Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Dự Án Tôm Nuôi Quy Mô Nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------

LẬP KẾ HOẠCH VÀ THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG NUÔI THEO QUY TRÌNH BIOFLOC

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

NGUYỄN TRÍ DŨNG

Cần Thơ - 2016


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái của tôm thẻ chân trắng
Hình 2.2: Biofloc trong ao nuôi tôm
Hình 2.3 Bệnh đầu vàng ở tôm chân trắng
Hình 2.4 Hội chứng Taura ( đuôi đỏ )
Hình 2.5 Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm
Hình 2.6 Bệnh virus gan tụy
Hình 2.7 Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy
Hình 2.8 Bệnh Hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do virus

DANH SÁCH BẢNG
Bảng3.1 Phân tích các chỉ tiêu trong các quá trình nuôi tôm
Bảng 3.2: Hàm lương Carbohydrate và đạm trong nguyên liệu

1




CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới Thiệu
Hiện nay trên thế giới, nuôi tôm là một trong những thế mạnh và rất
phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Các quốc gia đứng đầu về
sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,
nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho
người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hạn chế sự khai thác
quá mức tài nguyên sinh vật biển.
Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
riêng nghề nuôi tôm sú đã phát triển rất lâu, nhưng trong thời gian gần
đây nuôi tôm sú có dấu hiệu chậm lại do nhiều nguyên nhân như chi
phí cao, tốn nhiều công chăm sóc, con giống, xuất hiện nhiều dịch
bệnh. Trước tình hình đó, rất nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ
chân trắng.
Những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ
khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70-80 ngày. Do vậy, có thể nuôi
đến 3 vụ trong năm, năng suất cao, mang lại lợi nhuận đáng kể cho
người nuôi. Điều này cho thấy đây là một đối tượng nuôi có giá trị
kinh tế cao, góp phần vào tăng sản lượng, giá trị tôm xuất khẩu.
Chính vì thế, trong thời gian gần đây diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng không ngừng tăng lên. Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được nuôi
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo Chỉ thị số 228/CT-BNN&PTNT
do Bộ NN&PTNT ban hành. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản
đến năm 2013, diện tích tôm thẻ chân trắng xấp xỉ 24.000 ha và sản
lượng thu hoạch được cũng đạt mức rất cao khoảng 30.000 tấn.
Hiện nay tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng trong những
năm gần đây đang diễn biến rất phức tạp. Và tình hình thâm canh hóa

dẫn tới việc tích lũy dinh dưỡng quá mức làm cho chất lượng nước
nuôi ngày càng kém. Mặt khác hệ vi khuẩn dị dưỡng luôn hiện diện
trong môi trường ao nuôi, chúng có khả năng đồng hóa lượng lớn các
2


chất dinh dưỡng tích lũy trong ao và chuyển thành sinh khối, nhưng
các mô hình nuôi tôm thâm canh truyền thống không chú trọng đến hệ
vi khuẩn này và hạn chế sự phát triển của chúng. Công nghệ biofloc
giúp hệ vi khuẩn dị dưỡng phát triển trong ao nuôi nhằm kiểm soát
chất lượng nước, hạn chế thay nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, giảm
lượng thức ăn sử dụng.
Khi nuôi theo quy trình biofloc ta cần xác định thời gian kích thích sự
phát triển của hệ vi khuẩn dị dưỡng trong môi trường ao nuôi phù hợp
nhất qua đó kiểm soát tốt chất lượng nước nhằm tăng năng suất, tỉ lệ
sống cho tôm thẻ chân trắng, giảm chi phí đầu tư cho thức ăn, tăng
mật độ nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu
thời gian kích thích vi khuẩn đến tăng trưởng và tỉ lệ sống tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo quy trình biofloc” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu dự án
Xác định thời gian kích thích vi khuẩn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân
trắng theo quy trình biofloc nhằm cải thiện sức tăng trưởng, tỉ lệ sống
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.3 Nội dung dự án
Bố trí thí nghiệm thời gian chuẩn bị môi trường dài ngắn khác nhau
để thả nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc, theo dõi tốc độ
tăng trưởng và tỉ lệ sống để tìm và xác định thời gian chuẩn bị môi
trường nuôi thích hợp.


