Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tổng quan dân tộc Gia Rai (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 21 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI

MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Gia Rai ................................................................................................. 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng trọt.......................................................................................................................... 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 4

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 5

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 6


2.5.

Trao đổi, mua bán............................................................................................................. 7

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 8
3.1.

Làng (buôn, plây) ............................................................................................................. 8

3.2.

Nhà ở .............................................................................................................................. 11

3.3.

Gia đình .......................................................................................................................... 12

3.4.

Trang phục...................................................................................................................... 13

3.5.

Ẩm thực .......................................................................................................................... 14

3.6.

Phương tiện vận chuyến ................................................................................................. 15

3.7.


Ngôn ngữ ........................................................................................................................ 15

3.8.

Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................................... 15

3.9.

Lễ hội.............................................................................................................................. 17

3.10.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................ 17

3.11.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 19

3.12.

Văn nghệ dân gian ...................................................................................................... 19

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

1.


Vài Nét Về Dân Tộc Gia Rai
Dân số : 411.275 người (2009)
Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo,
nhóm Malayo - Polinesia
Tên gọi khác: Chơ ray, Giơ ray
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả
Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.
Địa bàn cư trú:Gia Lai,Kon Tum, Đắk Lắk

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gia rai ở Việt Nam có dân
số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia rai cư
trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và
90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606
người), Đắk Lắk (16.129 người), [1]. Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất
Tây Nguyên.

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Sinh sống trên Tây Nguyên - vùng đất đỏ màu mỡ, dân tộc Gia Rai làm nghề
trồng trọt. Đồng bào làm rẫy là chính Trên cánh đồng Ja Jun Hạ hay gần thành
phổ Plâycu, đồng bào làm ruộng nước theo phương pháp dùng hai bò kéo, nhưng
nhìn chung nông nghiệp cuốc vẫn chiếm ưu thếtuyệt đối.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Đất đai vùng người Gia Rai cư

trú được chia thành hai loại: đất
chưa canh tác, được gọi bằng các
thuật ngữ: đê, tná, lon và đất đã
canh tác gọi là hma, bao gồm cả
đất rẫy, đất ruộng và vườn. Đất
canh tác được chia thành nhiều
loại khác nhau: Rẩy đa canh, rẫy
chuyên canh lúa, ruộng nước sơ
khai.
Rẩy đa canh(hma mnaĩ) là những
khoảnh đất trồng trọt ở trạng thái nửa vườn, nửa rẫy, thuộc quyền sở hữu của
từng gia đình. Trên khoảnh đất đó người ta đã trồng các loại cây: chuối, mít, dứa,
đu đủ, mía, rau xanh, cà, tỏi, hành, bầu, bí, vừng, lạc, khoai lang, mạch, ý dĩ, sắn,
kê chân vịt. Ở vùng huyện lỵ A Jun Pa người ta còn trồng bắp, lúa xen bắp.
Rẫy chuyên canh lúa (hma rưng hma rỏ) là những khoảnh rẫy thuộc loại hình
canh tác theo phương pháp phát đốt, chọc lỗ, tra hạt như nhiều dân tộc sinh sống
ở miền núi khác. Việc làm rẫy được tiến hành theo hai cách, tùy thuộc vào từng
mảnh rẫy cụ thể. Có mảnh rẫy chỉ
trồng một vụ - hma tná, sau đó bỏ
hóa 8-12 năm - hma ksor. Có

Đồng bào dân tộc Gia Rai được hướng
dẫn chăm sóc lúa

những mảnh được canh tác liên tục
nhiều vụ - hma pủh hay hma đir. Để tiến hành sản xuất, người ta không chỉ phát,
đốt, chọc lỗ, tra hạt, mà quan trọng hơn đối với loại rẫy này là phải cuốc đất
trước. Các hma rưng đều là đất tư hữu và là đất chủ yếu dành cho sản xuất lương
thực. Ở trên cao nguyên Plâycu, loại rẫy này chuyên đế trồng lúa.
Ruộng nước sơ khai (hma đnao) là ruộng được khai phá từ các đầm lầy, quanh

năm có nước. Hma ia là ruộng được tạo ra bởi những mảnh rẫy lâu năm trên vùng
đẩt trũng, bình thường không có nước, mưa xuống nước đọng thành vũng, việc
canh tác mới tiến hành được. Trong truyền thong cả hai loại hna đều dùng cuốc
để xới và sục bùn. Mãi sau này ở một số nơi mới dùng cày, dùng sức kéo.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Người Gia Rai trước đây chủ yếu dùng cuốc trong canh tác rẫy. Cuốc truyền
thống có nhiều loại và việc sứ dụng cuốc phải thích hợp với từng loại đất thì năng
suất lao động mới cao. Trên mảnh rừng thường có nhiều đá, gốc cây... người ta
hay sử dụng loại cuốc cầm một tay, lưỡi cuốc dài (20cm), hẹp bản (6cm). Neu
nhu cầu xới đất không sâu, người ta hay dùng loại cuốc nhỏ bản, cầm một tay
(chông). Làm cỏ trên nương có độ dốc cao thì dùng cuốc knor. Cào cỏ thì dùng
hsar - một loại công cụ giống như cuốc, nhưng bằng gỗ, nhỏ, có ba chạc, cầm một
tay. Ngày nay, vùng người Gia Rai sử dụng nhiều cuốc bàn săt {chong, achong)
trên các loại rẫy, vườn và ruộng. Dao (1'bóc, tga), rìu (giông) được đồng bào Gia
Rai sử dụng làm công cụ chặt phát rừng làm rẫy. Việc chọc lỗ gieo hạt ở đồng
bào Gia Rai về cơ bản vẫn tuân theo tập quán, nam cầm hai gậy đi trước chọc lồ,
nữ đi theo sau, lấy hạt giống từ trong ống nứa ra tay bỏ vào các lỗ.
Người Gia Rai có nhiều giổng lúa khác nhau: giống lúa nương, giống lúa ruộng,
giống lúa tẻ, giống lúa nếp. Riêng lúa tẻ có hàng chục loại khác nhau.
Dân tộc Gia Rai có nông lịch riêng. Lịch của đồng bào tính theo mùa. Tháng
giêng được tính từ ngày có trận mưa đầu tiên. Việc gieo hạt giống trên các hma
được bẳt đâu tính từ sau trận mưa này. Tháng này tương đương với tháng 4 dương
lịch. Tháng 12 lịch Gia Rai, tương đương với tháng 3 dương lịch gọi là b ản ning
nông - tháng nghỉ ngơi và tổ chức các ngày lễ tôn giáo.
2.2. Chăn nuôi
Đồng bào Gia Rai chăn nuôi khá nhiều

