Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHÃN LỒNG TẠI XÃ HỒNG NAM, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.81 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------***---------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU
THỤ SẢN PHẨM NHÃN LỒNG TẠI XÃ HỒNG NAM,
THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

Tên sinh viên

:

Bùi Thị Hường

Chuyên ngành đào tạo

:

PTNT & KN

Lớp
Niên khóa

:
:

PTNT & KN – K51
2006 - 2010



Giáo viên hướng dẫn

:

ThS. Quyền Đình Hà

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện để tài.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Bùi Thị Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này

tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể Quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã
Hồng Nam và các hộ sản xuất, chế biến nhãn trên địa bàn xã, đã tạo điều kiện
hết sức thuận lợi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của
mình tới thầy giáo ThS. Quyền Đình Hà đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn là
nguồn động viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Bùi Thị Hường

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phát triển về nhu cầu tiêu dùng
đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa và đa dạng về chủng loại. Vì vậy, phát triển
những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những hướng phát
triển bền vững cho nền nông nghiệp.
Nhãn lồng là loại quả đặc sản của Hưng Yên và có giá trị kinh tế cao. Uy tín
và chất lượng của nó đã được khẳng định từ rất lâu trong lòng người tiêu dùng và

được lưu truyền đây là loại quả được dùng để tiến vua thời xưa.
Hồng Nam là một xã thuộc tỉnh Hưng Yên, được xem là vùng đất tổ của cây
Nhãn lồng, tại đây hiện còn tồn tại những cây nhãn hơn trăm tuổi do nơi đây có
điều kiện khí hậu và chất đất rất phù hợp với cây nhãn. Những năm gần đây nhận
thấy được hiệu quả kinh tế và thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
tỉnh, hiện nay Hồng Nam có gần 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trồng
nhãn. Bên cạnh những mặt thuận lợi việc tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng của Hồng
Nam đang gặp phải những khó khăn. Để hiểu rõ hơn về những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã
Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”.
Với mục tiêu chính là: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm Nhãn lồng tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, từ đó đè
tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ Nhãn lồng.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, đề tài chọn điểm nghiên cứu tại xã Hồng Nam
do đây được coi là một trong những vùng sản xuất nhãn trọng tâm của tỉnh Hưng
Yên, trong xã có HTX Nhãn lồng Hồng Nam hoạt động khá hiệu quả; phương pháp
thu thập thông tin sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài bao gồm thu thập thông tin đã công bố là những thông tin về địa
bàn nghiên cứu, một số lý luận và phương pháp thu thập thông tin mới như chọn
mẫu nghiên cứu, ở đây mẫu được chọn là các hộ sản xuất nhãn, HTX Nhãn lồng
Hồng Nam, cán bộ xã, cán bộ của HTX Nhãn lồng, một số chủ buôn địa phương.
Hộ sản xuất chia làm 2 loại hộ: hộ sản xuất nhãn tươi và hộ chế biến nhãn, mỗi loại
lại chia thành từng nhóm hộ nhóm sản xuất quy mô lớn, trung bình và sản xuất nhỏ;
tiếp theo là phỏng vấn, xin ý kiến các cán bộ xã, chủ nhiệm HTX Nhãn lồng…để

iii



thu thập ý kiến của họ về quá trình tiêu thụ nhãn, những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình tiêu thụ đó của gia đình, địa phương ; đề tài còn sử dụng phương pháp xử lý
thông tin; phương pháp phân tích thông tin bao gồm phương pháp phân tổ thống kê,
phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp SWOT để thấy được những mặt
thuận lợi, những khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm Nhãn lồng tại Hồng Nam. Ngoài ra đề tài còn sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu về sản xuất, chế biến và hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi tiến hành thu thập thông tin, xử lý số liệu và tiến hành phân tích, đề
tài đã thu được những kết quả sau:
(1) Tìm hiểu được thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhãn
trên thế giới và trong nước; thực trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn tại tỉnh Hưng Yên
hiện nay;
(2) Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng tại Hồng Nam nói
chung vẫn chưa ổn định. Sản phẩm nhãn của xã được chia làm 2 loại: nhãn phục vụ
cho ăn tươi và nhãn chế biến (long nhãn).
- Về nhãn ăn tươi: được chia làm 3 loại loại ngon chiếm khoảng 30 - 35%
sản lượng chủ yếu được tiêu thụ bởi những người tiêu dùng có thu nhập cao và để
làm quà biếu với giá nhãn bán khá cao trung bình 22.000 - 25.000 đồng/kg, đầu vụ
có thể lên tới 60.000 – 70.000 đồng/kg; loại nhãn chất lượng khá chiếm khoảng 50 60% sản lượng, có thị trường tiêu thụ là các tỉnh lân cận, và người tiêu dùng địa
phương, với giá bán trung bình là 10.000 - 20.000 đồng/kg; nhãn có chất lượng thấp
chiếm tỷ lệ rất thấp để làm nguyên liệu cho chế biến long nhãn.
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhãn phục vụ cho ăn tươi được thưc hiện trên
4 kênh tiêu thụ chính:
Kênh 1: Hộ trồng nhãn → người tiêu dùng. Lượng nhãn tiêu thụ trên kênh
này chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nhãn toàn xã.
Kênh 2: Hộ trồng nhãn → hộ thu gom → hộ chế biến long nhãn. Lượng nhãn
tiêu thụ trên kênh này khoảng 10% sản lượng nhãn toàn xã.
Kênh 3: Hộ trồng nhãn → HTX Nhãn lồng Hồng Nam → Siêu thị, chợ, các
công ty. Đây là kênh tiêu thụ nhãn đầu tiên mà sản phẩm nhãn được gắn nhãn mác,
ghi rõ nguồn gốc xuất sứ hàng hóa. Tuy lượng nhãn được tiêu thụ qua kênh này còn

