Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

khoá luận Nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tại huyện tam nông – tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.5 KB, 85 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................6
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài.............................................................................6
5. Những đóng góp của đề tài.....................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG I...................................................................................................................8
LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY.................................................................8
1.1. Tổng quan về thủ tục hành chính........................................................................8
1.1.1. Quan niệm và vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính ................................8
1.1.1.1. Quan niệm về thủ tục hành chính..........................................................8
1.1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính trong công tác quản lý của Nhà
nước..................................................................................................................11
1.2. Hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước và việc nâng cao hiệu
quả giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước.............13
1.2.1. Hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước......................................................13
1.2.2. Hiệu quả quản lý hành chính nhà nước......................................................15
1.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính
nhà nước hiện nay................................................................................................18
1.2.4. Một số kinh nghiệm của các nước nhằm nâng cao hiệu quả của nền hành


chính.....................................................................................................................19
1.2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại vương quốc
Anh ..................................................................................................................19
1.2.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại Pháp.......20
1.2.4.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại Hàn Quốc
..........................................................................................................................21
1.2.4.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại Malaixia.21
CHƯƠNG II...............................................................................................................22
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH PHÚ THỌ.........................22
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông và vị
trí, cơ cấu, chức năng của UBND huyện Tam Nông và phòng Tài nguyên Môi ....22
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Tam Nông.......22
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................22
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................24
2.1.2. UBND huyện Tam Nông và phòng Tài nguyên Môi trường....................28
1

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

2.1.2.1. UBND huyện Tam Nông.....................................................................28
2.1.2.2. Phòng Tài nguyên Môi trường............................................................33
2.2. Thực trạng thủ tục cấp CGCNQSDĐ ở huyện Tam Nông................................38
2.2.1. Giải thích một số thuật ngữ liên quan đến thủ tục cấp CGCNQSDĐ .......38

2.2.2. Căn cứ pháp lý............................................................................................41
2.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật.................................................................41
2.2.2.1.Các quy định cụ thể..............................................................................46
2.2.2.1.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................46
2.2.2.1.2. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
......................................................................................................................46
2.2.2.1.3. Các loại thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện
Tam Nông.....................................................................................................47
2.3.2.1.4. Một số giấy tờ làm căn cứ pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất...............................48
2.2.2.1.5.Quy trình thủ tục cấp CGCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tam Nông
......................................................................................................................50
2.2.3. Kết quả của việc thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ .................................53
2.2.3.1. Tiến độ cấp GCNQSDĐ .....................................................................53
2.2.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất......................................................................57
2.2.3.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền của huyện đối với CBCC và
người dân..........................................................................................................57
2.2.3.4. Phong cách phục vụ của cơ quan nhà nước ........................................59
2.2.3.5. Trình độ và nhận thức của người dân..................................................60
2.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong thủ tục cấp GCNQSDĐ tại huyện Tam
Nông.........................................................................................................................61
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân...........................................................................61
2.3.1.1. Ưu điểm...............................................................................................61
2.3.1.1.1. Sự cải tiến trong quy trình thủ tục................................................61
2.3.1.1.2. Trách nhiệm của cấp cơ sở được quy định rõ ràng......................61
2.3.1.1.3. Cơ chế phối hợp giữa phòng Tài nguyên Môi trường và cơ quan
thuế của huyện ngày càng có hiệu quả.........................................................62
2.3.1.1.4. Trình độ cán bộ công chức của phòng Tài nguyên Môi trường
được nâng lên...............................................................................................62

2.3.1.2. Nguyên nhân.......................................................................................63
2.3.1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về vấn đề cấp GCNQSDĐ
đang dần hoàn thiện......................................................................................63
2.3.1.2.2. Công cuộc cải cách hành chính của Nhà nước ta.........................63
2.3.1.2.3. Do sự điều chỉnh kịp thời của huyện để phù hợp đối với công
cuộc cải cách thủ tục hành chính..................................................................64
2.3.1.2.4. Công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ công chức khắt khe hơn....64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................64
2.3.2.1. Hạn chế................................................................................................64
2

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

2.3.2.1.1. Thiếu và yếu trong hệ thống văn bản làm căn cứ cho thực hiện thủ
tục cấp GCNQSDĐ .....................................................................................64
2.3.2.1.2. Thủ tục cấp GCNQSDĐ chưa được minh bạch hóa....................65
2.3.2.1.3. Việc thực hiện thủ tục còn rườm rà, phức tạp..............................65
2.3.2.1.4. Tình trạng sai xót trong quá trình cấp GCNQSDĐ còn khá phổ
biến. .............................................................................................................66
2.3.2.1.6. Trình độ cán bộ địa chính cấp xã còn yếu....................................67
2.3.2.1.7. Còn nhiều vi phạm xảy ra trong quá trình cấp GCNQSDĐ ........67
2.3.2.2. Nguyên nhân.......................................................................................68
CHƯƠNG III..............................................................................................................71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TAM NÔNG...............................................................................................................71
3.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp.......................................................................71
3.1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................71
3.1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................73
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tam Nông..............................................................74
3.2.1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản làm căn cứ cho việc thực hiện thủ tục cấp
GCNQSDĐ ..........................................................................................................74
3.2.2. Xây dựng cơ chế minh bạch hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước
trong thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ ..............................................................74
3.2.3. Tuyên truyên nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc cấp
GCNQSDĐ ..........................................................................................................75
3.2.4. Thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên
Môi trường............................................................................................................77
3.2.5. Cán bộ, công chức......................................................................................79
3.2.6. Ứng dụng ISO 9001:2000..........................................................................80
3.2.7. Cơ chế kiểm tra, giám sát...........................................................................81
3.2.8.Ứng dụng công nghệ thông tin....................................................................82