gia súc, gia cầm: trâu, bò, ngựa, voi, lợn,
gà, chó... Con trâu có vị trí quan trọng
nhất trong chăn nuôi Trâu được sử dụng
trong nghi lễ tôn giáo, làm con vật hiến
sinh để cúng Jàng; trâu còn được dùng
làm vật ngang giá để trao đổi lấy những
đồ vật quý như chiêng, ché túc. Trong
các loại chiêng, đồng bào thích nhất loại
chiêng của người Lào. Có những chiếc
chiêng Lào trị giá từ 15 đến 20 con trâu; ché túc có loại phải đổi đến 30 con trâu
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

một nô chỉ có thể đổi được khoảng 1 đển 15 con trâu. Hầu như gia đình nào cũng
nuôi vài ba con bò. Ở Ja Jun Hạ, bò thường được nuôi nhiều hơn, bởi ở đây, bò
được sử dụng làm sức kéo trong nông nghiệp. Trước đây đồng bào Gia Rai cũng
nuôi ngựa để phục vụ cho việc đi săn bò tót, làm vật trao đổi với thương lái từ
Lào, Căm - pu - chia sang hoặc từ miền xuôi tới. Ở Tây Nguyên, người Gia Rai
không có kỹ thuật săn bắt voi rừng, thuần dưỡng; voi hoang dã, nhưng đồng bào
chú trọng đến việc nuôi voi để làm phương tiện đi lại, thồ hàng, kéo gỗ. Những
con voi đến từ vùng cao nguyên Bô Ịô ven (nước Lào - đất nước triệu voi) hoặc từ
Bản Đôn (tỉnh Đẳc Lắc). Đồng bào thưòng đóng góp rồi cử người đi mua voi đã
được thuần dưỡng về nuôi. Ngoài những con vật nuôi như trâu, bò, ngựa, voi,
đồng bào Gia Rai cũng như các dân tộc khác còn nuôi lợn, dê, gà... phục vụ cho
cúng Jàng và ăn thịt. Nhũng con vật này nuôi theo phương thức, sáng cho ăn một
bữa rồi thả rông cả ngày, chiều tối cho ăn một bữa trước khi vào chuồng nhốt cả
đêm. Do vị trí của con gà trong cúng bái, một số làng ngày nay vần giữ tục lệ
“dựng chuồng gà”. Theo tục lệ này, chuồng gà phải được dựng ngay sau khi dựng

nhà mới, dựng thống nhất cùng một kiểu, cùng một hướng với các chuồng gà khác
trong làng.
2.3. Khai thác tự nhiên
Ngoài sản xuất nông nghiệp, nguồn sống của đồng bào Gia Rai còn dựa vào hái
lượm những sản vật tự nhiên săn băn, đánh cá.
Sinh sống ở miền rừng núi, người Gia Rai rất biết tận dụng khai thác những hoa,
quả, cũng như các thứ rau, măng rừng phục vụ cho cuộc sống. Đồng bào hái
măng, nấm hương, mộc nhĩ, các loại rau rừng khác nhau; lây mật ong rừng; hái
cây rừng làm thuốc phòng, chữa bệnh; lấy gồ làm nhà ở, nhà rông, làm kho thóc,
chuồng trại gia súc, gia cầm, làm củi đun hàng ngày...
Đối với đồng bào ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào Gia Rai nói riêng, săn
bắn có vị trí quan trọng trong đời sống. Phương thức săn bắn của đồng bào là săn
cá nhân, săn tập thể, săn dùng ngựa và đánh bẫy. Công cụ đế săn cá nhân chủ yếu
là dùng chiếc nỏ. Người ta đi rình vào lúc chập choạng tối, ngồi im phục kích ở
một điêm nào đó, theo kinh nghiệm, có thể có những con thú đến ngủ đêm , hoặc
có những con thú chuẩn bị mò ra đi ăn đêm. Khi rình gặp những con thú như vậy,
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

người ta dùng nỏ bắn. Đồng bào tổ chức săn tập thể đối với những con vật to,
hung dừ như: bò tót, voi, hổ, báo, tê giác. Bò tót là con vật săn được đồng bào
chú ý. Người ta thường cưỡi ngựa đi săn bò tót, dùng lao phóng, hoặc lùa bò tót
xuống vực, lùa vào chỗ vây sẵn để tiêu diệt chúng.
Đánh cá cũng góp phần cải thiện đời sống của đồng bào. Những làng cư trú ở ven
sông, suối thường đánh cá, ruốc cá vào mùa khô. Công việc n ày bổ sung nguồn
thức ăn cho những người sinh sống gần sông nước.
2.4. Ngành nghề thủ công
Với nền kinh tể tự cấp, tự túc, ngành nghề thủ công luôn là một bộ phận của kinh

tế người Gia Rai. Ngành nghề thủ công phổ biến là nghề dệt, nghề mộc, nghề đan
lát.
Nghề dệt ở dân tộc Gia Rai
khá đặc sắc. Người ta trồng
bông, đôi nơi còn dùng cả
cây lanh hoang dại để làm
sợi. Ở Tây Nguyên nói
chung và dân tộc Gia Rai
nói riêng, phụ nữ không dệt
bằng khung cửi. Họ giăng
sợi thành một vòng khép
kín qua một chiếc go rồi lấy
hai đoạn cây căng ra ở hai
đầu sợi. Khi dệt họ lẩy một
đoạn cây buộc qua lưng

