Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế trang thiết bị đối với thiết bị làm nóng và làm lạnh (ĐIỀU HÒA, TỦ LẠNH) ủa khách sạn TWINS Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.25 KB, 16 trang )

Đề tài: Phân tích quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế trang
thiết bị đối với thiết bị làm nóng và làm lạnh (ĐIỀU HÒA, TỦ LẠNH) ủa
khách sạn TWINS Hà Nội.
Chương I:Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số khái niệm cơ bản
a)
Khái niêm trang thiết bị.
Trang thiết bị( máy móc, dụng cụ) là một bộ phận trong cơ sở vật chất của khách sạn
b)
Khái niêm quản lý trang thiết bị khách sạn : bao gồm quản lý quá trình mua
sắm, dự trữ, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng tthay thế trang thiết bị của khách sạn.
1.2. Vai trò của của hệ thống làm nóng làm lạnh trong khách sạn
a.
Hệ thống làm nóng

Hệ thống sưởi ấm, thông gió , điều hòa ( HVAC) tạo ra và duy trì được mức độ
thoải mái cho khách hàng và nhân viên.

Hệ thống này phải được chọn lọc đúng tiêu chuẩn, phải được vận hành và bảo trì
để cung cấp mức độ tiện nghi phù hợp.
b.
Hệ thống làm lạnh.
Hệ thống làm lạnh được chiết xuất từ không khí và nước, sử dụng quá trình nén hơi, quá
trình hấp thụ, sử dụng làm mát bằng nước hoặc không khí để làm mát không gian trong
khách sạn.
1.3. Nội dung quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế trang thiết bị làm
nóng, làm lạnh trong khách sạn
1.3.1. Thiết bị làm nóng : gồm có nguồn sưởi, nguồn nhiệt và lò hơi

Nguồn sưởi : thiết bị sưởi ấm thường tạo ra nguồn sưởi yên tâm và an toàn hơn
so với thiết bị làm mát do ngọn lửa và khí thải của nó.



Nguồn nhiệt : có thể sử dụng các loại nhiên liệu như : điện, khí đốt tự nhiên, khí
hóa lỏng dầu, dầu nhiên liệu và hơi nước
Các yếu tố lựa chọn nguồn nhiệt:
+ Tính sẵn có, chi phí tương đối của nhiên liệu
+ Chi phí thiết bị và hệ thống sử dụng nhiên liệu
+ Yếu tố môi trường.

Lò hơi : Lò và hiệu suất lò hơi liên quan đến hai khía cạnh:
+ Sự đốt cháy hiệu quả của nhiên liệu
+ Chuyển giao hiệu quả của quá trình đốt cháy
Đốt nhiên liệu quả đòi hỏi sự chính xác của khí đốt và nhiên liệu. Như khí đốt quá ít thì
nhiên liệu đốt sẽ không đầy đủ. Mà khí đốt quá nhiều dẫn đến lượng nhiệt tỏa ra nhiều gây
ra lãng phí

1.3.2. Thiết bị làm lạnh

1


Chương II: Thực trạng trong quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay
thế thiết bị làm lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
2.1. Giới thiệu Khách sạn Twins Hà Nội
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay
thế thiết bị làm lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
2.2.1. Đối với tủ lạnh
- Không gian để của tủ lạnh: Mỗi tủ lạnh đều có một dàn nóng được lắp
đặt kín ở bên trong của tủ lạnh để tản nhiệt vì thế không nên đẻ tủ lạnh ở sát vào
tường hay ở những nơi chật chội, nên để ở những chỗ thông thoáng và cách tường
khoảng 10cm để dàn nóng của tủ lạnh hoạt động tốt nhất.

- Nguồn điện của tủ lạnh: Khi cắm tủ lạnh thì không nên cắm vào và rút ra
liên tục dễ gây chập điện, hỏng hóc các thiết bị điện bên trong của tủ lạnh . Dây
phích cắm vào tử lạnh phải luôn chắc chắn .
- Không gian lưu trữ bên trong của tủ lạnh: Không nên bỏ nhiều thực
phẩm đặc biệt là nặng bên cánh cửa tủ, lâu dài cánh cửa sẽ sập sệ và ảnh hưởng tới
khả năng cách nhiệt của tủ.
- Vệ sinh tủ lạnh: Phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tránh các sinh vật
và vi khuẩn làm ảnh hưởng tới vệ sinh thực phẩm .
- Độ ẩm của không khí: Khi trời vào đông, không khí bị ẩm dẫn đến nồm
ảnh hưởng đến các thiết bị điện bên trong của tủ lạnh vì thế nếu không sử dụng vào
mùa đông vẫn nên cắm điện để làm nóng tủ lạnh và các nguồn điện bên trong không
bị chập
2.2.2. Đối với điều hòa
- Kích thước điều hòa: Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công
suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không
ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ
không thoải mái.
- Vị trí lắp đặt mày: Nên lắp điều hòa ở những góc râm để nhiệt độ trong
phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, nhiệt
độ trong phòng sẽ mát nhanh, mát lâu. Không nên lắp ở bưc tường nóng nhất trong
phòng vìkhi đó máy điều hòa phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá
nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.
2


