PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học
vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy nội dung các môn học và
nhiệm vụ của chúng có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định,
nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển
toàn diện nhân cách của học sinh, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục
phổ thông.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học dạy học các môn học nói chung, môn vật lí nói riêng,
việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ giữa
các môn học đã không được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục
phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng
như năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bị hạn chế. Góp phần khắc phục những hạn
chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đã
nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích hợp.
Vật lý là một môn học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. ngoài ra: Hóa
học, Sinh học, toán học cũng là các môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm, là môn khoa
học của sự sống, kiến thức các môn này luôn gắn liền với các yếu tố tự nhiên và có nhiều
kiến thức liên quan đến môn vật lý cho nên việc tích hợp các môn học này là khá cần
thiết.
Chúng ta đã biết “sét” có rất nhiều lợi ích tuy nhiên cũng rất nguy hiểm đối với con người
nếu như chúng ta không biết cách phòng tránh nó.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Tích hợp kiến thức môn:
Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học giảng dạy về “Sấm sét” trong bài “sự phóng
điện trong chất khí” vật lý 11 nâng cao”
2. Mục đích nghiên cứu
Tích hợp kiến thức liên môn vật lý, hóa học, sinh học, toán học trong dạy học nhằm
góp phần phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông.
Xây dựng tiến trình dạy học phần sấm sét trong bài sự phóng điện trong chất khí trong
chương trình vật lý 11 nâng cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung, kiến thức vật lý, hóa học, sinh học, toán học liên quan đến sấm sét và cách
tích hợp các kiến thức đó trong dạy học bài “sự phóng điện trong chất khí” ở chương
trình vật lý 11 nâng cao.
Phương pháp nghiên cứu
Tích cực, tự giác và chủ động trong học tập và nghiên cứu lý thuyết.
Đọc và nghiên cứu tài liệu
Thu thập thông tin trên internet, sách báo, tài liệu liên quan.
Tranh thủ sự hướng dẫn của thầy giáo và sự góp ý của các bạn sinh viên để hoàn
thành đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
4.
-
Nội dung, kiến thức vật lý, hóa học, sinh học, toán học liên quan đến sấm sét và cách
tích hợp các kiến thức đó trong dạy học bài “sự phóng điện trong chất khí” ở chương
trình vật lý 11 nâng cao.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Khái niệm dạy học tích hợp liên môn
1.1.
1.1.1.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học. “ Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy
học còn “liên môn” là đề cập đến nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn
phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì
phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc
chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn
học khác; học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng, những
thao tác để giải quyết một tình huống phức hợp – thường là gắn với thực tiễn. Chính nhờ
quá trình đó, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và
các phẩm chất cá nhân.
Như vậy, dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động
(mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các
năng lực và phẩm chất cá nhân.
1.1.2.
Mục đích của dạy học tích hợp
Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung.
Chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn học thực hành
riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại chương trình này có những hạn chế:
- Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động.
- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân (kỹ năng
giao tiếp).
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
- Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ.
- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời…
Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy nghề trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun
kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực
hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề
nghiệp. Như vậy dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm
hướng đến mục đích sau :
- Gắn kết đào tạo với lao động.
- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt
động nghề.
- Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức
chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn...
1.1.3.
Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Đối với học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có
ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp,
liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình
huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các
chủ đề tích hợp, liên môn giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự
hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn
những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có
thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình,
giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác
và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến
thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh cả ở trong và
ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong
sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ
giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên
môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy tích hợp, liên môn ngay
trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
Nguyên tắc trong dạy học tích hợp
1.1.4.
Trong dạy học, để tích hợp môn học một cách thiết thực và hiệu quả, giáo viên cần
tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Coi trọng tính đặc thù của bộ môn
Đảm bảo logic sư phạm của các phân môn
Đảm bảo tính chọn lọc
Đảm bảo tích hợp đúng thời điểm
1.1.5. Những yêu cầu đối với người giáo viên trong dạy học tích hợp
-
Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo tinh thần tích hợp, giáo viên cần có những năng
lực sư phạm thiết yếu sau đây:
Năng lực chung
- Năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của đối tượng dạy học, giáo dục.
