Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tổng quan dân tộc HMông (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 30 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG

MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc H’Mông................................................................................................ 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng trọt.......................................................................................................................... 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 4

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 5

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 5


2.5.

Trao đổi, mua bán............................................................................................................. 6

Văn hóa truyền thống ............................................................................................................ 7
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 7

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 8

3.3.

Trang phục........................................................................................................................ 9

3.4.

Trang sức ........................................................................................................................ 10

3.5.

Ẩm thực .......................................................................................................................... 10

3.6.

Phương tiện vận chuyển ................................................................................................. 12

3.7.


Ngôn ngữ ........................................................................................................................ 12

3.8.

Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................................... 13

3.9.

Lễ hội.............................................................................................................................. 16

3.10.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................ 18

3.11.

Tập quán sinh đẻ và nuôi con nhỏ .............................................................................. 23

3.12.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 25

3.13.

Văn nghệ dân gian ...................................................................................................... 29

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 30



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

1. Vài Nét Về Dân Tộc H’Mông

Dân số : 1.068.189 người (2009)
Ngôn Ngữ: Thuộc hệ ngôn ngữ Mông - Dao
Tên gọi khác:Mẹo, Mèo, Miêu Hạ, Mán
Trắng
Nhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông
Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông
Xanh, Na Miẻo.
Địa bàn cư trú: Hà Giang, Điện Biên, Sơn
La, Lai Châu,Yên Bái, Nghệ An, Đắk Lắk,
Thanh Hóa

Địa bàn cư trú:
Người Hmông sống ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ, trong đó tập trung tại các tỉnh
như Hà Giang (21,7%), Điện Biên (16%), Sơn La, Lai Châu, Yên Bái… và một
số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Thanh Hóa.

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồ ng trọt
Dân tộc Mông ở nước ta cư trú ở miền núi cao, thuộc hai vùng môi trường sinh
thái khác nhau: vùng núi đá - tả ngạn sông Hồng (Việt Bẳc) và vùng núi đất - hữu
ngạn sông Hồng (Tây Bắc). Hai vùng sinh thái này đã quy định hai phương thức
canh tác, trồng cây lương thực và phương thức canh tác khác nhau.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 30



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

Trồng trọt ở vùng núi đá: Bên
Việt Bắc - tả ngạn sông Hồng vùng núi đá, đồng bào Mông
sống định cư, trồng ngô làm cây
lương thực chính. Cây ngô được
trồng một vụ là vụ hè thu. Giống
ngô được trồng là giống ngô
truyền thống, so với ngô lai
bioseed thì có một số khác biệt:
hạt nhỏ, nhưng chắc, năng suất
không cao nhưng sau khi thu hoạch

Xới đất xuống giống (Ảnh sưu tầm)

về cất giữ trong nhà thì không bị mọt
ăn, làm mèn mén ăn có mùi thơm ngon... Kỹ thuật làm đất: dùng cày, sức kéo là
bò hoặc trâu. Xác
định thời vụ bằng cách dựa vào sự
đâm chồi nảy lộc của cây hoang dại như cây gạo, khi cây gạo ra hoa đỏ rực là
mùa trồng ngô bắt đầu. Người Mông dùng thông thạo các loại phân bón: phân
chuồng, phân xanh, phân bắc. Trong nương ngô luôn trồng cây xen canh gối vụ
như cây đậu tương, cây khoai lang, cây dưa chuột. Ở rìa nương thường trồng cây
dong riềng, cây cải “mèo”, hành, tỏi, ớt... Ngoài cây lương thực đồng bào còn
trồng các loại cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp. Cây
thực phẩm đặc trưng của dân tộc Mông là cây đậu răng ngựa - loại đậu quả to chỉ
mọc ở vùng khí hậu cận nhiệt đới và cây cải “mèo” - cây rau cải nhưng rất cao (80
- lOOcm), rất xanh, ăn giòn. Trước đây người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc còn
trồng các loại cây rau xanh như su hào, bắp cải để lấy hạt giống. Cây ăn q uả vùng
dân tộc Mông đáng chú ý là những cây ăn quả đặc trưng cho vùng khí hậu ôn đới

như: đào, mận, lê, táo. Mận ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) nổi tiếng ngon, vào vụ
mùa thu hoạch, thương lái đến tận gốc mua với giá rất rẻ, mà đôi khi không thể
mua hết. Cây dược liệu được đồng bào Mông trồng là những loại cây dược liệu
vùng ôn đới, khí hậu mát mẻ, như: cây tam thất, cây xuyên khung, cây huyền
sâm. Cây công nghiệp được người Mông trồng phổ biến là cây lanh dung làm vải
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

lanh - loại vải mà theo đồng bào dân tộc Mông, khi chết đi phải có đồ vải lanh
mặc thì tổ tiên mới nhận, mới được về với tổ tiên. Trước đây khắp vùng cao, đồng
bào Mông trồng cây anh túc (thuốc phiện).Cây anh túc trồng vào vụ đông xuân.
Thời đó nương của người Mông được quay vòng 2 vụ/năm: v ụ hè - thu trồng ngô,
vụ đông - xuân trồng cây anh túc. Có một thời nói đồi cây trồng đặc trưng cho
người Mông người ta nói đến ba cây là: ngô, lanh và anh túc (thuốc phiện).
Trồng trọt ở vùng Tây Bắc - núi đất: Nếu như vùng Việt Bắc - núi đá đồng bào
trồng ngô làm lương thực, thì ở vùng Tây Bắc - núi đất người Mông lại trồng lúa
nương làm lương thực và đa số sống du canh du cư, phát rừng làm nương. Khi
nương cằn lại đi phát nương khác. Tất cả các khâu kỹ thuật sản xuất: chọn thời
vụ, bón phân, trồng xen canh đều tương tự như bên Việt Bắc - tả ngạn sông Hồng.
Đồng bào Mône ở bên Tây Bẳc - hữu ngạn sông Hồng cũng trồng đủ các loại cây
thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu và công nghiệp như ở bên Việt Bắc - tả
ngạn sông Hồng.
2.2. Chăn nuôi
Dân tộc Mông chăn nuôi đủ các
loại gia súc, gia cầm như mọi dân
tộc khác. Họ nuôi trâu, bò, ngựa,
lợn, gà... Ngoài nuôi trâu, bò để
làm sức kéo, nuôi ngựa để cưỡi,

đồng bào Mông còn sử dụng
những con gia súc trên vào một số
việc hết sức đặc trưng cho dân tộc
Mông.Đó là dùng trâu (bò) để
cúng ma khô người chết; dùng
ngựa để thồ hàng, lợn
dùng để

Heo Rừng được người Mông thuần và nuôi dưỡng

cúng ma lợn.Giống lợn của người Mông được người Pháp đánh giá là to và cho
nhiều nạc. Ở vùng Việt Bắc, nhất là các huyện miền Tây tỉnh Hà Giang, do hết
rừng, ít cỏ, cho nên phải chăn dắt bò. Hàng ngày đi làm nương người ta dắt theo
con bò, cho bò ăn cỏ ngay gần nương, chiều lại dắt bò về. Còn ở Tây Bẳc, rừng
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

còn, trong rừng có cỏ, cho nên việc chăn trâu thực hiện theo cách chăn thả trâu
vào rừng, tối đến lùa trâu về nhà. Lợn, gà cũng đều chăn thả, ngày cho ăn hai
bữa, khi cho ăn gọi chúng về nhà. Ở Tây Bắc, người ta đeo “gông” cho lợn để
chúng không đi sâu vào rừng làm chủ khó tìm.Đồng bào ở đây cũng đào hầm cho
gà vào ngủ đêm, đóng cửa chặt lại đề phòng cáo bắt gà.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống ở vùng núi cao, đồng bào Mông luôn tận dụng điều kiện tự nhiên để
khai thác lâm, thổ sản. Sau mỗi buổi chiều, trên đường đi làm nương về, chị em
phụ nữ thường tranh thủ hái củi, hái rau rừng các loại; các chàng trai thường xách
khẩu súng đi săn rình những con thú, bắt đầu chui từ trong nơi lẩn trốn .ban ngày,
ra tìm mồi khi màn đêm buông xuống. Lâm thổ sản thường được người Mông thu

hái là măng rừng, củ mài, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, thảo quả, mật ong, củ ú
tảu, sam pết, tam thất, hoàng tinh... Những con thú rừng thường được các chàng
trai săn là tê tê, nhím, cày, cáo, khỉ... Ngoài cách săn rình, người Mông còn có
cách làm bẫy săn các con thú lớn, nhỏ khác nhau.
2.4. Ngành nghề thủ công
Người Mông tự làm mọi nghề
thủ công phục vụ cuộc sống
bản thân.Tuy nhiên, ở đây
chúng ta không thể trình bày
về tất cả các ngành nghề thủ
công của dân tộc Mông, mà
chỉ trình bày một số nghề
tiêu biểu và có nét đặc trưng
dân tộc.Đó là nghề rèn và
nghề mộc.Nghề rèn là nghề
truyền thống của đồng bào

