Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM – NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.76 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
SÔNG LAM – NGHỆ AN

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ :

306

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Trần Quang Bảo

Sinh viên thực hiện
Khóa học

KS. Tăng Sỹ Hiệp
: Lê Thị Hà
: 2008 – 2012

Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN


Để kết thúc khóa học năm 2008 – 2012 tại trường Đại học Lâm nghiệp,
chuyên ngành Khoa học môi trường, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn


và bước đầu làm quen với thực tiễn, được sự nhất trí của Khoa Quản lý Tài
nguyên Rừng và Môi trường, bộ môn Quản lý môi trường, tôi tiến hành thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý
môi trường của công ty cổ phần mía đường Sông Lam – nghệ An”
Trong quá trình thực hiện khóa luận ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè và các cơ quan
tổ chức, chính quyền. Đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành, nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo, TS. Trần Quang Bảo;
Ks.Tăng Sỹ Hiệp, người đã tận tình hưỡng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận. Các Thầy Cô giáo trong Khoa QLTNR&MT đã giúp đỡ,
giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận.
Cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam, công ty TNHH
MTV kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, kinh
nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu

Danh mục hình
Danh mục sơ đồ
1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mía đường...............................................3
1.1.1. Ngành mía đường Thế giới............................................................3
1.1.2. Ngành mía đường Việt Nam.........................................................3
1.2. Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất mía đường 4
1.3. Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp
mía đường Việt Nam.....................................................................................7
Như đã trình bày ở trên, ngành công nghiệp mía đường đã có những bước
tăng trưởng nhanh chóng và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, do trang thiết bị cũ kĩ, máy móc lạc hậu, hệ thống xử lý chất
thải chưa được đầu tư đúng mức đã và đang gây ra nhiều vấn đề môi
trường nghiêm trọng......................................................................................7
1.4. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Sông Lam - Nghệ
An................................................................................................................10
2.4.5. Phương pháp điều tra xã hôi học .................................................17
2.4.6. Phương pháp so sánh, đánh giá....................................................17
4.1.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí..................................25
4.1.2.2. Các nguồn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước.....................26
4.1.2.3 Chất thải rắn .................................................................................26
- Bã mía ép, nguyên liệu rơi vãi, các sản phẩm phế thải khác, lượng bã
mía thải ra 20.970 tấn/ năm.........................................................................26
4.3.1.1. Các biện pháp công ty áp dụng giảm thiểu ô nhiễm không khí:........32
4.3.1.2. Hiệu quả của các biệp pháp áp dụng giảm thiểu khí thải ..................34


4.3.2.1.Các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước..................................37
4.3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp khống chế ô nhiễm nước.......................41
4.3.3.1. Các biện pháp áp dụng quản lý chất thải rắn......................................45
4.3.2.2. Hiệu quả các biện pháp áp dụng........................................................47

4.4.1. Giải pháp về mặt công nghệ .................................................................49
4.4.2. Giải pháp về mặt quản lý.......................................................................50
4.4.3. Giải pháp về mặt chính sách, tuyên truyền...........................................50


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu ôxy sinh hóa.

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường.

COD

Chemicali oxygen Demand – Nhu cầu ôxy hóa học.

DO

Dessolved Oxygen – Hàm lượng ôxy hòa tan.

SS

Solid suppended – Hàm lượng chất rắn lơ lửng.

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước trước khi thải ra môi trường.....................29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu khí thải - Khu vực trong nhà máy..............35
Bảng 4.3 : Kết quả phân tích khí thải - Bên ngoài nhà máy............................35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước thải............................................................41
Biểu đồ 4.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm trước và sau xử lý...............43


Biểu đồ 4.2: Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước sau khi xử lý..44