- Không bảo trì máy thường xuyên: Máy điều hòa cần được vệ sinh và
thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh
rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu
dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.
- Thời gian sử dụng: Nếu bạn bật điều hòa cả ngày sẽ rất tốn kém điện

năng theo cách không cần thiết. Hầu hết các máy điều hòa không khí chỉ cần một
vài phút để làm mát ngôi nhà của bạn. Nên bật điều hòa một lúc vào buổi sáng để
điều hòa làm mát phòng sau đó tắt đi. Và có thể lặp lại như vậy vào buổi chiều.
Tương tự như vậy, nếu không quá nóng, bạn có thể tắt điều hòa khi ngủ đêm. Cơ
thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ so với lúc thức.
- Không thay đổi bộ ọc không khí trong máy:
Các bộ lọc không khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí
loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Chắc
chắn, bộ lọc không khí trở nên cồng kềnh với những bụi bẩn khi máy điều hòa hoạt
động. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng
tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí
bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng
băng.
Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy chắc chắn
để rửa nó với nước lạnh và để cho nó khô hoàn toàn trước khi lắp nó trở lại. Cố
gắng để lau sạch các bộ lọc không khí.
- Sử dụng tiết kiệm điện:
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy
điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh
sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì
lại bật máy một lúc.
Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.
Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động
máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi
đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở
3



mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một
môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau
đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về
đường hô hấp.
2.3. Thực trạng trong quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết
bị làm lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
2.3.1. Tủ lạnh
Khách sạn Twins là khách sạn 3 sao tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà
Nội. Khách sạn có thiết kế hiện đại đẹp mắt gồm 35 phòng khách được trang bị đầy
đủ các tiện nghi trong đó có tủ lạnh.
- Tủ lạnh ở các phòng khách sạn được sử dụng đồng bộ là tủ lạnh Mini
Sanyo 50L để báo quản các loại nước uống, bia…
- Tủ lạnh ở quầy bar (Cooler). Đây là thiết bị rất quan trọng trong quầy
bar chuyên nghiệp. Tủ lạnh sẽ giúp giữ lạnh không những các loại thức uống mà
còn các loại rượu để phục vụ khách hàng. Tủ lạnh sử dụng cho quầy bar chủ yếu là
dạng bàn lạnh cánh kính, được thiết kế với vỏ inox bên ngoài giúp vệ sinh dễ dàng
hơn. Cánh kiếng kết hợp với đèn chiếu không những giúp quầy bar trông đẹp mắt
hơn, mà còn giúp khách hàng thấy được các loại nước uống quán có mà không cần
nhìn vào thực đơn.
- Tủ lạnh tại hai nhà hàng là loại tủ lạnh công nghiệp bao gồm tủ đông
được dùng để trữ đông các loại thực phẩm như thịt cá, hải sản. Tủ mát dùng để bảo
quản các loại rau quả, trái cây. Tủ trưng bày có thể dùng trưng bày bánh, salad hay
các loại thực phẩm và trái cây.
2.3.1.1. Thực trạng quá trình sử dụng tủ lạnh
a) Tủ lạnh dùng trong phòng
Tủ lạnh được đặt ở trong kệ gỗ nhỏ dưới kệ gỗ để Tivi để thuận tiện cho
việc sử dụng.
Các loại nước ngọt, nước khoáng, bia được bảo quản lạnh trong tủ với
nhiệt độ 2-5 ᵒC. Nhiệt độ trong tủ lạnh được giữ ổn định mùa hè ở núm số 4, vào
mùa đông có thể ở núm số 2 hoặc số 1.

Tủ lạnh được nhân viên lau chùi và kiểm tra hằng ngày và sau nửa tháng
các nhân viên buồng phòng xả đá một lần và để tủ lạnh ngưng hoạt động trong 5
4


phút trước khi cắm điện lại để hoạt động tiếp.
b) Tủ lạnh dùng trong quầy bar
Quầy bar trong khách sạn Twins dùng 2 tủ lạnh, một tủ để bảo quản rượu
và các loại nước ngọt, bia, nước hoa quả… một tủ dùng để bảo quản các hoa quả,
nguyên liệu pha chế đồ uống…
Nhiệt độ trong tủ lạnh bảo quản rượu thường để ở nhiệt độ 7-10 ᵒC. Các
loại quả trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ 6-10 ᵒC.
Các loại rượu trong tủ lạnh được xắp xếp gọn gàng, các loại rượu đã sử
dụng và rượu chưa sử dụng được để ở ngăn riêng để thuận tiện trong quá trình sử
dụng. Các loại rượu khác nhau cũng được để riêng biệt giúp tránh lấy nhầm lẫn.
Tủ lạnh dùng trong quầy bar được lau sạch sẽ và kiểm tra hàng ngày.
c) Tủ lạnh trong nhà hàng
Tủ đông dùng trong nhà hàng là loại tủ to dùng để bảo quản các loại thủy,
hải sản, thịt. Các loại thực phầm này được kiểm tra cẩn thận và phân loại trước khi
đưa vào tủ để tránh ảm mùi vị vào nhau. Nhiệt độ trong tủ đông là dưới -20 ᵒC. Tủ
đông được xả đá 1 tuần/ lần để tăng cường độ truyền nhiệt của dàn bay hơi và lấy
phực phẩm dễ dàng hơn.
Tủ mát dùng để bảo quản các loại rau, củ, quả thường để ở nhiệt độ cao
hơn 6- 10 ᵒC và được bọc vào các túi Nilon trước khi đưa vào bảo quản
Tủ trưng bày kính dùng để trưng bày các món salad, hoa quả lạnh, bánh
và các loại chè…Nhiệt độ trong tủ trưng bày là 8-12 ᵒC.
Trong quá trình bảo quản các loại thực phẩm, nhân viên kiểm tra, vệ sinh,
lau chùi hàng ngày và sắp xếp cẩn thận trong mỗi tủ theo đúng quy định.
2.3.1.2. Thực trạng quá trình bảo trì, bảo dưỡng và thay thế tủ lạnh
Các nhân viên trong khách sạn phải vệ sinh tủ lạnh thường xuyên nhằm