rất thấp xong đây là kênh tiêu thụ có khả năng đem lại nhiều lợi ích và ổn định nhất
cho người trồng nhãn.

iv


Kênh 4: : Hộ trồng nhãn → hộ thu gom, chủ buôn trong và ngoài địa phương
→ các chợ đầu mối → người bán lẻ → người tiêu dùng. Lượng nhãn tiêu thụ trên
kênh này là chủ yếu chiếm khoảng 68% sản lượng nhãn toàn xã.
- Về nhãn chế biến: một số năm gần đây do giá long nhãn khá cao do đó
người chế biến đã an tâm sản xuất hơn tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều khó khăn về yếu
tố đầu vào cũng như về thị trường tiêu thụ. Long nhãn được chia làm 2 loại, long
loại I (sau khi sấy xong sản phẩm có hình tròn đều không móp méo, màu hổ phách,
mùi thơm vị ngọt sắc, sờ không dính tay), với giá bán khoảng 130.000 – 140.000
đồng/kg; long nhãn loại II (những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn làm long loại I),
với giá bán khoảng 110.000 – 120.000 đồng/kg.
+ Quá trình tiêu thụ long nhãn chủ yếu trên 3 kênh chính:
Kênh 1: Người chế biến → Xuất khẩu
Kênh 2: Người chế biến → Thu gom, chủ buôn long → Xuất khẩu, tiêu dùng
nội địa. Kênh tiêu thụ này chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, Hồng Kông thông qua
cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chiếm trên 63,4% lượng long nhãn.
Kênh 3: Người chế biến → Người bán lẻ → Tiêu dùng nội địa. Kênh tiêu thụ
nội địa này chiếm khoảng 6,6% chủ yếu là thị trường Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ
Chí Minh…
(3) Tìm hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Nhãn lồng ở Hồng Nam đó là: chất lượng hàng hoá, hệ thống kênh tiêu thụ, bảo
quản chế biến, thị trường tiêu thụ, và một số nhân tố khác (bao bì và nhãn mác, mùa
vụ thu hoạch, sản phẩm cạnh tranh, giá cả, công nghệ và chính sách)
Từ thực tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã và các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình tiêu thụ, đề tài rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình

sản xuất, tiêu thụ và tìm ra kênh tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất cho người sản xuất.
Theo đó là các giải pháp chủ yếu là: giải pháp lựa chọn kênh tiêu thụ, giải pháp về
tổ chức thị trường tiêu thụ, giải pháp về tổ chức phát triển sản xuất và về chính sách
và thể chế.
Qua nghiên cứu này, tác giả hi vọng sẽ tìm ra được kênh tiêu thụ đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất và những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất cho người sản xuất và chế biến sản phẩm Nhãn lồng tại xã Hồng Nam.

v


MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI...................................................................i
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.............................................................i
---------***---------...................................................................................................................i
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP.................................................................................................i
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
NHÃN LỒNG TẠI XÃ HỒNG NAM, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN...i
Tên sinh viên...........................................................................................................................i
:................................................................................................................................................i
Bùi Thị Hường........................................................................................................................i
Chuyên ngành đào tạo.............................................................................................................i
:................................................................................................................................................i
PTNT & KN............................................................................................................................i
Lớp..........................................................................................................................................i
:................................................................................................................................................i
PTNT & KN – K51.................................................................................................................i
Niên khóa................................................................................................................................i
:................................................................................................................................................i