- Năng lực xây dựng mục tiêu, kế hoạch, thiết kế các hoạt động dạy học, giáo dục.
- Năng lực triển khai chương trình dạy học, giáo dục.
- Năng lực tổ chức, thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục.
- Năng lực giải quyết những tình huống có vấn đề nãy sinh trong thực tiễn dạy
học, giáo dục.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng.
- Năng lực thiết lập mối quan hệ với các đối tượng khác
Năng lực riêng
- Năng lực phân tích chương trình học.
- Năng lực phát hiện, tổng hợp và liên hệ vấn đề
- Năng lực lựa chọn kiến thức, vấn đề.
1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.
TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
Bài dạy học tích hợp
Bài dạy tích hợp
Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả
kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần công việc
chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp của
họ.
Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng nội
dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương
ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài
dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp
các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.
Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau:
-
Chương trình đào tạo nghề
Mô đun giảng dạy
Giáo án tích hợp
Đề cương bài giảng theo giáo án
Đề kiểm tra
Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng
Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức dạy
học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình
độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian
và nội dung theo chương trình khung đã quy định.
1.2.1.2.
Giáo án tích hợp
Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp
truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm
tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù. Việc
lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt để người học
thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ đối với lao động nghề
nghiệp và cuộc sống.
Cấu trúc giáo án tích hợp
Kết hợp nghị định 62 và công văn 1610, người nghiên cứu đưa ra cấu trúc cơ bản
của giáo án tích hợp.
Thời gian thực hiện
.................................................
GIÁO ÁN SỐ:.......
Tên bài học trước:
.....................................................
Thực
hiện
ngày...........
TÊN BÀI:
từ
ngày........
đến
.......................................................................................................................................
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
.......................................................................................................................................
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
.......................................................................................................................................
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
.......................................................................................................................................
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC:
Thời gian:..............................
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC.
Hoạt động dạy học
TT
Nội dung
Hoạt động
Hoạt động
giáo viên
học sinh
Dẫn nhập:
1
Giới thiệu tổng quan về bài học. Ví Lựa chọn các Lựa chọn các
dụ: lịch sử, vị trí, vai trò, câu chuyện,
hình ảnh…liên quan đến bài học.
hoạt động
hoạt động
phù hợp.
phù hợp
Giới thiêu chủ đề:
- Tên bài học:
- Mục tiêu:
- Nội dung bài học:(Giới thiệu tổng
2
quan về quy trình công nghệ hoặc trình Lựa chọn các Lựa chọn các
tự thực hiện kỹ năng cần đạt được theo
mục tiêu của bài học)
+ Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)
+ Tiểu kỹ năng 2 (công việc 2)
+ Tiểu kỹ năng n (công việc n)
hoạt động
hoạt động
phù hợp
phù hợp
Thời
gian
Giải quyết vấn đề
1. Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1)
a. Lý thuyết liên quan: (chỉ dạy những
kiến thức lý thuyết liên quan đến tiểu kỹ
năng 1)
3
b. Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban
đầu thực hiện tiểu kỹ năng 1)
Lựa chọn các Lựa chọn các
hoạt động
hoạt động
phù hợp
phù hợp
c. Thực hành: (hướng dẫn thường xuyên
thực hiện tiểu kỹ năng 1)
……………………………….
n. Tiểu kỹ năng n (công việc n)
Lựa chọn các Lựa chọn các
(Các phần tương tự như thực hiện tiểu
hoạt động
hoạt động
kỹ năng 1)
phù hợp
phù hợp
Kết thúc vấn đề
- Củng cố kiến thức: (nhấn mạnh các
kiến thức lý thuyết liên quan cần lưu ý)
- Củng cố kỹ năng: (cũng cố các kỹ năng
4
cần lưu ý; các sai hỏng thường gặp và Lựa chọn các Lựa chọn các
các cách khắc phục...)
- Nhận xét về kết quả học tập: (đánh giá
hoạt động
hoạt động
phù hợp
phù hợp
Lựa
Lựa
về ý thức và kết quả học tập)
- Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau:
(về kiến thức, về vật tư, dụng cụ...)
Hướng dẫn tự học
- Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến
5
nội dung của bài học để học sinh tham chọn các hoạt
chọn các
khảo
động
hoạt động
phù hợp
phù hợp
- Hướng dẫn tự rèn luyện.
