Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.78 KB, 112 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo
khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất ky
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Hoài Thảo Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài nguyên
và môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn ,
và các thầy cô giáo trong bộ môn Phân tích và định lượng – Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình đóng góp ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn Cán bộ nhân viên Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng Kinh tế huyện
Gia Lâm; Hợp tác xã Lệ Chi, Hợp tác xã Đặng Xá, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2010


Tác giả

Trần Hoài Thảo Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN

i


Nghiên cứu này được tiến hành ở 2 xã được lựa chọn thuộc huyện Gia Lâm là
Đặng Xá và Lệ Chi. Dựa vào thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn 60 hộ dân
tại xã nghiên cứu này nhằm: i) Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn (RAT) ở huyện
Gia Lâm thời gian qua; ii) so sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản
xuất rau theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); iii) phân tích những
thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP của
hộ nông dân huyện Gia Lâm và iv) đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu
chuẩn VietGAP nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng rau huyện Gia
Lâm trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
Phương pháp phân tích số liệu được áp dụng nhằm thống kê mô tả lại các hiện
tượng trong quá trình sản xuất của nông hộ, tính các kết quả, chi phí sản xuất rau.
Phương pháp so sánh nhằm so sánh giữa quy trình VietGAP và điều kiện sản xuất thực
tế của hộ nông dân cũng như so sánh nhóm 1(nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
tại xã Đặng Xá) và nhóm 2 (nhóm sản xuất rau an toàn theo quy trình thông thường).
Phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của các hộ nông dân ở 2 xã Lệ Chi và Đặng Xá trong quá trình sản xuất rau
an toàn theo hướng VietGAP, kết hợp mặt mạnh với thách thức, mặt yếu với cơ hội để
từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho từng xã nhằm phát triển sản xuất RAT theo VietGAP
của xã, làm cơ sở để phát triển sản xuất RAT theo VietGAP của toàn huyện.
Qua quá trình thực hiện đề tài khóa luận này tôi thu được một số kết quả như sau:



Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an toàn tại huyện Gia Lâm và nhận

thấy: diện tích và năng suất rau an toàn của huyện có xu hướng tăng dần qua các năm,
các loại rau ngày càng đa dạng về chủng loại, cải bẹ cải bắp, cà chua là những loại rau
có tỉ lệ tăng bình quân về diện tích cao. Nghiên cứu thực tế sản xuất tại các nông hộ và
kết luận rằng: trong 3 loại rau nghiên cứu cải bẹ có chi phí trung gian thấp hơn cải bắp
nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân lãi 2869,55 nghìn đồng/sào. Mô hình sản
xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đặng Xá đạt hiệu quả kinh tế cao, trung
bình một hộ trong mô hình lãi 5030,85 nghìn đồng/sào cà chua, cao hơn các hộ trồng
theo quy trình bình thường 1,8 triệu đồng/sào. Tuy nhiên kết quả việc triển khai mô

ii


hình sản xuất cà chua theo hướng VietGAP chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra cụ thể
sản phẩm chưa được đóng bao bì, nhãn mác, giá bán cao hơn giá sản phẩm cà chua
thường không đáng kể, chưa có nơi thu mua sản phẩm, nông dân vẫn phải bán sản
phẩm ở các chợ trong khu vực.


So sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản xuất rau theo quy

trình thực hành nông nghiệp tốt nhận thấy các hộ nông dân nhóm 1 (nhóm sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đặng Xá) cơ bản đã đảm bảo được gần đầy đủ những
yêu cầu của quy trình, còn nhóm 2 (nhóm sản xuất rau an toàn theo quy trình thông
thường) mức độ đáp ứng còn thấp, mới chỉ ở giai đoạn nhận thức tác dụng của quy
trình và áp dụng vào thực tiễn sản xuất một số tiêu chuẩn như: không dùng phân tươi,
thu gom rác thải hóa chất, thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật dài hơn.



Để phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP các mô hình đều chịu nhiều

ảnh hưởng tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài, trong đó có những yếu tố
thuận lợi và cả những yếu tố cản trở. Thuận lợi hiện tại là người dân có nhiều kinh
nghiệm sản xuất, đã được tập huấn nhiều lần quy trình sản xuất RAT theo VietGAP,
mô hình sản xuất cà chua theo VietGAP ở huyện đã được triển khai thực hiện và thu
được thành công về hiệu quả kinh tế. Khó khăn hiện tại chủ yếu là khó khăn về đầu ra
cho sản phẩm, giá bán sản phẩm của mô hình thấp, sản phẩm chưa có nhãn hiệu và
chưa được thị trường công nhận, công tác tổ chức sản xuất còn nhiều yếu kém, có rất ít
nhóm hộ nông dân, HTX đứng lên thành lập một đơn vị độc lập để cùng xây dựng
vùng sản xuất, chứng nhận RAT, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.


