Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng quan dân tộc Chơ Ro (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 13 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO
MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Chơ Ro ................................................................................................. 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng Trọt ........................................................................................................................ 2

2.2.

Chăn Nuôi ........................................................................................................................ 4

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 4

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 4

2.5.



Trao đổi mua bán.............................................................................................................. 5

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 5
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 5

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 6

3.3.

Y phục .............................................................................................................................. 7

3.4.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 7

3.5.

Phương tiện vận chuyển. .................................................................................................. 8

3.6.

Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 8

3.7.


Tín ngưỡng tôn giáo ......................................................................................................... 9

3.8.

Lễ hội................................................................................................................................ 9

3.9.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................... 11

3.10.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 12

3.11.

Văn nghệ dân gian. ..................................................................................................... 12

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

1. Vài Nét Về Dân Tộc Chơ Ro
Dân số : 26.855 người (2009)
Ngôn Ngữ: Tiếng nói của dân tộc Chơ
Ro thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn
ngữ Môn - Khmer.
Tên gọi khác: Dơ-ro, Châu - ro...
Nhóm địa phương: Dơ-ro, Châu - ro...

Địa bàn cư trú: Đồng Nai, Tp.Hồ Chí
Minh, Bình

Thuận, Bình Dương,

Vũng Tàu, Bình Phước

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chơ Ro ở Việt Nam có dân
số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chơ Ro cư
trú tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai (15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người
Chơ Ro tại Việt Nam), Bà Rịa-Vũng Tàu (7.632 người), Bình Thuận (3.375
người), thành phố Hồ Chí Minh (163 người), Bình Dương (134 n gười), Bình
Phước (130 người)

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng Trọt
Dân tộc Chơ Ro sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương rẫy và ruộng
nước. Rẫy, mới phát, canh tác vụ đầu gọi là răm, năm sau đã thành rẫy cũ gọi là
re. Nhìn chung, đồng bào gọi rẫy là mir, thường canh tác vài ba năm, rồi bỏ hóa.
Cây lương thực chính là cây lúa nương, lúa nước, ngô, khoai, sắn. Kỹ thuật trồng
trọt của dân tộc Chơ Ro có những nét độc đáo. Trên nương lúa, ngô, trước đây
đồng bào thường trồng thành ba vòng: vòng ngoài cùng quanh nương, trồng các
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

loại cây dây leo bầu, bí, các loại đậu ván, đậu rồng đ ể thu hoạch làm thực phẩm;


Phụ nữ Chơ-Ro cấy lúa
mới
(Ảnh: sưu tầm)

Vòng giữa thường trồng sắn. Đồng bào coi hai vòng ngoài là hàng rào bảo vệ
vòng trung tâm của rầy. Bên trong vòng trong cùng có diện tích lớn, dành cho
trồng cây lúa. Đồng bào có tập quán trồng xen canh cây mè (vừng) xuống cùng
một hốc với cây lúa, cây ngô. về sau, khi xuất hiện mảnh vườn bên cạnh nhà ở,
những thứ cây rau xanh được chuyển về trồng ở trong vườn, về sau, người Chơ
Ro dần dần sư dụng rẫy cũ làm nương định canh, trồng lúa hoặc chuyên canh ngô,
sắn và một số các loại đậu. Một số nương bằng được khai khẩn thành ruộng nước.
Mùa vụ trồng trọt bẳt đầu từ ngày cúng thần lúa - vang pa, vào khoảng tháng 3
âm lịch. Từ tháng 3 trồng ngô và thu hoạch vào tháng 6, còn lúa thì tr ồng từ
tháng 4, thu hoạch vào tháng 10.
Công cụ sản xuất còn khá thô sơ. Đồng bào dùng rìu - xuông để chặt hạ cây to,
đốn cành lớn; dùng rựa đê chặt cây nhỏ: tre, nứa, bụi dây l eo, làm nương, dùng
gậy chọc lỗ. Công cụ thu hoạch cỏ là cái hái nhắt; công cụ vận chuyên là chiếc
gùi nan tre để đựng thóc, ngô, đậu hạt. Đê làm ruộng nước đồng bào dùng cày.
Dưới thời Pháp thuộc, có một số ít người Chơ Ro làm công nhân trong đồn điền
của Pháp. Tuy nhiên những công nhân này cũng chỉ làm lao động giản đơn như
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