III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
.......................................................................................................................................
................
TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN
1.2.2.
Ngày.... tháng.... năm
GIÁO VIÊN
Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, thì quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau:
Hình 1.9: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp
Xác định các bài dạy tích hợp thông qua hoạt động phân tích nghề, các bài dạy tập
trung hướng đến hình thành các năng lực, phần lý thuyết trong bài dạy là kiến thức lý
thuyết mới, phục vụ cho việc thực hành kỹ năng.
Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp
Hình 1.10: Các bước biên soạn giáo án tích hợp
Xác định mục tiêu của bài học
Để xác định mục tiêu của giáo án cần: Tham khảo mục tiêu của mô đun trong hệ
thống các mô đun của chương trình đào tạo nghề và phiếu phân tích công việc, xác định
vị trí của mô đun, bài trong chương trình đào tạo nghề, từ đó xác định chi tiết mục tiêu
học tập của từng bài ở 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Xác định nội dung bài học
Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đưa vào
bài quá nhiều kiến thức mà không phân biệt được kiến thức chính yếu với kiến thức thứ
yếu hoặc ngược lại làm bài dạy tích hợp sơ lược, thiếu trọng tâm. Ngoài ra, dựa vào mục
tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic,
chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng.
-
Xác định các tiểu kỹ năng cần thực hiện trong bài học
Xác định những kiến thức liên quan đến các tiểu kỹ năng
Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS
Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu
HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác
Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học
HS phải học cách tìm kiếm thông tin
HS bộc lộ năng lực
HS rèn luyện để hình thành kỹ năng nghiệp
Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được
phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy
Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy
Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương
tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học.
Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
Trong việc xác định thời gian thực hiện giáo án cần chú trọng thời gian dạy - học
tiểu kỹ năng.
Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án:
Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái
độ mà học sinh lĩnh hội được.
Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp
Bài dạy tích hợp tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ
thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức
hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều
tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng.
Hình 1.11: Hoạt động của GV và HS trong từng tiểu kỹ năng
Bước 4:Kiểm tra đánh giá
-
Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo
mục tiêu bài học đề ra.
-
Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội
dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một
tốt hơn.
Kết luận: Trên đây là 4 bước cơ bản để tổ chức dạy học tích hợp. Bốn bước này có
mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, giúp người giáo viên tổ chức dạy học tích hợp
thành công.
1.2.3.
Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp
Bên cạnh quy trình tổ chức dạy học đã nêu, để tổ chức dạy học tích hợp thành công
cần có các điều kiện sau:
-
Chương trình đào tạo: Chương trìnhđào tạo được xây dựng mới theo hướng mô đun hóa
-
và định hướng đầu ra là năng lực hành nghề.
Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành
động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ
năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho
-
người học năng lực thực hành nghề.
Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển
-
phù hợp với mô đun đào tạo.
Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên
phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ
năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời
gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành
-
hoạt động của người học.
Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học
đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu
-
kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa
là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó
và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý
thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học,
cũng như dụng cụ thực hành kỹ năng, cụ thể phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý
thuyết và thực hành: hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên do
đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý
thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích
phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ
trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh.
Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP
2.1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
Tích hợp kiến thức môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học giảng dạy về “Sấm
sét” trong bài “sự phóng điện trong chất khí” vật lý 11 nâng cao.
Bài “dòng điện trong chất khí- Tiết 32,33-sách giáo khoa vật lý 11 nâng cao”, giáo
viên tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về sấm sét và lợi ích
của sấm sét.
2.2. MỤC TIÊU DẠY HỌC
a) Về kiến thức
* Môn vật lý:
+ Nêu được các định nghĩa về quá trính dẫn điện tự lực của chất khí; tia
lửa điện,hồ quang điện.
+ Nêu được điều kiện phát tia lửa điện và hồ quang điện
+ Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.
+ Nêu được quá trình hình thành sấm sét
* Môn hóa học:
- Học sinh viết được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có tia lửa
điện.
* Môn sinh học:
- Học sinh nêu được tác dụng của khí Ôzôn với môi trường không khí.