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tiếp nhận nguyên liệu.....................................................................22
Hình 4.2: Băng tải mía vào hệ thống ép..........................................................22
Hình 4.3: Mật chè............................................................................................24
Hình 4.4: Ống thải Bã bùn..............................................................................24
Hình 4.5: Nước làm mát theo đường dẫn........................................................40
ra ngoài............................................................................................................40
Hình 4.6 : Hệ thống xử lý nước thải...............................................................40
Hình 4.7: Hồ sinh học.....................................................................................41
Hình 4.8: Nước lưu sau xử lý, trước khi thải ra ngoài....................................41
Hình 4.9: Kho chứa bã mía thừa ....................................................................45
Hình 4.10: Bã mía thừa được vận

chuyển sang lò đốt sản xuất cồn...........45


Hình 4.11: Nguyên liệu sản xuất phân vi sinh...............................................48
Hình 4.12: Máy nghiền ...................................................................................48
nguyên liệu......................................................................................................48
Hình 4.13 : Sản xuất phân vi sinh...................................................................48
Hình 4.14 : Sản phẩm phân.............................................................................48
vi sinh

.................................................................................................48


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ giai đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu....21
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ giai đoạn làm sạch và cô đặc mía................23
Sơ đồ 4.3: Các công đoạn nấu đường và thành phẩm.....................................24
Sơ đồ 4.4: Hệ thống xử lý nước thải cũ của Công ty......................................28
Sơ đồ 4.5: Công nghệ xử lý khí thải lò hơi.....................................................33
Sơ đồ 4.6: Quy trình hệ thống xử lý nước thải của Công ty...........................38
Sơ đồ 4.7: Quy trình sản xuất phân vi sinh của công ty..................................46


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
=================o0o===================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi
trường của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam – Nghệ An
2. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hà
3. Giáo viên hướng dẫn: Ts. Trần Quang Bảo
Ks. Tăng Sỹ Hiệp

4. Mục tiêu nghiê cứu:
- Đánh giá hiệu quả về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường của
công ty Cổ Phần Mía đường Sông Lam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
cho công ty.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thải của Công ty
Mía đường Sông Lam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại Công ty Mía đường Sông
Lam tới môi trường.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công ty Mía đường
Sông Lam.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cho
Công ty Mía đường Sông Lam.
6. Kết quả đạt được:
1. Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam với quy mô sản xuất nhỏ nhưng đã
góp phần lớn trong việc phát triển nền kinh tế- xã hội của khu vực. Tuy nhiên
với thiết bị thô sơ, quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn đã thải ra một
lượng lớn chất ô nhiễm gồm: Nước thải, khí thải, chất thải rắn..


2. Với lượng lớn chất thải, nhưng trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động Công
ty chưa chú trọng tới khía cạnh môi trường, công nghệ xử lý chất thải chưa
hoàn chỉnh đã gây ra ảnh hưởng lớn tới môi trường, nhiều chất gây ô nhiễm
vượt tiêu chuẩn như: BOD5 vượt tiêu chuẩn 4.9 lần, BOD vượt 4.1 lần…bên
cạnh đó còn có khói bụi, mùi phát sinh từ chất thải ảnh hưởng tới cuộc sống
của người dân xung quanh.
3. Trong nhưng năm gần đây Công ty đã có sự cải tiến, nâng cấp và đầu tư
công nghệ nên hạn chế sự tác động của chất thải tới môi trường xung quanh.
- Rác thải được thu gom, xử lý theo đúng quy định. Bã bùn và bùn thải

được công ty xử lý sơ bộ và làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh, cung cấp
lại cho nhân dân trồng mía mang lại lợi nhuận 275 triệu đồng/ năm và giải
quyết các vấn đề môi trường phát sinh từ bã bùn.
- Năm 2008 nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý khói bụi, khí thải lò hơi
công nghệ mới thay thế thiết bị tự chế trước đây. Khói bụi thải ra môi trường
được hạn chế, các thông số quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
- Nước thải của công ty có hàm lượng chất ô nhiễm rất cao, vượt tiêu
chuẩn hàng trăm lần. Công ty cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tự động tiên tiến hiện đại. Nước thải ra đạt tiêu chuẩn, nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.
4. Mặc dù chưa có phòng ban chịu trách nhiệm chuyên sâu về vấn đề môi
trường nhưng hoạt động quản lý môi trường của công ty vẫn mang lại hiệu
quả. Với giải pháp sản xuất sạch hơn như tiết kiệm điện, than, dây chuyền sản
xuất mới… đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.
5. Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp về mặt công nghệ, quản lý, chính
sách và tuyên truyền nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động
quản lý và bảo vệ môi trường cho Công ty Cổ Phần Mía đường Sông Lam.
Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2012.
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Hà


