Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tổng quan dân tộc Giáy (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 15 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY

MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Giáy ...................................................................................................... 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng trọt.......................................................................................................................... 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 3

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 4

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 4


2.5.

Trao đổi, mua bán............................................................................................................. 4

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 5
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 5

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 6

3.3.

Trang phục........................................................................................................................ 7

3.4.

Trang sức .......................................................................................................................... 7

3.5.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 8

3.6.

Phương tiện vận chuyển ................................................................................................... 8

3.7.


Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 8

3.8.

Tín ngưỡng tôn giáo ......................................................................................................... 9

3.9.

Lễ hội.............................................................................................................................. 10

3.10.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................ 12

3.11.

Tập quán sinh đẻ, nuôi con nhỏ .................................................................................. 13

3.12.

Tập quản tang ma ....................................................................................................... 13

3.13.

Văn nghệ dân gian ...................................................................................................... 14

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

1.

Vài Nét Về Dân Tộc Giáy

Dân số : 58.617 người (2009)
Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Thái, nhóm Thái phía
Tây.
Tên gọi khác: Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi
Chu, Xạ.
Nhóm địa phương: Nhắng, Dẳng, Pâu thin, Pu nà, Cùi
chu, Xạ
Địa bàn cư trú: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên
Bái

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số
58.617 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Giáy cư trú tập
trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người, chiếm 48,8% tổng số người Giáy tại
Việt Nam), Hà Giang (15.157 người, chiếm 25,9% tổng số người Giáy tại Việt
Nam), Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người)[2].

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồ ng trọt
Dân tộc Giáy sống chủ yếu bằng
nghề cấy lúa nước. Đồng bào cây
lúa tẻ nhiều hơn lúa nếp, cấy một
vụ là vụ hè thu. Mùa sản xuất nói
chung của đồng bào được khởi đầu

từ sau tết âm lịch, tuy nhiên đó là
thời kỳ bắt đầu chuẩn bị dọn nương,
đốt cỏ trên nương; là thời kỳ chuẩn
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

bị cày ải ruộng. Người Giáy có câu nói: “vái hăn roong phẳng vái hảy, vái hăn
roong pẻng vái nêu” (nghĩa là: trâu thấy lá bánh chưng trâu khóc, trâu thấy lá
bánh mật trâu cười). Lá bánh chưng là biểu tượng chỉ tết âm lịch; còn lá bánh mật
là biếu tượng chỉ tết rằm tháng 7 âm. Tuy nhiên thời vụ nhộn nhịp chính thức từ
sau tiếng sấm đầu mùa và kèm theo những cơn mưa rào, ếch, nhái ngoài đồng bắt
đầu kêu tìm bạn. Công việc nhà nông rất phụ thuộc vào thời vụ.Mọi việc của
người dân cày từ khâu làm đất gieo mạ, đến cày, cấy phải được kết thúc trước
ngày 14 tháng 7 hàng năm. Mùa thu hoạch vào tháng 10. Khi thu hoạch, đồng bào
gặt lúa, xếp đống trên mảnh ruộng khô ráo, độ vài ngày sau đạp lúa lấy thóc về
nhà, còn rơm, rạ đế ngoài đồng. Ngoài cấy lúa ruộng, người Giáy còn trồng ngô
trên nương. Ngô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên những khi mất
mùa, ngô cũng đưọc sử dụng như là nguồn lương thực.Bên cạnh cây lương thực,
người Giáy trồng thêm khoai, sắn; trồng các loại đậu đỗ, bầu, bí, rau xanh các
loại.
2.2. Chăn nuôi
Đồng bào Giáy nuôi nhiều trâu,
ngựa, lợn, gà, vịt.Nuôi trâu đế kéo
cày phục vụ cho sản xuất trên
đồng ruộng, trên nương. Các con
lợn, gà, vịt dược nuôi để phục vụ
cún Si bái và ăn thịt. Con ngựa
nuôi để cưỡi và thô hàng. Con

ngựa được đánh giá cao trong các
con vật nuôi gia đình, do đó nó
được chăn dắt chu đáo, được cắt
cỏ về nhà cho ăn, được sống trong chuồng trại có lót ván sạch sẽ. Lợn, gà, vịt chỉ
cho ăn bữa sáng, khi thả chúng ra đi tự kiếm ăn suốt ngày và bữa tối khi chúng về
chuồng. Người Giáy có tập quán làm lều ở trên nương để nuôi gà. Con gà nuôi ở
đây, một mặt được gần với thiên nhiên hơn, có nhiều thức ăn tự nhiên hơn, mặt
khác người ta đào những hố khá sâu và cho lá cây guột vào đó ủ cho mục làm tổ,
độ 10 - 15 ngày, rỡ guột lên có nhiều mục cho gà ăn. Gà ăn mục rất mau lớn và
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