Nghề dệt của phụ nữ Gia Rai

người dệt, còn đoạn kia buộc
vào một cây cột để cho mặt sợi căng và thẳng, tạo thành mặt bằng hình “khung
dệt”. Chị em không dùng thoi để dệt mà dùng suốt chỉ đề dệt sợi ngang. Kiểu
khung dệt và kỹ thuật dệt này được các nhà dân tộc học gọi là kiểu dệt
“Indonesia”. Tuy khung dệt và kỹ thuật dệt thô sơ, nhưng phụ n ữ Gia Rai đã dệt
được những tấm vải với khổ rộng từ nhỏ (20cm) đến khổ lớn (90cm). Khổ r ộng
của vải dệt thủ công của các dân tộc khác có khung dệt cố định, chắc chắn thường
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần


chí rộng trên dưới 40cm. Sản phẩm dệt chủ yểu là những tấm mền để đắp, để
khoác, những tẩm vải dùng làm váy, khố, áo nam nữ. Một số trường hợp sản
phẩm dệt được đem trao đổi, bán ra thị trường.
Chị em phụ nữ dân tộc Gia Rai thông thường thực hiện các mô típ hoa văn b ằng
phương pháp dùng chỉ đan như dệt thảm len, do vậy dễ tạo ra các hoa văn tùy ý
như: hoa văn mô tả sinh hoạt con người, hình những con giốn g, hoa văn mô tả
phong cảnh đất nước và hình chân dung lãnh tụ.
Nghề mộc ở người Gia Rai khá phát triển, chủ yếu là làm nhà ở, nhà rông, chuồng
trại gia súc. Họ sử dụng những cây tự nhiên để làm nhà, chưa có kỹ thuật cưa, xẻ,
đục bào...
Nghề đan lát là nghề phổ biến trong từng gia đình. Họ đan nhiều nhất là gùi. Gùi
là sản phẩm khá nổi tiếng của người Gia Rai. Có nhiều loại gùi được đan và sử
dụng vào các mục đích khác nhau. Ngoài việc dùng gùi làm phương tiện vận
chuyển, gùi còn được sử dụng để chứa quần áo, đ ồ trang sức. Những chiếc gùi
đẹp trên lưng các cô gái là vật trang điểm thêm vẻ duyên dáng, nhưng người làm
ra chiếc gùi đó lại là nam giới. Nam giới đến tuổi trưởng thành, có tài nghệ trong
đan gùi được coi là một chuẩn mực về khả năng lao động. Người Gia Rai cũng có
nghề rèn không phát triển như ở dân tộc Xơ Đăng, nhưng cũng có thể tự túc được
công cụ sản xuất cần thiêt.
2.5. Trao đổi, mua bán
Tuy nền kinh tế mang tính chất tự cấp tự túc, nhưng ở một số nơi, người Gia Rai
đã tham gia hoạt động trao đối mua bán. Họ dùng trâu, bò làm vật ngang giá đổi
lấy cồng, chiêng, ché. Những vật có giá trị đó họ thường đôi với thương lái người
Lào hoặc Cam -pu - chia.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần


3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng (buôn, plây)
Làng là đơn vị cư trú của
dân tộc Gia Rai. Mỗi làng
có địa vực cư trú riêng.
Ranh giới của địa vực cư
trú đó có thê là chỗ ngoặt
trên con đường, hoặc là
một cây cổ thụ, cũng có
thể là con suối... Ranh giới
này không được ghi thành
văn bản, mà chỉ là những
quy ước truyền miệng,
nhưng mọi dân đều biết, dân làng công nhận, truyền từ đời này đến đời khác. Đất của
làng thường có hai loại: đất tư của từng gia đình và đất công của cả làng. Đất tư của gia
đình là đất khai phá thành nương của gia đình, đất làm nhà ở, làm chuồng trại chăn nuôi,
làm nhà kho...; đất công của làng là đất rừng thuộc địa giới của làng nhưng chưa ai khai
phá làm nương. Đất công của làng thường là rừng chưa khai phá, cho nên mọi dân làng
đều có quyền tự do vào rừng đó để thu hái lâm thổ sản, tự do lấy gỗ về làm nhà ở, làm
nhà kho, làm chuồng trại gia súc. Luật tục đã quy định người làng này không được vào
rừng làng khác để thu hái lâm thô sản. Mỗi làng đều có tên. Tên làng thường gắn với tên
dòng nước. Trong làng thường có một, hai dòng họ cùng sinh sống làm ăn.
Việc dựng làng mới đối với đồng bào Gia Rai phải tuân theo một quy trình thống nhất.
Đầu tiên, người ta tiến hành nghi thức bói tìm đất. Sau đó dân làng tổ chức dựng lều ở
tạm; ăn, uống, hò reo, múa chiêng ba ngày, ba đêm với ý tưởng là đánh thức thần đất dậy.
Già làng lấy 7 hạt gạo đặt lên trên mặt đất, rồi lấy bát úp lên những hạt gạo đó để bói. Sau
ba ngày đêm, nếu 7 hạt gạo còn nguyên là được thần đất (jàng lon) chấp thuận. Ngược lại
nếu không đủ 7 hạt gạo nữa, có nghĩa là thần đất không chấp thuận, phải đi tìm nơi khác.
Khi bói được đất dựng làng, thường vị đứng đầu làng dựng nhà trước, sau đó lần lượt các
gia đình dựng nhà theo hướng dẫn của chủ làng.