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày. Trong đó có cây mía được nhân dân ta chú trọng phát triển
nên ngành công nghiệp mía đường từ năm 1990. Các nhà máy lập nên đã giúp
nông dân khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện

tích đất trồng mía. Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi
đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với
mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động
trong nông nghiệp, đặc biệt là giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn,
miền núi. Trong hơn 20 năm qua, cùng với các hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất
và đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn
đã được đổi mới, hệ thống, điện - đường- trường- trạm đã nâng cấp hơn nhiều.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với thiết bị và công
nghệ lạc hậu thường hay gặp sự cố kỹ thuật. Thực tế cho thấy nhiều nhà máy
chưa có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh
bởi bụi khói lò hơi, bã bùn, nước thải, khí thoát ra từ các tháp phản ứng sunfit
hóa và cacbonat hóa. Chính vì vậy mà sự phát triển của ngành mía đường đã
và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường.
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là tiền thân của Nhà máy
đường Sông Lam - Nghệ An được thành lập năm 1960. Với bề dày hoạt động
đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực. Tuy nhiên,
Nhà máy sản xuất với thiết bị lạc hậu và chưa chú trọng tới khía cạnh môi
trường nên cũng đã không tránh khỏi tình trạng nêu trên. Đến năm 2008,
Công ty đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp đầu tư lớn nhằm giải quyết hiệu
quả các vấn đề tiêu thụ và thất thoát nguyên, vật liệu; các vấn đề môi trường
nổi cộm. Vậy giải pháp Công ty đã và đang áp dụng là gì? Hiệu quả của việc
áp dụng chúng ra sao? Những tồn tại trong công tác quản lý môi trường của

1


Công ty hiện nay là gì? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc ở trên tôi đã
thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi
trường của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam – Nghệ An”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá, nhận xét những mặt tích cực và hạn

chế của công ty trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế bền vững tại cơ sở sản xuất.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mía đường
1.1.1. Ngành mía đường Thế giới
Vào thế kỉ IV người Ấn Độ và người Trung Hoa đã chế biến mía thành
tinh thể đường. Từ đó kỹ thuật sản xuất đường chuyển sang các nước châu Âu
như: Anh, Nam Tư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Italia… đồng thời chuyển việc sản
xuất đường ở dạng thủ công trở thành một nghành công nghiệp. Đến thế kỉ
XVI nhiều nhà máy đường xuất hiện lên Anh, Pháp, Đức… Đến thế kỷ XX,
nhà máy đường hiện đại đầu tiên xây dựng ở Anh.
Thuở sơ khai công nghiệp đường còn thô sơ, dùng trâu bò để kéo máy
hai trục bằng gỗ, làm sạch chỉ bằng vôi, nấu đường bằng chảo dưới áp suất
khí quyển, thực hiện kết tinh tự nhiên. Từ năm 1867, ở Pháp sử dụng máy ép
ba trục bằng gang, kéo bằng hơi nước. Sau đó máy ép được cải tiến dùng
nhiều trục ép, máy ép và dùng nước thẩm thấu để nâng cao hiệu suất ép.
Ngành công nghiệp mía đường mấy chục năm gần đây đã phát triển rất
nhanh, đã cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền và việc tự động hóa đã được áp
dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu.
1.1.2. Ngành mía đường Việt Nam
Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam còn lạc hậu so
với thế giới. Cây mía và nghề làm mật, đường ở nước ta đã có từ xa xưa,
nhưng công nghiệp mía đường mới bắt đầu từ thế kỉ thứ XX. Đến năm 1994,
cả nước mới có 9 nhà máy đường với công suất gần 11.000 tấn mía/ ngày và 2

nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ với thiết bị và công nghệ lạc hậu.
Hằng năm nước ta phải nhập khẩu 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm
1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện
có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên
liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị
công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường
3


năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn” (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
80). Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao “ không
phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội” [ 6 ]
Hơn một thập kỷ qua (1995 – 2011) tuy thời gian chưa nhiều nhưng
được sự hỗ trợ và quan tâm của Chính phủ, ngành mía đường còn non trẻ của
Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế quốc dân và
ổn định xã hội thông qua giải quyết việc làm cho hàng triệu nông dân trồng
mía và hơn 2 vạn công nhân việc làm trong các nhà máy. Bên cạnh đó nó còn
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn,
bộ mặt nông thôn vùng mía đã có nhiều đổi mới…
Khi có chương trình 1 triệu tấn đường của Nhà nước thì ngành mía
đường được chú trọng phát triển. Nhiều nhà máy được xây dựng thêm, diện
tích đất trồng mía được mở rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt trong giai
đoạn đầu trong khi các nhà máy được xây dựng với hệ thống máy móc, công
nghệ lạc hậu. Phần lớn các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết
bị cũ của Trung Quốc nên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường.
1.2. Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất mía đường
Trong công nghiệp sản xuất mía đường để sản xuất ra 1 tấn đường kính
cần phải chế biến 1000 tấn mía nguyên liệu và quá trình đã thải ra: 275 tấn bã

mía (27,5% so với mía cây), 3 tấn tro lò hơi (0,3%), 25 tấn bùn lọc (25%), 35
tấn mật rỉ (3,5%), 3000m3 nước thải [4]. Ngoài sản phẩm chính là đường, cây
mía còn mang lại nhiều giá trị khác như:
Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt
Nam, hiện nay các nước sản xuất mía đường lớn trên thế giới đều không còn
coi mía đường là ngành hàng thực phẩm như trước đây nữa, mà đã coi đây là
một ngành sản xuất năng lượng. Trước hết đó là năng lượng cho con người
(đường), sau đó là năng lượng sinh học (Ethanol) và năng lượng tái tạo (điện
từ bã mía) dùng để chạy các loại động cơ.

4


Việc dùng bã mía để phát điện, trước hết là nhằm tận dụng lượng bã
mía khổng lồ, vừa tăng thêm lợi nhuận cho sản xuất mía đường, vừa giải
quyết ô nhiễm môi trường. Theo Hiệp hội Mía đường, mỗi 1 tấn mía sau khi
ép lấy đường, lượng bã thải ra nếu được dùng để phát điện, có thể tạo ra được
100 kW điện. Trong niên vụ 2011-2012, dự kiến nước ta sản xuất được 16,9
triệu tấn mía. Nếu tất cả số mía này được ép ra đường và dùng bã để chạy
máy phát điện, có thể thu được 1.690 MW điện. Lượng điện này không chỉ đủ
đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ của các nhà máy đường, mà còn dư để cung ứng
lên lưới điện quốc gia. [13]
Không những thế, theo ông Nguyễn Văn Lộc, phát điện từ bã mía có
thể làm giảm sự phát thải CO2 một cách đáng kể. Hiện nay, mỗi tấn mía nếu
dùng phát điện chỉ thải ra khoảng 0,55 tấn CO 2, ít hơn nhiều so với việc phát
điện bằng các loại nhiên liệu khác.[13]
Ngoài ra, bã bùn còn được nhà máy tận dụng sản xuất phân vi sinh.
Lượng phân bón này chủ yếu cung cấp lại cho những người nông dân trồng
mía để bón thúc cho cây mía mục đích là tăng cường hữu cơ cho đất, cung
cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng khả năng kháng sâu chịu hạn đồng thời

tăng khả năng kháng sâu chịu hạn và kích thích phát triển cho cây tăng năng
suất từ 10÷ 15%. Lá cây mía có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời được nhiều
hơn, đồng thời thân mía giải phóng được nhiều hơi nước hơn so với cây lương
lương thực, cỏ…. Do đó, phát triển cây mía tập trung, quy mô lớn cũng có thể
góp phần làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.[13]
Tuy nhiên, nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một
lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, phốtpho.
Các chất này dễ phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối làm ô nhiễm
nguồn nước tiếp nhận. Ngoài ra, nước thải còn chứa lượng lớn chất rắn lơ
lửng. Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng và tạo
thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá.
Lớp bùn này còn chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxy trong nước và tạo ra
các loại khí như H2S, CO2, CH4. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa một lượng
5