Trước những khó khăn cản trở nêu trên, những biện pháp hiệu quả để phát

triển sản xuất RAT theo hướng VietGAP cụ thể là: mở rộng mô hình sản xuất RAT
theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện, làm tốt hoạt động liên kết với các cửa hàng,
siêu thị để tìm đầu ra, bao tiêu cho sản phẩm, tạo lòng tin cho người sản xuất theo mô
hình.

iii


MỤC LỤC
4.1.3.2 Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...................................59
Tài liệu tham khảo…………………………….…………………………………..106

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THI


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1000đ/sào
BNN&PTNT
BQ
BVTV
CC
DT
ĐVT
HTX
IPM

1000 đồng/sào
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Diện tích
Đơn vị tính
Hợp tác xã
Intergrated Crop Management

KHCN
KTSX
NS

RAT
SL

THCS
THPT
UBND
VietGAP

Quản lý dịch hại tổng hợp cho cây trồng
Khoa học công nghệ
Kỹ thuật sản xuất
Năng suất
Quy định
Rau an toàn
Sản lượng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân
Viet Namese Good Agricultural Practise

VSATTP

Thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi ở Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm

v


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn (RAT) ngày càng tăng


cao. Đáp ứng nhu cầu này các hộ nông dân ngày càng đẩy mạnh sản xuất rau an toàn
theo các quy định tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. VietGAP
trên rau quả chè là một tiêu chuẩn mới ban hành vào tháng 7 năm 2008 với mục tiêu
sản xuất rau đạt chất lượng rau an toàn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu trong
nước và xuất khẩu.
Hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, trong
đó trên địa bàn Hà Nội đã có 1 giấy chứng nhận dành cho cơ sở sản xuất rau an toàn.
Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành trong cả
nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; 50% các
tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản
xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP và đến năm 2015 thì con số chỉ tiêu là 100%
lượng rau tại các vùng sản xuất an toàn được chứng nhận, hoặc tự đánh giá và công bố
sản xuất theo VietGAP. Như vậy việc nhanh chóng triển khai tuyên truyền tiêu chuẩn
VietGAP đến cho người dân ở các vùng sản xuất rau an toàn từ đó khuyến cáo người
dân phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm rau cũng như thu nhập của các hộ nông dân là vô cùng cần thiết.
Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một trong các huyện có nhiều vùng được
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Một số cơ sở của huyện đã sản xuất và
cung ứng một lượng lớn rau an toàn ra thị trường Hà Nội, tuy nhiên việc thực hiện sản
xuất RAT theo VietGAP còn nhiều hạn chế, nông dân nơi đây vẫn còn nhận thức chưa
đầy đủ và băn khoăn trong việc lựa chọn phương thức sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP. Vậy nhận thức về quy trình VietGAP của người dân nơi đây như thế
nào? Điều kiện sản xuất còn thiếu và còn yếu những gì so với tiêu chuẩn VietGAP?
Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện sản xuất rau theo quy trình này của
các hộ nông dân là gì? Và cần có những giải pháp hữu hiệu nào để phát triển sản xuất

1



rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình thực
hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”.
Một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết:
• Tiêu chuẩn VietGAP là gì ?
• Thực trạng sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân ở huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội như thế nào?
• Đối chiếu với tiêu chuẩn VietGAP các hộ nông dân sản xuất rau ở huyện Gia
Lâm còn thiếu và còn yếu những điểm nào?
• Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nông dân ở Gia Lâm trong
việc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?
• Những giải pháp chủ yếu nào nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất RAT theo tiêu
chuẩn VietGAP ở huyện Gia Lâm ?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu hiện trạng sản xuất RAT tại huyện Gia Lâm thời
gian qua đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm
nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng rau tại huyện Gia Lâm trong thời gian
tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thê
 Đánh giá thực trạng sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm thời gian qua;
 So sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản xuất rau theo quy
trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP);
 Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất RAT
theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân huyện Gia Lâm;
 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm
nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng rau huyện Gia Lâm trong thời
gian tới.