Nghề rèn của người Mông khá phát triển

Mông.Đồng bào có thế làm được
rất nhiều loại công cụ sản xuất khác nhau, nhưng điểm nổi bật trong nghề rèn của
họ là kỹ thuật tôi và kỹ thuật khoan sắt. Người Mông có kỹ thuật tôi công cụ sản
xuất đạt đỉnh cao của kỹ thuật thủ công: tôi công cụ đạt độ cứng cao, nhưng
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

không bị mẻ khi sử dụng. Kỹ thuật khoan sắt của người Mông cũng rất đáng
ngạc nhiên. Họ có thể khoan dọc theo chiếc xà beng để làm nòng súng kíp. Kỹ

thuật mộc cũng đạt đỉnh cao của kỹ thuật thủ công: ghép gỗ và tiện gỗ. Người
Mông dùng gỗ ghép thành thùng chứa nước sinh hoạt, thùng chứa nước c hàm
nhuộm vải, ghép thành chậu đựng nước rửa rau, rửa chân tay, ghép cán gỗ vào
thìa gỗ. Những đồ gỗ ghép này có thể dùng hàng chục năm vẫn còn tốt.Người
Mông cũng có khả năng tiện gỗ làm các loại bát to, bát nhỏ khác nhau, với hình
dáng rất chuẩn xác.
2.5. Traô đổi, mua bán
Có sự khác nhau giữa việc trao đổi buôn bán giữa hai vùng: Việt Bắc và Tây Bắc.
Người Mông ở vùng Việt Bắc có nhiều chợ dọc theo biên giới Việt - Trung. Các
chợ nổi tiếng ở vùng này như: chợ Đồng Văn, chợ Mèo Vạc, chợ Lũng Phin.
Trong khi đó ở vùng Tây Bấc, tuy có chợ như: chợ Mường Xén, nhưng ít chợ nổi
tiếng. Chợ họp theo phiên. Hiện nay cứ chủ nhật thì họp chợ. Ở các chợ này,
đồng bào thường bán thuốc phiện và một số đặc sản của vùng cao như: tam thất,
sam pểt, ú tảu, hoàng tinh... Khách hàng của chợ vùng cao trước đây, ngoài khách
tứ phương trong nước, còn có khách từ nước ngoài, nhiều nhất là người Trung
Hoa, có cả người Đài Loan, người Nhật, người Mỹ, người Pháp. Họ đến chợ vùng
cao mua thuốc phiện, nhưng còn mục đích khác là làm tình báo.
Chợ không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng, mà chợ ở miền núi nói chung và ở
vùng người Mông nói riêng còn là dịp để người dân địa phương hội ngộ gặp mặt
thăm hỏi sức khỏe, báo tin vui, tin mừng cho nhau, nhắn tin qua người thân, bạn
bè đế mời người đến dự lễ cưới hỏi, lễ vào nhà mới... Đối với nam nữ thanh niên,
nơi họp chợ là nơi không hẹn mà gặp nhau, trò chuyện tình cảm trai gái với nhau.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

3. Văn hóa truyền thống
Dân tộc Mông là một trong các dân tộc có bản sắc văn hóa -rất ấn tượng.

3.1. Làng
Do sinh sống ở môi trường
vùng cao, đồng bào Mông
dựng làng ở các sườn núi.
Nơi dựng làng phải thuận
tiện cho trồng trọt, có
nguồn

nước

hoạt.Mỗi
chiếm

một

cho

làng

sinh
thường

khoảng

đất

rộng. Đất của làng chia
thành hai loại: đất tư nhân
và đất công cộng. Đất tư nhân là đất đã được khai phá thành nương ngô, nương
lúa, đất trong khuôn viên nhà ở; đất công cộng là đất chưa được tư nhân khai phá,

chủ yếu là đất rừng.Đất công cộng được dân làng tiếp tục khai phá thành nương
ngô, nương lúa khi gia đình nào đó trong làng có nhu cầu. Khi là đất công cộng
của làng, mọi dân làng đều có quyền vào đó thu hái lâm thổ sản, hái củi, săn bắn
thú rừng. Theo quy luật chung, khi trình độ canh tác càng lạc hậu, năng suất lao
động càng thấp, thì đất công cộng của làng càng rộng, vì người dân cần thu hái
được nhiều sản phẩm từ tự nhiên bù đẳp cho cuộc sống, do sản xuất không đủ ăn.
Làng người Mông thường có một dân tộc hoặc hai dân tộc cùng cư trú. Mỗi làng
thường có một miếu thờ thổ công chung, có lễ hội chung cho cả làng.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác du canh, du cư và định
canh, định cư, làng người Mông có hai loại tương ứng với hai phương thức canh
tác: làng định canh, định cư; làng du canh du cư. Làng định canh định cư là làng
của cư dân sống định canh, ổn định.Mỗi làng có vài chục nhà, nhà ở được dựng
vững chãi, tồn tại hàng chục năm. Đó là làng của người Mông ở tả ngạn sông
Hồng - vùng núi đá: Mường Khương, Bắc Hà (Lào Cai), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà
Giang). Làng du canh, du cư là làng của người sông du canh, vài ba năm lại di
chuyển theo nương, cuộc sống không ổn định, cho nên làng cũng không thể ổn
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

định. Mỗi làng có vài nóc nhà, nhà không bền vững.
Làng là một đơn vị tổ chức xã hội dân gian, cho nên có người đứng đầu làng. Dân
tộc Mông cũng như nhiều dân tộc khác, người đứng đầu làng thường là người đại
diện của một dòng họ lớn ở trong làng, có uy tín trong cuộc sống, thể hiện ở đạo
đức, nhân cách con người qua ứng xử với dân làng và việc làng. Người đứng đầu
làng tốt nhất là người đảm nhiệm được hai khối việc: khối việc đời thường và
khối việc tâm linh. Nếu một người không có khả năng đảm nhiệm được hai khối
việc thì dân làng sẽ chọn hai người: một người đảm nhiệm việc đời , một người xử
lý việc đạo. Cả việc đời và việc đạo đều có công cụ để làm chuẩn mực xử lý.Việc

đời thì dùng luật tục, còn việc đạo thì dựa vào hệ tư tưởng tâm linh.