phát cây, bảo vệ rừng, không phải là công nhân lao động kỹ thuật.
2.2. Chăn Nuôi
Dân tộc Chơ Ro chăn nuôi gia súc, gia cầm
trong từng gia đình. Những con vật nuôi
phổ biến là trâu, bò, lợn, gà, vịt. Lợn, gà

chủ yếu dùng trong lễ hiến sinh, các dịp lễ
tết, vào nhà mới, tiếp khách, còn trâu, bò
dùng vào việc kéo cày, kéo xe.
Phương thức chăn nuôi trâu, bò được thực
hiện theo cách chăn thả vào rừng trong
làng. Chiều tối, chủ gia súc lùa trâu, bò về nhà.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống trong rừng, hiểu biết những giá trị của cây, đồng bào tận dụng khai
thác cây rừng phục vụ cho sản xuất và đời sống của mình. Phát rừng làm nương là
việc làm quan trọng đối với đời sống của đồng bào Chơ Ro. Thiếu rừng là thiểu
đất làm ăn. Rừng cung cấp gỗ cho đồng bào làm nhà ở, làm chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm, rào vườn, rào làng và các nhu cầu dùng gỗ khác. Trong rừng có
nhiều lâm sản như: nấm hương, mộc nhĩ, măng tươi, song, mây, dầu rái, thảo
dược. Người Chơ Ro cũng tận dụng nguồn lâm sản này, thu hái chúng về dùng
trong đời sống, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Vào mùa nông nhàn, sau khi gieo trồng ngô, lúa, vào tháng 6, tháng 7, đồng bào
Chơ Ro thường đi săn thú rừng. Cách săn bắt thường là dùng bẫy để bắt chim,
suốt cá bằng lá độc.
2.4. Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công của người Chơ Ro không mấy phát triển. Tuy nhiên họ cũng
dùng nan lồ ô (tre) để đan các đồ gia dụng như bồ đựng thóc, đựng ngô, đỗ, đan
nhiều nhất là đan gùi; đồng bào còn đan những công cụ dùng để bắt cá trên sông
suối. Họ đan những chiếc gùi lớn nhỏ để đựng thóc, ngô, đỗ; đan gùi mắt thưa để
đựng rau xanh, trái cây; đan nhừng đồ đựng và tấm trải bàng lá dứa, lá buông.
Đồng bào Chơ Ro cũng tự làm nhà cửa, khoét cối giã gạo, v.v...
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần


Dân tộc Chơ Ro tuy sống ở miền núi, nhưng là thuộc
tỉnh Đồng Nai, từ thời Pháp đã có nhiều quan hệ kinh
tể xã hội với đồng bằng, tiếp xúc nhiều với mặt hàng
công nghiệp, do vậy họ sử dụng nhiều mặt hàng công
nghiệp. Vì vậy mà ngành nghề thủ công ít phát triển.
Dụng cụ bắt cá của dân tộc Chơ Ro

2.5. Trao đổi mua bán
Hoạt động trao đối buôn bán chỉ xuất hiện trong quá trình giao tiếp với các dân
tộc khác. Đồng bào Chơ Ro chủ yếu bán các loại lâm sản lấy từ tự nhiên như: mật
ong, sáp ong, thịt rừng khô, dầu rái. Đồng bào mua các thứ hàng thiết yếu cho đời
sống như: muối ăn, kim, chỉ, dầu thắp, mua vải mặc. Các gia đình khá giả còn lấy
trâu, bò đổi lấy chiêng, ché...