2006 - 2010.............................................................................................................................i
Giáo viên hướng dẫn...............................................................................................................i
:................................................................................................................................................i
ThS. Quyền Đình Hà...............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI...............................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI...........................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI.............................................................ix
DANH MỤC HỘP SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI...............................................................ix
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT.................................................................................x
BQT HTX...............................................................................................................................x
Ban quản trị hợp tác xã...........................................................................................................x
BQ..........................................................................................................................................x
Bình quân...............................................................................................................................x
CC...........................................................................................................................................x
Cơ cấu.....................................................................................................................................x
HTX........................................................................................................................................x
Hợp tác xã..............................................................................................................................x
K.............................................................................................................................................x
Kênh.......................................................................................................................................x
KH & CN...............................................................................................................................x
Khoa học và công nghệ..........................................................................................................x
NN..........................................................................................................................................x
Nông nghiệp...........................................................................................................................x
NN & PTNT...........................................................................................................................x
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.....................................................................................x
NN-NT...................................................................................................................................x
Nông nghiệp - Nông thôn.......................................................................................................x


vi


Max.........................................................................................................................................x
Maximum value (giá trị lớn nhất)..........................................................................................x
Min.........................................................................................................................................x
Minimum value (Giá trị nhỏ nhất).........................................................................................x
UB..........................................................................................................................................x
Ủy ban....................................................................................................................................x
UBND.....................................................................................................................................x
Ủy ban nhân dân.....................................................................................................................x
QĐ..........................................................................................................................................x
Quyết định..............................................................................................................................x
TTCN&XD.............................................................................................................................x
Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.........................................................................................x
TMDV....................................................................................................................................x
Thương mại dịch vụ...............................................................................................................x
THCS......................................................................................................................................x
Trung học cơ sở......................................................................................................................x
TP...........................................................................................................................................x
Thành phố...............................................................................................................................x
trđ...........................................................................................................................................x
Triệu đồng..............................................................................................................................x
TB...........................................................................................................................................x
Trung bình..............................................................................................................................x
T.............................................................................................................................................x
Tháng......................................................................................................................................x
TW..........................................................................................................................................x
Trung ương.............................................................................................................................x

STT.........................................................................................................................................x
Số thứ tự.................................................................................................................................x
SL...........................................................................................................................................x
Số lượng.................................................................................................................................x
ĐVT........................................................................................................................................x
Đơn vị tính..............................................................................................................................x
đ/kg.........................................................................................................................................x
Đồng/kg..................................................................................................................................x
PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................................5
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN.......................................................................................29
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................29
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................43
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................91
PHỤ LỤC.............................................................................................................................93

vii


DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 2.1 Diện tích và số lượng nhãn của một số nước trên thế giới...................................24
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã từ năm 2007 – 2009...............................................32
Bảng 3.2 Tình hình kinh tế của xã Hồng Nam các năm 2007 – 2009..................................35
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất và sản lượng nhãn của xã 2006 – 2009................................43
Bảng 4.2 Lao động trong các hộ ở vùng điều tra.................................................................50
Bảng 4.3 Giá nhãn tại Hồng Nam qua 3 năm 2007 – 2009..................................................53
Bảng 4.4 Một số hoạt động người chế biến.........................................................................54
Bảng 4.5 Hạch toán chi phí và lợi nhuận cho 10 kg long nhãn năm 2009...........................55
Bảng 4.6 Giá bán sản phẩm long nhãn năm 2009................................................................67

Bảng 4.7 Giá bán nhãn tươi tại các thời điểm trong vụ năm 2009.......................................76

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng...........................................7
khi không có trung gian..........................................................................................................7
Sơ đồ 2.2 Trung gian làm giảm mối quan hệ.........................................................................8
Sơ đồ 2.3 Kênh tiêu thụ trực tiếp.........................................................................................11
Sơ đồ 2.4 Kênh tiêu thụ gián tiếp.........................................................................................11
Sơ đồ 2.5 Các kênh phân phối gián tiếp sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng..........................14
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tươi..................................................................46
Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ nhãn chế biến.................................................................................49
Sơ đồ 4.3 Tỷ lệ và kênh đầu ra của hộ trồng nhãn...............................................................51
Sơ đồ 4.4 Tỷ lệ và kênh nguyên liệu đầu vào của người chế biến.......................................56
Sơ đồ 4.5 Tỷ lệ và kênh đầu ra của người chế biến.............................................................57
Sơ đồ 4.6 Kênh đầu vào của tác nhân thu gom, chủ buôn...................................................58
Sơ đồ 4.7 Kênh đầu ra của các tác nhân thu gom, chủ buôn................................................58
Sơ đồ 4.8 Kênh đầu vào của người bán lẻ............................................................................59
Sơ đồ 4.9 Kênh đầu ra của người bán lẻ..............................................................................59
Sơ đồ 4.10 Kênh đầu vào của HTX......................................................................................61
Sơ đồ 4.11 Kênh đầu ra của HTX Nhãn lồng Hồng Nam....................................................61
Sơ đồ 4.12 Kênh tiêu thụ nhãn tươi hợp lý..........................................................................84
Sơ đồ 4.13 Kênh tiêu thụ nhãn chế biến hợp lý...................................................................85

