Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nguyên tắc Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp Luật Đất Đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.09 KB, 6 trang )

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. Đất là tài nguyên sản xuất và
việc sử dụng đất hiệu quả đem lại công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm, thu nhập và
là nguồn cung cấp cho chi tiêu của gia đình và kinh doanh. Trong đó đất nông
nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của quốc
gia, điều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử hang ngàn năm nước ta.
Trước hết ta cần phãi hiểu đất nông nghiệp là gì ?
Theo khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp bao gồm
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
Như vây, về mặt pháp luật, đất nông nghiệp là một khái niệm được quy định rõ
ràng và cụ thể không chỉ bao gồm đất đai để trồng hoa màu như nhiều người lầm
tưởng mà cả đất rừng, đất chăn nuôi, đất nuôi trồng, đất sản xuất đều có thể là đất
nông nghiệp.
Một khi nhắc đến Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến một đất nước gắn
liền với nền truyền thống lúa nước, gắn liền với một nền nông nghiệp lâu đời. đồng
thời thì Việt Nam cũng được biết đến là một đất nước dẫn đầu trong việc xuất khẩu
lúa gạo.


Mặc dù đã xác định rõ vai trò quan trọng của đất nông nghiệp đối với Việt Nam


nhưng hiện nay việc đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là một thực trạng đáng
báo động đối với nước ta.
Việc dân số Việt Nam ngày càng tăng đã gây áp lực cho nhu cầu khai thác, sử
dụng đất nói chung, trong đó có đất nông nghiệp. Trong khi đất nông nghiệp hiện
còn rất manh mún, với khoảng 70 triệu thửa.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc chuyển diện tích đất trồng
lúa, đặc biệt là đất trồng lúa có khả năng nông nghiệp cao sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp chưa được cân nhắc một cách đầy đủ. Những khu công
nghiệp, đô thị đa phần đều sử dụng quỹ đất "bờ xôi, ruộng mật".
Nhiều diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã bị thu hồi, san lấp mặt bằng nhưng
vẫn bỏ hoang, không xây dựng công trình. Mặt khác, Việt Nam được dự báo là một
trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng nước biển dâng cao
do biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi
trường về "Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam", nếu nhiệt
độ tăng thêm 2°C, mực nước biển dâng cao thêm 1m thì trong 100 năm tới vùng
đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có 1,5 - 2,0 triệu ha, vùng đồng bằng Sông Hồng có
0,3 - 0,5 triệu ha đất nông nghiệp (chủ yếu là đất lúa) bị ngập hoặc nhiễm mặn
không thể trồng lúa được.
Đây là nguy cơ lớn đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của
đất nước, đặt ra yêu cầu cần phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ quỹ đất trồng
lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Sản xuất nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
người dân mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Việc quy
định các chế định về đất nông nghiệp phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy sản xuất
phát triển, các hộ nông dân yên tâm vào đầu tư sản xuất. Ngược lại, nếu Nhà nước
quy định chưa phù hợp thì không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà
việc sử dụng đất nông nghiệp cũng không mang lại hiệu quả.
Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, nhiệm vụ sử
dụng bền vững, hiệu quả để bảo vệ đất nông nghiệp cần phải được quan tâm hàng
đầu không phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển

bền vững và đồng bộ của kinh tế - xã hội.
Chính là lý do trên mà nhà nước ta đã đưa ra 5 nguyên tắc để bảo vệ đất đai trong
đó đặc biệt có nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.


Nguyên tắc này đã được Luật Đất đai 2013 thể chế hóa trong các nội dung như sau:
Thứ nhất,hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử
dụng với mục đích khác.Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã thúc
đẩy người sử dụng đất chuyển đất nông nghệp sang các mục đích sử dụng
khác( Khoản 1 Điều58 Luật Đất đai năm 2013 ). Đây là một trong những nguyên
nhân khiến cho quỹ đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Khi chuyển đổi đất
nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác thì dẫn tới một loạt các hệ quả như
lao động nông thôn mất việc, quyền và lợi ích chính đáng của một bộ phận dân cư
không được đảm bảo.Cùng với đó là tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp với tốc
độ nhanh và quy mô lớn,năm sau cao hơn năm trước dẫn tới nhiều bất cập và hạn
chế,người sử dụng đất vướng phải nhiều khó khăn trong lao động và sản xuất. Tình
trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo ở nhiều địa phương chưa được giải quyết
thỏa đáng.
Chính vì lẽ đó luật đất đai khẳng định nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ
đất nông nghiệp, nhấn mạnh việc hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng
với mục đích khác. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng không được
chuyển qua sử dụng với mục đích khác theo quy định tại điểm b khoản3 điều 131
Luật Đất đai 2013. Đất trồng lúa theo quy định tại điều 134 hạn chế chuyển sang
sử dụng với mục đích phi nông nghiệp. Để thực hiện việc chuyển đổi cần phải có
tầm nhìn xa và xem xét đến nhiều khía cạnh khác để giữ gìn và hạn chế đến mức
thấp nhất quỹ đất nông nghiệp bị chuyển đổi.
Thứ hai, đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà
nước giao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử dụng
đất( Điều 54 Luật Đất đai 2013 ). Nội dung này thể hiện được sự quan tâm của nhà
nước trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiêp vào sản

xuất.Ở nước ta đất nông nghiệp sử dụng với quy mô không giống nhau ở từng địa
phương,có thể tập trung hoặc manh mún. Do đó việc quy định hạn mức sử dụng
đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng (Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 )
có ý nghĩa rất cần thiết, tạo cho người sử dụng đất tâm lý tốt, khuyến khích được
việc tăng gia sản xuất. Đối với đất thu hồi vi mục đích quốc phòng, an ninh hoặc
phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích cộng đồng thì được bồi thường chi phí đầu tư ( Đ
iều 76, Điều 77 Luật Đất Đai năm 2013 ), chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu
hồi đất ( Điểm b khoản 2 điều 83 Luật Đất đai 2013). Như chúng ta nhận thấy phần