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Dân tộc Chơ Ro sinh sống tụ cư
thành làng, mỗi làng thường có
từ 10 đến 15 nóc nhà. Các gia
đình trong làng thuộc nhiều
dòng tộc khác nhau, nhưng phần
lớn có quan hệ thân tộc. Làng
không chỉ có quan hệ với nhau
trên một dịa giới nhất định, mà
còn có quan hệ văn hóa tâm linh
với nhau. Đó là lễ hội cúng thần rừng. Tên làng thường được đặt theo đặc điểm
địa hình, sông, núi, cây cối. Người Chơ Ro ít khi di chuyển làng, tình trạng di
chuyển làng chỉ xuất hiện khi có chiến tranh hoặc bệnh dịch hoành hành.
Làng là đơn vị xã hội của người Chơ Ro. Làng không chỉ được xác định bởi một
vùng địa giới nhất định, mà các gia đình sinh sống trong làng còn chịu sự quản lý

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

theo một cơ chế nhất định. Làng có người đứng đầu điều hành các công việc
chung của làng, tham gia xử lý các tranh chấp giữa các thành viên trong làng.
Công cụ để điều hành các công việc cũng như các tranh chấp là luật tục.
3.2. Nhà ở
Người Chơ Ro trước đây ở nhà sàn. Sàn nhà cao, cách mặt đất khoảng 2 m, thang lên nhà
bắc ở phía đầu hồi. Gầm sàn được sử dụng làm nơi nhốt gia súc, gia cầm.
Một việc quan trọng trước khi dựng nhà
là chọn đât, xem hướng nhà. Theo quan
niệm của người Chơ Ro việc chọn đất
làm nhà, chọn hướng dựng nhà có ảnh
hưởng lớn cuộc sống làm ăn, đến sức
khỏe của gia đình. Người đi chọn đất làm
nhà thường là nam giới và đất được chọn
thường gần suối, có đất rộng để có thể
khai phá được nhiều ruộng, nương, tiện
cho sản xuất. Chọn được đất, đồng bào
vạch một đường thẳng nhỏ, xếp 7 hạt gạo trên đường thẳng đó, lấy bát úp lại để qua đêm.
Sáng hôm sau, chủ nhà ra xem, nểu 7 hạt gạo còn nguyên vẹn thì đó là đất tốt, là điềm
báo đồng ý của thần linh. Đồng bào Chơ Ro mở cửa nhà ở đầu hồi và đó cùng là hướng
của ngôi nhà. Người Chơ Ro chọn hướng nhà là hướng bắc hoặc hướng nam. Chọn
hướng nhà như vậy để hàng ngày mặt trời đi ngang qua nóc nhà. Đồng bào kiêng làm
nhà hướng mặt trời mọc hay mặt trời lặn, vì như vậy mặt trời sẽ đi dọc theo đòn nóc của
nhà, trong nhà sẽ nóng bức, đau ốm. Một gia đình riêng, người vợ kiêng không cho nam
giới mượn rìu. Đồng bào quan niệm người vợ cho nam giới mượn rìu cũng ngầm hiểu là
sẵn sàng trao cả thân.

Mỗi gia đình làm một nhà kho riêng để chứa lương thực. Nhà kho thường làm ngay đằng
sau nhà ở, nhưng lại vuông góc với nhà ở. Kỹ thuật làm nhà kho cần chống được chuột
trèo lên ăn thóc.
Ngày nay xu hướng chuyển sang làm nhà trệt, vì thiếu gỗ làm nhà.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

