Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tổng quan dân tộc Phù Lá (PDF,Word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 15 trang )

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ

MỤC LỤC:
1.

Vài Nét Về Dân Tộc Phù Lá ................................................................................................. 2

2.

Kinh Tế truyền thống ............................................................................................................ 2

3.

2.1.

Trồng trọt.......................................................................................................................... 2

2.2.

Chăn nuôi ......................................................................................................................... 3

2.3.

Khai thác tự nhiên ............................................................................................................ 3

2.4.

Ngành nghề thủ công........................................................................................................ 3


2.5.

Trao đổi, mua bán............................................................................................................. 4

Văn hoá truyền thống ............................................................................................................ 4
3.1.

Làng .................................................................................................................................. 4

3.2.

Nhà ở ................................................................................................................................ 5

3.3.

Yphục, trang sức .............................................................................................................. 5

3.4.

Phong tục tập quán ........................................................................................................... 7

3.5.

Lễ hội................................................................................................................................ 7

3.6.

Ẩm thực ............................................................................................................................ 8

3.7.


Phương tiện vận chuyển ................................................................................................... 8

3.8.

Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 9

3.9.

Tín ngưỡng tôn giáo ......................................................................................................... 9

3.10.

Gia đình, dòng họ ......................................................................................................... 9

3.11.

Tục lệ cưới xin ............................................................................................................ 10

3.12.

Tập quán tang ma ....................................................................................................... 13

3.13.

Văn nghệ dân gian ...................................................................................................... 14

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

1. Vài Nét Về Dân Tộc Phù Lá
Dân số : 10.944 người
Ngôn Ngữ:thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng
Miến
Tên gọi khác:Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Xá
Phó, Cần Thin
Nhóm địa phương: Phù Lá Lão - Bồ
Khô Pạ, Phù Lá Ðen, Phù Lá Hán
Địa bàn cư trú:Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, Điện Biên, Hà Nội

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Phù Lá ở Việt Nam có dân số
10.944 người, có mặt tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Phù Lá cư trú tập
trung tại các tỉnh: Lào Cai (8.926 người, chiếm 81,6% tổng số người Phù Lá tại Việt
Nam), Yên Bái (942 người), Hà Giang (785 người), Điện Biên (206 người), Hà Nội (28
người)

2. Kinh Tế truyền thống
2.1. Trồng trọt
Người Phù Lá sinh sống chủ yếu bằng
nghề trồng trọt. Trồng trọt lúa trên nương
và trên ruộng bậc thang, nhưng diện tích
nương lớn hơn diện tích ruộng. Cây trồng
chính là cây lúa. Lúa có hai loại mang
tính đặc trưng là lúa nương hạt đò có độ
dẻo cao để ăn và nếp cẩm dùng để nấu
rượu cúng trong các đám ma. Ngoài cây

lúa, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn;
Dùng trâu để cày bừa đất ruộng
trồng các rau, củ... Cách làm nương truyền
thống cũng là chọc lồ tra hạt như dân tộc Dao trong vùng.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

2.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi là công việc phổ biến
trong mỗi gia đình của người Phù
Lá. Họ chăn nuôi cả gia súc lớn,
gia súc nhỏ và gia cầm. Ở những
vùng mà người Phù Lá làm ruộng
thường nuôi nhiều gia súc lớn
như trâu, bò, ngựa để sử dụng
vào mục đích phục vụ kéo cày,
kéo xe. Trong từng gia đình
người Phù Lá đều nuôi nhiều gia
súc nhỏ như lợn, dê, chó, mèo,
Con lợn, con dê nuôi để phục vụ
Chăn nuôi ngựa để lấy sức kéo, sức thồ
cho việc hiến sinh cúng lễ trong
các dịp lễ tết, ăn thịt trong các dịp cưới xin, ma chay và bán; nuôi gà cũng để làm vật hiến
sinh trong các nghi lễ nhỏ của gia đình, ăn thịt. Khi cần thiết có thể bán lấy tiền mua các
thứ cần dùng khác cho nhu cầu gia đình.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống ở các miền núi cao, đồng bào Phù Lá khá thành thạo việc thu hái những sản vật

tự nhiên phục vụ nhu cầu nâng cao cuộc sông cún mình. Hàng ngày đi nương, đi làm
ngoài đồng, người Phù Lá tranh tìm thu hái được nhiều thứ lâm sản mang về sử dụng
trong bữa ăn. Người Phù Lá coi rừng là “chợ”. Mùa nào thức ấy, đồng bào vào rừng hái
các loại rau, măng, mộc nhĩ, nấm hương, củ mài, các loại hoa quả dại tu H rừng. Theo
người Phù Lá, trên rừng có tới cả trăm loại rau, hoa quả... có thể ăn được. Người đàn ông
Phù Lá giỏi săn bắn. Với kỹ thuật làm tên tẩm thuốc độc, người Phù Lá không chỉ săn
bắn các loại thú nhở như cáo, hươu, nai, chồn cáo mà còn săn cả thú dữ như hố, gấu, lợn
rừng Nhiều dân tộc khác phải mua nỏ và tên tẩm thuốc độc của người Phù Lá Người đàn
ông Phù Lá giỏi đánh bắt cá. Nhìn dòng nước chảy theo mùa họ có thể đoán được đoạn
suối nào có nhiều cá. Do đó hầu như đánh bắt cá là được cá mang về ăn. Tuy nhiên,
người Phù Lá lại cho rằng, đánh bắt được cá là do căn số của từng người. Người có căn
sô cá thì thường mau mắn hơn, bắt được nhiều cá hơn. Theo tập quán người Phù Lá, khi
bắt được nhiều cá thì không được hô to, không được nối lế bắt được nhiều cá. Vì nếu hô
to và nói bắt được nhiều cá thì lần sau không bắt được cá nữa.
2.4. Ngành nghề thủ công
Các dân tộc đều làm nghề thủ công để tự túc đồ dùng cần thiết cho gia đình. Người Phù
lá có nghề thủ công nổi tiếng trong vùng là nghề đan lát đồ mây, tre, trúc; nghề dệt và
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