bảo quản thực phẩm khỏi nguy cơ úa,hỏng đồng thời giúp tủ lạnh có độ bền cao hơn
Quy trình vệ sinh tủ lạnh:
- Rút điện tủ lạnh , bỏ các loại thực phẩm có trong tủ lạnh ra và mở cửa tủ
cho đá và tuyết tan.
- Tháo các ngăn và lịnh kiện ra vệ sinh riêng.
- Lau chùi tủ lạnh bằng nước và chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Sau khi đã hoàn tất làm sạch các bộ phận trong tủ lạnh và đệm cửa, hãy
5


gắn các linh kiện của tủ lạnh về vị trí ban đầu.
- Để tủ lạnh nghỉ trong vòng 15 phút trước khi cắm điện tủ lạnh lại.
Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh:
- Vệ sinh sạch bụi và màng nhện bám vào tủ lạnh: Đầu tiên là block và
các vị trí gần block tủ lạnh Kiểm tra đường dây điện tủ lạnh có bị đứt không do
chuột, gián.. cắn
- Kiểm tra xem dàn nóng, dàn lạnh có bị gỉ không, bằng cách lấy bọt xà
phòng bôi lên vị trí cần dò.
- Kiểm tra ga tủ lạnh Nếu tủ lạnh bị hao ga trong quá trình sửa dụng sẽ
làm giảm khả năng làm lạnh. Sau các bước vệ sinh, ta nên cắm điện tủ lạnh hoạt
động, vặn nút điều chỉnh ở ngăn lạnh từ 5 đến 10 độ C. Theo dõi ta sẽ nghe block tủ
lạnh ban đầu sẽ tạo ra tiếng ì ì như thường ngày. Sau 1 thời gian hoạt động khi nhiệt
độ trong tủ lạnh đạt nhiệt độ ta thiết lập thì lúc này block nghỉ sau đó sẽ hoạt động
êm.
Nếu trong quá trình sử dụng tủ lạnh có dấu hiệu bất thường, hỏng, ngừng
hoạt động thì nhân viên gọi ngay trung tâm bảo trì, bảo dưỡng để có thể sửa chữa
kịp thời tránh làm gián đoạn chu trình hoạt động của khách sạn.
Sau khoảng thời gian sử dụng nhất đinh, tủ lạnh hoạt động kém, ít nhiệt hay
hỏng, khách sạn Twins sẽ thay mới tủ lạnh.
2.3.2. Điều hòa

Khách sạn Twins: nằm ở vị trí lý tưởng trong lòng thành phố Hà Nội, với
một bên là khu phố cổ ngày đêm nhộn nhịp và bên kia là Văn Miếu cổ kính. Chính
địa điểm thuận tiện này đã khiến khách sạn Twins trở thành sự lựa chọn tuyệt vời
cho du khách đến Thành phố Hòa bình với mục đích nghỉ ngơi hay công việc.
Các phòng của khách sạn Twins đều được trang bị phòng tắm trong suốt,
điện thoại quốc tế, quầy bar nhỏ, ti-vi màn hình phẳng, cổng kết nối internet và điều
hòa trung tâm. Các vật dụng hiện đại kết hợp hài hòa với đồ gỗ tự nhiên. Dịch vụ
đầy đủ và chu đáo đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách, nhằm đảm bảo tối đa sự
riêng tư của Quý khách trong quá trình lưu lại khách sạn.
2.3.2.1. Quá trình sử dụng của điều hòa trung tâm tại khách sạn Twins
Khách sạn Twins đã đồng bộ hóa sử dụng điều hòa trung tâm. Việc lắp đặt
máy điều hòa trung tâm ở khách sạn Twins được các nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng
6


từ khâu thiết kế:
- Chọn lựa loại máy có liên quan đến công suất , hình thức, các yêu cầu kỹ
thuật của hệ thống đường dây, ống…rồi khớp nối với các kiến trúc, hệ thống điện,
hệ thống thoát nước phù hợp với khách sạn Twins.
- Điều hòa trung tâm được lắp đặt trong toàn bộ khách sạn từ quầy lễ tên ,
phòng ngủ của khách, các nhà hàng cho đến quán bar. Được lắp đặt và bài trí hợp lý
thuận tiên khi sửa chữa và thay thế
2.3.2.2. Quá trình bảo trì, bảo dưỡng và thay thế điều hòa trung tâm của khách
sạn Twins
Sau một thời gian sử dụng điều hòa trung tâm , việc xảy ra hiệu quả giảm
sút của sản phẩm là không thể tránh khỏi.Do đó việc bảo trì , bảo dưỡng điều hòa
trung tâm là thực sự quan trọng và cần thiết, nó sẽ giúp điều hòa luôn trong tình
trạng khỏe mạnh.Khi bảo trì, bảo dưỡng các kỹ thuật viên tại khách sạn cần thực
hiện đúng các bước quy định
- Vệ sinh máy điều hòa