N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Làng truyền thống của dân tộc Gia Rai thường được dựng theo hướng nhất định. Làng dù
to (hàng trăm gia đình) hay nhỏ (vài chục gia đình) đều có cửa chính quay về hướng bắc.
Đó cũng chính là hướng của làng. Ngày nay, các làng mới phát triển, không tuân thủ sự
định hướng trên mà đồng bào dựng làng theo kiểu đường phố. Làng truyền thống có nhà
rông ở giữa làng. Nhà rông của dân tộc Gia Rai nhỏ hơn nhà rông của dân tộc Ba Na và
Xơ Đăng. Tuy nhiên nhóm Chor cũng thuộc dân tộc Gia Rai nhưng lại không có nhà
rông.
Ở các làng Gia Rai có phun pô bút (tạm dịch là Hội đồng già làng). Phun pô bút bao gồm
những đàn ông từ khoảng 40 tuổi trở lên. Những người này đều là các chủ nóc nhà, được
làng lựa chọn vào phun pô bút theo tiêu chuẩn: nói năng hoạt bát, giao thiệp rộng, biết
thu xếp công việc, làm ăn khá giả, thông hiểu phong tục tập quán, hiếu lễ nghi tôn giáo,
giàu kinh nghiệm sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu. Phun pô bút cử ra người đứng đầu.
Cách cử người đứng đầu hoàn toàn mang ý nghĩa tôn giáo. Tiên hành cử người đứng đầu
làng như sau: mỗi người trong Hội đồng lấy một hạt gạo bỏ xuống một cái hố đào trên
mặt đất, rồi gọi thần đến. Họ cùng nhau ngồi quan sát những hạt gạo trong hổ đó, nếu con
kiến (được hiểu là của thần) bò đến cắn vào hạt gạo nào trước (đồng nghĩa là thần đã ưng
thuận) thì người đó sẽ là chủ làng. Chủ làng là người đứng đầu làng, được gọi với cái tên
là: tha plơi, pô pủt hay pô bôn (già làng, chủ làng). Thời Pháp thuộc chủ làng được gọi là
khoa plơỉ.
Theo truyền thống, khoa plơi đại diện dân làng chủ trì điều hành các công việc chung của
toàn làng như: dời làng, dựng nhà cho từng gia đình, đặt tên làng, tiếp khách, tổ chức các
lễ nghi tôn giáo, hội hè, vui chơi, cứu trợ các gia đình khó khăn, neo đơn, nghèo túng.
Trong sản xuất, người Gia Rai có tập quán a nham (bỏ của giúp công). Người chủ rẫy
thường đặt ché rượu cần, mời dân làng đến uống, xin được giúp công để làm cho xong

những khâu công việc cần kíp như: phát rừng, cuốc đất, gieo hạt, thu hoạch. Thực tiễn
cuộc sống của dân làng, trong chừng mực cần thiết, chính các già làng, nhất là khoa plơi
đã lợi dụng của mình, tổ chức các cuộc a nham huy động nhiều nhân công tham gia lao
động sản xuất cho chính gia đình mình, khai phá thêm ruộng rẫy mới. Nhờ vậy họ trở nên
giàu có hơn người.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Luật tục là công cụ để Khoa plơi điều hành công việc của làng. Luật tục không chỉ có
những quy định về những vi phạm, mà còn quy định chế tài xử lý đổi với từng vi phạm
cụ thể. Những việc bị coi là vi phạm như canh tác ruộng rẫy đã có chủ, trộm cắp, cướp
của, giết người, loạn luân, hiếp dâm, chửa hoang... đều bị xử phạt. Người đứng ra tuyên
án xử phạt là chủ làng. Neu bắt quả tang, bên nguyên có thể đưa bên bị ra tố cáo trước
làng. Tùy thuộc vào lỗi mà chịu hình phạt đã được quy định sẵn. Tội nặng, xử theo cách
hạ nhục danh dự, trói can phạm ở giữa làng để dân làng đến phỉ nhố, sau đó người phạm
tội bị bắt làm nô lệ (hlun) cho chủ làng. Nếu tội nhẹ bắt bồi thường lợn, hoặc trâu để dân
làng cúng thần. Bên bị chưa bồi thường cũng phải làm nô lệ cho già làng. Trong trường
hợp chưa có chứng cớ cụ thể, bên bị có thề cho đó là vu cáo, đề nghị xem xét lại. Trường
hợp không bên nào chịu bên nào, phải, trái chưa phân minh, Khoa plơi tố chức cho hai
bên làm lễ “thần phán” dưới nhiều hình thức. Một số hình thức “thần phán” nhằm xác
định tội phạm như sau: hai bên cùng lặn xuống nước, bên nào lặn lâu hơn, bên đó thắng
cuộc; đun chì cho chảy ra rồi đổ lên bàn tay có lót lá môn, ai bị bỏng, người đó thua cuộc;
mỗi người chặt một đầu gà rồi vứt xuống nước, tùy theo người làm chứng quy định trước,
nếu đầu gà ai chìm hay nổi, người đó thắng cuộc.
Trong xã hội người Gia Rai đã xuất hiện những tổ chức mang tính quan hệ láng giềng có
tên gọi là tơ ring. Tơ ring có thể do một làng gốc phát triển thành các làng lân cận. Theo
tập quán họ vẫn gọi nhau như người trong một làng. Trong quan hệ láng giềng đã xuất

hiện một Hội đồng; những
người đứng đầu làng - Pô giơ
mun bing khoa pỉơi. Hội
đồng này có một người đứng
đầu là Khoa tơ ring. Khi thực
dân Pháp xâm lược, người
Pháp đã dựa vào các tơ ring
này để thành lập các đơn vị
hành chính. Những đơn vị
hành chính đó tương đương
với một huyện hiện nay như:
tơ ring lăn chuh là huyện Ja
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Jun Pa; tơ ring lăn sa gầm là huyện Krông Pa....
3.2. Nhà ở
Người Gia Rai ở nhà sàn. về mặt kiến trúc, ngôi nhà ở của đồng bào có thể chia thành hai
loại: loại nhà sàn dài kiểu Ja Jun Pa và loại nhà sàn ngắn (nhỏ) kiểu Hdrung.
Qua khảo sát ngôi nhà dài ở Ja Jun Pa, ngôi nhà dài kieu Ja Jun Pa dài đến 13,5m, rộng
3,5m. Căn cứ vào hàng cột ngăn ở giữa nhà, ngôi nhà được chia thành hai nửa: nửa bên
phía nam cột ngăn là mang mang, còn nửa bên phía bắc cột ngăn là mang óc. Nửa mang
óc bao giờ cũng quay về hướng bắc - hướng của ngôi nhà. Bên óc có sàn gọi là sàn óc.
Sàn óc là nơi dành cho sinh hoạt của phụ nữ. Từ sàn óc có cửa vào nhà. Khách không
được đi lại qua cửa óc. Bên óc là nơi dành cho người đàn bà - chủ gia đình mẫu hệ. Bên
mang có thang lên sàn mang. Sàn mang là nơi dành cho trai gái trong làng đến vui chơi
lúc chiều tối. Từ sàn mang có cửa vào nhà gọi là cửa mang. Cửa mang dành cho khách đi
lại để vào gian đầu tiên của ngôi nhà. Gian đầu tiên này cũng là gian dành cho sinh hoạt