3.3. Y phục
Trước đây người Chơ Ro, nam giới đóng khố,
phụ nữ mặc váy, mùa nóng ở trần, mùa lạnh
mặc áo chui đầu. Khi trời rét, choàng thêm tấm
mền chăn. Cách ăn mặc này hiện nay không
còn nữa, đồng bào mặc theo âu phục, mua quần
áo may sẵn ở chợ.
Trang sức của người Chơ Ro mang bản sắc dân
tộc rõ rệt: nữ giới thường hay đeo trên cổ chuồi
hạt cườm ngũ sắc hoặc vòng đồng, vòng bạc;
trên tay cũng đeo một số vòng tương tự như
vòng đeo trên cổ. Các thiếu nữ thường đeo dây
chuyền, đeo cà rá (nhẫn). Đồng bào Chơ Ro
không có tục cà răng như một số dân tộc ở Tây
Nguyên.
3.4. Ẩm thực
Trên cơ sở nền sản xuất trồng trọt lúa nước, lúa nương, ngô, khoai, sắn, nguồn lương thực
chính của người Chơ Ro là gạo. Khi nào mất mùa lúa không đủ gạo ăn mới tìm đến ngô,
khoai, sắn. Đồng bào thích ăn cơm gạo tẻ; thức ăn thường ngày có rau, đậu các loại, bầu
bí. Những ngày lễ tết, các nghi lễ tôn giáo đồng bào
mổ lợn, gà, vịt, ngan ngỗng... để cúng, sau đó liên

hoan. Ngoài ra thi thoảng có thịt thú rừng. Trong dịp
lễ cúng thần lúa hàng năm, đồng bào làm các loại
bánh nếp như: bánh tét, bánh ống - piêng thinh, bánh
Rượu Cần – thứ không thể thiếu
trong các dịp đặc biệt của dân tộc

giầy

Chơ-Ro

trộn

(Ảnh: sưu tầm)

vừng

.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

Cách chế biến thịt chủ yểu là nướng, luộc hoặc ninh nhừ.
Đồng bào Chơ Ro uống rượu cần. Rượu được ủ kín trong ché, khi uống dùng cần để hút.
Nam, nữ dân tộc Chơ Ro đều ưa thích hút thuốc lá bằng tẩu và ăn trầu cau.
3.5. Phương tiện vận chuyển.
Sinh sống ở miền núi, việc vận chuyển thóc lúa, khoai, sắn, các đồ dùng khác hợp lý nhất
là dùng gùi. Trong gia đình mồi người có một đến hai, ba gùi để phục vụ vận chuyển mọi
thứ của cải khi cần. Những chỗ đất
bàng người Chơ Ro cũng dùng xe trâu,

xe bò vào việc vận chuyển.

Chiếc Gùi đóng vai trò quan trọng
trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc
Chơ-Ro (Ảnh: sưu tầm)

3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Chơ Ro thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer,
thuộc chi miền núi phía nam, gần
gũi với tiếng nói của người
Xtiêng, người Mạ, người Cơ Ho.
Lượng từ Khmer trong tiếng Chơ
Ro khá trội. Ngày nay trong tiếng
nói
Chữ KhMer

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

của dân tộc Chơ Ro dùng nhiều thuật ngữ tiếng Kinh, nhất là những thuật ngữ liên quan
đến cơ chế xã hội hiện đại và khoa học công nghệ hiện đại đang được ứng dụng ngày
càng nhiều vào
sản xuất và đời sổng của người dân. Dân tộc Chơ Ro chưa có chữ viết riêng của dân tộc
mình trong lịch sử.
3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Đồng bào Chơ Ro theo đa thần, tin vào vạn vật hữu linh, tin mọi vật đều có linh hồn và
linh hồn đó có tác động đến cuộc sổng con người, do đó phải tôn thờ các linh hồn đó mỗi
khi con người làm một việc gì quan trọng như bắt đầu gieo trồng mùa vụ, làm nhà ở, phát