+ Kiểm tra bảo dưỡng điều hòa tình trạng bên ngoài dàn nóng/lạnh(vỏ
máy)
+ Bảo dưỡng ,kiểm tra lưu thông gió của dàn nóng/lạnh.Loại bỏ vật cản
nếu cần thiết
+ Bảo dưỡng vệ sinh khoang chứa quạt và cánh quạt của dàn lạnh
+ Bảo dưỡng vệ sinh lưới lọc bụi điều hòa
+Kiểm tra sự rò rỉ gas tại rắc co nối xem có cần thải thay thế không
- Kiểm tra sau khi bảo dưỡng điều hòa khi máy đang hoạt động
+Theo dõi sự hoạt động của máy sau khi bảo dưỡng
+Kiểm tra tiếng ồn và độ rung khác thường của áy nén sau bảo dưỡng
+Kiểm tra áp suất của gas trong máy
+Kiểm tra độ ồn của quạt, độ lạnh
- Thay thế
+ các nhân viên kiểm tra thật kỹ càng nếu ở bộ phận nào mà không thể
sửa chữa thì báo cho cấp trên để có các biện pháp thay thế kịp thời, không làm ảnh
hưởng tới khách hàng.

7


2.4. Đánh giá quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết bị làm
lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
2.4.1. Ưu điểm
2.4.1.1. Tủ lạnh
- Sử dụng đồng bộ một tủ lạnh của một hãng giúp dễ dàng kiểm tra, bảo
trì, bảo dưỡng.
- Với mỗi bộ phận khác nhau khách sạn bố trí sắp xếp những loại tủ lạnh
khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, khách sạn vệ sinh tủ đúng cách hàng
ngày để làm sạch các vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ, giúp đảm

bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm và hiệu quả hoạt động của tủ lạnh.
- Bề mặt đặt tủ lạnh chắc chắn, bằng phẳng giúp tủ được ổn định trong
suốt quá trình sử dụng.
- Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động
hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Việc sử dụng nguồn điện
đúng cách cũng giúp bảo vệ hệ thống điện trong khách sạn, tránh tình trạng cháy nổ
do chập điện
- Tủ lạnh được sử dụng đúng nguyên tắc, đúng quy định giúp bảo quản tốt
đồ ăn thức uống, làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
- Các loại thực phẩm, đồ uống trong tủ lạnh được sắp xếp có khoa học,
không quá trống cũng không quá đầy, tôn trọng từng không gian và sự khác biệt của
mỗi khu vực trong tủ lạnh
- Mỗi loại thực phẩm, đồ uống được bảo quản với một mức nhiệt hợp lý
nhất giúp chúng luôn tươi sạch, chất lượng
- Việc bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh được thực hiện theo đúng quy
trình
2.4.1.2. Điều hòa
- Các loại điều hòa được lắp đặt, bài trí phù hợp, thuận tiện.
- Trong phòng, dàn lạnh được lắp ở trên cao giúp hơi lạnh tỏa khắp phòng
- Dàn nóng bên ngoài được đặt ở nơi khô thoáng, ánh nắng không chiếu
đến
- Dàn nóng và dàn lạnh được đặt khá gần nhau, phòng đóng kín, điều hòa
8


hoạt động ổn định, không bặt tắt nhiều lần tránh được hao phí điện năng.
- Công việc bảo trì, bảo dưỡng điều hòa được khách sạn tiến hành thường
xuyên, giúp máy hoạt động hiệu quả
- Nhân viên trong khách sạn có ý thức tốt trong việc sử dụng các loại máy
móc, thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng điều hào theo đúng quy trình, đúng quy định

- Điều hòa trong các phòng được sử dụng với mức nhiệt hợp lý, từ 22- 25
độ, vừa giúp khách hàng cảm thấy thoải mái đồng thời tại mức nhiệt này, cường độ
làm việc của máy giảm giúp tiết kiệm điện năng
2.4.2. Nhược điểm
2.4.2.1.Tủ lạnh:
- Quá trình sử dụng:
+ Sai lầm của một số phòng khách sạn đó là luôn bố trí tủ lạnh sát vào
tường hay ở những nơi chật chội. Điều này khiến cho khả năng tản nhiệt của dàn
nóng bị hạn chế. Thông thường, dàn nóng của tủ lạnh được lắp đặt kín ở bên trong
vỏ tủ, do đó việc tản nhiệt là vô cùng quan trọng. Nếu không được thoát nhiệt, dàn
nóng có thể giảm hiệu suất của tủ, ảnh hưởng tới tuổi thọ và đôi khi gây mất an
toàn.
+ Sử dụng tủ luôn ngay sau khi di chuyển để quét dọn hay đặt lại, điều
này làm cho tủ bị nghẹt do dầu bên trong bị dồn và không thể làm lạnh được.
+ Đôi khi nhân viên không di chuyển tủ lạnh ở tư thế thẳng đứng, và trong
trường hợp mua tủ lạnh mới thì không chờ 2 -3 tiếng mới khởi động tủ
+ Khi nhân viên dọn vệ sinh tủ đôi khi vẫn cắm rút kiên tục dễ gây hỏng
học cho dây mác tủ lạnh, phích cắm cần cắm chắc chắn, tránh ga trong tủ lạnh bị tụt
đột ngột
+ Nhân viên thường để những lon nước có ga với số lượng nhiều ở cánh
cửa tủ làm cảnh cửa tủ chảy sệ và ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt của tủ
+ Nhân viên thường để nguyên nhiệt độ trong tủ lạnh dù có bỏ nhiều thực
phẩm hơn vào tủ
Trường hợp máy nén bị hỏng dây mát thì gần như cách duy nhất là bạn
phải thay mới toàn bộ máy nén, chứ không thể sửa chữa được.
- Quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa:
+ Trong quá trình sử dụng khách sạn ít khi kiểm tra bóng đèn của tủ lạnh
9