3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Phân loại
Tôm thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) (Nguyễn
Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006 trích dẫn)
(Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2009) có vị trí phân loại
như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone,
1931)
Tên gọi:
- Tên tiếng Anh: WhiteLeg shrimp
- Tên khoa học: Lipopenaeus vannamei (Boone, 1931)
- Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc bờ Tây
châu Mỹ, Camaron blanco, Langostino.
- Tên của FAO: Camaron patiblanco.
4



- Tên Việt Nam: Tôm Thẻ Chân Trắng
2.1.2 Đặc điểm về hình thái, cấu tạo
Cơ thể chia làm 2 phần: phần đầu và phần bụng
=> Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ bao gồm:
+ Chủy tôm gồm có 2 răng cưa ở bụng và 8- 9 răng cưa ở lưng
+ 1 đôi mắt kép có cuống mắt
+ 2 đuôi râu: Anten 1(A1) và Anten 2(A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có
hốc mắt, 2 nhánh ngắn.A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy trong,
nhánh trong kéo dài. 2 đuôi râu này giữ chức năng khứu giác và giữ
chân bằng.
+ 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2
+ 3 đôi chân hàm có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động
bơi lộn của tôm
+ 5 đôi chân bò hay chân ngực,giúp cho tôm bò trên mặt đáy
Ở tôm cái giữa gốc và chân ngực 4 và 5 có thelycum
 Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang đôi chân bơi hay
còn gọi là chân bụng. Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên trong
đốt ngoài chai thành 2 nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt
bụng thứ 7 biên thành telson hợp đối với chân đuôi phân thành
nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và
búng nhảy. Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến
thành đôi phụ bộ đực – là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm.
Màu sắc của tôm có màu trắng đục.

5


Hình 2.1. Hình thái của tôm thẻ chân trắng

2.1.3 Phân bố và tập tính sống
Tôm Litopenaeus vannamei là loài tôm phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới, trong tự nhiên tôm phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ phía Đông
Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, nhiều nhất ở biển
gần Ecuador. Ngoài ra, Tôm chân trắng còn được di giống ở nhiều
nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam (Bùi Quang Tề, 2009).
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng sống thích nghi với nơi có đáy
là bùn, độ sâu khoảng 72m, có thể sống ở độ mặn 5 – 50‰, thích hợp
ở độ mặn nước biển 28 – 34‰, pH 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 –
32oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12- 28oC (Bùi
Quang Tề, 2009).
2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh
Diệp(2006)
Sự tăng trưởng về kích thước của tôm thẻ chân trắng có dạng bậc
thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước của tôm sẽ
tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng
lượng có tính liên tục hơn. Tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối
nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới
6


tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng (Lục Minh Diệp và ctv.,
2006).
Theo Trần Viết Mỹ (2009), tôm thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm,
thời gian giữa hai lần lột xác từ 1 – 3 tuần. Đối với tôm nhỏ dưới 3g
trung bình mỗi tuần tôm lột xác một lần, khoảng cách giữa hai lần lột
xác tăng dần theo độ tuổi, đến khi tôm lớn có trọng lượng từ 15 – 20g
trung bình 2,5 tuần tôm lột xác một lần.

Tuổi thọ của tôm thẻ: Tôm thẻ có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực
thấp hơn tôm cái. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước tới
30-32 C, độ mặn 20- 40%, từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ
tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài từ 4cm lên 14cm.Tuổi thọ trung
bình của tom thẻ > 32 tháng.
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
2.3.1 Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là
nguyên liệu tạo các mô, cơ quan cấu tạo nên cơ thể và còn là chất xúc
tác, thực hiện chức năng vận chuyển, bảo vệ. Nhu cầu protein thay
đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40%
protein trong thức ăn, cao hơn các giai đoạn sau. Theo nghiên cứu của
Colvin & Brand (1977) là 30%, Kureshy & Davis (2002) là 32%.
Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp
hơn cả.
Theo Vonk (1970), men tiêu hoá protein của tôm chủ yếu ở dạng
trypsine, không có pepsine. Ngoài ra trong dạ dày tôm có 85% số vi
khuẩn tổng hợp chitinase. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan
trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitin một phức hợp của
protein.
2.3.2 Carbohydrate
Theo Nguyễn Phức Nhuận (2008) carbohydrate là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho sinh vật (khoảng 70 - 80% năng lượng cho
7


hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt lượng
của carbohydrate kém hơn so với lipid, song carbohydrate lại có ưu
thế hoà tan được, vì vậy quá trình tiêu hoá hấp thu dễ dàng.
Ở giáp xác có nhiều men tiêu hoá carbohydrate như: amylaza,