đường lớn gây ô nhiễm nguồn nước. Không những là vấn đề nước thải, nếu
khí thải và chất thải rắn không được đầu tư xử lý thì cũng tác động lớn tới môi
trường khu vực.
Cũng chính vì lý do trên, nếu các nhà máy sản xuất đường không xử lý
một cách triệt để sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Một số nhà máy đã
vi phạm gây ô nhiễm môi trường bị người dân và báo chí truyền thông phản ánh:
Ngày 26/11/1998, Chương trình Công nghệ và Môi trường Đài truyền
hình tỉnh Bình Dương có báo động về tình hình ô nhiễm nước thải do nhà
máy đường Bình Dương gây ra trên sông Rạch Bà Lụa. Với lượng nước thải
lớn chưa xử lý được thải ra hằng ngày, Rạch Bà Lụa không đủ khả năng làm
sạch và hậu quả là khu vực lân cận điểm xả, thực vật không phát triển được
một số loài thủy sinh bị chết.
Theo phản ánh báo Pháp luật, nhiều năm qua nhân dân xã kỳ Sơn,
huyện Tân kỳ (Nghệ An) phải sống chung với ô nhiễm không khí, nguồn

nước, bụi, khói do Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con (khối 5 thị trấn Tân
Kỳ) gây ra. Qua thu nhận của nhóm phóng viên pháp luật ngày 8/2/2010 cho
thấy phản ánh trên là có căn cứ, qua khảo sát thấy nước thải sau nhà máy có
màu đen, mùi hôi thối rất khó chịu….
Theo thông tin từ trang Giaiphapmoitruong.com đăng tin ngày
03/04/2012 : Xí nghiệp đường Vị Thanh và Xí nghiệp đường Phụng Hiệp
(Hậu Giang) thuộc công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ hằng ngày thải ra
200 tấn bã bùn chưa có biện pháp xử lý đã bốc mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. [12]
Qua tổng quan nghiên cứu cho ta thấy ngành mía đường đã mang lại
nhiều giá trị cho sự phát triển kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó cũng tác
động và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường khu vực. Vì vậy việc đánh giá
hiệu quả hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất mía
đường là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường khu vực.

6


1.3.Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp
mía đường Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, ngành công nghiệp mía đường đã có những bước
tăng trưởng nhanh chóng và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, do trang thiết bị cũ kĩ, máy móc lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải chưa
được đầu tư đúng mức đã và đang gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm
trọng.
Để ngăn chặn và phòng ngừa sự xuống cấp chất lượng môi trường, nhà
nước đã có nhiều quan tâm nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.3.1. Giải pháp về mặt pháp lý
Tuy chưa có văn bản pháp lý, hay tiêu chuẩn xả thải riêng cho ngành

mía đường nhưng đã có các văn bản quy định chung về bảo vệ môi trường
cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 29/11/2005 trong các
điều 82, 83, 85 chương VIII quy định về quản lý nước thải, kiểm soát bụi, khí
thải và hạn chế tiếng ồn đối với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều 86 chương XI quy định trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm của các cơ sở
sản xuất kinh doanh;
- Nghị định 117/2009/ NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 29/2011/ NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
- QCVN 08 : 2008/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;
- QCVN 05 : 2009/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;

7


- QCVN 06 : 2009/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại khu vực con người hoạt động, sinh
sống và làm việc;
- QCVN 40 : 2011/BTNMT (Thay thế QCVN 24:2009/ BTNMT) - quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh an toàn lao động;

Tuy đã có nhiều văn bản pháp lý được ban hành và có tính ràng buộc
cao song việc thi hành của cơ sở sản xuất chưa cao, tình trạng xả thải vượt
tiêu chuẩn vẫn còn tiếp diễn. Nhiều công ty đã bị cơ quan chức năng xử phạt
nhiều lần nhưng vẫn tái phạm, ví dụ:
Theo thông tin từ trang Giaiphapmoitruong.com đưa tin ngày
27/09/2010 nhà máy cồn rượu thuộc công ty Cổ phần mía đường Quảng Ngãi bị
phạt hành chính về bảo vệ môi trường 150 triệu đồng do xả nước thải ô nhiễm
trên Sông Trà Khúc. Cũng theo trang này đưa tin ngày 06/05/2011 chủ tịch
UBND tỉnh Long An vừa ký quyết định số 1215/UBND phạt công ty Cổ Phần
NIVL (thường gọi là công ty Đường Ấn Độ) hoạt động trong lĩnh vực chế biến
mía đường và cồn, đặt trụ sở tại xã Lương Hòa, Bến Đức, Long An số tiền 350
triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần. [12]
Ngày 31/3/2012 cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, bộ
công an đã quyết định xử phạt hành chính 144 triệu đồng về lĩnh vực bảo vệ
môi trường đối với công ty mía đường Biên Hòa - Tây Ninh do trong quá
trình sản xuất nước thải thu gom không đúng thiết kế, xả thải vượt tiêu chuẩn
ra môi trường tự nhiên.
Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất
mía đường vẫn chưa được chú trọng, hoặc được chú trọng nhưng chỉ mang
tính đối phó. Các nhà máy chạy theo lợi nhuận trước mắt, bỏ qua vấn đề rất