nghề mộc. Đồng bào đan các đồ đựng quần áo, đựng thức ăn khô với nhiều kiểu dáng,
nhiều mô típ hoa văn với kỳ thuật đan cài đạt tính thẩm mỹ cao. Những sản phẩm thông
thường như đồ gia dụng: mẹt, nong, nia, giần sàng, quạt na, chiếu, mâm cơm, hòm mây;
các phương tiện vận chuyển như gùi, địu, sọt; các công cụ đánh bắt cá như đơm, đó,
đăng, lờ. Các sản phẩm của dân tộc Phù Lá (được nhiều dân tộc khác ưa thích mua dùng.
Phụ nữ Phù Lá giỏi nghề trồng bông dệt vải phục vụ cho nhu cầu gia đình. Khác với dân
tộc khác, phụ nữ Phù Lá không dùng sa quay sợi, mà dùng tay kéo cùng với con trượt.
Các công cụ dệt khác của chị em phụ nữ Phù Lá có: khung dệt - hư mạ, con dệt - pi cu,

dụng cụ cán bông - ghi tu, dụng cụ bật bông - bư khơ. Ọuá trình làm ra vải rất công phu,
nhiều công đoạn, đòi hỏi kỹ thuật cao mới tạo ra được sản phẩm đẹp, bền. Nghề mộc
cũng là nghề có tính phổ hiến ở đàn ông Phù Lá. Họ tự túc sản phẩm đồ gỗ như công cụ
sản xuất: cày, bừa; làm ra những đồ dùng phục vụ nhu cầu gia đình như: hòm đựng quần
áo - bà chạ, chõ đồ xôi, rau, thịt - xơ pủ, cối xay gạo - trờ jay, cối giã gạo - / trọ, cầu
thang gỗ, - gù zhù giường ngủ và bàn ghế đơn giản.
2.5. Trao đổi, mua bán
Người Phù Lá sống trong kinh tế tự túc, tự cấp là chính, nhưng việc trao đôi đồ dùng cần
thiết trong đời sống vẫn diễn ra. Đồng bào thực hiện việc trao đối, mua bán hàng ở chợ
khu vực cùng với các dân tộc khác. Mặt hàng của người Phù Lá được bày bán nhiều ở
chợ là đồ đan mây, trúc; còn đồng bào cần mua muối ăn, kim khâu, dầu thắp và một số
hàng mỹ nghệ, hàng trang điểm sắc đẹp cho phụ nữ.

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Làng người Phù Lá thường dựng
trên các triền núi cao. Mỗi làng
thường chỉ độ mươi gia đình. Một
trong những đặc điểm làng của
người Phù Lá là thường cách xa
nương rẫy. Theo cách giải thích
của đồng bào, dựng làng cách xa
nương rẫy để khi thả rông trâu,
bò, gia súc nhỏ (lợn, bò) không
phá hoại cây trồng các loại. Tuy
nhiên ở chân núi Hoàng Liên Sơn, người ta lại chọn đất dựng làng gần đất sản xuất, gần
nước tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Một số làng người Phù Lá sống đan xen với các dân
tộc Mông, Hoa hoặc dân tộc Dao thì tập trung thành các xóm nhỏ.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Mồi làng Phù Lá thường chỉ có một hoặc hai họ. Mỗi họ lại chiu thành chi nhỏ, chi to.
Hai chi có thể có quan hệ hôn nhân với nhau. Liên quan đến thờ cúng thì chi to và chi
nhỏ có sự phân biệt rõ ràng: chi to cúng bằng thịt tươi; chi nhỏ cúng bằng thịt ướp chua.
3.2. Nhà ở
Người Phù Lá có nơi ở nhà đất, có nơi ở
nhà sàn. Ở tả ngạn sông Hồng, các huyện
Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, người
Phù Lá dựng nhà đất để ờ; con người Phù
Lá ở hữu ngạn sông Hồng, huyện Bát Xát
lại ở nhà sàn. Nhà đất mở cửa đi lại ở phía
trước, chính giữa nhà; còn nhà sàn thì mở
cửa đi lại ở hai đầu hồi. Dù nhà đất hay
nhà sàn, sự bài trí bên trong ngôi nhà đều
tương tự như nhau. Gian giữa là gian thờ tổ tiên bàn thờ được đặt ở chỗ nối hai miếng
vách, bên cạnh mở một “cửa” rộng chừng 15-20 cm, gọi là “cửa ma”, khi cúng mới mở
“cửa” này. Nơi có cắm vài chiếc lông gà, một tờ giấy vàng, một gói lá nhỏ cài trên vách
Nhà ở của người Phù Lá ở Bát Xát (Lào Cai) còn phải đáp ứng các nhu cầu như có thế
tựa lưng vào đồi, rừng, hướng nhà là hướng tây - hướng về vùng đất Tây Vân Nam
(Trung Quốc) . Gần nhà ở không có vườn cây ăn quả hoặc vườn rau xanh, nhưng lại có
một nhà kho để chứa thóc hàng ngày. Dựng nhà kho riêng để có điều kiện bưng kín mọi
mặt, tránh được chuột, dúi ăn thóc gạo. Nhà sàn của người Phù Lá thường có hai gian và
hai chái: chái bên phải dành cho con trai, chái bên trái dành cho con gái. Bàn thờ tổ tiên
đặt ở chính giữa. Điều đáng chú ý với nhà người Phù Lá là nhà có hai cột chính - cơ khé
mạ, được làm bằng gồ tốt. Trên hai cột cơ khé mạ bắt buộc phải khoét hai lỗ tròn ở hai
bên. Theo cách giải thích của dân gian, hai lỗ tròn tượng trưng cho hai cái tai nghe. Nhà
cũng như người, cũng có linh hồn, đều phải có hai tai để nghe. Nếu không đục hai lồ tai
này trên cột cái, thì làm ăn không thuận lợi, sẽ bị “điếc” (không có lộc).