3

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành


4

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều các quốc
gia đều đang tiến hành cải cách hành chính nhằm hướng tới một nền hành chính hiệu
quả và năng động. Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam cũng đang diễn ra
mạnh mẽ và đã thu được nhiều kết quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Cải cách thủ tục hành chính được coi là một bộ phận quan trọng, là khâu đột
phá trong cải cách hành chính. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực
nhằm tạo thuận lợi cho người dân cũng như nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước
luôn là mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà nước ta.
Trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải cách thủ tục trong lĩnh vực
đất đai là một yều cầu trọng tâm của Đảng và Nhà nước bởi lẽ đất đai là một tài sản
vừa chứa đựng nhiều giá trị kinh tế vừa chứa đựng giá trị lịch sử - văn hóa. Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai,
thông quá đó xác lập quyền, nghĩa vụ của người dân đối với thửa đất. Bởi vậy, thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được đơn giản hóa nhằm nhanh chóng
xác lập quyền và nghĩa vụ của người dân đối với thửa đất của mình. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay cho thấy việc thực hiện thủ tục còn rườm rà, diễn ra nhiều sai phạm gây
bất bình trong nhân dân.
Tam Nông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, do đặc trưng và điều

kiện địa hình không thuận lợi nên nền kinh tế của huyện chậm phát triển, đời sống
nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Trên địa bàn huyện, công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã được triển khai nhưng chưa thật sự hiệu quả. Do
trình độ chưa cao của một huyện miền núi cùng với hệ thống văn bản pháp luật khá
phức tạp trong lĩnh vực đất đai đã khiến cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất không chỉ chậm về tiến độ mà còn xảy ra nhiều tiêu cực, sách nhiễu, phiền
hà nhân dân.
Là sinh viên của Học viện Hành chính, được trang bị những kiến thức cơ bản

5

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

về thủ tục hành chính nên em đã lựa chọn đề tài Nâng cao hiệu quả trong thực
hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tại huyện Tam Nông – tỉnh Phú
Thọ. Qua đề tài em rất mong có điểu kiện hiểu hơn thực tế hoạt động cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của địa phương mình đồng thời đề ra một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa
phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ. Đề xuất giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện cấp GCNQSDĐ tại huyện Tam Nông.
3. Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu, xem xét, đánh giá thủ tục cấp GCNQSDĐ tại huyện Tam
Nông – tỉnh Phú Thọ sau 5 năm triển khai thực hiện công tác này kể từ khi có Luật
đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP .
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, tại Học viện Hành chính đã có nhiều Tiểu luận về thủ tục cấp
GCNQSDĐ. Tuy nhiên, các tiểu luận này mới chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, còn
khá chung chung và chưa có khảo sát thực tế. Để phát triển và bổ sung vào hướng
nghiên cứu này, tôi quyết định lựa chọn đề tài Nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ
tục cấp GCNQSDĐ tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
5. Những đóng góp của đề tài
- Củng cố lý luận về thủ tục nói chung và thủ tục cấp GCNQSDĐ
- Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại gây bức xúc cho người dân trong thủ tục cấp
GCNQSDĐ tại huyện Tam Nông
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ tục cấp
GCNQSDĐ tại huyện Tam Nông.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập;
6

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

- Phương pháp phân tích so sánh theo định tính và định lượng
- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra xã hội học
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH PHÚ THỌ
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM NÔNG

7

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan về thủ tục hành chính
1.1.1. Quan niệm và vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính
1.1.1.1. Quan niệm về thủ tục hành chính

Trong quản lý để giải quyết các công việc cần phải tuôn theo những thủ
tục phù hợp. Với nghĩa chung nhất, thủ tục (procédure) là phương thức, cách thức giải
quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt
nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau để đạt được kết quả mong muốn.
Theo từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học (Nhà xuất bản Đà Nẵng
2005), thủ tục là “những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành
một công việc có tính chất chính thức”(Tr.960)
Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính” chủ biên GS. Mai Hữu
Khuê, PGS.TS Bùi Văn Nhơn, thủ tục được hiểu là “trình tự thực hiện hành động cần
thiết để hoàn thành một công việc nào đó hoặc giải quyết một nhiệm vụ nhất
định”(Tr.713).
Quan niệm của GS.TS Bùi Thế Vĩnh trong tài liệu dùng cho nghiên cứu
và giảng dạy sau đại học bộ môn Hành chínnh công : “Thủ tục là những quy tắc, chế
độ, phép tắc hay quy định chung phải tuôn theo khi thực hiện một công việc nhất
định”. Cùng với quan niệm này, ở nhiều nước có luật thủ tục cho hoạt động của cơ
quan Nhà nước tương đối cụ thể. Những thủ tục như vậy không đơn thuần chỉ là yêu
cầu về giấy tờ hành chính cần có mà còn là trật tự hoạt động của cơ quan Nhà nước
được quy định