2



1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
 Các hộ nông dân trồng rau an toàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cụ thể là
tại xã Lệ Chi và Đặng Xá
 Các tổ chức xã hội có liên quan đến sản xuất: Trạm khuyến nông, trạm BVTV
 Các quy định của Bộ Nông nghiệp – PTNT về sản xuất RAT theo tiêu chuẩn
VietGAP
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Trong phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên
cứu thực trạng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội; phân tích những khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai thực
hiện VietGAP từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn
VietGAP.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại các điểm nghiên cứu ở huyện Gia Lâm – Hà Nội
Hai xã được tập trung nghiên cứu điều tra lấy số liệu là Lệ Chi và Đặng Xá.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được nghiên cứu từ 23/12/2009 đến
26/05/2010.
Số liệu trong sản xuất RAT của huyện Gia Lâm được thu thập từ năm 20072009.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về phát triên sản xuất rau

2.1.1.1 Lý luận về sản xuất
 Khái niệm sản xuất
Trong nông nghiệp sản xuất là một quá trình sức lao động sử dụng tư liệu lao
động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm lao động
Trong đó sức lao động là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tại
trong một cơ thể con người đang sống, và được đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó.
Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác
động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theo
mục đích của mình.
Trong sản xuất rau thì đối tượng lao động là hạt giống, phân bón, thuốc BVTV,
……Tư liệu lao động là cày, quốc, quang gánh, xe thồ, bình phun thuốc trừ thực hiện
các hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau của mình sử dụng bình phun thuốc để trừ sâu
bệnh, dùng quang gánh, xe thồ để vận chuyển rau ra chợ tiêu thụ.
Như vậy có thể định nghĩa ản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động
chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản
phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào
những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, giá thành sản xuất và
làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản
phẩm? ( Hay nói một cách đơn giản sản xuất là
quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao

4


động để tạo ra các sản phẩm đầu ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không
có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
 Khái niệm kết quả và hiệu quả sản xuất

Kết quả sản xuất nông nghiệp là toàn bộ các sản phẩm do lao động nông nghiệp
tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (một chu trình sản xuất hoặc một năm).
Trong sản xuất rau thì kết quả đó là toàn bộ khối lượng rau mà người nông dân trồng ra
tính từ lúc trồng đến lúc thu hoạch.
Hiệu quả sản xuất là sự phản ánh chung giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và mối
quan hệ mật thiết giữa chúng. Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó, được xác định bằng
chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhất định. Hiệu quả
sản xuất được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2 Lý luận về rau an toàn
 Khái niệm rau an toàn
Theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm...) được sản xuất, thu hoạch, sơ
chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hoá chất
độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định.
Như vậy, rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh
tác trên các diện tích đất có thành phần hoá-thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm
soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các
chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất
theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc
trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân
bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn,

5


thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho

phép. Trong rau an toàn vần tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không
đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng.
Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để phân
biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được
sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ”....
Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều
so với rau an toàn. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng
kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học-sản xuất).
Rau an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác
bằng các kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở các nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử
dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đã
được giải quyết.
 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn
- Những đặc điểm cơ bản của cây rau là: rau là loại cây trồng ngắn ngày, phần
lớn các loại rau có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Cải ngọt, cải canh từ khi gieo
cấy đến khi thu hoạch trong khoảng 30 – 40 ngày, thậm chí khi gieo trong nhà lưới chỉ
cần 21 ngày đã thu hoạch, cải bắp 75 – 90 ngày, một số loại rau gia vị như xà lách chỉ
cần 15 – 20 ngày đã cho thu hoạch. Một số loại rau còn có ưu điểm trồng một lần cho
thu hoạch trong nhiều lứa như cà chua, các loại đậu,dưa chuột... tuy nhiên thời gian
sinh trưởng ngắn nên sản phẩm thu hoạch rau xanh khá tập trung. Như vậy, phát triển
sản xuất rau xanh trên diện tích lớn sẽ giúp người nông dân có thu nhập đều, ổn định,
góp phần cải thiện đời sống nông dân (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
Rau chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, do đó năng suất và chất
lượng rau biến đổi rất lớn phụ thuộc vào môi trường canh tác. Yêu cầu về đất trồng
không quá khắt khe nên rau có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên
đất phù sa là loại đất phù hợp cho nhiều loại đất khác nhau.