3.3. Yphục, trang sức
Trang phục của người Phù Lá còn giữ được nhiều nét đặc trưng cho dân tộc, nhất là trang
phục phụ nữ. Trang phục của phụ nữ Phù Lá có hai loại khác nhau: loại áo cắt kiểu cổ
vuông chui đàu, mặc váy và loại áo cẳt kiêu xẻ dưới cố chéo sung nách phải, mặc quần.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Người Phù Lá Hoa và Phù Lá Bồ Khô Pạ,
mặc áo chui đầu, cổ vuông kiểu pông sô.
Chiều dài áo, ngắn, khi mặc để hở rốn.
Theo quan niệm thẩm mỹ của các nhóm
Phù Lá này, rốn là nét đẹp của người con
gái, cho nên mặc hở rốn để mọi người
ngắm , cổ áo, tay áo, thân áo đều thẳng,
không có đường lượn cong. Phần trên của
áo đính nhũng hàng hạt cườm tạo thành
những đường thẳng song song từ trên vai
xuống ngang ngực và lưng. Phần dưới và
vạt áo được thêu các hoa văn hỉnh quả
trám., hình vuông, hình tam giác, hình quả
bí, hình răng bừa, hình chân chó, hình quả
núi... Tay áo to đều từ nách ra, được nối
bằng những khoanh vải đậm nhạt hơn
màu thân áo. Váy của chị em phụ nừ là
loại váy may kín. Giữa thân váy có một dải hoa văn lớn, với các mô líp hình cây thông,
răng bừa, cây gạo. Gấu váy cũng được thêu nhiều mô líp hoa văn. Như trên đã trình bày,
do áo ngắn, cho nên khi mặc, áo không che được rốn. Trường họp cần che rốn, chị em có

dây thắt lưng. Chiếc thắt lưng màu trắng, trên nền bộ y phục được trang trí nhiều màu đỏ,
vàng, dính nhiều vỏ ốc núi, góp phần tạo nên màu sắc “sáng sủa” trên toàn bộ bộ y phục.
Chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Phù Lá các nhóm này cũng được thêu nhiều hoa văn rất
cầu kì, màu sắc sặc sỡ.
Y phục nam giới có phần đơn giản, ít hoa văn hơn. Áo có cổ tròn, xẻ nách, nẹp ngực, nẹp
tay, không cúc, để ngực trần, thể hiện sự khoẻ mạnh, lực lưỡng của người đàn ông. Lưng
áo đàn ông được thêu hình mắt con cua và trang trí hạt cườm hình chữ thập, chạy dài từ
cổ áo xuống gấu áo. Quần nam giới may theo kiểu chân què, cạp lá tọa.
Một nét độc đáo trong y phục của các nhóm Phù Lá là việc sử dụng rất nhiều hạt cườm.
Hạt cườm không chỉ dùng để trang trí cho y phục phụ nữ, mà còn dùng để trang trí trên y
phục của nam giới và trẻ em.
Phụ nữ nhóm Phù Lá Hán mặc áo xẻ từ dưới cổ chéo sang nách phải. Đây là kiểu áo có
cách cắt tương tự như áo của phụ nừ người Hoa. Ảo có màu đen, trên cánh tay và cửa tay
áo người ta đáp khoanh vải nhạt màu hơn thân áo, tạo nên nét hoa văn “sáng màu” trên
chiếc áo. Bên ngoài chiếc áo, chị em mặc thêm yếm che cho áo đỡ bẩn trong khi làm
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

việc. Phụ nữ Phù Lá Hán mặc quần đen, cách cắt cạp quần luồn dải rút, không trang trí
hoa văn. Khăn đội đầu cũng khá đơn giản, một màu đen là chủ đạo. Một đặc điểm về
trang phục cùa người Phù Lá là chiếc túi vai đeo bên người. Túi hình vuông, cạnh khoảng
20 - 30cm, hai góc đáy có hai tua rua chỉ màu, miệng túi và dây đeo đính hạt cườm theo
kiểu viền
3.4. Phong tục tập quán
Thờ cúng tổ tiên vào các dịp: tết tháng Giêng, tết tháng Hai, tết tháng Năm và tết tháng
Bảy. tết tháng Giêng, tức là tết Nguyên đán - khúi khu la nà.
Lễ vật của tết này là, chiều 30 tết cúng bằng thịt gà; ngày mồng một tết cúng bằng thịt
lợn. Tết tháng Hai, cúng vào ngày con rồng - à thá lùng,

Lễ vật là cá, tôm. Tết tháng Năm, cúng vào ngày mồng năm, lễ vật cúng là cá, tôm, bí
luộc. Tết tháng Bảy, cúng vào ngày 14 hoặc 15, lễ vật cúng là cá, gà. Mỗi khi mổ con vật
hiến sinh, người ta bôi tiết của nó vào tờ giấy bản, gấp hình thuyền, rồi cài lên vách bàn
thờ. Thường ba năm một lần, nhà nào cũng phải cúng ẻ phô mô ba, cúng đuôi ma để
người khoẻ mạnh, gà không chết dịch. Lễ này cúng vào tháng Hai ngày con ngựa - thủ
mùng. Lễ vật cúng cần một con lợn và gà. Mỗi nhà có một bếp chính.ìt thẳng cửa ma.
Mỗi khi cúng tổ tiên thì phải cúng bếp này. Bếp này được lập khi vào nhà mới kèm với
nghi lễ cúng. Cúng xong mới đặt kiềng vào. Những người ở tuổi 39, 41 và 51, theo quan
niệm của đồng bào là “tuổi nóng”, kiêng đặt bếp.
Tháng Hai hàng năm, ngày
con người - à thả hùng, làng
nào cũng làm lễ đuổi ma tà
cho sạch làng.
3.5. Lễ hội
Nghi lễ liên quan đến nghề
nông
Trên cơ sở tín ngưỡng đa
thần giáo, dân tộc Phù Lá có
nhiều nghi lễ liên quan đến
nghề nông như: lễ gọi hồn
lúa, lễ cơm mới, lễ thu
hoạch.