xem còn hoạt động không.
+ Nhân viên quên kiểm tra xem vỏ ngoài có nóng không. Nếu thấy nóng
nhân viên thường không
+ Nhân viên thường quên kiểm tra dây cắm, ổ, giắc có hư hỏng gì không
+ Nếu tủ lạnh đang làm lạnh bình thường thì nhân viên và khách sạn
thường không cần bảo dưỡng, chỉ khi không hoạt động được nữa mới đi sữa chữa.
- Quá trình thay mới:
+ Một số trường hợp khách sạn cần thay mới nhưng khách sạn vẫn dung
đó là
+ Dung tích tủ không còn phù hợp với số lượng lương thực cần làm lạnh
nữa
+ Tủ chạy tốn điện năng
2.4.2.2. Điều hòa:
- Quá trình sử dụng:
+ Nhiều nhân viên có thói quen tắt điều hòa khi chưa có khách hoặc tắt
khi phòng đủ lạnh, rồi lại bật lên để tiết kiệm điện nhưng điều nay làm giảm tuổi thọ
và ngốn nhiều điện năng hơn.
+ Khách sạn đóng cửa sổ miết khi sử dụng điều hòa điều này rất có hại
cho sức khỏe
+ Bật điều hòa xuống mức thấp hơn trên điều khiển, điều này hại cho sức
khỏe
+ Điều hòa có rất nhiều tính năng mới và hiện đại nhưng nhiều nhân viên
cũng như khách hàng trong khách sạn không biết tận dụng hết
- Bảo trì, bảo dưỡng:
+ Hầu hết nhân viên trong khách sạn chỉ sữa chữa khi điều hòa không
hoạt động được nữ và thường quên bảo dưỡng định kỳ.
+ Khi nhân viên lau dọn điều hòa ít khi mở túi lọc và vệ sinh mà chỉ làm
vệ sinh với phàn bên ngoài
- Thay mới:
Điều hòa chỉ được thay mới khi không thể sửa chữa được nữa, nhưng thật

sai lầm vì nên điều hòa không lạnh ở nhiệt độ thấp, chạy ồn thì đã đến lúc nên thay
mới.
10


Chương III. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện quá trình sử dụng, bảo trì, bảo
dưỡng và thay thế thiết bị làm lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
3.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình sử dụng, bảo trì, bảo
dưỡng và thay thế thiết bị làm lạnh tại khách sạn Twins Hà Nội
3.2.1. Tối ưu hoá bộ trao đổi nhiệt của quá trình
Có xu hướng áp dụng biên độ an toàn cao cho việc vận hành, giá trị này
có thể ảnh hưởng đến áp suất hút của máy nén/ điểm thiết lập của thiết bị bay hơi.
Ví dụ như, một yêu cầu làm lạnh quy trình ở 15độ C sẽ cần môi chất lạnh ở nhiệt độ
thấp hơn, nhưng dải này có thể dao động từ 6 độ C đến khoảng 10 oC. Với nước
lạnh ở 10 độ C, nhiệt độ của môi chất lạnh phải thấp hơn (khoảng –5 độ C đến +5
độ C). Nhiệt độ môi chất lạnh quyết định áp suất hút tương ứng của chất lạnh, áp
suất hút đó lại quyết định điều kiện đầu vào cho máy nén lạnh. Áp dụng lực phát
động tốt ưu/tối đa (chênh lệch nhiệt độ) có thể giúp đạt được áp suất hút cao nhất có
thể tại máy nén, và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Điều này đòi hỏi phải định cỡ
chính xác diện tích truyền nhiệt của bộ trao đổi nhiệt quá trình và thiết bị bay hơi
cũng như hợp lý hoá yêu cầu về nhiệt độ để đạt giá trị cao nhất có thể. Mỗi mức
tăng nhiệt độ thiết bị bay hơi thêm 1 độ C có thể tiết kiệm 3% năng lượng tiêu thụ.
Bình ngưng trong dây chuyền làm lạnh là một thiết bị rất quan trọng, ảnh
hưởng đến công suất và nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Với môi chất lạnh bất kỳ,
nhiệt độ ngưng tụ và áp suất ngưng tụ tương ứng phụ thuộc vào diện tích truyền
nhiệt, hiệu quả của quá trình truyền nhiệt và loại làm mát sử dụng. Một mức nhiệt
độ ngưng tụ tháp hơn có nghĩa là máy nén phải hoạt động trong vi sai về áp suất
thấp hơn do áp suất đẩy được cố định bởi thiết kế và hiệu suất của bình ngưng. Trên
thực tế, việc lựa chọn bình ngưng là giữa làm mát bằng không khí-làm mát bằng
không khí với nước phun, và làm mát qua trao đổi nhiệt. Bộ trao đổi nhiệt hình ống