công cộng: tiếp khách, uống rượu, nhảy múa, đánh chiêng... Tiếp theo gian dành cho sinh
hoạt công cộng là không gian dành riêng cho gia đình mẫu hệ. Trong đó đáng chú ý là có
các gian ngủ của bà chủ nhà, của con gái út - con gái kế thừa và bếp để cúng Jàng (hoặc
ché rượu thay bếp) tượng trưng cho khí thiêng của ngôi nhà, gọi là phia pran.
Ngôi nhà nhỏ kiểu Hdrung là loại nhà phổ biến rộng rãi trên cao nguyên Plây cu. Những
ngôi nhà kiểu này có chiều dài không quá 9m, chiều rộng không quá 3m, chiều cao từ
mặt đất đến đòn nóc không quá 4,5m, sàn cách mặt đất khoảng 1,2m. Ngôi nhà này chỉ có
một cửa ra vào, theo hướng bắc. Cửa này ở chính giữa chiều dài của ngôi nhà. Từ dưới
mặt đất, đi cầu thang lên sàn, từ sàn đi qua cửa vào nhà. Một sổ nét đáng chú ý của ngôi
nhà kiểu hdrung là cột vách sau đối diện với cửa chính gọi là cột đàn ông (tmeh rkơi)
dành cho đàn bà sinh nở. Gian cạnh cột sinh nở, bên phải từ ngoài nhìn vào là gian dành
để chiêng ché uống rượu cần; bên trái là nơi ngủ của vợ chồng con gái kế thừa. Chính
giữa nhà là nơi tiếp khách, sinh hoạt công cộng.
Việc dựng một ngôi nhà được tiến hành theo quy trình hai bước rõ ràng: làm kết cấu (nga
bung), dựng cột, sau đó khiêng mái úp lên khung, sao cho xà nâng mái ăn khớp vào các
mộng ở đầu cột; tiếp đó là làm các phần khác: quây vách, làm bếp... hoàn tất việc dựng
nhà.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

3.3. Gia đình
Gia đình dận tộc Gia Rai là gia đình nhỏ mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, con gái kế
thừa tài sản của bố mẹ để lại. Gia đình của đồng bào cũng là gia đình mẫu quyền, người
mẹ là người chủ gia đình, có quyền quyết mọi công việc khi trong gia đình có những ý
kiến khác nhau, thay mặt gia đình trong quan hệ đối ngoại ứng xử cộng đồng và xã hội.
Gia đình người Gia Rai là một đơn vị kinh tế cá thể, có tư liệu sản xuất riêng, kể cả quyền
tư hữu đối với đất đai. Mỗi gia đình nhỏ mẫu hệ người Gia Rai sinh sống trong một ngôi
nhà to nhỏ khác nhau.

Cộng đồng người Gia Rai được tập họp thành những họ. Theo các tài liệu hiện nay dân
tộc Gia Rai có 10 họ: Rchom, Ksor, Siu, Rơô, Rahlan, Ramah, Nay, Hiêu, Kpci, Pui. So
sánh họ của người Gia Rai với họ của người Ê Đê, ta thấy có 7 họ mang tên tương ứng:
Ê Đê

Gia Rai
Rchom

Ê mê

Ksor

Ksơt

Siu

Jđrơng

Rahlan

Ê ban

Rơô

Lơô

Rmah

Ẽ man


Nay

Niê

Duy chỉ có nhóm Gia Rai A ráp, sinh sổng ở thị xã Kon Tum (xung quanh là người Ba
Na) không có tên gọi của dòng họ.
Nhìn đại thể, những tên họ trên đều trùng với một số loài cây, thí dụ: Siu là cây ama rsiu,
Rchom là lùm cây brang rchonu rô là cây tre... Lại có những tên họ chỉ vật vô tri vô giác
khác nhau, thí dụ: Rahlan là đường đi, Ksor là ray bỏ hứa... Theo giải thích của người Gia
Rai, sở dĩ có các tên họ như trên, vì người Gia Rai có chung một cội nguồn, họ đều là con
cháu của nàng Hbia Hkrang. Bên cạnh đó có hàng loạt chuyện kể cho rằng, từ một họ gốc
đã sinh ra các họ khác: họ Ksor đã sinh ra họ Siu, họ Kpạ đã sinh ra họ Pui, họ Nay đã
sinh ra họ Rơô... Mồi họ thường phân ra làm nhiều chi. Họ Rchom chia thành hai chi:
Rchom prông (lớn) là chi trưởng; Rchomđét (bé) là chi thứ. Họ Nay chia thành 4 chi là:
Tnang, Tbách, Bông bách và xốp.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Mồi họ hoặc chi họ đều kiêng một vật tổ. Họ Rchom kiêng ăn thịt bò, họ Nay tnanc kiêng
ăn thịt một loại chim chuyên đi tìm ăn vào lúc chập tối là hiăc, họ Siu đét kiêng ăn thịt
chim khướu bạc đầu (xim brang). Điều mà các nhà khoa học còn chưa rõ là trong khi các
tên họ đều gắn liền với tên cây cối hoặc vật vô tri, vô giác, thì vật tổ cúa họ lại đều là
động vật.
3.4. Trang phục
Các dân tộc sống trong thời kỳ nền kinh tế tự cấp, tự túc thì cũng tự túc luôn trang phục.
Đồng bào Gia Rai có nền kinh tế tự túc, cho nên đồng bào tự túc cho mình trang phục từ
khâu trồng bông, kéo sợi, dệt vải cho đến cắt may thành bộ trang phục. Phụ nữ Gia Rai
mặc váy, áo; còn nam giới đóng khố, áo.