DANH MỤC HỘP SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Hộp 4.1 Khó khăn về nhãn đầu vào cho sản xuất long nhãn...............................................48
“Nhiều năm nhãn mất mùa, nhãn để chế biến không còn mấy nên tôi phải bắt mối từ các
vùng khác. Có năm nhãn được mùa giá nhãn nhập vào chỉ 3.000 - 4.000 đồng /kg, nhưng

năm mất mùa giá nhãn lên tới 7.000 - 9.000 đồng /kg, trừ chi phí nhân công, chất đốt, vận
chuyển, may mắn thì hoà vốn, nhưng chúng tôi vẫn phải làm để giữ mối hàng”................48
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Đăng đội 8, thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam...........................48
Hộp 4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nhãn của hộ trồng nhãn.........................................66
Hộp 4.3 Tình hình bảo quản nhãn trong quá trình tiêu thụ..................................................71
Hộp 4.4 Vấn đề về bao bì và nhãn mác của.........................................................................75
sản phẩm Nhãn lồng Hồng Nam..........................................................................................75

ix


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BQT HTX

Ban quản trị hợp tác xã

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

HTX

Hợp tác xã

K


Kênh

KH & CN

Khoa học và công nghệ

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN-NT

Nông nghiệp - Nông thôn

Max

Maximum value (giá trị lớn nhất)

Min

Minimum value (Giá trị nhỏ nhất)

UB

Ủy ban


UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

TTCN&XD

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

THCS

Trung học cơ sở

TP

Thành phố

trđ

Triệu đồng

TB


Trung bình

T

Tháng

TW

Trung ương

STT

Số thứ tự

SL

Số lượng

ĐVT

Đơn vị tính

đ/kg

Đồng/kg

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định một
phần cũng bởi sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp vốn còn chiếm tỷ
lệ cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi nhằm tận dụng ưu thế và tiềm năng của từng vùng đã tạo ra những
nét mới trong bức tranh của nền nông nghiệp với việc hình thành các vùng
sản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa
lớn. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phát triển về nhu cầu tiêu
dùng đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa và đa dạng về chủng loại. Vì vậy,
phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những
hướng phát triển bền vững cho nền nông nghiệp nước ta.
Nhãn lồng là loại quả đặc sản ở Hưng Yên và có giá trị kinh tế. Quả
Nhãn lồng nơi đây rất to, cùi dầy, trong, da láng mịn, ngọt như đường phèn
đúng như câu nói của nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nhận xét: “Mỗi lần bỏ
vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời
cho” [18]. Ngoài quả nhãn có giá trị cao thì long nhãn là vị thuốc bổ trong bài
thuốc Đông y, long nhãn làm thuốc bổ điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút
kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt [15]. Nhiều tài liệu cho rằng đây là nơi
xuất xứ của Nhãn lồng tiến vua, nhãn ngon từ Hưng Yên đi khắp nơi trong
nước và cả nước ngoài nên có câu ca dao:
Dù ai buôn Bắc bán Đông
Đố ai quên được Nhãn lồng Hưng Yên
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chuyên môn hiện nay toàn tỉnh
Hưng Yên có khoảng 5.500 ha Nhãn lồng đặc sản chất lượng cao. Được mùa
toàn tỉnh thu được khoảng 150 đến 300 tỷ đồng, nhãn được trồng rải rác khắp