maltaza, kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể
tiêu hoá một phần cellulose nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.
2.3.3 Lipid
Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng 6% - 7,5% không nên
quá 10%. Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm
tốc độ tăng trưởng , tăng tỷ lệ tử vong
2.3.4 Vitamin
Nhu cầu vitamin của tôm bệnh tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ snh
trưởng, điều kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho
từng loại tôm, cho từng giai đoạn vẫn chưa được biết nhiều. Vì thế
trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường vượt qua nhu cầu thực tế
của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân
hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản.
Vitamin B, C và E được cho cần thiết phải cho vào thức ăn. Viamin
D, C khi dung với số lượng nhiều đã cho thấy phải ứng đối kháng,
dẫn đến bệnh vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dung cho
tôm luôn có vitamin A, K
2.3.5 Chất khoáng
Tôm có thể hấp thụ và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường
nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy nhu cầu chất khoáng ở
tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi trường
tôm đang sống.

8


2.4 Hệ thống nuôi theo quy trình biofloc
2.4.1 Sơ lược về biofloc
Ngày nay ngay cả những biện pháp quản lý ao nuôi thủy sản tốt nhất
được thực hiện thì vấn đề tích lũy các hợp chất nitrogen vô cơ luôn là

vấn đề luôn gặp phải trong ao nuôi thủy sản. Nguyên nhân chính là do
thức ăn bổ sung vào ao nuôi thủy sản thì chỉ có 20 – 30% lượng thức
ăn trên cá, tôm có thể sử dụng cho hoạt động sinh trưởng và phát
triển, phần còn lại sẽ bị thải loại và tích tụ trong môi trường ao nuôi.
Như vậy khoảng hơn một nữa lượng thức ăn cuối cùng sẽ sẽ chuyển
thành ammonia (Dan Willet & Catriona Morrison, 2006).
Theo Dan Willet & Catriona Morrison (2006) ammonia sẽ được hấp
thu một phần bởi tảo, phần lớn lượng ammonia còn lại sẽ được tích
lũy trong ao nuôi và là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn cố định đạm.
Sản phẩm trung gian của quá trình nitrate hóa là chất độc NO2ˉ, cách
thông dụng nhất để loại bỏ chất độc này là thay nước nhưng hiện nay
việc này đang gặp trở ngại bởi vấn đề dịch bệnh. Giải pháp đặt ra cho
vấn đề trên là bổ sung Carbon vào ao nuôi để làm giảm Nitrogen vô

gây
độc
cho
ao
nuôi
tôm,
cá.
Chúng ta cung cấp đầy đủ lượng carbohydrate cần thiết vi khuẩn dị
dưỡng sẽ chuyển hóa tốt hơn nguồn nitrogen có sẵn trong ao nuôi,
làm sạch các chất độc của nitrogen gây ảnh hưởng đến tôm, cá.
Theo Kuhn & Lawrence (2012) Trong điều kiện tỷ lệ C:N cao, vi
khuẩn dị dưỡng là các thành phần chủ yếu của biofloc. Tôm có thể sử
dụng những hạt biofloc này để làm chất dinh dưỡng, hạn chế sự phát
triển của vi khuẩn gây bệnh. Nuôi tôm theo quy trình biofloc hạn chế
được việc thay nước qua đó có thể hạn chế được dịch bệnh cho tôm
nuôi.


9


2.4.2 Công nghệ biofloc
Công nghệ cơ bản được Giáo sư Yoram Avnimelech khởi xướng ở
Israel và do Robins McIntosh thực hiện đầu tiên trong nuôi tôm
thương phẩm công ty Belize Aquaculture ở Belize năm 1999.
Biofloc được định nghĩa như là “ hạt lớn” bao gồm các loài tảo khuê,
tảo có kích thước lớn những hạt phân, khung sương của các sinh vật,
phần còn lại của các sinh vật khác, vi sinh vật và động vật không
xương sống. Hàm lượng protein của vi sinh vật trong phức này có thể
cao hơn hàm lượng protein trong thức ăn.
Yêu cầu cơ bản cho hoạt động của hệ thống Biofloc bao gồm: mật độ
nuôi cao 130- 150 PL10/m2 và sục khí mạnh với khoảng 28 – 32
hp/ha với cánh quạt được lắp đặt đúng vị trí trong ao nuôi. Ao phải
được làm bằng bê- tông hoạt phủ bạt HDPE (high density
polyethylene) cả bờ lẫn đáy ao, bỗ sung ngũ cốc và mật đường vào
trong môi trường nước nuôi. Hệ thống biofloc cho sản lượng tôm bình
quân khoảng 20- 25 tấn/ha/vụ.
Một yếu tố quan trọng trong hệ thống này là kiểm soát các hạt biofloc
trong suốt quá trình nuôi trong hệ thống raceway ( hệ thống nuôi tôm
siêu thâm canh ), các chất thải rắn được loại bỏ ra khỏi hệ thống.
Trong các ao nuôi lớn, hệ thống quạt phải được đặt đúng vị trí để tập
trung chất thải rắn vào giữa ao, sau đó được hút hoạt siphon ra khỏi
ao. Các hạt biofloc lơ lững được duy trì ở mức thấp nhất 15ml/L
trong suốt quá trình nuôi. Tỷ lệ C: N được kiểm soát và giữ ở mức
trên 15:1 bằng cách điều chỉnh lượng mật đường hạt ngủ cóc và thức
ăn được đưa vào trong ao.


