Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tổng quan dân tộc BruVân Kiều (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 16 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VÊ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU
MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Bru – Vân Kiều ................................................................................... 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng Trọt ........................................................................................................................ 2

2.2.

Chăn Nuôi ........................................................................................................................ 3

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 4

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 4

2.5.



Trao đổi mua bán.............................................................................................................. 5

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 5
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 5

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 6

3.3.

Y phục .............................................................................................................................. 8

3.4.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 9

3.5.

Phương tiện vận chuyển ................................................................................................... 9

3.6.

Ngôn ngữ ........................................................................................................................ 10

3.7.


Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................................... 11

3.8.

Lễ hội.............................................................................................................................. 12

3.9.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................... 13

3.10.

Tập quán sinh đẻ và nuôi con ..................................................................................... 15

3.11.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 15

3.12.

Văn nghệ dân gian. ..................................................................................................... 16

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

1. Vài Nét Về Dân Tộc Bru – Vân Kiều
Dân số : 227.716 người (2009)
Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm

ngôn ngữ Môn - Khmer.
Tên gọi khác: người Bru, người Vân Kiều, người
Mang Cong, người Trì hay người Khùa
Nhóm địa phương: Bru, Vân Kiều, Ma Cong,
Trì, Khùa.
Địa bàn cư trú: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế, Đắk Lắk, Thanh Hóa

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bru -Vân Kiều ở Việt Nam
có dân số 227.716 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
Bru-Vân Kiều cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị (55.079 người, chiếm
73,9% tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Quảng Bình (14.631 người,
chiếm 19,6% tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Đắk Lắk (3.348 người),
Thừa Thiên-Huế (1.114 người), Thanh Hóa (38 người).

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng Trọt
Dân tộc Bru - Vân Kiều vổn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát
triển. Xưa kia họ đã từng sinh sống ở miền Trung Lào. Từ khi di cư sang Việt
Nam, sinh sống ở miền tây tỉnh Quảng Trị, nơi có đất đai khá màu mỡ, đồng bào
sống bằng nghề nương rẫy và làm ruộng nước. Làm nương rẫy nhiều hơn làm

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

Dân tộc Bru – Vân Kiều đang cấy lúa mới (Ảnh sưu tầm)


ruộng. Cây trồng chính của đồng bào là cây lúa: lúa nương và lúa ruộng. Công cụ
sản xuất của đồng bào khá thô sơ, gồm có dao phát, rìu, gậy chọc lỗ. Khi chọn
rừng làm rẫy mới, đồng bào có tục, phát một khoảnh nhỏ làm dấu, qua đêm ngủ,
nếu báo mộng thấy điềm lành thì tiếp tục phát rộng ra làm rẫy; nếu báo mộng thấy
điềm gở, đồng bào bỏ đi tìm nơi rừng khác. Dân tộc Bru - Vân Kiều có nông lịch
riêng. Nông lịch của họ được tính theo chu kỳ mặt trăng mọc và lặn. Một năm
chia thành 12 tháng (có năm nhuận), mỗi tháng có 30 ngày (có tháng đủ, tháng
thiếu). Nông lịch được thực hiện như sau: phát rẫy vào tháng hai, tháng ba, tháng
tư đốt rẫy, tháng năm tra hạt; tháng chín, tháng mười là mùa thu hoạch - tuốt lúa.
Cây lương thực chính là cây lúa. Song bên cạnh cây lúa, đồng bào còn trồng ngô,
khoai, sắn.
2.2. Chăn Nuôi
Dân tộc Bru - Vân Kiều chăn nuôi gia súc, gia cầm như các dân tộc khác. Những
con vật được nuôi thông thường là: trâu, bò, lợn, gà. Nuôi gia súc, gia cầm vừa
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

