phần mềm hỗ trợ (phần mềm Netop School) giáo
viên
truyền đạt kiến thức cho học sinh hiệu quả hơn. Phần mềm trắc nghiệm giúp giáo
viên nâng cao hiệu quả trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tốt hơn.
- Học kỳ I năm học 2010-2011 số lượng máy tính hoạt động của phòng bộ môn
tin học đã tăng, cụ thể số máy hoạt động là 30 bộ trong đó 1 bộ giành cho giáo viên
giảng dạy và 29 bộ dành cho học sinh, tăng đáng kể so với năm học 2009-2010.
- Đáp ứng được số lượng máy tính hoạt động ổn định cho mỗi lớp học, học sinh
hứng thú trong giờ thực hành dẫn đến chất lượng giờ học thực hành ngày càng nâng cao
rõ rệt
- Giáo viên quản lý phòng bộ môn tin học trình độ quản lý ngày càng nâng
cao, giáo viên giảng dạy yên tâm trong giờ thực hành.
- Một số hình ảnh cụ thể đạt được khi thực hiện các giải pháp trên:

Niêm yết nội quy trước và trong phòng bộ môn Tin học

sổ quản

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Các loại


Trang:19


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học
Các phần mềm cài đặt vào máy tính

Phần mềm Netop School

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:20


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học
KẾT LUẬN

I. Tóm lược giải pháp

- Sau thời gian quản lý phòng bộ môn Tin học tôi đã thực hiện theo mô hình trình
bày ở trên và rút ra được một số kết luận như sau:
Để quản lí tốt phòng học bộ môn các trường cần:
- Tăng cường nhờ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trong việc quản lí
phòng học bộ môn đặc biệt là quản lí phòng bộ môn tin học.
- Nâng cao sự nhận thức trong giáo viên, học sinh về việc sử dụng, bảo quản thiết bị
máy móc trong phòng học để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện.
- Quản lí phòng tin học thật chặt chẽ bằng nội quy, các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể,
đồng bộ giữa các giáo viên dạy môn tin học và cán bộ phụ trách phòng bộ môn.
- Cập nhật thường xuyên các phần mềm mới, bổ ích phục vụ cho môn tin học cũng như
dùng trong công tác sửa chữa, bảo quản máy vi tính.
- Cùng với bảo vệ, giáo viên và học sinh làm tốt công tác vệ sinh và an toàn về điện
cũng như công tác phóng chống cháy nổ trong trường.
II. Phạm vi áp dụng:
Qua tình hình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng các giải pháp trên để
đem lại hiệu quả quản lý cho các phòng học bộ môn tin học trong các nhà trường từ bậc
tiểu học, THCS và THPT.
III. Kiến nghị:
1/ Đối với trường:
- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để có nguồn lực từ phụ huynh học
sinh trong việc trang bị cơ sở vật chất trường học đặc biệt là bổ sung máy tính phục vụ
cho dạy và học.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục, tăng
cường hơn nữa các thiết bị CNTT hiện đại phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trong huyện
nhà.
2/ Đối với phòng giáo dục:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn quản lý thiết bị CNTT, các phần mềm ứng
dụng trong học tập đến tất cả các giáo viên có sử thiết bị CNTT trong các trường.
- Nên tổ chức các hội thảo, chuyên đề về các điển hình tốt trong công tác bảo quản
phòng học bộ môn để nhân rộng kinh nghiệm và tạo điều kiện cho các trường học

hỏi để làm tốt hơn công tác này.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả tại
trường THCS Lê Quý Đôn. Tôi hy vọng sẽ phần nào bổ sung các kiến thức về việc
quản lý phòng bộ môn Tin học nói riêng và các phòng bộ môn khoa học khác nói
chung ngày càng phong phú và đa dạng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Krông Năng 2011
Người Thực Hiện
Phạm Đình Chương

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:21


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÀO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tin học Quyển I, II, III, IV dành cho THCS.

Trang web:
Tài liệu hướng dẫn và sứ dụng phần mềm Netop School.
Tài liệu hướng dẫn và sứ dụng phần mềm Netop School.
Tài liệu hướng dẫn và sứ dụng phần mềm trác nghiệm của Pham Văn
Trung.
Tài liệu hướng dẫn và sứ dụng phần mềm Deep Freeze 6.1.
Tài liệu hướng dẫn và sứ dụng phần mềm NTS Boot 1.4
Tham khảo SKKN của tác giả Nguyễn Đức Tuấn
Một số tài liệu trên Internet...

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:22


Sáng kiến kinh nghiệm

Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học
MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG: ...............................................................3
1. Nghiên cứu tình hình ......................................................................................3
2. Thực trạng tình hình .......................................................................................3
PHẦN THỨ HAI: CÁC GIẢI PHÁP .................................................................4
1. Giải pháp ...................................................................................................... 4
2. Trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải ............................................ 4
2.1.Các loại sổ biểu mẫu - sổ sách................................................................... 4
a. Nội quy phòng bộ môn Tin học .................................................................4
b. Các sổ sách quản lý tài sản:.......................................................................6

c. Sổ đầu bài dành cho phòng bộ môn ...........................................................10
d. Sổ theo dõi tình hình bảo hành, bảo trì .......................................................11
e. Phiếu đề xuất:...........................................................................................12
f. Báo cáo định kỳ .........................................................................................13
2.2.Cài đặt máy vi tính...................................................................................15
a. Phần mềm học tập......................................................................................15
b. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy .......................................................................15
c. Phần mềm trắc nghiệm ..............................................................................15
d. Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản..................................15
2.3.Công tác PCCC, an toàn điện, vệ sinh phòng máy ................................17
a. An toàn điện & PCCC .............................................................................17
b. Vệ sinh phòng máy ..................................................................................17
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ...............................................................................18
KẾT LUẬN:.........................................................................................................20
1. Ưu điểm.........................................................................................................20
2. Hạn chế..........................................................................................................20
3. Phạm vi áp dụng.............................................................................................20
4. Kiến nghị........................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................21

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:23


Sáng kiến kinh nghiệm

Cơng tác quản lý phòng bộ mơn Tin học

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC


Cấp cơ sở:
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Cấp huyện:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Giáo viên thực hiện: Phạm Đình Chương

Trang:24



×