6



- Yêu cầu chăm sóc của cây rau đòi hỏi tỉ mỉ, người lao động phải nắm bắt được
yêu cầu cụ thể của từng loại rau để bố trí thời vụ, luân canh cây trồng một cách hợp lý
nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao. Trồng rau cũng đòi hỏi nhiều công lao động nên
trồng rau cũng tạo cơ hội việc làm cho những người nông dân ở khu vực nông thôn và
ngoại thành. Trong một số khâu công việc như vun xới, làm cỏ, có thể sử dụng công
lao động phụ, cho nên trồng rau còn tận dụng được lao động phụ và một số vật tư khác.
Chi phí về phân bón, thuốc BVTV cho cây rau, nhất là RAT không lớn và không đòi
hỏi tập trung, nó được sử dụng theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển
của cây rau.
- Tư liệu sản xuất của cây rau chủ yếu là đất. Mặc dù sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật đã giúp con người có thể trồng rau trong điều kiện không có đất như trồng rau
thủy canh, trồng rau trên giá thể... nhưng chi phí sản xuất theo những phương pháp này
thường cao và không phù hợp với điều kiện của nông dân Việt Nam, do đó đất vẫn là
tư liệu sản xuất thiết yếu và không thể thay thế được.
- Thu nhập từ trồng rau được đánh giá là cao hơn trồng lúa. Ở Việt Nam, thu
nhập từ trồng rau cao hơn trồng lúa từ 2 đến 5 lần. Đặc biệt một số loại rau ở khu vực
Hà Nội còn cho thu nhập cao hơn nhiều các cây lương thực, ví dụ như trồng cà chua
cho thu nhập cao gấp 10,14 lần lúa và 10,39 lần ngô; cải bắp cao gấp 5,02 lần so với
lúa và 5,15 lần so với ngô (Hoàng Xuân Phương, 2008). Như vậy, trồng rau mang lại
nguồn thu nhập lớn cho các hộ sản xuất sản phẩm nông nghiệp, có khả năng cải thiện
đời sống của người sản xuất.
 Đặc điểm của sản xuất rau theo quy trình VietGAP
- Ngoài những đặc điểm về sản xuất rau nói chung, sản xuất rau theo quy trình
VietGAP đòi hỏi vốn đầu tư cao như xây dựng khu vệ sinh sơ chế sản phẩm, chi phí
đánh giá kiểm tra chất lượng định kỳ sản phẩm và các yếu tố đầu vào....
- Trong quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, người sản xuất phải
tham gia các lớp tập huấn về sản xuất, sơ chế, bảo quản rau sao cho đạt những tiêu

7



chuẩn của VietGAP, bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất bắt buộc phải dành thời gian
cho việc lưu trữ đầy đủ nhật ký sản xuất sản phẩm (Nguyễn Quang Vọng, 2007).
 Điều kiện trong sản xuất rau an toàn
- Đất trồng: Phải cao ráo, thoát nước tốt có tầng canh tác dày (20-30 cm).
Không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, khu dân cư
đông đúc… Không nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường (Trần
Khắc Thi và cộng sự, 2008).
- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nếu nước từ các ao hồ sông rạch thì
phải sạch, lưu thông tốt. Không dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh
viện, ao tù nước đọng.
- Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục,…) đã ủ hoai
mục. Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân hoá học, đảm bảo hàm lượng đạm (N)
dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới trên từng loại rau. Ngưng bón phân hoá
học trên rau ăn lá từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch, trên các loại rau dài ngày phải từ
10-12 ngày. Đối với phân bón lá phải đảm bảo thời gian cách ly từ 5-10 ngày. Hạn chế
tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng.
- Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, có thể sử
dụng các loại thuốc sinh học hay vi sinh, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly
(Cục bảo vệ thực vật, sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên
rau ở Việt Nam, 2009).
 Vai trò của sản xuất rau an toàn theo VietGAP
- Vai trò của sản xuất rau
+ Cung cấp các loại thực phẩm không thể thiếu được cho tiêu dùng hàng ngày.
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho con người trong các bữa ăn hàng ngày và
cũng là loại thực phẩm không thể thay thế bởi lẽ rau xanh cung cấp rất nhiều chất quan
trọng cho sự phát triển của con người như các loại vitamin A, B, C, D, E....., các chất
khoáng protein, lipit và nhiều chất quan trọng thiết yếu trong cơ thể con người
(Nguyễn Lân Hùng, 1997).


8


+ Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống.
Với việc phát triển về diện tích, chất lượng đem lại doanh thu lớn cho người sản
xuất, rau an toàn đã ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất sản phẩm
nông nghiệp của các hộ nông dân ở khu vực nông thôn và ngoại thành. Rau an toàn đã
cung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm hàng hóa có giá trị tiêu dùng cao, góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến, sản phẩm, hàng hóa cho xuất khẩu, tạo khả
năng thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản.
- Vai trò của sản xuất rau theo VietGAP
+ Theo phương diện sức khỏe
Do các khâu sản xuất đều được tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đặt ra về mức độ
và thời hạn sử dụng thuốc trừ sâu, nên độ an toàn của rau được đảm bảo, rau sẽ thể
hiện được đầy đủ các giá trị dinh dưỡng đích thực của nó từ đó người tiêu dùng sẽ
được sử dụng những sản phẩm rau chất lượng và tuyệt đối an toàn.
+ Theo phương diện môi trường
Việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP sẽ giảm được tối đa các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Công tác bảo vệ thực vật sẽ chuyển sang sử dụng kết
hợp các biện pháp canh tác, đấu tranh sinh học, vật lý, cơ giới, hóa học một cách đồng
bộ, trong đó các biện pháp hóa học sẽ chuyển mạnh sang sử dụng các loại thuốc vi sinh
ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch, con người và vật nuôi, không để lại tồn dư hóa
chất độc hại trong đất, từ đó góp phần cải tạo môi trường sinh thái một cách cân bằng
theo hướng có lợi cho con người (Nguyễn Quang Vọng, 2007).
+ Theo phương diện kinh tế - xã hội
Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, giá trị của các vùng sản xuất
tăng hơn trước, nông hộ giảm được chi phí đầu tư vật tư nông nghiệp, sản phẩm có sức
cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu cao. Rau có chất lượng

cũng sẽ được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn, giá trị cho sản phẩm rau được nâng