3.2. Nhà ở
Người Mông làm nhà ở
bằng nguyên liệu có sẵn
trong tự nhiên như: gỗ, tre,
nứa, lá, đất, đá. Gỗ, tre
dùng làm bộ khung nhà,
nửa dùng làm mái, lá dùng
để lợp; đất, đá dùng làm
tường nhà.Đồng bào ở nhà
đất, mái thấp, không cửa sổ
để tránh gió lùa vào mùa
đông giá lạnh.Nhà thường
là một gian hai chái, hoặc ba gian hai chái. Nhà có hai cửa ra vào: cửa chính ở
chính gian giữa nhà, có ngưỡng cửa cao khoảng 30 - 40cm, cửa phụ ở một góc
phía sau nhà. Cửa chính dành cho khách đi lại, còn cửa phụ thường là cửa đi lại
hàng ngày của gia đình.Bố trí trong nhà khá chặt chẽ, vách tường nhà phía sau,
gian giữa, thẳng cửa chính vào là nơi dành cho việc thờ cúng, một bên chái nhà
dành cho nơi làm buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà. Chia nhà đầu bên kia là chỗ
ngủ của đôi vợ chồng con trai và con dâu. Bếp lò dùng nấu cơm và nấu cám lợn
thường đặt ở bên có giường ngủ của đôi vợ chồng trẻ; bên nơi ngủ của vợ chồng
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

chủ nhà có bếp nấu nước uống và sưởi. Nét đặc trưng riêng biệt trong ngôi nhà
của người Mông là chiếc cột chống lên tận nóc đầu hồi ngôi nhà gọi là “cột ma”
Chiếc cột này cùng với lỗ để hở khi lợp nóc đầu hồi, theo quan niệm của người

Mông là đường đi lại của tổ tiên. Người Mông không chấp nhận nhà ở không có
cột cho tổ tiên đi lại.
3.3. Trang phục
Điều khác biệt rất quan trọng của người Mông với các dân tộc khác là họ dùng
vải lanh để làm quần, áo, váy.Dùng vải lanh không chỉ là một thói quen thẩm mỹ,
mà còn là nhu cầu, một áp lực tâm linh. Có bộ trang phục bằng vải lanh, khi nhắm
mắt xuôi tay về thể giới bên kia tố tiên mới nhận là người Mông, mới được cùng
tổ tiên hưởng lạc nơi Tây phương.
Trang phục có chức năng che chở cho cơ thể
khỏi tác động bất lợi của tự nhiên, nhưng đồng
thời chính nó là cánh cửa tâm hồn, thẩm mỹ của
một con người, một dân tộc. Bộ trang phục của
người Mông rộng, phù hợp với lao động, đi lại
trên địa hình đồi núi nhiều dốc đèo. Bộ tran g
phục của đồng bào còn có màu sẳc sặc sỡ như
cây rừng.Đây là hai nét thẩm mỹ mang tính tổng
thể.về cụ thể, trang phục dân tộc Mông có nhiều
nét đặc sắc riêng. Bộ trang phục phụ nữ Mông
gồm có khăn đội đầu, áo, váy, tạp dề, thắt lưng,
xà cạp.Trong bộ trang phục này có hai nét riêng
mà dân tộc khác không có.Đó là “cổ áo” và tạp
dề.“Cổ áo” được gắn vào áo và treo lơ lửng trên
vai như áo của chiến sĩ hải quân; tạp dề của người Mông gồm hai mảnh, đeo từ
ngang thắt lưng trở xuống đến quá chiều dài của váy một ch út, một mảnh che phía
trước, một mảnh che phía sau.Người Mông mặc áo không cúc, khi mặc dùng cạp
váy giữ hai mép áo ở tư thế như cài cúc.Váy của người Mông là váy mở, khi mặc,
quấn quanh người và thắt nút buộc lại ở phía trước.Bên ngoài váy là tạp dề, vừa
che kín, vừa làm đẹp.Thắt lưng được thắt ở ngoài cùng. Khăn đội đầu của phụ nữ
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 30



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

Mông là khăn len vuông. Khi đội, người ta gấp chéo khăn và đội lên đầu tương tự
như cách đội khăn vuông của các dân tộc khác.Phụ nữ Mông quấn xà cạp ở bắp
chân. Quấn xà cạp đế bảo vệ bắp chân khỏi sự va chạm với gai góc, cỏ dại, nhưng
theo đồng bào xà cạp còn đỡ cho sự căng thẳng của bắp chân khi leo đèo, làm bắp
chân đỡ mỏi.
Trang phục của phụ nữ Mông có nhiều hoa văn sặc sỡ, nhất là những hoa văn trên
váy. Người Mông thực hiện hoa văn theo 3 cách: thêu hoa văn bằng chỉ màu,
ghép vải màu, dùng sáp ong vẽ hình họa tiết hoa văn lên vải rồi nhuộm vải bằng
chàm. Mô típ hoa văn chủ yếu là những hình kỷ hà: hình vuông, hình tam giác,
hình thoi. Bên cạnh đó còn có những mô típ hoa văn đ ộng vật và thực vật.
Ngày nay dân tộc Mông mặc nhiều đồ mua từ Trung Quốc.

3.4. Trang sức
Hầu như tất cả trang sức của
người Mông đều được chế tác từ
bạc, bao gồm khuyên tai, vòng
tay, kiềng,..sự kết hợp của trang
sức đã góp phần làm nỗi bậc vẻ
đẹp đặc sắc của người Mông

3.5. Ẩ m thực
Người Mông sinh sống ở hai bên sông
Hồng trồng hai loại cây lương thực khác
nhau. Do đó nguồn lương thực chính của
cư dân cũng khác nhau. Cư dân Mông sinh
sống ở tả ngạn sông Hồng ăn ngô, còn cư
dân ở hữu ngạn ăn lúa nương.

Từ hạt ngô, đồng bào xay thành bột khá
mịn, sàng, sấy sạch sẽ, vẩy nước cho bột
ẩm, lấy tay xoa cho bột ngấm đều

Mèn mén- món ăn đặc sản của người Mông

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

nước, cho bột vào chõ, đặt lên bếp đồ lần thứ nhất. Sau khi hơi nước bốc lên qua
bột ngô độ 20 phút, người ta đổ bột ngô ra mẹt và lại tiếp tục quy trình vẩy nước
vào bột xoa cho bột tiếp tục ngấm nước, rồi lại đồ tiếp, cho đến khi hơi nước bốc
lên qua bột ngô độ 20 phút là được, bột ngô đã chín. Sản phẩm này, người Mông
gọi là “mèn mén”.
Người Mông có cách chế biến cơm riêng biệt.Họ cho gạo vào nồi (chảo) luộc qua
sắp chín, đổ gạo ra, cho vào chõ đặt lên bếp đồ cho đến chín.
Cách chế biến thức ăn cả hai vùng đều như nhau. Món ăn đặc trưng cho dân tộ c
Mông là món “thắng cố”. “Thắng cố” là món ăn thập cẩm, được chế biến từ tất cả
các loại thịt, nội tạng của một con vật. Người ta cho tất cả các thứ thịt đó vào
trong chảo gang nấu sôi kĩ đến khi thịt chín nhừ là được. Thắng cố là món ăn rất
ấn tượng đối với khách vãng lai và là món ăn được đồng bào Mông ưa thích.
Những ngày chợ phiên, người Mông thường mang theo mèn mén đển chợ mua
thắng cố mời bạn cùng nhau ăn, uống rượu và nói chuyện thăm hỏi nhau. Ngoài
thắng cố, người Mông còn có các món ăn khác như: đậu răng ngựa, rau cải
“mèo”, đậu Hà Lan... Đây cũng là những món ăn để lại ấn tượng tốt cho khách
khi đến với đồng bào Mông. Theo truyền thống, người Mông ăn bằng thìa gỗ và
dùng bàn ăn. Bàn ăn làm bằng gỗ, có kích thước khoảng 80 X 80cm, cao kh oảng
25cm. Người Mông tổ chức bữa ăn khá đặc thù. Mèn mén hoặc cơm được cho vào

rá, đặt giữa bàn ăn, quanh rá mèn mén là 2 - 3 bát canh, rau và thức ăn khác,
quanh bàn ăn là những chiếc ghế thấp cho người ăn ngồi. Khi ăn, người ta dùng
thìa xúc lấy mèn mén ăn. Một cách ứng xử rất quan trọng trong bữa ăn là con dâu,
em dâu không được ngồi cùng mâng với bố chồng, anh chồng.
Người Mông trước đây hay uống rượu khi tiếp bạn bè. Khi gặp bạn thì việc mời
rượu bạn là một cử chỉ thân thiện, hào hiệp. Được bạn mời rượu, nhận uống chén
rượu bạn mời là một hành vi tỏ lòng thân ái, mến mộ bạn. Từ cách quan niệm như
vậy, trước đây thỉnh thoảng ta gặp người (thường là nam) say rượu ở ngoài trời,
trên đường đi chợ về nhà.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

3.6. Phương tiện vận chuyển
Sinh sống ở miền núi cao, đường sá
đi lại khó khăn, lắm đèo, nhiều dốc
nên người Mông phải chọn hình thức
vận chuyển đồ bằng cách gùi trên hai
vai.Để vận chuyển nhiều và hàng
nặng, đồng bào dùng ngựa thồ. Ngựa
thồ hàng đi theo đường mòn rất
nhanh, rất hiệu quả. Con ngựa thồ
hàng của đồng bào Mông có đặc
điểm là không đá hậu. Chính vì vậy, đôi
khi ta thấy hình ảnh người phụ nữ Mông