8

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý Nhà nước ở nước ta,

hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được
thực hiện bằng một hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục
đích quản lý đã được đề ra. Đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước được gọi là thủ
tục hàn chính.
Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi cụ
thể của khái niệm thủ tục hành chính.
Quan niệm hành chính thứ nhất cho rằng, thủ tục hành chính là trình tự


các
cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và

xử


vi phạm pháp luật.
Theo quan niệm thứ hai thì thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất

kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Như
vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính, thì thủ tục: cấp giấy phép, đăng ký
và giải quyết kiếu nại, tố cáo…cũng được coi là thủ tục hành chính.
Quan niệm này đã có phạm vi rộng hơn nhưng chưa thực sự đầy đủ, hợp
lý, bở vì ngoài trình tự giải quyết bất kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể nào, thì hoạt động
ban hàn hành các quyết định quản lý mang tính chủ đạo và mang tính quy phạm cũng
phải tuân thủ nghiêm ngặt những trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp và
hợp lý của các quyết định.
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính”: “Thủ tục hành chính là
những quy tắc phải tuôn theo đúng trong quy trình ra một quyết định hay giải quyết
công việc thuộc lĩnh vực quản lý liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật và phục vụ nhu cầu hàng ngày cho xã hội, công dân của cơ quan nhà

nước và công chức nhà nước”.
Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành chính là loại
quy phạm mang tính thủ tục quy định trình tự, thời gian, không gian, cách thức

9

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối
quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ với công dân, tổ chức.
Nguyên tắc quản lý nhà nước đòi hỏi hoạt động nhà nước phải tuân theo những
quy tắc pháp lý quy định về trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ
quan để xử lý công việc. Những quy tắc pháp lý này là những quy phạm thủ tục. Các
quy phạm thủ tục bao gồm: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành
chính. Nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trước, hoạt động quản lý Nhà nước tác
động đến rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau và các quy phạm vật chất hành chính
rất đa dạng. Vì vậy, không có một thủ tục hành chính duy nhất, mà có rất nhiều loại
thủ tục, và những thủ tục hữu hiệu nhất là vô cùng cần thiết vì nó đảm bảo cho tiến
trình hành chính không trì trệ hay cản trở, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các
lợi ích xã hội khác nhau. Các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước khi ban hành
và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý Nhà nước ddeefu phải tuân theo một quy
trình đã được quy phạm thủ tục hành chính quy định, nhằm thực hiện một cách tốt
nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo pháp luật cũng như phục
vụ nhu cầu hàng ngày của công dân.

Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật hành
chính. Nói cách khác, thủ tục hành chính là loại hình quy phạm hành chính có tính
công cụ để cho các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình.
Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính được
thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tục hành chính là rất quan
trọng. Điều đó chẳng những có ý nghĩa, vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập
quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức và hành động đúng đắn trong hoạt động
quản lý hành chính Nhà nước; đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà
nước.
Như vậy, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các
cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hàn chính
và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân. Nó
10

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục tiêu đã định, phù hợp với thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức ủy quyền trong việc thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước.
1.1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính trong công tác quản lý của
Nhà nước
- Thủ tục hành chính là công cụ, phương tiện để đưa pháp luật vào cuộc
sống. Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một quyết định hành

chính sẽ không được đưa vào thực tế, hoặc bị hạn chế tác dụng. Ví dụ, nếu không
thực hiện thủ tục công bố thì một quyết định có thể không được thi hành. Nói cách
khác, thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành. Thủ tục
càng có tính cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi vì thủ tục cơ bản thường tác động
đến giai đoạn cuối cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính, đến hiệu quả
của việc thực hiện chúng.
Ví dụ, muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tổ chức hay cá
nhân phải tuân thủ một số thủ tục nhất định. Có vai trò lớn nhất trong thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là thủ tục phê duyệt cuối cùng. Nhưng để được phê
duyệt, tổ chức hay cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm đơn
theo mẫu quy định, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về không có tranh
chấp… Tuy nhiên các thủ tục đó tự nó không có ý nghĩa gì nếu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền không thực hiện đúng thủ tục thẩm định, phê duyệt cuối cùng. Khi thủ tục
cơ bản này bị vi phạm thì sẽ gây ra hậu quả không tốt. Chẳng hạn như đất sẽ bị cấp
sai đối tượng, người không đủ thẩm quyền vẫn ký giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem xét đầy
đủ, người có quyền lợi chính đáng không được cấp đất như luật pháp quy định.
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất
và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện
các quyết định hành chính tạo ra.
Ví dụ, như việc quy định rằng: moi quyết định hành chính liên quan đến cộng
đồng khi điều hành theo luật hành chính đều phải được công bố công khai sẽ làm cho
11