béo. Làm lều ở trên nương còn là giải pháp trông nom nương khỏi bị muông thú
phá hại. Vùng đồng bào Giáy cư trú, xưa kia đất rộng, cho nên có nơi thả rong
trâu. Ở mỗi làng người ta để một khu rừng rộng, khu rừng được rào kín, chỉ để
một cửa đi lại, cả làng lùa trâu vào đó.Khu rừng đó được gọi là “lùng vái” - thung
lũng trâu.Vài ba ngày dân làng rủ nhau vào “lùng vái” thăm trâu một lần. Khi cần
kéo cày, kéo gỗ, người ta bắt riêng những con trâu đó về kéo và nuôi theo cách
chăn dắt. Xong việc lại thả trâu vào “lùng vái” theo đàn.
2.3. Khai thác tự nhiên
Là cư dân nông nghiệp vốn được “lớn” lên từ khai thác tự nhiên, cho nên trong
kinh tế truyền thống của đồng bào, kinh tế chiểm đoạt tự nhiên còn giữ vai trò
quan trọng trong đời sống. Người Giáy tận dụng khai thác nguồn lâm sản: măng
rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, sa nhân; khai thác cây rừng làm
nhà ở, làm đồ dùng trong gia đình (giường ngủ, ghế ngồi); làm chuồng trại gia
súc, gia cầm; làm dược liệu, làm củi đun hàng ngày. Ngoài hái lượm, đồng bào
còn săn bắt thú rừng: cày, cáo, khỉ, vượn, hoẵng. Đôi khi đồng bào còn tổ chức
săn bắn những con thú hung dữ như: hổ, báo, gấu, lợn rừng. Săn thú vừa để bảo

vệ mùa màng, vừa để lấy thịt ăn.Việc khai thác tự nhiên hái lượm lâm thổ sản và
săn bắt làm nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào mùa thời tiết.
2.4. Ngành nghề thủ công
Người Giáy có ít nghề thủ công.Một vài nơi có người biết nghề đan trần để đập
lúa.Họ cũng thường đem trần đi bán hoặc đổi lấy thóc.Tuy nhiên đây thường là
nghề của những người già, yếu và không thành nghề truyền thống chính thức.
Thanh niên khỏe mạnh không ai kiếm ăn bằng nghề này. Các nghề rèn, đúc; nghề
kim hoàn trước đây cũng thấy xuất hiện ở một số địa phương. Họ đúc lưỡi cày,
rèn dao, cuốc, làm một số đồ trang sức bằng bạc.Tuy nhiên sau này không phát
triển được.Phụ nữ Giáy cũng biết dệt thổ cẩm để làm mặt chăn, mặt địu, nhưng
không phổ biến lắm.
2.5. Traô đổi, mua bán
Người Giáy sinh sống tương đối phân tán, xen kẽ với các dân tộc khác, nền kinh
tế mang tính tự cấp, tự túc cao, cho nên việc trao đổi buôn bán ít phát triển. Vùng
người Giáy ngụ cư ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có hình thành chợ, nhưng cơ
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

bản đây vẫn là chợ nông thôn, hàng hóa bán ra chủ yếu là nông lâm sản: măng
rừng, mộc nhĩ, mật ong, thịt lợn, gà...; đồng bào địa phương mua muối ă n, dầu
thắp, kim khâu... Chợ họp theo phiên, 5 ngày một phiên. Mỗi phiên họp khoảng 3
tiếng vào buổi sáng.

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Là cư dân nông nghiệp,
đồng bào Giáy thường
dựng làng ở nơi thuận

tiện cho sản xuất: làm
ruộng và làm nương.
Thế đất được chọn dựng
làng thường ở chân núi,
có mặt bằng để khai phá
thành ruộng, có đất sườn
đồi để làm nương, gần
nguồn nước cho sản xuất
và sinh hoạt.
Buôn Làng dân trộc Giáy
Với cuộc sống định canh, định cư lâu đời, làng của người Giáy nhìn chung ổn định, do đó
có những làng tập trung hàng trăm nóc nhà như làng Pẳn, Quang Kim, Bản Qua (huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Mồi làng có một vùng đất nhất định. Đất làng chia thành đất công (hai loại) và đất tư.
Mỗi làng đều có ruộng công - ruộng thờ cúng.Sản phẩm ruộng công được sử dụng vào
việc thờ cúng.Vì vậy, ruộng này có tên gọi là ná xỉa, ná cáu, tức là ruộng thần, ruộng cầu.
Phần ruộng này mỗi năm thu hoạch khoảng 300 - 400 kilôgam thóc. Người nhận làm
ruộng này phải thắp hương rừng thần (đoong xía) vào ngày 29 tháng giêng hàng năm,
phải chịu một gà, một vịt để sửa lễ cúng thần. Người làm ruộng thần không phải đi phu;
ruộng thần không phải nộp thuế.Trong làng còn có loại ruộng công có tên là ná tú tí
(ruộng thổ thần).Ruộng thổ thần từ một đển hai “co ná”. Lúa thu hoạch được từ ruộng thổ
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