Chiếc gùi được mang bán


cầm đuôi ngựa đi theo sau con ngựa.
3.7. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói dân dân tộc
Mông trước đây được xếp vào ngôn
ngữ Môn - Khmer. Sau ngày nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời,
tiếng Mông được xếp vào hệ ngôn ngữ
Hán - Tạng. Hiện nay các nhà ngôn
ngữ Việt Nam xếp tiếng nói của dân
tộc Mông vào một hệ riêng, gọi là
ngôn ngữ Mông - Dao. Tiếng nói của
người Mông ở nước ta không chỉ là
tiếng nói của một dân tộc, mà nó đã
được các dân tộc khác trên vùng cao

Chữ Hán trước đây được người Mông

sử dụng làm phương tiện giao tiếp

sử dụng (Ảnh minh họa)

giữa các dân tộc trên vùng cao - tiếng
nói vùng cao miền núi phía Bắc.
Chữ viết: Dân tộc Mông trước đây sử dụng chữ Hán trong việc ghi chép các văn
bản về cưới xin, khai sinh, khai tử, ghi bài vị, sổ mệnh... Các sách cúng hoàn toàn
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần


được ghi chép bằng chữ Hán.Từ năm 1961, Đảng, Nhà nước ta xây dựng bộ chữ
Latinh cho đồng bào dân tộc Mông. Chữ Mông Latinh hiện nay được sử dụng
trong trường phổ thông cơ sở để làm phương tiện dạy học; sử dụng để ghi chép
văn học dân gian: những bài văn vần, những câu ca dao, tục ngữ dân tộc Mông...
3.8. Tín ngưỡng tôn giáo
Dân tộc Mông tin vào tín
ngưỡng đa thần, coi vạn
vật đều hữu linh. Những
biểu hiện cụ thể của vạn
vật hữu linh là thờ tổ tiên
ở trong nhà, thờ thần cây
thuốc, thờ “xử cáng” (xá
xần - thần nhà); thờ thần
núi, thần rừng, thờ ma
cửa, ma lợn...
Trong mỗi gia đình người
Mông đều có nơi thờ thần xử cáng, thờ

Lễ cúng rước “ma khô” ra khỏi nhà

tổ tiên và thờ thần thuốc.Nơi thờ các vị
thần này là vách sau của nhà nhìn thẳng từ cửa chính vào.Ở nơi này, họ lập bàn
thờ, nhưng cũng có họ không lập bàn thờ.Tuy nơi đó vẫn được coi là nơi trang
nghiêm, không để các thứ vật dụng hàng ngày ở đó.Trên vách tường - nơi thờ ta
thấy đồng bào đóng một tệp giấy bản có dính tiết gà vào vách. Tệp giấy bản này
có khổ khoảng 12x18cm, mỗi năm thay một lần vào chiều 30 tết hoặc sáng mồng
1 tháng giêng. Khi mổ gà cúng tết, người ta lấy lông gà chấm vào tiết, rồi bôi lên
tệp giấy bản, sau đó bóc tệp giấy cũ ra, đóng tệp giấy mới lên vách nơi quy định
để thờ. Với những dòng họ lập bàn thờ, nếu trên bàn thờ nếu có ba ống hương có
nghĩa là thờ ba vị thần: thần thuốc (vị thần phù hộ cho lấy thuốc chữa bệnh tốt),

tổ tiên và xử cáng. Từng gia đình không nhất thiết phải thờ đủ ba vị thần, nhưng
riêng xử cáng thì gia đình nào cũng phải thờ.Trên bàn thờ nhỏ của người Mông
Trắng ở Mèo Vạc, có dán ba tờ giấy bài vị.Đó là dấu hiệu họ thờ tổ tiên 3 đời.
Người Mông chia tất cả ma, quỷ, thánh, thần của thế giới bên âm làm hai loại:
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

thần lành và ma dữ. Thần lành là thần chuyên giáng phước lành, bảo vệ cuộc sống
cho con người, gia súc và các loại cây trồng. Tuy nhiên, đối với loại thần lành,
nếu con người ứng xử sai trái, thiếu tôn trọng, không chú ý cúng bái chu
đáo, đúng kỳ hạn... thì các loại thần ấy cũng có thể quấy nhiễu làm cho người ốm
đau, gia súc gầy yếu, mùa màng thất bát. Các loại thần lành như: thần nông, thần
thổ địa. Ma dữ là ma chỉ chuyên làm hại người, gia súc, mùa màng.Đi đến đâu ma
dữ làm hại người, gia súc, mùa màng đến đó.Tuy nhiên, ma dữ phá ph ách chỉ để
đòi ăn, khi được cúng bái linh đình ma dữ cũng đỡ dữ tợn hơn. Đối với người
Mông ma dữ đáng sợ nhất là con ma “ngũ hải”. Theo quan niệm của đồng bào, ma
“ngũ hải” chỉ có trong một số dòng họ. Khi có sự bất đồng giữa người thuộc dòng
họ có ma “ngũ hải” với người khác (người không có ma “ngũ hải”), con ma liền
đến làm hại người kia. Biểu hiện con ma “ngũ hải” làm hại là những cơn đau
quặn liên tiếp. Đau chính là ở phần lục phủ ngũ tạng. Đau liên tục, nếu không kịp
đi bói tìm ra con ma, không cúng kịp thời thì sẽ chết. Do quan niệm về ma “ngũ
hải” như vậy, cho nên người ta rất ghét người có ma “ngũ hải”. Người bị nghi ngờ
có ma “ngũ hải” thường bị người khác vừa khinh, vừa sợ. Người bị nghi có ma
ngũ hải rất khó lấy vợ, lấy chồng. Do quan niệm có thầ n lành và ma dừ, cho nên
khi có người ốm đau, ngoài việc lo chữa chạy bằng thuốc thang là các loại cây
trên rừng, đồng bào còn tìm cách cúng ma - thầy cúng điều khiển âm binh của
mình đánh nhau với con ma đến làm cho người ốm. Âm binh của thầy cúng thắng
thì bệnh khỏi.Đồng bào Mông tin có ma thuật bùa yêu. Một người con trai yêu

một cô gái nào đó mà không được cô gái kia yêu lại, anh ta có thể bỏ bùa yêu.
Sau khi bị bỏ bùa yêu, cô gái yêu anh ta say đắm. Ngược lại con gái cũng có thể
bỏ bùa yêu con trai và kết quả cũng tương tự như con trai bỏ bùa yêu con gái.
Một số dòng họ trong đồng bào Mông có kiêng kỵ trong ăn uống. Thí dụ, dòng họ
Giàng kiêng ăn tim các loài động vật, họ Lý kiêng ăn lá lách con vật bốn chân,
một số dòng họ khác lại kiêng ăn thịt một số loài chim. Có nhà nghiên cứu cho
rằng, đó là tàn dư của tô tem.
Liên quan đến tín ngưỡng trong cuộc sống, người Mông còn tin có “ma lợn” - ma
đòi ăn lợn. Gia đình người Mông nào cũng nuôi lợn nái. Khi con lợn nái đẻ, chủ
nhà chọn con lợn đẹp nhất, cắt một nhóm lông trên gáy (hoặc lông đuôi) nhét lên
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