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính


Học viện hành

tính chất nghiêm minh của pháp luật được nâng cao. Nó sẽ cho phép các cơ quan hành
chính áp dụng các biện pháp thích hợp và thống nhất để thi hành một công vụ nhất
định. Nếu không được công bố công khai thì một quyết định hành chính có thể được
thực hiện theo nhiều cách mà không kiểm tra được.
- Thủ tục hành chính tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết
định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.
Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của công dân, do vậy khi được xây dựng
và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà,
củng cố được quan hệ giữa nhà nước và dân. Công việc sẽ có thể được giải quyết
nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan Nhà nước, góp phần chống tệ
nạn tham nhũng, sách nhiễu.
- Thủ tục hành chính có ý nghĩa to lớn đối với quá trình cải cách nền hành
chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Thực tế cho thấy nếu không nhanh
chóng cải cách thủ tục hành chính thì dù hệ thống luật vật chất (nội dung) có được bổ
sung và hoàn thiện đến đâu, thì nhà nước vẫn không thể theo kịp với yêu cầu tình hình
mới.
- Thủ tục hành chính có ý nghĩa như một công cụ điều hành cần thiết của tổ
chức hành chính, không thể tách rời khỏi hoạt động của tổ chức hành chính. Thể chế
và thủ tục lạc hậu sẽ cản trở các hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước. Tuy nhiên
cũng cần nhấn mạnh rằng thể chế điều hành cũng như thủ tục hành chính tự mình
không thể phát huy tác dụng nếu không có bộ máy tổ chức xây dựng khoa học và một
chế độ công vụ kiểu mẫu. Bộ máy tổ chức không khoa học, chức năng nhiệm vụ
không rõ ràng làm cho các thủ tục hành chính đúng đắn đã không được thực hiện. Hệ
quả của nó là nhiều chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã chậm được thi
hành, thậm chí nhiều chính sách đã không đi được vào đời sống. Vì vậy đồng thời với
nhiệm vụ cải cách hành chính là phải xác định một cách rành mạch và có cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính trong quá trình điều hành công việc nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.


12

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

- Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa Nhà nước với dân và các
tổ chức, khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho Nhà
nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính vì vậy
thủ tục hành chính được xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng tùy tiện vào đời sống
thì nó sẽ làm xa cách giữa nhân dân với Nhà nước, làm cho niềm tin của người dân
với chính quyền giảm sút.
- Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ
văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, mức độ văn minh của nền hành
chính. Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần liên quan đến
pháp
luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước
về
chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu khu vực và thế giới.
1.2. Hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước và việc nâng
cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước
1.2.1. Hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước
Thuật ngữ “Hiệu lực” (Effectiveness) trong từ điển Le Petit Larousse đã
giải thích như sau: là phẩm chất của một vật nào đó hoặc một người nào đó có hiệu

lực; là đặc tính của một điều gì đó có tác dụng và khả năng.
Theo Từ điển Hành chính do Gs. Đoàn Trọng Truyến làm chủ biên, thì “
hiệu lực là khả năng và tác dụng thực tế của một cơ quan, một tổ chức, một Nhàn
nước thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình”. Một cơ quan Nhà nước có
hiệu lực là biết sử dụng các quyền hạn, thẩm quyền, các phương pháp và công cụ
pháp lý về các mặt pháp luật, hành chính, tổ chức, tư tưởng, tâm lý, phương tiện, v.v..
để đề ra những quyết định hợp pháp, hợp lý, hợp thời và tổ chức thực hiện có kết quả.
Theo tài liệu dùng cho các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức của Học
viện Hành chính Quốc gia, thì “Hiệu lực quản lý hành chính nhà nước là việc thực

13

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

hiện và hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định, đạt kết quả dự
kiến”.
- Hiệu lực của nền Hành chính nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào năng
lực, chất lượng của nền hành chính, tức là tổng hợp các yếu tố về thể chế, tổ chức bộ
máy, đội ngũ công chức
- Hiệu lực của nền hành chính Nhà nước còn phụ thuộc rất nhiều vào vào
sự ủng hộ của nhân dân. Sự ủng hộ, tín nhiệm của nhân dân càng lớn thì hiệu quả
quản lý của Bộ máy hành chính nhà nước càng cao
- Hiệu lực của nền hành chính còn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tổ
chức, vận hành của hệ thống chính trị.

Từ sự phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm về hiệu lực của nền
hành
chính nhà nước như sau:
Hiệu lực của nền hành chính Nhà nước là thể hiện sự quản lý của bộ máy
nhà
nước có kết quả do sự vận hành tổng thể hệ thống chính trị, bao gồm: sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của bộ máy nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân thông
qua các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
- Sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân đối với nền hành chính Nhà nước
cũng như sự hấp dẫn của nền hành chính đối với nhân dân ở những giá trị đích thực
mà nền hành chính đem lại cho nhân dân. Sự tín nhiệm và hấp dẫn càng cao thì mức
độ hiệu lực càng lớn. Đó là hiệu lực từ bên ngoài của nền hành chính.
- Bản thân quản lý nền hành chính với những thẩm quyền được giao, giới
hạn được phép quyết định, phải tự tổ chức thành một hệ thống thông suốt, vận hành
nhịp nhàng, có tính tổ chức, kỷ luật, trật tự nghiêm ngặt, biết đặt mình dưới pháp luật,
chịu sự kiểm soát chặt chẽ của dân, biết phân công, phân cấp, phân quyền hợp lýh, rõ
ràng, tạo thành năng lực tự thân của nền Hành chính nói chung và của mỗi bộ phận
nói riêng. Đó là hiệu lực bên trong của nền Hành chính.