rừng làm rầy...Tất cả những thần linh đó được đồng bào gọi một tên chung là giàng. Vì
vậy mọi hành vi cúng bái đều có tên chung là cúng giàng (jang): jang va - thần lúa,jang
bri - thần rừng, jang dai - thần suối, jang mơ - thần ruộng.
Người nối thế giới thần linh với đời sống con người là bà bóng. Với dân tộc Chơ Ro
người làm thầy cúng thường là phụ nữ. Mỗi dòng tộc thường có một hai bà bóng. Bà
bóng không phải do cộng đồng, dòng tộc lựa chọn ra, mà do cá tính và những năng lực
đặc biệt bẩm sinh sẵn có ở người đó.
Ngày nay, một sổ người trong dân tộc Chơ Ro theo các tôn giáo hiện đại thế giới như:
Thiên Chúa, Tin Lành, nhưng số này chưa nhiều.
3.8. Lễ hội
Dân tộc Chơ Ro có hai lễ hội quan trọng được tổ chức hàng năm. Đó là lễ hội cúng thần
lúa - ốp jang vo và cúng thần rừng - ốp jang br).
Lễ hội cúng thần lúa. Người Chơ Ro sống bằng nghề nông. Lúa gạo là nguồn sống chính
của đồng bào. Đồng bào tổ chức lễ hội thần lúa là để cảm ơn thần lúa và cầu mong thần
tiếp tục phù hộ cho mùa màng năm sau được thuận lợi, bội thu. Lễ hội thần lúa được tổ
chức ngay sau khi vụ mùa thu hoạch xong. Lễ hội cúng thần lúa được tổ chức trong từng
gia đình trong dòng tộc. Đe tránh sự trùng nhau về ngày tổ chức, đồng bào quy định thời
gian tổ chức lễ hội từ ngày 15-3 đến đầu tháng 4 âm lịch hàng năm. Gia đình nào tổ chức

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

lễ hội thì mời bà con trong dòng tộc đển dự đông vui. Người đến dự lễ mang theo quà:
rượu, hiện vật tặng cho gia đình lấy may mắn.
Lễ hội cúng thần rừng. Người Chơ Ro tổ chức cúng thần rừng vào trước mùa mưa, nhưng
không ấn định thời gian cụ thể mấy năm thì tổ chức một lần. Nếu lễ hội cúng thần lúa
được tổ chức trong từng gia đình, thì lễ hội cúng thần rừng được tổ chức tại cộng đồng,
ngoài trời, tại khoảng đất rộng dưới gốc cây cổ thụ - linh thiêng của làng. Tục cúng thần

rừng diễn ra trong nhiều ngày, người tham dự đông, rất tốn kém về tiền của và thì giờ.
Chủ trì lễ hội là một già làng. Tục cúng thần rừng phải cúng thịt sống; dê, lợn phải để
nguyên con.

Ngoài ra, lễ hội Sayangva ( mừng
lúa mới) của dân tộc Chơ Ro
cũng khá đặc sắc
(Ảnh: sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

3.9. Tục lệ cưới xin
Dân tộc Chơ Ro thực hiện chế độ
hôn nhân ngoại hôn dòng tộc,
một vợ, một chồng, sau hôn nhân
cư trú bên nhà vợ. Trước đây, đến
tuổi trưởng thành, nam nữ thanh
niên ưng nhau, rủ nhau “ngủ
mèo” - gái đón trai về nhà mình
ngủ với nhau qua đêm. Để được
đón
Lễ cưới của dân tộc Chơ – Ro
( Ảnh: minh họa )
về “ngủ mèo” đôi trai gái hò hẹn nhau, cô gái nói rõ nơi mình ngủ, hẹn chàng trai đến
“chọc sàn”. Dụng cụ chọc sàn là chiếc roi mây hoặc lá cỏ gianh. Roi mây vừa là phương
tiện chọc sàn vừa là vũ khí. Khi đi đường chàng trai quay roi mây phát ra âm thanh “vun
vút” trong không trung nhằm xua đuổi thú dữ. Người con trai dùng roi mây hoặc lá cỏ