thần cũng dùng vào việc cầu cúng cho làng. Người làm ruộng này, đầu năm phải chịu cho
làng nửa con trâu cúng.Năm đầu làm ruộng thổ thần không phải đóng thuế và đi phu.Từ
năm sau đóng thuế và đi phu như mọi người trong làng.Ruộng công gồm ruộng chức
dịch, ruộng lính, ruộng phu thuế, ruộng cầu cúng. Nguồn của ruộng công là ruộng không

có người thừa kế, ruộng của người bỏ làng đi làm ăn ở nơi khác, ruộng của các dân tộc
khác đến cư trú trước.
Ruộng tư - ná tí là ruộng người dân tự khai phá những nơi đất hoang thành ruộng.Loại
ruộng này không nhiều lắm và thường ít màu mỡ.Những người làm rẫy không phải đi
phu, không phải đóng thuế, vì xã hội coi họ là những người có địa vị thấp kém hơn người
làm ruộng.
3.2. Nhà ở
Người Giáy cư trú trên một
diện rộng từ tỉnh Lai Châu
qua Lào Cai, Hà Giang đến
tỉnh Cao Bằng. Nhóm Giáy
ở tỉnh Hà Giang, Cao Bằng
ở nhà sàn, còn nhóm Giáy ở
tỉnh Lai Châu, Lào Cai lại
làm nhà đất để ở. Tuy nhiên
theo văn học dân gian thì
người Giáy vốn ở nhà sàn.
Dù ở nhà sàn hay nhà đất,
thì gian giữa nhà là nơi
trang nghiêm, nơi đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách. Phụ nữ không nằm ở gian giữa
nhà.Chỗ ngủ của các cặp vợ chồng trong gia đình thường là trong các buồng ngủ, ngăn ở
gian bên cạnh.Bếp được đặt ở gian bên cạnh khác.Theo phong tục, dù là người nhà,
nhưng bố chồng và anh chồng không vào buồng ngủ của con dâu, em dâu.Ngược lại, con
dâu, em dâu cũng không được đến chỗ ngủ của bố chồng và anh chồng.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần


3.3. Trang phục
Trang phục truyền thống của người Giáy vào loại
đơn giản, ít thêu thùa diêm dúa. Nam giới mặc áo
xẻ nách, dài chấm gối; mặc quần lá toạ. Ống tay áo
và ống quần đều rộng. Một số nơi, đàn ông để tóc
dài rồi búi tó ra sau gáy.Phụ nữ Giáy cũng mặc áo
xẻ nách, chiều dài áo đủ che kín mông. Ở hò và cổ
tay áo chị em đắp những miếng vải khác màu. Chị
em phụ nữ mặc váy.Váy che kín gối, xoè tương đối
rộng. Nhóm Giáy ở vùng Lai Châu, Lào Cai mặc
quần, nhưng nhiều tài liệu văn học dân gian lại nói
họ cũng mặc váy. Phải chăng từ thời xa xưa, tất cả
phụ nữ Giáy đều mặc váy. Cách phổ biến làm đẹp
của các thiếu nữ là dùng sợi len hoặc chỉ màu đỏ,
màu hồng độn với tóc vấn, gọi là piêm máo và đeo
chiếc túi vải hình chữ nhật rộng 25 - 30cm, dài 35 - 40cm. Dây túi dệt bằng chỉ màu luồn
vào miệng túi theo kiểu dây rút. Hai đáy được thêu hình răng chó (hẻo ma) uốn trên
đường chỉ màu xoè ra như hai cái quạt hoa nhỏ. Đây là loại hoa văn phổ biển trong nghệ
thuật trang trí người Giáy.Mô típ hoa văn này không chỉ được trang trí ở túi đeo, mà còn
được thêu ở hai đầu chiếc gối, ở trên rèm vải cửa buồng đôi tân hôn, trên mũ trẻ em.
3.4. Trang sức

