Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổng quan dân tộc La Chí (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 18 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ
MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc La Chí .................................................................................................. 2

2.

Kinh Tế Truyền Thống ......................................................................................................... 2

3.

2.1.

Trồng trọt.......................................................................................................................... 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 4

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 4

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 5

2.5.



Trao đổi, mua bán............................................................................................................. 5

2.6.

Phương tiện vận chuyển ................................................................................................... 6

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 6
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 6

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 8

3.3.

Y phục, trang sức ............................................................................................................. 8

3.4.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 9

3.5.

Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 9

3.6.


Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................................... 10

3.7.

Lễ hội.............................................................................................................................. 11

3.8.

Gia đình .......................................................................................................................... 12

3.9.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................... 13

3.10.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 16

3.11.

Văn nghệ dân gian ...................................................................................................... 17

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

1.

Vài Nét Về Dân Tộc La Chí

Dân số : 13.158 người
Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ
Thái – Ka Ðai)
Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá, La Quả
Nhóm địa phương:

Cù Tê, La Quả, Thổ Đen,

Mán La Chí, Xá.
Địa bàn cư trú:Hà Giang, Lào Cai,Tp. Hồ Chí
Minh, Tuyên Quang

Địa bàn cư trú:
Người La Chí cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh/ TP. Người La Chí cư trú tập
trung tại tỉnh Hà Giang (12.072 người, chiếm 91,7 % tổng số người La Chí tại
Việt Nam), ngoài ra còn có tại Lào Cai (619 người); Tp Hồ chí Minh (152 người);
Tuyên Quang (100 người) - ( Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Dân tộc La Chí là cư dân nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong việc khai phá
ruộng bậc thang, tạo nên những cánh đồng màu mỡ như ở vùng Bản Phùng. Công
việc khai phá ruộng bậc thang của đồng bào rất nặng nhọc. Thường vào mùa mưa
từ tháng tư đến tháng Bảy (lịch âm), khi đất mềm, dễ cày cuốc, đồng bào t ổ chức
đào núi khai ruộng, Việc đào đất khai ruộng được tính toán liên quan với cả hệ
thống thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu sau này. Để khai ruộng, dân làng thường bàn
bạc với nhau, giúp nhau cùng khai khẩn làm ruộng. Với công cụ khai khẩn ruộng
bằng chim, thuổng, cuốc và bừa gỗ gạt đất, nam giới đào đất, đánh gộc, bằng đá
tảng, nữ giới và trẻ em kéo bừa để gạt đất, san mặt bằng, san lượt đầu là đất màu
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 18



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

mỡ, cho nên được đồng bào gạt
sang một bên, để khi hoàn thành
mặt bằng ruộng, lại được trải
lên trên mặt, đảm bảo độ phì
nhiêu của đất không bị vùi lấp
đi. Việc đắp bờ ruộng có người
thuyên trách. Người ta không
đắp bờ thửa mỗi khi hết ngày
lao động, hào quan niệm rằng,
đắp bờ thửa coi như công việc khai khấn năm kết thúc.
Đồng bào làm mộng một vụ một năm. Đó là vụ hè thu. Đồng bào chuẩn bị cho vụ
lúa từ tháng Giêng, sau tết năm mới. Từ tháng Giêng đến tháng tư, người La Chí
tiến hành cày, bừa ruộng để ải, cày đi, cày lại đến hai, ba lần; sửa sang mương
dẫn nước, be bờ, phát cỏ trên bờ ruộng. Đồng thời chuẩn bị khâu gieo mạ. Mạ
được gieo theo hai cách: gieo xuống ruộng và gieo trên nương. Trước khi gieo,
thóc giống được ngâm nước ba, bốn hôm, khi hạt thóc bắt đầu nảy mầm mới đem
vãi xuống mộng chuẩn bị sẵn, đã tháo cạn nước. Mạ gieo xuống ruộng thường
được cấy xuống chân ruộng tốt, đầy đủ nước. Còn mạ gieo trên nương (mộng
cạn), sau khi gieo, người ta phủ một lớp đất mỏng lấp hạt giống, phòng chim chóc
phá phách. Mạ nương thường được sử dụng cho những chân ruộng cạn, thiếu
nước hoặc chờ nước mưa. Mạ nương mọc trên đất khô, khi cấy xuống ruộng, gặp
nước, cây lúa phát triển nhanh, lúa chín sớm hơn. Đồng bào La Chí bón phân cho
ruộng lúa theo hai cách: vãi phân chuồng ra giữa mộng trước khi bừa lần cuối
cùng để cấy, hoặc đem gốc mạ chấm vào phân khi cấy. Cách thức thu h oạch lúa
tuỳ thuộc vào loại lúa. Lúa nếp được thu hoạch bằng nhíp, ngắt từng bông, bó lại
thành từng cụm, gánh về nhà. Lúa tẻ, dùng liềm để gặt, đập lúa vào loong ngay

ngoài đồng ruộng, gánh lấy thóc về nhà.
Do địa hình nhiều núi cao, vực sâu, khai khẩn đ ược ít ruộng, cho nên việc canh
tác trên nương vẫn giữ vị trí rất quan trọng. Trên nương việc canh tác khá đa
dạng, đồng bào trồng ngô, lúa nương, sắn, khoai, rong riềng và các loại hoa màu
khác. Nhìn từ góc độ kỹ thuật canh tác, nương được chia làm ba loại: loại nương
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