1


nơi trong tỉnh nhưng chủ yếu được trồng ở Thị xã, huyện Tiên Lữ, huyện Kim

Động và huyện Khoái Châu.
Xã Hồng Nam (thị xã Hưng Yên) - một xã được xem là đất tổ của
nhãn. Năm 2006, HTX Nhãn lồng Hồng Nam gồm 42 xã viên với trên 5.000
cây nhãn dã được thành lập; tháng 8/2006, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm “Nhãn lồng Hưng
Yên” - “hương vị tiến vua” gồm sản phẩm quả tươi, long nhãn sấy khô và
đóng hộp. Tuy đã khẳng định được tên tuổi nhưng sản phẩm Nhãn lồng Hưng
Yên nói chung và sản phẩm Nhãn lồng tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên nói riêng, vẫn chưa có tiêu chí để người tiêu dùng phân
biệt với các loại nhãn khác nên vẫn xảy ra tình trạng nhãn ở các địa phương
khác giả nhãn mác của Hưng Yên để bày bán. Một nghịch lý khác, khi được
mùa nhãn bội thu người dân xứ nhãn vui mừng bao nhiêu thì nỗi lo đầu ra cho
sản phẩm lại ảm đạm bấy nhiêu. Sản phẩm từ nhãn chưa được khai thác hết
giá trị do thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Để làm rõ bức tranh này câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu của đề tài là:
-

Kênh tiêu thụ Nhãn lồng tại xã Hồng Nam trong những năm qua

hoạt động như thế nào? Hoạt động của các tác nhân trong kênh tiêu thụ?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã?
- Kênh tiêu thụ nào có hiệu quả nhất?
- Biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nhãn
lồng tại xã trong những năm tới?
Để trả lời được các câu hỏi trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng
tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”.

2



1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại
xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn các vấn đề có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu các kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã Hồng Nam,

thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại

xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh hưng Yên
(4) Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ trồng nhãn, HTX Nhãn lồng Hồng Nam cá nhân thu gom, thương
lái, hộ thu gom chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhãn.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Nhãn lồng:
các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
- Nhóm sản phẩm nghiên cứu: Nhãn lồng tươi và nhãn chế biến (long
nhãn)
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Nam, thành phố

Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

3


1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2007-2009.
- Thời gian tiến hành đề tài từ ngày 12/01 đến 26/05/2010.

4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chu trình tái sản xuất. Hàng hóa được
đem tiêu thụ có thể là sản phẩm, hàng hoá hoặc vật tư, dịch vụ cung cấp cho
khách hàng. [4]
b. Khái niệm về kênh tiêu thụ
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu
thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở
hữu các hàng hoá khi chúng được mua, bán qua các tác nhân khác nhau. Một
số người lại mô tả kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các
công ty để cùng thực hiện mục đích thương mại. Các định nghĩa trên xuất
phát từ các quan điểm khác nhau của người nghiên cứu.
Người sản xuất chú ý các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, họ có thể định nghĩa kênh tiêu thụ là

hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau.
Người bán buôn, bán lẻ - những người đang hi vọng họ có được dự trữ
tồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến
chức năng này - có thể quan niệm luồng quyền sở hữu như là mô tả tốt nhất
kênh tiêu thụ.
Người tiêu dùng có thể hiểu kênh tiêu thụ đơn giản: có các trung gian
kết nối giữa họ và người sản xuất sản phẩm. Các nhà nghiên cứu khi quan sát
các kênh tiêu thụ hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới dạng
các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.

5


Kênh tiêu thụ, thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện bán
sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh tiêu thụ là hệ
thống các quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá
trình phân phối hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh tiêu thụ là hệ thống mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong
quá trình mua và bán. Kênh tiêu thụ là đối tượng tổ chức, quản lý như một đối
tượng nghiên cứu để hoạch định những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Các
kênh tiêu thụ tạo nên hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường. [1]
Kênh tiêu thụ là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận
chuyển hành hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói
đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thoả
mãn nhu cầu của người mua và tiêu dùng hàng hoá của người sản xuất. Tất cả
những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của
kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những
trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và

thực hiện các chức năng khác nhau:
- Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá, dịch vụ cho các
trung gian khác như các nhà bán lẻ hoặc những người sử dụng công nghiệp.
- Nhà bán lẻ: Là những trung gian bán hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý và môi giới: Là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
nhà sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các trung gian khác. Trung gian
này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm mà họ có
nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến với nhau.
- Nhà phân phối: Là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường. [2]

6


2.1.1.2 Vai trò, chức năng của tiêu thụ sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm
a. Vai trò, chức năng của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa
sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Là khâu lưu thông hàng hoá, là
cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải quyết định
sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai? Nên tiêu thụ sản
phẩm đòi hỏi là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu
thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức sản xuất, định giá bán sản
phẩm, thiết lập mạng lưới bán hàng, tổ chức quá trình tiêu thụ và tổ chức các
dịch vụ trước, trong và sau bán hàng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. [4]
b. Vai trò, chức năng của kênh tiêu thụ sản phẩm
(1) Vai trò của kênh tiêu thụ
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng hoá đến
người tiêu dùng một cách trực tiếp và gián tiếp, thông qua hệ thống trung gian