Trang sức của người Giáy khá đơn
giản, bao gồm những chiếc kiềng và
bông tai đều bằng bạc trắng

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần


3.5. Ẩm thực
Đồng bào Giáy cấy nhiều lúa tẻ, cho nên đồng
bào ăn cơm tẻ là chính. Cách chế biến từ gạo
thành cơm ở người Giáy có nét khác biệt.Đồng
bào cho gạo vào chảo luộc, gạo chín gần hết,
chỉ còn một lõi nhỏ chưa chín, vớt ra bỏ vào
chõ để tiếp tục đồ chín hết cả hạt gạo.Sau khi
vớt hết gạo trong chảo, nước luộc gạo như
cháo loãng dùng để uống cả ngày.Nét độc đáo
trong chế biến gạo thành cơm này đã trở thành

Cơm được chế biến từ gạo tẻ

phong tục đặc trưng cho dân tộc Giáy. Chính vì vậy, trong đám cưới, sau lễ tơ hồng, cô
dâu bưng chõ xôi màu (hoặc chõ cơm tẻ) ra đổ vào cái mẹt trước bàn thờ tổ tiên nhà
chồng, tỏ ý phục tùng nhà chồng, làm cho nhà chồng cơm đầy chõ, sung túc. Bữa ăn hàng
ngày có cơm rau xanh, thỉnh thoảng có thịt, cá do săn bẳt được hoặc nhân cúng bái, lễ
tiết, cưới xin, ma chay... Trong bữa ăn, bố chồng, anh chồng không ngồi chung mâm với
con dâu, em dâu.
3.6. Phương tiện vận chuyển
Khi cần vận chuyển thóc từ ngoài đồng về nhà, người Giáy hay gánh, còn khi vận chuyển
vật nặng người ta dùng trâu kéo hoặc ngựa thồ.
3.7. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Giáy
thuộc ngữ hệ Tày - Thái. Thuộc hệ
ngôn ngữ này có một số dân tộc chung
sống xen kẽ với dân tộc Giáy như: Tày,
Nùng, Thái...
Chữ viết: Dân tộc Giáy chưa có chữ

viết riêng của mình. Trước đây đồng
bào dùng chữ Hán để ghi chép gia phả,
các văn tự liên quan đến ruộng đất,

Chữ Hán của dân tộc trước đây

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

cưới xin, sinh đẻ, ma chay. Nội dung
chủ yếu trong các văn tự trên là ghi ngày tháng xảy ra sự việc, người làm chứng. Chữ
Hán được sử dụng nhiều trong sách cúng, ghi chép các bài cúng, bài bói toán, xem tướng
sổ, tử vi, phong thủy. Chữ Hán là chữ tượng hình, khó viết, khó nhớ mặt chữ, vì vậy
người biết chữ Hán trong dân tộc Gỉáy không nhiều lắm.Phần nhiều người học và biết
chữ Hán là những người làm thầy cúng.Họ học chừ Hán để đọc sách cúng và họ cũng chỉ
thành thạo những thuật ngữ liên quan đến cúng bái.Ngoài ra một số những người tham
gia làm việc trong bộ máy thống trị cũng biết chữ Hán ở mức độ nhất định để soạn thảo
các văn bản liên quan đến công việc mà họ phụ trách.
3.8. Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Giáy quan niệm thế giới có ba tầng: tầng trên trời, tầng trên mặt đất và tầng dưới
đất. Tầng trên trời là nơi trú ngụ của ma tổ tiên và một số thần linh; tầng trên mặt đất là
nơi sinh sống làm ăn của loài người; tầng dưới đất là nơi ở của những “người” nhỏ bé và
“người” lùn. “Người sinh sống ở dưới mặt đất khác với người trên mặt đất là họ đeo dao
ở cổ chân, địu con ở bắp chân.Xuất phát từ quan niệm, tổ tiên sống ở trên trời, cho nên
mỗi khi người chết, người ta cần làm đầy đủ lễ nghi để đưa hồn người chết về với tổ tiên
ở trên trời.Nếu không được cúng lễ đầy đủ, hồn người chết không những không về được
với tổ tiên mà còn bị đẩy xuống âm ty, hoặc biến thành con vật, hồn sống đau khổ, lởn
vởn xung quanh người sống.