và dạng vỏ sò lớn được sử dụng làm bình ngưng có tháp giải nhiệt hoạt động tốt cho
phép hoạt động ở giá trị áp suất đẩy thấp và nâng cao công suất TR của dây chuyền
làm lạnh. Nếu môi chất lạnh R22 được sử dụng trong bình ngưng dạng ống và vỏ
sò làm mát bằng nước thì áp suất đẩy là 15 kg/cm2. Nếu cũng loại môi chất lạnh
này được sử dụng trong bình ngưng làm mát bằng không khí thì áp suất đẩy là 20
kg/cm2. Điều này cho thấy mức tải nén cần thêm là bao nhiêu, với mức tải thêm
này sẽ làm tăng thêm tiêu thụ năng lượng khoảng 30% ở dây chuyền. Một trong
11


những giải pháp tốt nhất tại giai đoạn thiết kế là lựa chọn bình ngưng dạng ống và
vỏ sò làm mát bằng nước thay cho những lựa chọn rẻ tiền hơn như loại bình ngưng
làm mát bằng không khí hoặc bình ngưng không khí phun nước.
3.2.2. Bảo trì bề mặt trao đổi nhiệt
Khi đã mua máy nén, bảo trì hiệu quả là yếu tố then chốt giúp tối ưu hoá
mức tiêu thụ năng lượng. Có thể cải thiện trao đổi nhiệt bằng cách đảm bảo sự phân
cách hợp lý giữa dầu bôi trơn và môi chất lạnh, làm tan băng ở giàn lạnh, và tăng
vận tốc chất tải lạnh thứ cấp(không khí, nước, vv…). Tuy nhiên, vận tốc tăng sẽ dẫn
đến mức sụt áp lớn hơn trong hệ thống và tiêu thụ năng lượng cao hơn ở bơm và
quạt. Vì vậy, cần phân tích kỹ để xác định vận tốc tối ưu.
Ống bình ngưng bị tắc nghẽn khiến máy nén phải làm việc nhiều hơn để
đạt công suất mong muốn. Ví dụ như lớp cặn bám dày 0,8mm trong ống bình ngưng
sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng lên tới 35%. Tương tự như vậy, thiết bị bay hơi
bị tắc nghẽn (do dầu bôi trơn đóng cặn trong phần lấy khí vào) sẽ làm tăng mức tiêu
thụ năng lượng. Việc lựa chọn, định cỡ và bảo trì tháp giải nhiệt cũng quan trọng
như vậy. Cứ mỗi mức giảm nhiệt độ nước từ tháp giải nhiệt là 0,55 độ C sẽ làm
giảm tiêu thụ năng lượng xuống 3%.
3.2.3. Phân cấp để nâng cao hiệu suất
Để máy nén hoạt động hiệu quả, tỷ suất nén phải thấp, để giảm áp suất và
nhiệt độ đẩy. Với những thiết bị ứng dụng nhiệt độ thấp có tỷ suất nén cao, và cần

dải nhiệt độ rộng, sử dụng máy nén pittông đa cấp hoặc máy nén ly tâm/trục vít
thường được ưa chuộng hơn và mang tính kinh tế hơn (do hạn chế trong thiết kế
thiết bị).
Có hai loại hệ thống đa cấp có thể sử dụng với mọi loại máy nén: hỗn hợp
và phân cấp. Với máy nén rôto hoặc pittông, nên sử dụng máy nén hai cấp với nhiệt
độ tải từ –20 độ C đến 58 độ C, còn với máy ly tâm nên ở nhiệt độ khoảng –43 độ
C.
Trong hệ thống đa cấp, một máy nén cấp 1 được định cỡ để đáp ứng tải
làm mát, đưa vào phần hút của máy nén thứ hai sau khi khí được làm mát trung
gian. Một phần dung dịch áp suất cao từ bình ngưng được giãn áp và để sử dụng
cho làm mát phụ dung dịch. Vì vậy, máy nén thứ hai phải đáp ứng tải của thiết bi
bay hơi và khí giãn áp. Một môi chất lạnh lạnh đơn được sử dụng trong hệ thống, và
12


hai máy nén cùng thực hiện nhiệm vụ nén ngang nhau. Do đó, việc kết hợp hai máy
nén với tỷ suất thấp có thể mang lại tỷ suất nén cao.
Với nhiệt độ trong dải từ –46 độ C đến –101 độ C, hệ thống phân cấp được ưa
chuộng hơn. Trong hệ thống này, hai hệ thống riêng biệt sử dụng các môi chất lạnh
khác nhau được nối với nhau sao cho một hệ thống thải nhiệt sang hệ thống còn lại.
Ưu điểm chính của hệ thống này là một chất lạnh nhiệt độ thấp, có nhiệt độ hút cao
và thể tích riêng thấp, có thể được lựa chọn cho cấp thấp để đáp ứng yêu cầu nhiệt
độ thấp.
3.2.4. Điều chỉnh công suất với tải của hệ thống
Trong quá trình hoạt động non tải, nhiệt độ của thiết bị bay hơi tăng lên và
nhiệt độ của bình ngưng giảm, giúp tăng COP. Nhưng cùng lúc đó, sự sai lệch so
với điểm làm việc theo thiết kế và việc tổn thất cơ học sẽ làm tăng mức tiêu thụ
trong tổng số năng lượng tiêu thụ, mức tăng này vượt quá hiệu quả tiết kiệm nhờ
tăng COP, khiến cho hiệu suất non tải thấp hơn.
Vì vậy, cần phải xem xét hoạt động non tải vì hầu hết các thiết bị làm lạnh