để thoả mãn thị trường mục tiêu nhằm đem lại lợi ích hơn, hiệu quả hơn so
với khi họ tự làm. Vai trò chính của trung gian thương mại là làm cho cung và
cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Việc tiêu thụ sản phẩm qua các bộ
phận trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động
xã hội rõ nét, tạo được nhiều lợi thế cho nhà sản xuất.
Không có trung gian thì mỗi nhà sản xuất, mỗi khách hàng cần 3 tiếp
xúc, hệ thống này đòi hỏi cần có 9 kết nối khác nhau.
Nhà SX

Khách hàng

Nhà SX

Khách hàng

Nhà SX

Khách hàng

Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng
khi không có trung gian

7


Thông qua trung gian, mỗi nhà sản xuất, mỗi khách hàng chỉ cần một
lần tiếp xúc, hệ thống này đòi hỏi chỉ 6 tiếp xúc. Theo Nguyễn Văn Quý
(2001) mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng khi có trung gian
tham gia thể hiện theo sơ đồ sau:
Nhà SX


Khách hàng

Nhà SX

Trung gian

Nhà SX

Khách hàng

Khách hàng

Sơ đồ 2.2 Trung gian làm giảm mối quan hệ
Như vậy, thông qua kênh phân phối các bộ phận trung gian, các nhà
sản xuất giảm được đầu tư tiền bạc và nhân lực mà sản phẩm của mình vẫn
đến được tay người tiêu dùng. Mặt khác, người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều
chủng loại sản phẩm hàng hoá thông qua trung gian, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng phong phú hơn. [2]
(2) Chức năng của kênh tiêu thụ:
Nhờ có kênh tiêu thụ mà nhà sản xuất khắc phục được những khó khăn
về khoảng cách, thời gian và địa điểm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Các
trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau với các
mức độ khác nhau, các thành viên của kênh tiêu thụ thực hiện các chức năng
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin cần thiết để thiết lập
chiến lược phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và
dịch vụ.
- Chiêu thị: Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá nhằm
khuyếch trương sản phẩm cần tiêu thụ.


8


- Tiếp xúc: Thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ
với các người mua tiềm năng.
- Đàm phán: Thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong
kênh, thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác nhằm
thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá.
- Tiêu thụ vật phẩm: Vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hoá.
- Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng nhu cầu người mua
như đóng gói, bảo hành.
- Chia sẻ rủi ro: Chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc điều hành
hoạt động của kênh tiêu thụ.
Các chức năng này nhằm thực hiện những giao dịch và hoàn thiện
những giao dịch trong quá trình tiêu thụ. [5]
2.1.1.3 Cấu trúc kênh tiêu thụ và các loại kênh tiêu thụ
a. Cấu trúc kênh tiêu thụ
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức
liên kết khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc
kênh tiêu thụ được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh.
Chiều dài của kênh tiêu thụ được xác định bởi số cấp độ trung gian
trong kênh. Trong hệ thống tiêu thụ hàng tiêu dùng thường có bốn kênh với
các cấp độ trung gian khác nhau.
Bề rộng của kênh đó là sự bao phủ thị trường của các kênh tiêu thụ, nó
được biểu hiện số lượng trung gian ở mỗi cấp độ trong kênh tiêu thụ. Số
lượng trung gian nhiều hay ít phụ thuộc vào việc chọn lựa phương thức phân
phối. Thường có ba phương thức phân phối cơ bản:
(1) Phương thức phân phối rộng rãi: Thường có số lượng trung gian
nhiều, trong trường hợp này doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm tới càng nhiều

người bán lẻ càng tốt, thực hiện chiến lược bao phủ thị trường.

9


(2) Phương thức phân phối độc quyền là phương thức phân phối ngược
với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thì trường chỉ chọn một trung gian
duy nhất. Phương thức phân phối này thường áp dụng cho loại hàng hoá độc
quyền, phương thức này người sản xuất mong muốn người bán tích cực hơn,
đồng thời kiểm soát dễ dàng thay đổi với người trung gian.
(3) Phương thức phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối trung gian và
phân phối độc quyền có nghĩa là nhà sản xuất chỉ chọn một trung gian tiêu
biểu trong mỗi cấp độ kênh phân phối ở từng khu vực thị trường, tạo ra các
kênh phân phối có chất lượng và hiệu quả.
b. Các loại kênh phân phối
Nghiên cứu về kênh tiêu thụ chúng ta có thể thấy có hai kênh tiêu thụ
điển hình đó là: Kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp
(1) Kênh phân phối trực tiếp: là kênh tiêu thụ gắn liền giữa người sản
xuất và người tiêu dùng, là hình thức mà doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng không qua khâu trung gian. Các kênh
tiêu thụ mà liên quan đến việc bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người
tiêu dùng cuối cùng thể hiện sự sắp xếp đơn giản nhất và ngắn nhất.
Việc tiêu thụ trực tiếp doanh nghiệp có thể sẽ có một hệ thống cửa hàng
phong phú, tiện lợi, doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và
thị trường, biết rõ nhu cầu thị trường và kiểm soát được giá cả. Doanh nghiệp
có thể thiết kế và thi hành chính sách Marketing phù hợp đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi để gây thanh thế và uy tín cho doanh nghiệp. Mặt khác với hình
thức này thì hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ không nhanh. Doanh
nghiệp vừa là người trực tiếp sản xuất vừa là người phân phối sản phẩm, do
đó chi phí cho khâu bán hàng sẽ tăng lên, khối lượng hàng hoá lưu thông