8


quan trọng là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng chất lượng môi trường khu vực và hệ sinh thái xung
quanh. Những tồn tại đó cùng với ý thức bảo vệ môi trường chưa cao đã làm
cho chất lượng môi trường xuống cấp nhanh chóng đặt ra những thách thức
lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.
1.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ

Việc đầu tư nghiên cứu khoa học cũng đã được nhiều cá nhân và tổ
chức quan tâm. Trong các đề tài nghiên cứu có:
“Công nghệ sản xuất phân bón Huđavil từ bã bún mía và phế thải các
nhà máy đường” do kỹ sư Hoàng Đại Tuấn, Trung tâm công nghệ Hóa sinh
Huđavil cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, thử nghiệm trong vòng 10 năm.
Công trình khoa học Công nghệ sản xuất này được áp dụng thử nghiệm ở bảy
nhà máy đường và bón thử nghiệm ở nhiều địa phương đạt kết quả tốt. Trước
kết quả đó, năm 1999 bộ khoa học Công nghệ và Môi trường đã phê duyệt
công trình này thành dự án cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ chế biến
phế thải các nhà máy đường làm phân bón hữu cơ vi sinh - đa vi lượng
Huđavil kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo chống thoái hóa đất
trồng mía”. Đến tháng 10 năm 2001, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp
nhà nước đã đánh giá xuất sắc vì dự án đã góp phần giải quyết những vấn đề
bức xúc của ngành mía đường về phân bón, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trường và tạo công ăn việc làm cho hằng trăm lao động ở các địa phương.
[14]
Nhằm giải quyết trình trạng ô nhiễm nguồn nước và chất thải rắn của
ngành mía đường. Cuối năm 1999, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã
tài trợ cho dự án sản xuất thử nghiệm mang tên “Xây dựng và hoàn thiện dây
chuyền công nghệ xử lý dịch hèm từ sản xuất cồn làm phân bón cho cây mía
và các cây trồng khác” công nghệ mới có tên là “Công nghệ sinh hóa tổng
hợp” viện hóa học là cơ quan chủ trì công nghệ và TS.Dương Anh Tuấn thực
hiện phụ trách dự án. Công nghệ sinh hóa tổng hợp gồm các công nghệ lên

9


men vi sinh, có hệ thống hầm ủ với các điều kiện tối ưu phối liệu được cấp
khí cả hai chiều làm cho vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa nhanh chóng các
chất hữu cơ có trong dịch hèm, các chất xenlulô, các chất sáp trong bã mía và