Đồng bào Giáy gọi con ma là “pháng”. Họ quan niệm có hai loại ma: pháng rán (ma nhà)
và pháng roọc (ma ngoài). Ma nhà là linh hồn của những người họ hàng thân thiết, có thể
chết trong nhà nhau được. Ma nhà thường phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, làm ăn tốt
lành, nhưng ma nhà có thể gây ốm đau, bệnh tật hoặc chết. Ma nhà được cúng bái định kỳ
vào những ngày lễ tiết trong năm và những dịp cần “mời”, cần “báo”.Ma ngoài là linh
hồn của những người không thuộc họ hàng, là ma người dưng nước lã, là ma những
người không thể chết trong nhà nhau được. Ma ngoài thường đòi ăn, cho nên, mỗi khi có
người ốm đau, bói thấy ma này đòi ăn thì mới cúng.
Người Giáy thờ tổ tiên ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà.Ở phía sau gian giữa là nơi đặt
bàn thờ.Theo tên gọi, bàn thờ là nơi thờ ông bà “tứ pảu dà”, nhưng trên bàn thờ còn thờ
một số thần linh khác.Thông thường trên bàn thờ dân tộc Giáy có ba bát hương. Kể từ trái
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

sang phải, bát hương thứ nhất thờ “chảo vàng” - vua bếp; bát hương thứ hai thờ “then tỉ”
- thiện địa, bát hương thứ ba thờ tổ tiên. “Chảo vàng” được cúng vào ngày 23 tháng chạp
hàng năm. “Then tỉ” được cúng vào ngày 2 tết (tháng giêng) khi trời chưa sáng rõ. Không
nhất thiết gia đình nào cũng phải thờ “then tỉ”, nhưng đã thờ thì phải thờ truyền đời từ đời
này qua đời khác. Thờ tổ tiên - “tứ pảu dà” không biết bao nhiêu đời, vì vậy khi khấn,
người Giáy thường khấn chung chung “pảu quang láng dà” hay “pảu tà dà úm” (ông nội
bà ngoại, ông mang bà bế). Nếu chủ nhà là con nuôi hoặc con rể thừa tự, muốn thờ họ
cha mẹ đẻ thì đặt thêm bát hương nữa ở bên trái, phía ngoài bát hương thờ tổ tiên.Nhà
nào không đặt bàn thờ mụ ở trong buồng ngủ thì lập thêm một bát hương đặt ngoài bát
hương thờ vua bếp.Chủ nhà có thể lập một bàn thờ nhỏ cạnh bàn thờ lớn để thờ họ bên
vợ. Phía dưới bàn thờ, chính giữa, dưới bát hương thờ “then tỉ”, thờ “tỉ chú” - thần giữ
đất nền nhà đang ở. Hai bên cửa chính có hai ống hương nhỏ và thẳng cửa chính ra phía
ngoài sân cũng có ống hương. Những ống hương này thờ linh hồn những người đã khuất
từ lâu để những linh hồn đó giữ cửa cho chủ nhà.

3.9. Lễ hội
Đối với người Giáy, trong
12 tháng của năm thời tiết,
chỉ tháng 11 (tính theo âm
lịch) là không có ngày ăn
tết. 11 tháng còn lại tháng
nào cũng có ngày ăn tết.
Nhưng ăn tết kết họp với
vui chơi (hội) thì chỉ có hội
“róng poọc”. Ở tỉnh Lào
Cai, nơi có người Giáy sinh
sống tập trung, làng nào cũng
có hội “róng poọc”. Hội “róng

Lễ hội “róng poọc” của người Giáy

poọc” được đồng bào tổ chức vào ngày thin trong tháng giêng, trên cánh đồng rộng trước
làng. Cánh đồng nơi tổ chức lễ hội “róng poọc” thường còn gọi là Ná róng poọc, được
chuẩn bị sẵn.Chủ cánh đồng đó không để nước vào cánh đồng hoặc làm bất cứ việc gì có
thể cản trở đến việc tổ chức lễ hội. Ngày tổ chức lễ hội “róng poọc” thường được chọn là
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

ngày thin giữa hoặc cuối tháng giêng, bởi vì hội này còn mang ý nghĩa kết thúc tháng ăn
chơi (tháng giêng), sau “róng poọc”, không còn ai nghĩ đến vui chơi nữa, mọi người bắt
tay vào sản xuất vụ mùa trước mắt, chuẩn bị công cụ để làm vườn, lên nương, xuống
ruộng.
Công việc chuẩn bị cho lễ hội khá mất thời gian.Trước lễ hội một ngày, các chức sắc đến