canh tác bằng gậy chọc lồ, loại nương canh tác bằng cuốc và nương canh tác bằng
cày. Việc chọn hình thức canh tác nào là hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình, thế
đất của nương. Nương đất dốc thì đồng bào chọn phương thức canh tác dùng gậy
chọc lồ, nương đất tương đối dốc thì dùng cuốc, còn nương đất khá bằng

nhằm

đảm bảo giữ màu cho đất, đất ít bị xói mòn khi mưa lũ. Thời vụ cũng được lựa
chọn như các dân tộc khác cùng cư trú trong vùng: nương ngô gieo vào tháng Hai,
tháng ba; nương lúa gieo vào tháng ba, tháng tư.
Ngoài cây lương thực và hoa màu, người La Chí còn trồng cây bông, cây chàm
phục vụ cho làm y phục. Nương trồng bông, trồng chàm phải là nương tốt nhất và
chị em cũng mất nhiều công chăm sóc nhất. Thời vụ cây bông từ tháng Hai đến
tháng chín; còn thời vụ cây chàm lại hoàn toàn khác... Chàm trồng bằng thân cây
chàm vào tháng Bảy, một năm sau mới thu hoạch. Trồng bông, kéo sợi, dệt vải;
trồng chàm, ngâm cây chàm, làm cao chàm là công việc vừa phải tuân thủ quy
trình kĩ thuật ngặt nghèo, lại là thứ công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ suốt một
thời gian dài - hàng năm trời.
2.2. Chăn nuôi
Người La Chí nuôi gia súc và gia

cầm. Đồng bào nuôi trâu phục vụ
cho việc kéo cày, lấy phân bón
cho cây trồng, nhưng theo tập
quán xưa, người La Chí không
nuôi bò. Ngoài con trâu, đồng bào
nuôi ngựa, dê, lợn, gà, chó, mèo.
Những con vật này được nuôi
nhiều để phục vụ cho hiến sinh
cúng bái trong các dịp lễ tết, cưới
xin, hội hè, tiếp khách, bán ra chợ.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sống ở miền núi, đồng bào La Chí tận dụng nguồn lâm thổ sản, thu hái về sử
dụng. Người La Chí thu hái măng, nấm hương, mộc nhĩ, các loại hoa quả dại, rau
dại trên rừng về ăn, chăn nuôi lợn; tranh thủ thu hái một số cây cỏ về làm thuốc
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

nam chữa bệnh. Trong nhà đồng bào thường có một số thảo dược để phòng khi bị
cảm, đau bụng, thông dụng nhất là rễ dó. Ngoài ra đồng bào lấy cây rừng về làm
nhà ở, làm chuồng trại, làm công cụ sản xuất, làm củi đun. Có thể nói rằng, “mùa
nào thức ấy”, khai thác tự nhiên thực sự là ngu ồn thu nhập quan trọng đối với
đồng bào La Chí. Nguồn của cải tự nhiên này đã thực sự đi vào cuộc sống hàng
ngày của từng gia đình.
2.4. Ngành nghề thủ công
Sống bằng kinh tế tự túc, tự cấp,
dân tộc La Chí biết làm nhiều nghề
thủ công. Nghề dệt và nghề đan lát
mây tre là hai nghề có nét riêng,

độc đáo của người La Chí. Phụ nữ
La Chí tự túc vải mặc cho cả gia
đình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối
cùng, cắt khâu thành quần áo mặc.
Nghề đan lát mây tre cũng phát
triển tốt. Đồng bào tự đan các đồ dùng
trong gia đình như đan cót phơi thóc, đan

Nghề dệt (Ảnh sưu tầm)
bồ

đựng thóc, đan những chiếc dậu (đồ đựng thóc khi cần vận chuyển từ ngoài đồng
ruộng về nhà. Ngoài đan lò gia dụng, người La Chí còn đan đồ mỹ nghệ phục vụ
cho cưới xin. Trong đám cưới, những bộ tư trang không đựng trong những chiếc
hòm gù thông thường mà đồng bào hay đan những chiếc hòm với kỹ thuật cài hoa
văn đẹp. Chiếc hòm này là vật kỷ niệm của đôi vợ chồng trẻ, sẽ được giữ mãi cho
đến hết đời.
2.5. Trao đổi, mua bá n
Vùng cư trú của đồng bào La Chí nằm gần biên giới Việt Trung. Trong cuộc
sống, sinh hoạt thường ngày, đồng bào tự túc mọi mặt., Tuy nhiên, môi trường cư
trú của đồng bào có họp chợ phiên, cho nên đồng bào cũng có cơ hội họp chợ mua
bán những thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như muối ăn, dầu thắp sáng, kim
khâu... Đồng bào bán những thứ nông, lâm sản thu hái được. Nhìn chung việc
tham gia sinh hoạt chợ còn ít, do kinh tế chưa phát triển mạnh, đ ường giao thông
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

đi lại gặp nhiều khó khăn.


2.6. Phương tiện vận chuyển
Sống ở vùng cao, đồng bào La
Chí sử dụng cả hai phương
thức vận chuyển là gánh và
gùi. Phụ nữ thường dùng địu
đan bằng lạt giang hoặc làm
bằng vải để địu con khi đi làm
trên nương, hoặc lúc làm việc
vặt ở nhà. Khi địu, dây địu đeo
qua trán. Khi gùi, nam giới đeo
dây gùi qua hai vai. Hoặc gánh
đôi dậu. Việc lấy nước về nhà
dùng cho sinh hoạt ăn uống, thì

Chiếc gùi trong đời sống của người La Chí

không phải đi gánh, gùi mà đồng bào tận dụng vị trí nguồn nước, dùng máng tre
dẫn nước về tận nhà. Khi cần vận chuyển đồ nặng đi xa, người La Chí dùng ngựa
thồ.