than bùn. Công nghệ mới này có khả năng xử lý 70 m 3 dịch hèm/ ngày bằng
dây chuyền công nghiệp, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và đủ bán
thành phẩm để sản xuất 30.000 tấn phân bón sinh hóa tổng hợp mỗi năm.
Loại phân bón này giàu chất hữu cơ, được các hộ trồng mía ở Lam Sơn rất ưa
chuộng. Thành công của dự án mở ra triển vọng mới cho xử lý chất thải rắn
và lỏng của ngành công nghiệp Mía đường, tận dụng chất thải làm phân bón
phục vụ tái sản xuất vì một nền công nghiệp và nông nghiệp sạch bền vững.
Hoạt động nghiên cứu các giải pháp trên giúp doanh nghiệp tận thu phế
thải tái sản xuất tăng lợi nhuận đồng thời giải quyết được các vấn đề môi trường
phát sinh. Tuy nhiên, hiên nay do việc đầu tư, cải tiến và bảo dưỡng công nghệ
nhiều nhà máy vẫn chưa áp dụng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
1.4. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Sông Lam - Nghệ An
Nhà máy đường Sông Lam (tiền thân của Công ty Cổ phần Mía
đường Sông Lam) là một trong hai đơn vị công nghiệp mía đường của
Miền Bắc được Trung Quốc viện trợ xây dựng từ năm 1958 và đi vào sản
xuất từ năm 1960.
Nhà máy trước đây được xây dựng tại xã Hưng Phú - Hưng NguyênNghệ An có công suất ban đầu là 350 tấn/ ngày và 50.000 lít cồn thực phẩm/
năm. Các xã ven Sông Lam (Đức Thọ - Hà Tĩnh, Nam Đàn, Hưng Nguyên –
Nghệ An) là những vùng cung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy.
Từ năm 1960 đến năm 1967 nhà máy sản xuất hoàn thành kế hoạch nhà
nước giao năm sau cao hơn năm trước và đạt nhiều huân chương, cờ thi đua,
bằng khen.
Từ năm 1968 đến năm 1972 do chiến tranh phá hoại nhà máy sơ tán
thành 20 cơ sở sản xuất khắp hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tạo ra sản phẩm
đường, cồn cho tiêu dùng và cung cấp cho chiến trường.

10


Từ năm 1973 - 1998 sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất,

Chính phủ và Bộ Lương thực và Thực phẩm quyết định khôi phục lại nhà
máy sản xuất bình thường. Giai đoạn này tuy có nhiều cơ chế thay đổi và hội
nhập nhưng nhà máy vẫn đứng vững và sản xuất kinh doanh có lãi vượt mức
chỉ tiêu được giao.
Những năm sau đó do thiên tai bão lụt lớn ở Miền Trung nên vấn đề
cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động gặp nhiều khó khăn. Tỉnh
Nghệ An sau khi xem xét ý kiến của Chính Phủ đã quyết định di chuyển nhà
máy lên địa điểm mới tại xã Đỉnh Sơn và đầu tư mở rộng công suất lên 500
tấn mía/ ngày, 1 triệu lít cồn/ năm.
Kết thúc vụ sản xuất đường 1998 -1999 nhà máy đã tháo dỡ thiết bị
máy móc vận chuyển và lắp đặt tại địa điểm mới tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An. Đưa vào sản xuất chính thức tháng 1 năm 2000. Bằng
những biện pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ sản xuất theo cơ chế thị trường để tạo bước đi vững chắc
cho nhà máy những năm đầu thế kỉ 21.
Đến năm 2006 nhà máy chuyển từ lối kinh doanh dưới sự quản lý của
Nhà nước và bước đầu chuyển sang hình thức Cổ Phần cho phù hợp với cơ
chế mới. Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam được thành lập trên cơ sở
cổ phần hoá, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty sản
xuất. Lao động sử dụng hiện nay bình quân trên 300 lao động, quy mô sản
xuất tương đối, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, tuổi đời
bình quân trẻ, nhiệt tình.
Từ tháng 5/2008, Công ty đã nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương
và Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) và Trung tâm Sản
xuất Sạch Việt Nam (VNCPC) trong việc đánh giá và áp dụng các giải pháp
sản xuất sạch hơn (SXSH). Áp dụng giải pháp này đòi hỏi chi phí cao nhưng
mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

11



Chương 2
MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững tại cơ sở sản xuất.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường của
công ty Cổ Phần Mía đường Sông Lam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bảo
vệ môi trường cho công ty.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý môi trường
của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam - Nghệ An.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội
dung chính sau:
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thải
của Công ty Mía đường Sông Lam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại Công ty Mía
đường Sông Lam tới môi trường.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công ty
Mía đường Sông Lam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường cho Công ty Mía đường Sông Lam.