Lễ Cơm Mới của người Phù Là (Ảnh sưu tầm)
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Lễ gọi hồn lúa: Theo quan niệm của người Phù Lá, mỗi một giống lúa được trồng là có

một hồn và theo tục lệ, cứ ba năm một làn người ta gọi hồn lúa - ẽ hà nì và xả xì ra ba về
nhà. Việc cúng gọi hồn lúa thường được tiến hành vào thời điểm hạt thóc bắt đầu nằm
xuống đất (gieo hạt), hoặc lúc đã thu hoạch xong (cuối tháng 10 âm lịch). Trong ngày lễ
cúng gọi hồn lúa, người phụ nữ đóng vai mẹ lúa phải ăn mặc đẹp.
Mẹ lúa được Ang mo - à pơ dẫn từ trên nương về đến nhà, rồi ông mo làm lễ dẫn mẹ lúa
vào kho lúa. Mâm cỗ gọi hồn lúa lúc nào cũng có bát canh khoai sọ với rau cải nương.
Lễ cơm mới - ê hà nì ba zả ể xì mạ: được tổ chức vào ngày 9/9 hàng năm. Trong lễ cơm
mới nhất thiết phải có cơm của lúa mới gặt để cúng và người ta mổ lợn, gà, vịt cũng để
cúng và ăn mừng. Ngoài ra, đồng bào còn chuẩn bị các món ăn: cá suối nấu chua, nem
chua thịt, vương lợn muối giềng, thịt chuột sấy khô. Đặc biệt, người ta hay mổ chó ăn vào
ngày này, vì quan niệm con chó ăn ít, mổ chó ăn không tốn kém. Trong lễ cúng cơm
mới, chủ nhà tự cúng, tự khấn báo với
tổ tiên, thổ
Phụ nữ Phù Lá sử dụng đồ trang sức
như: khuyên tai, vòng cổ khuyên tai
bằng bạc; vòng cổ được xâu bằng
chuỗi hạt cườm.
3.6. Ẩm thực
Người Phù Lá ăn cơm tẻ là chính.
Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh
các loại phục vụ cho cúng bái, lễ tết.
Khẩu vị riêng của người Phù Lá là các
Thịt dê nướng – đặc sản của người Phù Lá
loại cá và thịt làm nem chua. Rau xanh
thường được bà con dùng lá các loại bầu, bí, đậu đỗ,
ớt giã với muối, các loại rau thơm quả bùi. Những khi
săn bắn được nhiều thú rừng, người Phù Lá sấy khô
thịt để dành ăn lâu dài trong những ngày mùa bận rộn.
3.7. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển thông thường hàng ngày của

người Phù Lá là chiếc gùi đeo dây qua trán như các
dân tộc Hà Nhì, La
Hủ trong vùng
Chiếc gùi trong đời sống
dân tộc Phù Lá
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

3.8. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Phù Lá thuộc hệ ngôn ngữ Hán Tạng, nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến. Tuy nhiên, hiện tại, ngôn ngữ của các nhóm Phù Lá không hoàn toàn giống
nhau. Các nhóm Phù Lá, HÀ Khô Pạ ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai vẫn dùng tiếng mẹ đẻ
và thống nhất giữa các địa phương. Tiếng nói của người Phù Lá Hoa và Phù Lá Đen ứ
Bát Xát (Lào Cai) đang hòa vào nhau và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Hà Nhì. Riêng
tiếng nói của Phù Lá Hán ở Bắc Hà đã từ lâu dùng tiếng Quan Hoả (tiếng Hán phương
Nam) làm phương tiện giao tiếp. Sự khác nhau trong ngôn ngữ Phù Lá chỉ là sự khác
nhau của nhiều thố ngữ trong một ngôn ngữ.
Chữ viết: Trước đây người Phù Lá dùng chữ Hán để ghi chép văn tự liên quan đến giá
thú, khai sinh, ghi lá số của các thành viên trong gia đình.
3.9. Tín ngưỡng tôn giáo
Người Phù Lá tin theo đa thần giáo, coi vạn vật hữu linh, mọi VỘI, cả sinh vật và vật vô
tri, vô giác đều có linh hồn. Niềm tin vào đa thần giáo thể hiện đầu tiên là đồng bào thờ tổ
tiên ở ngay trong nhà. Đồng công, ma bếp, cầu mong thần linh phù hộ cho vụ mùa sau
báp ngô to như bắp chuối và lúa tốt như cỏ lau, hạt lúa chắc mẩy, không bị chuột châu
chấu, thú rừng phá hại. Sau những lời cúng khấn đó, chủ nhà buộc một sợi chỉ đỏ vào tay
con cháu cầu cho con cháu được mạnh khỏe; buộc một sợi chỉ vào cổ mỗi người để trừ
cảm gió, chống ma tà.
Lễ thu hoạch - ê hà nì ba xê khơ nhi cổ nhị: Mục đích của lễ này là cầu trời không mưa,