- Học sinh nêu được tác dụng của các gốc NO
-
3
, NH
+
4
được tạo ra với sự phát
triển của thực vật trên trái đất.
b) Về kỹ năng
* Môn vật lý:
- Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống Sét.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng phóng điện trong không
khí.
* Môn hóa học:
- Vận dụng được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có tia lửa điện
trong sản xuất nông nghiệp.
* Môn sinh học:
- Có kỹ năng xác định thời điểm gieo cấy để tận dụng nguồn đạm trong bầu khí
quyển nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
* Môn toán:
- Tính toán được một cách tương đối lượng đạm trời cung cấp
* Kĩ năng sống:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm.
c) Về tư duy, thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao
động.
Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Vật
lý, Hóa học, Sinh học, vào giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế liên quan đến
sấm sét, tính toán được một vài thông số liên quan để áp dụng vào trong thực tiễn đời
sống và sản xuất.
2.3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Khối lớp 11- nâng cao
- Học sinh học đến tiết 32-33. Dòng điện trong chất khí (chương trình nâng cao)
2.4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Bài học góp phần giáo dục tính tổ chức, tinh thần làm chủ và hợp tác trên những
hoạt động thực tế.
Bài học làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm cho việc
học của học sinh thêm hứng thú, sinh động tạo cho học sinh lòng hăng say, yêu công việc
đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.
Bài học góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Thông qua đó kiến thức
học sinh thu nhận được sâu sắc hơn. Học sinh được mở rộng kiến thức và được thu nhận
kiến thức dưới nhiều hình thức và có liên hệ với thực tiễn.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán học, Hóa học, Sinh học vào môn
Vật lý rất quan trọng, giúp cho kiến thức học sinh được bao quát, đầy đủ ý hơn. Như vậy,
kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm
ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống
trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong
một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không
chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
- Máy vi tính.
- Sách giáo khoa vật lý 11.
- Các nguồn thông tin, tài liệu về sét.
- Hình vẽ minh họa về cột thu lôi chống sét.
2.6. NỘI DUNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN
*Theo kiến thức môn Vật lý:
Quá trình tạo ra Sấm sét có thể tóm gọn lại như sau:
- Khởi đầu bằng chu trình nước. Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt
trời, bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn
thấy mây trên bầy trời.
- Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các
đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự
chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới.
- Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự
chênh lệch điện tích càng lớn, điện trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức
nào đó, sẽ làm không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua
khu vực không khí bị ion hoá này tạo thành Sấm.
- Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường âm phía dưới
các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con người) sẽ mất electron và tích
điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốt nóng mạnh, giãn ra đột ngột và
kéo theo đó là tiếng sét nổ ngay sau đó.
- Khi gần có sét, cường độ điện trường lớn ở gần mặt đất, quanh khu vực này bị ion hóa.
Các ion cùng đấu với điện tích với mũi nhọn thí bị đẩy ra xa nó, các ion trái dấu thì đi về
mũi nhọn, bị mụi nhọn “hút” vào. Do đó, điện tích trên mũi nhọn mất dần. Dựa vào đây
người ta chế tạo cột thu lôi chống sét.
+ Biện pháp phòng tránh sét đánh
Sét thường xảy ra cùng với dông tố, lốc, mưa to, mưa đá. Khi có dông tố, lốc, mưa to,
mưa đá ập tới; người và gia súc phải tìm nơi trú ẩn ở chỗ chắc chắn như trong nhà, trong
chuồng. Ẩn núp dưới các bàn gỗ chắc chắn, dùng đệm chăn che phủ lên.
Nếu đang đi ở trên đường, trên đồng ruộng phải tìm nơi trú ẩn an toàn, xa các đường
dây điện, các cây và các công trình kiến trúc dễ đổ vỡ; ngồi xuống thấp và thu mình lại,
tìm cách che đầu, nếu không có gì che thì che bằng đôi tay; có thể che người bằng tấm
vải nhựa hoặc tấm vải ny lông.
Nếu đang đi bằng phương tiện xe có động cơ phải tìm chỗ trú ẩn an toàn ngay, tắt máy
nổ, tắt điện xe. Người phải trú ẩn xa xe một khoảng cách an toàn để đề phòng sét đánh.