trên cửa chính. Con lợn bị cắt nhúm lông đó là con lợn sẽ cúng ma lợn, khi ma
lợn đòi. Khi đi bói, thầy bói cho biết là ma lợn đòi thì thịt ngay con lợn đã lấy
lông nhét lên trên mái nhà để cúng. Lợn để cúng phả i thui, chứ không cạo bằng
nước nóng như lợn làm thịt ăn trong lễ hội. Nghi lễ được thực hiện vào buổi tối,
đóng kín cửa, không tiếp khách.Phụ nữ không được tham gia nghi lễ này.Người
Mông còn có tục cúng ma cửa - vị thần bảo vệ con người và tài sản.Biểu hiện bên
ngoài của thần cửa là miếng vải đỏ đóng trên cửa chính ra vào nhà.Khi có cưới
xin, ma chay, đều phải xin phép ma cửa cho đi qua.Thông thường, kh i gia đình có
người ốm hoặc gia súc bị chết khác thường thì chủ nhà phải lo cúng ma cửa.Sau
khi cúng ma cửa, cửa chính phải đóng kín, không được đi lại trong 3 ngày.
Trong tín ngưỡng tôn giáo của người Mông còn có các tôn giáo khu vực và tôn
giáo thế giới. Tôn giáo khu vực ảnh hưởng đến người Mông là Khổng giáo, Đạo
giáo và Phật giáo; tôn giáo thế giới là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành.
Khổng giáo biểu hiện trong dân tộc chủ yếu là tin vào số mệnh từng người là do
trời định; biểu hiện của Đạo giáo là ở việc bói toán đoán số mệnh, phù chú chữa

bệnh trừ ma trừ tà, Phật giáo biểu hiện ở việc tu nhân tích đức, ở hiền gặp lành.
Tôn giáo thế giới thể hiện ở sự có mặt các ngôi nhà thờ của Thiên chúa giáo ở
Sapa (Lào Cai) và Trạm Tấu (Yên Bái). Việc xây dựng các nhà thờ Thiên chúa
giáo nói trên gắn liền với những ý đồ xâm lược nước ta của thực dân Pháp. F.M.
Savina - cố đạo người Pháp đã từng viết, ở Vân Nam (Trung Quốc) nhiều người
Mông theo đạo Gia Tô, nói thành thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp và tiếng La
Tinh. “Tôi (F.M. Savina) muốn những việc ta đã làm ở Vân Nam, ta cũng sẽ làm
ở xứ Bắc Kỳ... Bởi vì muốn ghép đạo lý của người Mông vào với chúng ta (Pháp),
cần phải thay đối và thêm bớt tín ngưỡng của họ (Mông), làm sao cho tín ngưỡng
ấy cùng bắt nguồn từ một tôn giáo”.
Những năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đế quốc Mỹ đã tăng
cường truyền bá đạo Tin Lành vào một số vùng dân tộc thiểu số nước ta, trong đó
có vùng đồng bào Mông. Tuy nhiên, hiện nay ảnh hưởng của đạo Tin Lành đang
bị nhiều hạn chế.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

3.9. Lễ hội
Đồng bào Mông có nhiều lễ
tiết và lễ hội khác nhau như:
tết năm mới, tết ngày 5 tháng
5, tết ngày 1 tháng 7, lễ “nào
xồng”, lễ hội “gầu tào”...
Tết

năm


mới:

Đồng

bào

Mông tổ chức ăn tết năm mới
vào cuối tháng Bò, đầu tháng
Hổ - trùng với tết dương lịch.
Tết được mở đầu bằng việc
mổ lợn và mời nhau uống
rượu. Mỗi gia đình mổ lợn ăn
tết đều mời họ hàng, người thân tình
trong bản đến ăn uống. Sau ăn uống

Một nghi thức trong lễ hội “gầu tào”
của dân tộc Mông

xong mỗi người còn được một miếng
thịt mang về. Để chuẩn bị cho giao thừa năm mới, người ta bày trước bàn thờ tổ
tiên một chiếc bánh giầy to, thắp hương 1 nén lên bánh giầy và 3 nén lên
tường.Việc cúng bái được tổ chức vào lúc giao thừa và ngày 1 tháng giêng năm
mới. Gia đình tập trung các công cụ lao động như: dao, cuốc, rìu, súng, khèn,
tháo cối xay về một chỗ, dán lên những công cụ đ ó mỗi thứ một miếng giấy bản
để “trả công” cho năm qua và cầu mong năm mới được may mắn. Theo quan niệm
dân gian của người Mông: năm mới được bắt đầu từ tiếng gà gáy đầu tiên. Ngay
sau khi con gà cất tiếng gáy chào ngày mới, đồng bào bắn súng, đốt pháo, lấy 3
nén hương và giấy bản đến giếng hoặc khe nước thắp hương và đặt giấy bản ở gần
giếng, rồi lấy nước về nấu cơm. Nồi cơm đó gọi là cơm mới.
Thời gian vui chơi năm mới thường kéo dài từ 5 đến 15 ngày. Trong thời gian

này, những người lớn tuổi thăm hỏi nhau, mời nhau ăn uống; còn lớp trẻ thì vui
chơi, ca hát, múa khèn, tung còn, con gái đánh cầu lông gà (lú di), con trai đánh
quay.
Ngày đầu năm mới thường kèm theo một số kiêng kỵ nhất định như: không quét
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 16 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

nhà, ăn cơm không được chan canh, không đổ nước vào chảo nấu cám lợn vì sợ
mưa nhiều làm trôi đất màu trên nương, không được khâu vá vì sợ sâu đục thân
lúa ngô.
Tết ngày 5 tháng 5: Đây là tết được tổ chức mừng ch o cây lúa, cây ngô đã trưởng
thành. Dịp này, người Mông có tục lệ tổ chức ăn uống vui vẻ, nhưng lạ i kiêng đi
thăm nương ngô, nương lúa. Theo quan niệm của đồng bào, vào dịp đó, các nàng
ngô, nàng lúa đi làm dâu, đi lấy chồng. Sự yên tĩnh trên nương là cần thiết cho
hôn lễ của các nàng ngô, nàng lúa, cho hạt ngô được to, cho hạt thóc được chắc,
cho mùa màng được bội thu.
Tết tháng 7: Tết này không được tổ chức phổ biến ở tất cả các vùng dân tộc
Mông, tổ chức không lớn, không phức tạp, nhưng lại mang ý nghĩ a xã hội. Vào
dịp tết này, đồng bào đốt nhiều vàng hương cho tổ tiên vì quan niệm rằng làm
như vậy là để tổ tiên có tiền tiêu trong cả năm.Có tiền, tổ tiên khỏi phải đi làm
thuê.Phải chăng cách tố chức tết tháng 7 đã cho ta thấy, xã hội dân tộc Mông đã
phát triển đến mức có quan hệ tiền - hàng và quan hệ này đã đi vào tập quán, vào
nếp sống của dân tộc Mông.
Ở trong dân tộc Mông, lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm
mới.Lễ hội được người Mông tham dự nhiều là lễ hội “Gầu tào”. Để tổ chức lễ
này, trước tết vài ba ngày, người chủ Gầu tào cùng với một sổ người giúp việc
hình thành một ban tổ chức, cắm một cây nêu trên vùng đồi gần đường đi lại từ
nhiều phía đến. Trên cây nêu, người ta treo một miếng vải đen.Mọi người gần.xa

đi qua lại đều có thế nhìn thấy cây nêu. Theo tập quán dân tộc Mông, người ta
hiểu ngay rằng, nơi có cây nêu đó sẽ tổ chức lễ hội Gầu tào vào ngày 3 tháng
giêng. Sang xuân, sáng mồng 3 tết, từ sáng sớm, già, trẻ, gái, trai hớn hở, người
cưỡi ngựa, người thổi khèn, người đi bộ tấp nập từ các hướng đổ về địa điểm làm
lễ Gầu tào. Những đôi vợ chồng lấy nhau lâu ngày mà chưa có con thường tổ
chức hội Gầu tào để cầu tự, hoặc những đôi vợ chồng do cầu tự đã có con, nay tổ
chức Gầu tào để trả ơn. Bên cạnh lễ Gầu tào thường có hội vui chơi khá độc
đáo.Đó là hội “sải sán”- đi chơi núi.Trong hội này, trai, gái chưa vợ, chưa chồng
thường rủ nhau lên các sườn đồi tổ chức hát đối tập thể, tìm hiểu nhau.Cách tổ
chức hát độc đáo nhất là hát “ống” - hát đối cá nhân qua một ống nứa. Hai ống
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 17 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

nứa được nối với nhau bằng sợi chỉ, cách nhau khoảng vài chục mét. Người hát
vào ống nứa bên này, người nghe qua ống nứa ở bên kia. Dân tộc Mông còn có lễ
“nào xồng”. Đây là một nghi lễ của dân làng tổ chức để ăn thề với nhau về 3 nội
dung: thề bảo vệ rừng đầu nguồn nước, thề bảo vệ an ninh trật tự trong bản, thề
cùng nhau bảo vệ mùa màng. Cách tố chức đơn giản , tại một địa điểm trong bản,
mỗi gia đình có một người là nam giới đến dự lễ, bàn bạc cụ thể với nhau về nội
dung thề. Người ta cùng ăn cơm một bữa với nhau, lễ “nào xồng” kết thúc.
3.10.