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Làng của người La Chí là làng
của cư dân định canh, định cư,
ổn định hàng trăm năm nay
như Nà Léng, bản Máy, bản
Pắng. Làng của người La Chí
thường được chọn xây dựng
tại các sườn đồi cao. Đồng

hào ít chọn đất thung lũng,
ven sông, ven suối để dựng
làng. Chọn đẩt dựng làng như
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

vậy vừa có đất sản xuất rộng, vừa cỏ nước chảy về tận nhà; đồng thời tránh được
lũ quét trong mùa mưa lũ. Mỗi làng có một địa vực nhất định, Thông thường ninh
giới địa vực làng là những đường đi hoặc dòng suối, bờ sông. Địa vực của làng
được quy dịnh theo luật tục, không có văn bản, mà chỉ truyền miệng từ thế hệ này
đến thế hệ khác, nhưng được hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc. Địa vực của
làng gồm có đất đã khai phá để sản xuất và đất rừng chưa khai phá thành đất sản
xuất. Đất sản xuất là đất riêng của gia đình, còn đất rừng là đất chung của cả
làng, mọi người dân làng đều có quyền vào rừng của bản để hái củi, thu hái lâm
thổ sản. Người dân làng này không được vào rừng của bản khác để thu hái lâm
thổ sản, kể cả hái củi đun.
Ngoài cuộc sống đời thường, trong làng người La Chí còn có mối quan hệ với
nhau về mặt tâm linh. Trong làng, xã người La Chí có một tổ chức tôn giáo khá
chặt chẽ để điều khiển các hoạt động tôn giáo theo phong tục dân tộc La Chí. ở
Bản Phùng, hệ thống tổ chức này gồm tám người Pô mìa nhu - bố mẹ già. Tám
người này thuộc về hai nhóm-, nhóm họ Ly, họ Tận, nhóm họ Lùng và họ Vương.
Mỗi nhóm gồm 4 ông đại diện cho hai họ (mỗi họ 2 ông). Pô mìa n hu được dân
làng bầu chọn thông qua cách bói xương đùi gà. Các ông có nhiệm vụ thực hiện
những nghi lễ cúng chủ yếu ở nhà Khu Cù Tê - căn nhà cúng tổ tiên của người La
Chí. Đó là căn nhà sàn nhỏ, dựng trên 8 cột, có hai mái. Khoảng mấy chục sọ
trâu, bò được giắt dưới mái nhà này nói lên những lần dân làng làm lễ cúng, hiến
trâu, bò tại ngôi nhà này. Thường có 4 loại lễ cúng diễn ra trong ngôi nhà Khu Cù
Tê là cúng Hoàng Dìn Thùng - người được coi là tổ tiên, thủ lĩnh xưa của dân tộc

La Chí; cúng xin giống hàng năm - tị me cu lỉ; cúng xin bảo vệ giống - tìu tíu và
cúng khả xiu xài . Nghi cúng Hoàng Dìn Thùng trước đây được tổ chức hàng
năm, nay khoảng] 10-15 năm mới tổ chức một lần. Lễ vật trong lễ cúng Hoàng
Dìn Thùng phải có một con bò và các lễ vật khác là sản phẩm nông nghiệp của
bài con người La Chí tại làng đó. Hàng năm, hầu như tháng nào cũng có các nghi
lễ nông nghiệp: lễ cầu mong cho sản xuất được tốt như cúng xin thóc giống, cúng
làm lễ mở kho lấy thóc giống chuẩn bị gieo mạ, cúng mời tổ tiên dẫn đường đi
trồng lúa nương, cúng mừng cấy xong nhờ tổ tiên bảo vệ ruộng nương, chống sâu
chuột phá hại, lễ tết tháng Bảy, lễ cơm mới, khi lúa chín cúng đưa hồn lúa về nhà,
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

gặt đập xong cúng khoá kho, sau đó lại cúng mở kho để lấy thóc. Dân tộc La Chí
không có tục cúng cầu mưa khi bị hạn hán như nhiều dân tộc khác.

3.2. Nha ở
Nhà ở của người La Chí là nhà nửa
sàn, nửa đất. Phần nền đất là nơi
dặt bốp, phần sàn là nơi ở, nơi diễn
ra các sinh hoạt chủ yếu của gia
đình. Có một thang bắc từ nền đất
lên nhà sàn. Phần sàn gồm ba gian,
rộng khoảng 6,6m sâu khoảng 7,5m
và một chái nhỏ; ở gian giữa mở
một I ira để thông ra sàn phơi,
nhưng không bắc thang từ dưới đất lên sàn phơi này. Ba mặt của phần nền nhà đất
được trình tường. Tường dày và cao sát mái. Một cửa duy nhất được mở từ phía
đầu hồi vào nhà.