phục vụ cúng bái, vừa góp phần cải thiện đời sống.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống ở rừng, sống nhờ rừng, rừng càng tốt càng mang lại nhiều nguồn lợi
cho dân làng. Đồng bào Bru - Vân Kiều khai phá rừng thành nương, rẫy để sản
xuất; sử dụng cây rừng để làm nhà ở, rào làng, rào vườn, làm công cụ sản xuất.
Trên rừng có nhiều lâm sản: măng tươi, mộc nhĩ, nấm hương, mật ong, các loại
rau củ hoa quả có thể ăn được. Những thứ này được đồng bào khai thác triệt để
mang về phục vụ cho đời sống.
Săn bắt ở đồng bào Bru - Vân Kiều cũng mang lại cho người dân nguồn thức ăn
động vật quan trọng. Theo tập quán, từ khi đốt rẫy cho đến khi thu hoach xong
mùa màng, đồng bào cấm đốt lửa ở bờ sông ven suối; cấm bắt cá, tép, tôm, cua.

Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, cả làng kéo nhau ra sông, suối bắt cá đem về
cúng cơm mới.
2.4. Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công của dân tộc Bru - Vân Kiêu không mấy phát triển. Ở đây
đồng bào không dệt vải, mà chỉ có nghề đan lát. Đồng bào đan gùi, đan mâm, đan
chiếu lá phục vụ nhu cầu gia đình.

Đan lát- nghề thủ công hiếm hoi
còn sót lại của dân tộc Vân Kiều
(Ảnh:sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

2.5. Trao đổi mua bán
Ở vùng đồng bào Bru - Vân Kiều không có chợ búa. Tuy nhiên đồng bào vẫn thực
hiện trao đổi hàng hóa với người Lào và người Kinh. Họ lấy mật ong, nấm hương,
mộc nhĩ... xuống đồng bằng, sang Lào đổi lấy vải mặc, lấy muối, cá mắm.

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Làng của dân tộc Bru - Vân
Kiều tương đối biệt lập
nhau. Họ làm nhà trên các
quả đồi, dọc theo ven suối,
hay dựng làng theo kiểu
hình tròn. Làng dựng theo
bờ sông, bờ suối thường kéo

dài theo bờ sông bờ suối;
còn làng hình tròn thường
được dựng ở một bãi đất
bằng.

Trung

tâm

làng

thường dựng nhà gươl (nhà rông).
Chọn đất dựng làng là việc được đồng bào coi trọng. Người chủ đất hoặc tộc trưởng mới
được đi chọn đất dựng làng. Cũng như chọn đất làm nương, đồng bào tin vào báo mộng.
Nếu mảnh đất đã chọn được coi là tốt, nhưng qua đêm ngủ, báo mộng thấy ăn uống,
người bồng con, kẻ bế cháu hoặc thấy lắm người tàn tật, thì đó là điềm gở, hôm sau lại
phải đi tìm chồ đất khác.
Trong một làng, việc dựng từng ngôi nhà riêng cũng theo một trật tự nghiêm ngặt, nghĩa
là các cây đòn nóc của các ngôi nhà lân cận trong làng không được đâm vào nhau
Làng (vil) Bru - Vân Kiều có nhiều dòng họ (mu) cùng cư trú. Người Bru - Vân Kiều có
tục kết bạn, kết nghĩa (cà lơ). Những người kết bạn có thể là cùng dân tộc, nhưng cũng có
thể là khác dân tộc. Thủ tục kết bạn là làm lễ ăn thề. Họ cắt tiết gà vào rượu cùng uống và
cùng thề: đói no, vui buồn, hoạn nạn, sinh tử có nhau. Sau kết nghĩa, đôi bạn gọi nhau
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

bàng Cà lơ, chứ không gọi nhau bằng tên thật nữa. Đôi bạn cà lơ coi nhau như anh em
ruột thịt.