lớn nông nghiệp nước ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên,người nông dân phải
đối mặt với nhiều khó khăn chẳng hạn các loại thuế, được mùa mất giá, được giá
mất mùa,...Nếu như nhà nước không quan tâm tạo điều kiện cho người sử dụng đất
nông nghiệp thì có lẽ sẽ có một cơ số người không dám mạnh dạn đầu tư vào nông
nghiệp, họ sẽ tính đến việc chuyển đất sang mục đích sử dụng khác.Vậy nên theo
những quy định nêu trên chắc chắn phần nào giảm bớt gánh nặng cho người sử
dụng đất rất nhiều.Từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng bám đất sản xuất
và khai thác có hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chế
việc lập mới trên đất trồng lúa ( Khoản4 điều 143 Luật Đất đai 2013 ). Chỗ ở cho
người dân nông thôn cần phải tận dụng khu dân cư sẵn có, hạn chế mở rộng khu
dân cư trên đất nông nghiệp.Thực tiễn cho thấy, nước ta là một nước đang phát
triển và đang trên đà công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ,việc lấn chiếm đất sử dụng
cho nông nghiệp để sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình đô thị là không
tránh khỏi.Và đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới việc thiếu đất ở do đó nông nghiệp
phải có những biện pháp nhằm dung hòa và sắp xếp lại trât tự này, đảm bảo người
dân có đủ đất để ở nhưng không lấn chiếm phần đất nông nghiệp.
Cuối cùng, là Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điêu kiện cho
các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hóa, lấn biển,... để mở rộng diện
tích đất nông nghiệp. Nội dung này được quy định tại Khoản 2 điều9 Luật Đất đai

năm 2013 như sau: ”Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu
tư lao động ,vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau đây:
Khai hoang,phục hóa,lấn biển,đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước
hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất”. Quyền lợi
người đi khai hoang đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo
Điều 97 Nghị Định 181 /2004/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và
sau đó khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của người đi khai
hoang được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn tại điều 22 Nghị Định 43/2014/ NĐCP hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2013. Thông qua những quy định này cho thấy
nhà nước rất quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp là giải
pháp thiết thực, phù hợp tình hình hiện nay. Nước ta có nhiều diện tích đất chưa
được sử dụng vào đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng.Những phần diên tích
này nếu được đưa vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát
triển quỹ đất nông nghiệp lên về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích cực


cho nền nông nghiệp nước ta. Bởi vậy cho nên trong những năm qua nhà nước hỗ
trợ tạo điều kiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương
như Điện Biên, Hà Giang,…
Ngoài những nội dung cơ bản trên Nhà nước còn có những quy định riêng về chính
sách bảo vệ đất trồng lúa, quy định cụ thể tại khoản 3 điều 134 Luật Đất đai năm
2013. Miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân, là dân
tộc thiểu số sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích sử dụng những
vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối quy định tại khoản 3 điều 138
Luật Đất đai năm 2013,...
Việc thể chế hóa các quy định thể hiện nguyên tắc Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ
đất nông nghiệp được thực hiện theo 3 hướng chủ yếu, gồm:
Thứ nhất, tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa có khả năng sử
dụng trong nông nghiệp.
Thứ hai, coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện
tích hiện có.

Thứ ba, phát triển kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị thoái hóa
chất lượng.
Việc áp dụng nguyên tắc này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt như sau:
Trước hết, nhờ nguyên tắc này nên nước ta đã hạn chế đến thấp nhất việc chuyển
đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. Tăng thêm được vốn đất
nông nghiệp nhờ các chính sách như khai hoang….Và cũng nhờ việc tăng thêm
được vốn đất nông nghiệp nên nhờ đó cũng làm tăng số lượng lương thực, thực
phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước cho dân cư cũng như đạt được những chỉ tiêu
về xuất khẩu hàng năm.
Bên cạnh việc tăng tổng lượng lương thực thực phẩm thì còn phần nào tạo điều
kiện có việc làm cho người dân nông thôn.
Và cuối cùng, việc bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp một phần cũng góp
phần phủ xanh đất trống đồi trọc , giúp cải thiện, bảo vệ môi trường của chúng ta.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên thì cũng có những rào cản nhất định trong
việc áp dụng, cụ thể:


Quá trình đô thị hóa khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất nông nghiệp
thành đất ở. Nhiều khu dân cư hình thành do quá trình tự chuyển đổi đất nông
nghiệp, các cấp chính quyền không tự ý quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn
trong các khu dân cư.
Khi thực hiện dự án không thu hồi hết đất diện tích nông nghiệp, phần diện tích đất
nông nghiệp còn lại không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác. Các dự án được
giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa.
Ngoài ra, đó còn lại quy hoạch không mang tính đồng bộ, quản lý nhà nước về đất
đai lỏng lẻo, một thời gian dài buông lỏng quản lý khiến cho tình trạng sử dụng đất
trái pháp luật gia tăng.
Khẳng định lại thêm một lần nữa, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với
nông nghiệp. Bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp cốt lõi vẫn là một chủ trương
cấp thiết của nước ta. Tuy nhiên việc linh hoạt sử dụng nguyên tắc này mới là điều

cần được chúng ta lưu tâm, mục đích cuối cùng là không được để cho tài nguyên
đất bị bỏ không, chi phí cơ hội phải trả cho một tấc đất bỏ không là vô giá



×