để thu hoạch được nhiều lúa, hạt chắc, lúa về kho không bị rơi vãi, sang năm cúng sẽ bội
thu nhiều lúa hơn. Lễ vật chính trong lễ này là thịt lợn, thịt chuột, cá. Với lễ thu hoạch,
người Phù Lá làm hai mâm cỗ: một mâm cỗ cúng ở nhà và một mâm cỗ cúng ở ruộng
hoặc nương. Nghi lễ thu hoạch được tố chức với ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất là
cầu khấn tổ tiên, thần nương, thần thổ địa, ma trời đừng đổ mưa xuống để thu hoạch được
dễ dàng; nội dung thứ hai là cúng khấn thần nhà kho để cho lúa vào kho, không bị vương
vãi; nội dung thứ ba là cúng khấn thổ công ngăn chặn hoả hoạn cháy nhà, cháy kho lúa,
bào lúa khỏi bị chuột ăn, mọt đục, mối xông... Người chủ nhà tự chủ trì thu hoạch.
3.10.
Gia đình, dòng họ
Mỗi ngôi nhà là nơi sinh sống của một gia đình. Gia đình của người Phù Lá là tiểu gia
đình phụ hệ. Thông thường trong gia đình gồm các thành viên là cha mẹ và các con cái.
Con cái sinh ra thuộc dòng dõi họ I lia. Người con trai được kế thừa tài sản của bố mẹ để
lại, có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Gia đình người Phù Lá là gia đình phụ quyền. Ông bố và người con trai cả có quyền hành
lớn xử lý mọi việc của gia đình và quan hệ dòng tộc, quan hệ cộng đồng.
3.11.
Tục lệ cưới xin
Người Phù Lá thực hiện hôn nhân ngoại hôn dòng tộc, nhưng khi dòng tộc đã chia thành
các chi lớn, chi nhỏ thì việc hôn nhân giữa thành viên chi họ lớn với thành viên chi họ
nhỏ được coi là phù hợp với phong tục. Hôn nhân của người Phù Lá là hôn nhân một vợ
một chồng bền vững. Hiện tượng lấy vợ hai nếu có cũng rất hạn hữu. Khi lấy vợ hai phải
có lý do, theo tập quán trong từng trường hợp cụ thể. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ cư trú
ở bên nhà chú rể.

Trai gái Phù Lá lớn lên được tự do yêu đương, tự do chọn bạn .Khi có được bạn ưng ý,
vào các buổi tối, họ hò hẹn nhau đến một địa điểm nào đó tâm sự, tìm hiểu. Các chàng
trai thường dùng tiếng sáo hoặc tiếng khèn ma nhí để gọi bạn gái. Các cô gái Phù Lá
thường rất cảm linh với những chàng trai không chỉ giỏi việc săn bắn và đồng áng mà còn
giỏi thổi khèn ma nhí... Sau một vài lần trao đổi tâm tư tình cảm, nếu mà hai bên nhất trí,
chàng trai có thể đến ở cùng với cô gái, cho đến khi được bố mẹ hai bên đồng ý cho làm
đám cưới. Chàng trai có thể làm công cho nhà cô gái và tuân thủ mọi điều kiện sinh hoạt
như một thành viên trong gia đình. Thủ tục này thường kéo dài từ 2 - 3 năm.
Khi bố mẹ cô gái đồng ý cho cưới, chàng trai về nhà nói với bố đẻ để bàn bạc tìm ông
mối - po khủ thay mặt nhà trai chuẩn bị lễ ăn hỏi Ông mối được chọn là người có đức độ,
vợ, chồng con cái đầy đủ, ứng phó, xử lý nhanh nhẹn các tình huống, nếu có xuất hiện
trong quá trình từ ăn hỏi cho
đến lúc cưới. Ông mối là người
không thuộc họ bên nào.
Tục lệ cưới xin cần qua các thủ
tục sau: Lễ dạm hỏi, lễ thách
cưới, lễ cưới, lễ lại mặt.
Le dạm hỏi - à mừ nà na ba:
Đểtiến hành lễ dạm hỏi, hai
ông po khủ đến ngồi cạnh cửa
ra vào của nhà cô gái, hút
thuốc, ăn trầu. Bố cô gái vẫn
sinh hoạt đi lại bình thường,
coi như không biết hai ông
đến. Một hồi sau, ông Po khú