Việc bố trí trong nhà thông thường là: ở gian chái có hai buồng, phía trước là
buồng để đồ đạc của bố mẹ, phía sau là buồng ngủ của vợ chồng con trai thứ. Các
gian chính được bố trí như sau: gian đầu thường chia làm hai phần, nửa trước là
nơi đặt bàn thờ và nơi ngủ của bố mẹ, nửa sau có một bếp dùng để sưởi, đun nước
và nấu thức ăn. Gian thứ hai là nơi đặt bàn thờ của các con thứ. Gian cuối cùng
dành cho con cả. Con chưa chồng không có
buồng riêng, thường ngủ ngay trên sàn ở phần
I hái hoặc gian đầu. Mỗi ngôi nhà là nơi ở của
một gia đình người La Chí.
3.3. Y phục, trang sức
Trang phục của người La Chí đơn giả không
cầu kì. Trước đây, đàn ông. để tóc dài, đội
khăn cuốn hay khăn xếp, mặc áo 5 thân, dài
ngang lúp chân, nhuộm chàm, xẻ dưới cổ
chéo qua nách phải, cài khuy ở dưới nách
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

phải. Mặc quần lá tọa. Phụ nữ La Chí cũng mặc áo dài tứ thân, xẻ trước ngực,
không cúc cài. Khỉ mặc áo, vạt áo bên trái có nẹp vải màu sang bên phải và được
giữ cố định bằng một chiếc thắt lưng vải. cổ .10 được khâu bằng vải màu. Những
đường trang điểm trên yếm lộ ra giữa hai áo làm cho bộ y phục của phụ nữ La Chí
tuy giản dị, nhưng lại mang nét dân tộc độc đáo, riêng biệt. Đa số phụ nữ mặc
quần đen, đầu đội khăn dài.
3.4. Ẩm thực
Dân tộc La Chí ăn cơm gạo
ruộng hoặc gạo nương như mọi
dân tộc khác trong vùng. Cách

“nấu” cơm của người La Chí có
nét khác, đặc trưng. Đồng bào
đổ gạo vào chảo nước đun sôi,
khi hạt gạo sắp chín hết thì đổ
ra rá, cho vào chõ đồ tiếp đến
khi hạt gạo chín. Cách nấu này
không bao giờ có cơm khê, cơm

Thịt chuột – đặc sản của người La Chí

nát, cơm cháy, cơm lại tơi đều. về
thực của đồng bào La Chí cũng như nhiều dân tộc khác là có rau, thỉnh thoáng cỏ
cá, thịt. Món ăn đặc trưng của họ là món da trâu sấy khô và thịt ướp chua...
3.5. Ngôn ngữ
Tiếng

nói:

Tiếng

nói

của

người La Chí trước đây, một
thời gian dài, các nhà ngôn
ngữ xếp tiếng nói của dân tộc
La Chí vào ngôn ngữ Kadai
(Ka là tiếng nói của người
Kabeo - Pu Péo và Dai là tiếng

ngưi Đài ở Đài Loan).

Chữ Hán được người La Chí sử dụng
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

Ngôn ngữ Ka Beo là ngôn ngữ dấu nối giữa ỉndones và ngôn ngữ Thái. Ngày nay
những thành tựu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học đã xếp tiếng nói của dân tộc
La Chí vào hệ ngôn ngữ Thái .
Chữ viết: Người La Chí trước đây sử dụng chữ Hán trong việc cúng bái và ghi
chép văn tự liên quan đến cưới xin, sinh đẻ, ma chay, xem ngày lành, tháng tốt...
3.6. Tín ngưỡng tôn giáo
Người La Chí thờ tổ tiên ba đời. Họ cúng tổ tiên vào các dịp ngày lễ. Không có
ngày giỗ. Một nét đặc trưng của việc thờ tổ tiên trong gia đình người La Chí là
thờ bố và các con trai khi đang còn sống, ông bố và các con trai mỗi người có một
bàn thờ riêng. Nhưng để đặt bàn thì phải tuân theo những thủ tục riêng của dân
tộc. Lần lượt
lập bàn thờ bố trước, sau đó lần lượt là con trai cả, rồi đến các con trai thứ và sau
cùng là con trai út. Mỗi bàn thờ tổ tiên hoàn chỉnh cần phải trải qua ba cấp cúng.
Sau khi bố làm lễ cúng đủ ba cấp, thì con trai cả mới được dựng bàn thờ. Anh cả
làm xong cả ba cấp, các em trai mới lần lượt được dựng bàn thờ của mình, sau
cùng là dựng bàn thờ của em trai út. Như vậy,trong nhà có bao nhiêu con trai có
vợ thì có bấy nhiêu bàn thờ. Những bàn thờ này được đặt thành hàng ở sát vách
trước của ngôi nhà ở, theo trật tự từ ngoài vào: bàn thờ của bố, bàn thờ của con
trai út, bàn thờ của con trai thứ và trong cùng là bàn thờ của con trai cả. cần lưu ý
là chỉ những con trai có vợ mới được dựng bàn thờ cho mình. Người góa vợ thì
không có quyền lập bàn thờ. Cúng lễ đủ ba cấp, lập được bàn thờ cho mình là đạt
được hai điều quan trọng trong đời thường và trong đời sống tâm linh. Trong đời

thường, người có bàn thờ được cộng đồng tôn trọng, được coi là người “đứng
đắn”, được cộng đồng vị nể, có đủ tư cách đổ quan hệ với mọi người để xử lý
công việc trong đời thường. Trong đời sống tâm linh, người La Chí tin rằng, cúng
lễ dù ba cấp thì sau khi chết vợ chồng mới được tiếp tục sống bên nhau ở thế giới
bên kia.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

3.7. Lễ hội
Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống sản xuất
của người La Chí sinh sống ở Lào
Cai, được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã
giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu
và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều
may mắn, thuận lợi.
Lễ mừng cơm mới của các dân tộc
thiểu số ở Lào Cai có từ lâu đời.
Đây là một trong những nét văn hóa

Lễ vật chuẩn bị cho lễ mừng cơm

truyền thống đặc trưng của hầu hết đồng

mới của người La Chí

bào vùng cao, trong đó có người La Chí.