10


Hình 2.2: Biofloc trong ao nuôi tôm
(Nguồn: Yoram Avnimelech, 2011)
Ưu điểm chính của công nghệ biofloc là giảm thay nước và không cần
hệ thống xử lý nước phụ trợ (bên ngoài) cho hệ thống nuôi, công nghệ
này có thể áp dụng cho các quy trình nuôi thâm canh, giúp tăng năng
suất lên 5-10%, tăng trọng của tôm nuôi cao hơn hệ thống thông
thường, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp, dao động từ 1-1,3 và
chi phí sản xuất giảm 15-20. (Crab et al., 2007).
Mặc khác hệ thống nuôi trồng thủy sản theo hướng Biofloc được phát
triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý để vi sinh vật hữu
ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp
chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Hệ thống nuôi trồng thủy sản theo công nghệ Biofloc có những ưu
điểm vượt trội. Thứ nhất, Ammonia tự do trong nước được chuyển
hóa thành protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng, tập hợp thành
Biofloc lơ lửng trong nước. Thứ hai, động vật thủy sản nuôi sử dụng
sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức
ăn lên đến 45 - 50%. Thứ ba, nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm
rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước. Trong nuôi
TTCT có thể bị các tác động do các yếu tố tiêu cực như ô nhiễm môi
trường, tảo bùng phát do chất thải giàu chất dinh dưỡng ni tơ và phốt
pho từ thức ăn dư thừa, chất thải từ tôm vào môi trường ao nuôi.
Công nghệ Biofloc tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dị dưỡng sử
dụng các chất thải này chuyển hóa thành sinh khối vi khuẩn (các hạt
11



floc) và tôm có thể dùng làm thức ăn. Mục tiêu của công nghệ Biofloc
nuôi thâm canh TTCT là giảm ô nhiễm môi trường và giảm hệ số
chuyển hóa thức ăn, giảm rủi ro nhiễm bệnh, tăng năng suất nuôi. Tuy
nhiên, quản lý hệ thống Biofloc trong nuôi tôm thâm canh đòi hỏi kỹ
thuật khá phức tạp để đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt, năng suất
cao. Năm 2014, nhiều công ty sản xuất giống và nuôi thương phẩm
TTCT ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã ứng dụng công nghệ này vào
sản xuất giống và nuôi thương phẩm; điển hình có Công ty TNHH
Thủy sản Hải Dương (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) mỗi năm sản
xuất, nuôi thương phẩm 3 - 4 vụ, năng suất 20 tấn/ha/vụ.
2.4.3 Tỉ lệ C:N trong hệ thống nuôi theo quy trình biofloc

Để ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân
trắng, giải pháp công nghệ cần thực hiện là tính toán tỷ lệ Cacbon và
Nitơ (tỷ lệ C:N) hợp lý, để vi sinh vật chuyển hóa thành khối và xác
định ngưỡng tối ưu các thông số ảnh hưởng đến sự phát triển của
Biofloc.
Xét các thông số của tôm nuôi, lựa chọn tỷ lệ CN12 là phù hợp. CN12
được lựa chọn là hệ số tối ưu cho sự phát triển của công nghệ Biofloc
trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng dựa trên đánh giá ảnh hưởng
của các thông số ( nhiệt độ, PH, oxi hòa tan, nguồn Cacbon hữu cơ)
đến sự phát triển của Biofloc gồm có thông số đánh giá chất lượng
Biofloc (các thông số FVI, TSS, VSS) và thông số đánh giá thành
phần dinh dưỡng của Biofloc (protein, Lipid và Tro).
Tỷ lệ C: N được lựa chọn ứng dụng trong nuôi thâm canh tôm thẻ
chân trắng là tỷ lệ 12:1. Khoảng thông số tối ưu của PH là 8-8.5; DO
> 5mg/l; nhiệt độ 28-300C; TOC 0,4-1mg/l
2.4.4 Nguồn bổ sung carbohydrate
Theo Nguyễn Văn Kiều (2013), nguồn bổ sung carbohydrate từ bột
gạo cho hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaus vannamei) cao