Trang phục nữ bao gồm váy và áo. Váy của chị em phụ
nữ Gia Rai là một tấm vải chàm, khô rộng hơn 1m, dài
khoảng l,4m, có đường viền hoa văn chạy vòng quanh
gâu, trên cạp và ngang dưới thắt lưng, ơ phần cạp còn
đính những tua bằng sợi vải màu hoặc trắng. Do váy là
một tấm vải chàm, không khâu thành ống, cho nên khi
mặc chì cần cuốn quanh người rồi thắt lại ở phần cạp,
hai đầu mép váy đáp lên nhau ở phía trước. Phụ nữ Gia
Rai mặc áo cánh ngăn, màu đen, kiểu chui đầu, dài tay.
Trên cánh tay áo thinh thoảng có những vòng hoa văn
dệt. Phụ nữ Gia Rai mặc áo bó sát vào thân người, tạo
nên vẻ
đẹp tự
nhiên của thân hình người phụ nữ, gọn
gàng, đơn giản. Do sinh sống ở vùng khí
hậu quanh năm nóng, cho nên nam, nữ
đều có thể cởi trần khi thời tiết quá oi
bức.
Trang phục nam giới có khố và áo. Đàn
ông Gia Rai có khố vải trắng, kẻ sọc, đc
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

mặc thường ngày, mặc trong lao động. Ngày lễ nam giới đóng khố vải chàm, dài khoảng
4m, rộng khoảng 0,3m. Loại khố này có những đường viền hoa văn màu trang, đỏ chạy
suôt hai rìa. Hai đầu khố, ngoài đường viền hoa văn còn có những tua bằng sợi chỉ màu
đỏ làm tôn vẻ khỏe khắn của người nam giới. Áo của đàn ông Gia Rai được làm từ một
tấm vải màu đen, gấp đôi lại, sao cho chiều dài bằng chiều dài của áo, khoét một lỗ ở

giữa hai đầu tấm vải để chui đầu qua khi mặc, kiểu pông xô. Do kiểu dáng cắt may như
vậy, cho nền áo không tay, hở nách, có đường viền hoa văn chạy dọc hai bên sườn áo.
Nếu nam giới là chủ làng hay ptao thì cũng dùng áo chui đầu, nhưng có chiều dài che kín
cả mông, có tay áo dài, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cô đến ngực.
Đây là một hình thức trang trí tượng trưng cho dũng khí của phái mạnh.
3.5. Ẩm thực
Đồng bào Gia Rai ăn cơm
tẻ với muối ớt Ụa hra
phang) và canh rau xanh
(anham). Thỉnh thoủng có
thịt, cá trong bừa ăn. Rau
xanh chủ yểu là rau rừng;
còn thịt, cá cũng chủ yếu
chiếm đoạt từ thiên nhiên:
thú rừng, chim rừng, cá
suối. Ngày nay nguồn
thực phẩm có nguồn gốc
trồng trọt và chăn nuôi

Canh rau dớn của người Gia Rai

góp phần quan trọng vào bừa ăn. Thức ăn độc đảo của dân tộc Gia Rai là thịt trâu băm
nhỏ, ướp muối, ớt, gia vị, bỏ vào ống tre (lồ ô), sau vài ba ngày đem ra ăn.
Cách tổ chức bữa ăn của người Gia Rai có nét riêng. Vào bữa ăn, cả nhà ngồi quanh nồi
cơm, bát ớt cùng ăn, hoặc có thế chia thành từng phần cho mỗi người. Trong bữa tiệc, ché
rượu cần là trung tâm, các món ăn: thịt, cá được đặt trong bát hoặc lá chuối để xung
quanh ché rượu vừa ăn, vừa uống vui vẻ suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi rượu ngà ngà say,
người ta hát, hò, nhảy múa, đánh chiêng tạo không khí tưng bừng náo nhiệt.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 21



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

3.6. Phương tiện vận chuyến
Khi cần vận chuyển vật nặng từ nơi này sang nơi
khác, người Gia Rai cùng như các dân tộc sinh sống ở
vùng miên núi khác dùng chiếc gùi nan tre đeo trên
lưng. Vận chuyên những vật quá nặng, sức người
không kham nổi, đồng bào dùng voi kéo (kéo gỗ), thồ
trên lưng. Khi voi vận chuyển hàng, người ta ngồi
trên đầu voi để điều khiến con voi.
Chiếc gùi trong đời sống dân tộc Gia Rai

3.7. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Gia Rai thuộc hệ
ngôn ngữ Nam Đảo, nhóm Malayo - Polinesia. Cùng
nói ngôn ngữ này ở nước ta còn có các dân tộc:
Chăm, Ê Đê, Chu Ru, Raglai. Các dân tộc này đều sinh sống liền lãnh thổ với dân tộc Gia
Rai. Người nước ngoài cư trú gần nước ta, có tiếng nói gần với tiếng nói Gia Rai là người
Mã Lai.
Chữ viết: Trước đây người Gia Rai chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Thời Pháp
thuộc, thực dân Pháp đã chọn 4 dân tộc, theo họ là có ảnh hưởng lớn, mang tính tiêu biểu
cho Tây Nguyên, để xây dựng bộ chữ theo mẫu bộ chữ cái La tinh. Bốn dân tộc đó được
người Pháp viết tắt là B AJARAKA (Ba Na ở tỉnh Kon Tum, Gia Rai ở tỉnh Gia Lai, Ê
Đê ở tỉnh Đắc Lắc, Cơ Ho ở tỉnh Lâm Đồng). Chữ của dân tộc Gia Rai xuất hiện từ thời
đó. Tuy nhiên, do người Pháp xây dựng, cho nên bộ chữ Gia Rai không tránh khỏi ảnh
hưởng của chừ Pháp. Hiện nay, Nhà nước ta đã xây dựng bộ chữ cho nhiều dân tộc, trong
đó có dàn tộc Gia Rai. Tiếng nói và chữ viết dân tộc Gia Rai được sử dụng trên phương
tiện thông tin đại chúng.
3.8. Tín ngưỡng tôn giáo