Đơn vị xã hội của dân tộc Bru - Vân Kiều là làng (vil). Đứng đầu làng là già làng. Già
làng là người có tuổi, có đạo đức chuẩn mực, giỏi lao động sản xuất, thông thạo phong
tục tập quán dân tộc, có thái độ ứng xử tốt, hòa hợp với dân làng. Ngoài già làng - người
trông coi việc đời thường, trong làng còn có thầy cúng lo việc liên quan đến tâm linh cho
dân làng.
Già làng xử lý mọi bất đồng tranh chấp theo luật tục. Mọi chế tài liên quan đến luật tục
đã được định sẵn.
Già làng về cơ bản có tính cha truyền con nối, nhưng cũng có kết hợp sự tín nhiệm của
người dân trong làng. Dân tộc Bru - Vân Kiều có tục cấm người lạ vào nhà khi trong nhà
đang có cúng bái; khách cũng không được vào làng khi trong làng có cúng bái chung,
hoặc có dịch tễ.
3.2. Nhà ở
Nhà ở của dân tộc Bru - Vân Kiều là nhà sàn
có hai mái, lợp bằng lá mây hoặc lá cọ, có
hai cửa đi lại: một cửa dành cho nam giới và
khách, một cửa dành cho phụ nữ. Đầu hồi
hai mái đều được đồng bào buộc chéo những
thanh gỗ nẹp giữ cho mái khỏi bị tốc khi có
mưa bão. Những thanh gỗ này đuợc chạm
khắc hoa văn trang trí đẹp. Đòn nóc các nhà
trong làng không được đâm vào nhau. Bên
trong ngôi nhà được bố trí theo một trật tự nhất định. Nhìn theo hướng ngôi nhà, kể từ
phải sang trái: buồng đầu tiên là chỗ tiếp khách, góc trong có cột thờ ma, tiếp đến là các
buồng ngủ của các thành viên trong gia đình, theo thứ tự: người già, vợ chồng, con cái và
gian cuối cùng là gian để đồ đạc. Mồi buồng cách nhau bởi những tấm liếp tre đan; mỗi
buồng đều có cửa ra vào, nhưng đều không có cánh cửa. Trong nhà thường xuyên có một
bếp để nấu nướng, về mùa đông, đồng bào tạo thêm một bếp phụ ở gian khách để cho
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 16



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

nam giới và khách nam giới sưởi. Mỗi gia đình đều làm thêm nhà nhỏ (kho) để chứa thóc.
Ông cậu thường đảm nhiệm việc dựng nhà cho cháu ngoại.
Tục lệ khi dựng nhà bao giờ cũng dựng cột ma trước. Đồng bào chọn gỗ tốt nhất để làm
cột ma, vì cột này không bào giờ được thay..Khi đào hố dựng cột, người ta lấy nước
ngâm các loại rễ thơm đổ vào đó. Dựng nhà xong trên mỗi chiếc cột treo một cây đèn sáp
(đăng) to. Ông tộc trưởng
lên nhà trước, đem theo một ống nước có ngâm trầm kết. Sau khi khấn vái tổ tiên xong,
ông ta đổ ổng nước đó vào cột thờ ma, rồi đốt lửa, nhóm bếp. Ngọn lửa vào nhà mới này
phải giữ cho cháy liên tục trong ba ngày, ba đêm để “của cải trong nhà sau này mới luôn
được dư dã”. Vào lúc chạng vạng tối của đêm đầu tiên, tộc trưởng còn lấy một cây nứa
con đốt cho héo, đập vào cột nhà tạo thành tiếng nổ to, mục đích là để xua đuổi ma dữ”.
Khi dọn vào nhà để ở, người con trai trưởng trải chiếu gian buồng khách, người vợ của
chủ nhà trải chiếu ở buồng chủ. Chiếu ở gian khách được giải thường xuyên.
Gia đình dân tộc Bru - Vân Kiều là gia đình nhỏ phụ hệ. Con cái sinh ra thuộc dòng cha.
Khi còn nhỏ, chưa lập gia đình các con trai, gái đều được đối xử bình đẳng, cùng lao
động, cùng hưởng thụ. Khi lớn lên, xây dựng gia đình, con trai có quyền thừa kế tài sản
và thờ cúng tổ tiên, con gái không được chia tài sản, nhưng được của hồi môn khi đi lấy
chồng. Khi một gia đình trong mu - dòng họ có công việc như ma chay, cưới xin... các
gia đình khác có nghĩa vụ mang gạo, thịt và sức lao động đến giúp. Trước đây, nếu người
trong mu có kiện cáo với người mu khác, mà thắng cuộc, được tiền phạt thì cả mu được
hưởng; nhưng nếu thua cuộc thì cả mu cùng chung góp. Trường hợp một gia đình trong
mu có khách, những gia đình khác đều có nghĩa vụ mang cơm, thịt, rượu đến nuôi khách.
Tập quán cả mu tiếp khách, có thời kỳ được mở rộng ra cả vil (làng). Thời đó cứ đến bữa
ăn, mỗi gia đình thường để dư một phần cơm đợi khách. Đồng bào quan niệm rằng gia
đình nào có khách ăn, ngủ lại, thì gia đình đó trong năm gặp nhiều may mắn, làm ăn
thuận lợi, phát đạt.
Gia đình dân tộc Bru - Vân Kiều còn là gia đình phụ quyền. Người bố có quyền quyết
định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình từ việc làm nhà ở, sản xuất, cưới xin của con cái,