Tục lệ cưới xin

Tục lệ cưới xin là hiện tượng xã hội phụ thuộc vào hình thái gia đình. Gia đình
người Mông cũng như tất cả các gia đình nông dân khác, quan niệm nên chọn bạn
đời khỏe mạnh, đạo đức, thật thà, trung thực và chăm chỉ làm ăn, làm ăn có hiệu
quả. Con gái phải biết việc trồng lanh, dệt vải, khâu thêu váy áo... Con trai phải

biết cày giỏi, thông thạo một số nghề thủ công như: mộc, đan lát; nắm vững
phong tục, tập quán dân tộc Mông. Ngoài ra con gái còn phải bi ết hát dân ca,
thuộc nhiều bài dân ca tình yêu để bày tỏ tấm lòng mình với bạn trai - bày tỏ ý
thích của bản thân, nhưng lại mượn lời hát dân ca; con trai còn phải biết thổi
khèn, thổi sáo, nói hay, có tài thuyết khách.
Đến tuổi dậy thì, trai gái trước khi bước vào hôn nhân, thành vợ thành chồng,
thường có một giai đoạn tìm hiểu nhau.Nơi họp chợ, những ngày tết nhất, các dịp
hội vui xuân... là dịp nam nữ thanh niên có nhiều thì giờ gặp nhau, trò chuyện tìm
hiểu nhau.Một ngày chợ vùng cao (Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Phin) có biết bao
nhiêu thanh niên kết hợp đi chợ để làm quen với nhau. Khi các chàng trai, cô gái
đã quen nhau, yêu nhau, họ thường hẹn gặp nhau trong các dịp chợ phiên, ngày
hội, ngày tết... để bày tỏ tình cảm với nhau, trao cho nhau những vật kỷ niệm
như: chiếc nhẫn đeo tay, chiếc gương soi, bộ xà tích... Đó là những vật tin trao
cho nhau, thay cho lời hứa hẹn xây đắp tình duyên tốt đẹp hơn.
Không phải đôi trai gái nào yêu nhau cũng kết duyên nên vợ, nên chồng, vì kết
duyên đâu có phải việc riêng của đôi trai.gái. Người ta có bao nhiêu quan hệ
trong xã hội, trong gia đình thì hầu như đều được tính đến trong việc yêu đương.
Vừa lòng con cái, còn phải vừa lòng cha mẹ, họ hàng đôi bên; còn cỏ số có mệnh
và bao nhiêu sự ràng buộc khác. Thông thường khi đã yêu nhau, chàng trai nói
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 18 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

chuyện với bố, mẹ mình. Nếu được bố, mẹ đồng ý thì sẽ tổ chức ăn hỏi và nếu
mọi việc đều thuận lợi thì sẽ có điều kiện trở thành vợ chồng.
Từ khi đặt vấn đề ăn hỏi đến khi cưới, còn phải trải qua nhiều nghi lễ đậm đà bản
sắc dân tộc Mông. Đó là các nghi lễ:
-


Lễ dạm hỏi và so tuổi

-

Lễ cưới.

Lễ dạm hỏi và so tuổi
Sau khi thỏa thuận với con trai, nhà trai tiến hành dạm hỏi dâu. Chọn được ngày
lành, tháng tốt, bố mẹ nhà trai cử hai người - người làm mối, thường là người
trong họ biết tục lệ cưới xin, nhanh trí, giỏi đối đáp, mang theo một đôi gà (một
trống, một mái), một sừng rượu (có thể một chai) và cắp ô đến nhà gái. Trong
chiếc ô cắp nách đến nhá gái có “tổ tiên”.Trên đường đi, chiếc ô luôn cắp ở nách
và đầu ô quay về phía trước.Đến trước cổng nhà gái, hai người mối dừng lại và
hát bài hát dân ca xin vào nhà. Nội dung bài hát đại ý là: nghe nhà này có con gái
tốt, chúng tôi sang đây muốn nói chuyện với gia đình, xin chỗ treo ô, xin nước
rửa mặt.
Nghe tiếng hát, chủ nhà hiểu ngay là có khách đến dạm hỏi dâu.Chủ mời khách
vào nhà.Khách vào nhà, dựng ô vào vách sau gian giữa - chỗ được quy định là nơi
thiêng trong nhà, rồi đến bếp chính ngồi và lấy thuốc lá ra mời bố mẹ nhà gái.Là
thủ tục, cho nên người không biết hút cũng phải cầm lấy.Sau khi nghe hai mối
nhà trai hát trình bày sự việc, ông chủ nhà cũng hỏi lại (bằng thơ).Qua ít p hút trao
đổi đầu tiên, chủ nhà gái tỏ ý ưng thuận, hai ông mối hát bài cảm ơn.Tiếp đó nhà
gái cho người đi gọi hai người thuộc họ hàng gần của bố cô gái đến cùng chủ nhà
tiếp chuyện hai ông mối nhà trai.Mục tiêu của lễ dạm hỏi là xin lá số của cô gái
để so tuổi với chàng trai. Nếu bố mẹ cô gái đồng ý thì bàn luôn nội dung thách
cưới. Việc thách cưới trước đây được vạch trên que gỗ - que thách cưới. Bên nhà
gái đưa cho bên nhà trai một que thách cưới, trên đó, một đầu khắc những vạch
nói về tiền và rượu, đầu kia nói về số lượng thịt. Nhà gái còn yêu cầu nhà trai
sắm cho cô dâu những váy, áo, khăn, các loại vòng và một số tư trang khác.Hai
ông mối được chủ nhà gái mời cơm rượu.Xong xuôi mọi việc hai ông mối hát bài

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 19 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

xin về.Trên đường trở về, ô vẫn phải cắp ở nách, nhưng lần này để cán ô quay về
phía trước.
Dân tộc Mông cũng như nhiều dân tộc khác ở nước ta rất chú ý đến việc so tuổi
trai gái trước khi quyết định kết hôn. Có hai thời điểm để so tuổi của người
Mông: trước khi tiến hành lễ dạm hỏi, hoặc trong lễ dạm hỏi. Nhà trai có thể tìm
hiểu tuổi của cô gái, nhờ người biết so tuổi xem hộ trước, nếu không xung khắc
thì đi dạm hỏi, nếu tuổi của con trai và tuổi của cô gái kia xung khắc nhau, thì
nhà trai khuyên con trai mình chia tay. Nhà trai cũng có thể chọn thời điểm so
tuổi ngay trong lễ dạm hỏi.Nếu so tuổi thấy hợp nhau thì người ta mổ gà để xem
chân.Nếu xem chân gà lại xuất hiện điều gì đó không thuận, hai ông mối phải về
xin ý kiến gia đình nhà trai.
Lễ cưới:
Đồng bào Mông có tập quán kiêng cưới vào mùa có tiếng sấm. Do vậy đồng bào
thường tổ chức lễ cưới vào mùa đông, khi vụ thu hoạch đã xong xuôi, sẵn có của
cải vật chất để tổ chức cưới và có thì giờ nhàn rồi. Lễ cưới được tổ chức ở cả nhà
trai và nhà gái. Thông thường nếu hai nhà gần nhau, buổi sáng cưới bên nhà gái,
buổi chiều cưới ở bên nhà trai. Nhà trai tổ chức đoàn đón dâu sang nhà gái. Đoàn
đón dâu khoảng 15 người, luôn phải là số lẻ. Trong đoàn đón dâu có hai vợ chồng
ngang vai với bố mẹ
chàng trai (gọi là bố mẹ
dẫn, thay mặt bố mẹ
chàng trai đi đón dâu),
hai ông mối, chú rể, phù
rể, một cô đón dâu và
một số bạn bè của chú

rể. Bố mẹ nhà trai không
đi đón dâu. Ở một số nơi
có tục, khi đi đón dâu,
phù rể mang theo hai
con gà (một trống, một