Cô dâu trong lễ cưới người Phù Lá

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

thay lời người nhà trai nói: “Bố ơi, mọ ông ơi... chỗ con tìm măng con vẫn đến tìm măng,
chỗ con hái rau con vẫn đến hái rau... Hôm nay ngày lành tháng tốt, tôi thay mặt nhủ liu,
đến thăm ông bà. Hai cháu đã gặp nhau và yêu nhau lâu rồi. Bây giò gia đình chúng ta
cần có một bữa cơm để mời bà con hàng xóm”. Hai ông mối đứng lên cáo từ nhà gái ra
về. Sau đó một tuần (theo lịch cửu người Phù Lá, một tuần là 12 ngày), hai ông Po khú
lại đến nhà cô gái: “Hai đứa con trai, con gái nó yêu nhau rồi, không thể quên nhau được,
không thể bỏ nhau được, thế nào chúng cũng phải lấy nhau thôi". Nói xong, không đợi bố
mẹ cô gái trả lời, hai ông Po khú đứng dậy ra về Tiếp sau một tuần nữa, hai ông Po khú
lại đến nhà cô gái. Lần này hai ông mang theo lễ vật là hai ống rượu, hai con gà, một
vòng tai và một số tiền... Nhà trai còn cử một người đi theo hai ông mối đến nhà gái để
chuẩn bị bữa tiệc giữa hai bên gia đình trai và gái. Mâm cơm được bày ở giữa nhà và hai
bên cùng ngồi vào mâm. Trong khi ăn cơm, uống rượu, hai bên cùng nhau bàn về chọn
ngày lành, tháng tốt để tổ chức cưới, bàn về lễ vật thách cưới là bao nhiêu lợn, gà, bạc
trắng, bao nhiêu vòng cố, vòng tay.
Lễ thách cưới: Lễ thách cưới thực chất là sự đánh giá về sự chăm chỉ, giỏi lao động, giỏi
thêu thùa và sức khoẻ của người phụ nữ, từ đó nêu lên mức thách cưới. Một thiếu nữ
chăm làm, làm được nhiều việc đạt hiệu quả cao, khoẻ mạnh, giỏi thêu thùa, thì vật thách
cưới cao, còn những cô gái không chăm làm, hay chểnh mảng việc gia đình, không mảy
quan tâm đến việc làm đẹp cho gia đình thông qua việc chăm dệt vái, thêu thùa, thì vật
thách cưới cũng sẽ giảm đi. Giá thách cưới cao thường là 100 - 120kg lợn hơi, 20 lít rượu
gạo, 2 chum rượu cần (mỗi chum 30 lít, 2 đôi gà gồm (2 gà mái, 2 gà trống thiến), 20
đồng bạc trắng hoa xoè. Bên cạnh những lễ vật vừa nêu trên, căn cứ vào số lượng chú,
bác, cô, dì của nhà gái, mà nhà gái yêu cầu nhà trai, phải đưa thêm lễ vật như: thịt chuột
bỏ vào ống tre, rượu bỏ vào ống và bánh cưới to bằng cái mâm nhôm. Tất cả những lễ vật
này đủ chia cho các chú, bác, cô, dì, nhà gái mỗi người một ổng thịt, một ống rượu, một
chiếc bánh và hai đồng bạc trắng. Lễ này gọi là lễ ăn mừng - trả miếng trả.
Lễ cưới - à mừ hà nga ba: Sau khi ông Po khú thống nhất với nhà gái về lễ vật cưới (cả

phần dùng cho tiệc cưới và phần sau này chia cho chú, bác, cô, dì), Po khú thông báo lại
cho nhà trai biết để chuẩn bị cho lễ vật cưới. Mùa cưới của người Phù Lá thường là mùa
nông nhàn và có dầy đủ lúa gạo, lợn, gà. Theo tập quán dân tộc Phù Lá, ngày cưới
thurờng được chọn là ngày con gà, con chuột, con rồng và bắt buộc là ngày chẵn (2, 4, 6);
tránh ngày sinh của bố mẹ, ngày mất của ông bà, ngày sinh của cô dâu. Đồng bào quan
niệm ràng, gả con gái vào những ngày này thì làm ăn không phát đạt, không hạnh phúc.
Đoàn đón dâu thường từ 20 - 30 người. Một số người trong đoàn đón dâu có nhiệm vụ
khiêng những đồ dẫn cưới. Trên đường đi đón dâu,
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Po khú đi trước dẫn đường, những người khicng lễ vật đi sau. Một 1 kiêng kỵ trên đường
đi mà Po khú phải xử lý là: nếu gạo máng dẫn đường bắc ngang đường qua trên đầu thì
phải dừng lại tháo máng nước rồi mới được đi tiếp. Trên đường đi đón dâu. gặp những
hòn đá to, thì đoàn đón dâu dừng lại, rót rượu vào hòn đá. Vừa rót rượu, Po khú vừa đọc
những lời thần chú, mời ma núi uống rượu, đồng thời nói rõ mục đích, cầu xin ma núi
phù hộ cho cuộc đi đón dâu được may mắn, yên lành. Khi đoàn đón dâu còn cách nhà cô
dâu khoảng 10m thì nhà gái ra đón nhà trai dừng lại trước cửa nhà gái, nhà gái bưng ra
một mâm gồm 12 bát, trong đó có 2 bát to và 10 bát nhỏ. Hai vợ chồng Po khú diện cho
nhà trai uống trước, rồi lần lượt cả đoàn uống hết 12 bát rượi! Đoàn đón dâu vẫn đứng
ngoài cửa, chờ cô dâu bưng ra một chậu sạch, rồi lần lượt rửa chân cho vợ chồng Po khú.
Sau đó nhà gái cầm ống nước té vào tất cả những người đến đón dâu. Đoàn đón dâu cứ
cho té nước ướt hết cả người. Tiếp đó đoàn đón dâu mới được mời vào nhà, ngồi nghỉ.
Tại nhà gái, ông Po khú đại diện cho nhà trai nói: “Theo thõa thuận về lễ vật cưới, hôm
nay tôi đại diện cho nhà trai mang lễ vật gồm “ cân gạo đã đù cân, cân lợn đúng đủ lợn,
gà đã đủ đôi, thịt đã đủ cân, rượu đủ lít, bánh đủ cả... Đề nghị nhà gái nhẹ tay bưng lễ
vật”. Nhà gái vui mừng ra nhận lễ và dùng lễ vật đó làm cỗ cưới luôn. Không khí chủ và
khách đến dự lễ cưới đều vui vẻ, uống rượu vỗ tay múa hát, múa điệu múa t 'xin chi va.