nhà chủ làng cùng nhau đi mua gà, vịt, lợn và làm vòng mặt trời. Vòng mặt trời được làm
bằng cách lấy nan tre vót nhẵnn và uốn thành vòng tròn, sau đó cắt hình mặt trăng bằng
giấy vàng, mặt trời bằng giấy đỏ dán vào giữa vòng. Từ sáng sớm ngày “róng poọc”, các
chức sắc trong làng đến nhà chủ làng để chuẩn bị các đồ cúng thần, cây treo vòng mặt
trời - tỏng cón (cột còn). Tòng cón là một cây mai cao khoảng 10 - 12 sải tay,
để cả ngọn, uốn ngọn để buộc vòng mặt trời. Tại nơi làm lễ, người ta lập bàn thờ, thầy
cúng xin âm dương, làm thủ tục dựng cột còn. Ngoài mâm cồ chung của cả làng, mỗi gia
đình còn có một mâm cỗ. Trên mâm cỗ gia đình thường có: một con gà luộc, một đĩa cá
rán hoặc trứng rán, hai củ măng vầu (nếu có), hai quả trứng vịt luộc nhuộm đỏ, ba đến
năm bát bỏng, hoa quả, bánh kẹo và một quả còn. Khâu chuẩn bị coi như đã xong.
Phần lễ được bắt đầu bằng việc thầy cúng đại diện cho dân làng khấn vái cảm tạ thần linh
thổ địa, cầu mong thần linh thổ địa phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, mùa màng tốt
tươi, gia súc, gia cầm đầy sân, đầy chuồng.
Phần hội có đội kèn pí lè, có một trống to làm hiệu thông báo, có các trò chơi như: đánh
mạt chược, xóc đĩa, thanh niên nam nữ thì ném còn, đánh quay, đánh én, chơi bập bênh.
Trong các trò chơi việc ném còn, kéo co có ý nghĩa tâm linh liên quan đến mục tiêu của
lễ.Ném còn là phải ném trúng, làm thủng vòng mặt trời, mặt trăng trên ngọn cột còn. Khi
đã ném thủng vòng mặt trời, mặt trăng, người ta vái chiếc còn ba vái, sau đó thầy cúng,
chủ làng rót bốn chén rượu đỏ (pha phẩm đỏ), mời đôi nam nữ đã ném thủng mặt trời,
mặt trăng mỗi người hai chén rượu và thưởng mỗi người hai hào bạc trắng. Năm nào ném
không thủng vòng mặt trời, mặt trăng, người ta phải lấy súng bắn cho thủng, nếu không
năm đó sẽ không yên ổn. Tiếp sau ném còn là kéo co. Dây để kéo co là một cây mây
to.Đầu gốc cây mây về hướng đông, ngọn cây mây về hướng tây. Bẳt đầu kéo

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

co, người ta mời các cụ kéo tượng trưng, phía gốc của cây mây là các cụ ông, phía ngọn

của cây mây là các cụ bà. Các cụ kéo tượng trưng ba lượt đi, ba lượt về.Sau đó nam nữ
thanh niên khỏe mạnh kéo, nhưng không được kéo đứt dây.Năm nào kéo để đứt dây là
năm đó không yên ổn.Sau một hồi kéo, phía đằng ngọn giả vờ thua, phía gốc thắng và
một người kéo dây đó về nhà chủ làng. Tiếp theo kéo co thầy cúng thắp ba nén hương ở
cột còn, hạ cột còn, kết thúc lễ hội “róng poọc”. Ngày hội kết thúc, người ta chuẩn bị hai
con trâu khỏe và cày để cày ba đến năm đường cày, tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu.
3.10.

Tục lệ cưới xin

Dân tộc Giáy thực hiện hôn nhân
ngoại hôn dòng tộc, hôn nhân
một vợ một chồng bền vững.Sau
hôn nhân chủ yếu cư trú bên nhà
chồng.Theo tục lệ cưới của
người Giáy có ông mối làm
“người giữa”.Ông mối có vai trò
rất quan trọng trong quá trình
làm các thủ tục đi đến lễ
cưới.Ông mối còn có trách
nhiệm với những việc xảy ra
giữa hai vợ chồng sau này. Xưa kia

Lễ cưới người Giáy

tục ở rể khá phổ biến. Ngày nay
không còn tục ở rể nữa, nhưng nhiều khi có người vẫn nhắc tới tục này và được hiểu là
nhà gái thách ở rể.Trong trường hợp này nhà trai phải chi thêm tiền thách cưới để thay
cho ở rể.Số tiền thay cho ở rể tương đương sự tốn kém nuôi nấng bố mẹ vợ trong những
năm ở rể và tiền quan tài.số tiền thách ở rể được trao cho nhà gái khi cưới. Trong việc

