Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổng quan dân tộc Chứt (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.75 KB, 12 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

TỔNG QUAN DÂN TỘC CHỨT
MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Chứt ..................................................................................................... 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng Trọt ........................................................................................................................ 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 3

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 3

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 5

2.5.



Trao đổi mua bán.............................................................................................................. 5

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 6
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 6

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 7

3.3.

Y phục .............................................................................................................................. 8

3.4.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 8

3.5.

Phương tiện vận chuyển. .................................................................................................. 9

3.6.

Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 9

3.7.


Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................................... 10

3.8.

Lễ hội.............................................................................................................................. 10

3.9.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................... 11

3.10.

Tập quán sinh đẻ ......................................................................................................... 11

3.11.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 11

3.12.

Văn học, nghệ thuật .................................................................................................... 12

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

1. Vài Nét Về Dân Tộc Chứt

Dân số : 6.022 người (2009)

Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á,
nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
Tên gọi khác: Rục, Arem, Sách
Nhóm địa phương: Sách, Mày, Rục, Arem,
Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ
Hụng, Chà Cùi, Tắc Cùi, ư Mo, Xá Lá
Vàng.
Địa bàn cư trú: Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm
Đồng, Hà Tĩnh

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số
6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập
trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại
Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người)

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng Trọt
Trước đây, dân tộc Chứt sinh sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn
bắn, hái lượm. Trong các nhóm Chứt, chỉ có nhóm Sách Mai là chuyên sống bằng
nghề nông nghiệp. Các nhóm còn lại: Mày, Mã Liềng, Sách Cọi, bên cạnh việc
trồng trọt, săn bắn, hái lượm còn chiếm vị trí quan trọng, trong nguồn sống của
đồng bào. Trồng trọt được tiến hành theo hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa
khô được tính từ tháng chạp năm trước đến tháng tư năm sau. Việc đốt nương,
trồng trỉa các loại cây được thực hiện.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần


Từ tháng chạp năm trước đến tháng
giêng năm sau. Mùa khô đồng bào
trồng các loại cây như: ngô, sắn, đỗ
và thuốc lá. Ngô, thuốc lá cho thu
hoạch vào tháng 5; còn cây sắn thì
thu hoạch vào tháng 8. Mùa mưa
đồng bào chỉ trồng lúa và ngô. Việc
đốt nương trỉa hạt được thực hiện từ
tháng 4 đến tháng 5. Vụ này cho
thu

Cây thuốc lá (Ảnh minh họa)

hoạch vào tháng 8 đối với cây ngô
và tháng 10 đối với cây lúa.
Việc luân canh trên từng khoảnh đất phụ thuộc vào chất đất và loại cây trồng. Đất
trồng sắn có thể sử dụng được 4 năm liên tục thì trở nên cằn cỗi, bạc màu, cần bỏ
hóa để cây bụi mọc một thời gian, đất có cơ hội phục hồi. Đối với đất trồng lúa,
trồng ngô, chỉ sử dụng trong 2 năm đã trở nên bạc màu. Đất bạc màu sản xuất
kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến du canh du cư.
Công cụ sản xuất của đồng bào Chứt sống du canh, du cư là rìu, dao và gậy chọc
lỗ.
2.2. Chăn nuôi
Đồng bào Chứt không chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), mà đa số chỉ chăn nuôi
lợn, chó, mèo, gà. Phương thức chăn nuôi là chăn thả, ban ngày gi a cầm tự đi tìm
ăn, buổi chiều tối về chuồng. Ngày cho gia cầm ăn 2 lần vào buổi sáng, khi mới
thả ra chuồng và buổi chiều tối trước khi vào chuồng ngủ.
2.3. Khai thác tự nhiên
Trong dân tộc Chứt, trừ nhóm Sách Mai làm nông nghiệp là chính, sản xuất nông

nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế; còn các nhóm khác công
việc săn bắn và thu hái lâm thổ sản, thủy sản, khai thác nguồn lợi từ rừng có vị trí
hết sức quan trọng.
Săn bắn. Người Chứt săn bắn chủ yếu các loại thú nhỏ như: khỉ, cầy, cáo, nhím. ..
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