cúng bái trong gia đình.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

Đồng bào Bru - Vân Kiều quan niệm có ba dòng họ (mu) có quan hệ thường xuyên với
nhau. Đó là họ nội (họ cha), họ ngoại (họ mẹ) và họ nhà chồng các chị em gái. Ba dòng
họ này có quan hệ với nhau trong đời thường và trong các nghi lễ tâm linh.
Dân tộc Bru - Vân Kiều không có tên họ, sau cách mạng tháng 8 - 1945, đồng bào lấy họ
Hồ - họ của Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ của dân tộc mình.
3.3. Y phục
Trang phục của dân tộc Bru - Vân Kiều tương tự như trang phục của ngưòi Lào. Đồng
bào không trồng bông dệt vải, mà thường lấy sản vật địa phương sang Lào đổi lấy vải,
trang phục về mặc.
Xưa kia đồng bào nam cũng như nữ đều búi tóc. Con gái khi chưa chồng búi tóc bên trái,
sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Người Bru - Vân Kiều trước đây có tục cà răng
căng tai, xăm mặt khi nam nữ đến tuổi trưởng thành.

Thiếu nữ Bru- Vân Kiều trong trang phục truyền thống (Ảnh: sưu tầm )

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

3.4. Ẩm thực
Người Bru - Vân Kiều ăn cơm rau. Trong bữa ăn của đồng bào thường hiện diện nhiều
sản vật trên rừng như rau rừng, thịt thú rừng, tôm, cá và thịt các loại gia súc, gia cầm như
như thịt lợn, gà, trâu, bò. Thịt gia súc, gia cầm thưòng được ăn kết hợp với cúng bái các

vị thần linh, trong các dịp lễ hội, tết nhất, v.v... Đồng bào thường hay chế biến món ăn
theo cách nướng.

Rượu Cần – một thứ không thể thiếu trong các lễ hội của người Vân Kiều

( ảnh : sưu tầm)

3.5. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của người Bru - Vân Kiêu là chiếc gùi nan tre. Mỗi người ít nhất
có một chiêc gùi để sử dụng khi đi làm. Hàng ngày đi ra nương rẫy, mỗi người đeo một
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

chiếc gùi trên lưng. Gùi là phương
tiện vận chuyên phổ biển đối với cư
dân sinh sống ở miền núi.

Chiếc gùi – phương tiện vận
chuyển chủ yếu của người Vân
Kiều (Ảnh: sưu tầm)

3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói của người Bru - Vân Kiều thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm Môn - Khmer,
nhưng do cư trú lâu đời ở bên Lào, cho nên trong tiếng nói của người Bru - Vân Kiều có
một số thuật ngữ Lào.
Chữ viết. Người Bru - Vân Kiều chưa có chữ viết từ thời xa xưa trong lịch sử. Chữ viết
của đồng bào là dạng chữ Ấn Độ cổ.