Lễ đón dâu trong đám cưới của người Mông

mái), một con dao, một
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 20 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

lưỡi cuốc (hoặc lưỡi cày). Khi đến nhà gái, phù rể trao tất cả những lễ vật đó cho
nhà gái.Lễ đón dâu được tổ chức vào ngày lành tháng tốt.Đồng bào Mông kiêng
tổ chức lễ cưới vào ngày sinh của cô dâu, chú rể.Họ e rằng, đón dâu vào ngày
sinh, đôi vợ chồng sẽ không trường thọ.
Trường hợp hai gia đình xa nhau, thì đoàn đón dâu đến nhà gái vào buổi gần
trưa.Nhà trai bàn giao lễ vật thách cưới cho nhà gái.Bàn giao xong, đầy đủ, nhà
gái mời chú rể ra lễ tổ tiên và bố mẹ cô dâu ở gian giữa nhà.Lễ gia tiên xong,
đoàn nhà trai được nhà gái mời cơm. Nếu lễ vật thách cưới không đầy đủ theo
như đã thỏa thuận (thiếu bạc trắng, thịt không đủ cân, rượu không đầy chum.),
nhà gái nhất định không nhận lễ. Trong trường hợp như vậy, đoàn đón dâu phải
cử người về xin ý kiến bố mẹ chú rể. Trong khi chờ đợi, chú rể không được lạy
gia tiên, nhà gái không mời C0'm đoàn đón dâu. Trong đêm đoàn đón dâu ngủ lại
tại nhà gái, nam nữ thanh niên vui hát giao duyên với nhau một cách tự do, hồn
nhiên. Sáng hôm sau, bên nhà gái tổ chức ăn uống thịnh soạn. Trong bữa cơm đó
chủ nhà gái và mối hai bên ngồi cùng một mâm.
Đến giờ đưa dâu, hai người nam giới bên nhà gái, thường là anh ruột có uy tín, có

đầy đủ vợ con, hoặc hai ông mối bên nhà gái - vào buồng cô dâu, dắt cô dâu ra
khỏi buồng, dẫn ra cửa. Ở bên ngoài cửa, cô đón dâu giương ô chờ sẵn.Lúc này
cô dâu khóc.Khi cô dâu ra khỏi cửa, hai mối nhà trai lấy hai bát rượu mời bố m ẹ
cô dâu.Đồng thời lúc đó chú rễ lạy gia tiên, lạy bố mẹ vợ và những người trong
họ hàng nhà vợ.Làm lễ xong, chú rể đi thẳng cửa chính ra về.Những người bên
nhà gái lấy rượu ra tiễn khách bên nhà trai.Cuộc tiễn có khi kéo dài hàng tiếng
đồng hồ mà chưa đi được một cây số.
Trên đường về nhà trai, hai mối nhà trai đi trước, tiếp đó là cô dâu.Hai mối nhà
gái cũng đi cùng với cô dâu.Đoàn đón dâu trở về lúc nào cũng là số chẵn. Bất kể
đoạn đường từ nhà cô dâu sang nhà chú rể bao xa, theo tập quán dân tộc Mông,
đoàn đón dâu đi được nửa đường phải nghỉ chân ăn uống. Cơm, thịt rượu đã được
nhà gái chuẩn bị trước. Khi ăn cơm, người ta cố tình vãi cơm ra xung quanh với
ngụ ý cúng ma lang thang, để ma đó khỏi tức giận và không theo cô dâu về nhà
chú rể nữa. Sau bữa cơm giữa đường này, hai người mối nhà gái quay trở về nhà
gái.Đoàn đón dâu tiếp tục dẫn cô dâu về nhà chú rể. Đến gần nhà trai, chú rể phải
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 21 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

đi nhanh về trước để thắp đèn và lấy cái sàng úp lên trên. Khi đoàn đón dâu về
đến cửa nhà, cô dâu và cô đón dâu dừng chân lại, chú rể bắt con gà trống (nhốt
sẵn) cầm chân gà quay trên đầu cô dâu ba vòng, rồi thả gà ra, hoặc lấy chân gà
“cào cào” vào lưng cô dâu từ trên xuống dưới và nói “hồn về, hồn về”. Sau đó cô
dâu mới được vào nhà.Đồng bào Mông quan niệm, làm như vậy là để nhập hồn cô
dâu vào nhà chồng. Từ đó phần hồn cô dâu sẽ được ma nhà chồng che chở, cai
quản, cô dâu không thể chạy trốn đi đâu được nữa. Tối hôm đó cuộc vui tương tự
như bên nhà gái. Ngày hôm sau, mọi người còn dự bữa cơm sáng ở bên nhà trai,
lễ cưới mới kết thúc.
Hôn nhân ngoại lệ:

Ngoài hôn nhân được thực hiện theo các nghi thức đã trình bày ở trên, người
Mông còn có tục hôn nhân ngoại lệ. Đó là tục “háy pù” (cướp vợ) và tục “hôn
nhân anh em chồng” khi chồng chết, nhưng tuổi cô dâu còn trẻ, muốn tái giá.
Tục “háy pù”: “Háy pù” là hiện tượng tồn tại trong lịch sử hôn nhân của nhiều
dân tộc, nhiều nước khác nhau trên thế giới. Các học giả phương tây, gọi hiện
tượng này là “cướp vợ”. Thực chất của tục lệ này là đôi trai gái yêu nhau thật sự,
có nguyện vọng lấy nhau làm vợ làm chồng, nhưng gặp một số trở ngại trong việc
tổ chức cưới xin (bố mẹ cô gái không đồng ý, nhà gái thách cưới cao trong khi
nhà trai lại nghèo...), cho nên chàng trai về nhà thưa với bố mẹ và thỏa thuận với
cô gái ngày giờ và địa điểm gặp nhau để thực hiện “háy pù” (dắt tay bạn gái ). Để
thực hiện” háy pù” chàng trai mời thêm một số bạn bè cùng đi đến địa điểm đã
hẹn trước với cô gái. Khi gặp nhau tại điểm hẹn, chàng trai nói với cô gái: anh
yêu em, anh sẽ lấy em về làm vợ nhé. Cô gái e thẹn, ý tứ trả lời: không đâu, em
còn trẻ sợ làm vợ anh, không chiều lòng được bố mẹ, anh em, họ hàng nhà anh.
Hai người trao đi đổi lại câu nói trên vài ba lần, chàng trai cầm tay cô gái “kéo”
đi vài bước, các bạn trai đứng sau cô gái “đẩy” thêm, thế là cô gái đi theo chàng
trai về nhà. Các bạn chàng trai đi theo còn có nhiệm vụ bảo vệ cho cuộc “háy pù”
khi gặp kẻ muốn ngăn cản công việc của họ. Trong khi chàng trai cùng bè bạn đi
“háy pù” thì ở nhà bố mẹ chàng trai đã nhốt sẵn con gà mái. Khi thấy con dâu về
đến trước cửa nhà, ba mẹ chàng trai cầm chân gà mái cào cào vào sau lưng từ trên
xuống dưới, vừa cào vừa nói “hồn về đi, hồn về đi”. Tục kéo vợ thường diễn ra
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 22 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

vào buổi chiều tối.Theo tục lệ người Mông, khi con gái đã đến ở nhà trai, hồn cô
gái đã nhập vào dòng họ nhà trai, thì khó quay về nhà bố mẹ đẻ. Sáng ngày t hứ
ba, hai người mối sang nhà gái báo tin, cô gái đã được dắt về nhà trai từ hai hôm
trước; đồng thời xin bên nhà gái cho làm lễ cưới, định thời gian và thỏa thuận với