Mặc dù ngày nay đời sống vật chất, tinh thần có nhiều đổi mới, song họ vẫn còn
giữ nguyên nét đẹp truyền thống mang đậm đà bản sắc tộc người…
Người La Chí thường chọn ngày dậu đi ngắt lúa, ngày Tuất tổ chức lễ cơm mới.
Đây là nghi lễ rất quan trọng, nên trước ngày tổ chức, người vợ của chủ nhà được
ví như “mẹ lúa” sẽ phải dậy rất sớm chuẩn bị gùi, nhíp đi ngắt những bông lúa
đầu tiên đồ cơm mới cúng tạ ơn tổ tiên. Việc đi ngắt những bông lúa đầu tiên còn
có ý nghĩa rất thiêng liêng, bởi đây còn là nghi lễ “rước” hồn lúa về, với mong
muốn cầu cho mùa vụ mới của gia đình sẽ may mắn, thuận lợi.
Theo quan niệm của người La Chí, khi đi ngắt lúa, “mẹ lúa” kiêng không cho
người khác biết, kiêng gặp người lạ, khi đi trên đường nếu gặp người khác cũng
không chào, không hỏi, vì họ quan niệm nếu hỏi chuyện, hồn lúa hoảng sợ sẽ đi
mất thì năm sau mùa màng của gia đình sẽ không được may mắn. K hi hái bông
lúa đầu tiên, “mẹ lúa” nói nhỏ “Hồn gạo, hồn thóc đừng có chạy”, sau đó hái ba
bông đầu gói vào một lá chuối theo lý đó là hồn gốc lúa được cất vào trong gùi
rồi mới tiếp tục ngắt các bông lúa khác.
Các cum lúa hái về được cất trong kho thóc để tránh trẻ nhỏ trông thấy, sờ vào vì
họ sợ sau này khi nấu cơm hay bị sống, sẽ không may mắn cho gia đình. Đến
đêm, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ say, “mẹ lúa” lấy các cum lúa mới
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

ra sấy trên bếp rồi cho vào cối giã, sàng, sảy thành gạo để sáng sớm hôm sau dậy
đồ cơm. Người La Chí chỉ dùng gạo nếp để làm cơm mới cúng tổ tiên.
Đến ngày Tuất, các gia đình đều mời thầy cúng trong làng đến cúng giúp. Lễ vật
dâng trong lễ cơm mới của người La Chí rất đơn giản gồm: Cá, rượu, thịt trâu
(miếng da trâu), đặc biệt không thể thiếu được thịt chuột (để cả con). Khi các
món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày lên chiếc mâm đặt trước bàn thờ tổ tiên (có
gia đình làm lễ tại nương). Trong buổi lễ, người phụ nữ cao tuổi mặc trang phục

truyền thống chỉnh tề đóng vai "Mẹ lúa" dâng lễ cúng. Bà mẹ lúa tiến hành nghi
lễ gặt lúa tượng trưng, diễn tả động tác gặt lúa, giã gạo và lẩm nhẩm cúng khấn.
Ý nghĩa của bài cúng là nhờ có tổ tiên dạy bảo biết làm ra hạt gạo nuôi sống con
người, hôm nay gia đình làm cơm mới mời tổ tiên , thần lúa, thần gạo... chứng
kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo.
Trong lễ mừng cơm mới, các nam thanh, nữ tú còn thi hát giao duyên, hát đối đáp
và chơi các trò chơi bập bênh, đu đôi nam nữ.
3.8. Gia đinh
Gia đình người La Chí là tiểu gia đình phụ hệ và phụ quyền. Trong gia đình
thường có ba thế hệ cùng sinh sống: bố mẹ, các con (con trai đã có vợ, cùng các
con trai chưa vợ, con gái chưa chồng) và các cháu.
Không có gia đình bốn thế hệ, hoặc nhiều cặp vợ chồng cùng các cháu chung
sống với ông bà. Người cha (người chồng) điều hành mọi công việc trong nhà.
Mẹ (vợ) con cái trong gia đình có thể trao đổi bàn bạc l òng việc, nhưng quyền
quyết định cuối cùng thuộc về người bố. Các thành viên trong gia đình cũng
không hoàn toàn bình đẳng trong quan hệ thường ngày. Con dâu, em dâu không
được ngồi chung mâm cơm với bố chồng, anh chồng, không được đến chỗ ngủ
của bố chồng, anh chồng.
Con cái lấy họ bố. Tính phụ hệ trong quan hệ gia đình còn thể hiện ở tập quán kế
thừa tài sản - bất động sản. Chỉ con trai được hưởng tài sản - bất động sản, do bố
mẹ để lại. Người La Chí quan niệm: nhà to là nhà của Iitih, ruộng to là ruộng của
em út. Với quan niệm đó khi chia tài sản, anh l á được thừa kế căn nhà của bố mẹ,
còn các thứ như: ruộng, nương, gia súc... theo nguyên tắc là chia đều cho tất cả
anh em trai. Nhưng em út bao giờ cũng được ruộng nhiều hơn một ít. Lý do em út
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