12


hơn so với các nguồn carbohydrate từ bột mì và mật rỉ đường. Theo
đó khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc, tôm có tỉ lệ
sống, sức phát triển cao hơn khi không bổ sung bột gạo.
2.4.5 Gây màu nước theo quy trình biofloc thay cho gây màu
bằng vi tảo
Trước khi thả tôm cần gây màu nước theo quy trình biofloc từ 12 đến
15 ngày để kích thích hệ vi khuẩn dị dưỡng hình thành trong ao nuôi.
Theo Lục Minh Diệp (2012), với ao có diện tích 5000m2 và độ sâu là
1,5m thì lượng thức ăn cần bổ sung để gây màu từ 90 đến 110kg trong
khoảng thời gian 12 ngày và đã ủ 24h. Tức là thời gian kích thích vi
khuẩn dị dưỡng phát triển và hình thành các hạt biofloc trên 13 ngày.
2.5 Cơ sở pháp lý
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005 của quốc hội nước CHXHCNVN .
Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN và MT
hướng dẫn về môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ NN và
Phát triển NN v/v quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm
chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ NN và Phát
triển NN v/v ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản .
Thông tư số 20/2010/TT-BNN PTNT ngày 02/04/2010 của Bộ NN
và Phát triển NN v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN
ngày 17/3/ 2009 của Bộ trưởng NN và Phát triển NN ban hành danh
mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

2.6 Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Tính đến 15/9/2013, xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt 875.4 triệu
USD, vượt qua 868.3 triệu USD thu từ XK tôm sú. Ước tính giá trị
XK tôm chân trắng 9 tháng đầu năm 2013 chiếm 47.1% tổng giá trị
13


XK tôm cả nước, cao hơn XK tôm sú với 45.9%. XK tôm chân trắng
ước đạt 952.4 triệu USD, tăng 79.6% so với cùng kỳ năm 2012 trong
khi XK tôm sú chỉ tăng 2.14% đạt 928.2 triệu USD.
Năm 2012, chỉ với khoảng 38.000 ha diện tích nuôi, sản lượng tôm
chân trắng của Việt Nam đã là khoảng 190.000 tấn, chiếm 38% tổng
sản lượng tôm nuôi của cả nước. Đến hết tháng 9/2013, sản lượng
tôm chân trắng đạt 106,497 tấn, tiến dần tới mức sản lượng tôm sú
152,313 tấn trong khi diện tích nuôi tôm chân trắng mới chỉ 47,283
ha.
2.7 Nhu cầu thị trường:
8 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đã đạt gần 800 triệu
USD, vượt qua tổng giá trị XK thu được từ XK loại tôm này năm
2012 với hơn 740 triệu USD. Nhu cầu NK tôm chân trắng gia tăng ở
hầu hết các thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam. Thống kê Hải
quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng trong
tổng XK tôm sang Nhật Bản tăng từ 31.6% cùng kỳ năm 2012 lên
42.7%. Tỷ trọng XK tôm chân trắng sang Mỹ tăng gần gấp đôi, từ
37% lên 66.3%. XK tôm chân trắng sang EU và Trung Quốc cũng
tăng đáng kể với tỷ trọng tăng lần tượt từ 45.7% lên 53% và từ 11.4%
lên 19%.
Sự suy thoái của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã làm thay đổi xu
hướng và thói quen tiêu dùng của người dân. Xu hướng này được thể
hiện rõ rệt nhất trên thị trường Nhật Bản và Mỹ. Năm 2012, hàng loạt

báo cáo thị trường tôm Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này
đã chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay thế tôm sú trong các
món ăn truyền thống của họ và tiếp tục duy trì xu thế này trong năm
2013.
Trên thị trường tôm Mỹ, năm 2013, khi nguồn cung tôm chân trắng
từ Thái Lan cho Mỹ giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm
chết sớm (EMS), Ấn Độ với sản lượng tôm chân trắng nuôi tăng
mạnh và không chịu ảnh hưởng từ EMS, đã nhanh chóng trở thành
14


nguồn cung thay thế. NK tôm Ấn Độ vào Mỹ 7 tháng đầu năm 2013
tăng 69%, từ 26,247 tấn cùng kỳ năm ngoái lên 44,417 tấn.
Năm tài khóa 2012-2013, sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ đạt
147,516 tấn, tăng gần 83% so với 80,716 tấn trong năm tài khóa
2011-2012.
Như vậy, không chỉ được ưa chuộng trong nước, tôm chân trắng còn
có nhiều triển vọng khả quan cho xuất khẩu ra các thị trường lớn của
thế giới.