9


lên, tiêu thụ tăng kích thích trở lại cho sản xuất rau an toàn phát triển, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Tóm lại sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP có vai trò quan trọng, góp phần
nâng cao sức khỏe cộng đồng, nó là cầu nối giữa nông sản Việt Nam với thị trường tiêu
thụ của thế giới, là giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng và mức độ an toàn của sản
phẩm rau, nó là cái nôi cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau chất lượng, an
toàn, cung cấp cho người nông dân tiếng nói, thương hiệu và lợi nhuận cao.
2.1.1.3 Lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn
 Khái niệm phát triển
Phát triển: Được hiểu là một quá trình nhiều mặt liên quan đến những thay đổi
cơ bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ thông, thể chế quốc gia cùng với sự
tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công, và giảm nghèo đói. Phát triển, về bản chất,
phải thể hiện sự thay đổi đồng bộ, trong đó xã hội đảm bảo những nhu cầu cơ bản,
những mong muốn của các cá nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó; chuyển từ trạng
thái mà người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn sang trạng thái mà
người dân được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn (Todaro and
Smith 2003, 16-17).
 Khái niệm phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP
VietGAP là một quy trình mới ban hành, hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể
nào cho phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP. Tuy nhiên theo quan điểm của
chúng tôi phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP là tăng về quy mô, sản lượng,
chất lượng rau an toàn nhằm mục đích tăng cao giá trị sản phẩm từ đó tăng thu nhập
cho người nông dân. Sự an toàn của sản phẩm rau sản xuất theo quy trình VietGAP
được khẳng định ở việc cho phép truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.


10




Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn
- Yếu tố tự nhiên
+ Khí hậu thời tiết
Sản xuất rau ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Các yếu tố như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng của cây rau, rau vụ đông ở nước ta phần lớn là những cây ưa rét như: su hào,
bắp cải, cà chua, khoai tây, súp lơ…. tuy nhiên trong thời gian ươm giống hầu hết các
loại cây đều ưa ấm vì vậy khi gieo hạt giống phải có biện pháp phòng chống các điều
kiện bất lợi cho cây con cũng như lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ, thời
tiết từng vùng (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
+ Đất đai
Cây rau có bộ rễ nông do vậy tính chịu hạn, chịu úng kém, lại dễ bị nhiễm sâu
bệnh nên loại rễ hợp với rau vụ đông là đất thịt nhẹ, đất trung bình sau đó đến đất pha
cát. Để cây rau cho năng suất cáp đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi, xốp, giữ ẩm, giữ
nhiệt, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng hấp thụ vì cây vụ đông cần phải được luân
canh một cách triệt để. Về độ PH của đất, nói chung phần lớn các loại rau yêu cầu đất
trung tính đến ít chua, đặc biệt các loại rau họ đậu (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
- Yếu tố về kỹ thuật
+ Giống
Giống đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Nếu đầu tư giống khác
nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Giống tốt là những giống có năng suất, khả năng chịu
bệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao
+ Phân bón
Phân bón có quan hệ chặt chẽ với khả năng chống chịu sâu bệnh của rau mặc dù
cây tau là câu có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng đòi hỏi khối lượng phân

bón cũng tương đối nhiều, song không phải lúc nào lượng phân bón cũng tỷ lệ với năng
suất rau. Đặc biệt chú ý đến từng loại cây trồng mà có sự phối trộn tỷ lệ khác nhau giữa