được chia nhiều ruộng hơn được nêu ra là vì khi các anh chết đi, em út sẽ là

người trông nom mồ mả của gia đình.
Dòng họ: Người La Chí ở xã Bản Phùng có bốn họ là: Ly, Tận Lùng, Vương. Các
họ Tận, Lùng không chia thành chi, nhưng họ Ly v ới họ Vương lại chia thành chi
trưởng (co) và chi thứ (ngai). Mối liên hệ dòng họ được thể hiện chủ yếu qua
quan hệ tín ngưỡng. Mỗi dòng họ có một cái trống tang gỗ, hình trụ, bịt da trâu,
cao 60cm, đường kính 40cm và một số chiêng đồng. Họ Ly và họ Vương có hai
chi cho nên có hai trống. Mỗi dòng họ có người đứng đầu việc cúng bái gọi là Pô
mìa nhị (bố mẹ già). Ông ta không nhất thiết là người già nhất trong họ hoặc
thuộc dòng trưởng, mà cái cần nhất là phải biết cúng. Những người trong họ chọn
người đại diện của mình bằng cách bói xương đùi gà. Trong Pô mìa nhu có một
gian dành riêng để cất trống chiêng của dòng họ.
Nhiệm vụ chính của Pô mìa nhu là cúng tổ tiên của dòng họ vào dịp tết tháng Bảy
(tết lớn nhất của người La Chí) và tháng 11). Vào dịp tết tháng Bảy, mỗi gia đình
cử một người mang thịt, cơi rượu và sừng trâu (nếu trong gia đình trong năm đó
có người chết) đến nhà Pô mìa nhu của dòng họ mình để cúng mời tổ tiên về ăn
tết với G cháu. Buổi tối hôm cúng, mọi người cùng ngủ lại tại nhà Pô mìa nhu
“coi” trống. Hôm sau, đưa trống, chiêng về các gia đình lần lượt cúng Hạn cuối
cùng là trước ngày 13 tháng Bảy phải cúng xong. Khi cúng hi lượt, họ trả lại
trống cho Pô mìa nhu. Tối hôm 13, cả họ tập trung vui hi đánh trống, chiêng suốt
đêm. Cuộc vui có khi kéo dài ba tối liền. Hi Lùng, trong dịp tết tháng Bảy cũng
có cúng ở từng gia đình tương tự nhi các họ khác, nhưng khi các gia đình cúng
xong, chiêng, trống để lại tới gia đình cúng cuối cùng. Năm sau đến dịp tết, người
ta mới đem các thi đó về tập trung tại nhà Pô mìa nhu. Đây là dịp sinh hoạt lớn
nhất c dòng họ. Pô mìa nhu không có trách nhiệm đối với các việc cưới xin, in
chay, làm nhà mới và những sinh hoạt gia đình khác.
3.9. Tục lệ cưới xin
Người La Chí thực hiện hôn nhân theo chế độ ngoại hôn dòng tộ. Tuy nhiên
những người một họ, cùng một ông tổ cũng có thể kết hôn vớ i nhau nhưng ít nhất
phải cách nhau 4 đời. Con cô, con cậu có thể kết hôn với nhau, nhưng chỉ theo
một “chiều”, nghĩa là con trai của các chị en gái có thể lấy con gái của các anh

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

em trai, nhưng không theo chiều ngược lại, nghĩa là con trai của anh em trai
không được lấy con gái của chị gái. tục lệ cho phép con dì, con dà được lấy nhau.
Phong tục ngưừi La Chí cũng cho phép anh chết, em lấy chị dâu, nhưng không
cho phép em chết, anh lấy em dâu. Người La Chí cũng nghiêm cấm trường hợp vợ
chết, chồng lại kết hôn với chị hay em gái vợ.
Người La Chí thực hiện hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, tập quán này hình
thành từ lâu đời. Đồng bào có hai cách tổ chức cưới: cưới do bố mẹ đi hỏi cho và
cưới do trai, gái tự tìm hiểu, nhưng các cuộc hôn nhân đã diễn ra chủ yếu t heo
cách do cha mẹ đi hỏi cho. Cưới xin do cha mẹ đi hỏi cho phải trải qua nhiều nghi
lễ: dạm hỏi, sêu tết, cưới.
Theo phong tục bố mẹ bên nhà trai nhờ ông mối - pô phì thay mặt mình đi quan
hệ với nhà gái để thoả thuận về lễ vật cưới. Theo phong tục, lễ vật cưới gồm: tiền
công nuôi con gái - mí khá là 6,6 đồng bạc Irẳng, vòng tay, 72kg thịt trâu biếu bố
mẹ cô gái, 40kg thịt biếu họ hàng nhà gái, 12kg thịt để cúng tổ tiên.
Ngày cưới, trong lễ đón dâu, lúc chú rể chuẩn bị vái chào họ hàng nhà cô dâu,
nhà gái lấy một tấm vải trắng dài (khoảng 9m) giả vờ trói chú rể và bạn của chú
rể. Pô phì cũng phải giả vờ cố gắng ngăn cản không cho trói. Chào họ hàng nhà
gái xong, đoàn đón dâu chuấn bị ra về.
Lúc đó bà mối - mìa phì vào buồng cô dâu để đưa cô dâu về nhà chồng, nhưng cô
dâu giả vờ cưỡng lại không chịu đi. Hai bên giằng co lôi kéo mãi, lôi được cô dâu
ra đến cửa, người ta lấy nón đội lên đầu cô dâu, lúc đó cô dâu mới chịu đi về nhà
chồng. Đến nhà trai, cô dâu làm lễ trước bàn thờ tổ tiên. Ngay sau đó, cô dâu
quay về nhà bố mẹ đẻ, chiều hôm sau mới trở lại nhà chồng. Mười ba ngày sau,
cô dâu về nhà bố mẹ đẻ lại mặt lần thứ hai và ngủ ở nhà qua đêm. Nhữ ng hiện
tượng giả vờ trói chú rể, cô dâu lại mặt ngay sau hôm cưới phải chăng phản ánh