Việc săn bắn vừa có ý nghĩa bảo vệ mùa màng, vừa cung cấp thịt ăn. Địa điểm
săn bắn đương nhiên là trên rừng nói chung, nhưng vào vụ mùa người ta thường
tập trung tại nương của gia đình để bảo vệ mùa màng, khi có con thú đến phá hại
mùa màng thì đồng bào tìm cách triệt hạ nó.
Phương thức săn có thể là săn tập thể dùng chó đuổi con thú. Khi tiến hành đuổi
thú người ta bố trí người đón đường mà con thú có thể chạy qua để bắn hạ con
thú. Đồng bào Chứt còn hay dùng bẫy để bẫy thú. Dùng bẫy rất tiện lợi, bởi người
ta không mất công đi săn đuổi, cũng không mất công đi rình mò ở trên nương
ngô, nương lúa. Đồng bào dùng nhiều loại bẫy để bẫy các loại thú khác nhau. Để
bẫy thú lớn-đồng bào dùng bẫy đò ho, bẫy vòng, để bẫy thú nhỏ có các loại bẫy
tren - một loại bẫy kẹp, bẫy cừ tít - một loại bẫy cạm, kháo - dùng để bẫy chim
chuột, nhím...
Công cụ săn bắn chủ yểu là nỏ và mũi tên. Mũi tên có loại tẩm thuốc độc, có loại
không tẩm thuốc độc.
Việc phân phối sản phẩm săn bắn được có những quy định riêng. Khi đi săn cá
nhân, được con thú to, xạ thủ chỉ được cái đầu và phần thịt nhiều hơn người khác;
số thịt còn lại đem chia cho các gia đình lân cận. Nếu săn tập thể được thú, thì xạ
thủ được miếng lưng; phần thịt thú được chia đều cho mọi người, trong đó người
xua chó được gấp đôi.
Thu hái lâm sản. Nhiều nhóm trong dân tộc Chứt có kinh nghiệm khai thác lâm
sản. Những khi đói kém, đồng bào khai thác cây nhúc ( báng) lấy bột và nhăng,

khoai lan, đào củ mài để ăn. Các loại rau rừng là nguồn thức ăn chính của đồng
bào. Công cụ để thu hái lâm sản chủ yếu là rìu, dao rựa để chặt cây, dao rựa cùn
hỏng dùng để đào củ mài. Ngoài ra đồng bào cũng thu hái măng tre, nứa, nấm
hương, mộc nhĩ, mật ong... Người Chứt (nhóm Rục) có cách trèo lên cây cao lấy
mật ong rất đặc biệt. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây
mây buộc vào thân cây, có chỗ đặt chân. Leo đến đâu buộc vòng thang đến đó.
Đánh bắt thủy sản. Đồng bào Chứt bắt cá, ốc, hến trên các dòng sông, suối. Người
ta dùng cần câu thường và cần câu bật (loại cần câu khi con cá cắn mồi thì cần
câu tự động bật lên). Đôi khi người ta tát cạn một đoạn suối để bắt cá hoặc dùng
thuốc độc thả xuống một khúc suối làm cho cá bị say thuốc để bắt.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

Khai thác rừng. Rừng, cây rừng luôn là nguồn lợi đối với các dân tộc sinh sống
làm ăn theo phương thức du canh du cư. Đồng bào Chứt rất coi trọng rừng. Bởi
họ cần rừng để sản xuất theo phương thức du canh du cư. Không có rừng thì đồng
bào hết nơi phát nương làm rẫy. Ngoài ra, như các dân tộc khác họ cũng khai thác
gỗ rừng để làm nhà ở, làm chuồng trại cho gia cầm, làm củi đun,... Một số loại
cây còn được đồng bào dùng làm được liệu chữa bệnh cho người, hoặc dùng làm
thuốc độc bả cá.
2.4. Ngành nghề thủ công
Trong các ngành nghề thủ công, ở
người Chứt có nghề đan lát là khá phát
triển. Người ta tự đan gùi để làm
phương tiện vận chuyển, đan mâm. Kỹ
thuật đan mâm khá nhiều công đoạn
phức tạp. Mâm được đan từ vật liệu là
nan tre và gỗ làm khung. Chiếc mâm

gồm hai phần liên kết với nhau: mặt
mâm và chân đế. Mặt mâm có hai lớp:

Nghề đan lát (Ảnh minh họa)

lớp trên là cái mâm đan lóng ba, đặt lên lớp
dưới. Lớp dưới đan hình mắt cáo đặt trên bốn thanh tre buộc hình vuông. Mặt
mâm được đặt lên chân để cao chừng 20cm.
2.5. Trao đổi mua bán
Người Chứt không trồng bông dệt vải. Họ thường mua vải hoặc trao đổi với
người Lào, người Kinh ở xung quanh đó đế lấy vải vóc, quần áo mặc; lấy các
công cụ sản xuất như rìu, dao, nồi đồng để dùng trong sản xuất và đời sổng. Hàng
được đồng bào đem trao đổi chủ yếu là mật ong.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Mặc dù sống du canh, du cư, lang thang, phân tán, nhưng giữa các gia đình vẫn có
sự liên hệ với nhau trong một đơn vị xã hội nhất định, đơn vị đó gọi là caven
(làng). Mỗi caven có một
khoảnh đất nhất định. Trong
khoảnh đất đó có đất riêng
của gia đỉnh và đất chung
của làng.
Đất riêng của gia đình là
đất làm nhà ở, đất làm

nương của từng gia đình.
Đất chung là đất rừng chưa khai phá thành nương và đất này thuộc quyền sử dụng
của toàn dân làng. Toàn dân làng có quyền khai thác lâm thổ sản. Người dân làng
khác không được vào rừng của làng khác để khai thác lâm sản. Người trong làng,
ai muốn khai phá mảnh rừng chung nào đó làm nương thì cắm một cây nêu (plé)
đe đánh dấu báo cho dân làng biết, rằng đất đấy đã có người sử dụng.
Trong caven có thể có một dòng họ hoặc nhiều dòng họ cùng sinh sống làm ăn.
Người trong làng còn có chung nghi lễ nông nghiệp.
Đơn vị xã hội cổ truyền dân tộc Chứt là làng (caven). Người đừng đầu caven
được gọi là pừ caven - bố của làng. Giúp việc cho pừ caven là những người già
trong caven (ngai kmấc). Pừ caven cùng kmấc bàn bạc giải quyết mọi công việc
của caven như: cúng bái, ăn mừng được mùa, dàn xếp xích mích, xem xét và
quyết định việc xin ra xin vào làm ăn trên đất của caven. Những người xin vào
làm ăn sau này làm điều gì vi phạm thì pừ caven phải chịu trách nhiệm. Pừ caven
còn là người chủ lễ trong các nghi lễ cúng rừng của caven. Với tư cách chủ lễ như
vậy, người ta còn gọi pừ caven là chăm rủ (người trông coi rừng). Do công việc
của người đứng đầu làng phức tạp như vậy cho nên người đứng đầu caven phải là
người có kinh nghiệm làm ăn, có uy tín, thấu hiểu phong tục, tập quán dân tộc
trong làng. Hàng ngày pừ caven cơ bản vẫn là người lao động tự làm ăn kiếm
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

sống như mọi dân thường khác. Khi có việc họ mới làm chức trách của pừ caven
và lúc đó đôi khi họ được biểu xén ít sản vật làm quà.
3.2. Nhà ở
Do cuộc sổng du canh, du
cư nên đồng bào Chứt làm
nhà ở bằng những túp lều