chậm và ít, đồng vốn có tốc độ chu chuyển chậm. Khi ấy quản lý về sản xuất,
vốn và về nhân lực sẽ hết sức phức tạp và thiếu chặt chẽ, làm phân tán khả
năng chuyên môn hoá của doanh nghiệp.

10


Nhà sản xuất

Người tiêu dùng

Sơ đồ 2.3 Kênh tiêu thụ trực tiếp
(2) Kênh phân phối gián tiếp: Là kênh phân phối đặc trưng, là người
sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng qua một hoặc một số trung gian
như người bán buôn, các đại lý, người bán lẻ.
Kênh tiêu thụ gián tiếp là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Càng có
nhiều tầng lớp trung gian sẽ khiến cho cầu nối càng dài. Thời gian trên kênh
lâu hơn do đó sản phẩm hàng hoá tới tay người tiêu dùng càng chậm. Tuy
nhiên về một phương diện khác của phân phối sản phẩm thì kênh tiêu thụ gián
tiếp đảm bảo cho sự hình thành một mạng lưới phân phối ổn định, tiến bộ,
hợp lý.
Kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng
Kênh 1 cấp

Kênh 2 cấp

Kênh 3 cấp

Nhà sản xuất


Nhà sản xuất

Nhà sản xuất
Đại lý

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ

Khách hàng tiêu dùng
Sơ đồ 2.4 Kênh tiêu thụ gián tiếp
- Kênh 1 cấp: Có 1 trung gian là các nhà bán lẻ. Loại kênh này được áp
dụng trong một số trường hợp sau:

11


+ Trình độ chuyên doanh hoá và quy mô nhà bán lẻ cho phép xác lập
quan hệ trao đổi trực tuyến với người sản xuất trên cơ sở tự đảm nhận các
chức năng bán buôn. Tuy nhiên không phải bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng áp
dụng được loại kênh phân phối này, thông thường là các loại hình cửa hàng
tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh quy mô đủ lớn hoặc cửa hàng chi nhánh
của liên kết kinh doanh chuyên môn hoá rộng (ở Mỹ còn gọi là cửa hàng
chuỗi xích).
+ Loại hình kênh này được áp dụng cho một số người sản xuất các mặt
hàng tươi sống, chóng hỏng… Trong trường hợp này các đơn vị sản xuất
thường tận dụng ưu thế cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để đảm nhận chức
năng trung gian bán buôn.
+ Một trường hợp đặc biệt của loại kênh cấp 1 này là việc sử dụng các
đại lý, các môi giới tiếp xúc với thương mại bán lẻ; thường áp dụng với

những người sản xuất chuyên môn hoá. Những quy mô nhỏ, không đủ sức
mạnh tài chính để đảm bảo cho các tổ chức tiêu thụ của mình hoặc các đơn vị
bán lẻ không đủ vốn kinh doanh để mua được các lô hàng lớn và thường
xuyên, ổn định trong khi vẫn còn năng lực kinh doanh và vẫn có nhu cầu tiêu
dùng như đa số trường hợp cửa hàng bán lẻ nước ta hiện nay.
Ưu điểm của loại kênh này là một mặt vẫn phát huy được những ưu thế
của loại hình kênh trực tiếp, mặt khác giải phóng cho các nhà sản xuất chức
năng lưu thông để chuyên môn hoá và phát triển năng lực sản xuất của mình
đảm bảo một trình độ văn hoá xã hội cao hơn và ổn định, hợp lý hơn trong
tiếp thị các hàng hoá được sản xuất. Tuy nhiên, loại hình kênh này vẫn bị hạn
chế ở chỗ chưa phát huy triệt để các ưu thế của phân công lao động xã hội
trình độ cao, các nhà sản xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng thương
mại bán buôn và do vậy làm hạn chế trình độ xã hội hoá của lưu thông, hạn
chế chất lượng vận động của hàng hoá, phân bố dự trữ trong kênh không cân
đối và hợp lý. Vì vậy, loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả với một số kiểu