tàn dư của tục “cướp vợ” và tục “cư trú bên nhà vợ sau hôn nhân” từ thời xưa.
Hôn nhân do trai gái tự tìm hiểu - que tè - cũng là một phong tục arới của người
La Chí. Khi đôi trai gái yêu nhau, ban đêm con trai thường đến nhà người yêu trò
chuyện với nhau, con trai ở ngoài vách nhà, con gái ở trong nhà. Lúc hai người đã
quyết định lấy nhau, con trai báo cho bố mẹ mình biết và hẹn vào một đêm khuya
sẽ đón cô gái vào rừng. Đôi trai gái mang theo chăn, quần áo, cơm gạo... ăn ở với
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

nhau.
Hôm sau, bố mẹ nhà trai nhờ pô phì sang nhà gái báo cho biết sự việc. Nếu bố mẹ
cô gái không đồng ý thì đến nhà trai đòi trả lại cô gái. Nhà trai phải vào rừng đón
cô gái về. Sau đó người con trai lại tiếp tục đưa cô gái vào rừng trốn, ăn ở với
nhau, cho đến khi bố mẹ cô gái đồng ý mới thôi. Khi đã được nhà gái cho phép
lấy nhau, chàng trai dẫn cô gái về nhà mình. Nhà trai mời nhà gái sang cùng ăn
cơm, uống rượu mừng con cái nên vợ nên chồng. Mười ba ngày sau, cô gái trở về
thăm bố mẹ đẻ như một hình thức lại mặt. Lễ cưới chính thức sẽ được tổ chức sau
đó một vài tháng hoặc một vài năm, tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế của nhà trai.
Cướii theo cách que tè lễ vật cưới vẫn như cũ, nhưng bỏ qua thủ tục đón dâu.
Tập quán sinh đẻ và nuôi con nhỏ
Khi có mang, phụ nữ La Chí phải kiêng khem nhiều thứ. Đến ngày ở cữ, chị em
không đẻ trên nhà, mà thường đẻ ở gầm sàn hoặc cạnh bếp thuộc phần nhà đất.
Theo tập quán, người La Chí thường cắt rốn cho đứa trẻ ở đoạn cách rốn hai đốt
ngón tay, nhau thai được chôn cất cẩn thận chứ không đem treo trên cây như một
số dân tộc khác. Sau đó, người mẹ mới được bế con lên nhà và ngủ cạnh bếp sưởi.
Trước khi đặt tên, nếu có người lạ vào nhà phải lấy chỉ buộc cổ cho tay đứa trẻ và
người lạ đó được nhận là bố mẹ nuôi. Khi đặt tên phải cúng tổ tiên và bói gạo
trên trứng để chọn tên thích hợp. Đến ngày thứ 13, người ta làm lễ gọi hồn cho

đứa trẻ. Sau lễ đó, người mẹ phải bế con sang nhà ông bà ngoại ở vài ngày.
Người La Chí cỏ tục nhận bố mẹ nuôi cho con. Nếu đứa trẻ hay khóc, nhất là
khóc vào ban đêm, thì phải cúng miềng pho - bà mụ, gọi hồn cho trẻ và tìm cho
nó bố mẹ nuôi. Sau khi làm lễ gọi hồn - kè ngủi, trẻ bớt khóc thì tiếp tục bói tìm
bố nuôi và quan trọng là xác định bố nuôi thuộc họ nào. Khi xác định được bố
nuôi thuộc họ nào rồi thì gia đình đến bất cứ gia đình nào trong họ đó xin bát gạo
về nấu cơm cho đứa trẻ ăn. Sau khi ăn cơm đó con không khóc ban đêm nữa, có
nghĩa là đã tìm được bố mẹ nuôi cho đứa trẻ. Việc tiếp theo là làm các thủ tục
nhận cha mẹ nuôi cho con. Bố mẹ mang lễ vật gồm một ché rượu, m ột con gà
sang nhà đã xin bát gạo nấu cho con ãn, xin nhận bố mẹ nuôi và đặt tên cho con.
Cũng có trường hợp tìm bố mẹ nuôi cho con không qua cúng mụ, bói toán mà
người ta lấy một bát nước đầy và trên mặt bát nước để một sợi chỉ đỏ, bát nước
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

được đặt cạnh bàn thờ. Sau đó người khách nào vào nhà trước thì người đó sẽ là
bố mẹ nuôi của con. Cũng với mục đích tìm bố mẹ nuôi cho con, nhưng thủ tục
lại diễn ra theo cách khác. Bố mẹ bế con ra ngoài đường đứng chờ, gặp người đầu
tiên đi qua, thì mời người đó về nhà để làm thủ tục nhận bố mẹ nuôi cho con...
Nếu đứng cả buổi không ai đi qua thì tự đặt tên cho con là Yphá - hòn đá, hoặc
chỉ gặp con vật nào đó đi qua thì đặt tên theo tên con loài vật đó: trâu, ngựa,
lợn...
3.10.