đơn sơ tạm bợ. Nhà ở của
người Chứt là nhà sàn.
Nguyên liệu chính để làm
nhà là gỗ, tre, nứa, lá. Làm
nhà theo kiểu dùng xà nhà
đặt lên cây cột gỗ có sẵn
ngoãm, bưng xung quanh
nhà, lát sàn nhà đều bàng
tre. Mái lợp cỏ gianh.
Nét nổi bật trong căn nhà người Chứt (nhóm Arem) là chiếc khau cút. Đó là hai thanh tre
hoặc gỗ được nẹp chặt ở hai đầu hồi của mái nhà. Khau cút có giá trị giữ cho mái nhà
khỏi bị tốc khi có gió mưa, bão; khau cút còn có ý nghĩa xã hội, đây là dấu hiệu nhận biết
là nhà ở của đồng tộc.
Tổ chức gia đình. Gia đình của dân tộc Chứt là gia đình nhỏ, phụ hệ. Các thành viên
trong gia đình gồm có bố, mẹ và các con chưa xây dựng gia đình. Con trai lớn lên cưới
vợ thường ra ở riêng, được kế thừa tài sản, có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên; con gái lớn đi lấy
chồng về ở nhà chồng.
Gia đình người Chứt cũng là gia đình phụ quyền. Người cha, người chồng có quyền
quyết định những việc quan trọng trong gia đình như: sản xuất, làm nhà mới, cưới
xin,v.v...

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3.3. Y phục
Dân tộc Chứt không có bộ trang phục đặc trưng cho mình.
Để có bộ quần áo mặc, đồng bào thường lấy lâm sản đi đổi
với các dân tộc ở bên nước Lào lấy quần áo mặc. Do đó về

cơ bản họ mặc tương tự như người Lào. Mùa hè, đàn ông
đóng khố, cởi trần, phụ nữ chỉ mặc váy - puồng. Sau định
canh, định cư, người Mày ăn mặc giống người Khùa, còn
người Sách, Rục, Mã Liềng, A rem ăn mặc gióng như
người Kinh.

3.4. Ẩm thực
Nguồn lương thực chính của dân tộc Chứt là ngô, sắn. Những năm mất mùa họ ăn cả bột
báng, củ mài thay cho lương thực chính.
Thức ăn hàng ngày chủ yếu là những thứ hái lượm, săn bắt được như: rau rừng, măng
rừng, cá, ốc, hến. Đồng bào ăn ngày hai bữa: trưa và tối.

Bữa cơm đơn sơ
đạm

bạc

của

người Chứt
(Ảnh minh họa)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3.5. Phương tiện vận chuyển.
Đồng bào Chứt có phương tiện vận chuyển
phổ biến là chiếc gùi đeo trên vai. Gùi đeo

trên vai, hai tay được giải phóng có thể hái
lượm rau rừng khi đi trên đường. Ngoài ra
đồng bào cũng vác trên vai những vật to
nặng (khúc gỗ).

Vận chuyển bằng gùi của người Chứt

3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, hệ ngôn ngữ Nam Á.
Tiếng nói giữa các nhóm Chứt có tuyệt đại đa số từ vị cơ bản và cấu trúc ngữ pháp giống
nhau. Người của nhóm này có thể sử dụng tiếng nói của mình với các nhóm khác.
Chữ viết. Người Chứt chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình.

Chữ Khmer
(Ảnh sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Người Chứt thờ cúng tổ tiên ở nhà tộc trưởng. Khi tộc trưởng chết thì việc thờ cúng của
cả họ được giao cho em trai kế tộc trưởng. Đến khi thế hệ cùng tộc trưởng mất hết thì
mới giao thế hệ tiếp sau cai quản việc thờ cúng của họ tộc.
Đồng bào Chứt tin vào đa thần, coi vạn vật hữu linh, do vậy họ thờ nhiều loại ma khác
nhau: ma rừng, ma suối - cù muých rủ đác, ma bếp, ma làng, ma lơ lửng giữa không
trung - cù muých linh vảng ở bốn phương và giữa trời có 5 ông thổ công - đăm ông tổ
công được coi là chủ đất caven, trong nhà có thổ công, hai ông vua, bà vua bếp, dưới đất
có ma đất. Thần trông coi bảo về đất rừng, người và vật của caven được gọi là cù muỷch

jang. Cù muỷch jờng là vị thần cao nhất trong hệ thống thần linh của đồng bào.
Khi có công, có việc, đồng bào thường thờ cúng. Người Mã riềng trước khi đi săn và lúc
săn được thú người ta làm nghi lẽ cúng ma ná.Săn hay bẫy được thú to như: lợn, mang,...
phải cúng vua bếp và tổ tiên.
3.8. Lễ hội
Người Chứt là cư dân nông nghiệp, vì vậy bên cạnh tín ngưỡng ma thuật săn bắn, ở các
nhóm Sách, Mày, Rục còn có những nghi lễ nông nghiệp như mọi cư dân nông nghiệp
khác. Đó là nghi lễ xuống giống - pác hoông k ’loông, cúng khi sau gieo hạt xong, lễ
cúng hồn lúa, lễ mừng được mùa
- ch 'leng .