gianh luồn qua khe sàn. Khi nhận được tín hiệu chọc sàn người con gái rút roi mây lên rồi
nhẹ nhàng xuống đón chàng trai lên nhà tâm sự. Cha mẹ biết cũng làm ngơ.
Việc “ngủ mèo” chỉ được chấp nhận nhiều nhất là ba đêm. Sau đêm thứ ba, chàng trai
phải chủ động đến trình diện bố, mẹ cô gái và xin phép được cưới. Sau đêm thứ ba, nếu
chàng trai không trình diện thì phải để lại một vật gì đó làm tin như: áo, hộp quẹt. Cha mẹ
cô gái lấy vật để lại đó làm bằng chứng để báo cáo với trưởng tộc và đi sang nhà trai hỏi
bằng lời lẽ bóng bẩy: “Hồi tối không biết con trâu nhà ai bị lạc qua chuồng nhà tôi để lại
vật này. Ông bà coi thử xem có phải vật của con trâu ông bà không?”. Theo phong tục,
nghe vậy cha mẹ chàng trai hiểu ý, nhờ họ hàng chuẩn bị lễ vật là rượu và con gà mang
sang nhà gái đáp lời. Lời thưa đáp như sau “con trâu nhà tôi bị sổng chuồng lạc qua đây,
thôi bây giờ gia đình tôi chịu phạt, chúng tôi giao con trâu này cho gia đình ông bà luôn,
nhờ ông bà chăm sóc giúp cho gia đình chúng tôi”. Rồi hai gia đình bàn bạc các thủ tục
cho đôi trai gái cưới nhau.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

Trong hôn nhàn của dân tộc Chơ Ro, ông trưởng tộc có vai trò quan trọng. Họ không có
ông mai bà mối như một số dân tộc khác, đôi trai gái yêu nhau, định cưới nhau, cha mẹ
hai bên gia đình phải đến trình bày với tộc trưởng của mình. Gia đình nhà gái chuẩn bị
gà, rượu và và mời trưởng tộc cùng đi sang nhà trai để hỏi cưới. Khi cuộc hôn nhân được
tiến hành thì tộc trưởng hai bên là đồng chủ hôn.
3.10.

Tập quán tang ma

Theo quan niệm vạn vật hữu linh, người Chơ Ro cũng quan niệm con người có xác và có
hồn. Khi người chêt phần xác bị huỷ hoại, phần hồn còn đó và tiếp tục sổng theo thời
gian. Theo quan niệm đó, người Chơ Ro sau khi chết được người ta làm nghi lễ để đưa

phần xác đi chôn. Người Chơ Ro theo tập quán thổ táng, phần mộ được đắp cao, hình bán
cầu. Đổi với phần hồn, sau khi chôn xác, trong ba ngày đầu, cứ đến bữa ăn của người còn
sống, người ta mang thức ăn ra mộ, gọi hồn người chết lên ăn rồi đổ một ít cơm, canh
xuống đầu mộ. Sau ba ngày đó thì làm lễ “mở cửa mả”, cúng 100 ngày cho linh hồn
người chết.

Những chiếc quan
tài trong lễ tang của
người Chơ – Ro
(Ảnh : sưu tầm )

3.11.

Văn nghệ dân gian.

Người Chơ Ro có vốn văn nghệ dân gian truyền miệng phong phú, với nhiều thể loại:
truyện thần thoại, truyện cổ, dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Những truyện cổ như:
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 13


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHƠ RO | Hoàng Trần

Thằng mồ côi, Những người con của chó, Chàng Katiêng và con quỷ, Tráng sĩ diệt cọp
tinh. Văn học dân gian Chơ Ro phản ánh cuộc sống chinh phục thiên nhiên và đấu tranh
xã hội của đồng bào.

Dân Tộc Chơ-Ro sử dụng Chiêng trong
hầu hết các lễ hội
(Ảnh: sưu tầm)


Nhạc cụ người Chơ Ro có nhiều loại, trong đó nổi bật và phổ biến là bộ chiêng. Chiêng
được làm bằng đồng, có đường kính từ 35 - 45cm. Kích thước chiêng to nhỏ khác nhau
ứng với âm thanh cao, thấp khác nhau. Khi đánh chiêng, người biểu diễn có thể dùng tay
đánh trực tiếp hoặc dùng dùi gỗ bọc vải ở đầu dùi. Chiêng thường được dùng trong các
dịp lễ hội. Khi diễn tấu, mỗi người đánh một chiếc, đệm cho nhau múa và hát.Người Chơ
Ro có những điệu múa của dân tộc. Động tác múa đơn giản, tuy nhiên nó là cách biểu
hiện tình cảm của người lao động, tình cảm nam nữ thanh niên trong giao lưu tiếp xúc với
nhau..

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 13



×