2.8 Phân tích những rủi ro khi nuôi tôm.
Yếu tố ngoại cảnh:
Khi tôm được giá, người nuôi tôm thường biến những diện tích đất có
thể để nuôi tôm mà không tính đến những yếu tố ngoại cảnh không
thích hợp như vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp để xây
dựng hệ thống nuôi.
• Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay có độ kiềm quá cao,
• Những vùng đất chứa nhiều chất hữu cơ làm ao bị thẩm lậu,
• Rò rỉ…
 Ao nuôi như vậy dễ làm cho tôm bị stress, dễ nhiễm bệnh.

 Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi khiến mùa vụ bị chậm.
 Không đủ nước thay khi nước ao bị bẩn hay khi xử lý hóa
chất cần thay nước.
 Hệ thống cấp thoát nước không tốt làm cho việc thoát nước
không kịp thời, tồn đọng nước bẩn, gây ô nhiễm cho khu nuôi.
Đối với các khu nuôi thâm canh và thâm canh tập trung không có
hệ thống xử lý nước thải tốt là nguy cơ chính dẫn đến ô nhiễm hữu
cơ nghiêm trọng cho vùng nuôi. Việc không ngăn chặn được sinh
vật mang mầm bệnh (tôm hoang dã, cua còng, giáp xác…) xâm
nhập sẽ tạo nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm
như đốm trắng, đầu vàng.
Quản lý kỹ thuật:
15


Hệ thống thiết bị kỹ thuật, công trình phụ trợ chưa hoàn chỉnh, chưa
đảm bảo các điều kiện môi trường tối ưu cho tôm
- Không gây được màu nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao
nuôi thâm canh), làm tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn
đầu khi thả, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm ở giai
đoạn tiếp theo.
- Quản lý chất lượng nước chưa đạt yêu cầu (lượng ôxy hòa tan
thấp, pH biến động mạnh, khí độc tăng cao…), tác động trực
tiếp đến sức khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát sinh.
- Quản lý thức ăn không hợp lý, gây ô nhiễm ao nuôi làm cho tôm
dễ mắc bệnh.
- Không phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh của tôm để đưa ra
các biện pháp phòng trị kịp thời. Khi ao tôm bị bệnh, nhiều
người nuôi tôm có tâm lý giấu bệnh khiến dịch bệnh càng trở
nên nghiêm trọng hơn.

Chất lượng con giống:
Con giống chất lượng kém, khả năng đề kháng và chống chịu với môi
trường sẽ kém. Đây là điều mà nhiều người nuôi thường chủ quan khi
thả tôm giống, nhất là với nuôi tôm quảng canh. Tôm giống kém chất
lượng không chỉ ảnh hưởng ngay vụ nuôi đó mà còn ảnh hưởng đến
các vụ sau, nhất là dịch bệnh. Khi mua tôm giống, người nuôi thường
chọn bằng cảm quan là chính, chưa chú ý đến khâu kiểm dịch tôm.
Đây là cơ hội để tôm giống kém chất lượng len lỏi vào các vùng nuôi.
Các loại bệnh thường gặp ở Tôm:
1. Bệnh đầu vàng (Yellowhead Disease - YHD)

16


Hình 2.3 Bệnh đầu vàng ở tôm chân trắng
a) Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV);
b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
c) Phân bố và lan truyền: Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu
những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á như
Philippines, Indonesia, Trung Quốc. Bệnh đầu vàng lan truyền theo
đường truyền ngang;
d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều khác thường,
sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự
nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi
chết với mức độ tăng dần trong vòng 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên
đến 100%.