cưới xin, nhà trai chịu mọi chi phí thách cưới: thịt lợn, bạc trắng. Ngày nay mọi chi phí
này được quy ra tiền mặt.
Khi cưới, mỗi người họ hàng thân thuộc của nhà gái sẽ được một món quà cưới - cư
srỉnh. Quà cưới này do nhà gái thách nhà trai, gồm một con gà, một con vịt, một đồng bạc
trắng. Nay quà cưới được quy thành tiền mặt.Quan hệ luôn có đi có lại, người nhận quà
cưới lại phải có quà mừng cháu đầu lòng mới sinh.Ở dân tộc Giáy, trước đây khá phổ
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

biến tục kéo vợ - “rạc dà”. Người con trai phải kéo vợ khi đôi bên yêu nhau thực sự,
mong muốn được chung sống với nhau cả đời, nhưng cha mẹ bên cô gái ngăn cản không
đồng ý cho lấy nhau, hoặc do nhà trai nghèo, không đủ tiền cưới. Khi kéo vợ có kết quả
thì tiền thách cưới giảm đi nhiều.Người Giáy cũng có tục cưới chạy tang. Khi phải cưới
chạy tang thì thủ tục đơn giản, tiền thách cưới ít hơn.

3.11.

Tập quán sinh đẻ, nuôi con nhỏ

Người phụ nữ Giáy khi thai nghén phải kiêng kỵ nhiều thứ như: đun bếp không được cho
ngọn cây củi đốt trước, vì sợ đẻ ngược; không được đến các đám tang hoặc các nơi thờ
cúng thần, vì sợ bị bắt vía. Gần tháng đẻ người ta làm lễ cúng “mè pang” (bà mụ) để
chính thức đặt mụ cho đứa trẻ. Khi sinh con đầu lòng, người ta cúng “mè pang” rất to, có
khi mổ lợn từ 70 đến 80 kilôgam. Trẻ đầy tháng, gia đình sửa lễ báo tổ tiên để được phù
hộ.Sau lễ này mới được bế trẻ ra gian giữa nhà, đi lại trong nhà. Nếu là con đầu lòng, gia
đình làm cỗ long trọng ăn mừng để đặt tên. Tên và ngày tháng năm sinh của đứa trẻ được
thầy cúng viết bàng chữ Hán vào một miếng vải đỏ nhỏ gọi là “srư ninh” (giấy mệnh).
Giấy mệnh có giá trị dùng để so tuổi khi lấy vợ (lấy chồng) và khi chết giấy mệnh là căn

cứ để chọn giờ nhập quan và hạ huyệt. Trẻ ốm yểu, hay quấy khóc, người Giáy có tục gửi
con vào gia đình họ khác, nhận người làm cha mẹ, gọi là “po mè chỉ” (bố mẹ gửi). Hàng
năm cha mẹ đẻ phải đưa con và đem quà đến sêu tết cha mẹ gửi. Cũng có trường hợp
người ta đem gửi vía của đứa con ốm yếu vào một hòn đá, gốc cây nào đó.
3.12.

Tập quản tang ma

Xuất phát từ quan niệm con người khi sống có xác và hồn; người chết thì phần xác bị huỷ
hoại, còn phần hồn sẽ tồn tại cho nên cần làm lễ tang để đưa hồn người chết về với tổ
tiên. Khi có người chết, việc đầu tiên là người ta phải lấy giấy mệnh ra đối chiếu để chọn
giờ nhập quan và giờ khiêng quan tài ra cửa sao cho không trùng với giờ sinh của con
cháu. Theo quan niệm của người Giáy, nếu giờ nhập quan và giờ khiêng quan tài ra cửa
trùng với giờ sinh của con cháu thì hồn vía người sống sẽ bị người chết bắt đi. Con cháu
dòng tộc là người chịu tang. Trong thời gian làm lễ tang, những người chịu tang phải ăn
kiêng thịt, mỡ, kiêng cười đùa, kiêng ngồi ghế cao, kiêng nằm giường. Những gia đình
giàu có, lễ tang kéo dài 5 - 7 ngày, mổ trâu, ngựa, làm thêm nhiều lễ nghi như thả đèn trôi
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

sông, rước hôn đi dạo... Những gia đình nghèo túng thì chỉ cần cúng qua một đêm, mổ
một con lợn rồi đem chôn cất. Trường hợp người chết ngoài nhà, nếu chết xa nhà thì chôn
ngay tại nơi đó rồi về làm tang ma tại nhà; nếu chết gần nhà thì đưa thi hài về để trong cái
lều gần làng, làm đám xong mới đem chôn.Nhất thiết không đưa thi hài người chết ngoài
nhà vào nhà ở. Chôn cất xong chưa được đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên ngay, mà
người ta lập bàn thờ riêng đế hàng ngày cúng cơm nước cho hồn người chết.Trước đây,
con cháu để tang ba năm, nay chỉ để tang một năm. Ngày làm lễ đoạn tang cũng là ngày
đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên, dọn bỏ bàn thờ riêng.