12



2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu
Là phương pháp thu thập và chọn lọc các tài liệu, số liệu, các kết quả
nghiên cứu đã có, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những tài liệu cần thu
thập bao gồm:
-

Sơ đồ, bản đồ của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
Báo cáo hiện trạng môi trường của Công ty
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
Các tài liệu liên quan khác liên quan: sách, giáo trình, báo chí, luận

văn tốt nghiệp, thông tin điện tử …
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Thông qua việc đi thực tế tới khu vực nghiên cứu để khảo sát toàn bộ quy
trình sản xuất, khảo sát chi tiết các công đoạn phát sinh chất thải và xử lý chất
thải; hiện trạng môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường của công ty.
Qua đó xác định điểm thải, dòng thải và các điều kiện tự nhiên xung quanh khu
vực để lựa chọn được điểm lấy mẫu phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa khu vực sản xuất của công ty Cổ
phần Mía đường Sông Lam, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm dòng thải và
công nghệ xử lý nước thải của công ty đã áp dụng. Đề tài tiến hành lấy mẫu
nước thải trước và sau xử lý để phân tích, đánh giá. Do thời gian và kinh phí
có hạn đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu cơ bản : pH, SS, COD, BOD 5, NO3-.
Đối với các mẫu khí thải, đề tài không tiến hành lấy mẫu phân tích mà kế thừa
số liệu.
-


Lấy mẫu: lấy mẫu theo điểm, gián đoạn
+ Điểm đầu nguồn thải chưa qua xử lý.
+ Điểm cuối nguồn thải đã xử lý (miệng cống thải)

- Dụng cụ lấy mẫu :

13


+ Bình chứa mẫu: Bình đựng mẫu là chai polietylen 500 ml. Trước khi
lấy mẫu rửa sạch bình chứa mẫu và khi lấy mẫu ở vị trí nào thì tráng kỹ chai
lấy mẫu bằng nước ở vị trí đó.
+ Dụng cụ lấy mẫu: Chai polietylen 500ml, khi lấy mẫu để ngập chai
dưới nước tránh làm oxi từ ngoài không khí lọt vào chai.
- Bảo quản mẫu: Tất cả các mẫu nước sau khi lấy vào chai đựng mẫu
có nút đậy chặt, làm lạnh đến 4oC, tránh tiếp xúc với ánh sáng và vận chuyển
ngay về phòng thí nghiệm để phân tích.
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
a. Chất rắn lơ lửng (SS):
Cách xác định: Lấy 100 ml mẫu nước cần phân tích lọc qua giấy lọc
đã được sấy đến khối lượng không đổi m1(g). Sau đó mang giấy lọc có bám
chất rắn lơ lửng cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC đến khối lượng không đổi
m2. Khối lượng chất rắn lơ lửng trong 100ml mẫu tính theo công thức sau:
SS = (m2 – m1 )* 10(mg/l)
b. Xác định BOD5- nhu cầu oxi sinh hóa:
- Nguyên tắc xác định: Dùng phương pháp cấy vi sinh vật và pha loãng
để phân tích. Nước thải được cho vào bình BOD thêm nước pha loãng đến cổ
bình, tiến hành đo DO0 rồi cho vào tủ ủ BOD trong điều kiện 20 oC. Sau 5
ngày đo lại DO5 từ đó tính được hàm lượng BOD5.
- Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Nước pha loãng ở chai to, rộng miệng

bằng cách thổi không khí sạch ở 20oC vào nước cất và lắc nhiều lần cho đến
khi bão hòa oxi sau đó thêm 1ml dung dịch đệm phốt phát, 1ml dung dịch
MgSO4 22.5g/l, 1ml CaCl2 27.5g/l và 1ml FeCl3 0.25g/l vào 1 lít nước cất đã
sục oxi ở trên. Trung hòa mẫu nước phân tích đến pH = 7 bằng H 2SO4 hay
bằng NaOH. Pha loãng mẫu nước trước khi xác định bằng nước hiếu khí đã
được chuẩn bị trước theo hệ số thích hợp. Khi pha loãng cần hết sức tránh không
để bị oxi cuốn theo. Sau khi pha loãng xong cho mẫu vào trong chai để xác định
BOD (chai có thể tích 300ml), đóng kín nút chai, một chai dùng để ủ 5 ngày ở
nhiệt độ 200C, một chai dùng để xác định DO ban đầu trong mẫu pha loãng.
- Tính kết quả:
Lượng BOD được tính theo mg O2/l
14


×