Chữ Môn – Khmer ( Ảnh: Sưu Tầm)
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Bru - Vân Kiều thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên được hiểu bao gồm ông bà, cha mẹ và
những người chết từ 16 tuổi trở lên. Sau khi người chết được ba năm, người ta làm chay tơ ra pứp ta may để đưa linh hồn người chết vào nhà thờ nhỏ - dông sok ku mui (hay còn
gọi là ra bo ku mui). Nhà thờ nhỏ là một ngôi nhà sàn nhở mái cao chừng l,5m, hai mái,
sàn cách mặt đất chừng 0,6m. Nhà có hai mái, một mái ngắn, một mái dài, xung
quanhkhông vách liếp gì. Người ta đặt vào ngôi nhà nhỏ đó hai đoạn gỗ con, đẽo thành
bậc tượng trưng cho thang lên xuống của mái. Mỗi người chết - dàng ku mui, được thờ
tượng trưng bằng một bộ đồ thờ gồm: một mảnh bát, một mảnh nồi vỡ, một ống gạo, một
ổng nước và một gói cơm. Đông sok ku mui thường được dựng ở những nơi cao ráo, hẻo
lánh, ít người và thú rừng qua lại. Những người thuộc bậc cha ông, sau khi chết vài chục
năm, họ hàng, con cháu làm một lễ ta tư pứp tia, chuyển từ dàng ku mui lên dàng ka ne.
Thường là hai, ba đời, người ta mới làm ta tưpứp tia một lần. Trong những ngày làm lễ
đó, đồng bào mở hội đâm trâu, uống rượu cần, v.v... Ngoài đông sok ku mui, trong mỗi
gia đình người Bru - Vân Kiều còn có bàn thờ riêng, thờ cúng những người trong gia
đình.

Một buổi lễ “cúng tạ”
thần linh của dân tộc
Vân Kiều
(Ảnh: sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 16



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dân tộc Bru - Vân Kiều tín ngưỡng tô tem. Xưa
kia, mỗi mu - dòng họ cùng thờ một tô tem. Họ tin rằng, mỗi mu cùng một ông tổ sinh ra.
Ông tổ có thể là một loài sinh vật nào đó, mà ngày này trong cuộc sống họ kiêng không
được ăn thịt, không được động chạm tới như: con sóc, con mèo, con cá, củ nâu, bắp
chuối. Người Bru -Vân Kiều có tục thờ lửa thiêng thể hiện ở những việc cụ thể sau:
không cho người lạ mặt vào bếp lấy lửa từ trong bếp ra, người con rể lúc còn ở nhà vợ
không được tự lấy lửa ở trong bếp ra hút thuốc, khi vào nhà mới tộc trưởng mang lửa lên
nhà nhóm bếp và giữ ngọn lửa cháy liên tục trong ba ngày đêm. Trong hôn nhân nhà gái
làm lễ dập bếp, còn nhà trai lại làm lễ bắc bếp (cho cô dâu). Đồng bào có tục thờ ma bên
vợ - dang kyna.
Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Bru - Vân Kiều còn thờ thần núi, thần sông, thần
cây lúa; thờ những vật thiêng như: thanh kiếm, chiếc áo, mảnh bát. Đồng bào có tục
kiêng nằm ngang nhà. Không cho người ngoài chết trong nhà mình,... Người Bru - Vân
Kiều có một số kiêng kỵ, đặc biệt là kiêng kỵ liên quan đến bàn thờ ma (ở bên trong gian
khách): phụ nữ và người lạ không được đến phòng khách; đồ gia dụng và dụng cụ sản
xuất không được để gần phòng thờ ma; người con dâu không được vào gian khách; nằm
ngủ không được nằm ngang nhà, lúc chập tối, không được cầm đân ra vào cửa chính.
Không để người ngoài nằm chết ở nhà mình.
Tôn giáo thế giới có đạo Phật. Nhóm người Khùa di cư từ nước Lào sang cách đây
khoảng hơn trăm năm đã du nhập Phật giáo vào dân tộc này.
3.8. Lễ hội
Là dân tộc thiếu số cư trú ở dọc Trường Sơn, đồng bào có lễ hội đâm trâu cúng giàng
nhân các ngày lễ tiết cúng giàng lúa, ngày làm
lễ ta tưpứp tia (lễ làm chay?).