14

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

- Nền hành chính luôn luôn là một bộ phận của bộ máy nhà nước, một bộ

phận của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Hiệu lực quản lý hành chính phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trước hết là sự vận hành chung của cả hệ thống chính trị, sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân một cách trực
tiếp hoặc thông qua các đoàn thể của mình. Đó là hiệu lực tổng hợp của nền hành
chính trong điều kiện nước ta hiện nay, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước tùy
thuộc vào việc giải quyết các nhân tố cơ bản sau:
+ Phương thức lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp quản lý.
Vai trò của Nhà nước trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa.
+ Sự ủng hộ, tín nhiệm, chấp hành của nhân dân.
+ Nền hành chính Nhà nước gồm:
Hệ thống thể chế nền hành chính với tư cách là những chế định bắt buộc mọi tổ
chức và cá nhân trong xã hộ phải tuân theo.
Cách thức tổ chức nền hành chính phù hợp với xu thế của mọi thời đại.
Chế độ công vụ, công chức, nguồn gốc của hiệu lực, hiệu quả nền hành chính.
Tóm lại đưa ra khái niệm sau:
Hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước là sự thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn và hoạt động có kết quả chức năng quản lý của bộ máy hành pháp theo
sự phân công, phối hợp trong hệ thống chính trị, nhằm đạt được các mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra.
1.2.2. Hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Thuật ngữ “Hiệu quả” (Effectiveness) trong từ điển Le Petit Larousse có 2
nghĩa cơ bản: khả năng về sản xuất, kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm
vụ nhất định.
Theo từ điểm hành chính, thì hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành
chính, là sự so sánh giữa chi phí đầu vào với giá trị các đầu ra, sự tăng tối đa lợi
nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra –

15


Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các kết quả cao hơn giá trị các nguồn lực đã
chi dùng.
Giáo trình Học viện Hành chính quốc gia cho rằng: hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước là mối tương quan giữa kết quả thu được tối đa so với chi phí thực
hiện kết quả đó ở mức tối thiểu.
Thuật ngữ hiệu quả được sử dụng phổ biến ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở
tầm vĩ mô lẫn vi mô.
Trong khuôn khổ của Hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước, cần đặt thuật ngữ
Hiệu quả trong mối quan hệ biện chứng với các thuật ngữ khác, như sơ đồ dưới đây:
Kết quả
( đầu ra)

Quyền hạn

So sánh
Trách nhiệm

Hiệu quả

Hiệu lực

Chí phí

( Đầu vào)

Năng lực

Cần lưu ý rằng có thể có hiệu lực nhưng chưa chắc đã có hiệu quả vì phải trả
giá quá đắt cho một kết quả nào đó.
Tư duy về hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức luôn luôn phải quan tâm
đến:
- Đạt kết quả tối đa với mức độ chi phí nguồn lực nhất định (nguồn chi ngân
sách đã duyệt).
- Đạt được kết quả nhất định( theo kế hoạch công tác hàng năm đã đặt ra) với
mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu càng ít càng tốt.
- Đạt hiệu quả, không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả xã hội.
Xét về mặt định, hiệu quả chỉ có thể đạt được nếu giữ vững các mối tương
quan. Sau đây là kết quả( đầu ra) và chi phí (đầu vào).
- Kết quả tăng lên, chi phí cũng tăng lên nhưng chậm hơn.
16

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

- Kết quả tăng, chi phí vẫn giữ nguyên.
- Kết quả tăng, chi phí giảm.
- Kết quả giữ nguyên, chi phí giảm.
- Kết quả giảm, chi phí giảm nhanh hơn.

Trong thực tế việc tính toán hiệu quả quản lý hành chính rất phức tạp, hầu như
chỉ dừng lại ở đánh giá định tính hoặc định lượng thì cũng chỉ bộ phận, nhất là khi xét
giá trị bằng tiền. Các công chức trong các hoạt động khác nhau của nền công vụ dấn
đến các loại kết quả khác nhau, rất khó tính toán sự đóng góp cụ thể của từng công
chức vào mục tiêu chung của quản lý hành chính nhà nước. Nói cho cùng, công chức
là nhân tố quyết định hiệu quả.
Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả thông qua đánh giá công chức:
- Thực hiện công việc với chất lượng: yếu, trung bình, tốt.
- Nỗ lực cao độ để hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Làm việc thường xuyên.
- Cố gắng cải tiến chất lượng lao động.
- Đề ra các chuẩn mực hiệu quả cao.
- Làm việc căng thẳng.
- Tìm kiếm các phương pháp mới để tăng năng suất lao động.
Việc tính toán hiệu quả không tách rời với bối cảnh công tác của công chức,
nhất là địa vị của đơn vị hành chính (quy mô, thứ bậc, mức độ tự chủ…) và mức độ
phức tạp của công việc ( đòi hỏi học vấn, kinh nghiệm, thời gian cho việc đề ra ý
tưởng, dự báo, lập chương trình, phân tích…). Ngoài ra, hiệu quả còn liên quan đến
phong cách quản lý của công chức lãnh đạo, thái độ nhiệt tình và sự hài lòng của công
chức đối với công việc được giao.
Tóm lại, thuật ngữ hiệu quả có thể được khái niệm như sau:
Hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước là sự so sánh, đối chiếu giữa các kết
quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt
được với chi phí thấp nhất.