Lễ mừng được mùa của dân tộc
Chứt (Ảnh sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3.9. Tục lệ cưới xin
Dân tộc Chứt theo chế độ hôn nhân ngoại hôn dòng tộc. Nghiêm cấm những người có
quan hệ huyết thống kết hôn với nhau.
Dân tộc Chứt cũng theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững và sau hôn nhân
đôi vợ chồng trẻ cư trú ở bên chồng.
Đến tuổi trưởng thành, trai gái được tự do yêu đương, nhưng để tiến hành hôn nhân thì
nhà trai chọn ông làm mối. Ông mối thay mặt nhà trai sang nhà gái làm thủ tục dạm hỏi,
thỏa thuận mọi nội dung công việc liên quan đến dám cưới. Lễ cưới được tổ chức trước
tiên ở bên nhà gái, sau đó đón dâu về nhà trai, tổ chức tiệc cưới ở nhà trai. Ngoài lễ vật là
lợn, gà, nét đặc trưng cho lễ vật trong cưới xin của dân tộc Chứt là phải có thịt khỉ sấy
khô.

3.10.

Tập quán sinh đẻ

Theo tập quán, phụ nữ sắp đến ngày ở cữ được người chồng dựng cho một chiếc lều nhỏ
ở trong rừng, rồi đưa vợ ra đó chờ sinh con. Từ khi người vợ ra chờ sinh con ở rừng,
người chồng hàng ngày ra đó thăm nom, mang đồ ăn, đồ uống cho vợ, chọn một hòn đá
cuội khá to, nước mang về để sẵn ở lều và kiếm khá nhiều củi đe vợ đun bếp. Tập quán
phụ nữ Chứt là đẻ đứng và tự thu xếp mọi việc liên quan đến sinh nở. Sau khi đẻ xong,
người sản phụ tự nhóm bếp lửa to, nung hòn đá cuội thật nóng rồi dội nước vào cho đá
cuội bốc hơi nước nóng đe xông hơi làm cho toát khí độc trong cơ thể ra. Tiếp đó sản phụ
vẫn luôn được sưởi ấm. Tập quán cho phụ nữ đẻ trong rừng mà không đẻ ở nhà vì họ cho
rằng lúc sinh đẻ người phụ nữ không được sạch sẽ.
Sau 7 ngày sinh con ở rừng, người chồng mới đón vợ và con về nhà.
3.11.

Tập quán tang ma

Đồng bào Chứt cũng quan niệm người ta có xác và hồn. Khi chết là chết xác còn hồn vẫn
tiếp tục sống. Do đó khi có người chết, đồng bào làm lễ tang đưa xác đi chôn và tiễn hồn
về với tổ tiên. Trước đây chôn người chết bằng quan tài. Với người giàu có, người ta lấy
gỗ khoét rỗng ở giữa; còn người nghèo thì dùng vỏ cây bó lại rồi chôn.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 12


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC CHỨT | Hoàng Trần

3.12.


Văn học, nghệ thuật

Đồng bào Chứt có vốn văn nghệ khá phong phú. Họ có kho tàng thần thoại, truyện cổ. Kể
chuyện- hà giáo là một hình thức sinh hoạt văn
nghệ của cộng đồng người Chứt. Truyện Mụ Giạ
kể về buổi khai thiên lập địa và sinh ra con người,
được người Chứt ưa thích. Làn điệu dân ca cà tưm
cà lềnh được hát rất phổ biến.
Đồng bào Chứt có các loại nhạc cụ như: đàn trơ
bon, đàn môi - k’doong, sáo dọc - k’lủc... Trơ bon
là loại nhạc cụ được nhiều người ưa thích sử dụng.
Đây là loại đàn một dây có bầu cộng âm là một đốt
nứa khoét lỗ ở giữa.

Đàn Trơ-bon của người Chứt

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 12



×