nhau về lễ vật cưới, bỏ qua thủ tục so tuổi, cũng không cần xem chân gà nữa.
Thông thường khi được báo tin như vậy, bên nhà gái chấp nhận việc đã rồi. Đến
ngày tổ chức cưới, nhà trai vẫn tổ chức đoàn sang nhà gái đón dâu, nhưng khác
với hôn nhân theo thủ tục bình thường là trong đoàn đón dâu có cả cô dâu và
đoàn đi với số người chẵn. Tại nhà gái, mọi nghi thức của lễ cưới vẫn thực hiện
đầy đủ.Tuy nhiên, trong trường hợp này, một số thủ tục tiến hành đơn giản hơn và
lễ vật cưới giảm đi nhiều. Trường hợp hai ông mối sang nhà gái báo tin mà bố mẹ
nhà gái không chấp nhận, thì ông mối quay về báo cáo nhà trai biết, nhà trai sẽ
chọn dịp khác sang nhà gái trình bày tiếp. Hôn nhân theo cách “háy pù” về cơ bản
là đảm bảo quyền tự do yêu đương của trai gái, không ai bị cưỡng ép, lễ nghi đơn
giản hơn, chi phí ít tốn kém hơn, cho nên thường được lớp trẻ lựa chọn. Tuy
nhiên cũng có trường hợp chàng trai yêu đơn phương, khi đó con gái bị bắt thật
sự, chứ không phải tự nguyện như tục “háy pù” .
“Hôn nhân anh em chồng” là hôn nhân được thực hiện sau khi chồng chết, vợ còn
trẻ, muốn tái giá, thì chị dâu có thể lấy em chồng làm chồng, kể cả trường hợp em
chồng đã có vợ, có con. Trường hợp này thường xảy ra với em chồng nghèo,
không có khả năng cưới vợ, hoặc lo cho con cháu nhà mình nếu phải xa mẹ chúng
sẽ khổ; ngược lại người phụ nữ cũng không muốn xa con. Hiệ n tượng hôn nhân
này chủ yếu thuộc về quá khứ.Ngày nay hầu như không còn nữa.
3.11.

Tập quá n sinh đẻ và nuôi con nhỏ

Sinh đẻ con cái là điều mong ước của những người đã thành vợ, thành chồng. Từ
khi mang thai đến khi sinh con ra, người Mông có một số kiêng khem nhằm cầu
mong được mẹ tròn con vuông. Người phụ nữ có thai không được trèo cây, k hông
được hái quả... chính là để bảo vệ thai nhi.
Thường mẹ chồng là người giúp đỡ đẻ. Gặp trường hợp khó đẻ, những phụ nữ
Mông đẻ ở nhà thì đồng bào quan niệm là tại cô dâu ăn ở thất đức với bố mẹ
chồng. Muốn dề đẻ phải xin lỗi bố mẹ chồng bằng cách uống nước rửa tay của bố

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 23 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

hoặc mẹ chồng. Đó là sự trừng phạt đối với cô dâu bất hiếu. Họ cho rằng, khi
uống nước rửa tay của bố (mẹ) chồng là biểu hiện của sự ăn năn hổi lỗi, sẽ được
tha thứ, sẽ dễ đẻ.
Sau khi đẻ, sản phụ phải nằm 0 rơm bên cạnh bếp lửa trong ba ngày ba đêm liền.
Đẻ con trai thì nhau chôn ở chân cột chính ngay giữa nhà, còn đẻ con gái thì nhau
chôn ở chân giường ngủ. Khi nhà có người đẻ, đồng bào lấy lá xanh cắm ở cửa ra
vào nhà và ở cổng, làm dấu hiệu kiêng cấm, không cho người lạ mặt vào nhà
trong thời gian ba ngày.Có nơi tục kiêng cử này kéo dài hàng tháng. Nế u có
người nào đó trót vào, do không chú ý, hoặc không biết dấu hiệu kiêng cấm, thì
trước khi ra đi, người đó phải để lại một vật gì đó như một chiếc dép, túi xách,
chiếc khăn, chiếc mũ... nghĩa là một thứ gì đó đang mang theo dùng. Hết tháng
kiêng, nếu cần khách có thể đến lấy lại những vật đó. Đồng bào quan niệm rằng,
nếu khách vào nhà có người đang ở cử, mà ra đi không để lại vật gì thì vía đứa trẻ
sơ sinh sẽ đi theo người đó, đứa trẻ có nguy cơ bị ốm, chết; mặt khác người mẹ
cũng sẽ bị mất sữa. Đồng bào Mông không cho người đẻ giặt quần áo nơi dòng
nước chảy. Họ quan niệm ràng, sữa dây ra ở áo sẽ tan ra trong nước, người và gia
súc uống phải sẽ bị sét đánh chết. Ngoài một tháng cử, những ngày mùa bận rộn,
đồng bào có thói quen làm thông tầm trên nương từ sáng đến tối nên chị em phải
địu con đi theo. Con nhỏ dưới một năm tuổi thì mẹ vừa làm vừa địu con trên lưng.
Đứa trẻ được một năm tuổi, người Mông làm lễ mừng tuổi cho con và đổi tên lót
cho bố, nếu trước đó tên lót của bố là “mí” (bé bỏng). Bà ngoại đổi tên lót cho
con rể; còn nếu tên lót là “sèo” hoặc “a” thì không cần đổi tên lót nữa.
Trường hợp đẻ con khó nuôi, trẻ hay ốm yếu, còi xương, đi xem bói, thầy cúng
cho rằng phải làm phúc, hoặc nhận người họ khác làm bố mẹ nuôi, để con ma
khỏi quấy rầy. Nghe theo lời phán của thầy cúng, người bố mang theo con gà,

rượu và làm một chiếc “cầu” đơn giản đặt trên đường đi. Bố đứa trẻ, đứa trẻ và
vài anh em nữa chờ sẵn, khi có người đi qua, bất kể người đó là ai, cũng phải
chạy ra nắm lấy tay và nói “Bố nuôi của cháu đây rồi”. Theo phong tục, người
khách này không được từ chối. Họ mổ gà khấn, người bố nuôi buộc sợi chỉ đỏ vào
cổ tay bé và nói: “trói bệnh tật, ma quỷ, ốm đau, không trói hồn, trói vía, để đứa
trẻ ăn khỏe, chóng lớn”. Từ thời điểm đó, đứa trẻ lấy họ của bố nuôi làm tên đệm.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 24 | 30


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC H’MÔNG | Hoàng Trần

Bố đứa trẻ tha thiết mời bố nuôi của đứa trẻ về nhà mình. Nếu bố nuôi bận không
đến được, họ mổ gà ăn uống vui vẻ tại chỗ. Bố mẹ nuôi có nghĩa vụ chăm sóc con
nuôi như con đẻ và ngược lại, con nuôi cũng có nghĩa vụ đối với bố mẹ nuôi.
Đồng bào Mông có tục nhận con nuôi. Con nuôi được chăm sóc như con đẻ,
không phân biệt đối xử.
3.12.

Tập quán tang ma

Dân tộc Mông quan niệm
con người có xác và có
hồn. Khi sống hồn và xác
thống nhất là một. Khi
chết phần xác bị hủy
hoại, còn phần hồn tiếp
tục sống ở thế giới bên
kia. Người ta có ba hồn,
sau khi chết, các hồn rời
khỏi xác và đi làm các

chức năng khác nhau:

Đám tang của người Mông

Linh hồn thứ nhất là linh
hồn gốc, đi sang thế giới bên kia để bảo vệ phần xác và sống với hồn gốc của ông
bà, cha mẹ. Đây chính là con ma người chết hay quay về quấy nhiễu người sống
trong gia đình, gây cho người sống ốm đau, bệnh tật. Các tục lệ cúng bái chính là
nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của linh hồn này.
Linh hồn thứ hai, bay lên trời để thưa kiện với trời rằng, tại sao trời bắt người
phải chết và ở lại luôn trên trời.
Linh hồn thứ ba có nhiệm vụ đi đầu thai để rồi sau này trở lại kiếp làm người
sống trên trần gian một lần nữa. Nếu kiếp làm người làm nhiều việc tội lỗi như:
sát sinh, trộm cướp, lừa đảo... thì linh hồn phải chịu sự gột rửa bằng cách đầu thai
thành các con vật như: bò, lợn, chó, ngựa... để con người hành hạ, trả thù lại. Sau
khi gột rửa xong mới được đầu thai trở lại làm kiếp người.
Theo truyền thống dân tộc Mông, khi có người chết, bất kỳ già hay trẻ, trai hay
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 25 | 30


×