2. Hội chứng Taura ( đuôi đỏ ) (Taura Syndrome - TS)

17



Hình 2.4 Hội chứng Taura ( đuôi đỏ )
a) Tác nhân gây bệnh: Taura Syndrome Virus (TSV);
b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 14 - 40 ngày tuổi;
c) Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm
1991 trên tôm thẻ chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở
khu vực châu Mỹ La tinh như: Mỹ (Hawaii), Colombia, Peru… và
một số nước, vùng lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan… Ở
Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về dịch bệnh này. Hội chứng
Taura có thể lan truyền theo đường truyền ngang và truyền dọc;
d) Đặc điểm bệnh lý: Thể cấp tính: đuôi tôm phồng lên và chuyển
sang màu đỏ. Tỷ lệ chết từ 40 - 90% trong vòng 5 - 20 ngày; Giai
đoạn chuyển tiếp: xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, phồng đuôi và
chuyển màu đỏ (người ta thường gọi là bệnh đỏ đuôi); Nếu bệnh
chuyển sang thể mạn tính, xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin.
3. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (Infectious
Hypodermal and Haematopoetic Necrosis - IHHNV)

18


Hình 2.5 Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm
a) Tác nhân gây bệnh: Do virus Infection Hypodermal and
Haematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra;
b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở tất cả các giai đoạn;
c) Phân bố và lan truyền: Bệnh được thấy nhiều trên đàn tôm chân
trắng ở châu Mỹ và châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,...
Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và truyền dọc;
d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy

biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu
đục. Tôm thẻ chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo,
vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân
trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10 - 30%, khi bị bệnh nặng có thể tới
50%.

4. Bệnh virus gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus Disease)

19


Hình 2.6 Bệnh virus gan tụy
a) Tác nhân gây bệnh: Hepatopancreas Parvovirus (HPV);
b) Loài cảm nhiễm: Tôm he ở giai đoạn tôm giống;
c) Phân bố và lan truyền: Bệnh phân bố rộng rãi ở các nước châu Á,
châu Úc, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, bệnh được phát hiện lần
đầu trên tôm sú nuôi ở Quảng Ninh năm 2002. Bệnh lan truyền theo
đường truyền ngang;
d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có triệu chứng không đặc trưng,
chậm lớn, ít hoạt động, đục thân, vỏ và phụ bộ thường có nhiều sinh
vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết có thể từ 50 100% trong 4 tuần.

20


5. Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy
(NecrotizingHepatopancreatitis - NHP)

Hình 2.7 Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy
a) Tác nhân gây bệnh: Là loại vi khuẩn Gram âm có cấu trúc giống

như vi khuẩn Ricketsia. Gọi là vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB);
b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng, tôm xanh châu Á - Thái Bình
Dương (P. stylirostris), tôm sú ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm giống và
tôm trưởng thành;
c) Phân bố lan truyền: Chủ yếu ở phía Tây bán cầu gồm các nước
Mỹ, Mexico, Panama, Belize, Guatemala, Colombia, Ecuador,
Nicaragua, Costa Rica, Brazil, Peru và Venezuela;
d) Đặc điểm bệnh lý: Các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, bao gồm:
tôm bơi lờ đờ, giảm ăn, tăng trưởng chậm, vỏ mềm và gan tụy teo.
Kiểm tra ở các góc ao/đầm, tôm mắc bệnh ruột bị rỗng, bẩn, biểu mô
bề mặt ruột tăng sinh hoặc bị nhiễm khuẩn thứ phát cùng với sự xuất
hiện các chấm đen ở gan tụy. Tỷ lệ chết lên tới 95% ở những đàn tôm
nuôi không được điều trị bệnh.

21


6. Bệnh Hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do virus (IMNV)

Hình 2.8 Bệnh Hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do virus
a) Tác nhân gây bệnh: Infectious myonecrosis virus;
b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng (cảm nhiễm nhất), tôm sú ở
tất cả các giai đoạn sinh trưởng;
c) Phân bố và lan truyền: Được phát hiện lần đầu trên tôm thẻ chân
trắng tại Mexico năm 2004. Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đưa vào
danh sách các bệnh phải theo dõi ở khu vực châu Á. Bệnh lan truyền
theo cả đường truyền ngang và truyền dọc;
d) Đặc điểm bệnh lý: Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những
điểm nhỏ sau đó lan dần ra, thường phần đuôi tôm xuất hiện màu
trắng đục. Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết từ

35 - 55%, thậm chí còn cao hơn. Nồng độ muối và nhiệt độ môi
trường cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh IMNV bùng phát. Bệnh
hoại tử cơ có khả năng cảm nhiễm sang một số loài tôm khác, kể cả
tôm sú.
Đối thủ cạnh tranh
Trên bản đồ tôm thế giới, rất dễ nhận thấy Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 khu vực tiêu thụ tôm mạnh nhất,
đồng thời cũng là 3 thị trường nhập khẩu tôm trọng điểm của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu tôm
22