11


các loại phân bón. Ví dụ : đối với rau ăn lá thì dung nhiều phân đạm, rau ăn củ, quả
dung nhiều phân lân.
+ Kỹ thuật canh tác
Trong trồng trọt nói chung và đặc biệt là trồng rau nói riêng thì kỹ thuật canh tác
có vai trò vô cùng quan trọng. Các công việc như làm đất, làm cỏ, tưới nước, phun
thuốc trừ sâu…. Là những biện pháp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độ
thoáng khí, nồng độ CO2 trong đất, độ ẩm thích hợp để cho rau sinh trưởng phát triển
tốt. Nếu có chế độ chăm sóc thường xuyên và hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại
(Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
+ Bảo vệ thực vật
Đây là yếu tố quan trọng không kém khâu chọn giống, yếu tố này quyết định
đến sản lượng cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân bảo vệ cây trồng, tránh
được sự phá hoại của các loài dịch hại từ đó tăng năng suất mùa vụ.
- Yếu tố về kinh tế xã hội
+ Vốn
Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, do đó nó đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị sản
xuất. Vốn để phục vụ quá trình sản xuất rau của các hộ nông dân không cần nhiều
nhưng bắt buộc cần phải có để mua các nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón,
thuốc sâu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp do
đối tượng sản xuất là sinh vật nên trong quá trình sản xuất không thể tránh được những
rủi ro và để khắc phục những rủi ro này cũng cần phải có vốn.
Ngoài những nguồn vốn thể hiện bằng hiện vật, thì vốn bằng tiền cũng rất quan
trọng trong quá trình sản xuất. Nếu nông hộ có vốn đầu tư lớn thì sẽ rất chủ động trong

quá trình sản xuất hơn hẳn các nông hộ có nguồn lực về vốn trung bình hoặc nghèo. Vì
họ không đủ nguồn lực trong quá trình sản xuất, thường xuyên phải đi vay vốn, hạn
chế trong các khâu đầu tư nên sản lượng rau thường thấp hơn và thu nhập cũng thấp
hơn.

12


+ Lao động
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các ngành sản
xuất kinh doanh. Nhưng trong nông nghiệp, lao động không phải là yếu tố quan trọng
bậc nhất bởi lao động nông nghiệp chỉ cần một số lượng ít và chỉ tập trung vào mùa vụ.
Tuy nhiên hiện nay hiện tượng quá nhiều thanh niên lên thành phố kiếm việc đang
khiến nông thôn ngày càng thiếu lao động dẫn đến tăng chi phí thuê lao động trong
mùa vụ và tăng chi phí sản xuất của các hộ nông dân.
+ Thị trường
Thị trường luôn là khâu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị
trường tiêu thụ rau cũng vậy, do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nên yếu tố
này ngày càng quan trọng hơn, nó ảnh hưởng đến quyết định có sản xuất nữa hay
không của người sản xuất hay nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành.
+ Chính sách nhà nước
Cơ chế chính sách của nhà nước tác động trực tiếp đến tình hình chung của một
số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất bởi các chính sách giá
cả, chính sách tiêu thụ sản phẩm thì nhà nước còn cần chú ý đến các chính sách về đầu
tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến, thu
mua nông sản để nông dân yên tâm sản xuất. Đối với sản xuất RAT thì chính sách của
nhà nước, của địa phương lại càng có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện
nay rất nhiều địa phương có các chính sách tốt cùng với chính sách hỗ trợ của trung
ương giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất RAT. Các chính sách này được thể hiện như:
tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân, xây dựng mô hình để nông dân

học tập, cho vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập
trung…..
2.1.2 Lý luận về VietGAP
2.1.2.1 GAP là gì ?

13


Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử
dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai,
phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng
và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích
đảm bảo an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất bảo vệ môi trường, truy
nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Quy trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practice) là một quy
trình tự nguyện đề ra những tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa những mối nguy có ảnh hưởng
đến an toàn thực phẩm, chất lương sản phẩm, môi trường và công nhân trong sản xuất,
cách xử lý rau quả trái cây tươi lúc thu hoạch và sau khi thu hoạch. Quy trình đề ra
những ứng dụng tiêu chuẩn không những cho giai đoạn canh tác sản xuất ở vườn trại,
mà còn cho cả các công ty, tổ hợp ở địa phương nơi sản phẩm được chế biến, bao bì
đóng gói để sau đó bán ra thị trường. Quy trình được biên soạn thành 4 Mô đun: (i) An
toàn thực phẩm; (ii) Quản lý môi trường; (iii) Sức khoẻ, an toàn và phúc lợi người
công nhân lao động; và (iv) Chất lượng sản phẩm để bảo đảm tất cả các nguy cơ dù
tiềm ẩn vẫn được trình bày một cách rõ ràng minh bạch (Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Cục trồng trọt – Ban chỉ đạo chương trình rau hoa quả, 2008).