Lễ hội “trỉa hạt” đầu mùa của dân tộc
Vân Kiều (Ảnh: sưu tầm)


N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

3.9. Tục lệ cưới xin
Dân tộc Bru - Vân Kiều thực hiện nguyên
tắc ngoại hôn dòng họ. Những người cùng
một mu không được kêt hôn với nhau. Vì
thế, những vil chỉ có một mu thì phải tìm vợ,
lấy chồng ở vil khác. Quan hệ hôn nhân ở
người Bru - Vân Kiều thường theo hôn nhân
liên minh ba mu: Nếu con trai mu A lấy con
gái mu B, thì con trai mu B không được lấy
con gái mu A, mà phải lấy con gái ở mu C;
còn con trai mu C lại không được lấy con gái
mu B, mà phải lấy con gái bên mu A. Quan hệ hôn nhân này được lưu truyền từ đời này
qua đời khác. Theo quan hệ hôn nhân này, hôn nhân con trai cô lấy con gái cậu không chỉ
là hợp với phong tục, mà còn được ưa thích.
Hôn nhân của người Bru - Vân Kiều là hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà
chồng. Hầu như không có trường hợp đa thê, hoặc ly hôn.
Nam nữ thanh niên được tự do yêu đương. Đến tuổi trưởng thành, ban đêm thường không
ngủ ở nhà mình, mà đến ngủ ở nhà công cộng (roỏng hoặc khoan) để trai, gái tìm hiểu
nhau. Đôi khi đôi trai gái đưa nhau đến cái chòi xa làng để tìm hiểu - xim hay pợxu. Khi
hai người ưng nhau, người con trai tặng - đỏ văn cho người con gái tiền (bạc trắng) hoặc
miếng trầu, điếu thuốc. Sau đó hai người cùng tìm chọn người mối đá đưa tin cho cha mẹ
hai bên biết. Tuy nhiên cũng có trường hợp cha mẹ quyết định dựng vợ gả chồng cho con
cái, nhưng không phổ biến lắm. Khi hai bên gia đình đã nhất trí, người con trai sẽ bỏ của
- đỏ văn lần nữa. Ngoài tiền mặt, con trai còn đưa cho con gái khăn, áo, vải vóc. về phía
nhà gái, cha mẹ khi biết ý định của con, phải mời ông cậu đến để bàn bạc. Khi đã được sự

nhất trí của hai bên gia đình thì thông báo cho bà con trong mu và người đứng đầu làng
của mình biết. Sau một thời gian, tùy thuộc vào sự chuẩn bị lễ vật, nhà trai cử người đến
nhà gái xin ngày đón dâu.
Lễ cưới. Khi nhà trai đến nhà gái đón dâu, tuyệt đối không được lên nhà gái. Con gái
đứng đợi ở chân cầu thang để nhận lễ. Lễ vật cưới thường có nồi đồng, bạc nén, chuỗi hạt
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