17

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E



Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

1.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính ở các cơ quan hành
chính nhà nước hiện nay
Hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính nhà nước là sự
so sánh, đối chiếu giữa kết quả đạt được của việc thực hiện các thủ tục hành chính với
toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng. Ví dụ như hiệu quả đạt được của thực hiện thủ tục
cấp CGCNQSDĐ là số CGCNQSDĐ đã cấp, mức độ hài lòng của người dân, của cán
bộ công chức so với toàn bộ các chi phí: nguồn nhân lực, tiền bạc, thời gian của cả
nhà nước và toàn xã hội.
Hiện nay có thể thấy hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước đã có những chuyển biến đáng kể nhờ áp dụng cải cách hành
chính nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sắp xếp lại bộ máy, cải tiến chi tiêu công,
rút ngắn thời gian giải quyết. Với những cách thức như vậy đã đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các thủ tục hành chính, làm tăng sự hài lòng, tin tưởng của người dân vào nền
hành chính.
Tuy nhiên trong một số lĩnh vực việc thực hiện các thủ tục hành chính vẫn chưa
thật sự đạt hiệu quả. Tính thiếu hiệu quả có thể thấy ở những mức độ sau đây:
- Mất quá nhiều cho thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Hiện nay, đa
phần các thủ tục còn rườm rà nên việc thực hiện một thủ tục nào đó thường kéo dài
hơn so với quy định. Việc kéo dài thời gian còn không chỉ do nguyên nhân khách
quan giấy tờ đem lại mà còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như sự cố tình
kéo dài thời gian của một bộ phận CBCC nhằm nhũng nhiều, phiền hà đối với nhân
dân. Việc thời gian kéo dài này đã làm nảy sinh tâm lý e ngại, mệt mỏi trong nhân
dân.Việc chậm trễ trong thực hiện thủ tục cũng làm giảm hiệu quả nghiêm trọng của
cơ quan nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, từ đó đã khiến cho nhiều hoạt
động của xã hội cũng bị ngưng trệ như hoạt động kinh doanh, hoạt động xây dựng…

- Yêu cầu quá nhiều loại giấy tờ trong quá trình giải quyết các công việc của
công dân, tổ chức. Cá biệt ở những nơi còn yêu cầu những loại giấy tờ không cần thiết
làm chậm tiến độ việc giải quyết thủ tục cũng như gây khó dễ cho người dân. Có thể
thấy thủ tục hành chính của nước ta quá chú trọng vào công tác giấy tờ. Đôi khi vì quá
18

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

chú trọng điều này đã khiến cho thủ tục hành chính càng thêm cứng nhắc, không phát
huy được tính năng động, hiệu quả của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các
công việc của công dân.
- Số lượng các công việc đã giải quyết cho công dân, tổ chức so với công việc
cần giải quyết còn thấp. Đây là một thực trạng “cung” không đáp ứng được “cầu”. Ở
nhiều địa phương đã dẫn đến tình trạng quá tải trong việc giải quyết các công việc của
nhân dân. Đây cũng là một điểm thiếu hiệu quả việc thực hiện các thủ tục hành chính.
- Sự thiếu hài lòng của người dân về sự phục vụ của các cơ quan nhà nước. Sự
thiếu hài lòng của người dân cho thấy hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính chưa
cao. Người dân không chỉ thiếu hài lòng vì sự chậm trễ, phiền hà trong thực hiện thủ
tục hành chính mà còn thiếu hài lòng vì thái độ phục vụ của một bộ phận CBCC chưa
tốt. Nhiều nơi, CBCC đã thể hiện thái độ quan liêu, hách dịch, gây khó dễ, tiêu cực
trong quá trình thực hiện công vụ.
- Đầu tư ngân sách không hợp lý dẫn đến vừa lãng phí vừa không hiệu quả.
Việc đầu tư không hợp lý có thể thấy ở việc trang bị quá nhiều cơ sở vật chất hiện đại
trong khi không có người đủ trình độ để sử dụng cơ sở đó. Việc đầu tư không hợp lý

không những làm hiệu quả của việc thực hiện các thủ tục hành chính mà còn làm mất
niềm tin của nhân dân.
Như vậy, để có thể nâng cao hiệu quả trong thực hiện giải quyết các thủ tục
hành chính thì cần phải đề ra những giải pháp tối ưu đặc biệt hướng vào giải pháp về
nguồn nhân lực và giảm những chi phí không cần thiết. Trong khuôn khổ phạm vi
một khóa luận tôi xin đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ tục
cấp CGCNQSDĐ tại huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.
1.2.4. Một số kinh nghiệm của các nước nhằm nâng cao hiệu quả của nền
hành chính
1.2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại vương
quốc Anh
Từ năm 1998, Chính phủ Anh đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa
chính phủ trong đó có đề ra mục tiêu “dịch vụ công phải đáp ứng nhu cầu của người
19