Dân tộc Gia Rai theo tín ngưỡng đa thần, với biểu hiện cụ thể ở đây là tin vào Jàng (thần
linh). Theo quan niệm của đồng bào thần linh có nhiều loại: thần núi - jàng chích, thần
ruộng rẫy - jàng hma, thần sẩm sét - ịnàg kiân, thần bến nước - ịàngpin ia. thần dòng họ N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

jàngpên tha. Trong các loại thần cỏ ba vị thần có vị trí quan trọng, được nhấc đến trong
các nghi lễ hàng năm. Đó là: Thần nhà ở - jang scrnẹ là thần bảo vệ nhà cửa. Khi mới
dựng nhà phải làm một lễ trọng thể với nghi thức đâm trâu và trồng cây gạo; Thần làng - ị
ang ala bôn và thần bến nước - jang pin ia là những lực lượng siêu nhiên bảo vệ xóm làng
và che chở cho cuộc sổng của dân làng; Thần vua - jàngptao là thần làm phù phép để
thông qua các nghi lễ tôn giáo, cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Hiện thân cho các thần vua ấy là: vua nước, vua gió - ptao angin ở xã Chư Athai, huyện
Ja Jun Pa và vua lửa - ptao pui ở xã Ja Lốp huyện Chư Prône.
Ngoài tín ngưỡng làng, đồng bào Gia Rai còn tin người sống có linh hồn - bngẳt và xấc.
Khi người chết, linh hồn biến thành ma và sơn vĩnh viễn ở thể giới bên kia. Đồng bào
cũng quan niệm, trong một
số người có ma chuyên làm
hại người khác, gọi là ma
lai. Khi chủ nó có điều bất
đồng với người nào đó thì
con ma đến làm hại người
ấy. Biểu hiện của con ma lại
đến làm hại là người (hoặc
súc vật của gia đình) bị đau
quàn quại cho đến chết.
Người ta giải thích ràng,
đau là do con ma lai chui


Biểu diễn Chiêng trong lễ bỏ mả của người Gia Rai

vào trong bụng; ăn nội tạng của người (hoặc vật) đó.
Đồng bào quan niệm, phù trợ cho thai nhi thoát khỏi lòng mẹ được mẹ tròn, con vuông,
có jàng riêng - ịang bơ het bơ nghe. Khi trẻ lên 10 - 15 tuổi, người Gia Rai làm lễ cúng
thân vòng tay, vòng chân - jang còng đê trẻ được khỏe mạnh, khôn lớn. Vòng tay, vòng
chân vừa là đồ trang sức, vừa có ý nghĩa như là một vật bảo mệnh.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 16 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

3.9. Lễ hội
Ngoài những lễ nghi tôn giáo
liên quan đến cuộc sông con
người, đồng bào Gia Rai còn
có một số nghi lễ liên quan
đển lao động sản xuất: lễ
“thức tỉnh ruộng rẫy” (plảch
hma), lễ “nhập thóc vào kho”
Ụih nhan, chép bưng hay prô
kroon. Lễ “thức tỉnh ruộng
rầy’" được tổ chức vào lúc
lúa ở tuối con gái, nhằm cầu
mong cho cây lúa sinh chồi nảy
nhánh, xanh tươi, cho nhiều

Lễ “nhập thóc vào kho” của người Gia Rai


thóc; lễ “nhập thóc vào kho” nhàm đón hồn lúa vào nơi trú ngụ. Trong nghi lễ có nhiều
tình tiết đề cao vai trò cua người phụ nữ - hiện thân của hồn lúa và những động tác của
chủ nhân liên quan đến quan hệ vợ chồng với việc sinh con đẻ cái. Đó là lễ nghi mang
tính phồn thực của một cư dân nông nghiệp.
3.10.

Tục lệ cưới xin

Dân tộc Gia Rai thực hiện hôn nhân theo chế độ ngoại hôn dòng tộc. Dân tộc Gia Rai
theo chế độ mẫu hệ, cho nên dòng tộc được tính theo dòng mẹ. Và cũng từ chế độ mẫu
hệ, cho nên con gái chủ động trong hôn nhân: chủ động đi hỏi chồng, cưới chồng về nhà
mình và chịu mọi chi phí trong hôn nhân. Việc hôn nhân giữa những người cùng họ,
thậm chí cùng tên họ đều bị nghiêm cấm. Con dì, con già, con chú, con bác cũng không
được lấy nhau. Nhưng tập quán lại khuyến khích hôn nhân con cô, con cậu. Dân tộc Gia
Rai còn bảo lưu tập quán hôn nhân anh em chồng và hôn nhân chị em vợ, tức là chồng
chết, vợ (của người chết) có thể lấy anh em chồng, ngược lại vợ chết, chồng (của người
vợ chết) có thể lấy chị em vợ. Những trường hợp như vậy không bắt buộc, nhưng được
phong tục chấp nhận.
Dân tộc Gia Rai thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững như mọi dân tộc
khác trên đất nước ta. Việc ly hôn ít khi xảy ra.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 17 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

Do xã hội của dân tộc Gia Rai là xã hội mẫu hệ, cho nên sau khi cưới, đôi tân hôn về cư
trú bên nhà vợ, không có tập quán “thuyền theo lái, gái theo chồng” như các dân tộc theo
chế độ phụ hệ. Trong gia đình, thông thường chỉ có hai vợ chồng và con cái chưa lập gia
đình. Các con gái lớn sau khi cưới chồng về đều tách ra ở riêng. Duy chỉ có con gái út,
sau khi cưới chồng thì ở luôn với cha mẹ và thừa kế phần lớn gia tài do cha mẹ để lại.

Tục lệ cưới xin của dân tộc Gia Rai thường diễn ra như sau: nam, nữ Gia Rai đến tuổi
trưởng thành được tự do tìm chọn bạn đời cho mình. Ưng anh nào, cô gái thông qua ông
mối nhắn ngỏ tình ý và tặng cho chàng trai một chiếc vòng tay. Neu chàng trai nhận vòng
tay có nghĩa là chàng
trai chấp nhận cô gái cầu hôn. Hôn lễ được tiến hành qua ba bước chính. Bước đầu tiên là
lễ đính ước (phai), bước thứ hai là đoán phận qua giấc mơ lành, dữ (chua hpiêù), bước
thứ ba là hôn lễ bước vào tập tục “trở lại nhà mẹ” (vít sang ami).Bước đầu tiên: lễ đính
ước (phai) được tổ chức qua bữa rượu cần tại nhà gái. Trong không khí im lặng và trang
nghiêm, ông mối cho đôi trai gái cùng vít cần rượu xuống, rồi trao đôi vòng tay cho nhau.
Động tác trao vòng này thay cho lời cam kết thủy chung suốt đời giữa đôi trai gái. Bước
thứ hai: đoán phận qua giấc mơ lành, dữ (chua hpiêu). Đêm tân hôn, hai vợ chồng cùng
xét qua giấc mộng. Nểu mộng lành là điều tốt, mọi việc tiến triển bình thường. Nếu mộng
dữ thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một năm để hoãn
mộng. Sau một năm, vợ chồng vẫn thấy mộng xấu, có thể phải li dị. Tuy nhiên có nhiều
đôi trai gái cưỡng lại mộng dữ đế tiếp tục ăn ở với nhau. Bước thứ ba, trở lại nhà mẹ (vít
sang amí), đang sinh sống bình thường, bỗng dưng người chồng bỏ nhà vợ trở lại nhà mẹ
mình. Hai, ba hôm sau, người vợ đem ché rượu cần và con gà sang nhà chồng làm lễ xin
chồng trở lại. Chàng từ chối, nàng đành phải quay trở lại nhà mình để tỏ ý bất cần. Song
động tác này chính là nàng trở về lấy váy, áo, khố - quà tặng đã chuẩn bị từ trước đế biếu
cha mẹ và người thân thuộc phía nhà chồng. Lần này nàng ở lại nhà chồng làm dâu hai,
ba hôm. Sau đó xin phép cha mẹ chồng để đưa chồng trở lại nhà mình. Hôn lễ đến đây
mới kết thúc.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 18 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