Trước tình hình mậu dịch về thực phẩm ngày càng phát triển trên bình diện thế
giới cũng như trong khu vực, nhiều thành phần liên hệ trong ngành đã đề ra những yêu
cầu về quy trình nông nghiệp an toàn GAP. Thành phần liên hệ này gồm có chính phủ,
giới chế biến thực phẩm và thị trường bán lẻ, giới nông gia, giới công nhân làm việc
trong ngành nông nghiệp và giới tiêu thụ. Như vậy nhìn từ mặt sản xuất, nông gia và
nhà sản xuất sẽ phải ứng dụng những kỹ thuật thích hợp để vừa bảo đảm sản xuất mang

14


tính kinh tế cao, vừa có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn giá trị văn hoá và xã
hội. Nhìn từ mặt tiêu thụ, những quan tâm của giới tiêu dùng về tính vệ sinh an toàn và
chất lượng cao của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng sẽ được thỏa mãn.
2.1.2.2 ASEAN GAP
ASEAN GAP là một quy trình nông nghiệp an toàn có tiêu chuẩn tự nguyện ứng
dụng cho suốt quá trình sản xuất, thu hoạch và các công đoạn xử lý sau thu hoạch của
rau quả trái cây tươi cho các nước thành viên ASEAN. Các ứng dụng trong ASEAN
GAP có mục đích ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy có thể
xãy ra. Những mối nguy mà ASEAN GAP đề cập đến gồm có mối nguy về an toàn
thực phẩm; mối nguy tác động đến môi trường; mối nguy về sức khoẻ, an toàn và phúc
lợi người lao động; và mối nguy về chất lượng sản phẩm. Mục đích then chốt của quy
trình cuối cùng là tạo sự dễ dàng thuận lợi trong việc xuất nhập rau quả trái cây tươi
của các thành viên trong và ngoài khu vực ASEAN (Nguyễn Quan Vọng, 2007).
Nhờ chính sách thương mại ngày càng tự do nên mậu dịch về rau quả trái cây
tươi đã phát triển nhanh một cách toàn diện trên toàn thế giới. Thay đổi về cách sống
của người tiêu dùng ngày nay ở khu vực ASEAN và trên thế giới đã hình thành nên
những đòi hỏi về an toàn và chất lượng cao của rau quả trái cây tươi, sản phẩm được
sản xuất và xử lý theo những kỹ thuật không làm phương hại đến môi trường, cũng như
không ảnh hưởng đến sự an toàn và phúc lợi của nông dân và người lao động.
Tác động của những khuynh hướng nói trên ngày một tăng buộc các nhà bán lẻ

phải theo đúng quy trình GAP và tuân thủ những luật lệ do chính phủ đề ra về an toàn
thực phẩm; bảo vệ môi trường; và sức khoẻ, an toàn và phúc lợi của người lao động.
2.1.2.3 VietGAP trên rau
 Khái niệm VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa
là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam, là những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế
bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ

15


người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm (Quy định số 379/QĐ – BNN – KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn).
Theo bản hướng dẫn VietGAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có
thể hiểu: VietGAP là chương trình an-toàn-thực-phẩm-dùng-trong-nông-trại để sản
xuất rau quả trái cây tươi của Việt Nam. Chương trình VietGAP này luôn liên hệ với
các chương trình chất lượng & an toàn thực phẩm khác của các hệ thống cung cấp xuất
rau quả trái cây tươi ở trong và ngoài nước.
VietGAP - dựa theo chương trình ASEAN GAP vốn đặt nền tảng trên Hệ thống
phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical
Control Point; HACCP) - được biên soạn theo yêu cầu của nông gia, các nhà buôn bán
sĩ, siêu thị, nhà chế biến, nhà xuất khẩu v.v… để cung cấp một chu trình nông nghiệp
nhằm thoả mãn các đòi hỏi về an toàn vệ sinh mà thị trường và các pháp lệnh trong và
ngoài nước quy định.
VietGAP là một chương trình kiểm tra chất lượng nông trại dễ quản lý, ít tốn
kém, nhưng hiệu quả cao và thích hợp với nhiều loại xuất rau quả trái cây tươi khác
nhau. VietGAP cũng đã được giới sản xuất như các công ty bán sỉ, công ty chế biến
thực phẩm công nhận là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm độc lập có hiệu

quả, được giới tiêu thụ cũng như cơ quan kiểm sát về an toàn thực phẩm trong và ngoài
nước tín nhiệm. Chính vì vậy nên tất cả nông gia và các nhà sản xuất muốn cung cấp
xuất rau quả trái cây tươi cho chợ bán sỉ, chợ đầu mối, siêu thị hoặc công ty xuất nhập
khẩu đều buộc phải xuất trình chứng chỉ VietGAP.
VietGAP là chu trình nông nghiệp an toàn phục vụ ngành xuất rau quả trái cây
tươi Việt Nam, do công ty VietGAP Limited quản lý. Công ty VietGAP Limited là
công ty phi-lợi-nhuận (non-profit company) do các Hiệp hội về rau quả và trái cây Việt
Nam kết hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT đăng ký hoạt động để quản lý chương trình
VietGAP. Vì là công ty phi-lợi-nhuận nên hoạt động của Công ty VietGAP Limited
cần có sự yểm trợ tài chính của các hiệp hội hội viên. Ban Giám đốc (Board of