cườm và nhất thiết phải có thanh kiếm. Thanh kiêm trao cho nhà gái phải đưa đàng chuôi
ra trước; nếu đưa lưỡi ra trước là dấu hiệu xoá bỏ cuộc hôn nhân. Sau khi người con gái
đã theo đoàn nhà trai về nhà chồng, nhà gái cử bốn, năm thanh niên đuổi theo, làm như
để đi tìm người con gái đó, rồi cuối cùng nhập vào đoàn người đón dâu với tư cách như
những người đi đưa dâu.
Tại nhà chồng cô dâu phải thực hiện các nghi lễ: lễ rửa chân - pa tin, lễ ăn cơm chung với
chồng - cha chọm và lê bắc bếp. Đoàn tiễn dâu ngủ tại nhà trai, sáng hôm sau cùng đoàn
nhà trai trở về bên nhà gái, mang theo 4 cái bát.. Tại nhà gái, người ta làm lễ đập bếp chút ta pha, cắm chiếc gươm vào giữa bếp, tưới vào ít nước lã, mổ lợn cúng tổ tiên, tổ
chức ăn uổng. Ăn uống xong, nhà gái tiến hành đòi của - tom pra. Hầu như người nào
trong gia đình cũng có quyền đòi của, nhưng lúc đòi của nhất thiết phải có mặt cha mẹ,
ông cậu cùng các anh em trai của người con gái. Thường đòi của với mức cao, gia đình
dù giàu có cũng không thể trả hết ngay được, và món nợ này đôi vợ chông trẻ phải gánh
chịu. Trong hôn nhân của dân tộc Bru - Vân Kiều, ông cậu và anh em trai của vị hôn thê
có vai trò quan trọng.
Từ khi về nhà chồng, cô dâu được coi như người của mu nhà chồng. Song, cũng có thể
chưa phải là một thành viên chính thức. Trong trường hợp chưa làm lễ khơi - takol, mà
người vợ chết, nếu người chồng đem ma sang trả nhà vợ, thì sau này không phải làm lễ
khơi nữa. Một khi chưa làm lễ khơi, người con gái cũng như anh em họ hàng nhà chồng,
khi đến nhà cha mẹ đẻ của cô ta, tuyệt đổi không được lên nhà, kể cả trường hợp cha mẹ
cô ta chết; hai bên gia đình không được ngồi chung một mâm ăn chuối, ăn kiệu, ăn bánh;

trâu, bò đôi bên không được thả chung một nơi, không được lùa về nhà cùng một lần,
v.v... Chỉ khi nào làm được lễ khơi, và sau khi nhà vợ giao cho chàng rể cái khâu dao,
người con gái đó mới thuộc hẳn về mu nhà chồng. Đồng thời những kiêng kỵ trên hoàn
toàn bị xoá bỏ. Lễ khơi thường được tổ chức khi, nhà gái có người ốm đau, sau khi xem
bói, thấy ma đòi ăn lễ khơi. Lúc đó nhà gái báo cho nhà trai biết để lo liệu. Trường hợp
chưa kịp chuẩn bị lễ vật, nhà trai cũng phải sửa xôi, gà sang nhà gái xin khất. Có những
đôi vợ chồng vì nghèo quá, lúc sống không lo nổi lễ khơi, sau khi chết, con cháu cũng
phải lo liệu cho được.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

Lễ khơi thường phải giết trâu, cùng lắm cũng phải giết bò, nhà nào giàu có thì thịt thêm
lợn. Lễ vật đưa sang nhà gái còn có một nồi đồng, một rìu và sáu bát ăn cơm. Ngoài ra
còn phải đưa một lễ cho ông cậu của vợ để ông ta cúng ma bên họ ngoại. Cũng theo
phong tục, ông cậu tặng lại cho đôi vợ chồng trẻ một số vật phẩm như: vải vóc, quần áo,
v.v... Lễ trao tặng phẩm này được tiến hành cùng buối lễ đâm trâu - chéc ta riệt.
3.10.

Tập quán sinh đẻ và nuôi con

Phụ nữ Bru - Vân Kiều trong thời kỳ mang thai phải tuân theo sự kiêng kỵ nghiêm ngặt.
Không được ăn hoa chuối, không được ăn thịt tê tê, trăn, các con vật bị mắc bẫy, không
được bước qua cây nằm ngang đường. Khi mang thai chị em thường được chủ ý bảo vệ
sức khỏe, cho nên họ thường không đi xa, không mang vác nặng. Sản phụ đẻ ở trong nhà,
có bà đỡ là người bà con trong làng. Nhà có người đẻ thường làm dấu hiệu cấm người lạ
mặt vào nhà. Dấu hiệu cấm thường là cành lá xanh, hoặc cái ku tui meo đan bằng lạt
giang, treo ở đàu sàn làm dấu hiệu cấm người lạ và thầy mo vào nhà. Đồng bào quan

niệm khi sống hồn ngụ trên đỉnh đầu, vì vậy kiêng sờ vào đầu trẻ con. Trẻ mới sinh, dù
trai hay gái đều gọi là vai, sau hai, ba tháng mới được đặt tên. Sau lễ đặt tên, nếu đứa trẻ
hay ốm đau, thì đồng bào mời thầy mo về cúng và thay tên khác cho nó. Tên của những
người đã có con thường được gọi theo tên con.
Đồng bào nuôi dạy con theo phương thức truyền khẩu thực hành, cầm tay chỉ việc. Con
trai theo cha, con gái theo mẹ ra nương, vừa làm vừa chỉ bảo cho con cái. Các con nhìn
cha mẹ làm mà làm theo.
3.11.