Tuyệt đối không được dùng điện thoại khi có dông tố, lốc ập tới để phòng chập điện và
sét đánh. Nên rút tất cả công tắc điện ra khỏi các đồ dùng bằng điện.
Không được lội qua suối, vượt sông lúc đang có dông tố, lốc, mưa lớn, mưa đá ập tới vì
sẽ có lũ quét tới, có sóng to, gió lớn.
Nên đội các loại mũ cứng, mũ bảo hiểm để phòng các vật rơi, mưa đá gây chấn thương
sọ não.
Có kế hoạch đặt các ống thu lôi khi xây dựng những công trình kiến trúc, nhà kho, đặc
biệt các kho chứa nhiên liệu, vũ khí đạn dược, chất cháy nổ...; những nơi công cộng như
nhà trường, câu lạc bộ; nhà ở cao tầng, nhà ở các khu vực thường hay có dông sét và có
ống khói cao...
Nên trồng các cây to có bộ rễ ăn sâu xuống những lớp đất có độ ẩm cao như cây đa,
cây sến, cây sồi... ở xa nhà có người ở.|
Khi có dông sét, phải đóng kín các cửa nhà ở, tránh gió lùa không khí ẩm vào.
Rời bỏ và để xa người tất cả các dụng cụ, trang bị, vật liệu, đồ dùng cá nhân có chất
kim loại, nông cụ, thiết bị bằng kim loại. Không được đứng, ngồi cạnh cột điện, dưới dây
tải điện, các cần ăng ten.
Ngồi trong nhà ở trên nền khô, trên giường, không để chân tiếp xúc trực tiếp với mặt
đất.
Nếu ở ngoài trời, không nên trú ẩn dưới các cây to, bụi cây mà cần tìm nơi khô ráo,
ngồi xổm xuống thu mình lại; trùm kín lên người, kể cả đầu bằng tấm vải nhựa hoặc tấm
vải ny lông dày, trên đầu có đệm thêm một túi ny lông nhỏ. Thực hiện được như vậy mới
có thể ngăn cách luồng điện do sét đánh xuống sẽ bị cách điện, cơ thể không thành vật
dẫn điện. Túi ny lông nhỏ hoặc loại mũ nhựa cứng không có linh kiện bằng kim loại đội
trên đầu sẽ tránh được tác dụng nhiệt của luồng sét gây bỏng với nhiệt độ cao đến sọ não.
Không được tỳ thân hoặc bộ phận cơ thể như tay, chân... vào thân cây hay bức tường ẩm
khi đang có dông tố, lốc có sét. Tuyệt đối không được nằm trên mặt đất.
Nếu đang ở trên tàu, xe lớn; nên tìm chỗ ngồi xa các vật kim loại. Không được dựa hay
tựa vào các cột thuyền buồm. Ở trên ghe, tàu, thuyền; phải ngồi trên nền gỗ khô, không
gần các vật kim loại, không cho chân xuống nước.
Nếu đang sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân như đi xe các loại, thuyền, ghe...
phải ngừng ngay hoạt động và tìm nơi trú ẩn an toàn như đã nêu ở trên. Khi đang bơi lội,
phải rời chỗ bơi lội, lên bờ ngay và tìm nơi trú ẩn an toàn vì sét đánh xuống nước, luồng
điện do sét tạo ra có thể truyền trong nước.
Cần nhớ rằng sét có thể đánh xuống ở một vị trí nào đó không chỉ một lần, vì vậy
không nên chủ quan.
Khi gặp trường hợp người bị sét đánh, phải thực hiện việc cấp cứu ngay tại chỗ, không
được di chuyển nạn nhân đi xa. Nếu nạn nhân bị ngừng thở, ngừng tim do sét đánh; phải
tiến hành cấp cứu bằng phương pháp ấn bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi
ngạt cho đến khi có mạch đập, nhịp tim đập trở lại mới được chuyển nạn nhân đến cơ sở
y tế nơi gần nhất để tiếp tục điều trị.
*Tích hợp kiến thức môn Hóa học:
Sấm sét tạo ôzôn cho tầng khí quyển
Chúng ta được biết ôzôn giúp Trái đất trong lành hơn, nhờ nó hấp thụ bức xạ cực
tím từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Vậy nguồn ôzôn từ đâu mà có? Phản ứng hóa học:
2O2 (tia lửa điện)—> O3 + [O]
Đây là phàn ứng thuận nghịch. [O] là oxi nguyên tử, các [O] tự’ kết hợp với nhau tạo
ngược thành O2, tham gia ngược lại phản ứng.