16


Directors) của VietGAP Limited có trách nhiệm soạn thảo chính sách, thủ tục và kiểm
tra các hoạt động của chương trình VietGAP. Văn phòng VietGAP (VietGAP Office)
có trách nhiệm quản lý các hoạt động từng ngày của VietGAP (Nguyễn Quang Vọng,
2008).
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn VietGAP là những tiêu chuẩn, trình tự,
hướng dẫn sản xuất rau nhằm mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người sản xuất
và tăng chất lượng cho người tiêu dùng.
 Quá trình hình thành phát triển
VietGAP – Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau an toàn tại
Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành ngày
28/1/2008 kèm theo quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN nhằm mục đích đảm bảo các
tiêu chuẩn gắt gao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm về sản phẩm rau quả và
chè tại các tỉnh trên khắp đất nước Việt Nam. VietGAP là những tiêu chuẩn của rau
quả Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó
như GlobalGAP, Asengap và các GAP khác trên thế giới (Nguyễn Quang Vọng, 2007).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng đã khẳng định

VietGAP chính là bước “chạy đà” để tiến đến hòa nhập vào GlobalGAP trong vài năm
tới, và theo dự định tiến trình hòa nhập sẽ mất khoảng 4-5 năm. Rau, quả, chè là những
đối tượng được xác định áp dụng đầu tiên; sau đó sẽ mở rộng đến gạo, mía, tiêu, điều
và các đối tượng còn lại.
Tuy mới ra đời được 2 năm nhưng tiêu chuẩn VietGAP đã được bà con nông
dân ở nhiều nơi đón nhận và tham gia thực hiện tốt. Theo Cục Trồng trọt, cả nước hiện
có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long, Bến Tre. Riêng địa bàn Hà
Nội có một giấy chứng nhận giành cho sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó theo số liệu
thống kê hiện nay Việt Nam có khoảng 800 ha rau an toàn, 5ha vải và 3.000ha thanh
long đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Riêng ở Tiền Giang, một trong những địa
phương đi tiên phong về sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GAP, đã có một số sản

17


phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như vú sữa Lò Rèn, lúa ở Mỹ Thành
Nam chiếm được độ tin cậy cao của người tiêu dùng từ đó có được giá bán cao, ổn
định.
Với việc nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất rau
an toàn theo hướng VietGAP đồng thời xây dựng các tổ chức chứng nhận VietGAP tại
nhiều tỉnh thành, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2011, tất cả các
tỉnh, thành trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn
tập trung; 50% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung (SXATTT)
bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP; 30% lượng hàng
nông sản tại các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo
VietGAP. Đến năm 2015, nước ta phấn đấu toàn bộ 100% lượng rau, quả, chè tại các
vùng SXATTT được chứng nhận, hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP;
100% các tổ chức, cá nhân tại các vùng SXATTT đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ
chế sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP. Để đạt được mục tiêu này từ năm 20102015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phát động phong trào thi đua áp dụng

VietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các
cơ quan quản lý Nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, quả; huy động sự quan tâm từ trong nước và
quốc tế để đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn
theo tiêu chuẩn VietGAP, phục vụ xuất khẩu.
 Mục đích và phạm vi của VietGAP
Mục đích của VietGAP là làm tăng sự hoà hợp (thống nhất) của quy trình GAP
của Việt Nam cho hợp vớI các nước hội viên ASEAN. Điều này sẽ làm cho việc mua
bán giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN cũng như khắp thế giới ngày thêm dễ
dàng, từ đấy cải thiện đời sống nông dân, giúp ổn định dây chuyền cung cấp thực phẩm
an toàn và bảo vệ môi trường.
Phạm vi mà VietGAP đề cập đến gồm có các phương pháp sản xuất, thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch các mặt hàng rau quả trái cây tươi trên vườn trại và kho bãi sau

18


thu hoạch, bao bì được thực hiện. Những sản phẩm có nguy cơ cao về mặt an toàn thực
phẩm như giá sống và các loại rau mầm, rau tươi ăn liền (fresh cut product) sẽ không
nằm trong phạm vi của quy trình VietGAP này (Nguyễn Quang Vọng, Hà Nội, 2007).
 Quy định
Những quy định về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của VietGAP bao gồm:
Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn
nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm có ảnh hưởng đến sự an
toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi
xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài đăng ký sản xuất, kinh doanh rau, quả, các tổ chức, cá nhân liên quan đến
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế; chứng nhận và công bố; kiểm tra và xử lý vi
phạm trong sản xuất, kinh doanh rau, quả, an toàn tại Việt Nam.

 Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và giống ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hóa chất
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý giác thải
9. Người lao động
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
(Quy định số 99/2008/QĐ-BNN, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

19


×