Tập quán tang ma

Khi có người chết, buồng ngủ của người đó được phá đi để mang thi thể ra giữa nhà và
đặt nằm ngang nhà, chân hướng về phía cửa. Khi khâm liệm phải có mặt ông cậu, người
tộc trưởng và người đầu làng. Quan tài được làm bằng vỏ cây- xi lót pa chát, hoặc đan
bằng nứa. Cũng có nơi làm quan tài bàng một khúc gỗ bổ đôi khoét rồng giữa. Thi hài
quản trong nhà 2-3 ngày. Trong thời gian quàn thi hài ở nhà, tộc trưởng phải cho thi hài
ăn ba bữa / ngày. Người ta lấy cơm, thịt, nước, đựng trong một ống nứa, cho vào cái a
dăng hoặc tứp đan bàng nan tre hoặc mây. Có nơi người ta quàn người chết trong nhà rạp
ngay trước nhà ở. Trong thời gian quàn ở rạp, tang chủ mổ trâu, lợn mời bà con, dân làng
đem ăn uống nhảy múa quanh quan tài. Sau ba ngày mới đem đi chôn. Khi khiêng đi
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 16


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU | Hoàng Trần

chôn, phải khiêng chân người chết đi trước. Chôn trong nghĩa địa của dòng họ. Đất nơi đê
đào huyệt cũng phải chọn bàng cách vứt trứng gà xuống lúc định đào huyệt, trứng gà vỡ
là đất lành, mới được đào. Người chết được chia của cải như: quần áo, đồ dùng hàng
ngày. Ngoài ra người ta trồng mía, ngô, khoai, môn xung quanh mộ. Chôn xong, bỏ hẳn,
không cải táng. Cũng như nhiều dân tộc khác người Bru - Vân Kiều quan niệm có xác, có

hồn. Khi người còn sống, hồn ở trên đỉnh đầu, lúc chết xác sẽ bị phân huỷ, hồn vẫn còn
sống nhưng đã ra đi. Vì vậy, ngay tối hôm làm lễ mai táng, gia đình có người chết phải
chuẩn bị cơm, canh, trầu, nước, cho vào cái a dăng đê tộc trưởng đưa ra mộ rước ma
(hồn) về. Gọi là đi ra mộ, nhưng ông tộc trưởng một tay cầm bó đuốc cháy, tay kia xách
cái a dăng, thường chỉ ra đển đầu làng rồi quay trở lại. Ông làm như vậy trong ba đêm,
đến đêm thứ tư, chủ nhà có người chết, rước ma sang nhà trưởng họ.
Những người chết bất đắc kỳ tử như: chết ngã cây, chết đuổi, chết thắt cổ, không được
mai táng theo nghi thức trên, thường chết ở đâu chôn ở đó và cũng không rước hồn ma
về.
3.12.

Văn nghệ dân gian.

Dân tộc Bru - Vân Kiều có một kho tàng
dân gian phong phú. Có những truyện
được lưu truyền nhiều trong dân gian như
truyện Quả bầu, truyện Chiếc gáo vàng,
truyện Vì sao có tục lệ cưa răng... Đồng
bào cũng có rất nhiều làn điệu dân ca khác
nhau: chả chấp là làn điệu vừa hát vừa kể;
prơgiong là làn điệu đối đáp. Nam nữ
thanh niên đến tuổi trưởng thành ai cũng
thuộc một sổ làn điệu dân ca đế hát khi đi xim.
Dân tộc Bru - Vân Kiều có nhiều nhạc cụ khác nhau: trống lớn, trống dài, trống con;
thanh la, chiêng núm, kèn aman, ta riền; đàn a chung, pơ lưa.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 16 | 16




×