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

dân chứ không phải vì lợi ích của người cung cấp dịch vụ, do đó phải đặt trọng tâm
vào người sử dụng các dịch vụ là người dân và dịch vụ phải có chất lượng cao, hiệu
quả, có thể so sánh được với những nơi tốt nhất trên thế giới, không chấp nhận các
dịch vụ kém chất lượng”.
Bốn nguyên tắc được đưa ra để cải cách dịch vụ công là:
- Xây dựng các chuẩn mực chung có tính quốc gia đáp ứng nhu cầu của người
dân và thoả mãn các đòi hỏi của EU; xác định rõ trách nhiệm thực hiện để đảm bảo

người dân dù là ai, ở đâu đều có quyền nhận được các dịch vụ có chất lượng cao.
- Thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền và uỷ quyền để nâng cao tính chủ
động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với dân và
cho các cơ quan chính quyền địa phương trong cung cấp dịch vụ công.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở cung cấp dịch vụ công có khả năng trả thêm
lương cho công chức; thực hiện nguyên tắc khuyến khích tính năng động và tự chủ
của các cơ sở.
- Thực hiện nguyên tắc mở rộng khả năng lựa chọn cho khách hàng, đảm bảo
cho người dân có quyền lựa chọn và yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn không chỉ từ
khu vực tư nhân mà cả từ khu vực công.
1.2.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại Pháp
Nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công và đơn giản hóa thủ tục hành chính,
Chính phủ Pháp đã thành lập Vụ Cải thiện chất lượng dịch vụ công và đơn giản hoá
thủ tục hành chính. Vụ Cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công và đơn giản hoá
thủ tục hành chính đã giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, kinh tế và công nghiệp đặc trách
trình Chính phủ Pháp Dự luật thứ ba về đơn giản hoá luật lệ và thủ tục hành chính. Có
thể nói đây là một trong những nội dung thực hiện cải cách thủ tục hành chính rất đặc
biệt ở Pháp, đã được áp dụng từ năm 2003.Theo đó Luật này chọn ra những lĩnh vực
cần cải cách nhất và cho phép Chính phủ có quyền ban hành các Sắc lệnh có giá trị
như Luật để thực hiện việc cải cách trong từng lĩnh vực đó. Các Sắc lệnh này đã thực
sự giúp cho việc cải cách hành chính được nhanh chóng và thuận tiện, vì thông qua
hình thức Sắc lệnh, Chính phủ được quyền thay thế các thủ tục đã được các Luật quy
20

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khúa lun tt nghip
chớnh


Hc vin hnh

nh. Nh ú mi nm s tit kim cho c quan hnh chớnh nh nc khong 600
triu Euro v gim 600 biờn ch cụng chc trong cỏc b phn chuyờn v th tc.
1.2.4.3. Kinh nghim nõng cao hiu qu cung cp dch v cụng ti Hn
Quc
Hn Quc l quc gia ó cú rt nhiu n lc trong vic nõng cao hiu qu cung
cp cỏc dch v cụng. Mt trong nhng kinh nghim ca quc gia ny l vic thc
hin chớnh sỏch quc gia v tin hc húa v xõy dng chớnh ph in t. Hn Quc,
tin hc húa v chớnh ph in t l mt cụng c quan trng nhằm đổi mới Chính phủ,
cải cách các hoạt động dịch vụ hành chính và tăng cờng sự thoả mãn, sự tham gia của
nhân dân vào giải quyết công việc của Chính phủ. Thực hiện Chính phủ điển tử giúp
cho bộ máy hành chính làm việc có hiệu quả hơn, khắc phục đợc bệnh quan liêu, giúp
doanh dân tiếp cận với Chính phủ tốt hơn, giúp bộ máy hành chính công khai hớng
vào ngời sử dụng dịch vụ, lôi cuốn sự tham gia của công dân vào các hoạt động của
Chính phủ, công khai chống tham nhũng trong bộ máy hành chính, hình thành phong
cách, phơng pháp làm việc mới, năng động, sáng tạo thích ứng với sự thay đổi của tình
hình. Nhờ nhận thức đợc vai trò của Chính phủ điện tử trong hiện đại hoá nền hành
chính Hàn Quốc đã thực sự quan tâm và đầu t có hiệu quả vào xây dựng và phát triển
Chính phủ điện tử
1.2.4.4. Kinh nghim nõng cao hiu qu cung cp dch v cụng ti Malaixia
T thp k 90, Malaixia ó ci thin h thng cụng v bng cỏch to ra s cnh
tranh gia cỏc c quan khu vc cụng thụng qua cỏc gii thng cht lng (gii cht
lng ca Chỏnh vn phũng Chớnh ph, gii thng cht lng ca chớnh quyn a
phng). Cỏc gii thng cht lng cng gn vi vic trao cỏc gii thng i
mi cụng v. Vic i mi c nh ngha l vic a ra v ỏp dng cỏc ý tng
mi vo mt tỡnh hung hoc h thng c th nhm ci thin cht lng dch v v
sn phm ca mt c quan t chc. Vic i mi phi c thc hin thnh cụng,
mang li nhng kt qu tớch cc bao gm gim bt chi phớ t chc, tit kim thi
gian, tng thờm sn phm v tng s tho món ca khỏch hng.


21

ng Ngõn H Lp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

Chính phủ tiếp tục thi hành những biện pháp hành chính và cải cách khác trong
khoảng thời gian tiếp theo trong số đó có Hiến chương khách hàng, một cam kết bằng
văn bản của cơ quan đối với khách hàng. Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng
cường tính thân thiện đối với khách hàng. Bản Hiến chương được dán công khai tại
các trụ sở cơ quan.
Một kinh nghiệm khác của Chính phủ Malaixia là áp dụng tiêu chuẩn quốc tế
trong việc cung cấp dịch vụ Chính phủ, tiêu chuẩn ISO 9000. Thông qua việc áp dụng
hệ thống tiêu chuẩn này đã làm tăng hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục hành
chính.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Tam
Nông và vị trí, cơ cấu, chức năng của UBND huyện Tam Nông và phòng Tài
nguyên Môi
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Tam Nông
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.1. Vị trí địa lý:

Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; có
toạ độ địa lý 21013’ đến 21024’ vĩ độ Bắc và từ 105009’ đến 105021’ kinh Đông. Địa
giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ
22

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

- Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thuỷ và Thanh Sơn.
- Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì -Hà Nội
- Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.
Toàn huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên
của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơnn vị
hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn.
2.1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Tam Nông tương đối đa dạng, thể hiện những nét đặc trưng của
một vùng bán sơn địa. Đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm. Địa hình
chính của huyện Tam Nông theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và
được chia làm 2 dạng địa hình chính:
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp
bởi sông Hồng, sông Đà và sông Bứa, tập trung ở ven sông gồm các xã, thị trấn: Vực
Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, Thị Trấn

Hưng Hóa, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ có
độ dốc thường dưới 30còn một phần là dải phù sa cổ có địa hình lượn sóng, ruộng dộc
có độ dốc từ 3 – 50.
Địa hình đồi, núi thấp: Tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh,
Văn Lang, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ, chủ yếu đồi núi, độ dốc thấp có độ cao
trung bình từ 30 – 40 m so với mặt nước biển.
2.1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ cao, có nền nhiệt độ trung bình, lượng
mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, phân mùa rõ rệt.
Trên địa bàn huyện có 3 dòng sông chảy qua là: sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.
Tuy nhiên, do dòng sông chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn
xảy ra từ 2 - 3 lần/năm. Tam Nông còn có rất nhiều suối, ao, hồ, đập. Đây là những
nguồn nước tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
23

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

2.1.1.1.4. Đất đai
Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai của
huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng
Kết quả thống kê đất đai năm 2008 của 3 nhóm đất chính được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 2: Kết quả thống kê đất đai năm 2008 của 3 nhóm đất chính


Tổng diện tích tự

1559

nhiên
1

Đất nông nghiệp

2

Đất phi nông nghiệp

3

Đất chưa sử dụng

N

6,92
1120

P

7,95
3992,

C

36

396,6

NP
NN
SD

100
71,86
25,6
2,54

1

Qua bảng 2 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.596,92
ha, chiếm 5,65% diện tích toàn tỉnh, trong đó: Đất nông nghiệp: 11.207,95 ha, chiếm 71,86
%, đất phi nông nghiệp: 3.992,36 ha, chiếm 25,60 %, đất chưa sử dụng: 396,61
ha, chiếm 2,54 %.
Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho đất phi nông
nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-du lịch.
Bình quân diện tích trên 1 nhân khẩu trong toàn huyện là 1879 m 2/1 nhân
khẩu . So với bình quân diện tích trên 1 nhân khẩu trong toàn tỉnh là 2703 m 2/1 người
thì bình quân diện tích trên 1 nhân khẩu toàn huyện còn thấp hơn nhiều so với toàn
tỉnh.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2003 - 2008, kinh tế Tam Nông có sự tăng trưởng khá, tốc độ
tăng trưởng ổn định và ở mức trung bình khá so với tỉnh (21,65%); Thu nhập bình
quân đầu người liên tục tăng trong một số năm trở lại đây.
24


Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


Khóa luận tốt nghiệp
chính

Học viện hành

Tổng thu nhập của toàn huyện trong năm 2008 là 747,67 tỷ đồng, trong đó:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 275,88 tỷ đồng chiếm 36,9%, công nghiệp – xây dựng
là 225,43 tỷ đồng chiếm 30,2%, dịch vụ - du lịch là 246,36 tỷ đồng chiếm 32,9%
Quy mô và tốc độ tăng trưởng toàn huyện được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất 2003 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
N
Chỉ tiêu

I. GTSX theo giá thực tế

Dịch vụ - Du lịch

N

ăm

ăm

ăm

2003


2004

2005

2006

2007

3
59,01

4
34,74

1

83,56

29,03

3,59

2

8

1

1


4

5

,48

,38

5,88

85,80

82,62

27

1

1

5
,93

2

1

1


74
7,67

43,24

54,09

53,01

6

2

9

N
ăm 2008

36,10

37,07

2,00

24,73

5
73,78

38,55


0,98

12,00

4

2

6

II. GTSX/đầu người
(Tr.đ/ng/năm, giá thực tế)

N

ăm

83,42
Công nghiệp - Xây dựng

N

ăm

Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản

N


22
5,43

2
07,06

7
,01

24
6,36

7
,74

8,
99

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông)
Qua bảng 1 cho thấy:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2003 - 2008 là 21,65%. Trong đó:
Ngành nông lâm thuỷ sản là 10,08%; Công nghiệp - xây dựng 30,9%; Dịch
vụ - Du lịch 24,00%.
Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp phải kể đến
tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
Ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ giá trị sản xuất tăng cao và tăng đột
biến trong năm 2006. Nguyên nhân là năm 2006, huyện hình thành được khu công
nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông, bước đầu đã thu hút được các dự án vào
đầu tư và số lượng các doanh nghiệp, đội xây dựng trên địa bàn huyện tăng mạnh
Dịch vụ - du lịch: Đạt mức tăng trưởng khá do bước đầu đã hình thành các

điểm bán hàng hoá tập trung như Thị trấn Hưng Hoá, xã Cổ Tiết, xã Tứ Mỹ và dần
25

Đặng Ngân Hà – Lớp KH6E


×