12


cơ sở bán lẻ nhất định, một số mặt hàng đơn giản xác định, trong những
khoảng cách không gian so với điểm phát luồng hàng nhất định, phục vụ cho
một số loại nhu cầu thường xuyên, ổn định của người tiêu dùng xác định. Ở
một số nước tư bản chủ nghĩa phát triển, loại hình kênh phân phối trực tuyến
(cấp 1) chiếm tỷ trọng 55 - 57% với hàng thực phẩm và 18 - 25% hàng phi
thực phẩm, ở các nước Đông Âu tỷ lệ tương ứng là 40 - 45% và 10 -15% [2]
- Kênh 2 cấp: có 2 cấp trung gian là nhà bán buôn và bán lẻ. Là loại
kênh phân phối phổ biến nhất trong phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng tới
cửa hàng bán lẻ độc lập bởi phần lớn các nhà sản xuất hàng hoá này (thuốc lá,
đồ dùng gia đình, ngũ kim, tạp phẩm, hàng hoá học may sẵn v.v…) đều chỉ có
một sản lượng không lớn trong danh mục mặt hàng trên thị trường và cũng

không có khả năng giao tiếp trực tuyến với hàng ngàn cửa hàng bán lẻ được
phân phối rộng khắp trên thị trường tổng thể. Trong những trường hợp này
nhà sản xuất thường tổ chức giao tiếp với các nhà bán buôn để thực hiện việc
mua buôn, tập hợp, chỉnh lý, dự trữ hàng hoá và làm hậu cần cho thị trường
bán lẻ tổng hợp thậm chí ở các vùng xa xôi so với điểm phát luồng.
- Kênh 3 cấp: Có 3 cấp trung gian là đại lý đến nhà phân phối và nhà
bán lẻ. Dạng kênh phân phối đầy đủ này đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công
lao động xã hội về lao động cả giữa sản xuất và lưu thông và trong nội bộ lưu
thông; cho phép xã hội hoá tối đa hoạt động thương mại trên mọi vị trí thị
trường bán lẻ và ở mọi điểm phân bố dân cư. Cần lưu ý rằng quy mô và sự
chuyên môn hoá sản xuất càng cao, cơ cấu mặt hàng càng phức tạp, trình độ
xã hội hoá thị trường càng lớn thì quy mô loại hình kênh này càng lớn và vai
trò điều chỉnh luồng hàng, vận động vật lý của trung gian bán buôn càng cao.
Mặt khác, loại hình kênh này cũng chứa đựng những mạo hiểm và hạn chế
trên nhiều mặt nếu không được tổ chức và điều hành tinh vi, hợp lý và khoa
học, kéo dài bất hợp lý thời gian lưu thông làm phân đoạn, phân nhánh luồng
hàng của kênh, gây khó khăn trong việc kết hợp các dòng thành tố của kênh,

13


có nguy cơ tăng chi phí tổng cộng của phân phối nhất là trong điều kiện vận
hành kênh theo cơ chế quan liêu, bao cấp. Trong loại hình kênh dài dạng đầy
đủ cần đặc biệt quan tâm và sử dụng hợp lý trung gian chức năng của môi
giới. Với tư cách là một đơn vị kinh doanh hợp thức, các công ty môi giới có
các chức năng sau: thông tin Marketing thương mại, chắp nối các giao dịch
thương vụ trực tiếp, điều hoà và thúc đẩy các thương lượng thương mại, kích
thích sức mua và sức bán trên kênh tiêu thụ.
Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng
So với các kênh hàng tiêu dùng cá nhân, kênh hàng hoá sản phẩm nông

nghiệp có số lượng kênh nhiều hơn và có một số kênh gián tiếp nhìn chung
dài hơn [2].
K1

K2

SXNN

SXNN

Thu gom

K3

K4

K5

SXNN

SXNN

SXNN

Thu gom

Chế biến

Thu gom


Bán buôn

Bán lẻ

K6
SXNN

Chế biến

Người xuất khẩu

Thị
trường
nước
ngoài

Người tiêu dùng

Sơ đồ 2.5 Các kênh phân phối gián tiếp sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng
Trong hệ thống kênh phân phối ở sơ đồ trên có mấy điểm đáng chú ý:
- Một là: tùy theo trình độ chuyên môn hoá, quy mô sản xuất và mức độ
gắn kết với thị trường mà các kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn.

14


×