3.13.

Văn nghệ dân gian

Văn học dân gian dân tộc Giáy có đầy đủ các thế loại như: truyện cổ, phong dao, ca dao,
đồng dao, tục ngữ, câu đố, giải đố... Người Giáy có truyện kể về sự tích núi. Truyện kể
rằng “Pảu loọc toó”- ông khổng lồ gánh đất lấp biển để lấy đất cho người ở và trồng trọt.
Trên đường gánh đất đi lấp biển, ông đã đánh rơi một số hòn đất.Những hòn đất ông
khổng lồ đánh rơi chính là những ngọn núi ngày nay. Một số các truyện kể khác như: “E
toi” tương tự như truyện thằng Cuội; truyện “Lực trá” tương tự như truyện Tấm Cám của
dân tộc Kinh. Một số truyện
bằng thơ dài như truyện “Pịt
trai - Phu sĩ’, “Náng Ẻn
Tái”...
Đồng bào Giáy làm thơ để
đặt lời cho bài hát, đồng thời
nhiều câu tục ngữ, thành
ngữ câu đố cũng được sử
dụng để làm lời cho các bài
hát dân ca. Người hát giỏi
không phải chỉ là có giọng
hát hay, thuộc nhiều bài hát
truyền miệng mà còn là người có tài ứng

Một điệu hát múa của dân tộc Giáy

khẩu. Nội dung hát dân ca của dân tộc Giáy.
Nội dung những bài hát dân ca rất phong phú như:
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIÁY | Hoàng Trần

dân ca hát mừng nhà mới, hát về mặt trăng, mặt trời, hát về thác nước. Hát về tình yêu
lứa đôi là nhiều hơn cả.
Thông thường có ba hình thức hát vui: hát bên mâm rượu - “vươn nả lảu”, hát đêm của
trai gái - “vươn chang hằm”, hát tiễn đường - “vươn sroỏng răn”
Hát bên mâm rượu không nhất thiết phải có bên nam, bên nữ; không kể là người “chân
tóc còn xanh” hay người “mặc áo màu không nên” (cụ già). Nội dung chủ yểu của hình
thức hát này là ca ngợi rượu ngọt, chè ngon, chúc người già sống lâu trăm tuổi, con trẻ
vui khỏe, làm ăn sinh sống hạnh phúc. Hình thức hát bên mâm rượu thường nói nhiều về
đạo đức con người cho nên được lớp người lớn tuổi ưa thích. Hát đêm của trai gái thường
dành cho trai gái chưa vợ, chưa chồng, nhưng cũng có cả những người đã “bảy con nghe
tiếng hát trèo qua cửa sổ”, bởi người ta chỉ “lấy giọng hát chứ không lấy người hát”.
Cuộc hát phải tuân theo trình tự ứng xử rẩt văn hóa: hát xin phép và chúc thọ chủ nhà, hát
ca ngợi nhà lớn, hát chúc làng xóm yên vui, hát thăm hỏi “đối phương”, hát mặt trăng,
mặt trời, rồi mới được chuyển sang nội dung tình cảm đôi lứa. Cuộc hát có thể kéo dài
vài đêm, tùy thuộc vào tình cảm của đôi bên. Hát tiễn đường là hát để trai gái tiễn nhau
khi gặp giữa đường, hoặc tiễn nhau từ làng này sang làng khác, trao đôi dặn dò nhau bằng
tiếng hát. Tiễn nhau đến khi nào “không trông thấy mới về”, lúc ấy tiếng hát mới
dứt.Hình thức hát này chủ yếu thổ lộ tình yêu với nhau.
Hội họa: Hội họa của người Giáy thể hiện chủ yếu qua tranh thờ. Gọi là tranh thờ, bởi vì
người ta vẽ những bức tranh đó chủ yếu phục vụ cho việc cúng bái. Thông thường chỉ
nhà thầy cúng mới có loại tranh này. Thầy cũng cất kĩ tranh ở nơi tôn nghiêm.Chỉ khi nào
cần cúng mới treo tranh.Tranh thờ chủ yếu là tranh vẽ các vị thần, các tướng lĩnh.Những
bức tranh là hiện thân của các vị thần, các vị tướng lĩnh sẽ giúp thầy cúng đánh lại ma
quỷ, giành lại cuộc sống bình yên cho người bệnh, cho gia đình.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 15




×