Có thể viết gọn : 3 O2 —> 2O3
Ozon có tính oxi hỏa rất mạnh, mạnh hơn O 2 rất nhiều, Ozon tồn tại chủ yếu ở tầng bình
lưu của khí quyển.
Trong không khí, nito tồn tại dạng nito phân tử có liên kết 3 bền vững, nên rễ cây
không hấp thụ được. Tuy nhiên, nhờ vào sấm sét, một lượng N 2 trong không khí chuyển
hóa theo sơ đồ của phản ứng:
N2 + O2 = 2NO
2NO + O2 = 2NO2 + H2O
4NO2 + O2 + 2H2O = 4HNO3
HNO3 H+ + NO3*Tích hợp kiến thức môn Sinh học:
Sấm sét giúp tăng khả năng sinh trưởng cho cây
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, vào những vụ lúa chiêm xuân, những cơn mưa
rào mang theo dưỡng chất thiên nhiên, rất tốt cho cây cối, hoa màu, đặc biệt là cây lúa
nước. Nhờ có đạm tự nhiên, lúa bén rễ và phát triển nhanh, tốt tươi. Vì vậy, mà ông cha ta
có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Nếu không có sấm sét thì trong vòng vài giờ, trái đất sẽ mất vào các lớp trên của
khí quyên toàn bộ điện tích âm mình, lượng điện tích cần cho sự tồn tại cùa Nitơ ở dạng
thực vật dễ hấp thụ. Rễ cây chỉ hấp thụ được nito dạng nitrat (NO3 -) và amôn (NH4+) cho
quá trình phát triển.
*Tích hợp kiến thức môn Toán:
Theo các nhà khoa học, mỗi năm ở nước ta trung bình một ha đất nhận được trên
50kg Nitơrat và gần 20kg Amôniắc từ mưa dông – các chất đạm này được hình thành từ
Nitơ trong quá trình phóng điện.
Diện tích nông nghiệp nước ta lớn nên lượng Amôniắc nhận từ thiên nhiên và số
tiền tiết kiệm không phải mua phân bón là rất lớn.
2.7. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: (5 phút) Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Đặt câu hỏi kiểm tra bài củ:
Em hãy nêu bản chất của dòng điện trong
chất khí, vẽ đồ thị và giải thích sự phụ
thuộc của cường độ dòng điện trong chất
khí vào hiệu điện thế?
Hoạt động của học sinh
Lên bảng trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: (3 phút) Đặt vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV Đưa ra một số câu hỏi tình huống để tích hợp kiến
thức liên môn:
Câu hỏi 1. Tại sao về mùa hè thường hay có mưa dông,
sấm sét và sau những cơn mưa này thường thấy không Chú ý lắng nghe
khí rất là trong lành?
Câu hỏi 2. Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Để trả lời các câu hỏi này thì chúng ta đi vào tìm hiểu
một số kiến thức liên môn
Hoạt động 3:(12 phút) Tìm hiểu về tia lửa điện
Hoạt động của giáo viên
Trình chiếu video về tia
lửa điện.
Giáo viên phát phiếu học tập
cho học sinh và yêu cầu học
sinh làm việc theo nhóm trả
lời các câu hỏi:
1. Khi điện trường trong
không khí rất mạnh (cỡ hàng
triệu V/m) có hiện tượng gì
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
IV. Các dạng phóng điện
Quan sát video
trong không khí ở áp suất
thường.
Thảo luận nhóm để trả lời 1. Tia lửa điện..
các câu hỏi của giáo viên:
Tia lửa điện là quá
trình phóng điện tự lực xảy
ra trong chất khí khi có tác
- Khi điện trường lớn có thể dụng của điện trường đủ
xuất hiện sự phóng điện hình mạnh để làm ion hóa khí,
tia gọi là tia lửa điện.
biến phân tử khí trung hòa
xảy ra? Tại sao?
thành ion dương và electron
- Tia lửa điện không có tự do.