3.11.


Tập quán tang ma

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu
linh, người Gia Rai quan niệm con
người khi sống có xác và hồn. Khi
chết, xác bị huỷ hoại, nhưng hồn lìa
khỏi xác và vẫn sống. Do vậy khi có
người chết, người ta làm ma (nga pơ
sát) để tiễn đưa linh hồn về với thế giới
vĩnh cửu ở bên kia, để linh hồn sau khi
thành ma không trở lại quấy rối cuộc
sống của người thân trong gia đình và họ

Nhà mồ của người Gia Rai

hàng. Trước đây, người Gia Rai có tập
quán chôn tất cả những người chết trong một hệ dòng phía mẹ chung một huyệt và người
đàn ông chết phải đưa về chôn ở nghĩa địa bên dòng họ mẹ. Trong huyệt chôn chung đó,
các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi lại chồng lên theo chiều dọc.
Khi quan tài cao bằng miệng huyệt, người ta lấy ván kè bổn bên cho thành huyệt cao
thêm. Khi đất đắp mộ cao thành ngôi mộ lớn, người Gia Rai mới làm lễ bỏ mả (hoạ lui,
thi nga hay bô thi) - nghi lễ quan trọng nhất và cũng là nghi lễ kết thúc quá trình làm tang
lễ.
3.12.

Văn nghệ dân gian

Dân tộc Gia Rai có kho tàng văn nghệ phong phú, độc đáo. Do cùng hệ ngôn ngữ và sinh
sống vừa xen kẽ, vừa liền lãnh thổ, cho nên người Gia Rai cũng như người Ê Đê có
những trường ca nổi tiếng không chỉ ở Tây Nguyên, mà còn nổi tiếng cả nước và nhiều

bạn đọc nước ngoài yêu thích. Đó là những trường ca: Đăm San, Đăm Di, Xinh Nhã. Nội
dung những trường
ca đã diễn lại sự chuyên biên của xã hội từ thời đại công xã nguyên thủy tiến lên xã hội
văn minh, đang xuất hiện những yếu tố nhà nước sơ khai. Trong đó, chiến tranh, sự tước
đoạt của cải, bắt nô lệ, băt chồng đang diễn ra một cách mãnh liệt. Những nhân vật chính
trong trường ca Đăm San, Đăm Di... đại diện cho chính nghĩa, thường không chỉ đánh
thắng các thế lực phi nghĩa, mở đường cho xã hội phát triển, mà còn ước mơ vươn lên
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 19 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

chiến thắng các vị thần - đại diện cho sức mạnh của thể giới siêu nhiên. Những trường ca
này cũng được truyên lại cho con cháu thông qua hình thức kê khan.
Múa soang là hình thức múa độc đáo của người Gia Rai. Múa soang - dân vũ truyền
thông của người Gia Rai có một số động tác liên quan đến chiến tranh: Soang blá - biểu
diễn không khí tập hợp dân làng
chuẩn bị đánh giặc; soang ban
gam nát lây diễn động tác tỏ ý
phản đối việc đi đánh nhau của
dân làng. Sau đó là những động;
tác giảng giải của người chỉ huy.
rồi tiếp đến là những động tác
dân làng giơ lao, mác, mộc lên tỏ
ý đồng tình. Điệu soanggor - múa

Điệu múa Soang của người Gia Rai

trổng, soang đao - múa kiếm,
soang quat - múa lây cành cây quạt, mô tả việc lừa miếng trong khi đánh nhau,

soangplỏng - nhảy cao, thê hiện lúc sát khí, soang lah tong chinh - đánh chiêng mừng
chiến thắng.
Âm nhạc: Dân tộc Gia Rai có một số nhạc cụ độc đáo và nổi tiếng. Đàn tơ rưng làm bằng
ống nứa, khi tâu lên đã từng làm rung động trái tim hàng vạn thính giả trona; nước và thế
giới; đàn krôngpút là những ống tre, âm thanh của đàn được tạo ra bởi khi vồ hai tay vào
nhau lùa gió vào miệng ống, đàn tưng nưng có 12 dây căng trên cân phím nổi với vỏ quả
bàu khô. Nhưng độc đáo hơn cả vẫn la bộ cồng chiêng đi kèm với trổng mặt da. Như
chúng ta biết, ở Tây Nguyên dân tộc nào cũng có cồng chiêng, tuy vậy nhạc cồng chiêng
của người Gia Rai vẫn có nét riêng: nhuần nhuyễn, sâu lắng, tình cảm.
Dân tộc Gia Rai còn có nghệ thuật hội họa và điêu khắc ấn tượng. Đó là những mô típ
hoa văn trên vải được đan cài trên khung cửi khi dệt, những họa tiết hoa văn trên đồ đan
bằng mây, tre như hoa văn trên chiếc gùi với nhiều hình ảnh sinh động và tính thẩm mỹ
cao. Dân tộc Gia Rai cũng như nhiều dân tộc sinh sổng ở Tây Nguyên có tập quán làm
tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ có đề tài phong phú. Những sản phẩm điêu khắc tượng nhà
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 20 | 21


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI | Hoàng Trần

mồ thường gặp như: tượng đàn ông, tượng đàn bà, người ngồi ôm đầu khóc... và tượng
muông thú (khỉ, chim...).

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 21 | 21



×