Lễ thức xin dâu: Nhà gái soạn mâm cỗ gồm thủ lợn, đuôi lợn, chân giò, một miếng thịt
bụng và nội tạng mỗi thứ một ít một bát để trên miếng thịt, bốn bát ăn cơm, hai chiếc
bánh giầy to, hai ống mựu 6 ống thịt và một ít tiền đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Trước
bàn thờ tổ tiên, ông thầy mo khấn: “Xin phép ông bà tổ tiên cho cháu đuợc được li khỏi
bàn thờ này, xin được rút tên ra khỏi nhà này để về nhà chồng, xin tổ tiên ban nhiều may
mắn cho các cháu, qua đò gặp đò, qua đình gặp người tổ giúp, qua làng được làng yêu
thương...”. Khi ông mo khấn xong, Po khú cùng cô dâu, chú rể lạy tổ tiên ba lạy. Đến giờ
dâu ra cô dâu khóc to, bố mẹ cũng vừa khóc, vừa dặn dò, tiễn con đi làm dâu. Nhà trai bắt
đầu đưa dâu ra cửa, nhà gái vội vàng chạy đến kéo cô gái lại, nhà trai thì kéo đi. Hai bên
“giằng co” tranh giành cô dâu đôi lần rồi để cô dâu đi. Cô dâu ra đến sân, bố mẹ nhà gái
nói: “Con chim phải có rơm, có rác, con người phải có của cải”, rồi trao của cải hồi môn
cho con gái đi làm dâu. Của hồi môn gồm: 2-3 chăn, một đôi chiếu, vòng tay, một vòng
cổ, một con lợn nái làm giống, một chục gà con, dao phát, một chiếc cuốc, một chiếc hòm
đựng quàn áo, một chiếc chum, một ít thóc giống (khoảng 30kg). Đại diện cho nhà trai,
Po khú đứng ra nhận cùa hồi môn đó.
Đoàn đón dâu về đến ngõ nhà trai, người nhà trai ra tận ngõ đón. Cha mẹ chàng trai đã rải
sẵn chiếu ở góc trái nhà để mời hai ông bà mối, mời phù dâu, phù rể vào ngồi. Đón được
dâu vào nhà, nhà trai bắt đầu tổ chức ăn uống, ca hát. Theo phong tục người Phù Lá, một
gia đinh có cưới xin là ngày vui của cả làng. Cô dâu và chú rể, tay cầm bầu rượu - mè gu
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

gie me đi chào mời họ nhà trai uống rượu. Những lời chúc tụng và hát múa vui vẻ thâu
đêm suốt sáng. Nam nữ thanh niên hát đối đáp nhau làn điệu ga ne na thơ sủa sần đờ.
Theo phong tục của người Phù Lá (nhóm Xá Phó), sau lễ cưới, cô dâu, chú rể không
được đi chơi, không được đến nhà người khác, không được đi làm. Trong thời gian một
tuần, cô dâu, chú rê kiêng ăn ớt.
Lễ lại mặt: Lễ lại mặt được tiến hành sau lễ cưới một tuần (12 ngày), lễ vật do đôi vợ

chồng trẻ chuẩn bị. Những lễ vật chính có: một cân thịt, một lít rượu gạo, hai con cá suối
hoặc cá trắng, một đôi gà trống thiến và bánh. Po khú lúc này lại tiếp tục đảm đương vai
trò của mình. Po khú dẫn thêm một người đàn ông (hay đàn bà) cùng sang bên nhà gái
nói chuyện với bố mẹ cô dâu.
Tổ chức lễ cưới xong, hết tuần kiêng cữ, đôi vợ chông trẻ phải đên nhà Po khú nói lời
cảm ơn, trả ơn Po khú bằng 5 lít rượu gạo, một ống cá lam, một con gà.
3.12.
Tập quán tang ma
Khi trong gia đình có người thân mất, ông trưởng họ - à vỉa pá bắn ba phát súng chỉ thiên
để báo cho dân làng biết có người chết; đồng thời cho con cháu đến từng nhà báo tin. Biết
tin có người chết, bà con trong bản dù bận việc gì cũng phải dừng lại để đến chia buồn
với tang chủ. Dân làng đến tang gia đông đủ bàn bạc cử ra một người làm chủ tang lễ.
quán xuyến hết mọi việc, từ việc chỉ đạo dựng rạp đến việc đào huyệt, mời thầy cúng.
Sau khi họp bàn, cụ thể việc lễ tang, ông chủ tang lễ à pơ tiến hành phân công việc cụ
thể. Thanh niên chia làm hai đội: một đội dựng rạp và báo tin buồn đến các thôn bản
khác; một đội vào rừng chặt gỗ làm quan tài.
Các cụ già ngồi têm trầu, đun nước, các cụ ông chuẩn bị những nghi thức cần thiết để
thầy mo đến làm ma. Thi hài được đặt nằm thẳng ở gian giữa nhà, trước bàn thờ - giò he,
trên chiếc chiếu để người nhà chuẩn bị tắm rửa bằng nước thơm cho thi hài. Người con
trai phải làm việc tăm rửa này. Nếu gia đình không có con trai thì con gái sẽ tắm cho thi
hài. Con cháu cắt móng chân, móng tay, cắt một ít tóc, mặc quần áo mới cho thi hài. Để
thi hài nằm thang, đắp chăn, sau đó úp chài đánh cá lên tử thi, đề phòng chó vù mòn nhảy
qua sẽ mất phúc lộc của con cháu.
Để làm mâm cúng, người ta phải mổ trâu và một con lợn để báo cho tổ tiên. Mâm cúng
chính này phải có đủ 7 bộ phận của con vật gồm bộ lòng, tim, gan, cật, tiết canh, thịt thủ,
đuôi, chân. Thầy mo đọc lời tế
Người Phù Lá không có phong tục chuẩn bị quan tài trước. Do vậy khi có người chết,
người ta phân công người đi vào rừng tìm gỗ làm quan tài. Loại gỗ được chọn thường là
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 15



TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

gỗ quý như pơ mu, vàng tâm “đồ dư mạ”, có thể chôn dưới đất nhiều năm mà không
mục. Trong rừng, người ta đã bổ cây gỗ làm đôi, khoét rỗng giữa thân gỗ, lÀi khiêng về
nhà đặt ở dưới sàn nhà, dùng phẩm đỏ để bôi nhuộm quan tài lúc khâm liệm người ta lót
dưới cùng một lớp lá thơm và chẹn quàn xung quanh tử thi.
Nghi thức tìm đất, đào huyệt cũng được thực hiện theo một trình tự nghiêm ngặt. Việc
chọn đất được bắt đầu từ xem hướng, xem tuổi của người chết. Đem nơi định đào huyệt,
ông mo làm quẻ để tiến hành lim tục mua thổ đất định đào huyệt và biếu tiền thổ công
nơi sẽ đào huyệt, Ông bỏ ba đồng bạc trang vào ống tre, rồi đặt ống tre đó ở đầu chỗ định
định đào huyệt, cùng một đĩa xôi, gà, tiền và khấn xin phép đào huyệt. Theo tập quán dân
tộc Phù Lá, trước khi đào huyệt, người ta bổ một vài cuốc xuống nơi đầu huyệt lấy một ít
đất, bồ một nhát cuốc xuống pliầit giữa huyệt lấy một ít đất và bổ một nhát cuốc xuống
phần cuối huyệt một ít đất. Đất của ba nhát cuốc này được gói trong ba miếng lá khác
nhau. Đến khi hạ huyệt, trước khi lấp huyệt, người ta đê ba phần đất trên quan tài ở vị trí
tương tự: đầu quan tài, giữa quan tài và cuối quan tài như khi nó được đào lên. Người
Phù Lá quan niệm rằng, nếu đặt bắp đất đó lẫn lộn vị trí thì hồn người chết không siêu
thoát được lên thiêng đàng, vì không qua được cửa đất.
Sau mai táng, người Phù Lá còn làm lễ cúng ba ngày tại mộ, cúng 12 ngày tại nhà và sau
ba năm người Phù Lá nhập hồn người chết về gia tiên.
3.13.
Văn nghệ dân gian
Tuy dân số ít, nhưng ở người Phù Lá có một kho tàng văn học dân gian phong phú, gồm
nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, dân ca, ca dao, tục ngữ,
câu đố, giải đố... Các truyện thần thoại đều hướng theo chủ đề giải thích các hiện tượng
về trời đất, về nguồn gốc loài người, về quan hệ con người với các loài vật. Thần thoại
người Phù Lá kể rằng loài người được sinh ra từ một quả bí. Sau nạn hồng thuỷ, nước
ngập trời, loài người chết hết, chỉ còn hai anh em (anh trai và em gái) sống sót. Thần hiện
về bảo hai anh em phải lấy nhau thì mới tồn tại được nòi giống. Hai anh em đã lấy nhau

theo lời của thần. Một thời gian sau, sinh đẻ ra được một quả bí. Hai vợ chồng băm nhỏ
quả bí rồi đem rắc khắp nơi Rắc trên núi cao bí thành người Mông, rắc xuống thấp hơn
thành người Dao, người Phù Lá; rắc xuống bãi bằng thành người Tày, người Mường,
người Kinh... Một truyền thuyết khác kể rằng, người Kinh, người Tày, người Xá Phó,
người Giáy, là con một nhà, do cùng một mẹ sinh ra. Người Phù Lá do chăm chỉ làm ăn,
nên cha mẹ cho mặc đẹp, đính nhiều chuỗi hạt cườm lộng lẫy.
Truyện dân gian Phù Lá đề cao cái thiện, khinh ghét cái ác. Dân làng căm ghét người anh
đánh chết em ruột chỉ vì nghi ngờ em ăn hêt phần không để phần cho mình, rồi lừa bịp
dân làng. Sau này dân làng đã giết chết anh ta vì tội lừa dối dân làng.
N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 15


TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PHÙ LÁ | Hoàng Trần

Truyện cổ cùa người Phù Lá đề cao phụ nữ, ca ngợi trí thông minh, tháo vát của chị em
phụ nữ. Truyện kể về một cô gái xinh đẹp nhất làng, nhiều chàng trai đến ướm hỏi nhưng
cô đều từ chối. Rồi bố cô bắt cô lầy một anh chồng nhà giàu, nhưng không biết làm gì cả,
nên cô rất buồn, nhiều lần ra bờ suối ngồi khóc, một mình than thân trách phận. Nghe
được tiếng lòng của người con gái, con cóc ở bờ suối lên bảo: thôi, đừng khóc nữa, ta có
câu đố này, nếu cô trả lời được, tôi sẽ cho cô một lá thuốc, chồng cô sẽ khỏi bệnh. Cây gì
trên rừng mà không có lá? vốn
thông minh sắc sảo, cô không do
dự trả lời: cây trên rùng không có
lá là cây nấm. Cóc thấy câu trả lời
rất thông minh nên đã cho cô gái
một lá thần dược... Từ đó chồng
cô gái trở nên thông minh, nhanh
nhẹn, làm được nhiều việc cho
gia đình, họ sống bên nhau rất
hạnh phúc.

Truyện cổ của người Phù Lá còn
ca ngợi tinh thần đoàn kết trong
đấu tranh tự nhiên và xã hội,
Phụ nữ Phù Lá múa trong lễ Hoa chuối
chiến thắng mọi khó khăn gian
khổ, vượt qua mọi hiểm nguy giành chiến thắng cho lẽ phải, cho đạo lý, mà người
Phù Lá đã dầy công đeo đuổi.
Mặc dù người Phù Lá rất yêu văn nghệ: luôn ca hát khi gặp nhau,khi lên nương lao động,
nhưng với múa thì người Phù Lá phải giới hạn trong một thời gian nhất định. Trai gái
Phù Lá chỉ được múa - chí bá, vào dịp tết Nguyên đán và trong tháng Hai, khi chưa gieo
trồng cây lúa, cây ngô. Khi đã gieo trồng thì không được múa nữa, vì sợ hoa màu không
tốt, lúa bị lốp, bị đổ, ảnh hưởng đến vụ mùa.

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 15 | 15



×