2. Tia lửa điện có dạng hình dạng nhất định thường là
gì? Tạo sao?
một chùm tia ngoằn ngoèo.
3. Nguyên nhân chủ yếu của - Nguyên nhân tạo ra các hạt
sự phóng điện hình tia?
tải điện trong tia lửa điện là
do ion hóa va chạm.
5. Ngoài nguyên nhân trên
còn có những nguyên nhân
gì?
Nhận xét câu trả lời của học
sinh và rút ra kết luận
- Tích hợp hoạt động của
hệ thống đánh lửa; đèn
tiết kiệm điện...
+ Em hãy nêu các ứng dụng
của tia lửa điện trong kỹ
thuật và đời sống?
+ Trình chiếu hình ảnh về
hệ thống đánh lửa; đèn
huỳnh quang
- Ngoài ra còn có sự ion hóa
do tác dụng của bức xạ phát
ra trong tia lửa điện.
Nêu một số ứng dụng của
của tia lửa điện trong kỹ
thuật và đời sống
- Xem, quan sát
Hoạt động 4: (10 phút)Tìm hiểu về sét
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Khi về mùa hè thường hay
Hiện tượng Sấm sét trong có mưa dông. Sét là tia lửa
thực tế xảy ra lúc nào? điện khổng lồ phát sinh do
Nguyên nhân gây ra Sấm sự phóng điện giữa các đám
sét?
mây tích điện trái dấu hoặc
giữa đám mây tích điện trên
mặt đất.
Tại sao trong Sấm sét Do áp suất tăng đột ngột gây
thường kèm theo tiếng nổ ra tiếng nổ gọi là sấm (giữa
lớn? Khi nào gọi là Sấm? các đám mây), gọi là Sét
Nội dung chính
2. Sét.
- Sét là tia lửa điện khổng lồ
phát sinh do sự phóng điện
giữa các đám mây tích điện
trái dấu hoặc giữa đám mây
tích điện và mặt đất.
- Mặt đất tích điện là do
hưởng ứng tỉnh điện.
Khi nào gọi là Sét ?
Giáo viên yêu cầu HS trả lời
C3:
Tại sao lức có Sét, mặt đất
lại tích điện để có thể xảy ra
sự phóng điện giữa đám mây
tích điện và mặt đất?
- Phòng chống sét đánh
+ Trình chiếu hình ảnh,
video về sấm sét.
+ Sét gây ra những hậu quả
rất khủng khiếp, vậy các em
hãy đưa ra những biện pháp
để phòng chống sét đánh?
+ Trình chiếu thuyết trình
biện pháp để phòng chống
sét đánh.
(giữa đám mây và mặt đất)
Thảo luận nhóm trả lời câu
hỏi C3.
- Do đám mây tích điện lớn
nên xảy ra hiện tượng nhiễm
điện do hưởng hứng ở mặt
đất.
- Xem, quan sát
Cột thu lôi làm bằng những
cột nhọn bằng kim loại, đặt
lên chỗ cao của nhà, hoặc
các công trình xây dựng và
được nối đất cẩn thận bằng
dây dẫn với một thanh kim
loại chon sâu xuống đất. Khi
có cơn dông, điện tích từ
đám mây sẽ qua cột chống
sét xuống đất một cách từ từ,
không gây ra hiện tượng sét.
+ Thảo luận nhóm cử đại
diện trình bày những biện
pháp để phòng chống sét
đánh
Yêu cầu thảo luận nhóm trả
lời C4:
Giải thích rõ hơn tác dụng
của cột chống Sét?
Thảo luận nhóm cử đại diện
trả lời câu hỏi C4.
Hoạt động 5:(10 phút) Tích hợp kiến thức liên môn
Sử dụng kiến thức hóa
học:
Hãy giải thích sự hình Oxy trong không khí gặp
thành khí Ôzôn khi có Sấm điều kiện tia lửa điện:
sét?
2O2 (tia lửa điện)—> O3 +
[O]. Các [O] tự kết hợp với
nhau tạo ngược thành O2,
tham gia ngược lại phản
ứng. Có thể viết gọn : 3 O2
—> 2O3
Do trong không khí có
khoảng 80% Nitơ và 20 %
oxi. Khi có sấm chớp ( tia
lửa điện) thì N2 và O2 trong
không khí tác dụng với nhau
tạo thành khí NO2. hòa tan
trong nước mưa tạo ra HNO 3
rơi xuống đất tác dụng với
các chất kiềm có trong đất
tạo ra muối nitrat giúp cây
hấp thụ để phát triển.