Việt Nam nói chung và sang 3 thị trường lớn này nói riêng tăng trưởng rất khả quan với tổng kim
ngạch đạt trên 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, chỗ đứng của tôm VN trên các thị trường
này có nhiều thay đổi đáng chú ý xét trên mối tương quan với các nguồn cung cấp khác, cụ thể là
Thái Lan. 5 năm qua, từ 2006 - 2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị
trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu về
NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm nay cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700
tấn, trong khi ViệtNam “tụt hạng” xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn.

Lợi thế của Thái Lan
-

-

Về khoa học kĩ thuật và cơ sở hạ tầng : Thái Lan chiếm ưu thế hơn so với Việt Nam.
Nghề nuôi tôm ở Thái Lan bắt đầu sớm những năm 1970.
Giống : chất lương cao, chuẩn hóa.
Quy trình kiểm soát chất lượng ở Thái Lan chặt chẽ hơn Việt Nam.
Quy mô : quy mô lớn, giá cả hợp li, thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, tái đầu
tư, mua bán, sáp nhập, chiến lược tập trung vào các mặt hàng thế mạnh, xây dựng
thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Vai trò của chính phủ Thái Lan : Hỗ trợ trong các công trình nghiên cứu, phát triển
các chương trình nghiên cứu của Cục thủy sản hay các trường đại học, hỗ trợ trong
việc đảm bảo nguồn nước, trong công tác quản lí dịch bệnh, kiểm soát dư lượng
kháng sinh ở tôm, hính sách khuyến khích người nuôi tôm mua bảo hiểm cho ruộng
tôm, cập nhật những thông tin kĩ thuật cho người nuôi tôm, mở rộng các công trình
thủy lợi phục vụ cho ngành nuôi tôm.

Hạn chế của Việt Nam
-

Khả năng dự đoán kém : Việt Nam ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng khiến diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng gia tăng một cách mất kiểm soát.
Chất lượng : Việt Nam dễ chấp nhận, chưa quan tâm đúng mức về chất lượng sản
phẩm, dư lượng chất hóa học trong tôm Việt Nam.
Giống : chọn lọc giống không chặt chẽ, bệnh tôm chưa chuẩn hóa.
Thu mua, chế biến : không lành mạnh, bơm chích tạp chất, xuất hàng kém chất lượng
làm ảnh hưởng tới Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp : làm ăn nhỏ lẻ , giá tahnhf sản xuất cao, không
kiểm soát được vấn đề ô nhiễm, dịch bệnh, chất lượng không đồng nhất.
Xuất khẩu : Qua trung gian, chưa chú trọng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

23


CHƯƠNG 3
Tiến Hành Nuôi Trồng Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Quy Trình
Biofloc
3.1Tiến hành theo dõi và phân tích các chỉ tiêu
STT Chỉ tiêu


Số lần thực hiện

Phương pháp phân tích

I

Mẫu nước

1

pH

2 lần/ngày

Máy đo pH

2

Nhiệt độ

2 lần/ngày

Nhiệt kế

3

Độ mặn

7 ngày/lần


Khúc xạ kế

4

Độ kiềm

7 ngày/lần

Chuẩn độ acid

5

Độ đục

7 ngày/lần

Máy đo quang phổ

6

TAN

7 ngày/lần

Indophenol blue

7

NO2-


7 ngày/lần

Diazonium

8

TSS, VSS

7 ngày/lần

Lọc, sấy 105oC và nung 550oC

II

Mẫu sinh vật

9

Thực vật

7 ngày/lần

Phân tích định tính, định lượng

10

Động vật

7 ngày/lần


Phân tích định tính, định lượng

11

Vi khuẩn tổng

7 ngày/lần

Môi trường NA+

12

Vi khuẩn Vibrio

7 ngày/lần

Môi trường TCBS

III

Mẫu Biofloc

13

Đo lượng Biofloc (FVI) 7 ngày/lần

Đo thể tích bằng ống đong

14


Đo kích cỡ hạt Biofloc

7 ngày/lần

Trắc vi thị kính

IV

Mẫu tôm

15

Tỉ lệ sống

1 lần/vụ (cuối vụ)

Thu tôm vào cuối vụ

16

Tăng trưởng về khối

7 ngày/lần

Sử dụng cân điện tử 1 số lẻ
24


×