đều có tải thay đổi. Tải có thể thay đổi do sự thay đổi của nhiệt độ và nhu cầu làm
mát của quá trình. Việc điều chỉnh công suất với tải của hệ thống là một bài toán
khó, đòi hỏi phải hiểu rõ hiệu suất của máy nén, và sự biến đổi của điều kiện xung
quanh, cũng như cần nắm bắt được mức tải làm mát.
3.2.5. Điều chỉnh năng suất của máy nén và sử dụng năng lượng hiệu quả
Có một số cách để điều chỉnh năng suất máy nén. Điều chỉnh năng suất
máy nén pittông thông qua trút tải xy lanh sẽ làm tăng điều biến (từng bước một).
Ngược lại, việc điều biến liên tục các máy nén ly tâm thông qua điều chỉnh cánh và
máy nén trục vít bằng các van trượt. Vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ yêu cầu hệ thống
phải được thiết kế cẩn thận. Thông thường, khi sử dụng máy nén pittông cho các
thiết bị ứng dụng có tải biến đổi nhiều, nên điều chỉnh máy nén bằng cách đo nhiệt
độ của nước đưa quay trở lại (hay là chất tải lạnh thứ cấp) thay vì đo nhiệt độ của
nước ra từ thiết bị làm lạnh. Điều này giúp tránh việc quay vòng tắt-bật nhiều quá
hoặc việc tải/trút tải không cần thiết của máy nén. Tuy nhiên, nếu sự dao động của
tải không lớn, nên đo nhiệt độ của nước ra từ thiết bị làm lạnh. Cách này có ưu điểm
làgiúp tránh hoạt động ở nhiệt độ nước thấp, đặc biệt khi lưu lượng giảm ở mức tải
thấp. Nên đo nhiệt độ nước ra ở máy làm lạnh ly tâm và trục vít. Điều chỉnh công
13


suất thông qua điều chỉnh tốc độ là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khi thực
hiện điều chỉnh tốc độ ở máy nén pittông, cần đảm bảo rằng hệ thống bôi trơn
không bị ảnh hưởng. Với máy nén ly tâm, người ta thường giới hạn điều chỉnh tốc
độ khoảng 50 % công suất để tránh bị xung. Với mức dưới 50%, có thể điều chỉnh
cánh hoặc thực hiện rẽ nhánh để điều biến công suất.
Hiệu suất của máy nén trục vít ở mức non tải thường cao hơn ở máy nén
ly tâm hoặcc máy nén pittông, nên máy nén trục vít thường được sử dụng trong
trường hợp hay phải hoạt động ở mức non tải. Có thể tối ưu hoá hiệu suất của máy
nén trục vít bằng cách thay đổi tỷ suất lưu lượng. Trong một số trường hợp, điều
này có thể dẫn đến hiệu suất đầy tải cao hơn so với máy nén ly tâm và pittông. Nhờ

khả năng máy nén trục vít chịu được dầu nhớt, trong một số trường hợp máy nén
trục vít được ưa chuộng hơn
3.2.6. Làm lạnh đa cấp để đáp ứng các nhu cầu của dây chuyền
Việc lựa chọn hệ thống làm lạnh cũng phụ thuộc vào dải biến thiên nhiệt
độ mong muốn của dây chuyền. Với các ứng dụng khác nhau cần dải nhiệt độ rộng,
sử dụng nhiều tổ (một số tổ nằm rải rác trong dây chuyền) thay vì sử dụng một dây
chuyền trung tâm lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Một ưu điểm nữa là sự
linh hoạt và độ tin cậy. Có thể lựa chọn các tổ tuỳ theo khoảng cách tải làm mát cần
cung cấp. Các tổ tại trung tâm tải sẽ giảm tổn thất phân phối của hệ thống. Mặc dù
có sử dụng hệ thống gồm nhiều tổ có những ưu điểm này, các dây chuyền trung tâm
thường có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơnvì tại mức tải giảm xuống, mức tiêu thụ
năng lượng có thể giảm đáng kể do sử dụng bình ngưng và bề mặt thiết bị bay hơi
lớn.
Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng một trạm máy nén tại vị trí trung tâm để
đáp ứng tải. Thông thường, các thiết bị làm lạnh cấp vào thiết bị gia nhiệt chung từ
đó các nhánh toả đi các vị trí trong dây chuyền. Với cách lắp đặt này, phải hết sức
thận trọng khi vận hành non tải. Để vận hành hiệu quả, tải của mỗi thiết bị làm lạnh
phải được đo chặt chẽ. Vận hành một máy làm lạnh đơn lẻ ở mức đầy tải sẽ hiệu
quả hơn là vận hành hai thiết bị làm lạnh ở chế độ non tải.
Hệ thống phân phối cần được thiết kế sao cho mỗi máy làm lạnh đơn lẻ có
thể cung cấp cho toàn bộ các nhánh. Cần lắp đặt thêm các van cách ly để tách riêng
các phần khi không cần làm mát. Việc này giúp làm giảm sụt giảm áp suất của hệ
14