Vì sao sau những cơn mưa Ôzôn có tính oxi hóa rất
thì không khí rất là trong mạnh, mạnh hơn O2 rất
lành?
nhiều, có tính khử độc.
Ôzôn tồn tại chủ yếu ở tầng
bình lưu của khí quyển.
Ôzôn giúp Trái đất trong
lành hơn, nhờ nó hấp thụ
bức xạ cực tím từ Mặt trời
chiếu xuống Trái đất. Do đó
sau những trận mưa giông,
sấm sét thì không khí
thường rất trong lành.
Sử dụng kiến thức sinh
học:
Yêu cầu Hs thảo luận
nhóm giải thích câu ca
dao:
Thảo luận nhóm cử đại diện
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ lên trình bày.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ
mà lên”
Ở điều kiện bình thường rễ Rễ cây không hấp thụ ni tơ
cây có hấp thụ được nitơ
phân tử vì ni tơ trong không
không?
khí là dạng ni tơ phân tử có
liên kết 3 bền vững ,dạng
khí trơ.
Người ta ước tính lượng
điện năng tích được một lần
sét đánh có thê kéo một
đoàn tàu 14 toa chạy 200km.
cây hấp thụ dạng nitơ
dạng nitrát (NO3- ) và amôn Hay một tia sáng thông
nào?
(NH4+)
thường có thể thắp sáng
bóng đèn 100W trong 3
tháng.
Sử dụng kiến thức hóa
học:
Hs: Trong cơn giông có
sấm sét và mưa, 1 lượng
Khi có sấm sét thì Nitơ
nhỏ N2 trong không khí bị
tham gia chuỗi phản ứng
ôxy hóa ở nhiệt độ và áp
hóa học nào để tạo ra các
gốc nitrát (NO3- ) và amôn suất cao tạo ra NO 3 . Phản
ứng như sau:
(NH4+)?
N2 + O2 = 2NO
2NO + O2 = 2NO2 + H2O
4NO2+O2+2H2O=4HNO3
HNO3 = H+ + NO-3
Trong phân bón cây
thường có những thành
phần nào?
gốc nitrát (NO3- ) và amôn
(NH4+) có tác dụng gì đối
với cây trồng?
Nhờ có đạm tự nhiên, lúa
bén rễ và phát triển nhanh,
tốt tươi.
Sử dụng kiến thức Sinh
học:
Chất đạm (N), lân (P), kali
(K).
Amôn (NH4+) và quá trình
amôn hóa gốc nitrát (NO3-)
để hình thành NH4+ tạo
hành axit amin giúp cây
phát triển.
Sử dụng kiến thức toán
Yêu cầu học sinh tính toán học:
lượng Amôniắc nhận từ
thiên nhiên và số tiền tiết
Hs: thảo luận nhóm trả lời
kiệm không phải mua
phân bón?
Theo các nhà khoa học, mỗi
năm ở nước ta trung bình
một ha đất nhận được trên
50kg Nitơrat và gần 20kg
Amôniắc từ mưa dông.
Hoạt động : (5 phút) Tìm hiểu về hồ quang điện
Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh mô tả việc
hàn điện.
- Giới thiệu hồ quang điện.
- Trình chiếu vi deo về hồ
quang điện.
-Yêu cầu hs nêu các hiện
tượng kèm theo khi có hồ
quang.điện.
- Giới thiệu điều kiện để có
hồ quang điện.
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Định nghĩa
- Mô tả việc hàn điện.
Hồ quang điện là quá trình
phóng điện tự lực xảy ra
- Ghi nhận khái niệm.
trong chất khí ở áp suất
thường hoặc áp suất thấp
Quan sát
đặt giữa hai điện cực có
hiệu điện thế không lớn.
- Nêu các hiện tượng kèm
Hồ quang điện có thể kèn
theo khi có hồ quang.điện.
theo toả nhiện và toả sáng
rất mạnh.
* Điều kiện tạo ra hồ
- Ghi nhận điều kiện để có quang điện
hồ quang điện.