Tập quán tang ma

Phong tục, tập quán làm tang ma của người La Chí có nhiều nét độc đáo. Những
người già cả ốm đau lâu ngày, hay ốm nặng, thầy cún g bói thấy “ma đòi” thì mới

đi lấy gỗ về làm áo quan. Gỗ làm áo quan phải xẻ thành ván ngay ở trong rừng.
Ván xẻ mang về làng không để gần nhà chủ quan tài, vì “sợ hồn người già sẽ đi
tìm áo quan”. Áo quan làm xong được cúng - then và bỏ vào trong quan tài một
cụm lúa nếp để “nuôi áo quan”, sau đó cất áo quan vào chỗ khuất (sau kho thóc)
để cho mọi người không nhìn thấy. Từ đó, mỗi lần ốm nặng, bói thì th ấy nguyên
nhân là do "hồn đi tìm áo quan” thì lại mang quan tài cúng như lần trước và cho
thêm một cụm lúa nếp nữa vào áo quan.
Khi trong nhà có người chết, người ta tắm rửa sạch sẽ cho người chết bằng nước
lá thơm, mặc quần áo mới. Quan tài cũng được rửa bằng nước thảo quả. Thi hài
được quàn ngay giữa nhà. Trên quan tài luôn có ngọn đèn sáng.
Chọn nơi đào huyệt bằng cách bói trên xương đùi gà. Huyệt đào ở sườn dốc,
nhưng san thành mặt phẳng rộng. Sau khi đào huyệt xong, những người đào huyệt
lấy cành lá có gai quét xuống lòng mộ để gọi hồn mình về. Họ để lại cuốc, xẻng
tại mộ rồi đi đường tắt về, vì họ kiêng gặp hồn ma trên đường về nhà.
Khi hạ huyệt, đầu quan tài quay về phía núi. Trên quan tài, ở đoạn tí lửa, đặt nong
gạo của những người đến viếng, một ống tre đặt dựng đứng trên nong gạo đó. Mộ
được đắp cao hình nón, đỉnh mộ là ống tre. Con cháu đóng 4 cọc ở 4 góc quan tài.
Cách đầu mộ khoảng một mét lại đóng thêm một cọc tre để treo túi vải (nếu là
phụ nữ treo nón). Nếu bố chết phải buộc thêm vào chân cột những ống tre của bàn
thờ tổ tiên, mà người ta phá ngay sau khi ông ta vừa tắt thở. Cuối cùng người ta
đập chết một con chó để cạnh mộ, đầu chó quay về hướng mặt trời mọc. Con chó
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 16 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

có nhiệm vụ trông nhà cho người chết ở thế giới bên kia.
Ngay chiều hôm chôn, con cháu tới thăm mộ và để vào túi vải trước mộ: cơm,
thịt, nước đựng trong ống vầu để người chết ăn bữa cơm đói. Sáng và chiều ngày
hôm sau tiếp tục mời cơm như vậy. Đến đêm thứ 10 kể từ ngày chôn, gia đình

cúng mời người quá cố về nhà ăn cơm. Bữa cơm này bày hai mâm: một mâm cho
người chết và một mâm dành cho con cháu trong nhà. Suốt 13 ngày sau khi chôn,
để tỏ lòng thương tiếc cha mẹ, con cái chỉ ăn bốc hoặc ăn bằng thìa, không được
dùng đũa. Sáng ngày thứ 13 sau khi ăn cơm sáng xong, con cháu dắt trâu đi quanh
mộ ba vòng rồi quỳ lạy trước mộ, tiếp đó rút bốn cọc ở mộ và gọi hồn những
người đi chôn hôm trước trở về. về đến nhà, người ta chọn một cây tre cao, có
ngọn ở ngay sau nhà và làm lễ hiến trâu cho người chết. Sọ con trâu đó được đem
ra treo ở cột trước mộ.
Sáu, bảy tháng hay một năm sau, đúng vào ngày chết của người qu á cố, người ta
làm lễ ni khùng - hiến trâu và chôn hàng cột hình bán nguyệt quanh mộ. Nếu
người chết đã làm đủ ba cấp thờ tổ tiên, thì được chôn 12 đôi cọc; ai chưa làm đủ
ba cấp thờ tổ tiên thì chỉ được chôn 6 đôi cột. Cả hàng cột chôn sát nhau và thấp
dần về hai bên trông như hàm răng trâu, Đồng bào cho rằng làm như vậy là để
“rào vườn” cho người chết. Sọ trầu được cắm vào cột trước mộ. Cũng như nhiều
dân tộc khác, người La Chí tin rằng người ta có 12 hồn, hai hồn ở trên vai là quan
trọng nhất. Những người chết già, hồn quanh quẩn xung quanh nhà, người chết
bất đắc kỳ tử, hồn sẽ đi mất. Sau khi làm lễ ni khù ng, hồn sẽ dần dần chết từng
đôi một và biến thành cỏ cây, côn
trùng. Cuối cùng hồn biến thành đất là
hết.
3.11.
Văn nghệ dân gian
Người La Chí có vốn văn nghệ dân gian rất
phong phú: truyện thần thoại, truyền
thuyết, truyện cổ tích, cốt truyện thường
tập trung vào chủ .nguồn gốc lịch sử như
truyện về nguồn gốc dân tộc (truyện Hoàng
1 Dìn Thùng), về các hiện tượng tự nhiên (Vì
sao có mặt trời, mặt trăng), nguồn gốc cây


Đánh Quay (Ảnh sưu tầm)

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 17 | 18


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC LA CHÍ | Hoàng Trần

lúa và các hiện tượng xã hội, các phong tục, tập quán (truyện nguồn gốc dùng củ gừng
cúng tổ tiên, nguồn gốc cúng xin giống, vì sao sinh ra then... ). Trong các dịp lễ tết, người
già thường kể các truyện trên cho con cháu nghe.
Đồng bào La Chí có nhiều trò chơi giải trí. Ngày tết Nguyên đán, nam nữ thanh niên
thường tập trung tại bãi đất rộng chơi mì khum (ném I òi), ni cô (đánh quay). Tết tháng
Tám ăn cơm mới, thanh niên chơi đu quay (pỉ cúng vầy). Trong những ngày vui này,
thanh niên hay đàn hát, con trai thổi đàn môi để hẹn hò bạn gái.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 18 | 18



×