thống và giảm tiêu thụ năng lượng trong hệ thống bơm. Các máy nén trong hệ thống
cần được tải hết công suất trước khi vận hành máy nén tiếp theo. Trong một số
trường hợp, lắp các thiết bị làm lạnh có công suất thấp hơn riêng rẽ, có thể vận hành
theo kiểm soát bật-tắt để đạt tải tối đa, với những thiết bị làm lạnh lớn hơn đáp ứng
tải chính.

Điều chỉnh lưu lượng cũng là cách rất phổ biến giúp đáp ứng các mức nhu
cầu khác nhau. Trong những trường hợp đó, tiết kiệm từ việc bơm ở lưu lượng thấp
hơn cần được cân nhắc với sự truyền nhiệt ở dàn lạnh do vận tốc giảm. Trong một
số trường hợp, việc vận hành ở lưu lượng bình thường, với việc vận hành các máy
nén ở các kỳ không tải tuần tự lâu hơn (hoặc tắt hẳn) có thể giúp tiết kiệm nhiều
hơn.
3.2.7. Lưu trữ nước mát
Tùy theo bản chất của tải, sử dụng các thiết bị lưu trữ nước lạnh được bảo
ôn tốt sẽ kinh tế hơn. Có thể nạp đầy thiết bị lưu trữ để đáp ứng nhu cầu của quá
trình để máy làm lạnh không phải hoạt động liên tục. Hệ thống này sẽ khá kinh tế
nếu chỉ có sự thay đổi nhỏ trong nhiệt độ ở mức có thể chấp nhận được. Ngoài ra,
hệ thống này còn có thêm ưu điểm là thiết bị làm lạnh hoạt động ở những lúc nhu
cầu điện thấp, giúp giảm tiền điện do tải tối đa. Mức tính tiền sử dụng điện vào thời
điểm đêm của một số nhà cung cấp điện là một ưu điểm của việc sử dụng thiết bị
lưu trữ. Ngoài ra giải pháp này còn có một lợi ích nữa là do nhiệt độ môi trường bên
ngoài thấp hơn vào ban đêm nên nhiệt độ bình ngưng vào đêm cũng thấp hơn, vì
vậy giúp tăng COP.
Nếu sự dao động của nhiệt độ trong khoảng không chấp nhận được thì
việc sử dụng thiết bị lưu trữ có thể sẽ kém kinh tế hơn vì chất tải lạnh thứ cấp sẽ
được lưu trữ ở nhiệt độ thấp hơn so với yêu cầu để thu nhiệt. Chi phí phát sinh để
làm mát xuống nhiệt độ thấp hơn có thể vượt quá lợi ích của cách làm này. Giải
pháp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như, trong một số trường hợp có thể sử
dụng bộ trao đổi nhiệt lớn, với mức chi phí thấp hơn so với mức vận hành thiết bị
làm lạnh nhiệt độ thấp, để tận dụng lợi ích của việc sử dụng thiết bị lưu trữ kể cả khi
sự dao động của nhiệt độ không chấp nhận được. Hệ thống làm đá, lưu trữ đá thay
cho nước, thường mang lại hiệu quả kinh tế.

15



3.2.8. Đặc điểm thiết kế của hệ thống
Ở thiết kế toàn bộ dây chuyền, việc áp dụng những kinh nghiệm thực tế
thích hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đáng kể. Cần xem xét đến
những khu vực sau:
- Thiết kế của tháp giải nhiệt với các bánh công tác FRP và khối đệm dạng
màng, tấm chắn nước PVC , vv….
- Sử dụng nước được làm mềm cấp cho bình ngưng thay cho nước thô.
- Sử dụng độ dày bảo ôn kinh tế cho các đường ống lạnh, bộ trao đổi
nhiệt, xem xét chi phí thu nhiệt và áp dụng các kinh nghiệm như phương pháp đo
hồng ngoại – đặc biệt được ứng dụng trong công nghiệp xử lý/sản xuất phân
bón/hoá chất lớn
- Bao phủ mái / Hệ thống làm mát, Trần giả/nếu có thể áp dụng để giảm
thiểu tải lạnh.
- Sử dụng thiết bị thu hồi nhiệt có hiệu quả sử dụng năng lượng cao như
bộ trao đổi nhiệt không khí – không khí để làm lạnh sơ bộ không khí thông qua trao
đổi nhiệt gián tiếp; điều chỉnh độ ẩm tương ứng nhờ bộ trao đổi nhiệt gián tiếp thay
vì sử dụng bộ gia nhiệt cho đường ống sau khi làm lạnh.
- Sử dụng hệ thống có lưu lượng khí biến đổi, sử dụng màng chống bức xạ
mặt trời; Tối ưu hoá cường độ sáng tại khu vực cần điều hoà không khí; tối ưu hoá
số lần trao đổi khí ở khu vực cần điều hoà không khí và một vài ví dụ khác.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

16



×